Bí ẩn về cái cười của Thiền

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Mr.Hoang
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3318
Tham gia: 08:09, 04/10/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Mr.Hoang »

Hee, không trao đổi nữa! :D
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Mr.Hoang đã viết:Mình thì lại thấy ái dục là gợi ý của Luân Hồi để thiền gia bước vào "hư không"!!! Tại sao lại diệt nó!? Cứ để nó tự nhiên bạn ạ! Diệt ái dục không tốt tí nào! Ái dục như là nguyên liệu để vận hành tâm vậy! Cách ly với ái dục là cách làm có vẻ hơi tiêu cực, vì dễ làm cho mình bước vào mà khó bước ra!
Anh bạn này coi chừng lạc vào ma đạo lúc nào không biết, nên đọc nhiều kinh điển phật giáo vào
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

phuongmtt47 đã viết:
Mr.Hoang đã viết:Mình thì lại thấy ái dục là gợi ý của Luân Hồi để thiền gia bước vào "hư không"!!! Tại sao lại diệt nó!? Cứ để nó tự nhiên bạn ạ! Diệt ái dục không tốt tí nào! Ái dục như là nguyên liệu để vận hành tâm vậy! Cách ly với ái dục là cách làm có vẻ hơi tiêu cực, vì dễ làm cho mình bước vào mà khó bước ra!
Anh bạn này coi chừng lạc vào ma đạo lúc nào không biết, nên đọc nhiều kinh điển phật giáo vào
Bên Tây Tạng có phép tu Tantra, nam nữ thiền định trong tư thế phải nói là nhạy cảm. Họ vẫn chứng đắc đấy. Có sao đâu?
Ma là gì? Phật là gì? khà...khà...
Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:
phuongmtt47 đã viết:
Mr.Hoang đã viết:Mình thì lại thấy ái dục là gợi ý của Luân Hồi để thiền gia bước vào "hư không"!!! Tại sao lại diệt nó!? Cứ để nó tự nhiên bạn ạ! Diệt ái dục không tốt tí nào! Ái dục như là nguyên liệu để vận hành tâm vậy! Cách ly với ái dục là cách làm có vẻ hơi tiêu cực, vì dễ làm cho mình bước vào mà khó bước ra!
Anh bạn này coi chừng lạc vào ma đạo lúc nào không biết, nên đọc nhiều kinh điển phật giáo vào
Bên Tây Tạng có phép tu Tantra, nam nữ thiền định trong tư thế phải nói là nhạy cảm. Họ vẫn chứng đắc đấy. Có sao đâu?
Ma là gì? Phật là gì? khà...khà...
Đức Phật có nói một câu, Dù có nhiều trí thiền định nhưng lòng dâm không vứt bỏ, thì cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, cho dù có tu luyện nghìn kiếp vẫn chỉ là cát nóng mà thôi
Chú có thể xem về Kinh Lăng nghiêm
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

"phuongmtt47"
Đức Phật có nói một câu, Dù có nhiều trí thiền định nhưng lòng dâm không vứt bỏ, thì cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, cho dù có tu luyện nghìn kiếp vẫn chỉ là cát nóng mà thôi
Chú có thể xem về Kinh Lăng nghiêm.


Thôi xong..... :(( :-h


"Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan
Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết "


Hu.....hu... :(( [size=-40] [/size]
Được cảm ơn bởi: anhlinhmotminh
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:"phuongmtt47"
Đức Phật có nói một câu, Dù có nhiều trí thiền định nhưng lòng dâm không vứt bỏ, thì cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, cho dù có tu luyện nghìn kiếp vẫn chỉ là cát nóng mà thôi
Chú có thể xem về Kinh Lăng nghiêm.


Thôi xong..... :(( :-h


"Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan
Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết "


Hu.....hu... :(( [size=-40] [/size]
Đời người khó gặp
Phật pháp trên đời
Hôm nay biết đến
Nên chuyên mà tu
tử sinh nung nấu
như hầm lửa vạc dầu sôi
Nay theo giáo pháp
tinh tấn mà hành
dụng công tận tâm
có ngày đắc quả
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Cuộc đời gian nan không dễ bước
Tham sân si như gió ngút ngàn
Lạc bước trong khoái lạc và sân hận
Ôm giấc ngàn thu lòng tiếc hoài
Bồ đề tâm là cội nguồn hạnh phúc
Tánh không là áo giáp cuộc đời
Buông xả bỗng thấy lòng an tĩnh
Hạnh phúc xin đem tặng cho đời
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Tô Đông Pha, một đại văn hào đời Tống, chẳng những văn hay chữ tốt, mà còn giỏi về thi họa. Ông thường chơi thân với thiền sư Phật Ấn, một cao tăng đương thời.

Ông là người thông kim bác cổ và háo Phật, nên hay luận đạo với Phật Ấn. Có một lần Tô Đông Pha tưởng rằng mình đã tu đến cảnh giới bất động tâm, nổi hứng viết lên bốn câu thơ:

Khể thủ thiên ngoại thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong(1) xúy bất động
Ổn tỏa tử kim liên

Làm xong bài thơ, Tô Đông Pha sai thơ đồng mang đi cho thiền sư Phật Ấn xem. Phật Ấn đọc xong bài thơ bèn mìm cười, lấy bút ra phê hai chữ “Phóng thí”(2) trên bài thơ và giao trả lại cho thơ đồng.

Khi thơ đồng về đến nhà, Tô Đông Pha hỏi:
- Thiền sư có lời gì phê bình về bốn câu thơ của ta chăng?

Thơ đồng đáp:
- Thiền sư không nói gì cả, nhưng có đề chữ trên bài thơ và nhờ con giao lại cho đại nhân.

Tô Đông Pha đọc lại bài thơ của mình, thấy cuối câu có hai chữ “phóng thí” của Phật Ấn, ông liền nổi trận lôi đình, lớn tiếng rằng:
- Lão này khinh thường ta quá, ta phải đích thân quá giang gặp lão để hỏi rõ, vì lý do gì mà làm nhục ta như thế.

Nói xong ông bèn vội vã đáp thuyền qua sông, đến chùa để gặp Phật Ấn. Về phần thiền sư Phật Ấn, biết rằng Tô Đông Pha thế nào cũng tìm đến chùa để lý luận với mình, nên viết hai câu thơ:

Bát phong xúy bất động
Nhất phí đả quá giang

dán trước cửa thiền phòng.

Khi đến chùa, Tô Đông Pha xông thẳng đến thiền phòng của Phật Ấn. Nhưng thiền sư Phật Ấn đã đi ra khỏi chùa mà không gặp, chỉ thấy hai câu thơ: “Bát phong xúy bất động, nhất phí đả quá giang” dán trước cửa.
Nhìn thấy hai câu thơ của Phật Ấn, Tô Đông Pha hổ thẹn đi về.



(1) Bát phong: chỉ sự ảnh hưởng của Lợi, Suy, Hủy, Dự, Xưng, Cơ, Khổ, lạc đối với người tu hành.
(2) Phóng Thí: đánh rắm.

Tô Đông Pha cho rằng mình đã tu chứng được tam muội, đối với sự lợi hại, thịnh suy, hủy báng, khen chê, cười nhạo, đau khổ, vui sướng của thế tục đều không hề lung lay. Trong khi đó thiền sư Phật Ấn biết công phu và hỏa hầu của Tô học sĩ còn kém, cần phải tu luyện thêm, nên viết hai câu thơ dán trước cửa phòng cho Tô học sĩ hay:
- Ông nói tám gió đều thổi ông không nhúc nhích, nhưng hai chữ “phóng thí” của bần đạo cũng đủ làm cho ông giận điên cả người. Ông bị cái đánh rắm của bần đạo thổi qua sông rồi đó.


Nguồn:
Luyện hỏa hầu [Lưu Trữ] - DIỂN ĐÀN BẠCH DƯƠNG KỲ
Sửa lần cuối bởi Tây Đô đạo sĩ vào lúc 20:46, 07/12/12 với 3 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: phuongmtt47, THIENTHIENDI, Mr.Hoang
Đầu trang

Mr.Hoang
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3318
Tham gia: 08:09, 04/10/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Mr.Hoang »

phuongmtt47 đã viết:
Mr.Hoang đã viết:Mình thì lại thấy ái dục là gợi ý của Luân Hồi để thiền gia bước vào "hư không"!!! Tại sao lại diệt nó!? Cứ để nó tự nhiên bạn ạ! Diệt ái dục không tốt tí nào! Ái dục như là nguyên liệu để vận hành tâm vậy! Cách ly với ái dục là cách làm có vẻ hơi tiêu cực, vì dễ làm cho mình bước vào mà khó bước ra!
Anh bạn này coi chừng lạc vào ma đạo lúc nào không biết, nên đọc nhiều kinh điển phật giáo vào
Cắt nghĩa thế này:
Giữa việc xem ái dục là thú vui và xem" ái dục là cánh cửa thiền định" như một thú vui khác nhau nhiều lắm! Khi sống đời thực vẫn không quan trọng tâm ta đang tu, khi ra khỏi đời thực vào thiền định thì quên đời đi! Lúc nhập định ấy ta không tự trách: tại sao ta sống quá đời thật, ái dục... thì không phải là hoan hỉ hay sao? Bởi thế nói ái dục là cách vận hành tâm không sai chút nào!

Phật là gì mà ma là gì? Tâm không quan trọng thì phật quan trọng không mà ma quan trọng không? Nên nhớ cái thiền gia truy cầu là một chữ "KHÔNG"
Bác Tây Đô hay lắm đấy! :-bd
Đầu trang

Mr.Hoang
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3318
Tham gia: 08:09, 04/10/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Mr.Hoang »

phuongmtt47 đã viết:Cuộc đời gian nan không dễ bước
Tham sân si như gió ngút ngàn
Lạc bước trong khoái lạc và sân hận
Ôm giấc ngàn thu lòng tiếc hoài
Bồ đề tâm là cội nguồn hạnh phúc
Tánh không là áo giáp cuộc đời
Buông xả bỗng thấy lòng an tĩnh
Hạnh phúc xin đem tặng cho đời
Hi, cứ mãi trách cứ mình thì làm sao tu đây! Sao không để nó tự đến rồi tự mất đi!
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”