Chữ buông

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ buông

Gửi bài gửi bởi KMD »

Nhìn Thấu Buông Xuống Mới Có An Nhiên Tự Tại - Pháp Sư Tịnh Không

https://www.youtube.com/watch?v=1_OV9SG ... 7mM%C3%A0u
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ buông

Gửi bài gửi bởi KMD »

Buông xuống

Thời đức Phật còn tại thế, có vị Bà-la-môn tên Hắc Chỉ, hai tay cầm hai bình hoa vận thần thông bay đến dâng lên đức Phật. Ngài bảo:

- Buông xuống!

Bà-la-môn liền buông bình hoa trên tay trái của mình xuống. Đức Phật nói tiếp:

- Buông xuống!

Bà-la-môn tiếp tục buông bình hoa trên tay phải xuống nữa. Đức Phật lại bảo tiếp:

- Buông xuống!

Lúc ấy, Bà-la-môn Hắc Chỉ nói:

- Trên tay con chỉ có hai bình hoa, con đã buông hết xuống rồi, không còn cái gì để buông nữa. Xin hỏi bây giờ Ngài muốn con buông cái gì xuống?

Đức Phật nói:

Ta không hề bảo ông buông cái bình hoa kia. Cái ta muốn ông buông xuống chính là sáu căn, sáu trần và sáu thức. Ngay đây, những thứ đang dính chặt trong tâm ông, tất cả đều được buông xuống. Và khi không còn cái gì để buông nữa, thì đang từ trong gông cùm sanh tử, ông liền được thoát ra ngoài.

Ngay lời dạy của đức Phật, Bà-la-môn Hắc Chỉ như người mù được sáng mắt, hiểu rõ đạo lý “buông xuống” của Ngài.

(Trích từ TRUYỆN TRANH THIỀN TỔ ĐƯỜNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ)
Được cảm ơn bởi: thanhmai8558
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ buông

Gửi bài gửi bởi KMD »

自在

藤鼠無端漸漸侵,
歸來終老寄山林。
柴門茅屋居瀟灑,
無是無非自在心。



Tự tại
Tuệ Trung Thượng Sĩ

Đằng thử vô đoan tiệm tiệm xâm,
Quy lai chung lão ký sơn lâm.
Sài môn mao ốc cư tiêu sái,
Vô thị vô phi tự tại tâm.



Dịch nghĩa
Tự tại

Dây leo và loài chuột không dưng dần dần lấn tới,
Trở về gửi thân nơi núi rừng đến trọn tuổi già.
Cửa liếp nhà tranh, ăn ở thảnh thơi,
Không “thị” không “phi”, lòng ung dung tự tại.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ buông

Gửi bài gửi bởi KMD »

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thi Ca 14

Dịch:

TỰ TẠI

Bìm, chuột không nhân mãi mãi xâm
Lui về, già gởi chốn sơn lâm.
Nhà tranh cửa gỗ đời thanh thoát
Không đúng không sai tự tại tâm.

Giảng:


Thượng Sĩ diễn tả tâm tự tại của người đã đạt đạo. Mở đầu Ngài nói:

Bìm, chuột không nhân mãi mãi xâm.

Ngài dẫn câu chuyện trong kinh Đại Tập, đức Phật kể rằng: Có một anh chàng bị hai con voi đuổi gấp, anh chạy trốn, gặp được cái giếng, anh đu dây tuột xuống giếng để có chỗ ẩn an toàn. Nhưng, anh bám sợi dây đu đưa trong lòng giếng sâu chẳng an ổn tí nào. Chung quanh thành giếng có bốn con rắn độc le lưỡi chực cắn anh. Đầu trên sợi dây anh đang đu, có hai con chuột một đen một trắng chạy qua chạy lại cạp sợi dây sắp đứt. Ở dưới đáy giếng có ba con rồng dữ phun lửa lên. Tình huống của anh bấy giờ vô cùng bức ngặt, khó bề thoát thân! Sợi dây treo sanh mạng của anh, chuột đang cạp sớm muộn gì cũng đứt. Sợi dây dụ cho mạng căn. Chuột đen chuột trắng dụ cho đêm và ngày. Câu “bìm, chuột không nhân mãi mãi xâm” nghĩa là không lý do gì hết mà hai con chuột cứ chạy qua chạy lại cạp sợi dây sắp đứt. Cũng vậy, mạng sống của chúng ta ngày qua đêm lại tuổi thọ sắp hết, cái già nó đuổi gấp, cái chết sắp tới nơi, bây giờ phải làm gì đây?

Lui về, già gởi chốn sơn lâm.

Bây giờ lui về gởi cái thân già chốn núi rừng mặc cho mọi sự vật đổi thay dồn đuổi. Giờ phút chót của cuộc đời ở chốn sơn lâm để:

Nhà tranh cửa gỗ đời thanh thoát.

Chỉ một mái nhà tranh cửa làm bằng gỗ mà cuộc đời được an nhàn thanh thoát. Sống cuộc đời đạm bạc dù ai có nói đúng nói sai, cũng bỏ qua không thèm lưu tâm tới, nên lúc nào cũng được an nhàn tự tại. Nếu ở sơn lâm mà tâm còn chấp đúng sai thì vẫn còn phiền não. Cho nên dù ở đâu, nếu muốn được an nhàn tự tại thì phải gỡ bỏ những chấp trước đúng sai, vì nó là những mầm sanh ra phiền não khổ đau. Nên Ngài kết thúc bằng câu:

Không đúng không sai tự tại tâm.

Bài này Thượng Sĩ diễn tả hình ảnh một lão già thâm hiểu giáo lý Phật, biết rõ thân vô thường tạm bợ, lui về ở ẩn chốn núi rừng, sống đời sống đạm bạc, buông xả mọi chấp trước phải quấy hơn thua để tâm được an nhàn tự tại.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ buông

Gửi bài gửi bởi KMD »

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thi Ca 12

Dịch:

XUẤT TRẦN

Đã từng vật dục khiến lao đao
Buông hết trần ai thoát khỏi nào.
Bên ấy thõng tay siêu Phật, Tổ
Một lần phủi giũ trắng phau phau.

Giảng:


Người đời thường nói thế gian là cõi hồng trần. Xuất trần là ra khỏi thế gian. Muốn ra khỏi phải làm sao? Mở đầu Thượng Sĩ nói:

Đã từng vật dục khiến lao đao
Buông hết trần ai thoát khỏi nào.

Đã từng theo đuổi những vật dục ở thế gian, nên khiến cho thân này phải nhọc nhằn lận đận, tâm này phải bối rối khổ sở. Muốn hết khổ Thượng Sĩ nói phải buông hết những vật dục để thoát ra khỏi cõi trần.

Bên ấy thõng tay siêu Phật, Tổ
Một lần phủi giũ trắng phau phau.


Buông bỏ hết vật dục thế gian, nhảy một nhảy là đến bờ giác ngộ, một lần phủi là sạch thì trắng tinh. Tóm lại, Thượng Sĩ dạy chúng ta sống ở thế gian vì theo đuổi vật dục, nên phải lao thân khổ tâm. Bây giờ muốn hết khổ thì phải buông để thoát ra. Khi buông hết rồi thì nhảy một nhảy lên bờ Phật Tổ, tức là bờ giác. Bao nhiêu năm nhiễm nhơ phiền não chỉ cần một lần phủi giũ là hết sạch. Quí vị phủi một lần sạch chưa? Hay sạch rồi một lát lại dơ, phải tốn công phủi nữa, phủi nhiều lần? Ý bài này Thượng Sĩ nói đến sức mạnh của những người quyết tâm “chém một đao không ngó lại”; khi đã quyết tâm thì phải làm cho kỳ được. Khi buông là buông sạch, chớ không phải tay buông tay nắm như chúng ta, nên nói một bước nhảy thẳng vào đất Phật Tổ là vậy.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”