Công đức trì chú Đại bi

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
police01
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 614
Tham gia: 15:36, 21/05/11
Đến từ: bắc ninh

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi police01 »

phuongmtt47 đã viết:
police01 đã viết:chú ơi sao chú không xem giúp cháu ???

Bạn nên vào mục luận giải tử vi ủng hộ của chú Tây Đô mà đăng, hoặc bạn vào mục luận giải tứ trụ của chị Jennifer Vân, mình xem hộ cho
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
police01
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 614
Tham gia: 15:36, 21/05/11
Đến từ: bắc ninh

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi police01 »

minh bot ls của mình vào tuvi ung ho của chú tây đô rùi nhung chú ko xem cho
để mình tìm mục luận giải tứ trụ của chị Jennifer Vân, ban xem hộ minh nhá. cám ơn ban nhiều
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Ðừng Chờ Tới Lúc Già

Mới Học Ðạo

Tại sao mãi tới hôm nay mình vẫn chần chờ, chưa chịu tu?





Sinh ra ở thế gian này, chúng ta phải biết mau mau tu hành, đừng nên chờ đợi. Lúc trẻ không tu, chờ đến khi đầu bạc mới tu thì nhiều khi không còn kịp nữa, cho nên có câu rằng:

Mạc đãi lảo lai phương học Ðao,

Cô phần tận thị thiếu niên nhân.

Nghĩa là:

Ðừng chờ đến già mới chịu tu,

Mộ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.

Người trẻ nhưng cũng mau đi đến chỗ chết. Con quỷ vô thường đâu cần biết người già hay trẻ, khi thời điểm đến, thì nó không khách sáo với ai cả, nó sẽ lôi mình tới gặp Diêm-la-vương. Cho nên:

Dương gian vô lão thiếu.

Âm gian thường tương phùng.

Nghĩa là:

Trên dương thế, kể gì già trẻ.

Dưới âm phủ, thường đụng mặt nhau.

Các vị nên chú ý: Thời gian rất quý báu. "Một chút thời gian là một chút mạng sống." Cho nên chớ tùy tiện để cho thời gian trôi qua lãng phí. Chờ đến lúc tam tai (nạn lửa, nạn nước, nạn gió) tới, mình tránh được chăng? Vì vậy lúc trẻ mình cần phấn tấn tu hành, đừng chờ tới ngày mai mới tu. Hôm nay, tức thời tu hành, đó là thượng sách.

Có người nghĩ rằng: "Ngày hôm nay mình khoan tu đã, chờ đến ngày mai hãy tu." Nhưng ngày mai đến, mình lại hẹn đến ngày mai nữa, hẹn hoài hẹn mãi, hẹn đến lúc đầu bạc, mắt mờ, tai lạng, răng long. Lúc đó dù muốn tu, mà tứ chi chẳng còn linh hoạt, thân nào có nghe lời mình. Bấy giờ, khổ vô cùng vậy!

Các vị nên nhớ rằng, chúng ta sống trên đời nầy cũng giống như con cá nằm trên vũng nước nhỏ, không bao lâu nước sẽ cạn. Có câu:

Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm,

Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc;

Ðại chúng!

Ðương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên;

Ðản niệm vô thường, thận vật phóng dật.



Nghĩa là:

Một ngày đã hết, mạng cũng giảm dần,

Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì?

Ðại chúng!

Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt,

Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung.

Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta không biết làm sao tu, nên sinh rồi lại chết, chết rồi lại sinh, đó là điều mà mình phải hết sức đau lòng. Tại sao tới ngày hôm nay mình vẫn còn chần chờ, chẳng chịu tu? Quý-vị nghĩ xem, thời gian không chờ đợi ai, trong nháy mắt thì sinh mạng mình đã kết thúc rồi.
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Thay đổi số mạng.



Khổng tiên sinh bói số mạng

Lúc ta (1) còn nhỏ, thân phụ mất sớm. Thân mẫu bảo ta «Nên bỏ con đường thi cử (2) làm quan mà nên chọn nghề thầy thuốc, vì nghề này vừa có thể sinh sống, vừa có thể giúp người. Hơn nữa, nếu hành nghề giỏi sẽ có tiếng tăm. Đó cũng là ước muốn của cha con vậy. »

Sau ta gặp một cụ già tại chùa Từ Vân, cụ râu dài oai nghi, phơi phới như tiên. Ta do đó cung kính chào hỏi. Cụ thấy ta bèn nói: « Tướng ngươi có mạng làm quan, năm tới sẽ đậu Tú Tài, sao giờ này còn lang thang ở đây không lo học ? » Ta trình bày nguyên do và đồng thời xin cụ cho biết tên họ và quê quán. Cụ nói: « Ta họ Khổng, người Vân Nam . Ta được chân truyền quyển Hoàng-Cực-Số (3) của ông Thiệu. Ta biết môn này sau này sẽ truyền lại cho ngươi. » Ta mời cụ về nhà và kể lại cho mẹ. Mẹ dặn phải tiếp đãi tử tế và xem cụ đoán số ra sao. Cụ bói cho ta từ việc lớn đến việc nhỏ đều chính xác vô cùng. Làm ta ước mơ trở lại học văn và bàn với ông anh họ Thẩm Xứng. Ông anh nói : « Thầy Úc Hải Cốc đang mở lớp học tại nhà ông Thẩm Hữu Phu, anh sẽ gởi em đến đó học không thành vấn đề. » Ta bèn bái lạy thầy Úc làm thầy.

Cụ Khổng lấy số cho ta như sau : Lúc còn là đồng sinh (4), sẽ thi ở Huyện đậu hạng 14, thi ở Phủ hạng 71 và thi ở Đề Đốc (5) hạng 9. Năm tới đi thi, quả thật cả ba nơi đều đậu hạng đúng y như tiên đoán của cụ.

Cụ Khổng lấy thêm số tốt xấu suốt cuộc đời cho ta. Tiên đoán rằng, năm nào sẽ thi đậu hạng mấy, năm nào sẽ thi vào dự bị lẫm sinh (6), năm nào sẽ lên cống sinh. Sau khi lên cống sinh, đến năm nào sẽ được bổ nhiệm làm huyện trưởng trong tỉnh Tứ-Xuyên, nhưng chỉ làm được ba năm rưỡi rồi sẽ xin về hưu. Năm 53 tuổi, ngày 14 tháng 8, giờ Sửu, sẽ mất tại nhà. Tiếc rằng không con nối dõi. Ta cẩn thận ghi lại tất cả.

Từ đó về sau, mỗi lần thi cử đều đậu hạng không ngoài sự tiên đoán của cụ Khổng. Chỉ có một lần, cụ tiên đoán chừng nào phụ cấp lẫm sinh ta lên đến 91,5 thạch (7) gạo mới được lên cống sinh. Nhưng đến khi phụ cấp ta lên đến 70 thạch, quan Tông-Sư họ Đồ trong Đề-đốc-học-viện đã xin cho ta lên dự bị cống sinh. Ta thầm nghi trong bụng rằng cách bói của cụ Khổng chưa chắc chính xác hoàn toàn.

Nhưng sau đó quả thật vì cấp trên vắng mặt, quan thay thế tạm thời lúc đó là ông Dương, bác bỏ đơn xin này. Mãi cho đến năm Đinh Mão (1627), quan Tông-Sư Ân Thu Minh tình cờ xem lại những bài thi tuyển (8) còn sót lại nơi trường thi, thấy bài thi của ta xuất sắc mà tiếc rằng : « Năm bài thi vấn đáp này đâu có thua những bài tấu nghị (9) trong triều đình. Ta nỡ nào để những học trò tài giỏi như thế mà chôn vùi mãi trong phòng học. » Bèn chiếu theo đơn xin cũ, phê chuẩn cho ta lên dự bị cống sinh. Nếu tính luôn những trợ cấp từ trước đến giờ, vừa đúng 91,5 thạch.

Kể từ đó ta càng tin theo số mạng an bài; mọi việc thăng quan tiến chức, giàu sang phú quý đều có thời có lúc của nó. Vì vậy ta an phận mặc đời đẩy đưa, chẳng mong cầu gì cả.

Thuyết đổi vận mạng của thiền sư Vân-Cốc

Sau khi xuất cống, ta lên Yến-Đô (1) học tiếp. Ở đó một năm, suốt ngày ngồi yên không học chữ nào. Đến năm sau Kỷ Tỵ (1629), ta trở về Nam-Ung (2). Nhân dịp Quốc-Tử-Giám(3) còn chưa khai giảng, ta lên núi Thê Hà thăm thiền sư Vân-Cốc Pháp-Hội (4). Ngồi trong phòng đối diện với thiền sư suốt ba ngày đêm không chợp mắt.

Sau sư hỏi : « Sở dĩ con người không thể trở thành thánh nhân chỉ vì bị những vọng niệm lăng xăng trong lòng không ngừng trồi sụt quấy rầy mà thôi. Ngươi ngồi ba ngày mà không thấy khởi lên một vọng niệm nào, làm sao mà làm được như vậy » ? Ta trả lời rằng : « Vì sau khi Khổng tiên sinh bói số mạng con, con đã thấy cuộc đời sống chết vinh nhục đều do trời đã sắp đặt sẵn. Dù muốn dù không cũng chẳng thay đổi được gì. Suy nghĩ thêm cũng vậy thôi! »
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

3. Linh Cảm Ứng Quán Âm

Hàn Kim Nga (London, England)



Vào một tối gần cuối năm, ngày 11 tháng 12 năm 1997, lúc đó đã hơn 2 giờ khuya, tôi nhận được một cú điện thoại từ tiểu bang California gọi đến báo tin cho biết là Mẹ tôi đã qua đời. Lúc ấy tôi tưởng chừng như cả bầu trời sụp xuống đổ lên người tôi. Tôi đứng dậy muốn chạy tung ra cửa để đi tìm Mẹ, nhưng chồng tôi giữ lại và nói hãy bình tĩnh, Mẹ ở Mỹ chứ không phải ở đây! Nghe vậy tôi rất là đau lòng.

Sau thời gian đó thỉnh thoảng tôi và chồng tôi đến chùa lễ lạy Phật. Đến chỉ với mục đích cầu xin mười phương chư Phật và chư Bồ Tát rủ lòng đại từ bi mà giúp giùm cho Mẹ tôi được về cõi Cực Lạc thế giới của Đức Phật A Di Đà.

Trong thời gian đó tôi có quen một chị bạn, chị ta bảo với tôi là nên thường xuyên tụng trì Chú Đại Bi và Bát Nhã Tâm Kinh rồi hồi hướng cho Mẹ. Tôi đã thực hiện tụng Chú Đại Bi không bỏ ngày nào. Quả nhiên trong thời gian khoảng hơn một năm tôi đã có vài ba lần trong giấc mơ thấy mình tự nhiên tụng Chú Đại Bi, tụng vừa chấm dứt thì ngài Quán Thế Âm hiển hiện ra đứng trước mặt tôi. Lúc đó tôi chỉ chắp tay cung kính nhưng không nói lời nào.

Vài ba tháng sau nhằm ngày 15 tháng 2, cũng trong một giấc mơ khi tôi vừa tụng chú Đại Bi xong thì thấy ngài Quán Âm Bồ Tát đang đứng trên đỉnh núi xa vời vợi, tâm tôi muốn tới đó nhưng vì muốn đến thì phải qua một cái biển rộng mênh mông, rồi còn phải lên trên đỉnh núi cao, nên tôi tự hỏi thầm "Mình phải làm sao đây?". Bỗng nhiên tôi chắp tay gọi tên của ngài "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát", thì chân tôi tự động bước đi từng bước, từng bước trên biển cả nhưng lạ thay chân tôi lại không bị ướt.Tôi leo lên ngọn núi này như đi trên đất bằng, không có gì trở ngại cả. Cuối cùng tôi đã tham kiến ngài Quán Thế Âm Bồ Tát! Ngài Quán Âm Bồ Tát và tôi đối diện nhau rất là gần,tôi thấy tướng hảo của ngài Quán Âm rất oai nghi tự tại, rất trang nghiêm hòa nhã và từ bi, giọng nói Ngài rất hiền hòa nhân ái. Ngài nhìn tôi và hỏi "Con muốn cầu xin việc gì?" Lúc đó tôi mới có dịp nói với ngài Quán Âm Bồ Tát "Con thành tâm muốn cầu xin ngài cứu giúp giùm Mẹ của con." Ngài Quan Âm Bố Tát hỏi "Cho ta biết tên họ của Mẹ con", tôi trả lời "Mẹ con tên Thái Ái Lan, pháp danh Huệ Hương." Và ngài Quán Âm Bồ Tát đã lấy quyển sách nhỏ ghi tên tuổi của Mẹ tôi vào.

Ngay sau đó Quán Âm Bồ Tát bảo tôi "Con hãy vào trong tô nhỏ này!", tôi nhìn vào thấy trong đó có những hạt lưu ly nho nhỏ trong và sáng ngời. Quán Âm Bồ Tát lại bảo "Con hãy vào trong tô nhỏ này, ta sẽ đưa con về." Tôi bước vào thì Quán Âm Bồ Tát dùng tay bắt ấn rồi chỉ tay vào tô đó thì tự nhiên tôi từ trên đỉnh núi cao bay xuống chân núi và bay ngang qua biển cả đến chỗ mặt đất bằng phẳng, tôi từ từ bước ra nhin chung quanh thấy nơi đó cây cối sông núi bao quanh giống như cảnh ở Phổ Đà Sơn hiện tại, ngay lúc đó tôi chợt tỉnh giấc.

Chiều hôm đó khi dùng cơm chung với chồng con, tôi đã tường thuật lại giấc mơ tôi đã thấy tối hôm qua. Mấy đứa con tôi rất vui mừng, vài hôm sau chúng hỏi "Mẹ có thấy Quán Âm nữa không?". Khoảng gần một tháng sau tôi lại nằm mơ thấy Mẹ tôi về, trên tay Mẹ tôi đang cầm một quyển sách và bảo rằng "Quán Âm mới vào cho mẹ một quyển sách Thập Nhị Nhân Duyên và bảo Mẹ phải mau mau đọc."

Từ trước đến nay tôi chưa từng nghe qua quyển Kinh Thập Nhị Nhân Duyên này. Sau đó hỏi thăm bạn bè thì mới biết Kinh Thập Nhị Nhân Duyên này cũng có trong kinh của Quán Âm Bồ Tát.

Vì giấc mơ lạ kỳ nên các con tôi mới vào internet để tìm hiểu thêm . Đặc biệt nhất là đứa con trai thứ năm khi tìm kiếm Phật Pháp trên Internet thì mới biết đến chùa Vạn Phật Thánh Thành do Thượng Nhân Tuyên Hóa đại từ bi thành lập, là một đạo tràng thanh tịnh trang nghiêm, hùng vĩ, tráng lê. Sau nhiều lần nghe pháp của Hòa Thượng Tuyên Hóa được dịch sang tiếng Việt và đọc ghi âm qua đĩa CD cũng như đọc sách những câu chuyện về Hòa Thượng Tuyên Hóa được dịch sang tiếng Việt, tôi rất cảm động không thể diễn tả hết thành lời. Tôi xin thành kính tri ân công đức của ngài đã trải qua biết bao khó khăn gian khổ để đem lại Chánh Pháp cho chúng sanh và xây dựng Vạn Phật Thánh Thành thanh tịnh trang nghiêm để chúng sanh có nơi nương tựa tu học như ngày nay.
Đầu trang

TPSM
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 156
Tham gia: 20:31, 23/04/09

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi TPSM »

1024x768
Ý NGHĨA VÀ CÔNG NĂNG, OAI LỰC CỦA CHÚ ĐẠI BI
1. Lý Do Ra Đời Của Thần Chú và Phát Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm:
Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan... cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan "Như thế tôi nghe" cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.
Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: "Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay". Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện.
2. Công Năng, Oai Lực của Thần Chú Đại Bi.
Muốn biết công năng, oai lực của Thần Chú Đại Bi, ta nên tìm hiểu xem mục đích, hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm khi Ngài ban phát thần chú này. Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát nguyện rằng: Nếu chúng sanh nào tụng trì thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào ba đường ác, không được sanh về các cõi Phật, không được vô lượng tam muội biện tài, Ngài thề sẽ không thành chánh giác. Ngài còn nhấn mạnh: Nếu trì tụng thần chú Đại Bi, mà tất cả những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ý, thì thần chú này sẽ không được gọi là Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành. Hơn thế nữa, Bồ Tát còn cho ta biết ngay cả đối với những kẻ phạm những tội ác nghiệp nặng nề như thập ác ngũ nghịch, báng pháp, báng người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh nếu trì tụng thần chú Đại Bi thảy đều được tiêu trừ. Vì sao thế? Kinh Đại Bi cho biết mỗi lần hành giả trì tụng thần chú này, tất cả mười phương chư Phật đều đến chứng minh, cho nên tất cả các tội chướng nhờ ân đức của chư Phật độ trì, thảy đều tiêu diệt.
Oai lực lớn lao của Thần Chú đã được chính Đức Thế Tôn giảng rõ trong Kinh Đại Bi Tâm Đà-Ra-Ni.
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn ngại nỗi. Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu. Thần chú Đại Bi sẽ giúp mọi người đạt được những ước muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa.
Một công năng khác của Thần chú là cứu khổ. Những lúc ta lâm cảnh hoạn nạn, đau thương, cùng khổ, tuyệt vọng, bi đát nhất; những lúc mà ta thấy mình rơi vào con đường cùng, bế tắc, không còn lối thoát; hãy vững niềm tin vào Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nhất tâm trì tụng Thần chú Đại Bi, chắc chắn Ngài sẽ giúp ta những phương tiện thiện xảo, đưa ta vượt qua cảnh khổ đến nơi an lạc, hạnh phúc. Tuy nhiên, để Thần chú phát huy được oai lực của nó, khi trì tụng ta phải tự mình quán chiếu tại sao ta lại rơi vào cảnh khổ mà người khác lại không, và tại sao Thần chú lại có công năng cứu khổ? Giáo lý của nhà Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi việc trên cỏi đời này không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tất cả những đau thương bất hạnh mà ta phải gánh chịu trong kiếp sống hiện tại: gông cùm tù tội, bệnh hoạn, nghèo hèn,... là kết quả của những ác nghiệp mà ta đã gây nên từ bao kiếp trước hoặc trong kiếp này, nay đến lúc ta phải trả. Sở dĩ Thần chú Đại Bi có khả năng đưa ta vượt qua khỏi cơn khổ nạn vì công năng siêu tuyệt của nó là Phá Ác Nghiệp Chướng như đã nói ở trên.
Thần chú này còn có tên gọi là Diệt Ác Thú. Nghe đến công năng này, một người sẵn mang tâm từ bi tất sẽ không khỏi sinh lòng nghi ngại. Không phải từ thời Đức Phật còn tại thế mà ngay cả đến bây giờ, hàng năm đã có một số lượng lớn người bị mất mạng vì ác thú, vì thế để cho ác thú khỏi xâm phạm ta, Bồ Tát đã cho ta thần chú Đại Bi, không có nghĩa là mỗi khi gặp chúng, hành giả đọc thần chú này lên thì tất cả ác thú đều ngả lăn ra chết, mà phải nên hiểu rằng, đối với một người hành trì thần chú Đại Bi hằng ngày một cách nghiêm túc, bên cạnh oai lực che chở hộ trì của chư thần, long, thiên, hộ pháp, ở người trì chú cũng tự động phát ra một nguồn năng lực mà không phải chỉ riêng đối với ác thú, ngay cả các loài độc trùng khác cũng đều phải lánh xa.
Tuy nhiên, đối với người quyết chí dấn bước trên con đường tu học, hai công năng quan trọng nhất của Thần chú Đại Bi là tùy tâm tự tại và tốc siêu thượng địa. Ta đang gặp khó khăn trong Thiền định, tâm ta loạn động không an trụ, thần trí ta hoang mang hoảng hốt không thể nào tập trung được vào việc hành thiền, từ trước đến nay ta đã tìm thử đủ mọi phương pháp mà vẫn không kết quả, thì nay Thần chú Đại Bi sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp ta an tâm, giải phóng tâm thức ta ra khỏi những vọng động, âu lo của cuộc sống thường nhật, chắc chắn đưa ta bước vào cảnh giới thiền một cách mau chóng và rốt ráo, rồi từ đó Thần chú sẽ giúp ta thăng tiến mau chóng vào những nấc thang thiền kế tiếp, vấn đề nhanh hay chậm là do duyên nghiệp của mỗi cá nhân, tuy nhiên kết quả là chắc chắn, vì trong Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm đã từng cho chúng ta biết rằng Ngài chỉ mới nghe qua Thần chú này một lần, đã nhanh chóng chứng quả từ ngôi sơ địa lên ngôi bát địa.
Vì những lý do trên mà thần chú này có tên gọi là Quảng-Đại Viên-Mãn Vô-Ngại Đại-Bi-Tâm Đà-Ra-Ni. Bởi vậy, Phật tử không nên khinh xuất khi trì tụng chú Đại Bi mà phải tinh tấn và chí thành, cung kính, giữ đúng lễ nghi. Tin tưởng vào lòng thương yêu chúng sanh và khả năng hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Âm, hành giả có thể hành trì Thần chú Đại Bi như là phương tiện chính của Thiền định trong khả năng tập trung năng lực cũng như thiền quán hầu đạt đến an lạc hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày và từng bước tiến đến cứu cánh giải thoát, giác ngộ.
Đầu trang

minhquan1981
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 12
Tham gia: 15:48, 02/05/13

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi minhquan1981 »

Chào bác Tây Đô đạo sĩ
Con hiện nay trì chú đại bi và 21 biến chú dược sư (do sức khỏe con ốm yếu bị bệnh điều trị thuốc liên tục), con tự trì 21 biến chú dược sư vào nước và niệm danh hiệu đức phật A di đà, một hồi sau con uống nước đó và thay nước khác để lên bàn thờ Phật, không biết như vậy có linh nghiệm không, chú có thể chỉ dạy cách trì chú vào nước không ? con cám ơn
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

minhquan1981 đã viết:Chào bác Tây Đô đạo sĩ
Con hiện nay trì chú đại bi và 21 biến chú dược sư (do sức khỏe con ốm yếu bị bệnh điều trị thuốc liên tục), con tự trì 21 biến chú dược sư vào nước và niệm danh hiệu đức phật A di đà, một hồi sau con uống nước đó và thay nước khác để lên bàn thờ Phật, không biết như vậy có linh nghiệm không, chú có thể chỉ dạy cách trì chú vào nước không ? con cám ơn

Bạn làm thế là rất tốt, tâm thành sẽ linh nghiệm bạn ạ. Bạn cứ để chai, bình, cốc nước trước mặt rồi tụng chú, tập trung sự chú ý vào chai hay bình, cốc nước ấy là được, không có gì khó khăn cô ạ.
Nước để trên bàn thờ nên có nắp đây để tránh Kiến, Thạch sùng...cho bảo đảm vệ sinh là được.
Bạn tham khảo nhé: https://www.facebook.com/notes/t%C3%A2y ... 9602302439" target="_blank
Thân mến
Đầu trang

minhquan1981
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 12
Tham gia: 15:48, 02/05/13

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi minhquan1981 »

Cám ơn bác, con chủ yếu dựa vào đức tin và lòng thành kính, trước cầu cho chúng sanh được sống trong an lạc, sau là đến ba mẹ, và cuối cùng đến mình, con thường bắt ấn cát tường để trì 21 biến chú dược sư vào nước, sau đó là chú đại bi và danh hiệu Phật A di đà, được chú nói vậy con càng cũng cố thêm lòng tin chiến thắng bệnh tật
Đầu trang

menhvietthankhoi
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 211
Tham gia: 02:11, 07/12/12
Đến từ: Nam mô A Di Đà Phật

TL: Công đức trì chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi menhvietthankhoi »

Trì tụng chú Đại bi Công Đức vô lượng vô biên nhưng còn tùy thuộc vào Tâm Bồ Đề như thế nào? Trì chú có phải vì lợi ích chúng sanh hay không. Trì chú không nên ăn Hành, tỏi, hẹ nhé Quý vị. Nhớ tụng chú An Thổ Địa và đừng quên hồi hướng công đức. Chú Đại bi do ngài Quán Âm thuyết nên mình có hạnh nguyện như ngài sẽ rất linh ứng. Có vài dòng góp ý.Xin mọi người hoan hỉ
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”