đạo mẫu việt nam

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

văn cô bé thượng ngàn

vui một thú trên ngàn lồ lộ
cảnh non bồng ngọt cảnh sơn trang
cô bé xinh thay một thú trên ngàn
bầu trời cảnh phật phong quang bốn mùa
trên bát ngát trăm hoa đua nở
dưói rừng cây bầy thú nhởn chơi
kìa đàn chim bay phấp phới mọi nơi
kẻ xuôi người ngược hò reo vang lừng
trên ngàn trùng gió reo lác dác
dưới đầu non đá chấp cheo leo
con sông thương nước chảy trong veo
kẻ xuôi người ngược hò reo vang lừng
ô núi đá xếp máy tầng cao thấp
mà ngàn cỏ cay thăm thắp một màu xanh
cô bé càng nhìn đồi núi càng xinh
khen cô sắc thắm đua tranh mọi mầu
ồ thích thú một bầu phong cảnh
mà mùi cơm lam thịt thính thích ưa
đồng đăng ao cá chợ bờ
sông thương sông cả sông bờ sông dâu


ô đêm canh khuya cô bé đót đuôc soi đường
soi cho con chim lạc tổ tìm đường về với cây dao
chốn rừng xanh cô mắc vỏng đào

ồ mà đền thờ cô ở tận nẻo xa
cố cây bên suối có nhà sàn bương
quanh co dộ mấy thôi đường
ven rừng ven suói ven nương ven đồi
mà đền thờ cô riêng mốt khoảng trời
gió đùa mà hiu hắt có mây trôi êm đềm
hôm nay cô bé giáng bản đền
ban tài tiếp lộc cứu sinh cho đời
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Văn Cô Bé Thượng Ngàn

Riêng một thú trên ngàn thiếu lĩnh
Đỉnh non bồng một cảnh sơn trang
Xinh thay thời thú trên ngàn
Bầu Trời cảnh Phật phong quang bốn mùa

Trên bát ngát trăm hoa đua nở
Dưới cảnh rừng bầy thú dạo chơi
Chim bay chấp chới mọi nơi
Cá theo dòng nước đua bơi vẫy vùng

Trên ngàn tùng gió rung lác đác
Đỉnh sườn non đá xếp cheo leo
Sông Thương nước chảy trong veo
Người xuôi kẻ ngược hò reo vang lừng

Núi xếp núi mấy tầng cao thấp
Cây chen cây tràn ngập màu xanh
Càng nhìn đồi núi càng xinh
Hoa phô sắc thắm đua tranh mọi màu

Ngắm thích chí một bầu phong cảnh
Mùi cơm lam, thịt thính, tính ưa
Đồng Đăng, Ao Cả, Chợ Bờ
Sông Thao, sông Cả, sông Bờ, sông Dâu

Kìa Ngư phủ buông câu thả lưới
Nọ tiều phu đốn củi rừng sâu
Bốn mùa gió mát trăng thâu
Non nhân nước trí một bầu cảnh tiên

Thú cảnh vật rừng sim ao cá
Sẵn mang giang, măng trúc, măng tre
Bạn Tiên đủng đỉnh ra về
Nón chiêng hài xảo lẵng huê ngạt ngào

Sớm Sông Lô, tối vào Tuần Hạc
Bạn Tiên ngồi đàn hát líu lo
Rượu tăm hiến đủ ba vò
Cơm lam, thịt thính, khế chua, măng vầu

Thoi độc mộc đua nhau bẻ lái
Vượt muôn trùng thác Cái ghềnh con
Ầm ầm nước chảy đá mòn
Xa nghe tiếng vượn ru con buồn rầu

Loài bách thú rủ nhau tìm đến
Vượt muôn trùng dâng tiến quả hoa
Lệnh truyền bạch tượng chín ngà
Tiên Cô giá ngự kèn loa xập xình

Ngự tính tình đàn thông phách trúc
Nhịp xênh ngô sáo trúc véo von
Xa nghe tiếng cú gọi hồn
Rừng thiêng nước độc đầu non hổ gầm
Loài cầy cáo âm thầm lặng lẽ
Lũ gà rừng thường lệ điểm canh
Nửa đêm giờ Tý hiện hình
Áo chàm hoa thắm đai xanh mỹ miều

Giận hài xảo lưng đeo cung tiễn
Hú ba quân thẳng tiến rừng sâu
Lệnh truyền Mán mọi sơn đầu
Nghe Cô hạ lệnh rủ nhau mà về

Cho trấn khắp sơn khê rừng cấm
Các cửa rừng Bắc Nẫm sông Neo
Dù ai mắc bệnh hiểm nghèo
Tiên Cô phù chú bệnh đều tan không

Kẻ xuôi ngược dốc lòng thành kính
Nguyện đời đời hưng thịnh đề đa
Thỉnh Cô trắc giáng đền tòa
Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Văn cô bé suối ngang

Ai lên tới Lạng Sơn châu thổ
Hỏi thăm đền cô bé nơi nao
Hỏi thăm Phố vị đi vào
Có đường dẫn tới bản làng đông vui
Ngô khoai ,lúa mạch sắn đồi
Tay cô giáo hoá cho đời ấm no
Nhân dân lập miếu lên thờ
Nhớ ơn cô bé ngàn xưa còn truyền
Non cao in dấu cờ tiên
Trăng thanh gió mát đua thuyền chèo chơi
Mênh mông thuyền ngược bè xuôi
Khi lên phố Vị lúc sang đồi chè
Men rừng men suối men khe
Khi chơi tỉnh Lạng lúc sang chùa Thành
Có phen Nhất, Nhị Tam Thanh
Đồng đăng ao cá là miền ngự vui
Khi giáng thế hằng nga hội họp
chốn quảng hàn cung cấm vào ra
Suối Ngang chính quán quê nhà
Danh lam cổ tích một toà sơn trang
trước lầu cây táo vắt ngang
...............................................................
nhớ cô quẩy lẵng hái trà
nhớ tiên cô bé hái hoa đeo gùi
nhớ cô trảy quả trên đồi
nhớ tiên cô bé cứu người trần gian

trên sơn lâm thượng ngàn tôi tú
Nay cô về giáng phúc trừ tai
thương ai tiếp lộc ban tài
phù cho đệ tử gái trai yên bình
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Cô bé Sa Pa
Ai lên Mạn Ngược Sông Hồng
Lắng nghe tiếng hát ấm lòng thượng du
Hát về mảnh đất hoang vu
Lăng Khay ,Lăng Khít ,Phố Lu Bảo Hà

Đường mòn vắng bóng người qua
Đầu non thác đổ xa xa hổ gầm
Tiếng Khèn vang vọng sơn lâm
nhà sàn vách lứa mưa rầm sapa

Xuân về đồi núi nở hoa
hoa sim tím biếc hoa lan đợi chờ
Sa Pa xứ sở sương mờ
đỉnh non cao ngất vi vu gió gào

Người Tày người Thổ người Dao
Mây che sườn núi ào ào mưa rơi
Gọi chim bay lượn giữa trời
Gọi cá dưới nước đua bơi vẫy vùng

Về đồng đếm bước thung dung
Măng chua,mắc mật hương hừng lúa ngô
Người mèo người mán lô lô
rủ nhau trảy hội Bản Hồ,Tả Van

Tính cô dà ní dà nàng
Tay cô tô thắp hạt vàng cô đeo
sơn lâm như nứoc thủy triều
Khi thăng khi giáng khi đầy khi vơi

Đố ai rẽ nước làm đôi
Mặt trăng sẻ nửa, mặt trời chia ba
thương đồng không ngại đường xa
Mưa rừng sấp chớp phong ba chẳng nề

Tiên cô về đền đây giá ngự
thoả nỗi lòng ấp ủ chờ mong
Hát lên vang vọng núi rừng
Cho chim về tổ cho đồng bên nhau

người đi trước đợi người theo sau
Đừng nên chia rẽ thêm sầu lòng cô
Ai xa xôi đừng gieo thêm sầu nhớ
Xuân về rồi đào nở cuối mùa đông

Đêm đen mơ ánh trời hồng
Cây xanh nhớ núi sông sâu nhớ thuyền
sông nhớ thuyền đò nghiêng bến ngả
cây nhớ rừng cành lá xốn xangư

Dù ai ra bắc vào nam
đường xa chẳng quản gian nan ngại gì
Cô ngại gì đường xa cách trở
Gáng ngự đồng đẹp như hoa nở giữa mùa xuân
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

VĂN CÔ BÉ MINH LƯƠNG
Vầng nhật nguyệt soi đường chính đạo
Vòng càn khôn xét kẻ ngay gian
Nhớ xưa Lăng Quán-Tuyên Quang
Minh Lương lại có cô ngàn Thiên Y
Bầu thánh dược thần kỳ đẩu số
Đoá phù dung nở rộ tốt tươi
Thanh tân sắc nước hương trời
Đã trong hiếu kính lại ngoài cần chuyên
Đôi thung huyên ngày thường nâng giấc
Ví cho bằng vàng ngọc báu sa
Tảo tần nội trợ tề gia
Lên non hái thuốc về nhà luyện đan
Phù thánh dược thần kỳ hiếu thế
Đất Tuyên Quang già trẻ đội ơn
Ơn người như núi như non
Trọn đời giữ tấm lòng son vì đời
Qua bao cơn sao dời vật đổi
Lánh bụi trần về cõi hư không
Nhân dân kỷ niệm nhớ công
Nhớ tiên cô bé Minh Lương giáng trần
Tiên cô bé trấn miền Bắc Cái
Xa Tuyên Quang già trẻ đội ơn
Núi Giùm điệp điệp trùng trùng
Suối trong uốn khúc đồi thông rườm rà
Đêm thanh bỗng hiện ra bẻ lái
Mặt nước xanh thẳng lối tay chèo
Sông Lô nước chảy lưng đèo
Bản cô xuôi ngược sớm chiều lênh đênh
Thuyền của cô hiện hình bẻ lái
Bao bạc vàng uốn khúc long lanh
Minh Lương cảnh trí hữu tình
Tiên Cô chèo mãi lênh đênh trước đền
Bản chở khách hữu duyên hữu phúc
Bản chở người trong lúc gian nan
Rau đay cá mè cơm lam
Độ người qua đấy tai ương bạc cầu
Vai nặng trĩu gánh bầu tiên dược
Túi Hoa Đà luyện nước linh đan
Thảnh thơi gió núi mưa ngàn
Minh Lương chính trực cương thường hiếu trung
Giận những kẻ thoát lòng bội hứa
Giận những người tà quỷ yêu ma
Thương người hiếu kính mẹ cha
Thương người vì nước vì nhà vì dân
Điểm sắc son kiệm cần liêm chính
Điểm tô cho nước Việt dài lâu
Lời cô khuyên ghi nhớ làm đầu
Cải tà quy chính để mau tốt lành
Tiên cô bé Minh Lương giáng thế
Lời cô như nước bể sáng soi
Trải bao nắng nỏ mưa dầu
Lời cô vẫn tỏ như bông hoa ngàn thắm tươi
Gương cô để cho đời soi mãi
Chữ Minh Lương chói lọi trời đông
Cô về trắc giáng điện trung
Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trưòng
Được cảm ơn bởi: lanhuong1310
Đầu trang

hung_hoangcong80
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 75
Tham gia: 03:52, 16/04/09

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi hung_hoangcong80 »

phminhtuan đã viết:Tứ Phủ Ông Hoàng (十位八海龍兒皇子王爺):
1. Ông Hoàng Cả
Ông Hoàng Cả (thường gọi tắt là Ông Cả) hay còn gọi là Ông Hoàng Quận: là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Trong Tứ Phủ Ông Hoàng, ông là anh cả, giáng sinh ra đầu. Sau này ông lên cõi Thượng Thiên, coi giữ sổ sách.Thiên Tào. Có khi ông rong chơi khắp chốn khi chơi Thiếu Lĩnh, lúc chơi Non Bồng. Ông dạo khắp các nơi Bồng Lai, Tiên Cảnh, khi trên thượng giới ông cuỡi con Xích Long, khi dạo chơi trên mặt nước Ông Hoàng cưỡi lốt tam đầu cửu vĩ. Có khi ông cũng ngự lên cõi trần gian phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc kẻ học hành khoa cử. Tuy nhiên Ông Hoàng Cả không giáng trần.
Ông Cả rất ít khi ngự đồng, khi ngự về ông thường mặc áo đỏ (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét đỏ. Ông Hoàng Cả ngự về thường chỉ tấu hương, khai quang (cũng có người hầu ông về múa hèo, nhưng khá hiếm vì không mấy người hầu về Ông Cả)
Ông Hoàng Cả không giáng trần nên không có đền thờ. Khi thỉnh ông tráng bóng văn thường hát là:
“Bóng trăng thanh ánh vàng phơi phới
Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương
Có ông Hoàng Quận phi phương
Khi thăng Thượng Giới đẹp duyên cưỡi rồng”
2. Ông Hoàng Đôi
Ông Hoàng Đôi (thường gọi tắt là Ông Đôi) hay còn gọi là Ông Triệu Tường: là con trai Đức Vua Cha. Ông theo lệnh, giáng sinh lên cõi trần gian, làm con trai thứ hai nhà họ Nguyễn, sau đó ông trở thành danh tướng, có công giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc”, ông là người đã đem quân truy đuổi họ Mạc đến tận đất Cao Bằng, rồi ông được vua Lê phong công, giao cho kéo binh đóng ở đất Tống Sơn, Triệu Tường, Thanh Hóa.
Ông Đôi cũng khá ít khi ngự đồng, nếu có ngự về, ông mặc áo như Ông Hoàng Cả (nhưng màu xanh), chỉ có ở Hà Nội là hay thỉnh ông về nhưng lại thỉnh ông như một vị Quan Lớn (gọi là Ông Lớn Triệu Tường), ngự sau giá Quan Điều Thất, ông về tấu hương, khai quang rồi múa cờ lệnh (cờ lệnh đại, vuông, ngũ sắc). Đền thờ Ông Hoàng Đôi được lập ở nơi mà xưa kia ông đã kéo binh vê đóng ở đó gọi là Đền Triệu Tường (hay còn gọi là Đền Quan Triệu) ở đất Tống Sơn, núi Triệu Tường, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa, ngoài ra ở Hà Nội cũng có một ngôi đền gọi là Đền Quan Triệu (hay tên thường gọi là Đền Hoàng). Khi thỉnh ông về ngự văn háy hát rằng:
“Chí càn khôn nổi miền Nam Việt
Đất Thanh Hoa nhân kiệt địa linh
Có Ông Hoàng Triệu giáng sinh
Vào nhà Nguyễn tộc lên danh tướng tài”
3.Ông Hoàng Bơ:
Ông Hoàng Bơ (thường gọi tắt là Ông Bơ) hay còn gọi là Ông Bơ Thoải. Ông là con trai thứ ba hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, con trai vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ông Hoàng Bơ thường ngự dưới tòa Thoải Cung, coi giữ việc trong Đền Vàng Thủy Phủ. Có khi ông biến trên mặt nước, hiện lên chân dung một vị Hoàng Tử có diện mạo phi phương, cưỡi cá chép vàng. Đôi lúc ông biến hiện, ngồi trên con thuyền, rong chơi khắp chốn, cùng các bạn tiên uống rượu, ngâm thơ, đàn hát, trông trăng, đánh cờ, hưởng thú vui của các bậc tao nhân mặc khách (có điển tích nói rằng, Ông Bơ cũng là người em trai thân cận bên Quan Lớn Đệ Tam, khi thanh nhàn các ông thường ngự thuyền rồng, cùng dạo chơi khắp chốn), nhưng thấy cảnh dân chúng còn lầm than, vua cha sai ông lên khâm sai cõi trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân, độ cho kẻ buôn bán làm ăn, người học hành đỗ đạt.
Ông Bơ là một trong ba vị Ông Hoàng hay về ngự nhất. Khi giá ngự đồng, ông mặc áo trắng (có thêu rồng kết uốn thành hình chũ thọ), thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp có thắt lét trắng, cài chiếc kim lệch màu trắng bạc. Có khi ông ngự về tấu hương, khai quang rồi một tay cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả bẻ lái dạo chơi, cũng có khi ông cầm đôi hèo hoa, rong ruổi cưỡi ngựa đi ngao du sơn thủy.
Ông Hoàng Bơ không giáng sinh lên trần phàm nên không có đền thờ riêng. Ông thường được coi là ngự trong Đền Lảnh Giang (cùng với Quan Tam Phủ) và Đền Đồng Bằng (kề cận bên Đức Vua Cha Bát Hải). Khi thỉnh Ông Bơ, văn hay hát rằng:
“Trên Thượng Thiên mây bay năm vẻ
Dưới Thủy Tề nước rẽ làm đôi
Ông Bơ lịch sự tốt tươi
Biến trên mặt nước cưỡi đôi chép vàng”
Hay nói về tài mạo song toàn của ông, văn hát rằng:
“Biến lên mặt nước lạ lùng
Ông Hoàng Bơ Thoải chân dung khác thường
Ông Bơ Thoải đường đường dong mạo
Mặt nhường gương tiết tháo oai phong
Thanh xuân một đấng anh hùng
Toàn tài văn võ làu thông mọi đường
Sáng tựa gương trần ai chẳng bụi
Bầu rượu tiên thơ túi xênh xang
Khăn thêu, áo trắng, đai vàng
Võ hài chân bước, vai mang đôi hèo”
Hay khi ông thong thả ngự đồng nghe văn, thả hồn cùng gió trăng:
“Ngồi bên khe suối nảy cung đàn
Bồi hồi nhớ tới bạn chi loan
Tâm thơ Đỗ Phủ hồn theo gió
Gửi khách Tương Như khúc Phượng Hoàng”
Và khi Ông Bơ sắp sửa xe giá hồi cung, văn thường hay hát đoạn sau:
“Trên bờ phụng giá đôi bên
Hoàng lên yên ngựa, bạn tiên theo hầu
Xanh tiền múa hát theo sau
Cờ thần nghiêm chỉnh đi đầu loa vang
Phong quang, tấp nập, rộn ràng
Chăng đèn kết chữ rước hoàng ngư vui”
4. Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa... lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa...). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.
Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà). Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)... để cầu tài cầu lộc. Khi thỉnh ông về ngự, văn thường hát rằng:
“Bảo Hà đất ấy phong quang
Thỉnh Ông Hoàng Bảy xe loan ngự về
[...] Bắc Nam đôi sứ vào ra
Đồn rằng Ông Bảy Bảo Hà tối linh”
Khi nói về sự tích của ông, văn hát:
“Con ngôi Thượng Đế Đức Vua Cha
Giáng tại Sơn Lâm, trấn Bảo Hà
Diện mạo hồng hào so vẻ ngọc
Dung nghi tươi tốt khác nhường hoa”
Hay khi ông ngự vui, văn thường hát để ông ban thưởng:
“Ai lên Trái Hút Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là cảnh tiên
[...] Cỏ cây hoa lá tần ngần
Hoa đào năm ngoái mười phần kém xa
[...] Ba gian tòa đá phủ rêu
Ai người có phúc được theo Ông Hoàng
[...] Dang tay mở khóa động đào
Ai người dày phúc đưa vào quần tiên
[...] Lâng lâng rũ sạch bụi trần
Một ngày bắc ghế nên duyên nợ nhiều”
Hay có cả những đoạn rất hay, độc đáo nói về các thú ăn chơi của Ông Bảy như xóc đĩa, tam cúc, tổ tôm...:
“Đĩa vàng bát ngọc bày ra
Bạn tiên trải chiếu long hoa tức thì
Phàm tâm tả hữu hồ kì
Ông Bảy xóc đĩa bốn bề xôn xao”
“Khi thanh nhàn Ông Hoàng giá ngự
Ngự về đồng dự hội tổ tôm
Màn hoa chắn gió đông nồm
Hiên loan bóng quế chiều hôm đánh bài
Ông Bảy ngồi khoan thai cách điệu
Sập công đồng trải chiếu long lân
Hương xông gấm vóc áo quần
Dang tay châu báu kim ngân đánh bài”
“Cuộc cờ xóa xóa bày bày
Ván bài tam cúc xưa nay tức cười
[...] Pháo kia nổi hiệu lôi oanh
Tốt không bảo vệ giữ mình được sao
Người nay đợi lệnh Thiên tào
Giữ xe pháo mã điều vào giáp công
[...] Xưa nay việc nước việc nhà
Giữ bền sĩ tốt ấy là thành công”
Và có hẳn một đoạn nói về thập nhị tiên nàng hầu cận ông:
“Lệnh sai thập nhị tiên nàng
Cô nào việc ấy sửa sang đứng hầu
Cô Cả pha nước trà tàu
Nhấp vào vừa ý gật đầu ban khen
Cô Đôi dâng bộ khay đèn
Xe ngà diện sứ móc tiêm nạm vàng
[...] Cô Mười Hai trải chiếu chia bài
Tổ tôm chắn cạ nào ai dám bì
[...] Thoi xanh vượt suối băng ngàn
Mười hai tiên nữ rước hoàng về dinh”
5. Ông Hoàng Mười Nghệ An
Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An. Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).
Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông. Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.
Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách ... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông. Khi thỉnh Ông Mười, văn hay hát rằng:
“Ông Mười trấn thủ Nghệ An
Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Dày”
Hay nói về tài đức của ông cũng có đoạn (cả trong hát văn và những câu hò xứ Nghệ):
“Gươm thiêng chống đất chỉ trời
Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung
Hai vai nặng gánh cương thường
Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”
“Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt
Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
Cung gươm lên ngựa đề cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”
“Chí anh hùng ra tay cứu nước
Đi tới đâu giặc bước lui ngay
Việt Nam ghi chép sử dày
Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”
“Năm cửa ô tới Đô Thành
Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười”
Rồi có cả đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:
“Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi
Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi
Ước cũ duyên xưa có thế thôi”
Hay khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:
“Đất lề quê thói Nghệ An
Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười”
Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:
“Muối đã mặn ba năm còn mặn
Gừng đã cay chín tháng vẫn cay
Ghế ông tình nặng nghĩa dày
Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”
“Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh
Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”
Rồi có hẳn một đoạn hát về các nàng tiên nữ hầu cận bên Ông Mười:
“Năm ba tố nữ theo hầu
Trâm thoa cài tóc nhiễu tàu vắt vai
Đầu lược khảm chân văn hài
Cô Cả dâng điếu, Cô Đôi theo hầu
Cô Bơ gối xếp theo sau
Cô Tư xứ Nghệ têm trầu ông xơi
[...] Đôi cô múa lượn xanh tiền
Mười hai tố nữ đôi bên rõ ràng
Các cô rẽ áng mây vàng
Cưỡi con xích điểu rước hoàng hồi cung
[...] Bốn cô đi trước múa cờ
Bốn cô theo kiệu, bốn cô cầm tàn tre
Lệnh sai thập nhi tiên nàng
Các cô tiên nữ rước hoàng về kinh”
(sưu tầm từ blog minh đức)
Xin lôi cho hùng được hỏi người mang căn ông hoàng mười thường có tính cách như thế nào ạ. Hùng xin cảm ơn nhiều.ư
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

àh thì ko có qui định rõ ràng cho cái gọi là căn ai và tính cách như thế nào đâu bạn hùng ah.
nhưng như lời các cung văn xưa và nay đã hát thì ghế ông mười là người có tính cách hào hoa tyhanh lịch giỏi văn thơ, tài hoa... cái này ko có cái chung nên rất nhiều bản hội dựa vào ngày tháng sinh của tín chủ đề tính căn số
Đầu trang

lanhuong1310
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 10
Tham gia: 14:56, 12/11/09

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi lanhuong1310 »

Bạn ơi, mình đọc trong một số tài liệu thấy có cả chầu Đức chúa Ba. Nhưng thực tế thì mình chưa thấy giá đồng nào có Đức chúa Ba về ngự cả. Một số người thì bảo Đức chúa Ba đắc đạo trở thành Bồ Tát. Hồi bé thì mình cũng đọc về sự tích Đức chúa Ba rồi, đức chúa là công chúa thứ Ba của vua gì đó mình ko nhớ. Nhưng ông vua này rất ác, ép chúa lấy chồng chúa không đồng ý và bị vua cho đi đày. Vì sau chúa đi tu , khi vua cha bị mù mắt, chúa đã hiến đôi mắt của mình cho vua cha. Đức chúa Ba là một tấm gương về sự hiếu thảo. Bạn có tài liệu nào viết về đức chúa Ba không? Có thể share cho mình không? Cám ơn bạn nhiều.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

xin lỗi bạn lan hương tài liệu về đức chúa 3 là tài liệu về kinh phật ko liên quan đến đạo mẫu của mình
xin hứa sẽ up cả bộ kinh đấy lên vào thời gian sớm nhất
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: đạo mẫu việt nam

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

Văn Cô Bé Hòa Bình
(bản này cũng được sử dụng hát trong giá hầu Chầu Thác Bờ)
Ai lên cảnh đẹp Hoà Bình
Thác Bờ phong cảnh hữu tình biết bao
Dải sông Đà rì rào sóng vỗ
Cảnh núi rừng cây phủ màu xanh
Anh linh cô bé Hoà Bình
Thác Bờ cô ngự một mình trông coi
Sử Lê triều sáng soi nữ kiệt
Giặc bạo tàn phải khiếp uy linh
Chiếc thoi vượt thác một mình
Mênh mông sóng vỗ ấm tình nước non
Trăng khuyết thì trăng lại tròn
Người Mường sống với nước non muôn đời
Cô cứu người bằng thoi Tam Bảo
Dắt dân bằng đuốc sáng thần tiên
Cô đi dáng điệu dịu hiền
Cong cong nét liễu cài trên sóng tuyền
Vẻ thanh tú hiện trên nền ngọc
Nét thu ba mái tóc vờn mây
Đoan trang vẻ mặt hây hây
Khăn xanh áo trắng vẻ đầy thần tiên
Mênh mông sóng nước hò khoan
Chơi vơi tượng đá hiện lên giữa dòng
Đêm thanh vắng thuyền rồng cô ngự
Lá cờ thần thêu chữ vàng tươi
Mênh mang một dải khoan bơi
Chở quân chính nghĩa thoát nơi hiểm nghèo
Nước Đại Việt Lê Triều khai mở
Phong cô là liệt nữ anh hùng
Có công được tặng chữ chung
Có cô bé Thác được phong thể vàng
Từng vượt núi băng ngàn mở lối
Giúp dân lành sớm tối nên công
Bao năm đục núi khơi dòng
Đem dòng nước ngọt mát từng đồi nương
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”