Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
Sầu riêng
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 574
Tham gia: 19:23, 05/05/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Sầu riêng »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:
Tinh Tam đã viết:........................


Khà...khà...

Thực tế lý địa bất thọ nhất trần
Sự sự môn trung bất xả nhất pháp.

Thưa thầy, có nghĩa là gì ạ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Sầu riêng
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 574
Tham gia: 19:23, 05/05/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Sầu riêng »

PHAN QUẢ

Đời nhà Đường, đất Kinh Sư, có ông Phan Quả, tuổi vừa hai mươi, nhậm chức Tiểu-lại ở Đô-Thủy, huyện Phú-Bình.

Khi về nhà cùng với vài gã thiếu niên, đi dạo chơi ngoài đồng trống, thấy một con dê ăn cỏ. Quả cùng hai gã thiếu niên bắt đem về. Vừa về mới nửa đường con dê kêu lớn quá, Quả sợ chủ dê nghe được thì khó, liền móc lưỡi dê, đem dê về nhà làm thịt ăn.

Qua năm sau, lưỡi ông Quả lần lần teo thụt vào, không nói năng được, bèn dâng đơn xin thôi chức quan. Quan huyện Trịnh-Du-Khánh nghi ông nói dối, bảo ông hả miệng ra coi, quả nhiên thấy lưỡi chỉ còn như hột đậu. Quan Huyện hỏi tại sao như thế? Quả lấy bút giấy trả lời những việc của mình đã làm. Quan Huyện bảo rằng: “Ông muốn khỏi, phải tả kinh Pháp-Hoa để cầu siêu cho vong hồn con dê ấy”.

Phan Quả y theo lời quan Huyện phát tâm tả kinh và thọ trì trai giới không hề biếng trễ. Năm sau, lưỡi ông Quả lần lần dài ra y như cũ. Khi lành bịnh liền đến quan Huyện dâng đơn trần tố, quan Huyện bổ cho làm chức Lý-Chánh.

(Rút trong bộ Pháp-Hoa Trì-Nghiệm - http://www.thienlybuutoa.org/TruyenDao/PhanQua.htm" target="_blank)
Được cảm ơn bởi: Ncarter, Tây Đô đạo sĩ, cloudstrife, kimtudon, mitmitnana
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Sầu riêng đã viết:
Tây Đô đạo sĩ đã viết:
Tinh Tam đã viết:........................


Khà...khà...

Thực tế lý địa bất thọ nhất trần
Sự sự môn trung bất xả nhất pháp.

Thưa thầy, có nghĩa là gì ạ?
Câu này dành cho cô Tinhtam. Đại khái LÀ về "lý" thì tất cả đều không, còn về "sự",thì tất cả các pháp môn đều cần thiết.
Được cảm ơn bởi: Sầu riêng
Đầu trang

Ncarter
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 57
Tham gia: 22:41, 26/01/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Ncarter »

CHUYỆN ĐẦU THAI BÁO OÁN

Chuyện dưới đây là loại đầu thai báo oán. Báo Revue des Deux Mondes đã thuật năm 1889, ký tên nhà thần học Roux.

Bác Traveed buồn lắm, vợ đã hai lần sanh nở, song toàn hữu sanh vô dưỡng. Đứa thứ nhứt tắt thở sau khi lọt lòng ba giờ. Đứa thứ hai chết sau một giờ chào đời. Cho nên bây giờ vợ bác sắp đến kỳ sanh, trong lòng lo lắng lắm.

Nhưng lần này thằng bé sống. Trông nó mạnh lắm. Hai vợ chồng đặt tên nó là Paul. Paul đi học nhanh hơn mọi người. Bác Traveed đắc chí dắt con đi chơi phố. Bác mang sẵn tiền định mua thưởng cho Paul một món quà nó thích. Nó không thích xe đạp, mà cũng không thích sách. Nó chỉ thích mua một con dao nhọn cán ngà… Chiều ý con, bác bỏ tiền ra mua con dao, song bác không vui. Paul thì thích lắm, cầm con dao nhọn múa vung lên như võ sĩ cao cường.

Thế rồi một hôm, ngồi bên mẹ, Paul chợt hỏi: “Mẹ ơi, cây dừa bên hông nhà ta đâu rồi?”

“Cha con chặt mất rồi.”

“Tại sao lại chặt hở mẹ?”

“Vì có nhiều tên trộm leo cây dừa ấy để vào nhà.”

“Trong những tên trộm đó, có một đứa tên Jainqueville bị chém chết ở gốc dừa ấy, phải không mẹ?”

“Ai nói cho con chuyện ấy? Đã mười năm nay nào ai nhắc đến chuyện ấy đâu?”

“Vâng, mẹ à, đúng mười năm trước Jainqueville bị chém hồi 12 giờ đêm, ngày 12-3-1877.”

Bác Traveed gái giựt mình kinh sợ, nhìn con và nhận thấy vài nét khác thường trên mặt nó. Bà nói lảng: “Chuyện ấy đã lâu rồi. Bây giờ con đi học bài đi!”

Lại một hôm thằng Paul hỏi cha: “Cha này, tên trộm Jainqueville có một cái sẹo ở đùi phải không?”

“Phải, nhưng sao con biết?”

“Tự con nghĩ thế, nhưng nầy, con cũng có vết sẹo ở đùi.”

“Đâu đâu?”

Thằng bé vạch đùi ra. Bác trông thấy mặt con cũng phảng phất đôi nét của tên trộm Jainqueville bị bác giết.

Bác Traveed bèn cho Paul vào trường học, mỗi năm về nhà thăm hai lần. Mỗi lần về nhà như thế, thằng Paul lãnh đạm với bố. Nó ăn cơm một mình rồi lại mang dao ra chơi. Hết ngày hôm ấy lại vào trường học. Cho đến chiều 12-3 Paul lên chín tuổi, vào khoảng 9 giờ đêm, tự nhiên nó về nhà. Bác Traveed gái ôm nó vào lòng hỏi: “Làm sao con phải bỏ trường đi về?”

Paul gục trên vai mẹ khóc rưng rức. Nó ngập ngừng: “Cha thuê người giết con.”

Người đàn bà rú lên một tiếng. Paul càng khóc già. Mẹ nó dỗ: “Con nằm đây thôi. Thật cha con không có dã tâm ấy đâu con ạ!”

“Con không nhầm đâu. Đây, tờ giấy của cha viết cho người đầu bếp ở trường, nhờ hắn đầu độc con. Mẹ cầm lấy mà xem.” Paul rút tờ giấy đưa cho mẹ. Paul hỏi: “Bây giờ cha con ở đâu?”

“Cha con ở trên gác, buồng bên phải.”

“Cha con có khóa cửa không?”

“Nhưng con ở đây với mẹ. Không cần gặp cha con tối hôm nay nữa.”

Paul nghe lời nằm bên cạnh. Vào khoảng giữa đêm, Bác Traveed gái chợt tỉnh giấc, thấy vắng Paul. Cửa phòng thì mở. Ngay lúc ấy trên gác có tiếng động mạnh, bác vội vàng chạy lên. Cửa buồng ngủ chồng bác đóng chặt, có tiếng ằng ặc như ai giãy chết. Như điên cuồng, bác ta hô hoáng gọi người nhà lên, cùng phá cửa vào. Bác thấy chồng nằm trên vũng máu, ngực bị hai nhát dao. Cạnh đó, Paul cũng là cái xác chết mắt trợn ngược. Bác Traveed gái rưng rưng nước mắt, sợ cho cái hình phạt của Hoàng Thiên, cúi đầu không khóc ra tiếng.

(Theo Tiêu Liên, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 393, ngày 27-12-1942)
Được cảm ơn bởi: Sầu riêng, teamoon, Tây Đô đạo sĩ, cloudstrife, kimtudon, mitmitnana
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Hồi tưởng những đời trước

Chủ đề “Đời trước” là một chủ đề được thời nay ưa chuộng; rất nhiều người quan tâm đến chủ đề nầy. Có nhiều phương pháp để nhớ lại đời trước, gồm có thôi miên, dùng bói toán (ba quẻ tiên tri), hay dùng năng lực lạ thường. Sự nghiên cứu về luân hồi của xã hội tây phương hiện nay thường sử dụng thôi miên để nhớ lại đời trước. Trong thôi niên người ta có thể vào trạng thái yên tĩnh và có thể nhớ lại những việc xảy ra trong đời trước của họ. Nhưng phương pháp đó cũng có thể không có hiệu quả cho mọi người. Nói một cách tổng quát, người có tâm giản dị, hoặc có đạo đức cao thì sẽ có nhiều cơ hội hơn. Phương pháp bói toán có thể dùng được bởi vì vũ trụ thay đổi và sự chuyển động bình thường của vật chất theo hệ thống mô hình. Khi người tu luyện đạt đến một số tầng cấp và tinh thông nguyên lý của vũ trụ, họ có thể dùng nguyên lý của “Sách Bói” hay bói toán để suy ra những việc xảy ra trong quá khứ. Nhưng mà họ chỉ có ý nghĩ phỏng chừng và không thể biết được chi tiết đặc biệt. Đối với người thường, dùng khả năng phi thường có thể thấy quá khứ của người ta thì có thể tin được. Trải qua sự tu luyện, người ta có thể có được khả năng phi thường. Người tu luyện có thể thấy và nhớ lại rất rõ những việc xảy ra trong đời trước, tùy theo trạng thái tu luyện và sự thăng tiến tầng bậc của họ.

Tôi không có ý nghĩ trước về những tiền kiếp của tôi trong quá khứ. Từ khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, tôi tự siêng năng trau dồi và từ từ cải tiến tầng tâm tính (xingxing) của tôi. Cũng giống như nhiều học viên Pháp Luân Công, tôi đã nhớ lại vài kiếp trước của tôi và muốn kể nó lại đây.

Một viên chức của thời cổ Trung Hoa không tham nhũng nhưng bướng bỉnh

Một trong kiếp trước của tôi, tôi là một viên chức dưới triều đại nhà Tống (960-1279). Tôi là một trọng thần của triều đình. Mặc dù có địa vị quyền thế cao, tôi vẫn trung thành theo tiêu chuẩn đạo đức của Khổng Tử. Tôi không nhận hối lộ hay làm công lý sai lệch, và từ chối đắm mình trong vũng bùn với các quan tham nhũng trong triều. Khi một quan chức có “sự kiện” thì họ có thêm nhiều của cải. Tôi l̀à một trong số ít viên chức từ chối nhận bất cứ quà gì, cả đến một đồng xu. Nhà tôi trang hoàng rất tầm thường và mặc áo viên chức do triều đình phát cho. Những quần áo đó không may bằng tơ lụa. Những đồ đó trông thật cũ và xốc xếch vì tôi mặc nó thời gian lâu. Vợ tôi là một phụ nữ có văn hoá. Chúng tôi rất yêu nhau. Bà ta không những hiểu biết và còn giúp đỡ tôi giải quyết việc công trong những dịp đặc biệt.

Mặc dù chúng tôi không giàu có và sống một đời tầm thường, vợ tôi không hề phàn nàn mà còn hãnh diện về sự thành thật và đời sống lương thiện của tôi. Trái lại, tôi rất là thỏa mãn, vì tôi không cảm thấy một chút tội lỗi. Vợ tôi kiếp đó bây giờ là bạn gái tôi. Vài người giúp việc kiếp đó trở thành những người phụ tá của tôi ở trong công sở tôi đang làm việc bây giờ.

Tôi thi hành công vụ theo luật và không quan tâm đến đặc biệt người nào cả. Một hôm tôi xử phạt một người ở tù vài năm. Người vợ xin tôi mở lòng nhân từ để không phạt chồng bà quá nặng. Tôi xét án phạt theo luật định chứ không bất công. Vì thế tôi từ chối sự đòi hỏi của bà. Nhưng tôi kiêu căng và xem thường vợ chồng họ. Giọng điệu tôi nghiêm khắc với vẻ bề trên và bướng bỉnh. Mặc dù tôi không có gì sai trái khi thi hành công vụ, tôi không có tử tế khi sử xự với người khác. Do đó tôi biểu hiện sự bất hòa với cặp vợ chồng nọ. Để chấm dứt sự thù hằn, cặp vợ chồng trở thành cha mẹ của bạn gái tôi trong kiếp nầy.

Một nữ tướng dưới triều Nhà Tần.

Dưới triều Tần, xã hội công khai đối xử đàn bà thấp kém hơn đàn ông không có rõ ràng như các triều đại khác. Nhiều phụ nữ tham gia vào quân đội và ra chiến trường rất là dễ dàng. Lúc đó tôi là nữ tướng. Tôi mặc áo giáp và cầm giáo dài. Tôi cầm đầu một toán lính phụ nữ ở trận tuyến. Chúng tôi giao chiến với người Tây Tạng. Những vị tướng chỉ huy là Xue Dingshan và Fan Lihua. Xue Dingshan thì chỉ huy lính đàn ông. Fan Lihua thì chỉ huy lính đàn bà.

Binh sĩ chúng tôi thắng nhiều trận chiến và tinh thần lên rất cao. Sau khi thắng trận cuối cùng, Fan Lihua gọi tất cả nữ tướng để ăn mừng thắng trận. Chúng tôi uống rượu, nói chuyện, và ca hát. Vì chúng tôi phải về nhà ngày hôm sau, mọi người đều thanh thản. Nhưng buổi tiệc ăn mừng ẩn dấu âm mưu xấu xa. Một viên chức triều đình phản bội vì ganh tị với Fan Lihua thành công và lo sợ bị lu mờ và ảnh hưởng đến sự thăng cấp nên hắn ta bỏ thuốc độc trong rượu. Tất cả nữ tướng tham dự buổi tiệc đều chết, cả Fan Lihua. Kiếp đó tôi chỉ sống độ hơn hai mươi tuổi.

Một thầy tu Lão giáo lang thang khắp nơi

Sự tu luyện được phát triển vào thời xưa ở Trung Hoa. Rất nhiều người theo tu luyện Lão giáo khi họ còn trẻ. Trong kiếp đó, tôi mặc áo dài của Lão giáo và ngồi thiền trong trong rừng. Nơi đó cũng có hai người Lão giáo khác, một người lớn tuổi và một người trẻ tuổi hơn tôi. Ba chúng tôi ngồi thiền cả ngày trên núi không ngại gì mưa gió. Người ta nghĩ rằng lối sống này gian khổ và không xứng đáng gì. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Thay vào đó, tôi cảm nghĩ là đời sống như vậy thì được thảnh thơi. Mặc dù ở nhà có nhiều thứ tiện nghi, mỗi ngày có những việc của người thường phải giải quyết. Nó rất là bực bội. Thầy tôi là một thầy trưởng thượng rất khác với các thầy Lão giáo khác. Ông rất nhân từ, không đánh hay rầy la chúng tôi. Các người có thể biết là các thầy Lão giáo rất là nghiêm khắc và có rất ít thầy đánh và rầy la đệ tử. Chúng tôi theo thầy cho đến khi thầy chết. Sau này, có một số đệ tử của thầy đi lang thang khắp nơi trong nước.
Mặc dù khi tôi đã trở nên già, tôi vẫn đi lang thang khắp nơi và xin ăn. Tôi chỉ nghĩ thuyết giảng Lão giáo cho người tốt và cứu vớt họ. Tôi thường không tìm được thức ăn nhưng tôi không xem đó là quan trọng, bởi vì là người tu luyện cũng không cần nhiều thức ăn. Thật ra cũng có trường hợp ngoại lệ. Một ông chủ nhà giàu sang cũng là một công chức cùng người vợ mời tôi ở lại với họ và tôi đã ở lại với họ trong nửa tháng. Tôi kể cho họ về nguyên tắc sự tu luyện của Lão giáo và lý do tại sao người ta cần tu luyện. Do đó họ có khuynh hướng tu luyện. Trong kiếp này, họ trở thành cha mẹ tôi. Họ đang tập luyện Pháp Luân Công.

Một khoa học gia ở Âu Châu

Một lần tôi tái sinh ở Âu Châu. Trong kiếp đó tôi đã tự hiến dâng vào nghiên cứu khoa học, thuộc về kỹ sư thuỷ điều, hệ thống kênh đào, đập nước, và những việc tương tự̣ như vậy. Có rất nhiều dụng cụ từ thế kỷ 17 và 18 ở trong phòng thí nghiệm. Ở đó cũng có kiểu mẫu để thực hiện cho hệ thống kinh đào. Tôi rất nhiệt thành trong việc nghiên cứu của tôi. Tôi thường có nhiều ý kiến và làm nghiên cứu nhiều đề tài. Tôi phát minh ra nhiều công thức và giữ hồ sơ trong cuốn sổ ghi chép nhỏ. Những công thức đó bây giờ hiện ra trong những sách học ngày nay.

Mặc dù tôi giữ trách nhiệm ở phòng nghiên cứu, nhưng tôi không có xử sự như người xếp. Nói chung tôi rất tử tế với nhân viên phòng nghiên cứu, không giống như hồi tôi là viên chức ở triều đại Nhà Tống. Một số nhân viên của phòng nghiên cứu bây giờ là đồng nghiệp của tôi ở sở làm bây giờ. Việc làm của tôi bây giờ cũng nghiên cứu về thủy điều. Trong kiếp đó, tôi để ý đến một phụ tá trẻ tuổi là người thông minh nhất trong phòng nghiên cứu. Nhưng khuyết điểm của anh ấy là không bao giờ thừa nhận sự thất bại và không theo qui tắc. Tôi phải thường hay nhắc nhở anh ấy cần biết sự quan trọng của đạo đức và cách cư xử. Anh ấy trở thành giáo sư cao học luận án của tôi trong kiếp nầy. Anh ấy rất thông minh, rất tài giỏi và cũng còn tâm tính giống như kiếp trước của anh ấy.

Hồi tưởng thời tiền sử

Tôi đã tái sinh lại nhiều đời. Tôi nhớ lại rằng khi tôi tái sinh vào thời tiền sử trong xã hội có kỹ thuật phát triển thật cao. Kỹ thuật của họ tiến bộ hơn chúng ta ngày hôm nay. Những kỹ thuật mà chúng ta xem như là không thể có được đã là sự kiện thông thường. Thí dụ, họ làm mặt trăng để soi sáng trái đất khi trời tối. Tôi là kỹ sư thời đó và đã tham gia vào công việc kiến trúc mặt trăng. Tôi nhớ mặt trăng đó không phải trống rổng mà đầy mọi thứ dụng cụ kiểm soát chính xác thích ứng với hệ thống. Mức độ chính xác của máy móc tiến xa hơn của cái khoa học tối tân và kỹ thuật của ngày nay. Những máy móc đó có thể giữ mặt trăng xoay quanh theo trái đất rất chính xác. họ cũng dùng nguồn năng lượng có mật độ cao để giữ mặt trăng tiếp tục xoay quanh trái đất không ngừng. Bề phía trước của mặt trăng lúc đó được đánh bóng để phản chiếu ánh sáng lúc ban đêm. Có những dụng cụ kiểm soát ở phía sau của mặt trăng. Đó là tại sao phía trước của mặt trăng lúc nào cũng hướng về trái đất và chúng ta không thể thấy được phía sau của nó.

Nhiều họa sĩ và mỹ thuật gia đã sáng tạo công việc thời tiền sử tưởng tượng. Một số đó rất sống động. Thật ra công việc đó tiêu biểu cho ký ức còn sót lại trong đời sống xưa của họ. Văn minh tiền sử của nhân loại rất là tiến bộ. Họ có thể để cả một thành phố lên trên không trung. Những phi thuyền không bị giới hạn như phi cơ; họ làm những phi thuyền to lớn bay trên không trung. Họ dùng những nguồn năng lượng có mật độ cao để không bị ô nhiểm môi trường. Người hiện đại đã chỉ tìm lại được những đồ gốm còn sót lại từ những văn minh cổ xưa. Vì vậy mà bây giờ người ta nghĩ rằng người thời tiền sử chỉ sử dụng đồ gốm. Vì không có chứng cớ gì của người tiền sử dùng “điện lực”, người hiện đại kết luận rằng không có nền văn minh trong thời tiền sử. Đó chỉ là thành kiến của khoa học hiện đại.

Một số người nghĩ rằng nhân loại hiện đại là một mẫu văn minh và tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại. Thật ra nó là trái lại. Nền văn minh hiện đại của chúng ta chỉ là căn bản, văn minh thấp mở mang. Nhân loại tiền sử coi trọng sức mạnh tinh thần. Họ biết rằng trí tuệ và vật chất là một. Họ thường dùng sức mạnh của trí tuệ để tăng phát triển vật chất, không như người hiện đại chỉ chú ý về kỹ thuật.

Thí dụ, họ muốn thanh lọc tư tưởng. Khi tư tưởng họ trở nên trong sạch, họ có thể làm tăng thêm sức mạnh của loại năng lượng nào đó. Sau khi họ ráp mặt trăng như tôi vừa nói trên, họ trang bị những máy móc làm bằng một thứ thủy tinh. (Thật ra nó không phải là thủy tinh mà là loại quặng nguyên chất. ) Họ tham thiền và dùng tư tưởng để tăng tầng năng lượng của quặng. Mặt trăng bay lên không trung và đi vào qũy đạo. Kế đó họ tiếp tục trang bị và kiến trúc những giàn trong khi ở trong quỹ đạo. Nhiều phi thuyền bay lui tới, những phi thuyền đó chở một hay hai người. Họ mặc quần áo vũ trụ và làm việc ngày đêm không ngừng. Họ trông rất là sống động.

Nhận xét kết luận
Tôi hy vọng anh không lạc lõng:
Qua muôn ngàn kiếp luân hồi
Tôi sinh vào xã hội loài người,
Khi tôi nhìn lại thời xa xưa,
Ai có thể nhớ mình là ai?

Tôi dùng bài thơ nhận xét kết luận này của tôi để nhắc nhở mọi người rằng mọi người đeo đuổi những mục đích trong đời sống họ hài lòng trong xã hội loài người này. Nhưng họ có đạt được những gì họ đang đeo đuổi? Mặc dù họ có đạt được nó, họ có thể mang nó theo trong kiếp tới? Tôi xin hỏi mọi người, ai có thể nhớ lại kiếp trước mình là ai? Trải qua bao nhiêu năm, họ khao khát, đeo đuổi mục đích, lo lắng, yêu và ghét. Bây giờ chúng ta rất khó khăn mà nhớ lại các việc đó. Người yêu kiếp trước của anh bây giờ không còn nhận ra anh. Anh có thể ở bên cạnh với kẻ thù suốt đời. Một số người nói: “ Anh hỏi người ta tình cảm là gì? Họ có thể trả lời họ muốn phó mặc cuộc đời họ cho tình cảm. ” Sự giác ngộ của tôi là: “ Anh hỏi người ta tình cảm là gì? Tôi trả lời người ta đã quên họ đã trải qua bao nhiêu luân hồi và đã quên họ từ đâu đến. ” Ý kiến tôi là người ta sống như trên sân khấu. Tôi đã trình diễn hàng trăm vở kịch và tôi không màng đến nó nhiều nữa. Chúng ta có thể sửa chữa những việc mà chúng ta đã không làm đúng trong những kiếp trước và chúng ta thật sự có một dịp quan trọng nhất trong đời sống của chúng ta là đi đúng con đường để về nhà của chúng ta.

Tác giả: Guixhen
Tổng hợp từ chanhkien
http://tindachieu.com/news/2011/04/ho-i ... ruo-c.html" target="_blank
Được cảm ơn bởi: Ncarter, tuanlm_fpt, Sầu riêng, teamoon, cloudstrife, Veronica07031, Tr_ThanhThuy, mrDnguyenD, mitmitnana
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Sầu riêng
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 574
Tham gia: 19:23, 05/05/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Sầu riêng »

Báo cáoKhông Cố Ý - Truyện Nhân Quả Báo Ứng Đăng ngày: 13:53 22-10-2009 Thư mục: La vie quotidienne - Daily life

(Truyện có thật tại Mỹ Luông, VN, vào thập niên 1950)

Tiếng la thất thanh của ông Ba làm nguời trong làng choàng tỉnh trong khi gà vừa gáy canh cuối, mặt trời còn yên ngủ ở cuối trời.

- "Có ai mất đứa con nhỏ nào không? Tôi thấy một ông già khăn đỏ bắt một đứa nhỏ đi về huớng Long Xuyên."

Dân làng lao xao bàn bạc. Chợt có hai vợ chồng chạy đến nhận rằng có đứa con trai vắng nhà từ chiều qua chưa thấy về. Theo hướng ông Ba chỉ, họ nhờ nhiều nguời đi tìm phụ. Dù đã cố gắng hết sức, hình bóng đứa con trai yêu dấu vẫn biệt tích. Hai vợ chồng đau khổ kia đành vĩnh viễn mất đứa con trai...

Chuyện đó chìm dần vào quên lãng. Riêng ông Ba từ đó đổi tính hiền lành, ít nói, về nhà lập một bàn thờ. Mỗi khi ăn cơm ông xới thêm một chén cơm để lên bàn thờ và khấn vái lâm râm. Bà Ba có hỏi liền bị ông gạt phắt đi...

* * *

Nguợc dòng thời gian trở về quá khứ:

Ông Ba có trồng một đám mía. Ðến mùa mía chín, lủ trẻ và heo của hàng xóm hay đến phá phách. Ông rất bực mình vì phải canh giữ.

Một hôm ông đuổi con heo đang phá mía và theo nó về đến nhà chủ của nó.

Khi đuợc ông ôn tồn kể sự phá phách của con heo, bà chủ ong ỏng chối ngang và thách ông có đập chết con heo tại chỗ bà mới chịu nhận heo mình có phá mía.

Ông đuối lý và cam giận vô cùng, quyết tâm bắt con heo làm tang chứng để mắng con mụ đó một trận.

Ông mài cây xà búp (giống nhu cây giáo luỡi nhọn) cầm theo để rình rập.

Ông bò lết qua lại trong đám mía đến nổi hai khủy tay thành chai cứng.

Một ngày kia, việc ông mong đợi đã tới.

Khi trời vừa sụp tối, ông thấy bóng "con heo" đang sột soạt nơi hàng mía bên kia..

Ông rón rén bò lại gần và phóng mạnh cây xà búp. "Con heo" ngã lan ra kêu không thành tiếng, chỉ phát ra tiếng khèn khẹt.

Ông mừng rỡ chạy vội lại và ... hỡi ôi, ông thất kinh hồn vía! Con heo đâu không thấy mà chỉ thấy một thằng nhỏ giãy giụa với cây xà búp ghim ngay bụng.

Ông cuống cuồng không biết tính sao, rút mui xà búp ra là dổ ruột liền, mà đem ra là đi tù chớ chẳng chơi.

Ông do dự mãi mà không biết cách nào giải quyết.

Ðến khi gà gáy canh tư thì thằng bé thở hơi cuối cùng, ông đào lỗ chôn thằng bé trong đám mía, phi tang mọi dấu vết và về làng la lên đổ thừa cho ông già khăn đỏ...

* * *

Từ đó ông hối hận vô cùng, mỗi bữa ăn đều cúng cơm cho huơng hồn thằng bé để nói lên sự vô tình và ân hận của mình.

Khi phải đi đâu vắng ông dặn bà Ba cúng chén cơm không để gián đoạn bữa nào.

Thời gian thắm thoát dã ba năm, một đêm ông nằm mộng thấy đứa bé đến gọi, ông giật mình mở mắt, không thấy điều gì, lại nhắm mắt ngủ tiếp và bị gọi như vậy đến ba lần. Lần chót đứa bé lại đến gọi và nói:

- "Ba nam qua tôi biết rõ lòng ông, không phải ông cố ý giết tôi, nên tôi không oán hận gì ông cả. Tôi sắp đầu thai làm con của gia dình gần đây, cách nhà ông sáu căn về phía duới. Ngày mai ông sẽ nghe gia đình đó sinh con, thì tức là tôi, duới bụng còn dấu dao củ. Tôi báo cho ông biết để ông đừng cúng cơm tôi nữa."

Ông Ba giật mình tỉnh giấc, mồ hôi ra như tắm và thức mãi không ngủ lại đuợc.

Sáng ngày ông nghe ngóng và biết có gia đình cách nhà ông sáu căn vừa sinh đứa con trai.

Ðến chiều, ông đem quà tới thăm và đến tận buồng vạch bụng đứa bé xem quả nhiên có dấu thẹo mờ mờ.

Từ dó, ông cứ đến viếng thăm đứa bé đó luôn. Mỗi khi đi chợ về ngang thì không kẹo cũng bánh đem cho thằng bé.

Mối thâm tình của ông và thằng bé đầm ấm mãi.

Cha mẹ thằng bé mặc nhiên xem ông như một nguời thân thiết và nhờ ông đỡ đầu cho thằng bé.

Niềm hối hận bao nhiêu năm đuợc đền trả trong từng hộp sữa, từng chiếc bánh, từng cái nâng niu của ông dành cho thằng bé.

Bây giờ thì thằng bé đã đuợc tám tuổi rồi. Một hôm ông đem quà đến thăm nhằm lúc cha mẹ nó đi vắng.

Ðứa bé ôm ông thưa: "Ông thương con quá mà con không biết làm sao trả hiếu cho ông."

Ông Ba âu yếm nói:

- "Con muốn trả hiếu cho ông hả? Kìa, có trái đu đủ chín ngoài cây kìa, con hái đãi ông đi."

Ðứa bé mừng rỡ nhìn trái đu đủ cao hơn tầm tay với và băn khoăn không biết hái cách nào.

Ông bảo nó lấy cây dao mác ra mà chặt. Nó vâng lời lấy cây dao mác ra mà vẫn với không tới.

Ông Ba tới gốc cây cõng nó lên vì ông muốn nó tự tay hái đãi ông.

Thằng bé thích thú cuời dang tay quơ cây mác đứt cuống trái đu đủ.

Nhưng khi trái đu đủ rớt tới dất thì luỡi mác mất đà rơi xuống ghim sâu vào bụng ông Ba. Ông ngã lăn ra kêu không thành tiếng, chỉ phát thành tiếng khèn khẹt mà thôi.

Dĩ nhiên ông được đưa về nhà, chịu đựng tình trạng đó hơn một ngày đêm và từ chối mọi sự chữa trị.

Qua một ngày ông bỗng tỉnh táo lạ thuờng và nói trở lại được. Ông cho nguời nhà đi tìm gọi hai vợ chồng mất dứa con hơn muời năm trước.

Khi cha mẹ thằng bé đến, truớc mặt đông đủ con cháu và mọi nguời, ông kể lại câu chuyện đã đuợc giữ kín hơn muời năm qua.

Ông dặn gia dình không được làm khó thằng bé và cha mẹ nó vì đây là nghiệp quả mà ông phải trả.

Ông bảo con cháu lấy kinh Nhân Quả đọc cho ông nghe. Sau đó ông trút

hơi thở cuối cùng .
http://vn.360plus.yahoo.com/ntrungchanh/article?mid=306" target="_blank
Được cảm ơn bởi: smile., Ncarter, Tây Đô đạo sĩ, cloudstrife, Veronica07031, cunconhamchoi, mrDnguyenD, mitmitnana
Đầu trang

Ncarter
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 57
Tham gia: 22:41, 26/01/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Ncarter »

Tuyển Tập Truyện Cổ Phật Giáo

Tập I - 5


Cứu vật, vật trả ơn - Cứu nhân, nhân trả oán

Xưa có vị quốc vương nước Thiên La, ông là một người thông minh, nên đã trực nhận: thế cuộc vô thường nhân sanh thống khổ. Liền từ bỏ ngai vàng với tình thương nhỏ hẹp để vào núi tu hành. Ở được 30 năm, bỗng một hôm nay có người đi săn ham đuổi theo một con nai, lỡ bước sa vào một cái hầm sâu, ở trước chỗ Ngài thường ngồi tham thiền; đồng thời có một con rắn một con chim, vì sợ hãi cũng đều rơi xuống đó, thân thể bị thương đau đớn vô cùng. Người trông lên cầu cứu kêu la thảm thiết. Vị đạo sĩ nghe tiếng kêu la, động mối từ tâm lấy đuốc soi xuống các nạn nhân đang gục đầu khóc lóc. Ngài đến bên hầm bảo rằng: “Các người hãy yên tâm, ta sẽ cứu các người thoát nạn”. Ngài liền đi kiếm dây thòng xuống, người, rắn, chim đều nhờ sợi dây đó mà lên, thoát khỏi tai nạn. Sau khi lên khỏi hầm cả ba đều thành kính lạy tạ và thưa rằng: “Thân mạng chúng con được sống ngày nay, là nhờ lòng hoàng từ phổ độ của Ngài, vậy chúng con xin trọn đời cung cấp các vật dụng Ngài thiếu thốn, để đền đáp công ơn trong muôn một!”. Ðạo sĩ nói: Ta là quốc vương trong một nước, trân bảo đầy kho, muốn gì cũng được, nhưng ta nhận thấy phú quí như ngục tù, tài sắc danh vọng là cạm bẫy đưa ta vào vòng tội lỗi, chúng nó là những lưỡi gươm sắn bén để giết đời ta, là những mũi tên nhọn để bắn vào tâm ta và cũng vì chúng ta lặn hụp mãi trong biển sanh tử, chịu đủ mọi điều đau khổ. Vì thế, ta phải từ giả xuất gia học đạo, ta nguyện chứng được đạo quả Vô thượng chánh biến tri để khai hóa chúng sanh trở về giác tánh, đâu phải ba người mà thôi?. Ngài nói tiếp: Từ nay các ngươi đền ơn ta, không gì quý hơn quy y Tam bảo, vâng lời Phật dạy, làm các việc lành.
Người thợ săn thưa: “Ở đời tuy có những nhà nho sĩ tích công lũy đức, làm lành tránh dữ, nhưng đâu bằng người Phật tử quên mình cứu người, mà không cần sự đền đáp của người chịu ân. Thâm ân của Ngài con không biết lấy gì đền đáp, song chỉ xin Ngài nếu thuận tiện quá bước đến nhà con, cho con cúng dường đôi chút”.
Chim thưa: “Con tên Bác, khi nào gặp việc gì cần đến con xin Ngài gọi đến tên con, con sẽ đến ngay”.
Rắn thưa: “Con tên Trành, nếu đạo sĩ có gì không hay xãy đến xin Ngài gọi tên con, con sẽ đến hầu”.
Thưa rồi cả ba đều từ biệt đạo sĩ ra về. Tình cờ một hôm đạo sĩ đến nhà thợ săn, người này vì lòng gian tham ám ảnh nên vừa trông thấy Ngài đi đàng xa, vội vàng bảo vợ: “Ngài đến kia sẽ không may cho ta, nếu ta có bảo ngươi làm thức ăn gì để cúng dường, ngươi hãy chậm chậm, vì quá ngọ thì ông ấy sẽ không ăn nữa”. Ðạo sĩ vừa đến nhà, hai vợ chồng thợ săn niềm nở tiếp rước, mời ở lại thọ trai nhưng dần dà nói chuyện mãi quá ngọ, Ngài phải về không.
Trở về núi thấy chim, Ngài gọi: Bác!… Bác!…
Chim thưa: “Ngài ở đâu về?”
- Ta ở nhà thợ săn về.
- Ngài đã thọ trai chưa.
- Nhà kia chưa kịp dọn thì đã quá ngọ, nên ta không ăn mà trở về đây.
Nghe vậy chim tức tối than rằng: “Thật người quá vong ân bội nghĩa!”. Rồi quay lại thưa với đạo sĩ: “Con không biết lấy gì để cúng dường Ngài. Mời Ngài ngồi đây con đi chốc lát sẽ trở về”. Chim liền bay vào hậu cung của vua nước Bà Già, thấy Hoàng hậu nằm ngủ, trên đầu có gài hột ngọc kim cương; chim tha về dâng cúng đạo sĩ. Hoàng hậu tỉnh dậy tìm ngọc không thấy, liền tâu vua. Vua truyền sắc trong nước: người nào tìm được ngọc trọng thưởng.
Ðạo sĩ khi được ngọc kim cương bèn nghĩ rằng: “Ta tu hành dùng gì đến vật này, thôi đem lại cho người thợ săn”. Người thợ săn biết là ngọc của vua, bèn trói đạo sĩ đem đến nộp cho nhà vua.
Vua hỏi đạo sĩ: “Nhà ngươi từ đâu đến mà được ngọc quý nầy?”.
Ðạo sĩ suy nghĩ: “Nếu nói sự thật thì loài chim trong cả nước nầy đều bị chết hết; nếu nói trộm được thì không phải người tu hành”, Ngài nghĩ vậy đành im lặng vui lòng chịu đựng sự hành phạt ngọn roi tàn nhẫn! Ngài không oán vua không thù người thợ săn. Trái lại, Ngài động lòng từ bi nên phát nguyện rằng: “Cho tôi được mau thành Phật để cứu độ các sự quả báo khổ não của anh thợ săn vì lòng tham ác đã gây nên, và tất cả chúng sanh hiện đang đau khổ”. Vua truyền đem chôn đạo sĩ chừa đầu lại sáng mai để giết.
Bấy giờ đạo sĩ gọi tên con rắn:
Trành! Trành… Rắn nghĩ: “Trong thiên hạ không ai biết tên ta, chỉ có đạo sĩ thôi, có lẽ cần gì đến ta chăng?”. Rắn vội vàng tìm đến, thấy đạo sĩ bị hình phạt như thế. Rắn đau đớn cúi đầu thưa rằng: “Vì sao Ngài bị mắc nạn này?”.
Ðạo sĩ kể tất cả nguyên do. Rắn rơi nước mắt thưa: “Lòng nhân đạo của đạo sĩ rộng lớn không bờ bến, mà còn gặp tai nạn như thế này, huống gì kẻ không đạo đức, thì tai họa lại sao tránh khỏi”. Rắn thầm nghĩ: ông vua nầy chỉ có một Thái tử rất cưng quý, ta sẽ vào cung cắn chết Thái tử rồi trở ra đưa thần dược cho đạo sĩ. Và dặn: “Hễ thấy đám Thái tử đi ngang qua, Ngài đem thuốc này cứu Thái tử, Ngài sẽ thoát nạn”.
Sau khi hay tin Thái tử chết, nhà vua đau đớn vô cùng, bèn truyền lệnh: “Người nào có tài năng làm cho Thái tử sống lại, ta xin chia một nữa nước”. Nhưng tất cả lương y trong nước đều bó tay. Nhà vua đành đem thây Thái tử vào núi để hỏa tang. Ðám đi ngang qua bên đạo sĩ, đạo sĩ hỏi: “Thái tử đau bệnh gì mà bỏ mạng chóng thế? Hãy thong thả tôi có thể cứu sống Thái tử”. Thị tùng nghe vậy vội vàng đến tâu vua. Vua rất mừng cảm động nói: “Nếu Ngài cứu sống con tôi, tôi sẽ xá tội cho Ngài và chia nước để Ngài làm vua”.
Ðạo sĩ lấy thuốc xoa khắp thân thể, bỗng nhiên Thái tử ngồi dậy: “Vì sao ta ở đây?”. Người hầu thuật rõ mọi việc đã xảy ra. Thái tử vui mừng trở về cung. Vua giữ lời hứa chia nửa nước cho Ðạo sĩ, Ðạo sĩ nhất định từ khước không nhận. Khi đó nhà vua tỉnh ngộ, Ðạo sĩ là người đã sống ra khỏi vòng danh lợi, bèn hỏi: “Ngài ở nước nào, và được ngọc ở đâu?”.
Ðạo sĩ thuật rõ đầu đuôi việc đã xảy ra. Nhà vua nghe rồi ăn năn cầu xin sám hối, rồi đòi thợ săn đến bảo: “Ngươi có công với nước, đem tất cả bà con đến đây ta sẽ trọng trưởng”. Khi đã đến đầy đủ vua truyền lệnh: “Vì ngươi đã bất nhân bội nghĩa, mà đạo sĩ gần thác oan, tội người rất nặng ta sẽ giết cả họ”. Lệnh vừa truyền ra, Ðạo sĩ vội đến can vua: “Chúng ta là kẻ trượng phu, không nên đem oán để báo oán, nên đem ân mà báo oán, oán ấy mới mong dứt được. Vậy xin bệ hạ hãy vì tôi tha cho tất cả những người nầy”. Vua nghe cảm động và mến phục đức nhẫn nại hy sinh cao cả của đạo sĩ. Liền ân xá cho những tội nhân ấy.
Ðạo sĩ trở về núi, tiếp tục tinh tấn tu hành, đến khi mạng chung được sanh lên cõi trời và lần lượt chứng thành đạo quả.
Nói đến đây, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi các Tỳ kheo mà bảo: “Ðạo sĩ này chính là tiền thân của ta, chim là tiền thân của ông Thu Tử, rắn tức là A Nan ngày nay, thợ săn chính là Ðề Bà Đạt Đa đó vậy”.
Thuật giả: Thể Thanh
Được cảm ơn bởi: Sầu riêng, Tây Đô đạo sĩ, cloudstrife, Veronica07031, cunconhamchoi, mrDnguyenD, mitmitnana
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Bồ Tát đắc pháp , xuất hồn cứu độ

Lời bạt 2

1. Độc giả đã đọc một nghìn một trăm trang, phần đầu bộ Anh-hùng Tiêu-sơn, mang tên Thầy tăng mở nước. Trong hơn nghìn trang sách, tôi cố gắng trình bầy giản lược công trình của các thiền sư trong thế kỷ thứ mười, mười một; đã một vai gánh vác sơn hà, một vai mang đạo đức Thế-tôn hoằng dương cho chúng sinh. Tinh thần Đạo pháp là dân tộc. Dân tộc là đạo pháp hay bằng danh từ Hán-Việt Đạo pháp, sơn hà bất khả phân. Những người chưa nghiên cứu thấu triệt triết lý văn hoá Phật-giáo; hẳn khi đọc những tài liệu về thời đại Tiêu-sơn, đều cho rằng toàn những truyện huyền bí, phản khoa học.
Tỷ dụ: Việc một thiền sư đắc quả, khi thấy xác mình mục, xuất hồn nhập vào xác một hài nhi, tiếp tục một kiếp sống mới, như thuyết Luân-hồi đạo Phật nói.
Sự thực việc này, ngày nay vẫn còn. Đức Đạt-lai Lạt-ma là một chứng minh cụ thể. Hiện tuổi người khá cao. Ngày một ngày hai, cơ thể ngài ắt phải mục. Bấy giờ chúng ta lại được chứng kiến ngài xuất hồn, nhập vào xác hài nhi nào đó, sau này trở thành giáo chủ Phật-giáo Tây-tạng.
Không phải mình ngài Đạt-lai Lạt-ma xuất hồn, tái sinh. Mà có nhiều vị Lạt-ma hiện vẫn xuất hồn, tái sinh.
Cũng không phải mình các Lạt-ma, mà trong thế giới Phật-giáo, hiện cũng có nhiều người đắc quả xuất hồn. Tỷ như gần đây, dân Thái-lan đều vui mừng vì có một vị Bồ-tát đắc đạo.
Năm 1973, chính thuật giả đã có duyên được gặp ngài. Nguyên năm 1973, thuật giả có dịp công tác tại Udorn Thani. Nghe nói tại động Tham Bampen chùa Tham Klong Phane có một vị Bồ-tát đắc quả. Pháp danh ngài là Luang Pukhao Analayo, sinh ngày 28-2-1888. Trước đó ngài đã lập gia đình, có bẩy con. Năm 1919, 31 tuổi; nhân vì một thảm trạng gia đình. Ngài thấy cuộc đời vô thường, lập tức bỏ đi tu. Không ai biết ngài đi đâu. Lúc đầu ngài tới chùa xin bổn sư cho thụ giáo. Hơn ba mươi năm sau con ngài tới động lễ, nhận ra ngài. Nhưng ngài quên sạch quãng đời ô trọc trước khi thụ giới. Ngài được vua cùng dân chúng Thái tôn kính cực kỳ. Ngài thường xuất hồn đi cứu độ chúng sinh. Ai đến cầu kiến, ngài đều biết trước.
Thuật giả nhờ cô Chu Thoại-Anh, người Hoa, dẫn đến xin yết kiến ngài, cùng thông dịch. Thoại-Anh không hề biết thuật giả là ai. Cô còn tưởng thuật giả từ Đài-loan hay Thượng-hải tới nữa. Sau khi hành lễ, chưa kịp xưng pháp danh. Ngài nắm lấy tay thuật giả, dạy:
Sao ông đến trễ thế? Thủa nhỏ ông có nguyện nhập cửa Bồ-đề, nhưng chưa toại ý. Năm mười lăm tuổi ông phải rời chùa. Từ đấy bôn ba khắp nơi. Ông làm được nhiều thiện duyên, mà cũng gây nhiều nghiệp quả. Năm nay ông ba mươi bốn tuổi rồi. Ông với bần tăng vốn có nhiều tiền duyên. Nên dù ông thác sinh làm người Việt. Bần tăng thác sinh làm người Thái. Chung qui chúng ta vẫn gặp nhau.
Đúng như ngài dạy, thủa nhỏ tôi xin thọ giới tỳ kheo, mà bản sư Nam-Hải Diệu-Quang không cho, dạy rằng tôi phải ở trần trả nghiệp đã. Năm mười lăm, tôi phải xa bản sư, vào Nam, rồi đi ngoại quốc.
Tôi liếc nhìn, thân hình ngài gầy khô. Đôi mắt cực kỳ sáng. Khuôn mặt từ ái. Ngài nhìn tôi, tỏ vẻ thương hại:
Ông còn nặng nghiệp quá. Nên dù lòng ước muốn tìm an nhàn cõi Bồ-đề, mà chưa được. Này ông ơi! Nghiệp tuy nặng, nợ tuy nhiều. Nhưng ông là thầy thuốc, hàng ngày cứu độ chúng sinh, thì nghiệp mau hết lắm.
— Bạch thầy, xin thầy ban cho một vài lời dạy.
Nghiệp tình ông còn nặng lắm. Ít nhất hai mươi năm nữa mới hết. Từ năm năm mươi tư tuổi, ông mới hoàn toàn trả hết nghiệp quả. Bần tăng nhắc ông một điều. Ông là người có khả năng, nên khi nghiệp báo tới đòi, ông chống trả. Đừng làm thế. Phải trả nợ, nợ mới hết chứ! Chống thì sao sạch được.
— Bạch thầy con có thể được gặp thầy nữa không?
— Ông sẽ trở lại đây. Bần tăng e khi ông trở lại, xác bần tăng đã mục rồi. Tuy vậy chúng ta còn gặp nhau nhiều mà. Sau này ông sẽ làm nhiều thiện duyên trên đất Thái này.
— Bạch thầy. Khi xác hư, thầy đi luôn hay trở lại đất Thái?
— Bần tăng có đại nguyện: Cho đến vô tận kiếp, bần tăng nguyện trở lại đất Thái, để cứu độ chúng sinh.
Ngài nắm tay tôi mỉm cười, nụ cười không bao giờ tôi quên được:
— Ông học không thiếu bộ kinh nào. Duy Lục-căn chưa thoát khỏi. Ông như ngài A-Nan vậy. Nghe, học nhiều, mà chưa thoát khỏi đường tơ duyên. Ông nên nhớ, trong Lục-trần, ông thoát khỏi một, năm cái còn lại dễ dàng lắm.
Thế rồi ngài giảng cho tôi rất kỹ về việc bỏ vọng tâm ra khỏi thần thức. Từ nhỏ, tôi học kinh Phật bằng chữ Hán. Bây giờ được một Bồ-tát thuyết minh bằng tiếng Thái, và cô Chu Thoại-Anh dịch lại.
Bẵng đi mười bẩy năm, tháng tám năm 1990, thuật giả cùng phải đoàn y khoa viện Pháp-á tới Thái nghiên cứu hai vấn đề:
* Bệnh Lảy tài.
* Bệnh đậu Lào.
Lảy tài là tiếng Thái, có nghiã Ngủ rồi chết. Loại bệnh này hiện đang giết khá nhiều người Thái. Thanh niên ngủ rồi đi luôn. Các y sư Thái cho rằng nguyên do chính phát xuất từ thiếu sinh dưỡng. Còn dân Thái cho rằng, hồn vợ từ kiếp trước về bắt đi. Vì vậy khi thấy triệu chứng bệnh. Họ cho thanh niên đó mặc quần áo đàn bà, tô son phấn, như phụ nữ. Hy vọng hồn vợ về sẽ tưởng đó là đàn bà, không bắt đi.
Còn đậu Lào, là một chứng dịch. Hàng năm, gió từ Lào thổi sang Đông, người Việt bị. Gió thổi sang Bắc, người Hoa bị. Gió thổi về Nam, người Miên bị, Gió thổi sang Tây, người Thái bị. Mỗi lần dịch hoành hành, dù Đông y, Tây y đều bó tay. Chỉ cần sốt ba ngày, là đi luôn. Khi mới bị, nếu bác sĩ cho dùng trụ sinh, bệnh nhân sẽ chết tức khắc.
Đã có nhiều phái đoàn Anh, Hoa-kỳ, Nhật-bản sang nghiên cứu, song tìm không ra. Thế nhưng phái đoàn Pháp tới Thái, chỉ cần mười hai ngày, đã tìm ra nguyên do Lảy tài cùng phép trị đậu Lào. Ai cũng ngạc nhiên, cho rằng phái đoàn Pháp giỏi. Nhưng thuật giả thấy không phải thế. Nguyên do, mấy phái đoàn kia sang Thái, chỉ đến đại học, cùng các y viện. Mà khi bệnh nhân hai loại trên, chở đến nơi, thì đã sắp chết.
Phái đoàn Pháp ngược lại, được chia làm chín toán. Mỗi toán ba bác sĩ. Trong đó có một bác sĩ gốc Việt. Thuật giả mau chóng tìm được một số Việt kiều có tâm Bồ-đề, bỏ công ăn việc làm đi theo thông dịch từ tiếng Thái sang tiếng Việt. Bác sĩ Pháp gốc Việt địch sang tiếng Pháp. Các thông dịch viên tình nguyện gồm:
— Cô Siraporn Vongsirikul (Udorn Thani)
— Cô Thewipa Laksirilert (Udorn Thani)
— Cô Rattana Oryem ( Loei)
— Cô Wachnian Nongnuch (Nongburlumpu)
Khi tới Thái, việc đầu tiên, tôi hỏi tin tức Bồ-tát Luang Pukhao Analayo. Người ta cho biết ngài viên tịch ngày 15 tháng 5 năm 1983. Đức vua đã làm lễ quốc táng. Sau khi thiêu, ngọc xá lợi phân phát cho khắp chúng sinh.
Ngày 7-8 tôi nhờ cô Thewipa Vongsirkul dẫn tới tháp thờ ngài. Tháp xây rất lớn, theo lối nửa Ấn, nửa Tây-phương nằm trên ngọn đồi thấp, cạnh động ngài vẫn ngồi tham thiền. Trong tháp có bia tóm lược tiểu sử ngài bằng tiếng Anh, Thái.
Ngày 12 tháng 8, tôi cùng bác sĩ Vareilla Pascale, Trần thị Phương-Châu công tác tại Sakhonne Nakhon. Sở dĩ tôi dành thành phố này, vì tương truyền trước đây thuộc lãnh thổ Lào, nơi diễn ra trận đánh kinh khủng giữa công chúa Nguyệt-Đức Phùng-Vĩnh-Hoa thời vua Trưng với Vương-Bá. Tôi muốn tới tìm di tích tổ tiên mình.
Cô Thewipha Laksirilert dẫn chúng tôi thăm ngôi tháp cổ That Phanom Shrire. Khi xe sắp tới, đã có tiếng nói trên loa phóng thanh:
— Hôm nay chúng ta có thiện duyên đón một Phật-tử từ Pháp qua. Phật tử có đại nguyện mang túi cứu đời đã tới.
Tôi kinh hãy đến ngẩn cả người ra. Vì buổi sáng, cô Thewipha lái xe cho chúng tôi đi dọc bờ sông Mékong chơi. Trong lúc ngắm cảnh, tôi hỏi về ngọn tháp, mà tương truyền năm thế kỷ trước Tây-lịch, có năm tỳ kheo tới tu, xây lên cao 24 mét. Rồi sau công chúa Nguyệt-Đức có trú quân tại đây. Cô Thewipha lái xe đưa chúng tôi tới. Bằng cách nào vị trụ trì lại biết trước như vậy? Hơn nữa biết rõ tên tôi là Đại-Sỹ ( Đại không phải lớn, mà là cái túi. Sỹ là đứng chờ. Phụ thân đặt tên cho tôi với ước vọng sau này tôi làm thầy thuốc, mang túi đi cứu chúng sinh).
Tôi vào lễ Phật, rồi bái yết vị tăng đã xướng câu đó. Người chỉ là một đại đức, tuổi chưa tới bốn mươi. Có lẽ đi tu, ăn chay từ nhỏ, nên da dẻ hồng hào. Đại đức nhìn tôi với giống như đức Phật nhìn đệ tử với lòng xót thương, còn trong biển u mê. Tôi quỳ gối bái yết:
— Đệ tử xin được bái yết thầy, nghe lời dạy dỗ.
Đại đức đỡ tôi dậy, nắm tay:
— Ông với bần tăng có thiện duyên. Khi ta có thiện duyên, thì trước sau rồi cũng gặp nhau. Có điều ông tới hơi trễ.
Đại đức không hỏi tôi gì hơn, người giảng cho tôi về nghiệp báo, cùng yếu chỉ kinh Thủ-lăng-nghiêm.


Nguồn:http://www.huyenthoai.org/AnhHungTieuSon/bat0.html
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, Veronica07031, cunconhamchoi, mrDnguyenD, mitmitnana, tuankietxm, BillGates6868, trườngđời
Đầu trang

quangdenet
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 167
Tham gia: 00:41, 19/09/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi quangdenet »

Nhờ bác tây đô đạo sĩ xem cho cháu lá số này với, tìm bác bác mấy tháng h mới thấy bác ở chuyên mục này, kính mong bác xem cho cháu với đa tạ bác nhiều !!!!!!!!!!!!!
https://lyso.vn/lasotuvi/1/060028 ... gdenet.jpg" target="_blank
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

quangdenet đã viết:Nhờ bác tây đô đạo sĩ xem cho cháu lá số này với, tìm bác bác mấy tháng h mới thấy bác ở chuyên mục này, kính mong bác xem cho cháu với đa tạ bác nhiều !!!!!!!!!!!!!
https://lyso.vn/lasotuvi/1/060028 ... gdenet.jpg" target="_blank
Cậu vào nhầm chỗ rồi, vào đây xếp hàng nhé:Xem lá số Tử vi dựa theo quan điểm Phật giáo
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”