Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
quangdenet
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 167
Tham gia: 00:41, 19/09/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi quangdenet »

bác ơi, con tìm mãi mà không thấy topic ấy hay bác làm ơn xem qua một chút cho con nhé, cám ơn bác nhiều nhiều !!!!!!!!!!!!!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

quangdenet đã viết:bác ơi, con tìm mãi mà không thấy topic ấy hay bác làm ơn xem qua một chút cho con nhé, cám ơn bác nhiều nhiều !!!!!!!!!!!!!
Cậu đùa à??? bấm vào nickname của tôi, xem thông tin cá nhân rồi bấm vào các bài viết của tôi thì tìm ra ngay, có gì khó đâu. Người ta xếp hàng mấy ngày nay, tôi xem cho cậu ở đây sao được.
Đầu trang

quangdenet
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 167
Tham gia: 00:41, 19/09/10

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi quangdenet »

con đăng bài ở topic " Xem lá số Tử vi dựa theo quan điểm Phật giáo" kính mong bác xem qua lá số cho con với mãi mới tìm được bác, quả thật là có duyên kính mong bác xem qua cho con một chút, cảm tạ bác rất nhiều !!!!!!!
Đầu trang

Ngon_gio_Dong
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1301
Tham gia: 17:04, 01/04/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Ngon_gio_Dong »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:

Một nữ tướng dưới triều Nhà Tần.

Dưới triều Tần, xã hội công khai đối xử đàn bà thấp kém hơn đàn ông không có rõ ràng như các triều đại khác. Nhiều phụ nữ tham gia vào quân đội và ra chiến trường rất là dễ dàng. Lúc đó tôi là nữ tướng. Tôi mặc áo giáp và cầm giáo dài. Tôi cầm đầu một toán lính phụ nữ ở trận tuyến. Chúng tôi giao chiến với người Tây Tạng. Những vị tướng chỉ huy là Xue Dingshan và Fan Lihua. Xue Dingshan thì chỉ huy lính đàn ông. Fan Lihua thì chỉ huy lính đàn bà.

Binh sĩ chúng tôi thắng nhiều trận chiến và tinh thần lên rất cao. Sau khi thắng trận cuối cùng, Fan Lihua gọi tất cả nữ tướng để ăn mừng thắng trận. Chúng tôi uống rượu, nói chuyện, và ca hát. Vì chúng tôi phải về nhà ngày hôm sau, mọi người đều thanh thản. Nhưng buổi tiệc ăn mừng ẩn dấu âm mưu xấu xa. Một viên chức triều đình phản bội vì ganh tị với Fan Lihua thành công và lo sợ bị lu mờ và ảnh hưởng đến sự thăng cấp nên hắn ta bỏ thuốc độc trong rượu. Tất cả nữ tướng tham dự buổi tiệc đều chết, cả Fan Lihua. Kiếp đó tôi chỉ sống độ hơn hai mươi tuổi.
Chuyện này quả là rất lạ. Theo cháu biết, thời Tần chỉ có các nam binh sĩ, ko có nữ binh sĩ hoặc nữ tướng
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Ngon_gio_Dong đã viết:
Tây Đô đạo sĩ đã viết:

Một nữ tướng dưới triều Nhà Tần.

Dưới triều Tần, xã hội công khai đối xử đàn bà thấp kém hơn đàn ông không có rõ ràng như các triều đại khác. Nhiều phụ nữ tham gia vào quân đội và ra chiến trường rất là dễ dàng. Lúc đó tôi là nữ tướng. Tôi mặc áo giáp và cầm giáo dài. Tôi cầm đầu một toán lính phụ nữ ở trận tuyến. Chúng tôi giao chiến với người Tây Tạng. Những vị tướng chỉ huy là Xue Dingshan và Fan Lihua. Xue Dingshan thì chỉ huy lính đàn ông. Fan Lihua thì chỉ huy lính đàn bà.

Binh sĩ chúng tôi thắng nhiều trận chiến và tinh thần lên rất cao. Sau khi thắng trận cuối cùng, Fan Lihua gọi tất cả nữ tướng để ăn mừng thắng trận. Chúng tôi uống rượu, nói chuyện, và ca hát. Vì chúng tôi phải về nhà ngày hôm sau, mọi người đều thanh thản. Nhưng buổi tiệc ăn mừng ẩn dấu âm mưu xấu xa. Một viên chức triều đình phản bội vì ganh tị với Fan Lihua thành công và lo sợ bị lu mờ và ảnh hưởng đến sự thăng cấp nên hắn ta bỏ thuốc độc trong rượu. Tất cả nữ tướng tham dự buổi tiệc đều chết, cả Fan Lihua. Kiếp đó tôi chỉ sống độ hơn hai mươi tuổi.
Chuyện này quả là rất lạ. Theo cháu biết, thời Tần chỉ có các nam binh sĩ, ko có nữ binh sĩ hoặc nữ tướng
Những câu chuyện này thường do các hành giả Pháp luân Công quán sát trong lúc thiền định chứng túc mạng thông. Thấy được quá khứ. Có thể không được ghi chép trong chính sử. Câu chuyện này chỉ muốn nói về luân hồi nhân quả, chuyện nó có thật hay không cũng không quá quan trọng. Thân mến.
Được cảm ơn bởi: Ngon_gio_Dong
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Chuyện Tái Sinh Của Samten
Thích Nguyên Tạng

Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche, sáng lập viên Hội Bảo vệ Truyền thống Phật giáo Đại thừa (năm 1975, văn phòng trung ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ). Hiện tổ chức này có gần một trăm chi nhánh trên khắp các châu lục. Vừa qua, một tu viện tại Nepal đã cử hành lễ "thụ phong" cho một chú bé bốn tuổi mà giới PG Tây Tạng xem đây là người tái sinh của cụ bà Amala (cố mẫu thân của Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche). Dưới đây là bài viết của Sư cô Robina Courtin, người Hoa Kỳ, đúc kết lại những gì đã nghe và thấy về cuộc "hành trình chuyển tiếp" khá lý thú này.
"Tôi đã tìm thấy được mẹ tôi", Ngawang Samten, chị của Thượng tọa Zopa, la lên một cách vui sướng khi vừa gặp lại cô Merry Colony (người Anh), vào tháng Tám năm 1993, sau hai năm vắng mặt từ ngôi làng bé nhỏ, nằm trong vùng núi đá lởm chởm thuộc vùng Khumbu, nước Nepal.
Trong thực tế, cụ bà Amala, bà thân sinh của Thượng tọa Zopa Rinpoche, được rất nhiều người biết đến, đã qua đời vào đầu năm 1991. Merry nghĩ rằng chắc Ngawang Samten muốn ám chỉ một điều gì đó có liên quan đến sự tái sinh của cụ Amala. Merry rất thân với cụ Amala và Ngawang Samten trong dịp cô đến tu thiền trong một hang động gần đó và thường đến thăm họ ở Chùa Lawudo. Cả hai đều là nữ tu, công việc chính của họ là chăm sóc các hang động và ngôi Chùa này. Họ đến đây từ Thami, Tây Tạng.
"Gia đình tôi rất nghèo", Ngawang Samten nhớ lại, "bố tôi qua đời lúc em trai tôi, Sangye, còn trong bụng mẹ. Mẹ tôi suốt ngày đi chặt củi đổi lấy gạo để nuôi cả gia đình. Bà chỉ kiếm vừa đủ để nuôi anh em chúng tôi và bà thường lượm những mảnh vải người ta vứt trong thùng rác để may áo quần cho chúng tôi.”
"Và bà ta thường đến biên giới Tây Tạng (hai ngày đi bộ) mua muối", Merry nói, "đem về bán cho người ở trong làng. Bà cụ là một người nhỏ nhắn nhưng rất khỏe mạnh, bà đã làm mất đi nhiều ngón tay của mình khi chặt củi. Giống như nhiều người ở miền núi, bà cụ không biết chữ, bà cũng không biết nhiều về giáo lý. Nhưng bà tin tưởng đức Bồ Tát Quán Thế Âm và siêng năng thọ trì câu thần chú "Án ma mi bát di hồng" trong mọi lúc, mọi thời, và bà cụ rất tận tụy với các Tăng Ni. Mỗi ngày bà đều chăm sóc hang động, quét dọn, cúng dường hương đăng trên các bàn thờ.”
Gần đây, Thượng tọa Zopa Rinpoche cũng cho biết rằng: "Sau khi làm xong mọi việc trong Chùa mỗi ngày, bà cụ đều đến đảnh lễ Phật và cầu nguyện cho tôi. Bà cụ nói là bà cầu nguyện cho tôi 3 lần trong một ngày: sáng, trưa và buổi tối.”
"Mẹ cầu nguyện những gì?", tôi hỏi bà cụ, "bà nói rằng bà chỉ cầu mong chư Phật gia hộ cho tôi vượt qua mọi chướng ngại trên con đường tu học của mình.”
Vào tháng 12 năm 1990, cụ Amala muốn đi thăm đức Đạt Lai Lạt Ma (ở Ấn Độ) trước khi cụ qua đời. Già và yếu, nhưng bà vẫn cố gắng băng núi đèo để đến Kathmandu, và rồi đến đỉnh Sarnath (Bắc Ấn), đi cùng với bà có cậu út Sangye và Ngawang Samten.
"Đó là ngày trăng tròn tháng Giêng năm 1991", Sangye nhớ lại, "cũng là ngày cuối cùng của khóa tu Mật tông Kalachakra. Suốt ngày hôm đó, cụ Amala, chị Ngawang và tôi đã dự lễ điểm đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó chúng tôi trở lại túp lều và cụ Amala bảo: "Mẹ muốn nghỉ ngơi, đừng quấy rầy mẹ.”
"Chúng tôi linh cảm là có một điều gì đó sắp xảy ra, chúng tôi quanh giường của cụ khoảng mấy phút sau, cụ trở mình nghiêng bên phải và rồi "mất" tại đó. Khuôn mặt của bà như đang ngủ.” "Bà cụ vẫn nằm trong tư thế "kiết tường" như vậy trong 3 ngày, nét mặt đẹp hơn, sáng hơn. Chúng tôi không chạm đến thi thể của cụ cho đến chiều ngày thứ ba, nét mặt vẫn không thay đổi. Chúng tôi tiến hành tang lễ và hỏa táng sau đó. Có hơn 200 Tăng Ni và Phật tử đến dự.” "Rõ ràng vào ngày cụ Amala qua đời là ngày trăng tròn, người dân trong vùng Lawudo (ở Nepal) nhìn thấy một con chim ưng lông trắng bay lượn ba vòng ở trong vùng rồi sau đó bay về hướng Đông Tây Tạng. Sau này họ nói với tôi về điều đó, họ nói là họ rất ngạc nhiên.
Trên đây là toàn bộ câu chuyện mà Ngawang đã kể cho cô Merry nghe, khi cô đến thăm Lawudo vào tháng Tám năm 1993.
Vào đầu tháng Bảy năm đó (1993), Ngawang Samten hay tin một người bạn láng giềng của chị là Lhakpa bị tai nạn, vì thế chị quyết định đi thăm cô ta. Ngawang không gặp cô ta từ khi cụ Amala qua đời. Gia đình cô dời về ở một ngôi làng Genukpa cách Chùa Lawudo khoảng mười lăm phút đi bộ.
Đó không phải là nơi gần với Lawudo, nên Ngawang Samten và Lhakpa ít khi gặp nhau. Lhakpa bị thương ở chân nhưng không nặng lắm. Cô ta rất mừng khi gặp lại Ngawang Samten. Lhakpa có 4 đứa con, đứa nhỏ nhất là một cậu bé được sanh sau khi cụ Amala mất vài tháng ở Ấn Độ. Lhakpa bắt đầu nói với Samten về đứa con trai út của mình. Nó là một đưá trẻ thông minh lạ thường, cô ta nói, từ khi nó tập nói lúc 2 tuổi, chú bé thường nhắc đến Chùa Lawudo, một ngôi Chùa mà chú chưa từng biết đến bao giờ. Vì thế, điều này làm cho cô ta và cả gia đình rất kinh ngạc.
Và khi Ngawang Samten gặp riêng chú bé, chú dường như nhận ra chị, và chú yêu cầu chị đưa chú đi thăm Chùa Lawudo. Chú bé là một đứa trẻ đẹp và khỏe mạnh, chú bày tỏ sự quen thuộc đối với Lawudo: nhắc đến tên của 3 con bò chẳng hạn. Và chú tiếp tục nói là chú muốn đi đến đó: "Đó là nơi mà cháu đã từng sống", chú nói. Ngawang Samten rất ngạc nhiên và chị bắt đầu đến thăm chú bé thường xuyên hơn và luôn luôn tìm thấy những điều tương tự. Chú yêu cầu chị: "Hãy đưa cháu về Lawudo đi.”
Một điều đáng chú ý hơn, là chú thường nhắc đến Sangye, Thượng tọa Zopa Rinpoche và ngôi tu viện Kopan của Ngài, trong khi tu viện đó ở dưới thung lũng Kathmandu. "Cháu tự hỏi không biết khi nào Thượng tọa và Sangye sẽ đến thăm cháu, chú nói. Ngawang Samten đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chú đưa ra những thông tin mới hơn: "con đường đi đến tu viện Kopan rất xấu, có lẽ họ đang bận rộn sửa sang lại nó.” Rõ ràng, đó là sự thật. Chú bé cũng thường bày tỏ ý định muốn đến Kopan một mình.
Một ý tưởng nảy sinh, phải chăng chú bé này là một bằng chứng tái sinh của mẹ chị? Ý tưởng đó đã ngự trị và trở nên rối bời trong đầu óc của Ngawang Samten nghĩ rằng mình không thể ngạc nhiên và bỏ qua cơ hội này và chị quyết định trắc nghiệm chú bé.
Cuối cùng, chị đưa chú bé về thăm Chùa Lawudo. "Ngay khi bước vào phòng ăn", chị nhớ lại "chú bé bắt đầu mô tả nhà bếp, những băng ghế, cái lò sưởi và điều đáng chú ý là chú chạy lên Chánh điện và đi kinh hành mấy vòng, giống như cụ Amala đã từng làm, dù ở đây chú hay bị vấp và té, bởi vì chú nhỏ quá.”
Ngawang Samten cùng kiểm tra với Hòa thượng Wangchuk, một Lạt Ma địa phương lừng danh trong việc quan sát các trường hợp như thế. Và Ngài đã xác nhận chú bé này đúng là người tái sinh của cụ Amala.
(Theo tạp chí Mandala, tháng 11/1997)
Nguồn:http: Chuyện Tái Sinh Của Samten
Được cảm ơn bởi: Veronica07031, Tr_ThanhThuy, mitmitnana
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Ly kỳ về tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt

Minh Thần Tông (1572-1620) tên thật là Chu Dực Quân, hoàng đế thứ 13 của triều Minh (Trung Quốc). Trong sử sách hiện lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ về tiền kiếp của ông tại một ngôi chùa ở làng Bóng, xứ Đông của nước Đại Việt.
Thời vua Lê Kính Tông (1599-1619) và chúa Trịnh Tùng (1570-1623), năm ấy, triều đình cử một đoàn sứ bộ sang nước Minh; Nguyễn Tự Cường (1570-?), Tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn (1604) được bổ làm Chánh sứ. Khi ở phương Bắc, vị sứ thần nước Việt đã vô cùng kinh ngạc khi được biết một câu chuyện ly kỳ do chính vua Minh Thần Tông kể.
Bấy giờ, sau khi thực hiện các nghi thức và công việc ngoại giao, lúc vào cung bái yết Hoàng đế, Minh Thần Tông bỗng hỏi sứ thần Nguyễn Tự Cường rằng: “Người ở nước Nam, vậy có biết chùa Quang Minh của nước Nam ở đâu hay không?”. Nguyễn Tự Cường đáp là không biết, ông băn khoăn tự hỏi không rõ vua Minh muốn biết đến ngôi chùa đó làm gì.
Thấy vẻ mặt đăm chiêu của viên Chánh sứ, Minh Thần Tông nhân đó mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng: “Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị Thiền sư ở chùa Quang Minh. Nay, ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm như thế nào”. Nguyễn Tự Cường thưa: “Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu Bệ hạ là kiếp sau của Thiền sư Trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chính chùa Quang Minh mới có thể rửa được”.
Về nước, Nguyễn Tự Cường đem việc này tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi tìm ngôi chùa mà Minh Thần Tông đã nói tới.
Ngôi chùa đó chính là chùa Bóng tên chữ là Quang Minh Tự, vì xây dựng trên đất làng Bóng nên có tên dân gian như vậy; nơi đây thuộc địa phận xã Hậu Bổng, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Theo các thư tịch cổ như Lĩnh Nam chích quái, Công dư tiệp ký, Đại Nam nhất thống chí…, chùa được khởi công xây dựng vào cuối thời Trần. Ban đầu có quy mô nhỏ, nhưng qua nhiều đời được trùng tu, mở rộng và được coi là một trong những ngôi chùa đẹp. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là một thắng cảnh của thiền lâm”.
Chùa Bóng không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp mà còn được biết đến bởi có nhiều vị cao tăng đạo hạnh, có công lao hoằng dương Phật pháp, trong đó, có Thiền sư Huyền Chân (còn gọi là Thiền sư Bật Sô). Theo Quang Minh tự sự tích cho hay, Thiền sư Huyền Chân người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình) thế danh là Đức, sinh và mất năm nào chưa rõ.
Tương truyền rằng khi đã về già, một hôm, Thiền sư Huyền Chân nằm mơ thấy Phật A Di Đà (Amitabhâ) đến nói cho biết rằng: “Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu, vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm Đại đế ở phương Bắc”.
Tỉnh dậy, Thiền sư Huyền Chân liền kể lại giấc mơ với đệ tử của mình và dặn: “Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu”. Các đệ tử đều lắng nghe, ghi nhớ và về sau làm theo đúng ý của Thiền sư Huyền Chân.
Vậy là qua tìm kiếm, triều đình nhà Lê không chỉ biết được ngôi chùa Quang Minh mà còn khám phá ra một câu chuyện lạ về tiền kiếp của ông vua nước láng giềng phương Bắc. Sau đó, nhà Lê cho lấy nước giếng của chùa Quang Minh đem sang biếu Minh Thần Tông. Minh Thần Tông liền dùng nước ấy để rửa thì quả là rất hiệu nghiệm, lấy làm vui mừng vì thế đã sai gửi 300 lạng vàng thưởng cho Nguyễn Tự Cường. Tự Cường liền đem toàn bộ số vàng này cúng cho chùa Quang Minh để lo việc trùng tu.
Sau này Nguyễn Tự Cường làm quan đến chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, tước Xuân Quận công; khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo.
http://baodatviet.vn/Home/congdongvi...108261.datviet" target="_blank
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, mitmitnana
Đầu trang

Ngon_gio_Dong
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1301
Tham gia: 17:04, 01/04/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Ngon_gio_Dong »

Nếu câu chuyện trên là có thật thì cháu thấy nó cũng ko phải là có hậu với thiền sư Huyền Chân. Trong lịch sử, Minh Thần Tông là ông vua vô đạo, đã tiêu diệt dòng họ của người thầy dạy mình. Chính ông ta đã làm cho nhà Minh suy yếu. Vị thiền sư kia mất bao công tu, về sau lại đầu thai làm một hoàng đế vô đạo, để đến cái kiếp thứ 3 phải trả quả, thì đâu phải là việc tốt
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Ngon_gio_Dong đã viết:Nếu câu chuyện trên là có thật thì cháu thấy nó cũng ko phải là có hậu với thiền sư Huyền Chân. Trong lịch sử, Minh Thần Tông là ông vua vô đạo, đã tiêu diệt dòng họ của người thầy dạy mình. Chính ông ta đã làm cho nhà Minh suy yếu. Vị thiền sư kia mất bao công tu, về sau lại đầu thai làm một hoàng đế vô đạo, để đến cái kiếp thứ 3 phải trả quả, thì đâu phải là việc tốt
Vâng nhân quả trùng trùng luân hồi khó thoát. Nhà Phật có câu " Không khéo tu thành tam thế oán". Tức là kiếp này tu hành chưa giải thoát, kiếp sau nhờ tạo phúc được giàu sang phú quý, quên mất sự tu hành rồi gây nghiệp xấu ác, kiếp tiếp theo bị đọa lạc vào đường ác. Truyện ông vua ở trên có lẽ là trường hợp này chăng?


Tu hành không biết đường giải thoát, chỉ biết có làm thiện, tưởng vậy là đủ.
Nhưng thực ra quá thiếu!
Dù tu hành có giỏi cho mấy, cũng bị lọt lại trong vòng sanh tử vô thường.

Dù họ có thể tái sanh thành người giàu có để hưởng phước.
Nhưng Phật dạy, những người này chỉ biết tu phước báu Nhân-Thiên, không thể thành tựu đạo nghiệp!
Khi hưởng nhiều phước báo rồi thì không còn tu hành nữa.
Trái lại, lại đâm ra hủy báng người tu hành, khinh thị người nghèo khó...
Chính vì vậy mà tạo nghiệp rất lớn, để sau cùng bị quá báo nặng.

Đây gọi là "Tam Thế Oán" vậy.
[/font] [/font]
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, Ngon_gio_Dong, cunconhamchoi, Tr_ThanhThuy, mitmitnana, cherish_1
Đầu trang

baochinh87
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1946
Tham gia: 16:18, 16/10/11
Đến từ: Đà Nẵng

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi baochinh87 »

CHỨNG NHÂN VỀ SỰ TÁI SANH: GNANATILLAKA

Gnanatillaka là tên của một cô bé, sanh ngày 14-02-1956 ở đảo Kotamale, thuộc xứ Tích Lan. Trường hợp này xẩy ra vào năm 1960, khi cô chỉ bốn tuổi rưỡi. Bấy giờ cô bảo cha mẹ cô: “Con muốn gặp cha mẹ con.”

“Thì cha mẹ con ở đây rồi!” Bà mẹ đáp.

“Không!” Cô Gnanatillaka quả quyết. “Con muốn gặp cha mẹ thực của con. Con sẽ chỉ ba má biết nơi họ đang sống, xin đưa con đến đó đi!”

Cô giải thích cho cha mẹ cô biết đường đến ngôi nhà mà cha mẹ thực của cô đang sống. Căn nhà ấy tọa lạc gần vùng trà Talawekele, cách nơi họ đang ở khoảng 20 dặm. Cha mẹ cô không hiểu gì về câu chuyện lạ lùng của đứa con gái họ. Ngày tháng trôi qua, cô Gnanatillaka tiếp tục xin đi thăm cha mẹ thực của cô.

Chẳng bao lâu chuyện ấy lan truyền khắp nơi. Một vài giảng sư thuộc Đại Học Đường Tích Lan và Đại Đức Piyafasi đến nơi để tìm hiểu về câu chuyện ấy. Họ quyết định nghiên cứu và lắng nghe cô ấy thuật lại câu chuyện hồi cô còn là một cậu bé mang tên Tilakaratna. Họ đã ghi chép tất cả mọi chi tiết…

Dựa theo lời chỉ dẫn của cô, họ theo cô đến viếng ngôi nhà mà cô diễn tả. Gnanatillaka chưa từng bao giờ đến viếng thăm nhà đó trong kiếp hiện tại của cô, cũng chẳng hề bước chân đến vùng đất có căn nhà này. Lại nữa hai gia đình này chưa có một mối liên quan mật thiết gì với nhau mà cũng chẳng biết gì về đời sống của nhau.

Khi mọi người đều bước vào nhà rồi Gnanatillaka giới thiệu cha mẹ thực của mình cho các vị giảng sư ấy biết. Đoạn cô giới thiệu anh chị và em trai, em gái. Cô còn gọi đúng tên thân mật của từng người anh, chị, em cô.

Cha mẹ kiếp trước của cô được mời tới, họ diễn tả tính tình và thói quen của đứa con trai họ đã qua đời vào ngày 09-12-1945. Khi cô thấy người em trai kiếp trước, cô tảng lờ không nhìn mà cũng không nói chuyện với nó nữa. Cha mẹ kiếp trước của cô giải thích rằng hai anh em nó luôn luôn đánh lộn và cãi nhau. Có lẽ Gnanatillaka vẫn còn giữ mối ác cảm từ kiếp trước.

Khi thầy giáo trong ngôi trường thuộc địa phương này nghe câu chuyện ấy, ông đến ngay căn nhà đó để xem cho tận mắt. Ông bước vào nhà thì cô giới thiệu ông là thầy của cô. Cô còn có thể nhớ lại những bài học và bài tập mà thầy giáo đã cho cô làm khi cô là cậu trai kiếp trước.

Câu chuyện cô Gnanatillaka chẳng bao lâu lan rộng ra. Một nhà sưu tầm chuyên nghiệp về các trường hợp tái sanh là tiến sĩ Slan Stevannon của Đại Học Virginia từ Mỹ Quốc bay sang Tích Lan để tìm hiểu trường hợp này. Sau khi nghiên cứu ông cho biết rằng trường hợp này là một trong những trường hợp hy hữu nhất đối với tái sanh về hai phương diện: vừa chi tiết rõ rệt, vừa có tánh cách tâm lý.

Quyển sách lý thú bàn về trường hợp của cô đã được phát hành bằng ngôn ngữ Sinnala tại Tích Lan.

Bàn thêm. Tánh bẩm sinh là cái nghiệp tiền kiếp chưa giải dứt. Kiến thức thông minh là nhờ kiếp trước có học và biết kính trọng kinh sách thánh hiền. U tối là vì kiếp trước không kính thầy, hủy hoại kinh sách. Nhớ từng chi tiết là có lẽ nhờ ít tội được mau đi đầu thai.



(Trích: Bồi Dưỡng Đức Tin của Ngọc Giáo hữu Bùi Văn Tâm.)
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”