Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Ngon_gio_Dong đã viết:
zhangjuhua1712 đã viết: "Phật tổ dạy “ 500 năm tu của tiền kiếp mới đổi được 1 lần đi qua chạm vai nhau”. Vậy kiếp trước chúng ta đã phải tu bao nhiêu năm mới đổi được sự gặp gỡ của kiếp này?"
Tu 500 kiếp mà tu tử tế thì thoát luôn ra khỏi luân hồi sinh tử rồi, làm gì có chuyện tái sinh mà chạm vai nhau nữa. Câu nói trên nếu sửa là 500 kiếp sống thì hợp lý hơn là 500 kiếp tu
500 năm thôi, 500 kiếp rất dài, 500 năm khoảng 7-8 kiếp. Nếu tu đúng cách thì 1 kiếp cũng có thể thoát khỏi luân hồi rồi. Nói chung câu chuyện trên nói về sự ràng buộc của tình ái thế gian, chưa nói đến sự thoát khỏi luân hồi. Cuối cùng cô gái tự thấy sự vô nghĩa của mình và ngộ đạo.
Được cảm ơn bởi: Ngon_gio_Dong, kimtudon, zhangjuhua1712
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

zhangjuhua1712 đã viết:
[highlight=#fdfbf7]Như vậy rất tốt, có chàng trai sẽ đỡ tốn thêm 1000 năm, để nhìn con 1 cái , họ đã phải luyện 2000 năm rùi đó…[/highlight]
cháu rất thích câu này
:-/ đôi khi cháu hok hiểu tại sao có nhiều ng phài chờ đợi 1 điều gì đó ko thuộc về họ , cứ mãi chạy theo những ảo ảnh để rồi dừng chân mỏi gối mới phát hiện ra mình chẳng đc gì , có lẽ cháu ko phải là ng như vậy nên phàm làm việc gì cháu cũng chỉ làm vừa đủ , cũng giống như khi kiếm đc 9 đồng thì chấp nhận 9 đồng ko cố gắng phải thêm 1 đồng nữa cho đủ 10 đồng , vì vậy nên cháu lúc nào cũng lưng lửng vô lo bác nhỉ , vì nhưng vấp váp ban đầu nên cháu cũng thay đổi luôn quan điểm sống , tất cả tuỳ duyên , đôi khi tò mò muốn bik tương lai nhưng , tương lai tốt thì vui vui khi xấu thì cũng ko buồn , tất cả rồi sẽ qua sau cơn mưa trời lại sáng ( trừ khi mưa btối bác nhỉ :P) Cháu cũng mong nếu sau này tái sinh kiếp khác cháu vẫn giữ đc suy nghĩ này vô tư vô lo vô cầu , :)
Ái chà, cô bé này giỏi đấy...khà....khà...nhưng nhớ tận nhân lực mới tri thiên mạng nhé. :x
Được cảm ơn bởi: Hoả Kỳ Lân, zhangjuhua1712
Đầu trang

baochinh87
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1946
Tham gia: 16:18, 16/10/11
Đến từ: Đà Nẵng

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi baochinh87 »

Những tiền thân của Ðức Ðịa Tạng

I

Theo kinh Ðịa Tạng, Ðức Ðịa Tạng trước khi đắc quả Bồ Tát, đã phân thân nhiều kiếp độ rỗi chúng sanh. Có kiếp Ngài sanh làm thiếu nữ, có kiếp làm nam nhơn và cũng có kiếp làm vua. Dưới đây là sự tích Ngài chuyển sanh làm một thiếu nữ dòng Bà La Môn.

Hồi thời kỳ thượng pháp, một người thuộc dòng Bà La Môn, sanh được một đứa con gái rất đoan trang phúc hậu, ai cũng đem lòng kính trọng. Nhưng mẹ nàng mê theo ngoại đạo, không bao lâu mẹ nàng mang bịnh lìa trần. Vì lúc sanh tiền đã tạo nhiều ác nghiệp, nên Thần hồn phải theo nghiệp quả đọa lạc vào Vô gián Ðịa ngục.

Còn nàng, phần thương mẹ, phần sợ người nặng nghiệp trầm luân, nên bán tất cả ruộng vườn, rồi sắm sanh lễ vật đến chùa trước cúng dưng, sau cầu nguyện Ðức Phật từ bi cứu độ mẹ nàng.

Lễ bái xong, nàng nhìn sửng tượng Phật Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai mà khóc, không chịu ra về. Bổng từ không trung có tiếng bảo: "Thánh nữ đừng buồn rầu khóc lóc, để Ta chỉ chỗ thác sanh của mẹ nàng cho nàng biết".

Thiếu nữ vừa mừng vừa sợ, liền chắp tay ngửa mặt lên mà bạch rằng: "Xin Ngài từ bi cho biết Ngài là Ðức Thánh Thần nào mà có lòng đoái thương đến kẻ phàm nầy vậy?".

- Ta đây là Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai mà Thánh nữ mới vừa lễ bái. Vì thấy nàng chí hiếu nên mách bảo cho. Vậy nàng hãy trở về ngồi yên lặng mà tưởng niệm danh hiệu ta tự khắc sẽ biết chổ thác sanh của mẹ.

Nàng vâng lời về nhà làm y theo lời Phật dạy, ngồi tịnh niệm trong một ngày một đêm. Bỗng nàng cảm thấy hồn mình đi tới một bờ biển cuồn cuộn ba đào, lại có vô số ác thú chạy tung tăng trên mặt nước, đồng thời hàng ngàn người đờn ông lẫn đờn bà lặn hụp dưới nước, mỗi khi trồi lên lại bị bọn ác thú ấy giành nhau cắn xé. Thêm vào đó, một bọn quỉ dạ xoa hình dung kỳ quái xúm lùa tội nhơn cho ác thú kia ăn.

Trước cảnh tượng thương tâm khủng khiếp ấy, hồn nàng lấy làm kinh sợ, song nhờ niệm Phật mà trấn tỉnh được.

Bổng có Vô Ðộc Quỉ Vương thấy hồn nàng oai nghi rực rỡ, biết chẳng phải bực phàm, bèn cúi đầu thưa:

- Bạch Ðức Bồ Tát, chẳng hay vì chuyện chi Bồ Tát thân đến chốn nầy?

Hồn nàng đáp:

- Ta nghe nói giữa núi Thiết Vi có cảnh Ðịa Ngục, có đúng như vậy chăng?

- Bạch Bồ Tát quả đúng như vậy.

- Ðịa Ngục là nơi giam cầm phạm nhơn, vậy Ta có tội gì mà phải đến đây?

- Bạch Bồ Tát, đi tới đây vốn có hai lẽ, một là các Ðấng có oai đức thần thông đến cứu độ phạm vong, hoặc là viếng cảnh. Hai là hồn những người tội ác đến thọ khổ hình theo cái nhơn đã tạo. Hồn nhốt nơi đây quá 49 ngày mà thân nhơn trên cõi Diêm-phù-đề không lo làm việc công đức chuộc tội giùm cho, thì hồn ấy phải thọ khổ hình như đã định. Bạch Bồ Tát, ở bên phía Ðông còn có một cái biển khác, nơi ấy sự hành phạt còn khổ hơn đây bội phần. Lại bên phía Ðông biển ấy cũng có một cái biển nữa, sự trừng phạt nơi đó không biết sao mà tưởng tượng. Tất cả ba biển ấy gọi là "Biển nghiệp".

Hồn thiếu nữ lại hỏi:

- Sao nơi đây chỉ toàn là "Biển nghiệp", còn địa ngục ở đâu?

- Bạch Bồ Tát, địa ngục vốn ở giữa ba cái biển ấy. Kể riêng ra thì mỗi nơi mỗi khác.

- Mẹ ta mới thác chưa bao lâu không biết thần hồn đã giam vào ngục nào?

- Chẳng biết thân mẫu Bồ Tát quí danh là chi?

- Cha ta tên Thi La Thiện Hiện, mẹ ta là Duyệt Ðề Li, cả hai đều dòng dõi Bà La Môn.

Quỉ Vô Ðộc nghe nói lật đật chắp tay bạch:

- Xin Thánh giá trở về bổn xứ khỏi phải lo buồn vì bà Duyệt Ðề Li đã rời khỏi Ðịa ngục mà lên cõi Trời cách đây ba ngày rồi. Ấy cũng là nhờ lòng hiếu thảo của con cầu nguyện nơi tháp tự của Ðức Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai nên cảm đến Phật Thánh mà được sanh về cõi Trời như vậy.

Dứt lời, Quỉ Vương chắp tay làm lễ xin lui. Còn thiếu nữ khi tỉnh lại nhớ rõ các việc mới biết đã nhờ Phật giúp cho hồn mình đến chỗ thác sanh của mẹ. Nàng vội vàng đến quì trước tượng Phật Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai mà phát niệm: Nay tôi nguyện cho đến kiếp vị lai nếu có chúng sanh nào tạo tội mà thọ khổ nơi Ðịa ngục, bất luận là kẻ thân thuộc hay người cừu oán, tôi sẽ lập nhiều pháp môn cứu độ cho được giải thoát.

Người thiếu nữ trên đây, tức là tiền thân của Ðức Ðịa Tạng Bồ Tát.



II

Trong đời quá khứ bất khả thuyết kiếp có hai vị quốc vương kết nghĩa lân bang với nhau rất hậu. Cả hai đều phát tâm hành thiện lo giáo hóa nhơn dân cải dữ theo lành.

Song vì nhơn dân ở các lân bang phần nhiều hay làm ác, không biết kính Phật trọng Tăng, lại mê theo Tà giáo. Hai vị quốc vương ấy thấy động lòng thương xót bèn cùng nhau tìm phương hóa độ chúng sanh thoát khỏi luân hồi nghiệp báo. Một vị thì phát nguyện xuất gia tu thành chánh quả để rồi hóa độ chúng sanh. Còn một vị thì nguyện tu hạnh Bồ Tát và nếu không độ được chúng sanh chứng quả Bồ Ðề, thì quyết không chịu thành Phật.

Vì thứ nhứt vốn là tiền thân của Ðức Phật Nhứt Thuyết Thí Thành Tựu.

Vì thứ nhì tức là tiền thân của Ðức Ðịa Tạng Bồ Tát lúc chưa thành đạo.

Vì lời nguyện ấy mà trải vô số kiếp, Ðức Ðịa Tạng chưa chịu thành Phật, cứ ở quả vị Bồ Tát, hóa thân giáng thế phổ độ chúng sanh.

Ðức từ bi bác ái và lòng độ sanh của Ngài thật bao la vô lượng vô biên.



III

Vô lượng kiếp trước, lúc Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai ra đời có một ông đại trưởng giả thuộc hàng hào tộc và đức độ.

Một hôm, trưởng giả gặp Phật trang nghiêm rực rỡ với cái kim thân cực đẹp, lòng ông lấy làm hân hạnh nên ông đến đảnh lễ Phật và bạch: ­- Bạch Ðức Thế Tôn, đệ tử lấy làm kính phục cái dung quang nghiêm trang và cực đẹp của Ngài, chẳng rõ kiếp trước Ngài làm những hạnh nguyện gì mà kiếp nầy Ngài được cái kim thân như vậy?

Phật liền đáp: - Nếu trưởng giả chịu phát nguyện tu hành theo đạo Bồ Tát một lòng tinh tấn, trải vô lượng kiếp lo hóa độ chúng sanh thoát khỏi đọa, đến ngày sau cũng được thân tướng tốt đẹp như ta vậy.

Trưởng giả nghe nói liền quì xuống, phát nguyện rằng: "Tôi ngưyện từ đây cho đến muôn kiếp sau, nếu chúng sanh còn thọ khổ trong lục đạo luân hồi, tôi sẽ dùng đủ phương tiện dẫn độ đến chỗ hoàn toàn giải thoát. Ðược vậy, tôi mới chứng quả Phật".

Vị trưởng giả đây cũng là tiền thân của Ðức Ðịa Tạng Bồ Tát.
Được cảm ơn bởi: teamoon, Tây Đô đạo sĩ, Hoả Kỳ Lân, kimtudon, zhangjuhua1712
Đầu trang

baochinh87
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1946
Tham gia: 16:18, 16/10/11
Đến từ: Đà Nẵng

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi baochinh87 »

Chuyện nầy trích ở quyển sách "Vấn đề con người và số phận" của Léon Denis, trang 289 "Le problème de l'être et de la destinée".

Năm 1862, ông hoàng Galitzin cùng với Hầu tước B… và Bá Tước R… đi nghỉ hè tại bờ suối nóng ở thành Hambourg. Một buổi chiều, ăn uống xong, có hơi trễ, ba người cùng đi dạo trong vườn một hí viện. Bỗng ba người bắt gặp một mụ bần hàn ngủ trên một chiếc "băng". Ba người liền đánh thức mụ và sau khi hỏi thăm tình cảnh cơ hàn lại dẫn mụ về khách sạn cho ăn uống no nê. Nguyên ông hoàng Galitzin vốn là một nhà biết thuật "thâu thần" nên nảy ra ý định thôi miên mụ ấy. Lạ một điều là bình thường mụ ấy chỉ bập bẹ một thứ thổ ngữ nước Ðức, thế mà lúc ngủ mê trong giấc thôi miên mụ lại nói tiếng Pháp đúng đắn và rành rẽ. Mụ bảo kiếp trước vào thế kỷ 18, mụ là một thiếu nữ giàu sang ở một biệt thự tại xứ Bretagne. Vì tư tình với kẻ khác, mụ nhẫn tâm xô chồng từ một tảng đá xuống biển chết tươi. Cho nên kiếp nầy mụ phải chịu bần cùng khốn khổ để đền tội kiếp trước. Mụ còn cho biết rành mạch nơi đã xãy ra án mạng ấy.

Về sau, ông hoàng Galitzin cùng Hầu tước B… dò theo lời mụ chỉ, đến xứ Bretagne tìm được nơi ấy, rồi hai người chia ra hai ngả để điều tra riêng nhau cho chắc ý. Lúc đầu hỏi không ai biết, sau gặp nhiều ông lão hỏi thăm thì mấy ông ấy bảo rằng có nghe cha mẹ thuật lại chuyện một thiếu nữ kiều diễm và giàu sang ở một biệt thự nọ, vì ngoại tình, đành nhẫn tâm xô chồng xuống biển. Thế là lời mụ kia thú tội trong giấc ngủ thôi miên đã được xác nhận.

Khi ông hoàng về ngang qua Hambourg, ông ghé hỏi thăm viên cảnh sát trưởng nơi đây về lai lịch của mụ ấy, thì được biết mụ chỉ biết bập bẹ được ba tiếng Ðức và sống bằng nghề đưa rước quân nhơn.
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ, kimtudon
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
kimtudon
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2185
Tham gia: 02:12, 16/06/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi kimtudon »

đọc câu truyện trên phần nào hiểu gần nhất với các vong linh hồn là đức địa tạng bồ tát.
lâu mới quay lại, để tìm sự bình yên trong tâm hồn. chúc thầy Tây đô và các bạn sức khỏe, bình an.
Đầu trang

baochinh87
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1946
Tham gia: 16:18, 16/10/11
Đến từ: Đà Nẵng

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi baochinh87 »

Lâu rồi con không post bài gửi tặng thầy mấy câu chuyện.

Một đứa bé 4 tuổi, trong những trường hợp kỳ dị nhìn nhận là cha mẹ nó hai người mà thuở nay nó không biết



Ðó là tiêu đề và phụ đề một bài báo đăng trong Ðuốc Nhà Nam ngày 6 tháng 9 năm 1932 dưới ngòi bút ông Phan Thế Ngọc. Dưới đây là nội dung bài báo ấy:

"Thầy Ðội Lang làm sở Thương Chánh ở tại Khánh Hội, trong vùng ngoại ô thành phố Saigon. Tuổi ngoài tứ tuần, thầy lấy làm sung sướng có được một đứa con gái tên Phiên, 19 tuổi mà sắc kiều diễm sánh bằng vẻ đẹp một đóa hoa tươi nở mùa xuân. Rủi thay! Sau một cơn bịnh dày xéo lối vài ngày, thiếu nữ ấy mạng chung, để thương nhớ cho cha mẹ.

Sự chết của thiếu nữ, cũng như của nhiều người khác, không có điều gì đáng chú ý, nó sắp đi vào chỗ lãng quên. Bỗng một hôm lại xảy ra cái hiện tượng ly kỳ dưới đây:

"Số là ngày 31 tháng 8 vừa qua, thầy Ðội Lang thấy một đứa bé trai lối 4 tuổi đương ngồi trước nhà thầy. Ðầu tiên thầy không chú ý tới, vì tưởng đâu là một đứa nhỏ ở lối xóm đến chơi. Nhưng, sau khi ăn cơm rồi trở ra, thầy vẫn thấy nó còn ngồi tại đó. Thầy vờ giận đuổi đi.

Ðứa bé liền nói:

- Nhà tôi ở đây, sau lại đuổi tôi?

Tất nhiên lời nói ấy không khỏi làm cho thầy, vợ thầy và vài người chứng kiến lấy làm ngạc nhiên. Có người làm lanh bảo rằng đứa bé ấy vốn là con nhà ai đi lạc và trong lúc thất thần, ngộ nhận thầy là cha ruột nó. Nhưng thím Ðội Lang vốn giàu lòng từ thiện, dùng lời dịu ngọt hỏi thăm cha mẹ nó tên gì và ở đâu. Ðứa bé lấy tay chỉ hai vợ chồng thầy Ðội và nói: "Thì cha mẹ tôi đây, nhà tôi đây, còn gì hỏi nữa?"

Thím Ðội lại hỏi nó tên gì, mấy tuổi. Nó đáp: "Con tên Mọi, 4 tuổi".

Không muốn để ý tới mấy lời vô lý ấy, thầy Ðội dẫn nó đi từng nhà trong xóm kiếm cha mẹ nó mà giao lại. Ði lối 500 thước, thầy tìm được bà nội nó. Giao đứa bé cho bà lão xong, thầy quày gót trở về, nó chạy theo khóc lóc và níu kêu: "Tía ơi! Tía ơi!". Thầy Ðội xô nó ra rồi bỏ đi. Nó liền ngã lăn xuống đất khóc ngất lên. Thầy không thế cầm lòng, liền quay trở lại. Thấy nó chịu nín, thầy bỏ đi nữa, nó càng chạy mau theo thầy. Bà nó thấy vậy, không biết tính sao, bèn năn nỉ thầy đội tạm dẫn nó về nhà, đợi cha mẹ nó chiều đi làm về sẽ lãnh nó lại.

Ở đây, nên nói rằng gia quyến của Mọi trước kia ở Chợ Ðũi, mới về cư ngụ tại Khánh Hội lối hai tuần nhựt và không hề giao thiệp với gia quyến thầy Ðội Lang. Vả lại, bà nội đứa bé không bao giờ để cho cháu bà rong chơi ở hàng xóm. Bà không khỏi ngạc nhiên khi thấy cháu bà bỗng nhiên nhìn nhận vợ chồng thầy Ðội, mà thuở nay nó không quen biết, là cha mẹ ruột của nó.

Chiều đến, khi cha mẹ nó tới lãnh về, nó lại không chịu theo, cưỡng bách thế nào cũng không được. Túng thế, cha mẹ nó đành tạm để nó ở lại rồi buồn bực ra về.

Tin nầy bắn ra khắp vùng làm cho nhà thầy Lang bữa nào cũng chật nứt khách háo kỳ. Có người cắc cớ vờ lấy món gì của thầy Ðội, nó chạy a tới giựt cho kỳ được.

Lại có điều lạ nầy nữa là đứa bé ấy biết rõ từng ngăn nắp trong nhà: phòng ăn, buồng ngủ, chỗ nào nó cũng quen thuộc dường như đã ở trong nhà nầy lâu lắm rồi. Tên họ và ngôi thứ mấy người bà con của thầy Lang đến thăm, nó đều biết cả.

Trước cái hiện tượng lạ lùng không thể giải thích được ấy, người ta suy cứu mà tin rằng linh hồn của con Phiên, vì cảm thấy cha mẹ vô cùng đau khổ về câu tử biệt, nên đầu thai vào xác tên Mọi, cốt để làm dịu bớt phần nào sự đau thương của hai người vậy".

Tường thuật cái hiện tượng nầy, mục đích của tôi là trình bày nó cho các nhà Linh hồn học để tâm suy cứu, và mong ở họ một sự giải thích rõ ràng."
Đầu trang

baochinh87
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1946
Tham gia: 16:18, 16/10/11
Đến từ: Đà Nẵng

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi baochinh87 »

Báo Pháp văn "Le Populaire", xuất bản ngày 20-8-36 tại Saigon, cho biết tại Delhi, thuộc xứ Ấn Ðộ, mới đề cử một Ủy ban gồm nhiều vị lương y và bác học để quan sát một hiện tượng Luân hồi rất lạ.

Nguyên tại Delhi có một đứa bé gái 9 tuổi, tên Shanti Devi, mà từ 6 năm rồi cứ nói việc kiếp trước của nó cho cha mẹ nghe mãi. Vốn sanh trưởng tại Delhi, nàng chưa bao giờ đi đâu cả, thế mà nàng thường ngỏ ý muốn đến thành Muttra để thăm, theo lời nàng nói, chồng nàng là một chủ tiệm may nơi đó.

Nàng cứ nài nỉ như vậy mãi, thét rồi cha mẹ nàng cũng phải dọ hỏi tin tức, thấy quả nhiên y như lời nàng nói.

Vài thân nhân của chủ tiệm may mà nàng nhận là chồng, nghe vậy bèn đến Delhi xem sao, thì nàng nhìn biết ngay. Người chủ tiệm cũng có đến và khi bước chơn vào nhà nàng, nàng chạy lại ôm cổ vừa reo lên: "Chồng tôi đến đem tôi về đấy".

Nhơn chủ tiệm có dẫn theo đứa con trai 11 tuổi, nàng chỉ và bảo là con nàng. Nàng còn cho biết nhiều chi tiết khác về kiếp trước của nàng, và tất cả chi tiết ấy được xác nhận là đúng, như nàng nói kiếp trước nàng sanh vào năm 1902, tên Ludgi và chết ngày 24 tháng 10 năm 1925 tại thành Agra, còn con nàng cũng sanh năm 1925.

Những lời tiết lộ ấy làm cho những người ở Delhi vô cùng ngạc nhiên. Thế rồi, họ mở ra một cuộc thí nghiệm. Ðược dẫn đến thành Muttra, nàng nhận biết ngay những người bà con của chồng nàng đương đứng tại bến xe lửa.

Người ta lại đặt nàng trên một cổ xe và lấy vải bịt mắt nàng lại, thế mà nàng chỉ đúng đường cho xe chạy, đi ngang qua nhà ai nàng cũng chỉ mà nói đúng cả, sau rốt nàng bảo xe ngừng rồi nói: "Nhà tôi đây".

Lúc ấy có một ông lão trong nhà ấy bước ra, nàng gỡ tấm vải bịt mắt rồi nói: "Cha chồng tôi đây".

Diện mạo của Shanti Devi vốn không giống Ludgi, trái lại từ giọng nói đến tánh tình và cử chỉ, thảy đều y như của Ludgi vậy. Cho nên chủ tiệm may cho rằng Shanti Devi tức là Ludgi, rồi muốn cầm nàng ở lại. Thế thì người mẹ mới 9 tuổi mà con lại 11. Tuy còn phải đợi Uûy ban điều tra quyết định ra sao, nhưng chàng vẫn đinh ninh tin chắc rằng hồn vợ chàng đã nhập vào xác con bé Shanti Devi đó vậy.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Nhà toán học đại tài

Bà đã tìm được đáp số của các bài toán còn nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất. Trong chuyến du hành sang nước Mỹ năm 1977, tài nghệ siêu việt của Bà đã được các báo chí ca ngợi. Bà đã được US National Standard trao giải thưởng Univac 1108 vì tính được 23 căn số của 201 con số trong 50 giây. Tên Bà đã được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn Sách Ghi các Thành Tích Kỷ Lục Trên Thế Giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước. Muốn được như Bà, máy điện tử cần phải có 13,466 chỉ dẫn và 4,883 dữ kiện. Nếu nói là may mắn, theo máy điện tử thì kết quả sự may mắn đó là 1 trong 598 triệu lần.

Tài năng của Bà đã được khám phá khi Bà mới lên 3 tuổi. Lúc ấy cha mẹ Bà thấy Bà có tài năng kỳ lạ về những con số nên đã đem Bà đến Học Viện Ðịa Phương để tìm hiểu. Trước mặt các vị Giáo Sư của Ðại Học Ðường Bengalore, Bà đã chứng tỏ tài năng phi thường qua những đáp số về Logarithms (Ðối Số) về căn số của con số phức tạp và về tổng số chỉ trong ít phút. Tên tuổi của Bà đả trở nên lừng lẫy. Học vấn của Bà chỉ ở mức trung bình nhưng Bà cho biết: "Tôi rất thích các con số và say mê các con số, mọi sự trên đời dù là nghệ thuật, khoa học hay triết lý, tất cả đều căn cứ trên những con số". Khi còn nhỏ tuổi, tài năng phi thường của Bà được coi như thiên phú và Bà cứ tưởng rằng tất cả mọi người đều giống như Bà nghĩa là cũng có tài như Bà về toán học và Bà đã ngạc nhiên vô cùng khi thấy sự thực không phải như vậy.

Người ta đặt câu hỏi: Bà du lịch vòng quanh thế giới để phô trương tài năng của Bà mục đích để kiếm tiền phải không? Không phải như vậy.

Ngày 3 Tháng 1 Năm 1974, tờ báo Ottawa Citizen phỏng vấn Bà với tựa đề: "NGƯỜI ÐÀN BÀ TÍNH TOÁN GIỎI BẬC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI". Bà nói: "Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn còn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng tận, tôi đã chứng tỏ cái khả năng ấy".

Trong một cuộc phỏng vấn khác trên Ðài Vô Tuyến Truyền Hình tại Ottawa của chương trình "This Day" (Ngày Nay) để trả lời câu hỏi tại sao Bà lại có tài năng đặc biệt đó, Bà cho biết người Ấn Ðộ giải thích là bởi sự "LUÂN HỒI", kiếp trước Bà ở Ai Cập. Ðiều không thể chối cãi là đã có rất nhiều các nhà toán học kỳ tài trên đất nước của các vị Pharaohs (Những nhà Vua nổi tiếng Ai Cập). Kim Tự Tháp Cheops (Một kỳ quan trên thế giới) với lối kiến trúc hoàn toàn dựa trên căn bản toán học phức tạp đến nỗi các điều tra viên, 1 thế kỷ qua đã cố nặn óc mà vẫn chưa tìm được hết mọi bí ẩn.


CÔ BÉ BLANCHE BATTISTA
Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams
Câu chuyện Luân Hồi này do Bác Sĩ người Anh Raynor Johnson điều tra và chính Bác Sĩ Johnson đã giới thiệu gia đình Battista với Mục Sư Tiến Sĩ Leslie Weatherhead, Cựu Chủ Tịch Hội Methodist Conference Anh tại Melbourne, Úc Ðại Lợi. Tiến Sĩ Weatherhead đã kể lại trong một bài thuyết giảng về đề tài: "Một Trường Hợp Luân Hồi".
Ðại Úy Battista và vợ, đều là người Ý có sanh một người con gái tại La Mã và đặt tên là Blanche. Ðại Úy Battista có mướn một người vú em Thụy Sĩ nói tiếng Pháp tên Marie để trông nom Bé Blanche. Marie thỉnh thoảng dạy bộ Blanche bài hát ru con bằng tiếng Pháp. Bé Blanche rất thích bài này thường hát đi hát lại mỗi ngày nên thuộc lòng. Chẳng may Bé Blanche bị chết nên Marie phải trở về Thụy Sĩ.
Ðại Úy Battista viết: "Tiếng hát Ru con từ nay đã im bặt trong gia đình nhưng âm vang của nó vẫn nhắc nhỡ chúng tôi nỗi đau buồn về cái chết của đứa con nên chúng tôi cố tránh không nghĩ đến các kỷ niệm."
Bé Blanche chết được 3 năm, người mẹ, Bà Signora Battista mang thai. Lúc thai được 4 tháng, Bà đã thấy một giấc mơ lạ lùng trong lúc nửa tỉnh nửa mê, Bà cả quyết thấy rõ ràng Bé Blanche hiện ra và nói với Bà bằng giọng quen thuộc như hồi nào: "Mẹ ơi con sẽ trở về với mẹ". Rồi Bé Blanche biến mất. Ðại Úy Battista hoài nghi, nhưng đến tháng 2 năm 1906, vợ ông sanh một bộ gái và ông cũng đặt tên cho đứa con gái này là Blanche. Ðứa con mới sanh giống hệt như đứa con gái trước.
Chín năm sau cái chết của đứa con gái đầu, khi đứa thứ hai được 6 tuổi thì một việc bất ngờ đã xảy đến. Ðây là lời của ông:
"Trong khi tôi và vợ tôi đang ở trong phòng đọc sách kế cận phòng ngủ thì cả hai chúng tôi đều nghe thấy giọng hát ru con bằng tiếng Pháp vẳng ra từ phòng ngủ của đứa con gái chúng tôi đang ngủ. Lấy làm lạ chúng tôi liền vào xem thì thấy con gái chúng tôi đang ngồi trên giường và hát bài ru con với một giọng Pháp rất tự nhiên. Bài hát này chưa được ai trong chúng tôi dạy cho con gái cả. Vợ tôi hỏi con đang ca bài gì đó thì nó trả lời đang ca bài hát bằng tiếng Pháp. Tôi liền hỏi: "Ai dạy con bài hát hay vậy?" Nó đã trả lời: "Không ai dạy con cả, bài hát này đã có sẵn trong đầu óc của con".
Blanche, người con gái Ý Ðại Lợi, khi luân hồi đã báo cho mẹ biết là sẽ trở lại và Blanche hãy còn nhớ bài hát bằng tiếng Pháp mà trước Blanche đã được Marie, người trông nom em dạy em ở tiền kiếp.
"LÀ MỘT QUÂN NHÂN, TÔI CHIẾM CỬA THÀNH"
Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams
Câu chuyện sau đây được giải thưởng hạng nhất trong một cuộc thi toàn quốc với chủ đề: "Một sự trùng hợp lạ lùng mà tôi biết".
Cuộc thi này do Tạp Chí "The American Magazine" tổ chức và câu chuyện được đăng trong Tháng Bảy Năm 1915. Dù chỉ là một sự trùng hợp hay một sự gì khác nữa, độc giả có thể tự mình phán xét lấy. Người kể lại chuyện này là một thiếu phụ tại Minneapolis.
Nội dung của câu chuyện ngắn có thực này rất đơn giản nhưng rất giá trị vì được ghi lại trung thực từ nhiều năm qua, tài liệu lịch sử hiện còn lưu trữ là những bút tích hiện hữu đã chứng minh cụ thể.
Người đàn bà đáng tin cậy nhất kể lại câu chuyện ấy như sau:
"Anne, cô em gái cùng mẹ khác cha của tôi nhỏ hơn tôi 15 tuổi là một đứa bộ kỳ quặc ngay từ tấm bộ. Nó không giống một ai trong gia đình, da nó ngăm ngăm trong khi mọi người khác đều trắng trẻo dòng dõi thừa hưởng Tô Cách Lan - Ái Nhĩ Lan của cha ông.
"Ngay khi biết nói rành rẽ, nó thường kể những câu chuyện hoang đường về nó. Vì thấy khá ngộ nghĩnh, tôi đã dùng bút chờ ghi lại những điều nó nói trong nhật ký của tôi. Tôi có bổn phận phải trông nom nó - mẹ tôi rất bận rộn - và tôi rất hãnh diện về bà. Ở một đứa trẻ như nó không thể nào có được những câu chuyện hoang đường, với lại cái trí óc non nớt của nó làm sao có thể hiểu được những việc đại loại như thế.
Ðiều đáng nói nữa là tất cả mọi việc nó làm đều như một thói quen; nó chẳng bao giờ giải thích là tại sao nó lại làm như vậy. Nếu bạn nhìn cách thức nó cầm ly sửa lên và uống một hơi cạn ly sửa thì bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và bật cười vì nó mới có 3 tuổi đầu.
Những việc như thế làm mẹ tôi khó chịu và bà thường quở trách nó. Là một đứa trẻ ngoan, cố gắng vâng lời, nhưng rồi sau đó lại đâu vào đó.
"Mẹ à! Con không thể làm hơn thế được, từ trước đến nay con vẫn làm như vậy mà". Nó nói với mẹ tôi bằng giọng trẻ thơ pha nước mắt.
Qúa nhiều việc xảy ra do thói quen về cách ăn nói, cách suy nghĩ và cách hành động của nó nên cuối cùng chúng tôi không để ý đến nữa và cho nó là một đứa trẻ hoàn toàn khác hẳn những đứa đồng tuổi.
Năm nó lên 4 tuổi một hôm cha tôi làm nó phẫn uất điều gì đó, nó tức mình ngồi ngay dưới đất trước mặt chúng tôi và bảo rằng nó có ý định đi xa.
" -Trở về thiên đường, nơi con từ đó đến đây hả?"Cha tôi châm biếm hỏi.. Nó lắc đầu
"-Con không đến với Cha từ thiên đường". Nó bình thản xác nhận. Thái độ này vẫn thường thấy ở nó.
" -Trước tiên con sẽ lên mặt trăng - Cha có biết gì về mặt trăng không? Trên đó cũng có người nhưng muốn lên rất khó".
Ðó là một dự định hoang đường, tôi lấy bút ghi vào nhật ký.
Cha tôi tiếp: "-Vậy ra con từ mặt trăng đến với chúng ta à?
"-Ồ! Không phải "Nó trả lời cha tôi với một thái độ điềm tĩnh.
- Con đã ở đấy nhiều lần, có khi là đàn ông, có khi là đàn bà.
Vẻ bình thản của nó khiến cha tôi bật cười làm nó tức giận. Nó không thích bị diễu cợt.
"-Ðúng vậy, đúng vậy."Nó phản đối ngay:
"Một lần con đã đến Gia Nã Ðại lúc đó con là đàn ông, ngay cả tên con con còn nhớ nữa mà".
Cha tôi chế nhạo:
"- Ái Chà! Ái Chà! Một đứa con gái nhỏ tại Hoa Kỳ lại là một người đàn ông Gia Nã Ðại Thế con còn nhớ tên là gì?"Nó suy nghĩ một chút rồi trả lời:
- "Lishus Faber", Nó nhắc lại và cả quyết đúng là tên Lishus Faber. Nó nói rõ rành rẽ nên tôi đã ghi lại trong nhật ký của tôi cái tên "Lishus Faber".
"-Này Lishus Faber, thời đó anh làm nghề gì?Cha tôi vẫn hỏi nó với điệu bộ diễu cợt.
"- Con là quân nhân và con đã chiếm được cửa thành". Nó trả lời cha tôi một cách cao ngạo của một người thắng trận.
Tất cả đều đã được tôi ghi vào nhật ký. Ðã rất nhiều lần, chúng tôi cố gắng hỏi nó giải nghĩa thêm các câu nói của nó nhưng nó một mực chỉ nhắc lại câu trên và tỏ vẻ tức giận vì chúng tôi đã không hiểu. Trí tưởng tượng của nó ngừng lại khi nói đến giải nghĩa. Dù chúng tôi sống trong một cộng đồng có kiến thức và tìm mọi cách để tìm hiểu câu chuyện như một người tìm hiểu câu chuyện có liên quan đến những đến những đứa con yêu quý của mình nhưng không một ai có thể ức đoán được.
Vài người khuyến khích tôi cố gắng đi xa hơn nữa và tôi đã bỏ một năm để nghiên cứu lịch sử Gia Nã Ðại với hy vọng tìm thấy một trận chiến nào đó có người "chiếm được cửa thành". Tất cả đều vô vọng. Cuối cùng tôi được một quản thủ thư viện giới thiệu với tôi một cuốn tài liệu, một cuốn sách dầy cũ và rất ngộ nghĩnh với chữ s's viết giống như f's. Ðã một năm qua tôi không còn hy vọng gì tìm hiểu được. Thế mà một cuốn sách cổ xưa sống động vì có nhiều hình vẽ với nhiều truyện ngắn đã giúp tôi tìm thấy câu chuyện thật bất ngờ.
Câu chuyện nói về thành tích chiến đấu của một đội quân nhỏ, chiếm đánh một thành phố cũng không có gì quan trọng. Một viên Trung Úy trẻ với toán quân của ông - với giòng chữ hiện ra trước mắt tôi - "Chiếm Cửa Thành"; Viên Trung Úy này tên là "Aloysius Le Febre" (Trùng hợp với tên và câu nói của đứa em nhỏ ngây thơ của tôi đã nói trước đây với cha tôi! ).
Về việc em gái tôi cho rằng con người đã có lần sống trên mặt trăng thật là kỳ lạ, tuy nhiên theo quan điểm của các nhà thông thiên học, sự việc rất có thể vì mặt trăng trước đây là một hành tinh có người sanh sống và là nơi ở xa xưa của chúng ta. Ðiều đáng quan tâm là giờ đây người ta đã khám phá ra những viên đá do các phi hành gia mang về từ mặt trăng đều đã có lâu đời hơn các viên đá hiện tại trên trái đất.
CÓ PHẢI VỊ BÁC SĨ TÂM LÝ NGƯỜI HOA KỲ ÐÃ SỐNG Ở THẾ KỶ THỨ 17

TẠI ÂU CHÂU KHÔNG?
Tác giả: Sylvia Cranston và Carey Williams
Không phải chuyện bình thường khi một nhà tâm lý học viết khảo luận, nhất là cuốn sách đó nói về luân hồi. Và nhất định một câu chuyện như vậy phải được nghiên cứu kỹ lưỡng - nếu không cũng là chính kinh nghiệm bản thân của tác giả về tiền kiếp, khiến cho tác giả mạnh dạn viết thành sách. Nhà Tâm Lý Học này là Bác Sĩ Tâm Lý Frederic F. Flach; ông là giáo sư chuyên khoa tâm lý của Ðại Học Y Khoa Nữu Ước và cũng là Bác Sĩ Tâm Lý của Dưỡng Ðường Payne Whitney ở Bệnh Viện Nữu Uớc. Ông có phòng mạch riêng rất đông khách. Cuốn sách của Bác Sĩ Flach có tựa đề "Fridericus" được xuất bản vào năm 1980.
Ðầu tiên Bác Sĩ Flach chú ý đến luân hồi trong lúc khảo cứu đề tài "Sức Mạnh Kỳ Bí Của Phiền Muộn". Thật là hy hữu - một đồng sự của ông đã khám phá ra bản luận án số 1620 bằng tiếng La Tinh của một Bác Sĩ người Thụy Sĩ cùng tên Frederich F. Flacht nghiên cứu một đề tài như ông. Lúc đó ông cho chỉ là một sự trùng hợp lạ lùng nhưng ông không khỏi không nghĩ phải chăng vị Bác Sĩ Thụy Sĩ kia chính là ông thời nay.
Sau khi phát hành cuốn sách Fridericus, Bác Sĩ Flach đã kể với phóng viên ông tin tưởng mãnh liệt chính ông là Bác Sĩ Fridericus.
Vị Bác Sĩ Thụy Sĩ ở tại Basel " là một Bác Sĩ chuyên về tâm lý giống như tôi hành nghề này rất hiếm ở thời ấy. Có một sự trùng hợp lạ lùng giữa những điều vị Bác Sĩ Thụy Sĩ viết và điều tôi nghiên cứu". Ông nói:"Còn một sự trùng hợp khác nữa là miền Âu Châu mà Fridericus tới,những thành phố mà Fridericus đi qua trong đời cũng chính là những nơi mà gia đình tôi đã sống. Gia đình tôi một phần gốc ở gần Zurich. Có một thị xã mang tên Flach. Một phần khác ở ngay phía Bắc biên giới, tức là phía nam của Ðức Quốc bây giờ. Một phần khác nữa thì từ Strasbourg đến. Nếu bạn khoanh tràn khu vực đó thì thấy đúng là Bác Sĩ Thụy Sĩ đã đến từ vùng đó.Ông là một Bác Sĩ hành nghề tại Thị Xã Worms ngay phía bắc Strasbourg, và ở tại Basel, Heidelberg và Mulhouse. Lại nữa ông lấy vợ hai lần. Tôi cũng lấy hai lần vợ. Ông ta có ba người con, tôi cũng có ba con.
Năm 1977, Bác Sĩ Flach đi Âu Châu để tìm hiểu thêm về Fridericus (Bác Sĩ Thụy Sĩ). Bác Sĩ Flach nói:
"Mục đích chính của tôi là tìm mọi dấu vết của Fridericus. Tôi đã đến Basel, Worms, Heidelberg,Strasbou rg và Mulhouse.Tôi muốn biết cảm nghĩ của tôi khi đến các vùng này. Tại Basel tôi cảm thấy rất quen thuộc - một cảm giác ấm cúng như được về nhà."
Cuốn sách "Fridericus" được viết theo quan điểm của một Bác Sĩ Tâm Lý được huấn luyện kỹ càng, có nhiều kinh nghiệm. Và thật là thích thú khi theo dõi các lập luận để giải quyết vấn đề chính được nêu lên bởi bốn chuyên gia khác nhau. Trong đó đa số cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề có hay không có luân hồi.
Trường hợp của Bác Sĩ Flach không có nhiều chi tiết không là một trường hợp đặc biệt nhưng cũng là dấu hiệu đáng quan tâm trong hiện đại. Ðiều chắc chắn là 50 năm về trước đây không một nhà tâm lý nào lại dám đề cập đến vấn đề (Luân Hồi) như vậy.
MỘT TRƯỜNG HỢP KỲ LẠ TẠI LEBANON
Tác Giả: Sylvia Cranston và Carey Williams
Vào năm 1962 khi Tiến Sĩ Stevenson đến Ba Tây để điều tra một vụ luân hồi gặp một người di cư gốc Lebanon cho Tiến Sĩ biết rằng ở làng anh ta, làng Kormayel có rất nhiều trường hợp tái sanh. Anh ta có viết thư giới thiệu Tiến Sĩ với người anh họ của anh ta hiện còn đang sống ở đó, nhưng mọi đến 2 năm sau Tiến Sĩ mới đến thăm được. Vào thượng tuần tháng 3 năm 1964, Tiến Sĩ Stevenson, không báo truớc đã tự đến nơi đó và được biết người mà Tiến Sĩ Stevenson muốn gặp đã đi Beirut để tránh mùa đông lạnh lẽo của miền quê hương rừng núi này.
Dân làng Kormayel biết được nhiệm vụ của Tiến Sĩ Stevenson đã báo cho Tiến Sĩ biết có một em bộ 5 tuổi tên Imad Elawar đã luôn luôn nhắc về tiền kiếp của em từ khi một tuổi. Ðối với dân bản xứ, việc này không xa lạ vì có nhiều trường hợp tương tự. Trên thực tế Tiến Sĩ Stevenson thấy dân nơi đây không theo Hồi Giáo mà theo đạo Druse và tỷ lệ luân hồi tại đây được coi như cao nhất thế giới. Hai trăm ngàn người Druse phần lớn sống tại Lebanon, Syria, miền Bắc Do Thái và Jordan. Còn một thiểu số di cư sang Hoa Kỳ và Ba Tây.
Tiến Sĩ Stevenson đã tìm được người cha em Imad và ông này lại chính là người anh họ với người bạn của ông tại Ba Tây. Câu chuyện trở nên hấp dẫn và có giá trị đặc biệt vì ông có thể điều tra trước hai gia đình liên hệ về cả quá khứ lẫn hiện tại để biết rõ sự tồn tại của mỗi gia đình. Vén đươc màn bí mật ông có thể quan sát em nhỏ ngay tại nhà về tính tình của em và cũng về việc lần đầu em gặp lại những người thân tiền kiếp của em. Sau hết trước khi đi kiếm những người này, Tiến Sĩ Stevenson đã ghi 50 dữ kiện mà em Imad đã nhớ được.
Bây giờ bắt đầu vào chuyện.
Imad sanh ngày 21 tháng 12 năm 1958, khi bắt đầu biết nói thì lời nói đầu tiên của em là những tên Jamileh và Mahmoud. Khi biết nói trôi chảy rồi thì em tiết lộ nhiều chuyện ở kiếp trước, tên những người mà em biết, tài sản mà em có và vài biến chuyển có xảy ra trong đời em. Em kể lại em là người của gia đình Bouhamzy sống ở làng Khriby cách làng Kormayel một con đường núi khúc khuỷu dài 25 dậm. Trong gia đình hiện thời của em chỉ có cha em là người đã đến Khriby để dự tang lễ của một người Druse nổi tiếng.
Imad đã nói về những người mà em nêu tên và lớn tiếng hỏi họ sống với nhau ra sao. Trong giấc ngủ em cũng nói như vậy. Cả thảy có 14 tên em nhắc đến. Người được nhắc nhiều nhất là Jamileh, một phụ nữ đẹp mà em say sưa so sánh với người mẹ kém hấp dẫn hiện tại. Em nói Jamileh mặc bộ quần áo mầu đỏ do em mua tặng và mang giầy cao gót - loại giầy mà ngày nay các phụ nữ trong làng cũng ít dùng. Mẹ của Imad cho biết khi lên 3 tuổi em có nói em muốn cao bằng Jamileh và một hôm nằm trên giường với mẹ em đã yêu cầu mẹ hãy cư xử như Jamileh.
Em còn nhớ thời tiền kiếp em thích đi săn em có một cây súng hai nàng. Ðể mô tả cây súng có hai nàng em dùng hai ngón tay chập lại với nhau. Về tài sản em có một căn nhà, một xe hơi nhỏ mầu vàng, một chiếc xe buýt và một chiếc xe vận tải chở đá.
Về những chuyện ở kiếp trước em nhớ một lần em có đánh một con chó. Nhưng chuyện làm em khổ tâm nhất là một tai nạn xe cộ nghiêm trọng đã xảy ra. Một chiếc xe vận tải đã đụng phải một người đàn ông (tức là em) làm gãy hai chân và cán nát bụng. Người đàn ông được chở đi Bác Sĩ và đã phải giải phẫu. Bà mẹ và Bà Nội của em cho rằng việc này rất đáng quan tâm vì ngay khi mới biết đi em vẫn hay nói rằng em sung sướng biết mấy khi có thể đi lại được! Người cha em cho tất cả những chuyện trên là nhảm nhí và gọi em là đứa điêu ngoa, vì vậy em chỉ dám kể cho những người đàn bà trong nhà mà thôi.
Tuy nhiên mọi người trong nhà đều thấy một hôm lúc Imad lên 2 tuổi đã chận một người lạ mặt ngoài đường ôm chầm lấy ông ta mừng rỡ. Người lạ mặt liền hỏi "Em biết tôi sao?" - "Vâng, ông là người hàng xóm của tôi " em trả lời. Người này là Salim Aschar, người làng Khriby ngày xưa ở cạnh nhà Imad sự thực này mãi sau mới khám phá ra được chứ vào lúc này cũng chưa ai biết em là người của gia đình Bouhamzy. Tuy nhiên điều này không ngăn cản gia đình hiện tại của em đi đến kết luận - hòan toàn không chính xác như chúng ta sẽ biết sau này. Nghĩa là lúc đầu Tiến Sĩ Stevenson đã được người ta cung cấp những tin tức sai lạc.
Ðây là câu chuyện mà cha mẹ em đã cung cấp:
Những lời nói đầu tiên khi em mới biết nói là Mahmoud và Jamileh, chính là tiền thân của em và người vợ. Mahmoud đã bị xe vận tải đụng chết. Chuyện này không những đã do Imad kể lại mà chính em là một đứa trẻ rất sợ hãi mỗi khi nhìn thấy xe vận tải lớn và các xe buýt. Ngay cả lúc còn chập chững biết đi em vẫn thường chạy trốn khi nhìn thấy 2 loại xe trên.
Một chuyện nhỏ nữa là ngày hôm sau Tiến Sĩ Stevenson cùng Imad và cha em đến Khriby. Em đã tỏ ra xúc động như là em đã xa cha mẹ lâu năm nay mới được về thăm lại. Trên đường đi em đã cho Tiến Sĩ Stevenson biết thêm về ký ức của em. Nhưng cuộc viếng thăm này không mang lại một kết quả cụ thể nào để chứng minh câu chuyện bí mật về tiền kiếp của Imad vì đúng là có Mahmoud Bouhamzy, nhưng hiện nay người này còn đang sống. Vợ anh ta không mang tên Jamileh và căn nhà cũng không như Imad đã mô tả.
Ngày hôm sau đó, Tiến Sĩ Stevenson quyết định một mình đến Khriby để điều tra lấy. Tiến Sĩ đã thấy một người Bouhamzy tên Haffez có người cha bị xe cán gẫy hai chân và đè nát bụng. Và mặc dầu đã phải giải phẫu hai lần song ông ta vẫn chết. Vợ ông ta cũng không phải là Jamileh và căn nhà cũng không giống như Imad mô tả. Sự điều tra của Tiến Sĩ Stevenson cho đến ngày ấy cũng chưa đi đến kết quả cụ thể.
Bất ngờ một tia sáng tự nhiên lóe lên! Haffez cho biết ông ta có một người anh họ rất quyến luyến với cha của Haffez và vô cùng đau xót trước tấm thảm kịch tai nạn ấy. Người này tên Ibrahim Bouhamzy có một người chú tên Mahmoud có một người tình nhân tên Jamileh. Mối quan hệ giữa hai người Mahmoud và Jamileh đã làm cho dư luận xôn xao. Vẻ đẹp của Jamileh rất thanh tú, nàng ăn diện theo thời trang đúng như Imad đã mô tả. Hơn thế nữa căn nhà mà Imad nói đến đúng là căn nhà của Ibrahim Bouhamzy. Ibrahim đã chết vì bệnh lao vào khoảng trên 20 tuổi và đã bị bán thân bất toại lối một năm trước khi chết. Imad sung sướng biết bao khi được đi vòng quanh nơi này! Sau khi Ibrahim chết, Jamileh đã lấy chồng và chuyển đến một làng khác.
Bình luận về sự thất bại lúc đầu Tiến Sĩ Stevenson nói: "Vì sự suy luận sai lầm của gia đình Imad cộng thêm vào sự quá tin tưởng vào lòng thành thật của họ khi họ cung cấp các tin tức, hơn nữa giữa đám người Hồi và người Cơ Ðốc Giáo xung quanh thì người Druse vẫn được tiếng là thành thực".
Khi Tiến Sĩ Stevenson quay trở lại gia đình Imad và báo cho họ kết quả điều tra của mình, cha mẹ Imad không được vui vì quan hệ của Imad với Jamileh ở tiền kiếp làm gương mặt của Bà mẹ Imad sa sầm đau khổ.
Hôm sau Tiến Sĩ Stevenson dẫn Imad và người cha đến nhà Ibrahim để xem Imad có thể nhận ra được điều gì kể từ khi Ibrahim chết vào năm 1949.
Theo lời Imad trước khi đi nhà này có hai cái giếng, một cái đầy nước còn một cái thì cạn. Tiến Sĩ Stevenson đã đích thân đi xem những cái giếng này. Cả hai đều đã bị lấp từ khi Ibrahim chết. Thực ra đây không phải là giếng nước mà là 2 cái hầm xây bằng bê tông để chứa nước cốt nho. Theo như Tiến Sĩ Stevenson miêu tả, có một bộ phận đặc biệt được chế ra để hầm được luân phiên điều chỉnh nghĩa là hầm này đầy thì hầm kia cạn.
Ðến lúc này thì xuất hiện 3 người đàn bà cùng dẫn Imad đi vòng quanh nhà. Ba người này là mẹ, chị của Ibrahim và người hàng xóm. Imad đã trả lời đúng 13 câu hỏi liên quan đến những người thân ở tiền kiếp. Tuy nhiên, Imad không nhận ra người mẹ mặc dù Imad vẫn thường nói rất thương yêu mẹ. Giờ đây người mẹ đã già và thay đổi hẳn. Người chị liền hỏi: "Thế em có biết ta là ai không?" Imad trả lời ngay: "Chị Huda". Rồi chỉ một bức tranh sơn dầu trên tường và bảo đó là em Fuad. Một bức ảnh lớn được đưa ra và chỉ vào Imad họ hỏi: "Ai đây? Em của em hay là người chú của em? " Imad trả lời: "Tôi đấy "
Người chị tiền kiếp lại hỏi Imad: "Trước khi chết em có nói một câu gì em còn nhớ không?"
Imad trả lời: "Chị Huda! Gọi Fuad cho em". Ðúng như vậy, Người em Fuad vừa ra khỏi nhà một lúc Ibrahim muốn gặp em lần cuối nhưng không kịp, Ibrahim đã chết liền sau đó. Ibrahim rất thương em, một tấm hình nhỏ của Fuad được trao cho Imad để làm kỷ niệm. Imad nâng niu và hôn tấm hình này rất là âu yếm.
Trong khi đi xem nhà, Huda đã được Imad cho biết bà mẹ có lần bị cái cửa dẫn ra sân kẹp ngón tay. Tiến Sĩ Stevenson nhận thấy ngón tay của Bà mẹ hiện nay hãy còn bị dẹp vì tai nạn này.
Một người hỏi Imad: "Khi em ngủ thì chiếc giường được đặt như thế nào?" Imad cho biết cái giường để theo hình chữ thập. Rồi một câu hỏi thích hợp khác được nêu lên: "Khi em đau ốm, những người bạn đến nói chuyện với em bằng cách nào?" Imad trả lời:
"Qua cửa sổ".
-"Tại sao?"
-"Vì họ không dám vào phòng sợ lây bệnh Và cũng vì thế mà cái giường được kê như trên." Imad trả lời.
Một câu hỏi thử thách khác:
"Thế cây súng được dấu ở đâu?" Imad chỉ đằng sau cái tủ quần áo trong một cái hộc trên tường.. Mẹ của Ibrahim xác nhận là đúng và thêm vào chỉ có Bà Cô và Ibrahim là biết chỗ dấu súng mà thôi.(Việc này được giữ bí mật; ở thời đó có súng là bất hợp pháp).
Trường hợp này có hai diễn biến rất hay.. Những diễn biến này được khám phá bởi Mahmoud, người chú của Imad trong một vài lần tiếp xúc với Tiến Sĩ Stevenson khi Tiến Sĩ Stevenson trở lại Lebanon để phỏng vấn các nhân chứng.
Mahmoud là tên một trong hai người mà Imad thường nhắc đến lần đầu tiên khi còn nhỏ. Khi Imad đến Khriby, Imad đã không gặp được Mahmoud, nhưng đến mùa hè năm 1970, Imad 12 tuổi, Mahmoud, người chú bất thần đến thăm nhà Imad. Imad không nhận được ra là Mahmoud. Khi Mahmoud đưa một tấm hình cho Imad coi, tấm hình này Mahmoud có bộ ria mép, hỏi Imad hình này là ai thì Imad đã trả lời: "Ðó là hình Chú Mahmoud". Sau đó người chú có mời Imad về Khriby ở với ông ta vài ngày. (Imad đã không đến Khriby từ khi Tiến Sĩ Stevenson và Imad đến đó vào năm 1964).
Diễn biến thứ hai khiến người chú xúc động vô cùng xảy ra khi Imad và ông ta đang đi bộ tại Khriby. Thấy một người đàn ông trên đường, Imad đã chặn lại và xin phép nói chuyện. Người chú hỏi Imad: "Con muốn nói gì với người đó? Ông ta là một cựu quân nhân đấy" Imad trả lời chính là lý do mà Imad muốn trò chuyện. Imad đã nói chuyện rất lâu với người này và người này cho biết Imad chính là Ibrahim tái sanh và nhắc lại với người này về những thời trước đã cùng sống với nhau như thế nào. Người cựu quân nhân này đã xác nhận với người chú Mahmoud là chính ông ta và Ibrahim đã gia nhập Quân Ðội Pháp một ngày và đã cùng sống với nhau trong quân ngũ.
Trong phần kết luận, Tiến Sĩ Stevenson đã báo cáo trong số 57 điều Imad nói về tiền kiếp trước khi gặp những người thân có thì Imad đã nói trúng 51 điều. Những điều đúng này gồm có cả cái xe hơi mầu vàng, xe buýt, xe vận tải mà Imad thường nhắc tới và nói những thứ trên là thuộc của Imad ở tiền kiếp.
Nguồn:Những Câu Chuyện Luân Hồi
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Sự trở lại của người chồng tiền kiếp


Năm 1974 gia đình chị Lê Thị Khanh H. tổ chức lễ cưới cho chị rất linh đình tại một khách sạn lớn ở Sài Gòn. Hai vợ chồng chị đi Ðà Lạt để hưởng tuần trăng mật. Trên đường xe chạy đến Ðà Lạt chồng chị là anh L., một sĩ quan không quân, cứ nhắc đi nhắc lại một câu thật lạ lùng: "Ðây là lần cuối cùng tụi mình đến Ðà Lạt chơi". Chị Khanh H. bảo chồng đừng nói câu kỳ quặc đó nhưng anh ta cứ nói và còn bảo: "Em à! Lần đầu và lần cuối em à!"

Ngày trở về trong khi xe đang chạy thì tự nhiên một chiếc xe chở củi lớn ở bên đường chạy ra khiến chiếc xe chở hai vợ chồng chị Khanh H. phải quặt tay lái và lăn xuống cái dốc gần đó. Lạ lùng thay, chiếc xe chỉ nằm vắt ngang một thân cây to lớn ở sườn đồi. Chị Khanh H. không hề gì, chỉ xây xát mình mẩy nhưng người chồng chị lại bị thanh sắt ở phía trước đập mạnh vào phía lá gan nên bất tỉnh. Xe cứu thương cấp tốc chở hai vợ chồng về bệnh viện Sài Gòn. Bác sĩ cho biết anh L. khó sống, chỉ hy vọng còn chống chọi với tử thần độ một tuần lễ là nhiều. Chị Khanh H. khóc đến gần hết nước mắt. Chị không ngờ câu nói lạ lùng của người chồng mới cưới lại là một sự thật. Phải chăng đó là oan nghiệt, khổ đau, nghiệp chướng hay ma quỷ nhập?

Trong khi đó, anh L. khi tỉnh khi mê. Trước khi anh qua đời độ 3 ngày, tự nhiên anh L. tươi tỉnh hẳn lên, ngồi dậy ăn được và anh đòi ăn cháo cá. Trông anh có vẻ sảng khoái, vui vẻ, anh nắm tay chị Khanh H. và nói say sưa:

- Anh không chết đâu, em đừng lo. Mà nếu anh có chết thì chỉ có thể xác anh chết mà thôi vì anh sẽ quay về với em, sống với em mãi mãi. Tại sao chúng mình mới sống với nhau đã vội chia tay, tại sao lại có điều vô lý đắng cay đó?

Nói xong một hơi dài thì anh L. lại có vẻ mệt mỏi trở lại.

Ngày 10 tháng 12 năm 1974 lúc 1 giờ sáng, anh L. đang nằm thiêm thiếp bỗng ngồi nhỏm dậy nhìn quanh. Chị Khanh H. hốt hoảng chạy lại đỡ anh và hỏi:

- Sao anh trở dậy làm gì: Anh đi tiểu phải không?

Anh L. lắc đầu nói:

- Anh sắp xa em rồi. Nhưng em cứ tin tưởng rằng anh sẽ trở lại với em trong một thời gian không lâu. Lúc đó tuy em không thấy anh nhưng chính anh là người đó, anh quyết tâm thực hiện điều anh mong ước..."

Nói xong câu đó, anh L. từ từ nằm xuống có vẻ mệt lả và khoảng 4 giờ sáng thì anh trút hơi thở cuối cùng.

Chị Khanh H. khóc ngất và bất tỉnh nhiều lần tại bệnh viện. Người nhà và chính các y tá, bác sĩ ở bệnh viện đều biết về câu chuyện lạ lùng này, và ai cũng khuyên chị tin tưởng vào lời trăn trối của anh L..

Cha của chỉ Khanh H. là một người có đạo không tin chuyện đầu thai Luân Hồi nhưng mẹ của chị lại tin rằng người con rể của bà sẽ đầu thai trở lại.

Thời gian thấm thoát đã một năm qua. Năm 1975 người em gái của chị Kh. lên xe hoa về nhà chồng, và đến năm 1976 thì hạ sinh một cháu gái. Ðiều kỳ lạ là cháu bé này rất khôn ngoan. Mới 3 tuổi mà cháu đã nói được những câu như người lớn với lý luận rất rõ ràng. Chị Khanh H. cho biết tháng 3 năm 1980 chị quyết định vượt biên cùng với hai vợ chồng người em gái của chị.

Hôm chuẩn bị đồ đạc để đi, bỗng nhiên cháu bé nói cho cả nhà nghe:

- Nhớ đừng quên đem nước theo, tháng này đi biển êm nhưng thiếu nước cũng chết.

Nói xong cháu chạy vào phòng chị Khanh H. lấy cái bi đông nước của quân đội ra đưa cho chị Khanh H. và nói:

- Ðây là cái biđdông nước mà ngày xưa mình thường dùng khi về quê chơi chắc không ai còn nhớ. Vật kỷ niệm của mình mà. (Cái bi đông nước này là của anh L. mang về nhà)

Mọi người trong nhà đều ngạc nhiên. Riêng chị Khanh H. thì cảm thấy như có một luồng điện lạnh chạy từ chân tới đầu chị. Chị tự hỏi: Phải chăng anh L. đã đầu thai vào làm cháu gái của chị?

Mấy ngày sau có tin công an đi điều tra về vụ tổ chức vượt biên trong phường khiến mọi người lo sợ. Do đó, vợ chồng người em gái không dám vượt biên nữa. Trong khi chị Khanh H. vẫn giữ lập trường cương quyết. Một hôm, gần ngày lên đường, cháu bé chạy lại nói:

- Ðừng có lo, công an đi kiểm soát là mưu mô đó thôi, như vậy càng dễ đi, nếu không ai đi, cháu đi.

Vừa nói cháu vừa chuẩn bị đồ đạc cùng với chị Khanh H., cử chỉ chững chạc như người lớn.

Hôm xuống ghe hai vợ chồng của người em gái chị Khanh H., cứ ngập ngừng lo sợ, cuối cùng khi bước xuống ghe chỉ có chị và cháu bé đi thôi.

Khi ghe được kéo vào đảo Bi Ðông nằm trên cát tự nhiên cháu bé nói với chị Khanh H. giọng như người lớn:

- Nằm đây mà nhớ lại ngày xưa mình cùng nằm ngắm trời mây ở Vũng Tàu. Tự nhiên chị Khanh kinh ngạc, tại sao cháu bé lại nói điều kỳ lạ, chưa bao giờ bé đến Vũng Tàu. Vậy đó là lời nói của ai? Có phải là của chồng chị không? Vì kỷ niệm ấy không bao giờ phai trong trí chị, những ngày chưa cưới, chị và L. thường về Vũng Tàu nằm trên bãi cát ngắm biển và trời mấy. Khi qua Hoa Kỳ, càng ngày bé càng có những lời nói, cử chỉ hoàn toàn giống như chồng của chị Khanh H. ngày nào. Cho đến nay chị vẫn còn sống độc thân. Chị coi cháu gái ấy là nguồn sống độc nhất của chị, là niềm hy vọng của chị và cũng là toàn bộ những kỷ niệm của người chồng đáng thương của đời chị.

***Chị Khanh H. hiện giờ đang ở tại Florida với đứa cháu gái của chị.


Sưu tầm theo nguồn:Bài báo »Chuyện sưu tầm »Sự trở lại của người chồng tiền kiếp, Bai bao »Chuyen suu tam »Su tro lai cua nguoi chong tien kiep
Được cảm ơn bởi: teamoon, huonggiang86
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
huongzaj
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 213
Tham gia: 15:33, 31/10/11

TL: Re: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi huongzaj »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:Câu chuyện có thật về luân hồi: Bỏ mạng nơi hoang dã

Tác giả: Tiểu Liên
[Chanhkien.org]
Lời mở đầu:
Đây là một phần của câu chuyện về cá nhân tôi trong suốt quá trình lịch sử, về việc tôi đã nhận quả báo như thế nào sau khi làm những điều xấu ác. Mục đích của tôi khi viết ra bài này là để minh chứng rằng, khi bản thân chúng ta chấp trước vào những sai lầm và thiếu sót của người khác, chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận về nó. Có thể chính chúng ta cũng đã từng phạm phải những tội lỗi nghiêm trọng trong quá khứ. Tuy nhiên, Sư Phụ từ bi đã không để ý tới những việc làm xấu ác trong quá khứ của chúng ta. Chúng ta nên đánh giá một người một cách toàn diện, và chắc chắn không nên thu hẹp phạm vi bằng cách đánh giá người đó trong một khoảng thời gian nhất định hay riêng về khía cạnh nào đó. Miễn là họ có thể làm tốt trong hiện tại, và khắc phục được lỗi lầm, thì họ vẫn xứng đáng được đánh giá cao! Tất nhiên, nguyên tắc của vũ trụ ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ vẫn là điều mà không sinh mệnh nào có thể chống lại! Bây giờ hãy trở lại câu chuyện của tôi.

Câu chuyện xảy ra là trong thời nhà Tùy (581 – 618 sau công nguyên). Kênh đào lớn Kinh Hàng đang được xây dựng vào khoảng thời gian đó, và đã mang đến sự ảnh hưởng và thịnh vượng cho khu vực Dương Châu. Có một tiên sinh họ Hà sống tại thành phố Dương Châu. Ông là người rất thành thật và trung hậu. Ông và vợ của ông làm việc rất chăm chỉ trong cửa hàng lụa tơ tằm của họ. Họ chỉ có một người con trai tên là Hạ Dương. Gia cảnh của gia đình rất khá giả. Tuy nhiên, Hạ Dương khá hư đốn từ khi còn nhỏ và cậu bé đã phát triển rất nhiều tật xấu. Hơn nữa, Hạ Dương có một bản tính nổi loạn vô cùng đặc biệt. Cha mẹ của cậu đã mời về các lão sư (thầy giáo) để giáo dục cậu, nhưng cậu luôn muốn đi chơi và không bao giờ tập trung vào việc học tập. Sau đó, cha cậu đã mời về một lão sư dạy võ để dạy cậu võ thuật. Một thời gian sau, vị lão sư này nhận thấy rằng Hạ Dương không có đủ đức hạnh để học võ thuật; cậu rất tàn ác và muốn gì là làm nấy. Vì vậy, lão sư chỉ dạy cậu một số kỹ năng võ nghệ nông cạn bề ngoài. Ông nói với Hạ Dương: “Con đừng nên làm bất cứ điều gì xấu. Nếu không con sẽ hại người khác, cũng như hại chính mình đó.” Sau đó, vị lão sư rời đi. Vào lúc đó, Hạ Dương đã gần hai mươi tuổi. Cậu rất khỏe mạnh cường tráng và không sợ bất cứ ai. Một ngày nọ, cậu cãi cọ với cha cậu chỉ vì một điều nhỏ nhặt. Rồi cậu rất tức giận và bỏ nhà ra đi mà không hề nói với cha mẹ câu nào.

Ngay sau khi rời khỏi nhà, cậu đã kết bằng hữu với một đám côn đồ loạn đảng. Bởi vì cậu biết một chút võ nghệ, cậu đã trở kẻ cầm đầu của băng đảng nhỏ này. Những kẻ lưu manh dành phần lớn thời gian của chúng vào việc tiệc tùng, uống rượu, bài bạc và ăn chơi trụy lạc. Không lâu sau, chúng đã tiêu hết số tiền mà chúng có, rồi bắt đầu đột nhập vào nhà dân chúng để trộm cắp tài vật và cưỡng hiếp các cô gái xinh đẹp. Trong một thời gian ngắn, chúng đã khuấy động khắp thành Dương Châu và nơi này bị rơi vào cảnh náo loạn. Lời than vãn của toàn dân trăm họ được nghe thấy ở khắp mọi nơi. Sau khi cha mẹ cậu nghe được tin cậu đã làm những điều độc ác như vậy, họ vô cùng tức giận rồi lần lượt qua đời. Sau đó, quan phủ đã truy bắt những kẻ lưu manh trong băng đảng này và hành quyết chúng. Hạ Dương không có mặt ở đó khi những kẻ đồng bọn bị bắt, và cậu ta đã may mắn thoát khỏi tai họa. Thay vì phản tỉnh sau bài học này, cậu ta vẫn tỏ ra không hề hối cải. Sau khi lẩn trốn trong vòng một năm, cậu ta bắt đầu tác oai tác quái trở lại, và với thủ đoạn còn hạ lưu và tàn nhẫn hơn nữa.

Một ngày nọ, vào lúc trời nhá nhem tối, cậu ta lẻn vào tư gia của gia đình Triệu viên ngoại, một điền chủ giàu có. Thật tình cờ, tiểu thư nhà họ Triệu đang chuẩn bị xuất giá trong hai ngày nữa, và căn nhà được trang hoàng bằng đèn lồng, giấy màu, với bầu không khí tràn đầy niềm phấn khởi và hạnh phúc. Sau khi Hạ Dương phát hiện ra điều này, cậu ta nghĩ rằng: Ta nghe nói rằng tiểu thư nhà họ Triệu xinh đẹp như hoa như ngọc, nếu ta có thể…. Ta có thể được cả người đẹp lẫn tiền bạc! Vì vậy, cậu ta đã lẻn đến khuê phòng của Triệu tiểu thư, vận dụng mánh khóe của mình bằng cách liếm ướt giấy dán cửa sổ, sau đó chọc thủng một lỗ nhỏ ở đó để quan sát. Khi nhìn vào bên trong thông qua cái lỗ nhỏ đó, cậu ta thấy Triệu tiểu thư đang ngồi bên cạnh một chiếc bàn và làm một số việc thêu thùa. Cô đang thêu một cặp vịt uyên ương chơi đùa trên mặt nước. Ngay lúc ấy, Triệu tiểu thư ngẩng đầu lên và tủm tỉm cười một mình. Có lẽ cô đang nghĩ tưởng về tương lai tươi sáng và hạnh phúc của mình. Vẻ đẹp của cô đã làm cho Hạ Dương vô cùng sửng sốt. Có thể nói rằng sự kiều diễm của cô khiến cho mặt trăng bị lu mờ và làm cả nụ hoa phải xấu hổ. Sự mỹ lệ của cô có thể khiến cho chim sa cá lặn, và thậm chí một nàng tiên trên thiên giới cũng phải e thẹn khi so sánh với dung nhan của cô! Sự mỹ lệ của cô đơn giản là ngoài sức mô tả. Hạ Dương cảm thấy khó cưỡng lại trước vẻ đẹp của Triệu tiểu thư. Và sau đó, cậu ta đã quyết định sử dụng một phương pháp mà giới giang hồ coi là hạ lưu đê tiện nhất. Cậu ta đã thắp lên một loại hương mà có thể làm cho người ta rơi vào trạng thái mê man. Một lúc sau, Triệu tiểu thư bắt đầu hắt hơi rồi ngã xuống sàn. Sau khi Hạ Dương thấy mình đã thành công, cậu ta nhảy vào phòng của Triệu tiểu thư qua đường cửa sổ, thổi tắt nến và bế cô lên giường. Trong khi cưỡng hiếp cô, cậu ta còn nói: “Triệu tiểu thư, nàng là người trinh nữ thứ năm mà ta đã cưỡng hiếp!” Đúng lúc ấy, đột nhiên có tiếng nói vọng từ bên ngoài: “Tại sao ánh nến trong phòng Triệu tiểu thư lại bị tắt vậy? Tại sao cửa sổ lại mở toang thế này?” “Không tốt rồi! Khẳng định là tên thái hoa dâm tặc đã đột nhập vào phòng tiểu thư! Tên tiểu tử lưu manh đó không có điều ác nào là không làm! Người đâu!!” Và sau đó người ấy hô hoán lên để báo động cho gia nhân chạy tới lùng bắt Hạ Dương. Sau khi Hạ Dương nhận thấy hành vi đồi bại của mình đã bị phát hiện, cậu ta nhanh chóng mặc quần áo vào rồi lao ra khỏi cửa. Nhân lúc người nhà không chú ý, cậu ta trèo qua bờ tường ở phía sân sau rồi chạy trốn.

Vừa khi cậu ta nhảy ra khỏi sân sau, những người lính gác nhìn thấy cậu ta và đuổi theo cậu ta rất gắt gao. Hạ Dương không còn cách nào khác ngoài việc cắm đầu chạy thục mạng theo những ngõ hẻm cũng như tìm mọi cách để trốn thoát. Rồi cậu ta chạy tới một nơi hoang vu. Khi ấy cậu ta quay lại nhìn và thấy rằng không còn một ai ở phía sau. Cậu ta muốn ngồi xuống và nghỉ một chút. Ngay lúc đó, cậu ta trông thấy một người tiến đến gần. Người này được giang hồ biết đến với cái tên Vương Thiên Tả đại hiệp, vị hảo hán chuyên hành hiệp trượng nghĩa với một cây cương đao trong tay . Khi Hạ Dương vừa trông thấy Vương Thiên Tả, cậu ta dựng ngay dậy và cắm đầu cắm cổ chạy. Thực ra Vương Thiên Tả không hề chú ý đến Hạ Dương cho tới khi cậu ta cố gắng chạy đi. Vương Thiên Tả bèn quan sát người đang bỏ chạy, và nhận ra đây chính là Hạ Dương, tên vô lại không điều ác nào mà không làm. Vì vậy, Vương Thiên Tả đã đuổi theo Hạ Dương và giết cậu ta bằng cây cương đao của mình. Sau đó Vương Thiên Tả vứt xác của Hạ Dương vào một nơi hoang vu, và đó là quả báo mà cuối cùng Hạ Dương đã phải nhận. Số phận của Hạ Dương giống hệt những gì mà nhà văn Ngô Thừa Ân vào triều Minh sau đó hàng trăm năm đã miêu tả trong một bài thơ (Ngô Thừa Ân là tác giả cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký):

“Nhân tâm sinh nhất niệm,
Thiên địa tận giai tri,
Thiện ác nhược vô báo,
Càn khôn tất hữu tư!”

Phần diễn nghĩa của người dịch (tham khảo):

“Khi một niệm khởi phát từ tâm con người,
Cả trời và đất đều biết,
Thiện và ác mà không có báo ứng,
Thì vũ trụ này thật quá ích kỷ!”

Một lúc sau, Vương đại hiệp đến gặp thân nhân trong gia đình Triệu viên ngoại và gia đình họ kể với Vương đại hiệp về điều đã xảy ra. Vương đại hiệp vô cùng tức giận và anh đi tìm xác của Hạ Dương để cho thêm vài nhát chém nữa. Sau đó, xác của Hạ Dương bị ăn bởi những con chó hoang nơi rừng núi. Khi Vương đại hiệp và gia đình họ Triệu trở về nhà thì họ thấy Triệu tiểu thư đã treo cổ tự vẫn sau khi cô phát hiện ra mình đã bị cưỡng hiếp. Gia đình Triệu viên ngoại phải trải qua nỗi đau buồn khôn tả khi hỉ sự của gia đình chuyển thành tang sự.

Hãy để sang một bên việc gia đình Triệu viên ngoại tổ chức tang lễ như thế nào và trở lại với Hạ Dương. Sau khi Hạ Dương bị giết, nguyên thần của cậu ta rời khỏi thân thể. Bởi vì Hạ Dương đã làm rất nhiều điều ác khi còn sống, cậu ta bị giáng xuống địa ngục tầng thứ sáu. Sau một thời gian dài trả nghiệp ở nơi đó, cậu được chuyển sinh làm thú vật, và phải mang thân trâu ngựa trong hơn một trăm năm trong tầng thứ đó. Khi cậu phải chịu đựng đau khổ nơi địa ngục tầng thứ sáu, một vị Bồ Tát tình cờ phái thị nữ của mình đi thị sát một số nơi trong tầng thứ thấp. Sau khi người thị nữ của Bồ Tát thấy cảnh Hạ Dương phải chịu đau khổ dưới địa ngục, cô đã thưa lại câu chuyện với Bồ Tát sau khi trở về. Bồ Tát bèn sử dụng huệ nhãn của mình để nhìn thấu lai lịch của Hạ Dương. Sau đó, Bồ Tát đã nảy ra một ý tưởng nhằm giúp Hạ Dương giải quyết ác duyên của cậu với năm cô gái mà cậu đã cưỡng hiếp.

Dưới thời Võ Tắc Thiên trị vì, trong thành Dương Châu, có một gia đình họ Hạ cũng có một cậu con trai tên là Hạ Dương. Cậu bé này tình tình thật thà đôn hậu, và có tài năng từ khi còn rất nhỏ. Hàng ngày, cậu làm việc siêng năng và điều hành cơ sở kinh doanh, một ngân hàng nhỏ, cùng với cha cậu. Trước khi cậu bước sang tuổi hai mươi, rất nhiều gia đình các cô gái tới gia đình họ để đề nghị kết làm thông gia. Hai cô gái đầu tiên mà cậu đã hứa hôn lâm bệnh nặng rồi qua đời. Gia đình họ Hạ bèn hỏi một thầy toán mệnh lý do, và họ nói rằng hai cô gái này đã được chùa gọi về để tu hành. Sau đó, Hạ Dương cưới ba người vợ khác. Người vợ cả đanh đá và rất hay ghen. Người vợ thứ hai thì tính tình khá tốt và là người mà Hạ Dương yêu thương nhất. Người vợ thứ ba là người đẹp nhất trong số ba người phụ nữ trên, nhưng cô ta rất yêu chuộng tiền bạc.

Hạ Dương yêu quí người vợ thứ hai của mình hơn cả. Vài năm sau, người vợ cả, do quá ghen đã nhảy xuống một cái giếng tự vẫn. Không lâu sau, người vợ thứ hai cũng qua đời vì một căn bệnh cấp tính. Những tai ương liên tiếp giáng xuống đầu Hạ Dương lớn đến mức mái tóc của cậu đã chuyển thành màu trắng ngay trước khi cậu ba mươi tuổi. Ngoài ra, cậu còn bị người khác lừa đảo trong một giao dịch buôn bán, và ngân hàng nhỏ phá sản, khiến cậu lao đao và vô cùng tuyệt vọng. Sau khi người vợ thứ ba thấy cậu đã rơi vào cảnh khốn cùng, cô ta đã gói ghém những đồ vật có giá trị vào một bao nhỏ rồi rời đi. Giờ đây, Hạ Dương không còn lại gì cả.

Tại thời điểm đó, Hạ Dương đã khóc đến cạn cả nước mắt. Cậu nghĩ, “Điều gì đã làm cho số phận của ta đen đủi đến như vậy?” Không còn sự lựa chọn nào khác, cậu đành tha hương và lưu lạc khắp nơi. Một ngày nọ, cậu nằm ngủ trên đỉnh núi Thái Sơn và đã có một giấc mộng dài. Trong giấc mộng ấy, cậu đã thấy tất cả điều ác mà cậu đã gây ra vào thời nhà Tùy. Sau khi tỉnh dậy, cậu nhận thấy rằng [luật] nhân quả báo ứng quả nhiên có thật! Vì vậy, cậu đã trở thành một đạo sĩ tu luyện trong một Đạo viện gần núi Thái Sơn.

“Ân oán vô thường nghiệp tùy thân,
Thiện ác tất báo quả thị chân,
Nhược đắc phúc báo thiện vi nhân,
Càn khôn lãng lãng thiện ác phân!”

Phần diễn nghĩa của người dịch (tham khảo):

“Ân oán không bao giờ ngớt, nghiệp vẫn đi theo mỗi người,
Thiện ác đều có báo ứng, quả nhiên là điều chân thực,
Muốn được phúc báo thì phải lấy thiện đãi người,
[Luật] Vũ trụ phân biệt rõ thiện và ác!”
cháu đọc các bài của chú về chuyện luân hồi và luật nhân quả thấy rất có ý nghĩa ạ nhưng chú cho cháu hỏi hơi ngu si một tí :D hạ dương trong câu chuyện trên tạo nghiệp chướng nên gặp quả báo nhưng cớ sao những cô gái bị hắn hãm hại ở kiếp trước khi đầu thai sang kiếp sau lại vẫn gặp cuộc sống đau khổ ạ?
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”