Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Re: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


"huongzaj"


cháu đọc các bài của chú về chuyện luân hồi và luật nhân quả thấy rất có ý nghĩa ạ nhưng chú cho cháu hỏi hơi ngu si một tí :D hạ dương trong câu chuyện trên tạo nghiệp chướng nên gặp quả báo nhưng cớ sao những cô gái bị hắn hãm hại ở kiếp trước khi đầu thai sang kiếp sau lại vẫn gặp cuộc sống đau khổ ạ?

Vì nghiệp xấu ác của các cô ấy vẫn còn, dù kiếp này đã trả được một số nhưng chưa hết nên kiếp sau vẫn phải trả tiếp.
Giống như người bị nợ tiền nhiều chủ nợ, dù năm nay đã bị chửi bới đánh đập nên trả được một chủ, nhưng sang năm gặp chủ khác đòi vẫn phải trả tiếp.
Nếu các cô gái trên trong kiếp này đã trả hết nợ, lại tạo được thiện nghiệp thì kiếp sau mới được sung sướng.

Thân mến.
Được cảm ơn bởi: huongzaj
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
huongzaj
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 213
Tham gia: 15:33, 31/10/11

TL: Re: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi huongzaj »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:
"huongzaj"


cháu đọc các bài của chú về chuyện luân hồi và luật nhân quả thấy rất có ý nghĩa ạ nhưng chú cho cháu hỏi hơi ngu si một tí :D hạ dương trong câu chuyện trên tạo nghiệp chướng nên gặp quả báo nhưng cớ sao những cô gái bị hắn hãm hại ở kiếp trước khi đầu thai sang kiếp sau lại vẫn gặp cuộc sống đau khổ ạ?

Vì nghiệp xấu ác của các cô ấy vẫn còn, dù kiếp này đã trả được một số nhưng chưa hết nên kiếp sau vẫn phải trả tiếp.
Giống như người bị nợ tiền nhiều chủ nợ, dù năm nay đã bị chửi bới đánh đập nên trả được một chủ, nhưng sang năm gặp chủ khác đòi vẫn phải trả tiếp.
Nếu các cô gái trên trong kiếp này đã trả hết nợ, lại tạo được thiện nghiệp thì kiếp sau mới được sung sướng.

Thân mến.
cháu cảm ơn câu trả lời của chú ạ. Có lẽ những kiếp trước đó các cô ấy đã tạo nghiệp nên bị Hạ Dương hãm hại chính là vì phải trả nợ. Đúng là luật nhân quả xuyên suốt các kiếp sống.
Đầu trang

minh92
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 75
Tham gia: 17:31, 01/05/12

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi minh92 »

cứ oan oan tương báo như này bao giờ mới dứt :|
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Lại một trường hợp đầu thai ở Anh



Như mọi đứa trẻ lên 6 khác, bé Cameron Macaulay rất thích vẽ tranh. Tuy nhiên, những bức tranh về tổ ấm thân yêu của em làm mẹ Norma không khỏi dựng tóc gáy: một ngôi nhà màu trắng bên bờ biển Barra - khác xa căn hộ chung cư trong thành phố Glasgow nơi họ đang sinh sống.
Hình ảnh
Mẹ Norma và bé Cameron tại thành phố Glasgow

Cameron cũng luôn miệng kể về người thân “cũ” của em: có cha, mẹ, các anh trai và chị gái - cả một gia đình lớn lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng nói cười, chứ không hiu quạnh như cuộc sống hiện tại với mẹ Norma và anh trai Martin. “Kể từ lúc bắt đầu biết nói, Cameron đã cố gắng kể cho tôi nghe hẳn một câu chuyện về “quá khứ” trên đảo Barra” - cô Norma, 42 tuổi nhớ lại - “Bé phụng phịu rằng nhà bé hồi xưa có những 3 cái toilet, trong khi căn hộ Glasgow hiện giờ chỉ có mỗi cái con con. Bé kể vanh vách mọi chi tiết về các thành viên gia đình: bố Shane Robertson đã bỏ mạng vì “không quan sát cẩn thận 2 bên” - tôi đoán ông ấy chết vì tai nạn ôtô, mặc dù Cameron không bao giờ nói thế; còn mẹ bé có mái tóc màu hạt dẻ dài ngang hông, rất hay nhoẻn miệng cười... Lần nào nhớ lại thằng bé cũng khóc đỏ hai mắt, rồi nằng nặc đòi tôi đưa trở về Đảo Barra để cho bố mẹ biết bé còn sống khỏe mạnh như thế nào. Ban đầu người trong nhà ai cũng nghi Cameron bịa chuyện, họ còn khen thằng bé có trí tưởng tượng phong phú bất ngờ. Tuy nhiên sự việc trở nên nghiêm trọng khi càng lớn bé càng tỏ ra ủ rũ và sầu thảm, chẳng thể làm cách nào giúp an ủi nguôi ngoai. Các cô giáo trường mầm non cũng tỏ ra ái ngại khi nhìn chú bé con lúc nào cũng lưng tròng nước mắt. Ngay cả lúc chơi đùa, bé cũng nhớ hồi trước đã cút bắt với các chị gái trên bãi đá ven biển ra sao...”.
Gia đình Macaulay không dư dả tài chính cho lắm, bởi một mình mẹ Norma phải làm việc để nuôi nấng hai anh em Martin và Cameron. Do đó mãi đến tháng Hai đầu năm 2006, ước nguyện về Đảo Barra của cậu bé “có-kiếp-trước” mới thành hiện thực nhờ sự tài trợ của một kênh truyền hình. Đi cùng chúng tôi có Tiến sĩ Jim Tucker đến từ Virginia. Được biết ông đã nghiên cứu khá nhiều trường hợp “tái sinh” ở trẻ nhỏ như kiểu Cameron.

Đặt chân lên vịnh Cockleshell, việc đầu tiên 3 mẹ con cùng làm là tức tốc dò hỏi tung tích Robertson và “ngôi nhà trắng bên bờ biển”
“Chúng tôi lái thẳng xe về phía biển và ngay lập tức Cameron nhảy chồm lên khi phát hiện ra căn nhà. Theo thông tin từ cơ quan quản lý địa phương, chủ nhà trước đây đúng là mang họ Robertson, tuy nhiên sau khi ông này chết thì mọi người trong gia đình cũng bỏ đi cả”.
Quả thật, ngôi nhà có 3 toilet, cửa sổ phòng ngủ nhìn ra đường cất cánh sân bay, và sau vườn thì có 1 cánh cửa bí mật gần như không ai biết - đó là những điều trước đây Cameron luôn hào hứng kể cho tôi. Duy chỉ có điều, mọi tung tích về gia đình người chủ cũ dường như đã bị xóa sạch.
Trở về Glasgow, Cameron đã lấy lại bình tĩnh hơn. Bé không kể về Barra nhiều như trước nữa, và dường như cũng an tâm hơn vì không ai còn nghi ngờ bé bịa chuyện. “Cameron chưa bao giờ kể chuyện vì sao bé đã rời bỏ “kiếp trước”. Nhưng có 1 lần tôi nghe bé nói chuyện với đứa bạn “đừng sợ chết, bởi chết xong thì vẫn có cơ hội quay về. Khi tôi hỏi: Con đã đến với mẹ như thế nào, Cameron đã trả lời không chút ngần ngại: Con thấy mình rơi tõm vào trong bụng mẹ thôi. Vậy kiếp trước con tên là gì? Cameron mẹ ạ. Con vẫn là Cameron”.

[highlight=#ffffff][/highlight]
Được cảm ơn bởi: smile.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Truyền thuyết dân gian: Gia Cát Lượng bái sư học Đạo
Hình ảnh Bản để in
Tác giả: Phúc Chính

Gia Cát Lượng là một nhà quân sự nổi tiếng phò tá Lưu Bị của nhà Thục Hán thời Tam Quốc (220-280 SCN). Ông thường được mô tả là mặc một chiếc áo choàng dài và tay phe phẩy chiếc quạt bằng lông hạc.
Hồi nhỏ, khi Gia Cát Lượng lên 8, 9 tuổi vẫn chưa biết nói, gia cảnh lại nghèo, do đó phụ thân ông đã để ông chăn cừu trên một ngọn núi ở gần đó.
Trên núi có một đạo quán, trong đạo quán có một lão đạo sĩ tóc bạc. Lão đạo sĩ mỗi ngày đều ra ngoài đi du ngoạn. Một ngày nọ, ông trông thấy Gia Cát Lượng và thử trêu đùa cậu bé, thì cậu bé cũng đùa lại với ông. Từ đó Gia Cát Lượng và lão đạo sĩ thường trò chuyện với nhau bằng cách ra dấu tay. Lão đạo sĩ thấy Gia Cát Lượng thông minh khả ái nên đã tiện thể trị bệnh cho cậu. Không lâu sau, bệnh câm của Gia Cát Lượng đã được chữa khỏi.
Khi có thể nói được, Gia Cát Lượng vô cùng cao hứng; cậu hướng về lão đạo sĩ để bái tạ. Lão đạo sĩ nói: “Hãy về nhà nói với cha mẹ rằng ta sẽ thu con làm đồ đệ, dạy con biết đọc biết viết, học thiên văn địa lý, và phép dùng binh bằng Âm Dương Bát Quái. Nếu cha mẹ con đồng ý, thì hằng ngày con hãy đến đây học, không được bỏ buổi nào.”
Kể từ đó, Gia Cát Lượng bái lão đạo sĩ làm sư phụ. Bất chấp gió mưa, hàng ngày Gia Cát Lượng đều lên núi nghe giảng. Cậu thông minh hiếu học, chuyên tâm ghi nhớ, sách chỉ xem qua là đã hiểu, nghe giảng xong là đã nhớ. Vì thế lão đạo sĩ ngày càng thêm quý mến cậu.
Nháy mắt đã bảy, tám năm trôi qua.
Một ngày nọ, khi Gia Cát Lượng đang xuống núi và đi qua một cái “am” bỏ hoang, thì bất ngờ một trận cuồng phong thổi tới, kèm theo mưa gió rợp trời dậy đất. Gia Cát Lượng vội lánh vào trong am để trú mưa, thì bỗng nhiên, một người con gái cậu chưa từng trông thấy tới nghênh đón cậu vào trong nhà. Chỉ thấy cô gái này mày nhỏ mắt to, mảnh mai kiều diễm, tựa như tiên nữ hạ phàm. Gia Cát Lượng cảm thấy bị cuốn hút bởi cô gái. Khi trời tạnh mưa, cô gái tiễn cậu ra cửa, cười nói: “Hôm nay chúng ta coi như đã biết nhau. Từ nay về sau khi lên núi xuống núi thì xin hãy qua đây nghỉ ngơi và dùng trà.” Lúc Gia Cát Lượng từ trong “am” đi ra ngoài thì thấy có hơi chút kỳ quái, làm sao nơi chưa từng đến này lại có người ở.
Từ đó về sau, mỗi lần Gia Cát Lượng tới am, người con gái không chỉ ân cần tiếp đãi, mà còn có thịnh tình muốn giữ lại dùng cơm. Ăn cơm xong hai người không chỉ cười nói mà còn đánh cờ giải khuây. So với đạo quán, nơi đây quả thực là một thế giới khác hẳn. Gia Cát Lượng bắt đầu mê muội mà không tự nhận ra.
Tâm trí Gia Cát Lượng trở nên bị ảnh hưởng, và cậu cảm thấy chán nản khi học tập. Sư phụ giảng đến đâu thì quên đến đó, lời giảng đi vào tai này rồi xuất ra tai kia, không thể ghi nhớ, lúc đọc sách thì không biết là nói về cái gì, càng xem càng không nhớ.
Lão đạo sĩ biết có vấn đề, bèn gọi Gia Cát Lượng đến, thở dài một tiếng rồi nói: “Hủy cây thì dễ, trồng cây thì khó. Ta đã tốn quá nhiều công sức vì ngươi rồi.”
Gia Cát Lượng nghe sư phụ nói biết có chuyện, vội cúi đầu nói: “Sư phụ! Con sẽ không cô phụ một phen khổ tâm của ngài.”
“Lời này hiện tại ta không thể tin”, lão đạo sĩ nhìn Gia Cát Lượng và nói. “Ta thấy ngươi là đứa trẻ thông minh, định dạy ngươi thành tài, nên mới trị bệnh cho ngươi, thu ngươi làm đồ đệ. Mấy năm trước ngươi thông minh cần mẫn, sư phụ ta khổ tâm dạy ngươi cũng không cảm thấy khổ; nào ngờ giờ đây ngươi từ cần mẫn thành lười nhác, tuy thông minh mà cũng uổng công, lại còn nói sẽ không cô phụ một phen khổ tâm của ta, ta tin sao được?”
Lão đạo sĩ lại nói: “Gió không thổi, cây không động, thuyền không đảo, nước không đục.” Nói rồi chỉ vào cây cổ thụ bị rất nhiều dây mây cuốn vào ở trong sân cho Gia Cát Lượng xem. “Ngươi xem, cái cây kia tại sao sống dở chết dở, không thể tăng trưởng lên được?”
“Bởi vì dây mây cuốn rất chặt vào nó khiến nó không lớn được”, Gia Cát Lượng đáp.
“Đúng rồi, cái cây này ở trên núi, nơi đất đá khô cằn, rất cực khổ nhưng vẫn sống tốt vì nó quyết chí mọc rễ xuống dưới, đâm cành lên trên, không sợ nóng, không sợ lạnh, nên càng ngày càng cao lớn. Thế nhưng cái dây mây chỉ cuốn một lúc mà nó đã không lớn lên được, đây gọi là ‘lạt mềm buộc chặt’ đấy!”
Vốn thông minh nhanh trí, Gia Cát Lượng không giấu giếm mà hỏi ngay sư phụ: “Sư phụ, sao ngài biết chuyện?”
Lão đạo sĩ nói: “Gần nước biết tính cá, gần núi rõ tiếng chim. Ta xem thần sắc ngươi, quan sát hành động của ngươi, còn không biết tâm sự của ngươi hay sao?” Lão đạo sĩ ngừng lại một lúc rồi nghiêm sắc mặt, nói: “Nói thật cho ngươi rõ, đứa con gái mà ngươi thích kia chẳng phải là người, nó nguyên là một con tiên hạc trên Thiên Cung, chỉ vì ăn vụng hội bàn đào của Vương Mẫu mà bị Thiên Cung đánh hạ xuống để chịu khổ. Tới nhân gian, nó hóa thành mỹ nữ, văn võ thì không, cày bừa chẳng biết, chỉ biết tầm hoan tác nhạc. Ngươi thấy tướng mạo nó đẹp, nhưng nó chỉ biết có ăn ngủ thôi. Ngươi cứ thần hồn điên đảo thế này, cuối cùng chẳng làm nên trò trống gì đâu. Nếu không theo nó chiều ý nó, nó còn làm hại ngươi.”
Gia Cát Lượng nghe xong sợ quá, vội hỏi xem phải làm sao.
Lão đạo sĩ nói: “Con tiên hạc này có thói quen, là mỗi khi đêm đến thì nó hiện nguyên hình, bay lên thiên hà tắm rửa. Lúc ấy, ngươi tiến vào phòng nó, lấy y phục nó đem đốt đi, y phục nó là mang từ trên Thiên Cung xuống. Bị đốt rồi thì nó không thể hóa thành mỹ nữ được nữa.”
Gia Cát Lượng nghe lời sư phụ dặn dò và rời đi. Trước khi đi, lão đạo sĩ đưa cậu một cây gậy đầu rồng và nói: “Con hạc này khi phát hiện trong am phát hỏa, sẽ lập tức từ thiên hà phi trở xuống, gặp ngươi đang đốt xiêm y của nó, tất không chịu thua. Nếu nó làm hại ngươi, hãy dùng quải trượng này đánh nó, nhớ đấy!”
Giờ Tý đêm hôm đó, Gia Cát Lượng nhẹ nhàng vào trong am, mở cửa phòng, quả nhiên thấy trên giường có một bộ xiêm y, nhưng không thấy người đâu. Cậu lập tức nhóm lửa đốt cháy bộ xiêm y.
Tiên hạc đang lúc tắm rửa trên thiên hà, đột nhiên thấy trong lòng bất an, vội vàng đi xuống nhìn quanh thì thấy trong am có lửa, vội vàng hét to rồi phi trở xuống. Khi thấy Gia Cát Lượng đang đốt xiêm y, nó nhào tới và dùng mỏ mổ vào mắt Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng nhanh mắt nhanh tay, cầm lấy quải trượng, lập tức đánh con hạc rớt xuống đất. Cậu vội chìa tay ra chộp nhưng chỉ nắm được cái đuôi. Tiên hạc liều mạng vùng vẫy thoát ra, vỗ cánh thật mạnh rồi bay vọt lên không trung, nhưng đám lông đuôi thì bị Gia Cát Lượng giứt đứt hết.
Tiên hạc bị cụt đuôi, không còn giống những tiên hạc khác trên Thiên Cung nữa nên vô cùng xấu hổ. Từ đó nó không dám lên thiên hà tắm rửa nữa, cũng không thể biến lại thành mỹ nữ vì đã bị đốt mất xiêm y, đành vĩnh viễn ở tại nhân gian, chui vào lẫn lộn với bầy bạch hạc.
Từ đó Gia Cát Lượng không quên bài học này, đem đám lông đuôi tiên hạc đi cất giữ cẩn thận, lấy đó làm tấm gương để răn mình.
Từ đó về sau Gia Cát Lượng ngày càng cần mẫn, phàm sư phụ giảng gì, đọc sách gì thì đều ghi nhớ, tâm lĩnh thần hội, biến chúng thành thứ của bản thân mình. Lại qua một năm nữa, đúng vào ngày Gia Cát Lượng đốt họa bì của mỹ nữ, lão đạo nhân cười nói với Gia Cát Lượng: “Đồ đệ này, ngươi theo ta đã chín năm rồi, sách gì cần đọc thì đã đọc rồi, điều gì cần truyền thụ thì đã nghe rồi. Có câu nói ‘sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân’, ngươi nay đã 18 tuổi rồi, còn cần lập gia đình, ngươi hãy tự mình xử lý mọi việc.”
Gia Cát Lượng thấy sư phụ nói đã “học xong”, bèn vội vàng khẩn cầu, nói: “Sư phụ, đồ đệ càng học càng thấy học thức nông cạn, con nguyện ở lại với ngài học thêm bản lĩnh.”
“Bản lĩnh chân chính cần phải trong khi thực hành mới có thể đạt được. Sách đã học rồi, còn cần xem Trời Đất thiên biến vạn hóa thế nào, tùy thời mà chuyển, tùy cơ ứng biến, mới có thể hữu dụng được! Hãy lấy con tiên hạc kia làm bài học giáo huấn, từ nay chớ lại để tình sắc làm mê đắm nữa, đây là giáo huấn trực tiếp; hết thảy sự việc trên đời đều không được để giả tướng mê hoặc, nhất định phải xử lý cẩn thận, phải thấy rõ bản chất mới được. Đây coi như lời dặn dò lúc chia tay! Hôm nay ta phải đi đây!”
“Sư phụ, ngài định đi đâu?” Gia Cát Lượng kinh ngạc hỏi. “Từ nay con biết đến đâu tìm ngài?”
“Vân du bốn biển, không có định hướng”, lão đạo sĩ đáp.
Nhất thời không biết làm sao, Gia Cát Lượng nước mắt tuôn rơi, nói: “Sư phụ nhất định phải đi, thì xin nhận đồ đệ một bái, gọi là cảm tạ đại ân dưỡng dục.”
Gia Cát Lượng cúi mình làm lễ, lễ xong ngẩng đầu lên thì đã không thấy sư phụ đâu nữa. Từ đó cũng không nghe nói tung tích của lão đạo sĩ nữa.
Lão đạo sĩ trước khi đi đã đưa cho Gia Cát Lượng một vật, chính là bộ y phục Bát Quái mà sau này ông thường xuyên mặc.
Gia Cát Lượng hoài niệm sư phụ, thường mang chiếc áo Bát Quái trên người, coi như vĩnh viễn cõng sư phụ trên lưng. Gia Cát Lượng không quên giáo huấn của sư phụ, nhất là lời dặn dò lúc chia tay, đặc biệt thường mang theo mình chiếc quạt bằng lông vũ, không rời khỏi tay, để tự răn mình phải hành sự thận trọng. Đây chính là lai lịch chiếc quạt lông vũ trên tay Gia Cát Lượng.

Nguồn:Chanhkien.org
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tuan_kudu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 157
Tham gia: 15:38, 19/08/12

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi tuan_kudu »

Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi thống nhất thiên hạ, một ngày kia đi tuần du gặp một lão nhà quê hỏi rằng:

– Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần có một điều kính xin bệ hạ chỉ giáo! Cũng sinh một năm, một ngày, một giờ mà sao bệ hạ là bậc Đế Vương, thống nhất thiên hạ, khiếp phục chư hầu mà hạ thần chỉ là một kẻ ngu dân ở nơi cô lâu này!

Hán Cao Tổ nghe nói lấy làm lạ, ngẫm nghĩ và hỏi rằng :

– Vậy hiện nay nhà ngươi làm nghề gì ?

– Muôn tâu thánh thượng hạ thần làm nghề nuôi ong và hiện có chín tổ ong đang kéo mật.

Lưu Bang mới vỗ tay cười ha hả mà rằng :

– Nếu thế thì nhà ngươi còn sung sướng hơn ta nhiều. Ta chỉ làm vua có một nước Trung Hoa mà vẫn chưa yên, ngoài lo chế ngự Chư Hầu, trong lo bầy tôi làm phản.

Nhà ngươi làm vua chín nước, loài ong cũng có quân, thần, phụ tử chẳng khác loài người, lại không phản phúc. Tất ngươi diễm phúc hơn ta còn than nỗi gì!
Được cảm ơn bởi: 88davichi
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Cháu cũng xin góp một câu chuyện. Mong cho mọi người luôn hướng về điều thiện và tránh làm điều dữ
Như Ý ma nữ
Hoà Thượng Tuyên Hoá
Hôm nay tôi nhớ ra chuyện Như Ý Ma Nữ. Y là một con quỷ vào đời nhà Chu bị sét đánh và y lại tu thành một thứ ma thuật, sấm sét cũng chẳng cách chi đánh được y, cho nên y đi khắp nơi để tác quái, sau đó thì gặp tôi, y phải quy y Tam Bảo, bây giờ y đã cải tà quy chánh, các bạn đừng sợ y, dù y có đến đây cũng chẳng hại người.

Cách đây khoảng 27 năm về trước, vào ngày 20 tháng 2 năm 1945, tôi ở tại Đông Bắc Trung Quốc (Manchuria), tại gia đình ông Châu. Ở khu này có "Hội Đạo Đức". Hội Đạo Đức là nơi giảng về đạo đức vào mỗi ngày. Trong hội nầy có mấy đệ tử quy y với tôi, cho nên mỗi lần đi qua đó, tôi đều ở lại đó vài hôm.


Ở được vài ngày thì gặp ông bói tướng "phê bát tự" mà tôi chẳng biết tên ông ta. Sao gọi là phê bát tự ? Tức là năm hai chữ, tháng hai chữ, ngày hai chữ và giờ hai chữ. Ông ta dùng "phê bát tự" xem cho người linh vô cùng, ông ta xem cho tôi nói :"Số của Thầy là làm quan, sao lại đi tu ? Nếu Thầy làm quan thì sẽ làm quan lớn" ; tôi nói :"Tôi không có ý định làm quan, cũng chẳng biết làm quan ra sao ? Sao lại có thể làm ? Tôi biết làm người xuất gia, cho nên hiện tại tôi là người xuất gia". Ông ta nói thật đáng tiếc. Sau đó ông ta lại xem tay tôi, ông ta nói :" Bàn tay của Thầy, ít nhất Thầy có thể đỗ đứng đầu trạng nguyên". Tôi lại nói :"Hiện tại tôi đứng chót cũng không có làm gì có đứng đầu ?" Sau đó ông ta nói :"Năm nay Thầy gặp rất nhiều may mắn ! Sẽ gặp việc cát tường!" Tôi nói :"Có việc gì cát tường ?". Ông ta nói : "Qua ngày 10 tháng sau thì Thầy sẽ khác với hiện tại". Tôi nói :"Khác nhau như thế nào ?". Ông ta nói :"Bây giờ nội trong một ngàn dặm, có rất nhiều người tin Thầy, qua khỏi ngày 10 tháng sau thì mọi người ngoài mười ngàn dặm đều tin Thầy". Tôi nói :"Sao lại như thế ?". Ông ta nói :"Đến lúc đó Thầy sẽ hay !".

Qua hai ngày sau, lúc đó khoảng ngày 14 tháng 2 tôi đến làng Tương Bạch Kỳ Tứ Đồn ở với đệ tử của tôi tên là Hạ Tôn Tường tuổi đã hơn sáu mươi. Trong nhà của ông ta có hơn ba mươi người, làm rất nhiều ruộng đất, có thể nói là tài chủ giàu nhất trong làng. Nhưng ông ta chưa bao giờ tin Phật, cũng chẳng tin gì hết, song le khi ông ta thấy tôi đến thì ông ta tin và quy y Tam Bảo. Không riêng gì mình ông ta quy y mà toàn gia đình đều muốn quy y, cho nên toàn gia đình của ông ta đều quy y. Về sau mỗi lần đi qua đây tôi đều đến ở nhà của ông ta. Nhà của ông ta hơn ba mươi người rất vui vẻ khi gặp tôi, tôi đã ở lại khoảng mười ngày thì có khoảng bảy mươi hai người cũng đến quy y.
Vào ngày 25 tôi ngồi xe của Hạ Tôn Tường về huyện Song Thành xa cách chừng hơn bảy mươi dặm đường, chúng tôi phải khởi hành lúc ba giờ sáng sớm.

Thời tiết lúc đó gần mùa xuân, nhưng lạnh không thể tả. Người lái xe và những người đi theo đều mặc quần áo bằng da và mang giầy da, còn tôi lúc đó quá nghèo, đồ mặc chỉ ba lớp vải thô, còn quần thì chỉ hai lớp vải, giầy thì mang giầy la hán ( kiểu giầy sandale) chẳng có tất mang, còn mũ thì giống như hai bàn tay chắp lại, phủ chẳng tới tai, giống như kiểu mũ của Ngài Tế Công đội mà các bạn thấy.
Chúng tôi khởi hành từ ba giờ sáng cho đến bảy giờ mới tới. Đến thành rồi trời cũng đã sáng, tài xế và những người đi tháp tùng tưởng tôi đã chết vì rét lạnh, bởi vì tôi mặc đồ không đủ che lạnh. Họ dừng xe lại để hoạt động, họ chạy bộ, vì không chạy thì bị tê cóng chịu không thấu, còn tôi vẫn ở trên xe từ khi bắt đầu khởi hành. Khi đến cửa đông của huyện Song Thành thì xe ngừng lại, tôi xuống xe thì anh tài xế nói :" Chúng con tưởng Thầy đã chết vì lạnh rồi".

Tôi ở với các bạn bè và các vị hộ pháp cư sĩ khoảng hơn mười ngày. Vào ngày 9 tháng 3 tôi trở về làng Tương Bạch Kỳ Tứ Đồn nhà của Hạ Tôn Tường. Khi tôi về tới thì ông ta nói có đứa con gái của Hạ Văn Sơn vừa mới quy y với tôi bị bệnh, bệnh rất trầm trọng, sáu, bảy ngày rồi chẳng ăn uống gì, cũng chẳng nói năng gì, mà rất là giận dữ, hung hăng như muốn đánh người. Mẹ của cô ta nói với tôi : "Sư phụ ! Con gái của con đây vừa mới quy y chưa được mấy ngày thì bị bệnh. Chứng bệnh rất là trầm trọng, cô ta chẳng ăn uống gì, cũng chẳng nói năng gì, suốt ngày đều trợn mắt, chổng đầu xuống giường, chẳng biết là bệnh gì ?".

Tôi nói với bà ta :"Tôi cũng không thể chữa bệnh cho người, cô ta bệnh gì, hỏi tôi cũng vô dụng. Hiện tại có đứa đệ tử quy y với tôi tên là Hàn Cương Cát, anh ta là người đã khai mở ngũ nhãn, biết được chuyện quá khứ, vị lai của người. Bà có thể đi hỏi anh ta".
Hàn Cương Cát cũng quy y vào ngày 24 tháng 2. Trước khi anh ta quy y, tôi vốn không muốn thâu nhận anh ta. Tại sao ? Vì trước khi tôi xuất gia, tôi với anh ta là đôi bạn thân và cùng làm việc với nhau trong Hội Đạo Đức. Sau khi xuất gia, Hàn Cương Cát khai mở ngũ nhãn, anh ta thấy :"Nguyên lai Thầy đời đời kiếp kiếp là Thầy của con !", cho nên anh ta muốn quy y với tôi.

- Tôi nói :"Tôi không thể thu anh làm đệ tử, chúng ta vốn đều là bạn thân nhau, sao tôi lại thu nhận anh làm đệ tử ?"
- Anh ta nói :"Nếu Thầy không thu nhận con thì đời này con sẽ đọa lạc".
- Nói xong, anh ta quỳ xuống, nhất định muốn quy y, tôi thì nhất định không thu nhận anh ta.

Trải qua khoảng hơn nửa giờ, tôi hỏi anh ta :"Ai quy y với tôi đều phải nghe theo sự giáo huấn, bây giờ anh có tài, vừa biết quá khứ, hiện tại và vị lai, có phải vì vậy mà anh có tâm cống cao, không nghe lời dạy của tôi ?" Anh ta nói :"Sư phụ ! Con sẽ nghe lời ! Dù Sư phụ kêu con nhảy vào dầu sôi lửa bỏng con cũng vào, kêu con đi trên lửa, con cũng đi, dù có chết con cũng không từ !". Tôi nói :"Thật chăng ? Tương lai có việc có thể nào tôi kêu anh làm mà anh không làm ?" Anh ta nói :"Bất cứ chuyện gì Sư phụ kêu con đi làm thì con nhất định đi làm, dù nguy hiểm con cũng không sợ". Hàn Cương Cát là một trong bảy mươi hai người quy y vào ngày 24 tháng 2.

Nghe đệ tử bị bệnh, tôi kêu anh ta nói :"Con biết khám bệnh cho người, bây giờ vị đệ tử này bị bệnh, con lại xem thử đi !". Anh ta ngồi thiền, quán tưởng xem bệnh tình ra sao, đột nhiên mặt của anh ta tái vì sợ hãi, anh ta nói với tôi :"Sư phụ ! Không xong rồi, việc này lo chẳng xong ! Bằng mọi cách con cũng lo không được !". Tôi nói :"Thế nào ?" Anh ta nói :"Đây là một con quỷ ! Con quỷ này rất là lợi hại, y biến hóa ra hình người ! Biến được hình người để hại người làm đảo loạn thế giới !". Tôi nói :"Sao mà lợi hại như thế, nói nghe coi". Anh ta nói :"Con quỷ này là một con quỷ vào đời nhà Chu. Vào thời nhà Chu, y là một con quỷ, vì y không giữ quy cụ, bị một người có đạo hạnh, có thần thông dùng sấm sét bửa vụn ra, nhưng linh tính của y chưa tán ra hoàn toàn, cho nên về sau y lại tụ về với nhau, lại biến thành quỷ. Con quỷ này bây giờ thần thông lớn vô cùng, biết phi hành biến hóa, lúc hiện có lúc hiện không. Vì bị sét đánh, cho nên sau này y tu luyện một thứ pháp thuật. Pháp thuật này chống lại sấm sét. Pháp thuật này luyện bằng cách nào ? Tức là y dùng cái mũ đen được làm bằng lớp màng mỏng bao bọc đứa bé khi mới sinh ra. Lớp màng mỏng bao bọc đứa bé, y dùng nó làm thành cái mũ màu đen, khi đội mũ lên đầu thì sấm sét không làm gì được y vì sấm sét kỵ vật ô uế.
Người tây phương cho rằng sấm sét chẳng có ai cai quản. Sấm sét thường thì chẳng ai cai quản, nhưng có thứ sấm sét đặc biệt thì có khi dùng sấm sét để trừng phạt yêu ma quỷ quái ở thế gian. Y đã luyện thành cái mũ đen tị lôi, sấm sét chẳng làm gì được y thị. Y lại luyện thành hai thứ pháp thuật tức là hai quả banh nhỏ tròn tròn. Y dùng cái mũ đội lên cho ai thì linh hồn của người đó bị y nắm giữ, sẽ biến thành quyến thuộc của y. Còn hai quả banh tròn, nếu ném trúng ai thì người đó sẽ chết tức khắc.

Cho nên Hàn Cương Cát thấy ma quỷ lợi hại như vậy thì nói với tôi :"Sư phụ ! Việc này không xong rồi !" Tôi nói :"Bệnh tình thế nào ?" Anh ta nói :"Bệnh này nhất định phải chết ! Chẳng có cách nào trị được !" Tôi nói : "Chết à ? Không thể được ! Nếu cô ta không quy y với tôi thì đương nhiên tôi không lo. Cô ta vừa quy y với tôi vào ngày 24 tháng 2, chưa được bao lâu". Lúc đó khi quy y, tôi bảo họ niệm "Chú Đại Bi", tôi nói :"Các vị mỗi người nên học "Chú Đại Bi", tương lai sẽ hữu dụng. Khi gặp nguy hiểm gì thì hãy niệm "Chú Đại Bi", thì Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ bảo hộ các vị". Do đó, có rất nhiều người niệm "Chú Đại Bi". Tôi nói :"Nếu cô ta không quy y với tôi thì ma quỷ làm gì cô ta mặc kệ, nhưng cô ta đã quy y với tôi, thì tôi không thể để cho ma quỷ cướp mạng của cô ta, tôi nhất định phải lo". Anh ta nói :"Sư phụ, nếu Thầy lo cho cô ta, thì con chẳng đi ! Con không thể theo Thầy đi".

Tôi nói :"Cái gì ? Khi con quy y thì con nói :"nhảy vào dầu sôi lửa bỏng cũng không từ", bây giờ đâu phải là dầu sôi lửa bỏng, tại sao con từ chối ?". Anh ta không nói gì, bèn suy nghĩ rồi nói :"Sư phụ ! Thầy phải phái mấy vị hộ pháp bảo vệ con". Tôi nói :"Con đừng la lối ! Đi thì đi còn la lối cái gì ?" Anh ta nghe lời, cũng không dám la lối, bèn theo tôi đi, đến chỗ bệnh nhân thì cô ta nằm ở trên giường, đầu ở trên gối còn đít thì chổng lên trời, trông rất khó coi, song le rất hung hăng, mắt trợn lên lớn giống như mắt bò, nhất là khi nhìn thấy tôi thì càng giận dữ.

Tôi hỏi người nhà của cô ta về nguyên nhân của chứng bệnh. Họ nói bảy, tám ngày trước đây có một thiếu phụ khoảng năm mươi tuổi ngồi kế ngôi mộ ở ngoài làng. Thiếu phụ mặc áo dài màu xanh đen, quần và giầy dép đều màu vàng và cô ta khóc lóc bên cạnh ngôi mộ. Nghe tiếng khóc, có bà già họ là Hạ đến an ủi thiếu phụ, nhưng thiếu phụ cứ tiếp tục khóc nói :"Ôi người của tôi, người của tôi...". Một mặt thì khóc, một mặt thì nhìn "người" của cô ta. Bà già vẫn tiếp tục an ủi thiếu phụ, cuối cùng thiếu phụ hết khóc, và hai người đi về cổng làng. Cửa cổng có thần gác cho nên thiếu phụ không dám vào. Chung quanh làng đều có tường bao bọc ba bên bốn phía, mỗi phía đều có cửa ra vào. Bà già Hạ một mình đi vào cổng còn thiếu phụ thì ở bên ngoài khóc.

Lúc đó xe ngựa của Hạ Tôn Tường trở về làng. Khi đến cổng thì ngựa thấy thiếu phụ bèn kinh hãi chạy xông vào, vì ngựa thấy vật này thì biết ngay ! Còn con người thì không nhận ra. Khi ngựa kinh hãi chạy xông vào thì thiếu phụ cũng chạy theo vào. Có lẽ Thần giữ cổng cũng hoảng hốt khi thấy ngựa kinh hãi cũng không giữ cổng để cho thiếu phụ chạy vào.

Thiếu phụ chạy vào nhà ông Vưu Trung Bảo và tiếp tục tìm "người" của bà ta. Bà ta nhìn ông Vưu rồi bỏ chạy ra khỏi nhà, có khoảng ba bốn chục người bu chung quanh bà ta hỏi : "Bà tên gì ?" Bà ta nói :"Tôi chẳng có tên", lại hỏi :"Họ của bà là gì ?". Bà ta nói :"Tôi chẳng có họ, tôi là người chết". Họ bu nhìn bà ta giống như một quái vật. Bà ta lấy tay giữ cái mũ đen và bỏ đi, bà ta giống như người chẳng biết gì hết, đi đến bờ tường của nhà ông Hạ Văn Sơn, tường cao khoảng ba thước. Bà ta đến bên tường liệng cái mũ đen qua tường rồi nhảy vọt một cái qua bờ tường. Tường cao như thế có lẽ chẳng có ai nhảy qua được, thế mà bà ta nhảy qua được. Đám đông la lên :"- ! Mụ điên có võ thuật, có công phu !" Do đó cả đám đông chạy qua xem bà ta.
Con trai của Hạ Văn Sơn tên là Hạ Tôn Toàn cũng là đệ tử quy y với tôi vào ngày 24 vừa qua, từ cửa chạy vào nói :"Mẹ ! Mẹ ! Mụ điên đến nhà mình, mẹ đừng có sợ !"
Mẹ của y nhìn ra cửa sổ, chẳng thấy gì lạ. Khi quay đầu lại thì thấy thiếu phụ bò vào giường đá, đang nửa trên nửa dưới. Bà ta hỏi thiếu phụ :"Bà tìm ai ? Bà tìm ai ?" Thiếu phụ chẳng nói gì. Thấy cử chỉ của thiếu phụ rất kỳ quái, cho nên bà ta và cô con gái niệm Chú Đại Bi, vừa mới niệm câu đầu tiên "Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da" thì thiếu phụ nằm dài xuống đất bất động, giống như người chết.

Thấy vậy không được, nếu chết trong nhà thì không tốt. Cho nên đi báo cáo với ông xã trưởng. Xã trưởng thấy thiếu phụ nằm dài dưới đất giống như chết bèn dùng tay mang bà ta ra ngoài sân, hỏi bà ta :"Bà từ đâu đến đây ? Và tại sao bà đến đây ?". Bà ta đáp :"Đừng hỏi tôi, tôi là xác chết, tôi chẳng có tên chẳng có họ, cũng chẳng có chỗ ở, tôi đến đâu thì ở đó". Ông xã trưởng nghe bà ta nói thế cũng kinh hãi, bèn đem bà ta đi ra khỏi làng khoảng năm mươi bộ, rồi trở về cổng làng thì thấy bà ta đang ở sau lưng, bèn đem bà ta đi xa khoảng bảy mươi bộ, lần này bà ta cũng theo về. Cuối cùng ông ta và ba nhân viên nữa mang bà ta đi xa khoảng một trăm năm mươi bộ và nói :"Đi mau ! Nếu không ta bắn !" Và họ bắn chỉ thiên hai lần. Bà ta ngã xuống đất vì sợ hãi, tưởng tiếng súng là tiếng sấm sét đã giết bà ta trước kia. Lần này bà ta chẳng theo họ trở về làng.

Khi ông xã trưởng và mấy người nhân viên trở về thì nghe tin con gái của ông Hạ Văn Sơn bị bệnh, chẳng nói, chẳng ăn uống, chẳng ngủ, chỉ nằm trên giường trừng mắt, đầu thì trên gối, đít thì chổng lên trời, đã bảy tám ngày không ăn uống gì cả.

Trước khi đến nhà ông Hạ Văn Sơn, tôi nói với Hàn Cương Cát :"Con nói, nếu chúng ta dính vào việc này thì sẽ chết. Thà ta chết chứ không để cho đệ tử quy y với ta chết. Thứ nhất, ta phải cứu những người quy y với ta, không thể thấy họ chết mà không lo. Thứ hai, ta phải cứu con ma này, con nói chẳng có ai quản được nó, nhưng nó đã phạm biết bao tội lỗi, nhất định sẽ có người hàng phục được nó. Nó đã tu luyện nhiều năm, nếu tiêu diệt nó đi, thật là đáng tiếc. Nếu nó có bản lãnh giết ta, ta cũng phải đi cứu cô ta. Thứ ba, ta phải cứu tất cả chúng sinh trên thế gian, nếu ta không hàng phục được nó thì tương lai nó sẽ hại nhiều người nữa, vì những lý do đó, ta nhất định phải đi". Cho nên mới đến nhà của người bệnh.

Lúc đó ông xã trưởng cũng đến, nghe chúng tôi đàm luận, thiếu phụ đó là con ma, ông ta nghĩ lại nói :"Hèn chi hôm đó tôi dùng tay nhấc bà ta lên mà chẳng cần tí sức nào, giống như chẳng có vật gì, nếu không nói, tôi cũng nghĩ không ra, bây giờ mới biết đó là ma".

Chúng tôi phải tìm cách hàng phục nó. Làm sao để hàng phục ? Trong Chú Lăng Nghiêm có năm loại pháp. Trong năm loại pháp có : "Tiêu tai pháp", tức là ai có tai nạn gì thì có thể làm cho khỏi. Có "Cát tường pháp", có sự việc gì không được cát tường thì có thể biến thành cát tường. Có "Câu triệu pháp", tức là bất cứ yêu ma quỷ quái xa bao nhiêu thì có thể tùy thời bắt nó lại, lại có "Hàng phục pháp", tức là ma quỷ đến thì bạn hàng phục được nó. Có những loại pháp này, cho nên lúc đó tôi dùng "Chú Lăng Nghiêm" để kêu Như Ý Ma Nữ đến, khi gọi đến, bà ta vào cửa mang một mùi tanh không tưởng tượng nổi, ai mà ngửi mùi tanh đó thì phải ói mửa.

Khi bà ta vào thì dùng cái mũ mà bà ta đã luyện để chụp lên đầu tôi, nhưng chụp lên đầu tôi chẳng được, cái mũ của bà ta đã vô dụng, bà ta lại đem banh tròn tròn ném lên mình tôi, song le cũng chẳng trúng thân của tôi.

Bà ta đã dùng hai thứ pháp thuật đều chẳng có công hiệu, vô dụng. Bà ta biết đã hết cách, muốn bỏ chạy ! Song le, đông tây nam bắc, tứ duy trên dưới chẳng có lối thoát. Vì khi bà ta vào thì tôi đã kiết giới, giống như đã bầy bố trận, cho nên bà ta chẳng có lối thoát; phía trên, phía dưới trước sau phải trái đều có hộ pháp thiên long bát bộ giữ bà ta lại, chạy không khỏi, hết cách bà ta bèn quỳ xuống khóc lên. Tôi bèn thuyết pháp "Tứ Diệu Đế", "Mười Hai Nhân Duyên" và "Pháp Lục Độ" cho bà ta nghe. Bà ta hiểu được, muốn quy y Tam Bảo, phát bồ đề tâm. Tôi chấp nhận và quy y cho bà ta, cho bà ta tên là "Kim Cang Như Ý Nữ". Quy y rồi, bà ta luôn luôn theo tôi đi các nơi độ người. Nhưng bản tánh của bà ta là ma tính, theo tôi đến nơi nào thì nơi đó cũng đều có mùi tanh. Về sau thấy vậy, tôi kêu bà ta đến núi Lạc Pháp, "Động Vạn Thánh Linh Long" thuộc huyện Giao Hà tỉnh Cát Lâm để tu hành.

Tại sao nơi đó lại gọi là "Động Vạn Thánh Linh Long ?" Tôi có rất nhiều đệ tử kỳ quái quy y, tôi đều phái họ đến đó để tu hành. Nơi đó, tôi cũng đã từng đến. Về sau bà ta tu hành chẳng bao lâu thì có chút thần thông, thường thường đi đến các nơi cứu người. Song le bà ta cứu người cũng không muốn cho người biết là bà ta cứu người như thế nào, do đó :

"Làm việc thiện mà muốn người thấy,
thì chẳng phải là chân thiện ;
Làm việc ác mà sợ người biết,
thì là đại ác".

Bạn làm việc tốt, muốn cho người biết thì chẳng phải là việc chân thiện. Bạn làm việc ác mà sợ người biết thì là việc rất ác. Cho nên "Như Ý Ma Nữ" này cuối cùng cũng biến thành quyến thuộc của Phật. Cái động này sao lại gọi là "Động Vạn Thánh Linh Long ?" Vì một động có ba cửa động, ở bên này có thể nhìn qua bên kia, bên kia có thể nhìn qua bên này, thấu suốt với nhau cho nên gọi là linh long. Giống như trong ly thủy tinh đựng gì thì biết ngay, cho nên gọi là linh long. Chẳng phải nhất định nói về ly thủy tinh, tức là bên trong có thể nhìn thấy bên ngoài, bên ngoài có thể nhìn thấy bên trong. Động này có ba cửa động, ba cửa động này đều thông với nhau, ở trong đó có một cái miếu. Vật dụng tạo miếu này đều dùng dê để chở, một lần vậy sức dê chở được hai miếng ngói hoặc một khúc gỗ, vì núi đó quá cao. Trong động đó, bên ngoài cửa phía tây có động "Lão Tử". Cửa động phía đông có động "Tích Thủy". Trong động tích thủy đó nước nhỏ từng giọt từng giọt đủ cho thiên nhân vạn mã uống. Phía sau động là động "Kỉ Tổ", tức là Kỉ Hiểu Đường. Kỉ Hiểu Đường cũng là người quê của tôi ở Đông Bắc Trung Quốc, ông ta đã hàng phục được năm con quỷ, ở núi Lạc Pháp này và hàng phục được "Hắc Ngư Tinh". Hắc Ngư Tinh này vào đời nhà Minh làm quan ở Bắc Kinh gọi là Hắc đại nhân. Ông ta họ Hắc, nhưng ông ta chẳng phải người, ông ta là cá. Kỉ Hiểu Đường biết được nên bắt tóm ông ta, biết trước ông ta có ngày sẽ đi qua núi này cho nên ở đó đợi ông ta. Khi ông ta đi qua, Kỉ Hiểu Đường dùng "Chưởng thủ lôi" đánh chết Hắc đại nhân tại đó.

Cho nên động ở trên núi đó, chẳng ai biết rõ có bao nhiêu cái động. Hôm nay bạn biết có bảy mươi hai cái, ngày mai thì có bảy mươi ba cái, ngày mốt lại thêm nữa hoặc là có bảy mươi, không nhất định được.

Có một người đi lên núi, nhìn thấy hai ông lão đang đánh cờ. Y nhìn lên đó bèn ho lên một tiếng thì hai ông già râu dài nhìn nói với nhau :"Sao y lại lên đây ?" Cửa động bằng đá tự nhiên đóng lại ! Y bèn quỳ ở đó cầu pháp cho đến chết. Bây giờ mộ của y vẫn còn ở bên ngoài cửa động đá. Bạn thấy đó ! Người ta cầu đạo, cầu pháp, quỳ chết ở đó cũng không đứng dậy. Cho nên núi đó có rất nhiều thần tiên.

Tôi có gặp một người tên là Lý Minh Phước, y có võ thuật, chạy rất nhanh như khỉ. Một ngày nọ tôi đến nơi đó, đi vào lúc sáng sớm khoảng hơn bốn giờ sáng thì lên tới núi, thấy y đang lễ Phật. Đầu tóc phía sau của y bó lại nặng khoảng ba, bốn cân, trên đầu có cài cây trâm, y chưa bao giờ tắm rửa. Hình dáng của y rất nhỏ, mặt, mắt, mũi miệng, thân thể rất nhỏ, nhưng rất mạnh vô cùng. Y một mình có thể cầm hai thanh sắt làm đường rầy (xe lửa), trong khi đó tám người thường chỉ khiêng được một thanh sắt. Chẳng ai biết y bao nhiêu tuổi, người ở đâu đến, vào thời nào ? Đó là một người kỳ quái mà tôi đã gặp qua ở đó.

Những gì mà tôi vừa kể với quý vị chẳng phải là sự tích, chẳng phải tự tạo, mà là sự thật, một sự việc chân thật ! Các bạn tin cũng tốt, không tin cũng tốt, tin hay không tùy bạn !
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Trích "bài khai thị của HT Tuyên Hoá"
Tổ Sư Bồ Ðề Ðạt Ma Tới Trung Quốc

Vào tháng chín, năm Phổ Thông thứ nhất (năm 520 sau Công-nguyên) thời Lương Võ Ðế, Ðức Tổ-sư Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ đáp thuyền sang Trung Quốc. Thuyền cập bến ở Quảng-châu, Ngài lên bờ tới Kim-lăng (Nam Kinh) cùng vua Lương Võ Ðế đàm luận. Bởi vì vua không khế-cơ, nên Ngài rời Kim-Lăng, đi lên phía Bắc về hướng Lạc-dương. Khi Ngài đi qua chỗ Pháp-sư Thần Quang giảng kinh thì thuận đường mới vào nghe. Khi Ngài phát hiện Pháp-sư Thần Quang có biện tài vô ngại, đến nỗi "trời mưa hoa xuống, đất trồi bông sen lên," thì Ngài biết Thần Quang là một bậc Pháp-khí. Bấy giờ, Ngài Thần Quang thấy một vị sư Ấn Ðộ đến nghe kinh thì chẳng kềm được lòng ngã mạn, nên giảng kinh xong, Ngài nháy Ðức Bồ Ðề Ðạt Ma một cái.

Tổ-sư hỏi Ngài: "Thưa Thầy, Thầy đang làm gì ở đây?"

Ngài Thần Quang đáp: "Tôi giảng kinh."

Tổ-sư hỏi: "Thầy giảng kinh gì?"

Ngài Thần Quang khó chịu, vặn lại: "Thầy từ đâu lại?"

Tổ-sư trả lời: "Tôi từ Ấn Ðộ tới."

Ngài Thần Quang liền hỏi: "Thế ở Ấn Ðộ chẳng có giảng kinh sao?"

Tổ-sư trả lời: "Ðương nhiên là có giảng kinh, nhưng giảng toàn là 'Vô tự chân kinh.' " (kinh không có chữ).

Ngài Thần Quang lại hỏi: "Thế nào là vô tự chân kinh?"

Tổ-sư đáp: "Vô tự chân kinh là kinh chỉ có giấy trắng. Kinh mà Thầy giảng thì chữ đen, giấy trắng. Vậy Thầy giảng để làm gì?"

Ngài Thần Quang nghe vậy thì có ý bực bội, bèn nói: "Ta giảng kinh để dạy người ta liễu thoát sinh tử."

Tổ-sư hỏi: "Thầy dựa vào đâu mà dạy kẻ khác liễu thoát sinh tử? Bản thân Thầy còn chưa liễu thoát được sinh tử kia mà!"

Ngài Thần Quang nghĩ thầm: "Tên Hòa-thượng mặt đen này chắc là hóa thân của Ma vương tới đây để hủy báng Tam-bảo, mình phải thử coi pháp lực của y ra sao mới được!"

Bấy giờ, Ngài Thần Quang lấy xâu tràng hạt (chuỗi hạt làm bằng sắt, là vũ khí hàng ma) đánh mạnh vào mặt Tổ-sư. Ðức Tổ-sư không kịp phòng bị, chẳng may bị đánh trúng, gãy hai cái răng cửa. Ðức Tổ-sư (đã đắc quả thánh) nghĩ thầm: "Răng của bậc thánh mà rớt xuống đất ở nơi nào thì nơi ấy sẽ bị hạn hán ba năm." Vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên Ngài liền nuốt chửng hai cái răng ấy vào bụng; thế nên mới có câu:

"Ðả lạc môn nha hoà huyết thôn."

(Nuốt chửng răng gãy lẫn máu me).

Tổ-sư chẳng nói một lời, quay lưng đi ra khỏi chùa, rồi bước lên một cành lan để vượt qua sông Trường-giang, đến Chùa Thiếu Lâm ở núi Tung-Sơn, tỉnh Hà-nam. Tại đó, Ngài ngồi quay mặt vào vách tường suốt chín năm, quán sát Thiền-cơ.

Về phần Ngài Thần Quang, thì Ngài rất đắc ý, cho rằng mình đã thắng cuộc, không hề biết rằng Ðức Tổ-sư làm thế là vì tu hạnh Nhẫn-nhục Ba-la-mật. Sau khi Tổ-sư Ðạt Ma đi khỏi chùa, không lâu thì Quỷ Vô-thường tới và hỏi Ngài Thần Quang: "Thầy là Thần Quang phải không?"

Ngài Thần Quang đáp: "Ta là Thần Quang, có chuyện gì không?"

Quỷ Vô-thường nói: "Tôi vâng lệnh vua Diêm-la mời Thầy đến uống trà đồng thời hỏi xem Ngài đã giảng được bao nhiêu bộ kinh, tụng được bao nhiêu bộ, còn bao nhiêu bộ chưa tụng và bao nhiêu bộ chưa giảng."

Ngài Thần Quang nghe xong thì giật mình, hồn bay lên chín tầng mây. Ngài biết là mình sắp chết nên khẩn khoản hỏi rằng: "Có ai dứt được sanh tử, tránh khỏi sự phán xét của Diêm-vương chăng?"

Quỷ Vô-thường đáp: "Thì chính là vị Hòa-thượng da đen râu rậm bị Thầy đánh gãy hai cái răng cửa đó!"

Ngài Thần Quang nghe vậy thì rất hối hận vì đã không dằn được sự nóng giận và đã xua đuổi một Thánh-nhân. Do đó Ngài xin với Quỷ Vô-thường: "Tôi có thể đi tìm vị Hòa-thượng đó để học pháp "liễu sinh thoát tử" chăng?"

Quỷ Vô-thường đồng ý: "Ðược! Nhưng Thầy phải đi nhanh rồi trở về ngay, bằng không tôi không chịu trách nhiệm đâu!"

Ngài Thần Quang liền lên đường, ngày đêm không ngừng nghỉ để đuổi theo Ðức Tổ-sư Ðạt Ma. Khi tới núi Tung-sơn, Ngài thấy Tổ-sư đang day mặt vào vách ngồi Thiền thì mừng quá, liền đến trước mặt Tổ-sư, cung kính đảnh lễ và sám hối: "Xin Thầy từ bi, tha thứ cho đệ tử thô lỗ này không biết Thầy là bậc thánh-nhân nên đã phạm thượng. Xin Thầy dạy cho con pháp tu liễu thoát sinh tử."

Ðức Ðạt Ma ngoái đầu nhìn lại, rồi chẳng nói năng gì, cứ tiếp tục ngồi Thiền. Ngài Thần Quang liền quỳ xuống; và quỳ trong chín năm liên tiếp.

Chúng ta ngồi Thiền, ngồi chưa đến hai tiếng đồng hồ là đã đau lưng, đau gối, chịu không nổi, hoặc cứ vẩn vơ nghĩ chuyện ăn cơm, uống nước ngọt... Nói tóm lại là không sao khống chế nổi cái "tâm khỉ, ý ngựa" lúc nào cũng muốn chạy rông. Ngài Thần Quang với tinh thần "cầu Pháp quên mình" đã quỳ liên tục trong chín năm. Trong chúng ta đây, có ai có thể quỳ được chín giờ không? E rằng chẳng có một ai!

Một hôm, tuyết rơi tầm tả, ngập hơn hai thước, song Ngài Thần Quang vẫn quỳ bên cạnh Tổ-sư. Bấy giờ Tổ-sư mới ngẩng đầu lên, cảm động vì thành tâm cầu Pháp của Ngài Thần Quang nên cất tiếng hỏi: "Thầy quỳ ở đây để làm gì?"

Ngài Thần Quang đáp: "Xin Thầy từ bi truyền Pháp cho con để thoát khỏi tay Diêm Vương!"

Ðức Tổ-sư nói: "Cầu Pháp nào phải là chuyện dễ dàng như vậy! Hãy chờ đến khi trời rơi tuyết đỏ thì ta sẽ truyền Pháp cho ngươi!"

Ngài Thần Quang thầm nghĩ: "Xưa kia lúc Ðức Thích Ca tu Bồ-tát hạnh, chỉ vì cầu nửa câu kệ mà dám xả cả thân mạng..." Nghĩ đến đó thì tâm cơ của Ngài xoay chuyển. Trông thấy một cây giới đao treo trên tường, Ngài liền lấy xuống rồi chặt đứt cánh tay trái của mình. Máu phun ra như suối, làm cho tuyết trắng hóa thành đỏ. Ngài hốt một bụm tuyết đỏ ấy dâng lên trước mặt Tổ-sư Ðạt Ma để thỉnh cầu truyền Pháp.

Tổ-sư nói: "Ngươi vì Pháp mà chặt tay, thật là chân thành cầu Pháp"; rồi truyền cho Ngài Thần Quang pháp "bất lập văn tự, giáo nghĩa biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật." Ðức Tổ-sư lại đặt tên cho Ngài Thần Quang là Huệ Khả.

Ngài Huệ Khải thưa: "Tâm con không an, xin Thầy an tâm cho con."

Ðức Tổ-sư bảo: "Ðem tâm lại đây, ta sẽ an cho."

Ngài Huệ Khả suy nghĩ một hồi lâu rồi thưa: "Con đã tìm tâm con, song chẳng thấy được nó ở đâu cả."

Tổ-sư liền nói: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó!"

Ngài Huệ Khả hoát nhiên đại ngộ và trở thành vị Tổ thứ hai của Thiền-tông Trung Hoa. Sau đó Ngài truyền y bát và tâm pháp lại cho Ngài Tăng Xán làm Tổ thứ ba. Ngài Tăng Xán truyền cho Ngài Ðạo Tín là Tổ thứ tư. Ngài Ðạo Tín truyền cho Ngài Hoằng Nhẫn là Tổ thứ năm. Ngài Hoằng Nhẫn truyền cho Ngài Huệ Năng là Tổ thứ sáu. Ðến đây, Thiền-tông phân làm hai phái. Ngài Thần Tú đại diện cho Bắc-phái, chủ trương "Quét sạch bụi trần, quan sát thanh tịnh," và trở thành phái Tiệm-ngộ. Ngài có kệ rằng:

Thân thị Bồ-đề thọ,

Tâm như minh kính đài,

Thời thời thường phất thức,

Vật sử nhạ trần ai.

Nghĩa là:

Thân là cây Bồ-đề,

Tâm như đài gương sáng,

Lúc nào cũng quét sạch,

Chớ để dính bụi trần.

Ngài Huệ Năng đại diện cho Nam-phái, chủ trương "Lập tức khai ngộ," và trở thành phái Ðốn-ngộ. Ngài có kệ rằng:

Bồ-đề bổn vô thọ,

Minh kính diệc phi đài,

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ nhạ trần ai?

Nghĩa là:

Bồ-đề không phải cây,

Gương sáng cũng không đài.

Xưa nay chẳng có vật,

Bụi trần bám vào đâu?

Về sau, Nam-phái lại phân làm năm tông là Quy Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Ðộng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Căn cứ vào bài kệ của Tổ Ðạt Ma:

Ngã bổn lai tư độ,

Truyền Pháp cứu mê tình;

Nhất hoa khai ngũ diệp,

Kết quả tự nhiên thành.

Nghĩa là:

Ta vốn đến đất này,

Truyền Pháp cứu người mê;

Một hoa nở năm cánh,

Kết quả tự nhiên thành.

thì quả nhiên đến đời Lục-tổ, Thiền-tông phân ra làm năm tông. Pháp do đó được truyền thừa từ đời này qua đời khác ở Trung Hoa. Bây giờ Pháp lại được truyền tới nước Mỹ, song không ai cần phải quỳ để cầu Pháp. Chỉ cần quý vị thành tâm tu hành, thì có thể đắc được Pháp.

(Thiền thất tháng 12 năm 1980)
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Trích " Khai thị của HT Tuyên Hóa"
Ngồi Thiền Có Thể Chấm Dứt Sinh Tử

Vào những năm cuối của triều đại Bắc Tống, Trung Quốc có một vị anh hùng dân tộc tên là Nhạc Phi. Cha ông qua đời khi ông còn thơ ấu. Mẹ ông là một người hiền đức, trí huệ. Cả hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Nhạc Phi được mẹ dạy học và dạy viết. Bởi nhà quá nghèo, không có tiền mua giấy bút và mực nên Nhạc Phi phải tập viết chữ trên cát; thế mà về sau ông nổi tiếng viết chữ đẹp. Ðến lúc trưởng thành thì ông đầu quân. Mẹ ông lúc ấy xâm trên lưng ông bốn chữ "tận trung báo quốc" để nhắc ông phải luôn ghi nhớ chí nguyện lớn lao cứu nước cứu dân.

Lúc bấy giờ quân Kim xâm lược Bắc Tống, chiếm Biện-kinh (Khai-phong), đày hai vua Hội Tông và Khâm Tông lên miền Bắc. Hội Tông là vua đã thoái vị, có hai người con là Khâm Tông và Khang Vương. Khang Vương lúc ấy đang ở Hàng-châu, liền lên ngôi, đặt tên nước là Nam Tống, tự xưng là Tống Cao Tông, phong Tần Cối làm Tướng-quốc. Ðương thời, các quan văn thì chủ trương hòa giải với quân Kim, nhưng các quan võ thì chủ trương chiến tranh.

Bấy giờ Nhạc Phi đại thắng quân Kim ở trấn Chu-tiên (rất gần Biện-kinh) và dự định tiến đánh kinh đô quân Kim ở Hoàng-long (tức Kiết-lâm, Nông-an bây giờ). Chẳng may Nhạc Phi bị Tần Cối đố kỵ và dùng mười hai đạo kim bài giả để triệu hồi về kinh thành. Nhạc Phi vốn mang tư tưởng "trung quân, ái quốc" nên vâng mệnh vua trở về kinh đô. Lúc tới sông Trường-giang, ngang qua Chùa Kim Sơn, ông đến bái kiến Thiền-sư Ðạo Duyệt.

Thiền-sư Ðạo Duyệt khuyên ông đừng trở về kinh thành, hãy ở lại Chùa Kim Sơn (Trấn-giang) xuất gia tu hành thì có thể sẽ tránh được tai nạn. Song, Nhạc Phi vốn đã coi thường sống chết và lại nghĩ rằng bổn phận kẻ làm tướng là phải tuân mệnh vua, không thể cho là "tướng ở ngoài có lúc không phải tuân theo lệnh vua." Do đó ông đã không nghe theo lời khuyên của Thiền-sư Ðạo Duyệt. Lúc chia tay, Thiền-sư tặng ông một bài kệ:

Tuế để bất túc,

Cẩn phòng thiên khốc,

Phụng hạ lưỡng điểm,

Tương nhân hại độc.

(Chưa đến cuối năm,

Ðề phòng trời khóc,

Dưới "phụng" hai chấm,

Hãm hại ngươi đấy!)

Khi Nhạc Phi về tới Hàng-châu, Tần Cối dùng ba chữ "Mạc tu hữu" (bịa đặt) để hạ lịnh bỏ tù hai cha con Nhạc Phi. Gần đến ngày thọ hình, Nhạc Phi mới chợt hiểu thâm ý bài kệ của Thiền-sư Ðạo Duyệt. Năm ấy, ngày hai mươi chín tết, trời mưa tầm tả. Nhạc Phi ngồi trong ngục lắng nghe tiếng mưa rơi và chợt vỡ lẽ rằng đại nạn đã kề bên. Lời tiên tri của Thiền-sư Ðạo Duyệt cuối cùng đã ứng nghiệm. "Phụng hạ lưỡng điểm" (dưới chữ "phụng" có thêm hai chấm) tức là chữ "tần," ám chỉ Tần Cối. Quả nhiên Nhạc Phi sau đó bị xử chém tại Phong Ba Ðình.

Bấy giờ Tần Cối hỏi đao phủ: "Nhạc Phi khi sắp bị chém có nói gì chăng?" Ðao phủ đáp: "Tôi chỉ nghe y nói rằng y hối hận vì không chịu nghe lời Thiền-sư Ðạo Duyệt ở Chùa Kim Sơn nên mới nhận lãnh hậu quả thê thảm này." Nghe vậy, Tần Cối vô cùng tức giận, liền phái Hà Lập tới Chùa Kim Sơn gấp để bắt Thiền-sư Ðạo Duyệt. Song Thiền-sư trong khi nhập Ðịnh một ngày trước đó đã biết được nhân duyên này, nên Ngài đã để lại một bài kệ:

Hà Lập tự Nam lai,

Ngã vãng Tây-phương tẩu.

Nhược phi Phật-pháp đại,

Khải bất lạc tha thủ.

Nghĩa là:

(Hà Lập từ Nam đến,

Ta nhắm Tây-phương đi.

Phật-pháp nếu không tường,

Ắt lọt vào tay hắn.)

Chuyện này chứng minh rằng khi công phu Thiền-định của người tu hành đã tới cực điểm thì có thể khống chế được sinh tử, muốn lúc nào vãng sinh cũng được, tự mình điều khiển định mệnh-đó là một điều rất đương nhiên. Thuở xưa, các Thiền-sư đều có công phu như vậy-tự do sống chết, toại tâm như ý. Ðời Ðường có vị Thiền-sư tên Ðặng Ẩn Phong, có thể lộn ngược đầu xuống đất mà viên tịch. Gần đây có vị Phật Sống ở Chùa Kim Sơn đứng mà viên tịch. Ðó đều là nhờ có công phu Thiền-định nên họ có thể đến và đi tự do, không bị hạn chế gì cả.

(Thiền thất tháng 12 năm 1980)
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Góp nhặt những chuyện luân hồi cổ kim

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Trích " Bài khai thị của HT Tuyên Hóa "
Sự Tích Ngài Huyền Trang Ði Thiên Trúc Thỉnh Kinh

Pháp sư Huyền Trang ra đời vào năm thứ hai niên đại Nhân Thọ, đời Tùy Văn-Ðế tức năm 601 công nguyên. Sư quê ở Trần-Lưu, Hà-nam, người họ Trần, lúc thiếu thời đã tỏ ra thông tuệ khác thường, chỉ mới 7 tuổi đã học Ngũ Kinh. Năm lên 13 tuổi, Sư theo anh thứ hai là Pháp sư Trường Tiệp đi Lạc Dương, xuất gia tại chùa Tịnh Ðộ và từ đó học tập Kinh điển. Theo chế độ đời nhà Tùy, ai muốn xuất gia đi tu đều phải qua một cuộc khảo thí. Nếu hợp cách thì được một tờ chứng thư, gọi là độ điệp, và lúc đó mới đủ tư cách làm Sa-di. Sư đặt chân tới Lạc Dương nhằm đúng vào lúc có kỳ khảo sát, nhưng vì quá nhỏ tuổi Sư không được phép ứng thí. Trước cổng trường thi, Sư đứng bồi hồi, than tiếc khôn nguôi! Lúc ấy, quan Chủ khảo là Trịnh Thiện Quả nhác thấy, nhận ngay ra Sư thuộc hàng long tượng trong Phật giáo, nên đặc cách cho Sư vào dự thi.

Năm 20 tuổi, sau khi thọ giới Cụ túc, Sư lên đường hành cước đi tham vấn Thiện tri thức khắp nơi. Sư có dịp nhận thấy các điều thuyết giảng của các vị Tăng so với Kinh điển có nhiều phần không phù hợp, khiến cho người tu không biết y cứ vào đâu, nhất là theo nội dung của Thập Thất Ðịa Luận thì kiến giải lại có nhiều điểm bất đồng. Sư bèn phát nguyện đi Thiên Trúc (tức Ấn-độ ngày nay) để nghiên cứu Phật Pháp đặng giải các mối nghi này.

Bởi đường đi Thiên Trúc quá gian nan, phải vượt qua bao nhiêu chướng ngại, núi thì cao chót vót, đèo thì vô cùng hiểm trở, do đó để chuẩn bị cho cuộc hành trình mạo hiểm này, Pháp sư Huyền Trang phải tự luyện tập kỹ thuật leo núi.

Sư dùng các vật liệu như bàn, ghế, lấy cái nọ chồng lên cái kia, chất đống lại như hình một hòn núi giả, rồi hàng ngày tập leo lên leo xuống, đến khi thuần thục, lại đi vào rừng núi thực tập. Thời gian tập luyện như vậy kéo dài khoảng một năm.

Sư dâng biểu tâu vua, xin phép đi Thiên Trúc thỉnh Kinh. Hồi đó nhà Ðường đương có pháp lệnh cấm chỉ việc xuất cảnh, nên biểu tấu của Sư không được vua Ðường Thái Tông phê chuẩn. Tuy nhiên, vì đã có chủ ý từ trước, bất luận có được phép hay không, cuối cùng Sư vẫn nhất quyết ra đi.

Từ Tràng An xuất phát, Sư một mình cứ nhắm phía Tây mà hướng tới.

Có một hôm, Sư đi ngang qua một hang núi, thấy trước cửa hang có nhiều phân của loài dơi. Sư nghĩ rằng trong hang này ắt hẳn không có bóng người trú ngụ, vì nếu có, thì đâu có nhiều phân dơi như vậy! Ðộng lòng hiếu kỳ, Sư đi vô hang, và chẳng đi bao xa thì thấy một hình thù quái dị, như một quái vật, trên đầu thì tóc kết lại, ở đó chim làm thành một cái tổ, trong tổ chim nhỏ kêu chíp chíp! Mặt của quái vật thì phủ một lớp bụi đất dầy, hình thù như một tượng đá, Pháp sư lại gần quan sát kỹ: hóa ra đây là một vị tu hành già, đã nhập định từ lâu. Sư lấy khánh gõ nhẹ, dụ cho vị này xuất định, và, chờ một lúc sau lão tăng bắt đầu cựa quậy.

Sư hỏi ông vì lý do gì mà ngồi ở đây. Quai hàm lão tăng nhúc nhích được một lát thì có âm thanh phát ra như sau:

-"Tôi chờ đức Phật Hồng Dương (tức Phật Thích-Ca) xuất thế để tôi có thể giúp Ngài hoằng dương Phật Pháp".

Ðến khi nghe Pháp sư nói cho hay Phật Thích Ca đã nhập Niết-bàn từ lâu rồi, thì lão tăng tỏ vẻ kinh ngạc hỏi:

- Ðức Thích-ca Mâu-ni ra đời hồi nào?

- Ngài đã ra đời trên một ngàn năm nay và Ngài cũng đã nhập diệt từ lâu.

Lão tăng nói:

- Ðức Thích-ca đã nhập Niết-bàn ư? Vậy thì tôi lại nhập định chờ đức Phật Bạch Dương (tức Phật Di-lặc) ra đời để giúp Ngài hoằng dương Phật Pháp.

Pháp sư nói:

- Ông bất tất phải nhập định chờ đức Phật Di-lặc ra đời. Như vậy ông sẽ có thể bỏ lỡ cơ hội mật lần nữa. Chi bằng nay ông hãy theo tôi đi qua Chấn Ðán (tức Trung quốc). Ngày nào tôi trở về nước ông sẽ giúp tôi hoằng dương Phật Pháp.

Lão tăng suy nghĩ xong cho là có lý, bèn tỏ ý ưng thuận với lời đề nghị của Pháp sư Huyền Trang.

Pháp sư dặn dò như sau: "Cơ thể này của ông đã quá cũ kỹ, ông nên đổi qua một thân mới. Khi tới Tràng An, ông xem căn nhà nào lợp bằng ngói sắc vàng lưu ly thì tìm vào đó đầu thai. Ngày sau, khi tôi ở Thiên trúc thỉnh Kinh về, tôi sẽ đến đón ông".

Dặn xong, hai người chia tay lên đường, người đi về hướng Ðông, kẻ về hướng Tây.

Pháp sư Huyền trang leo đèo lội suối, trải qua biết bao lần tai nạn hiểm nghèo nhưng không bao giờ biết thối chí. Sư đã có lời thề:

Thà một bước chết ở trời Tây

Còn hơn sống lui bước về Ðông Ðộ

Một tinh thần vì Pháp quên mình như vậy, quả là vĩ đại! Có như thế Pháp sư mới hoàn thành được một sự nghiệp cũng rất là vĩ đại, một cống hiến lớn lao cho Phật giáo Trung Hoa, đồng thời Sư cũng là người khai sáng ra tông phái Duy Thức.

Có câu nói "kiến hiền tư tề". Chúng ta muốn thành tựu Ðạo nghiệp, ắt phải noi theo gương sáng của Pháp sư Huyền Trang, lấy Pháp sư làm mẫu mực để làm theo, khiến cho trí huệ bổn hữu của chúng ta xuất hiện, đặng cống hiến chút phần công sức cho Phật giáo.

Từ đó, ngày lại ngày, gối đất nằm sương, Ngài cứ theo hướng Tây mà tiếp tục hành trình, kiên nhẫn giữ vững ý chí, quyết một lòng, chưa tới đích thì chưa ngưng nghỉ. Người xưa nói: "Có chí thì nên". Ngài trải qua vạn ngàn gian khổ, đi trong ba năm thì tới được Thiên Trúc, và, tại Ðại học Phật giáo Na-lan-đà, Ngài bái Ðại sư Giới Hiền (Shilabhadra) làm thầy, đương thời là một vị cao tăng nổi tiếng về môn Duy thức học. Ở đây Ngài chuyên học về Thập Thất Ðịa Luận và Du-già Luận.

Kết thúc thời gian tu học, Ngài trở về nước. Khi đi ngang qua thành phố Khúc Nữ (Kanyakudja), Ngài được quốc vương nơi đây là Giới Nhật (Shiladitya) cung thỉnh. Vào lúc thành Khúc Nữ tổ chức một cuộc hội thảo lớn, có sự tham gia của mười tám vị quốc vương cùng với các tông phái Ðại thừa, Tiểu thừa, Bà-la-môn và cả các phái ngoại đạo, tổng cộng khoảng chừng sáu ngàn người, tóm lại một pháp hội lớn xưa nay chưa từng có, Pháp sư được mời đến giữ vai làm hội chủ. Ngài cũng thảo một luận chương xiển dương Ðại Thừa và luận chương này được yết ngay trước cửa hội trường, kèm theo một lời ghi chú: "Nếu sửa được một chữ, nguyện xin bái làm thầy". Hội thảo kéo dài mười tám ngày, nhưng không một ai sửa được chữ nào, cuối cùng Ngài trở thành vô địch, không ai thắng nổi, tên tuổi vang lừng khắp năm nước ở Thiên Trúc và không ai là không biết tới đại danh của Pháp sư Huyền Trang.

Năm Trinh Quán thứ 19 (công nguyên năm 645), ngày 24 tháng giêng, Ngài về tới Tràng An, với sự nghênh đón của cả mấy chục ngàn người, cả Tăng lẫn tục gia. Vua Ðường Thái Tông phái tướng quốc là Lương Quốc Công, và Phòng Huyền Linh đón tiếp Ngài. Sau này Ngài trụ trì ở chùa Hoằng Phúc làm công tác phiên dịch Kinh điển Phật giáo.

Ngài lưu học tại Ấn-độ mười hai năm, cộng với thời gian đi về năm năm, thành thử Ngài coi như là vị Tổ sư trong các Tăng sĩ du học. Kinh điển mang về Trung Hoa chứa trong năm trăm hai mươi cái rương, tính ra hơn sáu trăm bộ. Ngài cung hiến tất cả cho quốc gia. Vua Ðường vời đến triều kiến rồi ban thưởng cho Ngài.

Thoạt gặp vua Ðường, Ngài có lời mừng: "Cung hỷ bệ hạ!" Vua không hiểu ý tứ ra sao mới hỏi lại: -"Mừng về chuyện gì?"

- Mừng bệ hạ vừa có thái tử.

Vua Ðường hết sức ngạc nhiên, đáp lại rằng:

- Không có chuyện đó.

Pháp sư tự nghĩ: "Rõ ràng ta đã căn dặn lão tăng đến đây đầu thai, mà sao nay lại không thấy?" Ngài liền nhập định quan sát. Thôi rồi! Ông ta không chịu tìm cho kỹ càng nên đã đầu thai lầm vào tôn phủ của Uất Trì Cung rồi! Ngài bèn tâu lên vua đầu đuôi sự việc. Ðường Thái Tông nói:

- Hóa ra sự thể như vậy. Pháp sư độ cho y đi.

Ngài tới thăm Uất Trì Cung, kể rõ sự tình. Khi thoạt trông thấy người cháu của vị công thần này, Ngài vô cùng hoan hỷ, bởi trang thiếu niên trông rất khôi ngô, tỏ dạng một anh tài, sau này ắt sẽ trở thành một pháp khí lớn. Do đó Ngài mở đầu nói ngay: "Ngươi hãy theo ta xuất gia!". Thiếu niên nghe nói tỏ vẻ không vui, đáp:

- Ðại sư nói gì? Bảo tôi xuất gia ư? Ðâu có chuyện đó được?

Nói rồi, thiếu niên quay gót bỏ đi.

Pháp sư Huyền Trang chỉ còn cách tâu lại vua Ðường, nhờ vua chu toàn cho đoạn nhân duyên đó. Ðường Thái Tông bèn hạ chỉ, ra lịnh cho cháu của Uất trì Cung xuất gia. Vị đại thần tiếp chỉ gọi cháu ra thì gặp ngay sự cự tuyệt của cháu. Y nói:

- Có lý nào như vậy! Vì cớ gì Hoàng Ðế bắt cháu phải xuất gia? Ðể cháu gặp Hoàng Ðế nói cho rõ chuyện này!

Ngày hôm sau, Uất trì Cung mang cháu ra mắt vua. Thiếu niên tâu lên:

- Bệ hạ bảo thần xuất gia, được lắm! Nhưng thần xin ba điều kiện.

Ðường Thái Tông nói:

- Ngươi muốn bao nhiêu điều kiện cũng được.

- Thần vốn thích uống rượu và không thể không có rượu. Vậy bất luận ở chỗ nào, phải có một xe chất đầy rượu cho thần.

Nhà vua thầm nghĩ: "Giới của kẻ xuất gia là không được uống rượu. Có điều Pháp sư Huyền Trang đã có lời dặn dầu điều kiện nào cũng ưng thuận cho y." Vua đáp:

- Ðược! Ta ưng thuận. Ðiều kiện thứ hai là gì?

- Thần biết rằng người xuất gia không được ăn thịt, nhưng thần lại thích món này. Vậy bất luận thần ở chỗ nào cũng phải có một xe thịt tươi đi theo thần.

- Ta ưng thuận. Còn điều kiện thứ ba?

Người cháu của Uất trì Cung không thể ngờ rằng nhà vua lại chịu cho hai điều kiện y vừa yêu cầu, y nói tiếp:

- Kẻ xuất gia thì không thể có vợ, nhưng thần thì không thể thiếu đàn bà. Vậy bất luận thần ở chỗ nào cũng phải có một xe chở con gái đi theo thần.

Vua Ðường nghĩ bụng: "Ái chà! Ðiều kiện này làm sao mà cho được? Nhưng Pháp sư đã dặn, dầu điều kiện nào cũng chấp thuận cho y". Nghĩ vậy, vua đáp:

- Ðược! Ta hoàn toàn chuẩn y cả. Bây giờ ngươi xuất gia được rồi!

Thiếu niên thấy không còn biện pháp nào khác để từ chối, đành miễn cưỡng nhận lời xuất gia. Cho nên, tới ngày đã định, khi y đi đến chùa Ðại Hưng Thiên để làm lễ, thì theo sau y, là một xe chở rượu, một xe chở thịt tươi, một xe chở mỹ nữ. Trong khi đó, tại chùa, cũng đã có sự chuẩn bị sẵn, nên khi nghe tin đoàn người sắp tới, tiếng chống và tiếng chuông trong chùa đều nhất tề gióng lên. Thoạt nghe tiếng chuông trống, thiếu niên bừng tỉnh ngộ: "Ồ! Ta vốn là vị lão tăng năm đó, đến chỗ này để giúp Pháp sư Huyền Trang hoằng dương Phật Pháp". Ngay đó, y đuổi hết cả đoàn ba xe về, và không cần một thứ gì nữa.

Thiếu niên đó, sau này là Ðại sư Khuy Cơ, và được người đương thời đặt danh hiệu là Tam Xa Tổ Sư.

Trong số các luận về Duy Thức Tam Thập Tụng mà Pháp sư Huyền Trang mang về Trung Hoa có tất cả tác phẩm của mười Luận gia. Pháp sư dịch hết ra tiếng Hán, theo sát ý tứ trong nguyên văn, một chữ chẳng thêm, một chữ chẳng bớt. Hồi đó Ðại sư Khuy Cơ đảm nhiệm công tác nhuận sắc. Khi hoàn tất việc dịch cả mười bộ Luận, Ðại sư Khuy Cơ đưa ra đề nghị như sau: "Trong mười tác phẩm của các Luận gia, mỗi bộ đều có sở trường riêng và đều có chỗ dị biệt. Nếu không đồng nhất thì e rằng học giả đời này và đời sau sẽ hoang mang, không biết đâu mà y cứ. Chi bằng nay bỏ bớt đi cái vỏ rườm rà, chỉ giữ lại cái cốt tủy mà đem đúc thành một bộ, khiến cho người đời này và đời sau khi nghiên cứu Duy Thức học có thể đi tới cùng một kết luận, không lãng phí nhiều thời gian mà có thể lãnh hội được pháp yếu".

Pháp sư Huyền Trang thấy lời đề nghị có lý, cho nên tất cả hợp lại thành một bổn luận, tức nay là bộ "Tam Thập Tụng Duy Thức Luận".

Pháp sư lại thân truyền cho Ðại sư Khuy Cơ môn Nhân Minh Luận (logic) khiến về sau Ðại sư Khuy Cơ trở thành một chuyên gia về Duy Thức Học. Ðem hết tâm trí để truyền bá tư tưởng Duy Thức. Ðại sư được coi như Tổ thứ hai Tông Duy Thức.

Hai năm sau ngày về nước, Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu soạn bộ "Ðại Ðường Tây Vực ký", gồm 12 quyển. Tới năm Hiển Khánh thứ nhất đời Ðường, tức năm 660 công nguyên, lúc đã 59 tuổi, Ngài bắt đầu dịch bộ Kinh Ðại Bát-nhã. Trong bản nguyên văn bằng tiếng Phạn, Kinh Ðại Bát-Nhã gồm hai trăm ngàn (200.000) câu tụng. Ngài dịch toàn bộ, không hề lược bớt một đoạn nào, theo rất sát với nguyên văn, và sau bốn năm trường dịch xong thành sáu trăm quyển. Qua năm sau, Ngài tính dịch Kinh Ðại Bảo Tích, nhưng vì ngả bệnh nên việc dịch phải đình lại.

Pháp sư viên tịch vào tháng 2 năm Lân Ðức thứ nhất, tức năm 664 công nguyên, hưởng thọ 64 tuổi, an táng tại Bắc Nguyên thuộc Phàn Xuyên. Công tác dịch Kinh điển của Pháp sư gồm tất cả 75 bộ, 1335 quyển. Như vậy Ngài là một trong bốn nhà dịch kinh lớn của Trung quốc. Ðệ tử của Ngài rất đông, trong số này, Ðại sư Khuy Cơ, Viên Trắc là các vị truyền thừa về Duy Thức, còn Phổ Quang và Thần Thái là truyền thừa của Câu Xá (Kosa) Tông.

Hai triều Tùy và Ðường chính là các thời đại hoàng kim của Phật giáo, thời đại của "trăm nhà đua tiếng", các Tổ sư lần lượt xuất hiện và sáng lập Tông phái. Ðương thời kể ra có mười Tông, Tiểu thừa hai Tông còn Ðại Thừa gồm tám Tông.

Trong số mười Tông này, Tam Luận Tông và Duy Thức Tông hoàn toàn bảo tồn tư tưởng gốc tại Thiên Trúc, giáo lý được truyền qua đất mới nhưng tinh nghĩa được giữ nguyên vẹn. Còn như đối với Tông Thiên Thai - lấy Kinh Pháp Hoa làm tông - và Tông Hiền Thủ - lấy Kinh Hoa Nghiêm làm tông - nội dung đã có sự hội nhập với các tư tưởng của Trung quốc. Bốn Tông vừa kể được xếp vào loại Giáo môn. Cho tới nay, thời gian biến diễn, các phân loại hiện tại chia thành năm phái lớn. Ðó là Giáo, Thiền, Tịnh, Luật, Mật.

Kỳ thực tất cả đều cùng chung một mục đích tối hậu là đạt Niết-bàn, chỉ có phương pháp tu trì là khác biệt mà thôi.

Thiền thất khai thị, tháng 12 năm 1980
Được cảm ơn bởi: last_drop
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”