Hòa Thượng Thích Giác Khang

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP

Thích Giác Khang


Đạo Phật là đạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống. Tâm còn gọi là nhận thức. Nhận thức dẫn đến hành động như thế nào thì sẽ cho kết quả tương ưng như thế đó dựa trên nền tảng luật “Nhân quả” tức là “Hiện tại là quả của quá khứ và làm nhân cho vị lai”. Thế nhưng, có lúc Đức Phật lại nói “kết quả hiện tại là do nghiệp lực dẫn dắt”. Vậy thì Nhân quả là sao? Nghiệp là như thế nào? Nhân quả và Nghiệp giống nhau hay khác nhau ?

Nhân quả có 2 loại:

-Nhân quả đồng thời là thế giới chuyển biến sát na của A Lại Da, thế giới biến dịch sinh tử, là sự vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi vô lượng pháp trong vũ trụ còn gọi là pháp chấp.

-Nhân quả khác thời nương vào nhân quả đồng thời mà phát hiện, là thế giới chuyển biến chu kỳ của Mạt na, thế giới phần đoạn sinh tử. Nhận thức có: quá khứ - hiện tại - vị lai trải qua ba cõi. Nhân quả khác thời là hành động tự nhiên của thân căn sinh lý còn gọi là ngã chấp.

Nghiệp: trải qua tiến trình 5 uẩn, ý chí cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp ác hay thiện. Nghiệp có 3: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ý nghiệp là mấu chốt điều khiển thân-khẩu hành động tạo nghiệp.

Vậy, nhân quả đồng thời là căn bản làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời để tạo ra nghiệp. Như vậy, trong nhân quả chưa có nghiệp, trong nghiệp đã hàm chứa nhân quả. Nhân quả khác thời và nghiệp giống nhau ở hành động của thân căn nhưng khác nhau vì nhân quả hành động tự nhiên còn nghiệp hành động có tác ý.

Đức Phật có nói: “nhân thân nan đắc” tức được thân người là khó. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 6 tỷ người, nhưng không ai giống ai về hình dáng lẫn tính tình,..? Hình dáng có cao-thấp, mập-ốm, đẹp-xấu, trắng-đen, thân đầy đủ căn hay khuyết tật,…; Hoàn cảnh sung sướng thanh nhàn-vất vả lo toan, giàu sang-bần hàn, hạnh phúc-đau khổ,…; Sự hiểu biết sâu- cạn, thông minh-tối dạ, có học-thất học,…; Tính tình hiền-dữ, thật thà-ranh ma, tế nhị-thô lỗ, …các tôn giáo khác cho đó là “định mệnh”, nhưng Đạo Phật cho là “nhân-quả” của mỗi người tự tạo: quá khứ làm việc thiện thì hiện tại được hưởng những điều tốt đẹp, làm điều ác thì hiện tại nhận lãnh những điều xấu xa. Do đó “chính mình tự chịu trách nhiệm vận mệnh của mình”. Đức Phật có nói: “được làm người rất quý” vì con người có ý chí biết cải sửa nhân quả thành nghiệp, chuyển nghiệp ác thành thiện cho đến thuần thiện, nếu đủ duyên sẽ dứt nghiệp. Vậy, nếu hiểu rõ nhân quả, cách chuyển nghiệp và sẽ chuyển ngay trong hiện tại: cái quả hiện tại đang nhận chịu, mình có quyền dùng ý chí kinh nghiệm cải sửa “quả xấu thành quả tốt, quả tốt thành quả tốt hơn”, hoặc ngay trong nhân quả và nghiệp lặng lẽ thấy rõ mọi tiến trình diễn biến của nó thì “bất muội nhân quả và nghiệp mà phi nghiệp”.

Thông qua 15 hạng chúng sanh để phân tích nhân quả, nghiệp và cách chuyển nghiệp như thế nào, nhất là của người và trời Dục giới trong cuộc sống hiện tại.

Trước hết nói về nhân quả đồng thời: là thế giới sinh diệt sátna luôn vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi ra vô lượng pháp trong vũ trụ, gom gọn là 15 hạng chúng sanh.

Nhân quả khác thời: là thế giới sinh diệt chu kỳ của mạtna, thế giới có thân căn sinh lý và trần cảnh vật lý đều là thức biến nên luôn thu hút giao thoa lẫn nhau để nhận thức phát hiện. Thân căn có ba tương ưng với ba trần cảnh để phát hiện ba thức: cõi Dục có thân căn phù trần giao thoa ngoại pháp phát hiện cái nhìn, cõi Sắc có thân căn tịnh sắc giao thoa nội pháp phát hiện cái thấy tức cảm giác, cõi Vô sắc có thân căn tịnh sắc vi tế giao thoa pháp trần phát hiện cái biết phân biệt. Nhân quả khác thời luôn diễn biến, nhưng chúng sanh trong ba cõi khó nhận biết.

*Cõi Dục giới: tạm chia có ba trường hợp nhân quả khác thời như sau:

1- Khi thân căn có nhu cầu sinh lý tự nhiên như: đi, đứng, nằm, ngồi,…thường hành

động bộc phát không ý thức, hành động này đôi khi dẫn đến thiệt hại cho chính bản thân (vập đầu, té ngã,…) hoặc cho đối tượng (đạp chết con vật, đổ bể đồ vật,…).

2- Khi thân căn đối xúc với trần cảnh phát sinh cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

3- Khi thân căn có nhu cầu bồi dưỡng thì phát khởi dục vọng.

Ba nhân quả khác thời trên sẽ đưa đến những hành động:

Bốn đường ác: có thân căn sinh lý thuần phù trần, tâm si mê đến mức ý chí ẩn khuất, chỉ có cảm giác và phân biệt lờ mờ, luôn hành động theo dục vọng bản năng, thuần nhân quả khác thời. (1) Hành động tự nhiên theo nhu cầu, nếu có sự cố vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. (2) Tâm quá ngu si nên vui-buồn xảy ra cứ nhận lờ mờ thế thôi. (3) Khi thân căn sinh lý có nhu cầu thì dục vọng khởi lên, lập tức hành động chiếm hữu ngoại pháp theo bản năng sinh tồn nhằm thỏa mãn thân căn. Tâm 4 đường ác được biểu hiện: Địa ngục tâm ù lỳ, Ngạ quỷ tâm tham lam, Súc sanh tâm sân giận, Atula tâm ganh tỵ thích gây sự.

Loài Người: có thân căn gồm phù trần và tịnh sắc, bắt đầu có ý chí, sống theo luân lý. Khi thân căn sinh lý có nhu cầu, dục vọng khởi lên, liền tác ý tập trung vào một giác quan cho căn-trần-thức đắm nhiễm thấy rõ sự vật và cảm giác, rồi tư tưởng phân biệt suy tính lên kế hoạch chiếm hữu, thuộc ý nghiệp; Ý chí sai thân-khẩu hành động chiếm hữu ngũ dục (sắc đẹp, tiền tài, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ) thuộc thân nghiệp-khẩu nghiệp. Con người do mới tiến hóa nên tâm thức đứng giữa ranh giới ác và thiện, vì vậy môi trường sống rất quan trọng.

Trong môi trường không luân lý: dễ bị dục vọng chi phối mạnh, ý chí đồng hóa với tâm bốn đường ác và hành động tạo nghiệp theo bản năng, đôi lúc đối cảnh tâm thiện khởi lên, nhưng ý chí bị ngũ dục lôi cuốn chuyển thiện thành ác. (1) Do tạp niệm nên hành động thường không có ý thức, khi sự cố xảy ra, tập trung tư tưởng phân tích thấy rõ sự thiệt hại và bấy giờ “chỉ thấy lỗi người không thấy lỗi mình”, ý chí bị tâm ác đồng hóa lập tức sai thân khẩu đổ trút mọi lỗi lầm cho người khác, thậm chí còn làm gia tăng sự oán thù,…(2) Ý chí xui thân khẩu hành động quá trớn: vui thì nói cười ngặt nghẽo, buồn thì than khóc ủ ê (thiếu ý thức), hoặc xui thân hành động chiếm hữu ngoại sắc để lạc thú tăng trưởng mạnh như: xì ke, rượu chè, cờ bạc, dâm dục,…(ngạ quỷ) hoặc bực tức ganh tỵ với thành công của người khác (atula),…(3) “Chỉ nghĩ đến mình”. Sau khi tập trung căn-trần-thức thấy rõ sự vật, ý chí bị đồng hóa với dục vọng bản năng, lập tức xui giục thân khẩu hành động chiếm hữu ngũ dục nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân (ngạ quỷ, súc sanh, atula). Hiện tại cố ý cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác, sẽ nhận lãnh quả ác.

Trong môi trường có luân lý: ý chí chế ngự được dục vọng, thường hành động tạo nghiệp thiện, đôi lúc đối cảnh tâm ác khởi lên liền dùng ý chí chế ngự chuyển ác thành thiện.(1) Sau sự cố xảy ra, giật mình tỉnh thức biết xấu hỗ, ăn năn, hối lỗi, suy nghĩ tìm cách khắc phục làm giảm đi những thiệt hại do mình gây ra. (2) Sau khi tư tưởng phân biệt nguyên nhân vui-buồn để rồi ý chí chế ngự “không vui vui quá, không buồn buồn tênh”, vui cùng với niềm vui thành công của người khác hoặc chọn khổ làm niềm vui như xả thân cứu người trong hoàn cảnh nguy nan,…(3) Sau khi tập trung căn-trần-thức thấy rõ sự vật, tư tưởng suy nghĩ phân tích cách chiếm hữu ngũ dục phù hợp luân lý trước khi ý chí quyết định sai thân khẩu hành động mà không gay thiệt hại cho một ai, “nhường cơm xẻ áo” giúp người đồng cảnh ngộ, cơ hàn lỡ vận,…Hiện tại đôi khi đang nhận quả ác, nhưng luôn ý thức cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp thiện thì sẽ giảm nghiệp ác nhận được quả thiện.

Trời Dục giới: ngoài ý chí còn có học vị, kiến thức, kinh nghiệm,…tâm hướng thiện, luôn suy nghĩ chín chắn, phân tích, tổng hợp kỹ lưỡng trước khi ý chí quyết định hành động chiếm hữu ngũ dục cho phù hợpđạo lý, thuộc ý nghiệp. Sống “tri túc thiểu dục”, chọn luân lý làm thước đo trong cuộc sống, thuộc thân nghiệp-khẩu nghiệp. (1) Có ý thức trong hành động, thường ít xảy ra sự cố, nếu có thì nhanh chống khắc phục tốt. (2) Dùng ý chí, kiến thức, kinh nghiệm,…thay đổi hoàn cảnh duy trì niềm vui thanh cao. (3) Chiếm hữu ngoại sắc đáp ứng nhu cầu thân căn sinh lý thanh cao hơn người, thường chọn món ăn tinh thần làm chính như dùng kiến thức, kinh nghiệm,…của mình cống hiến cho xã hội, cho nhân loại: Nhà bác học phát minh ra nhiều đề tài khoa học, sản xuất ra nhiều của cải vật chất giúp nhân loại tận hưởng sự an nhàn trong cuộc sống; Nhà giáo tận tâm đem hết kiến thức của mình hướng dẫn giảng dạy cho học sinh-sinh viên có một tri thức, đạo đức làm hành trang đi vào cuộc sống; Ngành y dược với lương tâm nghề nghiệp tận lực cứu chữa cho mọi người khỏi bệnh được thân thể khỏe mạnh; Nhà báo tâm trong sáng nhận định chuẩn xác đăng tải các thông tin giúp nhân dân nắm bắt kịp thời tình hình trong và ngoài nước, nêu gương “người tốt việc tốt” cho mọi người học tập góp phần củng cố cộng đồng xã hội đang xuống dốc về đạo đức,…; Nhà hảo tâm với tình thương tràn đầy sẵn sàng “bố thí, giúp đỡ” cho mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo; …Như vậy quả đã tốt nay cải sửa chuyển thành quả tốt hơn, sẽ tiến hóa lên cao hơn.

Nhưng, trong thời đại ngày nay, vật chất ngút trời, ngũ dục lung lạc ý chí, tư tưởng có sự so sánh rồi đăm ra nhàm chán với “đức hạnh tri túc thiểu dục”. Trước đây, nhà bác học, nhà giáo, nhà báo, bác sĩ, kỹ sư, nhà hảo tâm,…luôn có hoài bão học tốt với tâm huyết cống hiến hết đời mình vì sự nghiệp nhằm mục đích “mình vì mọi người”. Còn nay thì một số chuyển tâm huyết thành mục đích “mọi người vì mình”, mục tiêu phải đạt là “danh lợi-tiền tài” cho rằng “có danh lợi, tiền tài muốn gì cũng được”. Từ đó, kiến thức-kinh nghiệm,…đã bị thương mại hóa, trở thành món hàng trao đổi mua-bán miễn sao đạt lợi nhuận cao!?! Bốn đường ác hành động ác đã đành vì tâm thức quá u tối, còn trời Dục giới sống đạo lý, có phước báo, thông minh nhưng ý chí bị ngũ dục cám dỗ dẫn đến hành động sai lầm mà tự để mình sa lầy vào tội ác. Như vậy, đã có quả tốt nay cải sửa chuyển thành quả xấu ác, sẽ rơi xuống bốn đường ác. Thật đáng tiếc!!!

Cõi Dục, bốn đường ác tâm tán loạn quá si mê không hề biết nhân quả và nghiệp là gì, luôn hành động theo bản năng tức thuần nhân quả khác thời. Người-trời Dục giới dùng ý chí, kinh nghiệm, kiến thức,…cải sửa nhân quả khác thời tạo nghiệp, do tạp niệm nên không làm chủ được tâm tức không làm chủ được nghiệp, nên có lúc thiện có lúc ác và cứ quanh lộn mãi.

*Cõi trời Sắc giới: Qua thời gian tỉnh ngộ, tư tưởng nhàm chán, người-trời Dục giới quyết tâm bỏ ác hướng thiện, tu thiền định để làm chủ nghiệp, thăng hoa lên cõi Sắc.

Tìm nơi thanh tịnh, ý chí quyết định xui thân hành thiền, tập trung tư tưởng vào một đề mục ngoại pháp đã chọn, đây là ý nghiệp và thân nghiệp. Khi tập trung được liên tục đạt nhất niệm, chuyển nghiệp ác thành thiện, chuyển ngoại pháp thành nội pháp tức “ly dục sinh hỷ lạc”, đắc Sơ thiền. Khi nội pháp tiếp xúc thân tịnh sắc căn tạo sự rung động sinh cảm giác hỷ lạc, phát khởi dục vọng, đây là nhân quả khác thời. Tâm mong muốn chiếm hữu nội pháp để tận hưởng cảm giác, thuộc ý nghiệp; ý chí thúc giục thân nhập định, thuộc thân nghiệp. Khi đạt “định sanh hỷ lạc” đắc Nhị thiền. Tiếp tục định kỹ lâu đạt “ly hỷ diệu lạc” đắc Tam thiền.

Cõi Sắc, tu thiền định tâm nhất niệm, làm chủ được nghiệp, thấy được nhân quả khác thời cõi Dục. Dùng ý chí mạnh, kinh nghiệm, kiến thức dồi dào phối hợp với định cải sửa nhân quả khác thời của thọ chuyển thành nghiệp hoàn toàn thiện bởi nội pháp tự phát khởi từ nội tâm không tổn hại đến ai. Dùng định nhất niệm kéo dài thiện nghiệp.

*Cõi trời Vô sắc giới: Qua thời gian, Tam thiền nhận biết cách chuyển nghiệp chưa thuần thiện, dùng định lực kỹ lâu sâu thăng hoa lên Tứ thiền sắc giới.

Tứ thiền, trong thiền định, thấy được nhân quả cõi Dục, cõi Sắc. Khi thân căn sinh lý tịnh sắc vi tế tiếp xúc pháp trần có cái biết phân biệt, khởi dục vọng muốn hiện hữu, hình thành nhân quả khác thời. Sau trải nghiệm, biết rằng “an trú trong hiện tại” sẽ không còn dính mắc vào thân và cảm giác, Tâm mong muốn chiếm hữu pháp trần, thuộc ý nghiệp; Ý chí thúc giục thân nhập định kỹ lâu sâu để tận hưởng “hiện tại lạc trú” thuộc thân nghiệp, cải sửa nhân quả khác thời của tưởng thành thuần thiện nghiệp. Tiếp tục tập trung định lực hơn nữa thăng hoa lên Tứ Không chìm đắm vào “tịch tịnh trú”, dùng định lực “tiêu dung nhân quả khác thời của sắc, thọ”, thấy được: “nhân quả khác thời”, “nhân quả đồng thời”, đỉnh cao “dường như tự tại không dính mắc vào nhân quả và nghiệp”. Ở đây chỉ có thuần ý nghiệp thiện rất vi tế.

Cõi Vô Sắc nhất niệm cao sâu, với ý chí mạnh mẽ, kinh nghiệm, kiến thức,…tuyệt vời tập trung định lực chìm đắm trong “hiện tại lạc trú” và “tịch tịnh trú” 24/24 giờ, thấy duyên khởi của các pháp tức thấy nhân quả, sống tự tại “gió bát phong không động tới” nên nghĩ rằng mình đã hoàn toàn “bất lạc nhân quả và dứt nghiệp”.

Thật ra, nhân quả là dòng chuyển biến sátna không ngừng nghỉ của vũ trụ nói chung và của thế giới chuyển biến chu kỳ nói riêng, như vậy không thể “bất lạc nhân quả” mà là “bất muội nhân quả”. Và chỉ có tâm “vô niệm” mới “bất muội nhân quả và phi nghiệp”. Tâm vô niệm tức là nhận lại Chân Tâm, rồi lặng lẽ như thật biết tiến trình hình thành nhân quả và ý chí tư tưởng chuyển nhân quả thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như thế nấy của bản thân gọi là “hiện tiền lạc trú”, khi tùy thuận thị hiện đến thấu đáo “nhân quả và nghiệp” của toàn thể chúng sanh trong vũ trụ gọi là “hiện pháp lạc trú”.

*Tứ Thánh:

-Nhập lưu: Khi tu tập được thức trong sáng, cơ duyên gặp Thiện tri thức khai ngộ buông xả mọi ý niệm, trở về Chân tâm rồi “lặng lẽ như dòng nước” nhìn thấy rõ ngay trong “sóng xác thân ngũ uẩn” tiến trình nhân quả của bốn đường ác hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy mà không cải sửa. Vì rõ biết nhân quả nên “bất muội nhân quả của bốn đường ác” và vĩnh viễn không có hành động ác. Còn người và trời Dục giới tưởng mình đắc Nhập lưu, nhưng thật ra hiện tại thoáng thấy đã vội vàng dùng ý chí, kinh nghiệm, kiến thức cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp theo luân lý, vì không rõ biết nên khi gặp trường hợp ngũ dục quá tải, rớt xuống bốn đường ác

-Nhất vãng lai: Tiếp tục trở về Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp ác hoặc thiện của người-trời Dục giới hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về sắc và phi nghiệp của người-trời Dục giới”. Còn cõi Sắc tưởng mình đắc Nhất vãng lai, nhưng thật ra hiện tại thấy rõ đã vội dùng ý chí, kinh nghiệm, định lực đè nén chạy trốn nhân quả và chuyển nghiệp của người-trời Dục giới thăng hoa lên tầng trời cao hơn. An trú trong thiền định, thời gian nhàm chán, xuất định, nếu không tiến hóa thì thoái hóa hoặc gặp hoàn cảnh quá tải, ngũ dục lôi cuốn rớt xuống cõi Dục.

-Bất lai: Tiếp tục trở về Chân tâm, lặng lẽ biết rõ ngay trong xác thân ngũ uẩn tiến trình hình thành nhân quả và ý chí, kinh nghiệm phối hợp định cải sửa nhân quả chuyển thành nghiệp từ thiện sang thiện hơn của cõi Sắc hiện tiền diễn biến như thế nào nhận như thế nấy. Vì rõ biết nên “bất muội nhân quả về thọ và phi nghiệp của cõi Sắc”. Còn Tứ thiền sắc giới tưởng mình đắc Bất lai, nhưng thật ra thấy rõ cõi Sắc cải sửa nhân quả thành nghiệp rồi tập trung ý chí mạnh, kinh nghiệm tuyệt vời phối hợp định lực sâu an trú trong “hiện tại”, nhưng thời gian nhàm chán rồi xuất định, nếu gặp hoàn cảnh quá tải có thể bị rớt xuống cõi Dục.

-A la hán: Đã trở về an trụ Chân tâm, lặng lẽ như thật biết dòng chuyển biến nhân quả đồng thời duyên khởi nhân quả khác thời nên “bất muội nhân quả”. Nếu còn mang xác thân thì vẫn còn trả nghiệp cũ, nhưng các Ngài lặng lẽ như thật biết tiến trình ý chí, tư tưởng cải sửa nhân quả thành nghiệp diễn biến như thế nào nhận như thế nấy nên “nghiệp mà phi nghiệp”. Nếu các Ngài nhập “diệt thọ tưởng định”, trụ vào Chân không thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Còn Tứ Không tưởng mình đắc A la hán, nhưng thật ra, chú tâm chuyển nghiệp ngày càng thuần thiện, tư tưởng rất vi tế thấy rõ tiến trình duyên khởi Tứ thiền, lại an trú trong “tịch tịnh”. Nhưng rồi thời gian nhàm chán, xuất định, từ đỉnh cao tụt dóc xuống thấp, nếu chướng duyên có thể tụt đến tận cùng bốn đường ác.

Ba bậc Thánh đầu từng bước trở về Chân Tâm, lặng lẽ thấy rõ nên “bất muội nhân quả từng phần và dứt nghiệp từng loại chúng sanh”. Thánh Alahán tự độ đã xong, trở về an trú Chân Không nên “phi nhân quả và phi nghiệp” của chính mình.

*Ba bậc Tam Tôn

-Bích chi, Duyên giác: Tâm bất động, các Ngài hòa mình vào cuộc sống để tìm hiểu hoàn cảnh của chúng sanh mà luôn “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”.

-Bồ tát Thánh: Phát bồ đề tâm cứu độ chúng sanh. Tâm luôn bất động, từ “phi nhân quả, phi nghiệp” mà từng bước tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa thân một chúng sanh đến nhiều chúng sanh, thị hiện trong một cõi đến nhiều cõi, để dần dần biết rõ nhân quả đồng thời của vũ trụ.

-Như lai: Tâm như như bất động, lập tức ứng hóa “nhân quả và nghiệp” để độ chúng sanh trong toàn thể pháp giới. Và, Như lai thấu suốt “nhân quả và nghiệp” toàn thể chúng sanh trong vũ trụ.

Vậy, ba bậc Tam Tôn với tâm đại từ đại bi, tùy thuận “nhân quả và nghiệp” ứng hóa nhiều thân chúng sanh, thị hiện trong nhiều cõi. Khi lập tức ứng hiện vô lương thân trong vô biên cõi thành Như lai thì mới thật sự “bất muội nhân quả của vũ trụ”.

Tóm lại, nhân quả đồng thời là dòng chuyển biến tự nhiên của vũ trụ làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời. Tùy nhận thức của mỗi chúng sanh trong 3 cõi mà cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp thiện hoặc ác. Muốn chuyển nghiệp, mỗi chúng sanh cần thay đổi nhận thức ngay trong hiện tại, bởi “những gì ở quá khứ được cải sửa ngay hiện tại, những gì ở tương lai đều nằm ngay hạt giống hiện tại”. Bốn đường ác tâm tán loạn, chưa có ý chí nên không biết cải sửa. Người-trời Dục giới tâm tạp niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp khi thiện khi ác; Trời Sắc giới tâm nhất niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp thiện; Trời Vô sắc giới tâm nhất niệm sâu, chuyển nghiệp thiện sang thuần thiện. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ nhân quả và nghiệp nên đè nén đối trị chạy trốn để tiến hóa, nếu quá tải vẫn trở lại hành động tạo nghiệp ác. Để “tự cứu lấy mình” thì phải dứt nghiệp. Muốn dứt được nghiệp thì phải thấu đáo nhân quả và nghiệp. Khi tâm vô niệm, nhận lại Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ tiến trình ngũ uẩn diễn biến như thế nào nhận như thế nấy tức thấy rõ trong nghiệp có nhân quả hoặc ngay trong hiện tại có cái hiện tiền. Ba bậc Thánh đầu, trên đường trở về Chân Tâm, từng bước “bất muội nhân quả và phi nghiệp” từ Địa ngục đến Tam thiền. Thánh Alahán an trụ Chân Tâm, còn xác thân thì “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”, bỏ xác thân thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Ba bậc Tam Tôn “phi nhân quả, phi nghiệp” nhưng với lòng bi mẫn tùy thuận vào “hiện pháp” mà thị hiện “nhân quả và nghiệp” dài dài để độ chúng sanh.

Và, chỉ có Như Lai mới rốt ráo thấu suốt “nhân quả và nghiệp” của vô lượng chúng sanh trong toàn thể pháp giới vũ trụ.

Thí dụ nhân quả và nghiệp trên nền tảng là “Tâm”:

Thí dụ 1: Có lúc chân bước mà tâm nghĩ ngợi mông lung, vô ý đạp nhằm con vật gì đó trượt chân, xuýt té đây là hành động nhân quả (nhân là 2x2=4 là quả). Sau khi tập trung nhìn kỹ thấy con rắn mối đã bị đạp chết. Nếu tâm ác sẽ rủa chưởi “tại mày mà tao xuýt té, mày chết đáng đời”, từ nhân quả chuyển thành nghiệp ác, linh hồn nó oán thù, lúc này 2x2=50. Nếu tâm thiện sẽ cảm thấy hối hận, xin lỗi rồi đem chôn xác nó, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=2. Còn nếu hiểu đạo tụng chú Vãng sanh và nguyện cầu linh hồn nó được vãng sanh, nó rất cám ơn, từ nhân quả chuyển thành nghiệp thiện, lúc này 2x2=0 mà có thêm phước báo.

Thí dụ 2: Hàng ngày có một ông lão ăn mày đi ăn xin qua các nhà có ông chủ rất giàu:

Ông 1: Miễn cưỡng bố thí vì sợ mất mặt trước quan khách đang dự tiệc, bố thí mà tiếc của.

Ông 2: Rất thương cảm, sẵn sàng bố thí không chỉ một lần mà thường xuyên liên tục.

Ông 3: Lặng lẽ bố thí với tâm “không có người cho, không có vật cho, không có người nhận”.

Ông 4: Bố thí vật chất còn bố thí pháp. Giải thích rõ cho ông ăn mày biết do tiền kiếp đã gây nghiệp ác hiện tại nhận quả xấu, rồi hướng dẫn cách tu tập chuyển nghiệp và chấm dứt nghiệp.

Vậy, ông lão ăn mày, hiện tại nhận quả ác từ quá khứ, nhưng không biết chuyển nghiệp. Ông chủ (1)(2) đã tạo nhiều nghiệp thiện, đủ duyên hiện tại hưởng phước báo nên tận hưởng sự giàu sang. Nhưng ông (1) tâm keo kiết, hiện tại chuyển thiện thành nhân ác; Ông (2) tâm thiện, hiện tại chuyển thiện càng thiện hơn. Ông (3) tâm “Tam luân không tịch”, đây là Thánh A la hán. Ông (4) tâm “đại từ đại bi”, đây là Bồ tát Thánh tùy thuận vào hiện tượng giới để cứu độ chúng sanh.
Được cảm ơn bởi: BillGates6868, Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

Giữ Giới Ăn Chay Niệm Phật Tại Sao Vẫn Khổ - HT Thích giác Khang Khai Thị

https://www.youtube.com/watch?v=Cg60Pte ... %90%C3%A0
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

Pháp môn Tịnh Độ - Phần 5 - Thuyết Giảng: HT. Thích Giác Khang

https://www.youtube.com/watch?v=Hiweism ... %E1%BB%87
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

Pháp môn Tịnh Độ - Phần 6 - Thuyết Giảng: HT. Thích Giác Khang

https://www.youtube.com/watch?v=-mhlYiV ... tPh%C3%A1p

Cuối bài giảng, Sư có nói rõ thêm về “nhân quả và nghiệp” qua thí dụ 1 (con rắn mối) được trích từ "NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP".
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

7 CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

Thích Giác Khang


---- O ----

1- Đi tu Phật thất, tu pháp môn niệm Phật hay niệm Phật A-Di-Đà mục đích để làm gì ?

Tu Phật thất, tu pháp môn niệm Phật hay niệm Phật A-Di-Đà mục đích để cầu vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà.

2- Xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ở đâu ?

Xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn, cách đây mười muôn ức cõi. Theo ’sự’, xác định hướng Tây là nhằm giúp cho hành giả có một niềm tin để tu thiền và tịnh được nhất niệm. Vì có được nhất niệm và phát nguyện thì mới cảm ứng đạo giao với Phật A-Di-Đà và sẽ được vãng sanh.

3- Lấy gì để vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ?

Lấy thần thức để vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà. Thần thức còn gọi là linh hồn.

Khi chúng ta còn sống thì thần thức thể hiện qua 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc. Khi chết thì xác thân trở về tứ đại, chỉ còn lại thần thức nó bàng bạc khắp mọi nơi trong không gian. Thần thức tỏa ra xa hay gần tùy theo định lực mạnh hay yếu.

4- Muốn vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà có mấy điều kiện ?

Muốn vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà cần phải có 3 điều kiện : Tín - Hạnh - Nguyện.

*Tín: là lòng tin, tin phải sâu. Tin có 6 :

1/ Tin tự : tin chính mình niệm Phật đạt nhất niệm thì chắc chắn được vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà.

2/ Tin tha : tin chắc chắn rằng Đức Phật A-Di-Đà sẽ tiếp dẫn những chúng sanh nào niệm Phật được nhất niệm và có phát nguyện về xứ Cực lạc.

3 + 4/ Tin nhân và Tin quả : hiện nay ta đã gieo nhân niệm Phật đạt nhất niệm thì sẽ được hưởng cái quả vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà.

5/ Tin sự : tin có thế giới Cực lạc thật sự ở phương Tây, cách đây mười muôn ức cõi, có Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng. Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng là Chánh báo, còn thế giới Cực lạc là Y báo.

6/ Tin lý : tức là Chánh báo và Y báo cũng phát hiện từ Chân tâm Phật tánh mà ra.

* Hạnh: là hành chuyên. Hành có 4 điều kiện : rành rõ, tương ưng, chí thành, nhiếp tâm

1/ Rành rõ : rành là từng chữ, từng câu rành rẽ không lộn lạo ; rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm Phật rõ ràng không trại, không mờ.

2/ Tương ưng : là tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn khít nhau.

3/ Chí thành : một lòng tha thiết luôn tưởng nhớ đến Phật, như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.

4/ Nhiếp tâm : là để tâm vào tiếng niệm Phật, không để tạp niệm xen vào, nếu xao lãng thời liền thâu lại, chăm chú nhận rõ tiếng niệm Phật của mình.

* Nguyện : là phải mong mõi về Cực lạc, chí thành tha thiết như viễn khách nhớ cố hương, lúc nào cũng nhớ Phật, tưởng Phật như con thơ nhớ từ mẫu.

5- Tín – Hạnh – Nguyện cái nào có trước, cái nào có sau ?

* Nói về sự: Tín - Hạnh - Nguyện là cái vòng lẩn quẩn, nó cũng giống như cái kiềng ba chân không thể thiếu một. Nhưng tùy theo nhân duyên, hoàn cảnh và trình độ của mỗi người đến với pháp môn Tịnh độ : tín trước hoặc hạnh trước hay nguyện trước.

Thường thì người sơ cơ đến với pháp môn Tịnh độ bằng tín trước. Tức tin rằng thế giới Cực lạc thật sự ở phương Tây, cách đây mười muôn ức cõi, có Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng. Rồi sau đó mới nhàm chán cõi Ta bà mong mõi về Cức lạc. Mà muốn về Cực lạc phải hành câu niệm Phật cho được nhất niệm.

* Nói về lý: thì Tín - Hạnh - Nguyện có cùng một lúc, không thể nói cái có trước, cái có sau. Vì trong tín có hạnh và nguyện, trong hạnh có tín và nguyện, trong nguyện có tín và hạnh. Tức là ba phương diện của một thực thể.

6- Tín – Hạnh – Nguyện cái nào quan trọng ?

Nguyện quyết định cho sự vãng sanh.

*Tín: nói về phẩm, có bốn :

1/ Tin sự: của người, trời. Vãng sanh về cõi Phàm Thánh đồng cư Tịnh độ thuộc Hạ phẩm.

2/ Tin lý: của 4 bậc Thánh. Vãng sanh về cõi Phương tiện hữu dư Tịnh độ thuộc Trung phẩm.

3/ Tin sự- lý vô ngại pháp giới: của chư Bồ tát. Vãng sanh về cõi Thật báo trang nghiêm Tịnh độ thuộc Thượng phẩm.

4/ Tin sự - sự vô ngại pháp giới: của Như lai. Vãng sanh về cõi Thường tịch quang Tịnh độ thuộc Thượng phẩm.

* Hạnh: nói về sanh, có ba: nếu hành được: 8/24 là Hạ sanh, 16/24 là Trung sanh – 24/24 là Thượng phẩm.

- Người- trời: niệm Phật được nhất niệm: .8/24 là Hạ phẩm- Hạ sanh.

.16/24 là Hạ phẩm- Trung sanh.

.24/24 là Hạ phẩm- Thượng sanh.

- Bốn bậc Thánh: vừa niệm Phật vừa nhận lại Phật tánh. Vô niệm.

.8/24 là Trung phẩm- Hạ sanh.

.16/24 là Trung phẩm- Trung sanh.

.24/24 là Trung phẩm- Thượng sanh.

- Bồ tát: vừa niệm Phật vừa tùy thuận giáo hóa chúng sanh. Vô niệm-niệm, niệm-vô niệm: .8/24 là Thượng phẩm- Hạ sanh.

.16/24 là Thượng phẩm- Trung sanh.

.24/24 là Thượng phẩm- Thượng sanh.

* Nguyện: có nguyện thì mới được vãng sanh và phải nguyện chí thành tha thiết.

Tóm lại: Tín- Hạnh- Nguyện nếu nói về sự thì nguyện quan trọng hơn hết. Vì nó quyết định cho sự vãng sanh. Còn nói về lý thì Tín- Hạnh- Nguyện đều quan trọng như nhau.

7/ Tu Tịnh độ có chắc chắn vãng sanh không ?

- Đối với những vị tu đắc Tứ thiền, Tứ không và ba quả Thánh đầu thì câu hỏi này là thừa. Vì định lực của những vị này rất mạnh, nếu muốn vãng sanh sẽ được vãng sanh. Những vị tu đắc Tứ thiền, Tứ không định lực của họ rất mạnh, sau khi chết lập tức sanh về cõi trời ngay. Và trường hợp của những người tạo tội ngũ nghịch, vì quá ác mất hết cái biết nên khi chết bị đọa địa ngục ngay, nên không mang thân trung ấm.

- Đối với 4 đường ác đạo, cõi người, cõi trời dục giới thì câu hỏi này không trả lời được, vì hiện tượng giới rất là phức tạp, thuộc về nhân quả ba đời mà chỉ có Như lai mới hiểu rõ thôi. Cho nên câu hỏi này phải nên sửa lại là “chúng ta tu Tịnh độ có đầy đủ tín - hạnh - nguyện chưa? Và nhất là nguyện lực có chí thành khẩn thiết không?”.

Nếu mà chấp nhận câu hỏi này thì trả lời rằng: chúng ta tu Tịnh độ có đầy đủ tín - hạnh - nguyện và nguyện lực có chí thành tha thiết thì chắc chắn sẽ được vãng sanh 100%. Nhưng nếu lỡ lâm chung do cận tử nghiệp nào đó làm trở ngại cho sự vãng sanh phải đọa vào ác đạo, đó là trường hợp ngoài ý muốn. Và do thường ngày chúng ta có huân tập sẵn những chủng tử niệm Phật vào trong alaya thức, thì khi đó chúng ta nhớ lại, liền niệm Phật với một lòng chí thành tha thiết nhớ tưởng Phật, nguyện về Cực lạc. Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc” và chúng ta sẽ được vãng sanh. Vì “Tất cả cảnh giới đều do tâm tạo”, chỉ cần chuyển đổi cái tâm thì cảnh giới sẽ được chuyển đổi.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

KHAI THỊ & PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH
Thích Giác Khang
------ O -----
KHAI THỊ
***

Đối vời người sắp lâm chung : (có 4 điều cần hiểu để hành)
1. Xác thân chết nhưng linh hồn còn chuyển biến liên tục mãi mãi.
2. Lúc hấp hối hiện ra những việc thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) đã làm trong cuộc sống. Nếu tắt thở hiện ra việc thiện thì tái sanh về cõi thiện (người, trời) ; hiện ra việc ác thì tái sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, atula). Tốt nhất, chúng ta niệm Phật niệm Phật được nhất niệm và phát nguyện vãng sanh sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn thoát luân hồi sinh tử khổ.
3. Phương cách niệm lục tự A Di Đà được nhất niệm thông qua 6 căn :
- Mắt nhìn hình Phật A Di Đà đặt ở hướng Tây tức hướng mặt trời lăn.
- Tai nghe tiếng niệm Phật.
- Mũi ngửi mùi thơm của nhang.
- Miệng niệm « nam mô A Di Đà Phật ».
- Thân ngồi kiết già, mặt quay về hướng Tây. Nếu nằm thì đầu quay về hướng bắc, chân hướng Nam, nằm nghiêng qua bên phải để lưng quay về hướng Đông, mặt quay về hướng Tây nhìn hình Phật.
- Ý luôn nghĩ, tưởng nhớ đến Phật A Di Đà.
4. Lúc lâm chung thấy người hoặc cảnh giới: màu đen là quỷ, màu đỏ là atula, màu xanh là tiên, màu trắng là trời thì chúng ta từ chối khéo léo không đi theo, đợi khi màu vàng và Phật A Di Đà hiện ra tay cầm hoa sen thì linh hồn nhập vào hoa sen đó.

Đối với người thân trong gia đình: (có 7 điều cần hiểu để hành)
1. Người sắp lâm chung hay bị hôn mê nên rất cần người nhắc nhở niệm Phật thường xuyên, có thể vị Chân sư khai thị hoặc Ban hộ niệm, tốt nhất là người thân cận nhưng phải khéo léo, dịu dàng,..để khi nhắc người bệnh vui vẻ chấp nhận niệm Phật.
2. Nếu bị bệnh nan y, thân mình đau nhức, khó tập trung niệm Phật. Người nhà nấu nước gạo lức để ấm 37 độ cho uống (không uống lạnh hoặc nóng) rồi xem nước tiểu nếu màu vàng lợt thì bệnh nhân hết nhức và còn nhức khi nước tiểu màu vàng đậm là do nhiệt (không rang gạo lức) hoặc màu trắng là do hàn (rang gạo lức ngã màu vàng sậm).
3. Người thân của người sắp lâm chung nên niệm Phật, tụng kinh, ăn chay rồi hồi hướng cho người bệnh và cứ tiếp tục cho đến 49 ngày sau khi mất.
4. Trước và sau khi chết, cả người thân cũng như người đến thăm không đến hỏi han hoặc khóc. Vì nếu khóc hoặc hỏi han thì người sắp lâm chung niệm Phật không nhất niệm sẽ khó ra đi hoặc linh hồn nắm níu khó siêu thoát.
5. Sau khi chết không đụng vào tử thi, phải chờ sau 8 tiếng đồng hồ mới thay đồ và liệm, cũng không bỏ vàng, nếp,… vào miệng người chết. Bởi vì các dây thần kinh cảm giác còn dính liền với linh hồn, khi va chạm dễ bị đau mà bị đọa vào súc sanh.
6. Khi đã chết rồi không rước ban kèn trống làm mất thanh tịnh. Người thân, Ban hộ niệm hoặc mở băng niệm Phật mà thôi.
7. Không đốt, không rải giấy tiền vàng bạc địa phủ. Không cúng và đãi khách đồ ăn mặn trong thời gian tổ chức đám tang.


Ấn chứng vãng sanh (có niệm Phật và phát nguyện vãng sanh)
1. Tỉnh táo niệm Phật trước khi tắt thở. Khi nhắc niệm mà người sắp lâm chung:
- Mĩm cười: có ¾ hào quang của Đức A Di Đà chiếu vào thân thể.
- Gật đầu: có 2/4 hào quang của Đức A Di Đà chiếu vào thân thể.
- Chớp mắt: có ¼ hào quang của Đức A Di Đà chiếu vào thân thể.
2. Chết sau 8 tiếng đồng hồ mà thân thể mềm mại, mặt tươi tỉnh như lúc còn sống.
3. Sau 8 tiếng đồng hồ, trước khi liệm, nhờ người nào có định lực, tu hành, tốt nhất là các vị Sư chân chánh khéo léo, nhẹ nhàng rà soát châu thân xác định điểm nóng, ấm chỗ nào, nếu ở:
- Đỉnh đầu: đây là hiện tượng của 4 bậc Thánh, vãng sanh về cõi Trung phẩm.
- Trán : sanh về Hạ phẩm Thượng sanh. Nếu không phát nguyện sanh về cõi trời Vô sắc giới.
- Mặt: sanh về Hạ phẩm Trung sanh. Nếu không phát nguyện sanh về cõi trời Sắc giới.
- Ngực: sanh về Hạ phẩm Hạ sanh. Nếu không phát nguyện sanh về cõi người, trời dục giới.
Ngoài ra, nếu còn nóng, ấm ở: bụng sẽ sanh vào ngạ quỷ, đầu gối sẽ sanh vào súc sanh, bàn chân sẽ sanh vào địa ngục.
4. Sau khi hỏa táng (thiêu), trường hợp 1,2,3 trên sẽ có xá lợi nhiều hay ít là do Phật lực chiếu vào. Người thân nên thờ xá lợi này sẽ giúp cho gia đình được yên ấm.

Cần khiêng những thức ăn:
- Kiêng ăn: hành, hẹ, tỏi, nén, ngò, kiệu,… để niệm Phật được trong sạch và linh nghiệm.
- Để tránh bệnh nan y như: ung thư, tiểu đường, bại liệt,…Cần tránh ăn: bột ngọt, dầu chiên, ớt, đồ nóng,…giá, măng, cà nâu, các loại nắm trồng bằng meo (nắm rơm, nấm đông cô,…). Nên ăn: bí rợ (bí đỏ), sà-lách-son, ngó sen, hạt sen, dưa gan muối, dưa leo muối,… các thứ đậu (đen, đỏ,…). Nấu nước gạo rang để ấm 37 độ thay nước uống trong ngày.


PHÁT NGUYỆN & NIỆM PHẬT
CẦU VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC
------ O ------

Quy mạng lễ A Di Đà Phật,
Ở phương Tây thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện vãng sanh,
Cúi xin Đức từ bi tế độ.
Nam mô Tây phương cực lạc, Thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

- Nam mô A Di Đà Phật ( 10 lần,… 108 lần, …)
- Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát ( 3 lần)
- Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát ( 3 lần)
- Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát ( 3 lần)
- Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát ( 3 lần)

NGUYỆN
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung,
Trừ hết tất cả các chướng ngại,
Tận mặt thấy Phật A Di Đà,
Liền được sanh về cõi Cực lạc.

HỒI HƯỚNG
Xin đem công đức niệm Phật này,
Hồi hướng bốn ân và ba cõi,
Nguyện khắp pháp giới các chúng sanh,
Đều sanh Cực lạc thành Phật đạo.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

Pháp môn Tịnh Độ 14 - Hòa Thượng Thích Giác Khang

https://www.youtube.com/watch?v=zpQMU93 ... tPh%C3%A1p
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

Niệm Phật cách nào để được nhất tâm - Hòa Thượng Thích Giác Khang

https://www.youtube.com/watch?v=dPNcViP ... ISTMANTRA
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Giác Khang

Gửi bài gửi bởi KMD »

Hòa Thượng Thích Giác Khang giảng về "10 pháp giới của đạo Phật".

https://www.youtube.com/watch?v=9FPlqkF ... 6%AFKHANG

Trong bài giảng trên, Ngài có nói: "... Trong thanh tịnh là mình hiểu tất cả thôi. Cái đó là Vô Sư Trí đấy, tức là cái trí mà không có thầy. Trong cảnh thanh vắng chìm trong thiền định rồi mình nghiền ngẫm tới nghiền ngẫm lui cũng giống như con trâu mà ăn cỏ vậy ...".
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”