Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1742
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Gửi bài gửi bởi KMD »

THUYẾT LUÂN HỒI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi, gốc là bản thân mình.
Như vậy thuyết luân hồi nói lên lẽ thực của kiếp người. Đức Phật đã thấy, đã nhớ rõ ràng nên nói ra cho chúng ta biết, chớ không phải do Ngài tự tưởng tượng.

Khi biết rõ kiếp luân hồi như vậy, ai can đảm tạo thêm những nghiệp ác để chịu khổ hơn? Cho nên chúng ta phải tinh tấn làm những điều lành, điều thiện. Nếu không làm cho ai, ít ra ta cũng giữ được phần mình, đừng phạm những giới đưa ta đi xuống. Đó là tu. Đức Phật thấy rõ sự nguy hiểm của luật nhân quả luân hồi nên chỉ cho mình đường lối tu, chớ không phải áp đặt mình làm gì.

Đi sâu vào tâm lý mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc, ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ. Có người ra đời thích làm lành, có người ra đời lại hung dữ. Mỗi người thích mỗi cách, đó là do sự tích lũy của quá khứ khác nhau. Quá khứ đã tích lũy sẵn nên bây giờ nó hiện ra nơi mình. Chúng ta kiểm lại xem, nếu do gien cha mẹ sanh ra là yếu tố duy nhất tạo thành những đứa con sau này, thì cha mẹ bệnh tật gì con cũng phải bệnh tật y hệt như thế. Có nhiều cha mẹ rất hiền nhưng con không hiền. Hoặc ngược lại cha mẹ dữ mà con lại hiền. Những sự khác biệt đó nhà Phật gọi là nghiệp tích lũy của quá khứ, chúng ta mang theo khi thọ sanh.

Thế thì muốn trên đường luân hồi mình đi đường tốt, không đi đường xấu phải làm sao? Thấy người đáng ghét ta nên xử sự thế nào? Nên nghĩ rằng họ có làm gì hại mình mà ghét. Ghét người như vậy là ta đã có ý nghĩ xấu rồi. Nếu tiếp tục nuôi dưỡng ý nghĩ này, sanh chuyện nói này nói kia với người ta là cái cớ để tạo thêm nghiệp.

Nhà Phật nói nghiệp từ thân, miệng, ý mà sanh. Nhưng thực ra ý chủ động tạo nghiệp. Miệng nói tốt xấu cũng từ ý, thân làm tốt xấu cũng từ ý. Ý là nói chung cho tất cả những phân biệt thương ghét, buồn giận, hơn thua, phải quấy… đều là ý nghĩ của mình. Chúng ta sống chạy theo những ý nghĩ đó là chạy theo nghiệp. Bởi có ý nghĩ xấu nên mình mới nói bậy, làm bậy. Do ý nghĩ tốt nên ta mới nói lành, làm lành.

Khi thân này hoại thì nghiệp không hoại, vì nó đâu có tướng mạo mà hoại, nên sẽ theo ta thọ sanh ở đời sau. Nhà Phật gọi là mang nghiệp đi trong luân hồi sanh tử. Vậy muốn chấm dứt nghiệp phải điều phục được chú “ý” này. Ý lặng được rồi thì tâm định, tâm định mới không đi trong vòng lục đạo nữa. Cho nên nói đạo Phật là đạo giải thoát. Giải thoát là dứt hết những mầm tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để đi trong sanh tử.

Muốn biết có luân hồi hay không, chúng ta cứ nghiệm trong tâm niệm của mình sẽ rõ. Cha mẹ sanh thân được mà không thể sanh tâm niệm của mình. Như vậy tâm niệm đó từ đâu ra? Do sự tích lũy của đời trước. Nhiều vị ngạc nhiên, tại sao người đó còn nhỏ mà không chịu ăn mặn? Có kẻ cha mẹ khuyên ăn chay thì ăn không được, một ngày cũng không ăn nổi. Đó là do tích lũy từ trước, bây giờ gặp lại thấy quen, thấy thích, chớ không phải bỗng dưng mà có.

Tích lũy tức là những gì đời trước mình đã từng làm từng huân tập. Đời này trở lại những thứ tích lũy đó không mất. Vì vậy trong kiếp luân hồi chúng ta theo nghiệp mình đã tích lũy, chất chứa mà hiện ra thành tính cách cá biệt của mỗi người. Nên nói đến luân hồi chúng ta cứ nhìn lại nội tâm mình thì biết ngay. Tại sao người đó chưa quen thuộc gì hết mà mình thấy dễ thương, hoặc kẻ kia cũng chẳng quen thuộc gì hết mà mình thấy phát ghét. Đâu có trả lời được. Tại vì chúng ta không nhớ nổi, nên nói không biết tại sao kỳ vậy. Thật ra do nghiệp tích lũy của quá khứ chiêu cảm nên.

Đức Phật do tu mà chứng biết nên nói ra như vậy, chúng ta không thấy là vì chưa đủ trí tuệ. Bao giờ mình tu được như Phật cũng sẽ thấy biết như Ngài. Trong kinh kể lại Tôn giả Mục Kiền Liên khi chứng A-la-hán rồi, một hôm Ngài đi trên đường thấy có loài quỷ đầu rất to, bụng lại nhỏ xíu thân thể ghê gớm lắm. Ngài về thuật lại với Phật, Phật nói ta cũng thường thấy chúng, nhưng nói không ai biết nên ta không nói. Những ai tu tới đó, chứng tới đó đều thấy như nhau, chớ không phải chỉ riêng Phật thôi.

Nhiều người bảo những gì mắt thấy tai nghe tôi mới tin. Nhưng mắt mình chắc gì thấy được tất cả mọi cảnh giới. Cái thô thì thấy, cái tế không thấy. Như vi trùng nếu không nhờ kính hiển vi làm sao con người thấy được? Đem con mắt phàm phu so sánh với con mắt Thánh nhân thì thật là quá thô thiển. Cho nên chúng ta không nên tin vào con mắt còn rất hạn chế của mình. Có những cái hiện thực mà mình chưa thấy, chưa hiểu được.

Phật dạy chúng ta phải chọn đường mà đi, sao cho hiện đời được an ổn và mai kia cũng an ổn. Đó là tu. Chúng ta tự kiểm điểm lại bản thân, xem hiện giờ mình đã thực hiện được những gì Phật dạy, xứng đáng đi đường nào? Như vậy tự biết mai kia khổ hay vui rồi, đâu cần phải hỏi ai. Phật tử có bệnh cứ thắp nhang cầu Phật độ cho con đời sau được sung sướng, hết khổ, mà cứ tạo nghiệp ác, làm sao Phật độ được?

Quý thầy, quý cô ở chùa vì quyết tu giải thoát nên phải tập ngồi thiền hoặc niệm Phật cho được nhất tâm. Nhất tâm thì đâu còn nghĩ bậy, đó là nhân giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Quý Phật tử không theo đạo Phật thì thôi, đã theo thì phải nắm vững đường lối Phật chỉ dạy, tu cho đúng. Phải chọn con đường hợp với khả năng của mình, từng bước tu tập theo lời chỉ dẫn của Phật. Có thế mới không sợ ngày mai đường trước tối tăm, không biết lối đi.

Việc này nói thì mau mà hành rất lâu. Chúng ta cần phải phát tâm dũng mãnh, bền bỉ thực hành cho tới bao giờ thành tựu mới thôi. Chúc tất cả quý vị đều được mau chấm dứt khổ luân hồi sanh tử.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1742
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Gửi bài gửi bởi KMD »

Hoa Vô Ưu
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

NGƯỜI BIẾT TU PHẬT THÌ RẤT NHẸ NHÀNG, THẢNH THƠI

Nhận lời mời của quí Ni trưởng, Ni sư và toàn thể Ni chúng, tôi về đây thăm trường hạ chư Ni và có đôi lời với tất cả quí vị.

Tôi nghĩ người tu xuất gia, ba tháng an cư rất hệ trọng. Mỗi ba tháng an cư qua rồi chúng ta được một tuổi hạ. Ngày mãn an cư đức Phật rất hoan hỉ, nên cũng gọi là ngày Phật hoan hỉ. Như vậy Tăng Ni chúng ta trong ba tháng an cư vận dụng hết khả năng của mình trong việc tu hành. Nhờ cố gắng tinh tấn tu nên qua ba tháng Tăng Ni đều được thấm nhuần đạo đức. Vì vậy tôi chúc mừng tất cả Tăng Ni nhờ an cư mà có sức tinh tấn dũng mãnh, tâm tư được nhẹ nhàng.

Đề tài tôi nói chuyện hôm nay thật đơn giản: Người biết tu Phật thì rất nhẹ nhàng, thảnh thơi. Người xuất gia khi bước chân vào đạo, thường nhớ rõ câu “Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” của người xưa. Đi tu thì phải xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, đó là điều căn bản của người tu hành. Nếu chúng ta không xả bỏ vật chất, của cải thế gian thì chúng ta làm sao bước chân vào đạo được. Khi vào đạo rồi, nếu chúng ta không xả thân này, không biết hi sinh thân mình, làm lợi ích cho đạo, lợi ích cho chúng sanh thì không xứng đáng là người tu. Cho nên câu “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với giới tu hành của chúng ta.

Người tu nếu không quên của cải sự nghiệp thế gian, chỉ quí trọng thân này, muốn nó được an vui sung sướng thì chúng ta không thể tiến tu đạo nghiệp được. Như vậy chữ tu hiện giờ chúng ta đang ứng dụng có nghĩa là chúng ta phải biết xả bỏ. Xả bỏ của cải thế gian, rồi bước sang xả bỏ cả thân mạng, không quí tiếc. Xả bỏ thân mạng chưa đủ, chúng ta còn phải xả bỏ tam độc. Tam độc tức là tham sân si. Nếu không xả tam độc thì chúng ta không phải là người tu. Đuổi được tham sân si mới nhẹ nhàng, thảnh thơi. Khi dẹp bỏ một thói xấu, một điều hại thì chúng ta được nhẹ nhàng thảnh thơi một phần. Cho nên bước thứ nhất chúng ta tu phải xả bỏ phiền não, mà phiền não đầu là tham sân si.

Trong tâm chúng ta có tham, có sân, có si, bây giờ muốn chúng hết thì ai đuổi nó ra? Mỗi đêm chúng ta thắp hương cầu Phật cho con hết tham sân si được không? Chắc rằng Phật cho không được vì tham sân si trú ngụ sẵn trong nội tâm chúng ta. Muốn đuổi nó thì phải loại ra, phải diệt trừ nó. Phật ở ngoài không làm cho nó hết được. Xin hỏi Ni chúng, chúng ta tu cũng được hai ba mươi năm, hoặc năm mười năm, quí vị đuổi ba con rắn độc này ra hết chưa? Chắc chưa. Bởi vậy, ba thứ độc là căn bản làm cho chúng ta khổ đau, đó là điều thứ nhất.

Thứ hai là xả luyến ái. Tại sao chúng ta phải xả luyến ái, luyến ái là gì? Luyến ái là yêu thương. Yêu thương người này, yêu thương người kia. Yêu thương trong ái nhiễm chớ không phải yêu thương bằng lòng từ bi nên chúng ta phải xả bỏ nó. Phật thường dạy ái là gốc luân hồi sanh tử. Nếu chúng ta muốn thoát khỏi luân hồi sanh tử thì chúng ta phải xả bỏ luyến ái. Vì luyến ái mà con người phải khổ đau, nên trong bát khổ có khổ ái biệt ly. Người nào còn ôm chặt tâm luyến ái thì nhất định người ấy sẽ còn đau khổ.

Hàng tu sĩ xuất gia chúng ta phải khéo xả bỏ luyến ái đối với huynh đệ, bạn bè, đối với những người chung quanh, đừng bị trói buộc, đừng bị sợi dây ái lôi kéo thì chúng ta mới tu đến nơi, đến chốn được. Nếu người xuất gia không xả bỏ được luyến ái thì không thể nào thoát khỏi luân hồi sanh tử. Đây là điều tối quan trọng, nên Tăng Ni và Phật tử phải cố gắng xả bỏ tâm luyến ái của mình. Tâm luyến ái sạch rồi chúng ta mới hết khổ, mới dứt được dòng luân hồi. Đây là điều thứ hai.

Chúng ta tu hay bị trần cảnh lôi kéo, dẫn dắt nên gặp nhiều trở ngại. Mắt duyên với sắc, tai duyên với âm thanh, mũi duyên với mùi hương, lưỡi duyên với vị, thân duyên với xúc chạm. Tất cả các thứ duyên đó, nếu chúng ta kẹt thì sẽ bị nó lôi dẫn, không an ổn được. Người tu luôn luôn phải gỡ, đừng để sáu căn dính mắc với sáu trần.

Trong nhà Thiền thường chú trọng điều này. Xưa kia có người hỏi Thiền sư thế nào là giải thoát, ngài trả lời “Căn, trần không dính nhau là giải thoát”. Người ta cứ nghĩ, tu giải thoát là đi đến một xứ nào xa lạ, kỳ đặc, chớ không ngờ giải thoát là ngay nơi sáu căn không dính với sáu trần. Nếu sáu căn còn dính kẹt với sáu trần thì chúng ta không được giải thoát. Đó là lẽ thật. Tôi hay thí dụ, có người khi đi ra đường, thấy những gì đẹp liền thích, rồi mong mỏi cho được, vì mơ ước thành ra bị trói buộc. Vật đó có dính dáng gì với mình mà bị nó trói buộc, rồi đổ thừa: “Cái đó làm cho tôi phiền não, làm cho tôi khổ sở.” Cảnh bên ngoài có thật buộc mình không? Hay tại mình không khéo tu nên bị nó trói buộc.

Chúng ta ít khi can đảm nhận trách nhiệm về mình, khi bị trần cảnh bên ngoài quyến rũ, thua nó thì đổ thừa tại ai chớ không phải tại mình! Thí dụ có người gặp một số tiền hay một lượng vàng đánh rơi xuống đất, người ấy mừng quá lượm lên. Nếu kẻ làm mất xin trả lại, người ấy có vui không? Lượm được trong tay rồi mà phải trả lại chắc không vui mấy. Nhưng nếu với tâm tốt, biết rõ không phải của mình, chủ xin lại thì mình hoan hỉ liền. Đó là tôi nói thí dụ nhỏ, còn nhiều sự việc lớn hơn nữa. Vì vậy, chúng ta tu phải làm sao đừng để cho căn trần dính mắc nhau.

Hồi xưa, lúc đức Phật còn tại thế có vị tu tiên chứng được Ngũ thông. Ông giảng kinh mọi người rất thích, đến trời Đế Thích cũng tới nghe giảng. Một hôm nghe giảng xong, trời Đế Thích liền khóc. Vị tiên thấy lạ hỏi:

- Tại sao ông nghe tôi giảng kinh mà lại khóc?

Trời Đế Thích thưa:

- Ngài giảng kinh rất hay, nhưng tôi biết tuổi thọ Ngài sắp hết rồi, nên tôi thương tôi khóc.

Nghe vậy vị tiên giật mình. Bởi vì tuy ông chứng Ngũ thông nhưng chưa chứng được Lậu tận thông nên vẫn còn mắc kẹt trong sanh tử. Vị ấy liền hỏi trời Đế Thích:

- Bây giờ làm sao để thoát khỏi sanh tử?

Trời Đế Thích giới thiệu:

- Hiện giờ có đức Thế Tôn hiệu Thích-ca Mâu-ni đang trụ ở tinh xá Trúc Lâm giảng pháp. Nếu Ngài đến đó cầu pháp, đức Phật sẽ giảng dạy cho phương pháp giải thoát sanh tử.

Nghe vậy vị tiên liền tìm đến đức Phật. Trên đường đi, ông nghĩ không có lễ vật cúng dường thì vô lễ quá. Thấy hai cây ngô đồng đang trổ bông thật đẹp, ông dùng thần thông nhổ hai cây ấy để trên hai bàn tay. Đến tinh xá Trúc Lâm, vào lễ Phật rồi, ông thưa hỏi làm sao được giải thoát sanh tử.

Phật bảo:

- Buông.

Ông liền buông một tay xuống, rớt một cây ngô đồng.

Phật bảo:

- Buông.

Ông buông một tay nữa rớt cây thứ hai.

Phật bảo:

- Buông.

Ông thưa:

- Tôi có hai cây ngô đồng, Ngài bảo buông lần thứ nhất, tôi buông bớt một cây; bảo buông lần thứ hai, tôi buông thêm cây nữa, bây giờ còn gì đâu mà buông.

Phật nói:

- Không phải ta bảo ông buông cây ngô đồng. Lần thứ nhất ta bảo ông buông là buông trần cảnh. Lần thứ hai là buông sáu căn. Lần thứ ba là buông sáu thức. Căn cảnh thức hay là căn trần thức buông hết thì giải thoát.

Vị tiên liền hiểu, lãnh hội trở về tu, được hết sanh tử.

Quí vị thấy, chúng ta tu nếu không khéo xả thì không thể giải thoát sanh tử. Sanh tử là cái khổ đau muôn đời, muốn thoát khỏi nó không gì hơn phải xả bỏ, đừng để căn trần thức cột trói. Đây là gốc của trầm luân, của đau khổ. Đó là phần xả căn trần thức.

Kế đến, thứ tư là xả mọi cố chấp. Chúng ta có bệnh cố chấp rất nặng. Bên ngoài thì chấp người, nơi mình thì chấp ta. Chấp ta, chấp người, chấp phải, chấp quấy, chấp hơn, chấp thua, tất cả các thứ chấp đều là nguyên nhân của đau khổ cả. Vì còn chấp là còn khổ, nên người biết tu phải xả cố chấp. Cố chấp nhiều thì khổ nhiều, chấp ít thì khổ ít. Người chấp hơn, chấp thua khi thấy mình hơn thì mừng, mình thua thì buồn. Hơn thua nối nhau nên mừng khổ cứ thay nhau hoài, nhưng ở đời có ai hơn tất cả được. Hơn người này cũng thua người khác.

Ngày xưa, một hôm đức Thế Tôn đi khất thực qua vùng của Bà-la-môn. Có một ông Bà-la-môn thấy Ngài đi trước, ông lẽo đẽo theo sau kêu tên Ngài chửi. Mặc ông chửi, Phật cứ chậm rãi đi một cách tự nhiên, không trả lời. Hồi lâu bực quá, ông chạy tới trước hỏi:

- Ngài Cồ-đàm, Ngài có điếc không?

Phật nói:

- Không.

- Sao tôi chửi Ngài làm thinh không trả lời?

Phật liền trải tọa cụ ngồi xuống, nói bài kệ:

Người hơn thì thêm oán
Kẻ thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ.

Như vậy người hơn kẻ thua đều khổ hết. Thua khổ vì nhục nhã, hơn thắng thì mừng nhưng gây ra oán thù. Nên hơn thua đều xả thì được an ổn ngủ. Chẳng những hơn thua mà kể cả phải quấy, chấp ngã, chấp nhân đều xả hết thì đó là người an ổn bậc nhất.

Trong nhà Thiền, Tổ Hoàng Bá có nói: “Đệ tử của Mã Tổ hơn tám mươi vị thiện tri thức, nhưng người tiêu chảy đầy đất chỉ có một mình Qui Tông.” Câu này có nghĩa là sao? Hơn tám mươi đệ tử đều là bậc thiện tri thức, nhưng người tiêu chảy đầy đất chỉ có một mình Qui Tông. Như vậy Ngài khen hay chê Qui Tông?

Tiêu chảy đầy đất là sao? Là uống thuốc xổ. Người nào xổ đầy đất thì trong bụng sạch trống. Xổ tức là xả, xả hết, xả sạch. Người tu xả được như vậy mới là người thấy đạo lý, là người đến chỗ chân thật. Ngài Qui Tông là một trong số đệ tử của Mã Tổ mà Thiền sư Hoàng Bá rất kính trọng. Như vậy chúng ta thấy, người tu phải xả bỏ, đừng cố chấp, thì mới hết khổ.

Như trước tôi đã nói, chúng ta đi tu là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Hồi ở nhà thì xả bỏ nhà, xả bỏ năm bảy người thân đi tu. Đến khi tu rồi, lại mắc kẹt cái chùa, rồi năm bảy chục đệ tử… nghĩa là sao? Như vậy có phải xả cái này, mắc cái khác không? Nên nhiều người hay chỉ trích: “Tu là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, mà bây giờ quí thầy quí cô cất chùa to, thâu đệ tử nhiều, vậy có xả hay không?” Quí vị trả lời thế nào? Nếu chúng ta cất chùa to để làm của riêng, thâu đệ tử nhiều để phục vụ cho bản ngã của mình, thì đó là tội lỗi. Ngược lại chúng ta cất chùa to để nuôi chúng có chỗ tu học, vì muốn gầy dựng hàng hậu tấn nên chúng ta lo giúp, hướng dẫn họ tu thì không có lỗi. Phải khéo hiểu như thế, nếu không chúng ta đâm ra hoang mang, sợ sệt.

Kế nói đến xả những đa mang thành tư hữu. Quí vị nhớ lại lúc mình đi tu, có chở đồ đạc lỉnh kỉnh vào chùa không, hay là chỉ một túi xách thôi? Nhưng ở chùa chừng mười năm, hai chục năm, nếu phải dời đi chỗ khác thì chở chừng mấy xe? Hồi vào chùa mang theo rất ít, khi ra đi thì chở quá nhiều. Như vậy có xả không? Những thứ đa mang mình không xả được, mà cứ ky cóp ngày càng nhiều thành ra khổ. Đó là điều tôi muốn nói chúng ta cần phải xả, xả được nhiều chừng nào thì thảnh thơi chừng ấy. Làm sao lúc nhắm mắt ra đi, tất cả những gì mình lo, những gì mình sắm là của Tam Bảo chớ không phải của cá nhân, được như vậy thì mới tốt.

Tôi xin dẫn một câu chuyện như sau: Ngày xưa Vua nước Ba-la-nại có mấy bà phi tần, bà nào cũng thích đeo vòng vàng đầy tay. Một hôm nhà Vua bị bệnh, cần phải thoa trầm hương. Khi các phi tần đến thoa, nghe tiếng kêu lổn cổn điếc tai, Vua chịu không nổi bảo phải cởi vòng vàng ra, mỗi bà chỉ đeo một chiếc thôi, chừng ấy mới hết nghe khua rổn rảng. Khi đó Vua nghĩ đa mang nhiều thì phiền não nhiều. Bây giờ nếu mình bỏ hết thì hết phiền não. Vua lại nghĩ, ta làm Vua có triều đình, có đất nước, có quần chúng v.v… bề bộn quá, nếu xả hết đi tu chắc là hết khổ. Nghĩ vậy, Vua liền trao ngôi cho người khác rồi vào núi tu. Về sau Ngài chứng được quả Độc giác.

Chúng ta thấy, xả nhiều thì nhẹ nhàng nhiều, tu hành mau đắc đạo. Còn cưu mang nhiều thì không được an ổn, không thể đắc đạo.

Có một Thiền khách quảy đãy đến hỏi Thiền sư:

- Thế nào là đạo?

Thiền sư bảo:

- Buông.

Thiền khách liền buông đãy xuống, rồi lại hỏi:

- Thế nào là đạo?

Thiền sư lại bảo:

- Buông.

Thiền khách nói:

- Con có cái đãy đã buông xuống rồi, không còn gì để buông nữa.

Thiền sư bảo:

- Nếu không còn gì để buông thì ông quảy lên đi.

Ngay đó Thiền khách ngộ đạo.

Chúng ta buông cho tới không còn gì để buông nữa, thì ngay đó ngộ đạo không có gì khó. Như vậy tu là khó khăn, cực nhọc hay tu là nhẹ nhàng thảnh thơi? Tôi sẽ dẫn một ít thí dụ cho quí vị thấy rõ tu là nhẹ nhàng thảnh thơi.

Thí như có người leo núi cao năm bảy trăm thước. Đường xa mà lại tham nên mang theo nhiều đồ đạc, thành ra quảy một bị nặng leo núi. Đi một hồi mệt quá anh ta than. Có người bạn cùng đi nói: “Anh bỏ bớt những gì không cần đi.” Anh ta lục trong túi ra, bỏ bớt năm ba món. Đi được chút nữa cũng thấy nặng. Anh than còn nặng quá, người bạn nói: “Anh bỏ bớt nữa đi.” Anh ta soạn lại bỏ bớt nữa. Nhưng đường dốc càng lên cao càng thấy nặng, rồi lại phải bỏ. Cứ tiếp tục bỏ như vậy cho tới khi gần đến chót núi còn cái bị không, nhưng cũng bị vướng, khó đi. Cuối cùng anh bỏ luôn cái bị mới leo lên chót núi được.

Quí vị thấy, muốn leo lên ngọn núi cao mà mang theo nhiều đồ nặng quá, làm sao leo lên nổi. Muốn leo cao phải bỏ bớt từ từ, cho đến khi nào không còn gì để bỏ thì quí vị sẽ leo tới chót núi.

Chúng ta xét kỹ xem, bỏ là nặng hay bỏ là nhẹ? Chúng ta tu, bỏ được tham nhẹ được một phần, bỏ được sân nhẹ thêm một phần, bỏ được si nhẹ thêm một phần nữa. Cho nên tu là thảnh thơi. Những người tu hay bực tức, giận hờn, rên rỉ là tại vì ôm nhiều quá, không biết bỏ, thành ra đi không nổi. Nên ở trong chúng nhìn mặt là biết người nào tu khá, người nào tu không khá. Người biết buông bỏ tu hành có kết quả, người ấy nhẹ nhàng thảnh thơi. Người không biết buông bỏ, đụng việc gì cũng bực bội, đó là tu không tiến.

Thí dụ thứ hai, như chúng ta gánh một đôi nước nặng, có người nào đó bảo: “Đưa tôi gánh giùm cho.” Trao gánh nước rồi, lúc đó mình nặng hay nhẹ? Rất nhẹ. Cũng vậy, chúng ta đang ôm ấp việc gì trong lòng, nếu có ai đến giải tỏa thì chúng ta sẽ được nhẹ nhàng.

Lại nữa, người đang giận đang thù oán ai, trong lòng có được an ổn không? Ngồi tu có yên không? Tụng kinh niệm Phật hay làm gì cũng nhớ người mình thù, người mình giận. Nếu chúng ta biết xả bỏ hận thù thì chúng ta sẽ thảnh thơi an ổn. Tu niệm Phật thì nhất tâm, tụng kinh thì chuyên chú không xao lãng, tọa thiền thì dễ định. Khi chúng ta giận ai, trong người mát mẻ hay bị lửa giận thiêu đốt? Thường người nào giận, quí vị nhìn cặp mắt họ đỏ, mắt đỏ là đẹp hay xấu? Người ta nói mắt xanh, mắt trắng mới đẹp, còn mắt đỏ ngầu rất ghê sợ, vì bị lửa nóng giận đang thiêu đốt. Chúng ta xả được thì nhẹ nhàng, mát mẻ, không bị khô cằn.

Thêm một điểm nữa, lúc nào chúng ta gặp cảnh không được vui, chúng ta ôm ấp lòng buồn rầu. Buồn rầu có giúp được gì trên đường tu của chúng ta không? Thường người ta cứ nghĩ buồn đâu có tội lỗi gì. Nhưng buồn cũng là phiền não nên nói buồn phiền. Có buồn có phiền tức là không được an ổn. Vì vậy khi nào trong tâm có việc buồn phiền chúng ta phải khéo xả bỏ. Muốn xả buồn phiền chúng ta phải nghĩ làm sao? Phải nghĩ rằng, ngày mai ngày mốt mình sẽ chết, buồn phiền làm gì. Nghĩ như vậy tâm được bình an.

Cho nên người tu chúng ta phải tập buông hết hận thù, buồn phiền thì đời tu được an ổn vô cùng. Dù ở giữa một trăm, hai trăm chúng vẫn thấy nhẹ nhàng như thường. Trong kinh nói: “Xả tất cả là được tất cả.” Ai biết xả tất cả, người đó được tất cả. Ai muốn được tất cả, sẽ mất tất cả. Quí vị muốn được tất cả thì phải xả, việc gì không đáng thì buông. Những thứ tạp nhạp buồn, thương, giận, ghét lăng xăng xả hết. Xả hết những thứ đó rồi thì chúng ta liền nhận được cái chân thật hiện tiền của chính mình, không thiếu vắng lúc nào.

Tôi thường thí dụ, đêm rằm trên hư không trăng đang sáng, nhưng vì mây mù mịt tiếp nối nên không thấy trăng sáng. Bao giờ mây tan đi chúng ta sẽ thấy được vầng trăng sáng. Nếu mây không tan mà ta muốn thấy trăng sáng cũng không thể thấy được. Mây dụ cho những phiền não tạp nhạp rối ren chất chứa trong lòng. Nếu xả bỏ được thì Tánh giác chân thật hiện bày. Tánh giác chân thật là vầng trăng. Người tu là người buông xả hết những rối ren tạp nhạp trong nội tâm mình, chỉ còn một tâm trong sáng.

Chúng ta tu vì sợ thế gian đau khổ, muốn thoát mọi sự đau khổ ấy. Vị nào hoan hỉ xả các thứ dục lạc ở thế gian là vị đó biết tu. Vị nào còn tiếc nuối không chịu xả là chưa biết tu. Chúng ta buông xả những thứ xấu xa vô dụng của mình là việc làm rất dễ dàng trong tầm tay chớ không khó. Lâu nay nhiều người nói tu sao khó quá. Tôi xin hỏi khó tại chỗ nào? Nếu tham sân si từ đâu đem lại cho mình thì bỏ chắc khó, nhưng tham sân si phiền não… từ nơi mình, nếu mình không thích nó thì mình bỏ, chớ có gì khó. Như trong túi quí vị có những hòn sỏi, những hòn đá, quí vị không thích nó nữa, quí vị móc ra dễ dàng hay khó? Nó trong túi mình thì móc ra có gì là khó. Khó là tại mình tiếc không nỡ bỏ.
Tôi thấy trong giới tu hành của chúng ta, nhiều vị cũng tiếc những cái lẽ ra không đáng tiếc. Thí dụ như ai đó làm mình trái ý rất nặng, mình cũng nổi sân, chợt có huynh đệ nhắc: “Sao huynh tu mà còn sân”, mình liền đáp: “Không sân nó không sợ”. Như vậy tiếc cái sân hay muốn bỏ cái sân? Muốn để dành một chút làm oai với thiên hạ chơi. Người tu mà để dành như vậy thì biết chừng nào cho hết sân.

Tất cả phiền não tham sân si từ trong nội tâm phát ra. Chúng ta biết nó dở, biết nó xấu, biết nó là đau khổ, chúng ta can đảm dứt khoát bỏ nó thì nó sẽ hết. Đây là việc trong tầm tay, trong quyền quyết định của mình. Phật, Bồ-tát, thiện tri thức có lấy được phiền não của mình quăng ra không? Nên người tu chúng ta phải biết rõ rằng chúng ta có quyền thành Phật, chúng ta có quyền dẹp phiền não. Phiền não cũng từ trong mình ra, giác ngộ cũng từ trong mình có. Chúng ta bỏ được phiền não, bỏ được tham sân si, đó là chúng ta bước vào địa vị Thánh.

Nhiều người cứ cầu ông này bà kia xem mình có tu được hay không. Nếu ai đó nói quí vị tu được, nhưng quí vị không bỏ phiền não thì có tu được không? Ngay như chúng tôi, có nhiều người đến hỏi: “Thầy tu lâu, Thầy coi con tu có được không?”. Tôi chỉ trả lời gọn thế này: “Nếu Phật tử quyết chí thì tu được, không quyết chí thì tu không được”.

Tu là bỏ những gì mình đã đa mang, chớ đâu phải tìm kiếm điều mới lạ. Cho nên trong kinh Phật nói “Vô sở đắc”, nghĩa là không có chỗ được. Tại sao? Những gì làm phiền lụy chúng ta bỏ sạch thì được nhẹ nhàng thảnh thơi, chớ được cái gì? Được nghĩa là thêm, nhưng chúng ta xả bỏ hết phiền lụy, trói buộc, đau khổ thì tự nhiên an vui giải thoát. Điều này ở đâu tới mà gọi là được. Hiểu vậy mới thấy những lời dạy trong kinh rất cụ thể rõ ràng, không có gì ngờ vực.

Nếu tất cả Ni chúng khéo ứng dụng tu thì con đường đưa chúng ta tới an vui giải thoát là con đường chắc chắn, không nghi ngờ, ở trước mắt chúng ta chớ không đâu xa. Chỉ vì chúng ta không khéo nên chúng ta cứ lẩn quẩn than thở, không thấy được con đường sáng suốt của Phật pháp, chỉ thấy con đường mù mịt tối tăm. Người tu khéo xả bỏ thì việc tu có kết quả, việc tu được nhẹ nhàng, chắc chắn sẽ được giải thoát sanh tử.

Đó là ý nghĩa mà tôi muốn nhắc cho tất cả quí vị trong buổi nói chuyện hôm nay.
Được cảm ơn bởi: Trúc Lâm, Hanhphucvuiveyeah, Hồng Hạnh
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1742
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Gửi bài gửi bởi KMD »

NGUỒN AN LẠC
Hòa Thượng Thích Thanh Từ


MỘT CHỮ XẢ
Giảng tại Thiền viện Chân Không - 1998.

Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.

Mới nghe đơn giản quá nhưng xét kỹ, quí Phật tử sẽ thấy tất cả chúng ta sống trên thế gian này, ai cũng than buồn than khổ, gốc tại cố chấp thôi, chớ không có gì khác. Bây giờ muốn hết buồn, hết khổ thì chúng ta phải làm sao? Phải xả, phải buông bỏ. Buông bỏ thì hết khổ. Như vậy quá giản đơn, quá tầm thường. Chỉ cần quí Phật tử thực hiện được điều chúng tôi nhắc thì sẽ bớt khổ ngay trong cuộc sống hiện tại này.

Lâu nay chúng ta cố chấp những gì mà bây giờ phải buông xả? Trước hết là chúng ta cố chấp những điều phải, quấy. Thường thường ở thế gian ai cũng nghĩ điều mình nói, mình làm là phải nhưng người khác nói ngược lại, làm ngược lại thì cho là người khác quấy. Mình phải họ quấy mà họ không chịu nghe, không chịu làm theo mình, nên mình giận. Nhất là trong gia đình, cha mẹ thấy điều đó phải mà bảo con cháu không chịu làm theo thì nhất định là giận. Mà giận là vui hay buồn? Giận là buồn, buồn rồi khổ. Có một Phật tử nói với tôi thế này:

- Con cháu của con bây giờ khó dạy quá!

Tôi hỏi:

- Sao đạo hữu nói khó dạy?

- Thưa Thầy, mình là cha nó mình hớt tóc ngắn. Mình thấy hớt tóc ngắn dễ chịu, mát mẻ. Bây giờ nó để tóc tới cổ mà rầy nó không chịu nghe. Nó còn nói: "Bây giờ thanh niên ai cũng để tóc dài mà ba biểu hớt ngắn, giống ông già quá, sao con làm được." Chúng nó còn nhỏ mười chín, hai mươi tuổi mà đeo kính trắng, mình rầy nó: "Bộ mày mù sao mà đeo kính?" Nó nói: "Ba không thấy sao, người trí thức họ đeo kính trắng. Con lớp mười hai rồi, con trí thức rồi, con đeo kính trắng có sao đâu?!"

Đó, ông than con cháu ngày nay dạy không được. Quí vị thấy thế nào? Bởi vì thường lúc nào chúng ta cũng có cái nhìn theo quan niệm của mình. Quan niệm của mình như vậy là phải, con cháu không chịu nghe theo thì mình giận, cho nó là quấy, là con ngỗ nghịch, con bất hiếu v.v... Khi đã như vậy rồi thì gia đình còn đầm ấm không, còn vui không? Tôi mới giải thích cho Phật tử đó nghe:

- Đạo hữu nhớ như ở lứa tuổi của tôi, ông thân tôi hồi xưa để tóc bới có một củ tỏi phía sau. Tới chừng lớp của tôi lớn lên thì hớt tóc, ông tôi không vui. Ông nói bọn nhỏ văn minh quá, không có theo ông bà và dẫn sách Nho nói: "Thân thể phát phu thọ ư phụ mẫu, bất thương cảm hiếu chi thỉ giả." Nghĩa là râu tóc da thịt này là nhận nơi cha mẹ, gìn giữ nó đừng cho thương tổn là cái hiếu đầu. Bây giờ mình cạo nó là bất hiếu rồi. Như vậy ông già nhìn lại mình hớt tóc thì ông già buồn, còn mình nhìn lại ông già thì thấy ông già lạc hậu phải không? Thế thì ai đúng? Để tóc bới đúng hay hớt ngắn đúng? Nếu hai bên cứ cố chấp, ông già nghĩ ông già đúng, người con nghĩ người con đúng thì gia đình có bình an không? Chắc là bất an.

Chúng ta phải hiểu thời xưa học theo Nho giáo thì để râu để tóc là phải. Nhưng thời sau này khác hơn vì nước mình lệ thuộc Pháp, người Pháp đi làm việc hớt tóc ngắn cho sạch sẽ mà mình cứ bảo như ông già để tóc, vậy thì lạc hậu mất rồi. Ở lứa tuổi của mình ai chấp nhận như thế? Cho nên người cha phải thông cảm hoàn cảnh của con, người con phải hiểu hoàn cảnh của cha. Hai bên thông cảm nhau đừng cố chấp thì bớt khổ. Nếu cố chấp là nhất định khổ. Cha bất bình con, con bất mãn cha, cứ như vậy sanh ra chuyện rối rắm trong gia đình.

Rồi đến thời này mấy đứa nhỏ để tóc dài, có khi tới cổ thì mình không chấp nhận? Mình để tóc ngắn mát mẻ, còn nó để dài lù xù nhưng nó lại thấy đẹp. Nếu đem cái nhìn của người cha mà trách đứa con thì đứa con cũng nhìn lại người cha bằng cặp mắt lạc hậu. Bây giờ phải xử làm sao? Thôi, ba muốn mát mẻ ba hớt ngắn, con thích để dài cho đẹp thì con cứ để dài. Chuyện tóc tai, mỗi người mỗi sở thích riêng, bắt nó giống mình sao được?

Quí Phật tử nhớ, một lứa tuổi là qua một thế hệ khác nhau, không giống nhau được. Không giống mà mình đem ý của mình, cái phải của mình áp đặt cho nó thì nó không chịu. Mà không chịu thì sanh ra giận hờn, buồn trách, khổ sở. Vậy thì muốn cho hết khổ mình đừng cố chấp, phải buông bỏ. Buông nghĩa là xả. Quan niệm của con thì con làm, quan niệm của ba thì ba giữ. Phần ai nấy giữ, người này đừng áp đặt người kia. Như thế chúng ta sống rất là thoải mái, nhẹ nhàng. Còn nếu mình cố chấp thì sống bực hoài, lúc nào cũng bất như ý. Như nó thích mang kính trắng thì để nó mang, mình không thích thì thôi. Chớ mình không thích mà bắt nó theo mình sao được? Đó là quan niệm của mỗi người, miễn làm sao con biết kính trọng, thương cha, cha thương con là đủ. Tình thương mới là quan trọng, còn những cái bên ngoài đâu có quan trọng.

Vậy mà nhiều người vì cố chấp hình thức bên ngoài làm cho mất hết tình nghĩa trong gia đình, khiến cha con phiền muộn, vợ chồng không vui với nhau. Đó là tại cố chấp. Quí Phật tử nghĩ mình xả bỏ, đừng cố chấp có bớt khổ không? Còn cố chấp như câu chuyện tôi vừa kể khổ không? Lúc nào cũng buồn bực. Vì vậy cha mẹ nên thông cảm với con, con thông cảm với cha mẹ. Mà muốn được thông cảm thì hai bên đều xả, xả cái phải của mình thì thông cảm. Ngược lại, nếu không chịu xả, tự nhiên là khổ.

Đó là nói về lứa tuổi giữa người lớn và người trẻ. Còn nếu vợ chồng mà cố chấp thì sao, có khổ không? Như bên phái nữ lâu nay quen rồi, nào là lọ tương, hũ tiêu, hũ ớt v.v... Những cái nhỏ họ coi chừng từng chút để nấu nướng. Còn người đàn ông đâu có để ý đến những thứ đó, mà họ nghĩ chuyện xã giao bên ngoài người này người nọ. Cho nên người chồng vì xã giao bạn bè nhiều, thành ra chi phí hơi rộng. Người phụ nữ chỉ lo chi tiết nhỏ trong nhà nên tiết kiệm, thấy chồng xài lớn một chút thì càm ràm. Còn chồng thấy vợ keo kiệt, nhỏ nhít quá cũng không bằng lòng. Như vậy vợ trách chồng lãng phí, chồng chê vợ keo kiệt. Đã thế thì gia đình có vui không? Không bên nào bằng lòng bên nào hết! Vì ai cũng nghĩ mình đúng.

Như vậy nếu người vợ bắt người chồng phải theo ý của mình, ngược lại người chồng bắt vợ phải theo ý của mình thì gia đình đó nhất định cãi lộn hoài. Nếu hai bên chồng và vợ cảm thông nhau, người chồng nghĩ rằng cô ấy lo chuyện bếp núc cho nên quen cái nhỏ nhặt, hũ tương, hũ ớt v.v... thành ra xài lớn cô không đồng ý cũng phải. Còn vợ thông cảm cho chồng, bởi vì anh ấy làm bên ngoài, giao thiệp kẻ này người nọ thì phải rộng rãi một chút người ta mới vui. Nếu bắt chồng hẹp hòi quá thì bạn bè khi, không chơi với mình, như vậy tội nghiệp. Hai bên thông cảm thì gia đình sống sẽ vui, không chống chọi nhau. Đó là tôi nói những việc nhỏ thôi, còn những việc lớn khác nữa, quí vị nghiệm xét rồi thông cảm, hiểu biết nhau đừng cố chấp, cố chấp thì khổ.

Như vậy xả bỏ là tu, còn cố chấp là chưa biết tu. Thế gian do cố chấp nên người nào cũng thấy sống trong gia đình không có hạnh phúc. Đã cố chấp thì làm sao hạnh phúc được? Chồng chấp theo chồng, vợ chấp theo vợ, cha chấp theo cha, con chấp theo con, thành ra không ai thông cảm ai. Mà không thông cảm thì tự nhiên là phải buồn phải khổ. Bây giờ mỗi người tự xả bỏ cố chấp của mình để thông cảm với những người thân thì tự nhiên gia đình an vui hạnh phúc. Đó là bước thứ nhất xả chấp phải, chấp quấy theo quan niệm của mình.

Đến thứ hai nữa là xả oán hờn. Người thế gian luôn luôn nghĩ ai làm trái ý mình thì mình buồn, mình giận. Buồn giận nên bỏ liền hay nên giữ mãi? Có người thường hay nói: "Con giận người đó hai, ba chục năm không quên." Giận hai, ba chục năm không quên thì nghe như khẳng khái lắm nhưng thật ra là dại, là khổ, chớ có hay gì đâu.

Quí Phật tử nghĩ trên thế gian này chung quanh mình nào xóm giềng, thân tộc v.v... có bao giờ hoàn toàn không đụng chạm nhau đâu? Người ta nói vợ chồng như chén trong sống. Chén úp trong sống thế nào cũng có khua, huống là xóm giềng, thân tộc làm sao vừa ý mình hết, mà trái ý thì mình giận. Giận rồi chứa trong tâm. Chứa là cố chấp. Giận một người chứa trong lòng, giận hai người cũng chứa trong lòng. Nếu giận một trăm người thì sao? Chứa cả một trăm cái giận trong lòng, làm sao chịu nổi.

Quí vị xét khi mình đang vui vẻ mà bỗng nhớ tới người mình giận thì lúc đó gương mặt quạu xuống liền. Sở dĩ chúng ta ngủ không ngon là cũng tại giận đó. Khi nào nằm nhớ lại hôm qua, hôm kia ai làm trái ý mình liền nổi giận lên, thì hết ngủ. Đó là chứa chấp oán hờn. Chứa chấp là khổ. Ta đang vui vẻ tươi mát mà chứa một cái giận, cũng như đem cục than bỏ trong tay hay trong da, trong thịt mình vậy. Nếu cục than bỏ trong tay, trong da, trong thịt thì sao? Nóng, khó chịu. Vậy mà lòng mình chứa một trăm cục than thì người này khổ nhiều ít? Khổ thứ nhất là khô héo vì ngủ không ngon, ăn không ngon. Giận quá làm sao ăn ngon, ngủ ngon được. Khổ thứ hai là giận làm cho mình dễ xấu. Quí vị thấy mỗi lần nổi giận lên gương mặt mình thế nào? Nổi giận lên thì con mắt đỏ ngầu, mặt đổi màu đổi sắc, không còn tốt đẹp nữa. Cả trăm cái giận ở trong lòng thì nó đốt riết mình khô héo, xấu xa. Như vậy ôm ấp cái giận mấy chục năm là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan?

Bởi vậy nên người biết tu ai nói gì trái ý, mình giận chút rồi bỏ đi, xả đi. Giận làm chi, ngu! Ôm cái giận là ngu chớ không phải khôn, tội gì ôm cho khổ. Trong nhà Phật có câu: "Tăng hận bất cách túc" nghĩa là Tăng (người tu) giận không quá một đêm. Chúng ta là Phàm tăng nên tham sân si cũng còn, vì vậy gặp việc trái ý cũng giận. Nhưng giận chút thôi rồi bỏ, chớ không nên chấp chứa.

Người thế gian thường thích chứa, chứa năm này qua năm nọ. Họ tưởng như vậy là hay, là khôn mà không ngờ đó là tự chuốc họa vào mình, tự đeo khổ cho mình chớ không có lợi gì hết. Vì vậy nên Phật dạy phải xả hết những giận hờn. Chứa chấp vừa bị khổ trong hiện tại, mà còn khổ cả vị lai nữa.

Trong kinh Phật dạy, người khi sắp bỏ thân này qua đời khác thì nghiệp thương và nghiệp ghét sẽ đi theo. Bởi vì thương ai thì ta nhớ người đó, ghét ai cũng nhớ kẻ đó. Như chúng ta ngồi ôn lại trong lòng, thì nhớ những người mình thương và những người mình ghét nhiều nhất phải không? Ghét không mất, thương cũng không mất. Vì vậy càng chứa sâu thì khi nhắm mắt các nghiệp đó dẫn mình đi đến chỗ thương hoặc chỗ ghét.

Do đó khi chúng ta thọ thân sau, nếu ôm ấp nghiệp ghét nhiều quá thì đến những gia đình gặp toàn chuyện buồn phiền, hờn giận, không vui. Có bao giờ chúng ta muốn gặp những người mình ghét không? Không muốn. Ai cũng muốn gặp người mình thương. Nhưng trong lòng thù oán nhiều quá thì nó sẽ dẫn mình gặp lại những người thù oán. Nên hiện tại khổ mà vị lai cũng khổ luôn. Điều này rất thiết yếu.

Chúng ta phải khéo đừng nuôi dưỡng oán thù trong lòng, nên buông bỏ hết. Cái gì qua rồi không chứa chấp nữa. Hơn thua, phải quấy, chuyện đó không có gì quan trọng. Quan trọng ở chỗ làm sao cuộc sống mình bình an, thanh thản, tươi vui. Đó mới là điều đáng lưu tâm. Chúng ta sống muốn hạnh phúc, muốn được an lạc thì nên giữ hay nên xả? Nên xả. Vì vậy tôi nói tu muốn cho hết khổ thì phải xả, đừng chứa chấp. Đó là điều thứ hai.

Điều thứ ba, chúng ta đừng cố chấp ý kiến mình là đúng, ý kiến người khác là sai. Bởi vì ở thế gian này không có gì là đúng cố định mà cũng không có gì là sai cố định. Chúng ta mở miệng nói với ai cũng "Tôi nghĩ thế này là đúng". Nếu nói tôi nghĩ như vậy là đúng, người thứ hai nói tôi nghĩ thế khác mới đúng, thì hai cái đúng nó đụng nhau. Mình đúng theo cái nghĩ của mình, người khác đúng theo cái nghĩ của họ. Ai cũng đúng hết thì cãi lộn hay huề? Thế gian không ai chịu thua ai, mình đúng thì người khác sai, mà người khác đúng thì mình sai. Cho nên khi người ta nghĩ khác với mình, mà họ cho rằng họ đúng thì mình bực lên liền, và người kia cũng nổi tức vậy. Hai cái nổi tức sẽ đi đến khẩu chiến. Khẩu chiến không xong thì tới thân chiến.

Quí vị thấy những người cãi nhau, đánh nhau khi được hỏi: "Tại sao quí vị đánh nhau?" Họ nói: "Tôi nói cái này đúng mà nó cứ cãi hoài." Có khi nào hai người cãi lộn mà chúng ta hỏi "tại sao", họ nói "tại tôi sai" đâu. Nhất định là đúng. Hai cái đúng không giống nhau thì nhất định cãi lộn, cãi lộn không xong thì tới đánh lộn. Như vậy thì khổ hay vui? Không bao giờ vui được. Những điều này xảy ra rất nhiều.

Gia đình vợ chồng, mỗi người thấy một lối, ai cũng cho là đúng thì gia đình đó cãi lộn hoài. Trong xã hội, nhóm này thấy thế này là đúng, nhóm kia thấy thế khác là đúng thì cũng gây ra cuộc đấu chiến. Cả trên thế gian đều như vậy. Nếu cố chấp cái nghĩ của mình đúng, cái nghĩ của người khác sai là gốc của đấu tranh, của tiêu diệt nhau. Cho nên chúng ta đừng có cố chấp. Cái đúng này là đúng của tôi, cái đúng kia là đúng của anh. Mỗi người giữ phần của mình, cãi nhau làm chi. Vậy là yên.

Xả hết cố chấp, đừng bắt người khác phải nghĩ, phải thấy như mình mới đúng. Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật. Trong đạo Phật có câu: "Phật hóa hữu duyên nhân", đức Phật giáo hóa người có duyên với Ngài mà thôi. Ai có duyên thì đến với Phật, chớ Phật không nói đạo Phật là đúng, đạo khác là sai. Theo đạo nào cũng tốt. Mình thích đạo Phật vì đạo Phật thích hợp với tâm tư nguyện vọng của mình nên mình theo, người khác không thích thì thôi. Chúng ta không nên nói theo đạo Phật chết được về Cực lạc, còn theo đạo khác chết nhất định đọa địa ngục. Không nên như vậy.

Trong kinh Phật nhất là các bộ A-hàm, Phật thường nói: "Người tu theo đạo Phật làm lành, tu Thập thiện được phước sanh cõi trời. Người không tu theo đạo Phật mà làm mười điều lành cũng được sanh cõi trời." Không phải cõi trời chỉ dành cho người tu theo đạo Phật. Bởi vậy người không tu theo đạo Phật mà làm lành, làm tốt họ vẫn có phước. Mình tu theo đạo Phật mà mình làm xấu làm ác thì mình cũng bị tội như thường. Chúng ta mới thấy rằng chủ trương của đức Phật rất rõ ràng, rất thấu đáo. Phật không bắt ai phải theo mình dù biết rằng làm như vậy là tốt, là có lợi. Nếu người ta không thích thì thôi, không ép buộc.

Chúng ta học Phật phải tập tâm cởi mở, xả bỏ những cố chấp riêng tư, dù chấp tôn giáo mình cũng là bệnh nữa. Những gì chúng ta thấy đều do Phật dạy, mình biết mình tu. Ai thấy hợp thì tu theo, còn thấy không hợp thì thôi, ta chỉ cười chớ đừng giận. Đạo mình kính trọng mà nghe ai nói ngược lại, mình nổi sùng lên thì chưa gọi là hiểu đạo. Không cố chấp thì cuộc đời an vui, hạnh phúc, sống với mọi người rất hòa nhã.

Điều thứ tư là Phật dạy xả đừng chấp thân của mình nữa. Quí vị thấy dễ hay khó? Xả mấy điểm kia thì còn khả dĩ, xả chấp thân mình thì hơi khó. Tôi hỏi quí vị trong tất cả cái sợ của mình hiện giờ, cái sợ nào là số một? Sợ chết là số một. Tại sao mình sợ chết? Vì cố giữ thân, cố chấp thân, nên nghe nói mất đi thì hoảng sợ. Do đó khi cái chết đến mình khổ vô cùng.

Chúng ta xét kỹ thân của mình, ai cũng muốn cho nó được tròn một trăm năm. Hồi xưa còn tham hơn nữa, hàng quần thần chúc vua chúa đến Vạn tuế, tức là muôn năm. Chúc muôn năm, mà có ông vua nào sống được muôn năm đâu. Mấy ông còn chết sớm hơn ai hết. Như vậy để thấy lòng tham sống của con người quá lớn. Bởi tham sống cho nên chết là cái khổ nhất.

Nếu người không tham sống thì chết có khổ không? Đâu có khổ vì họ đâu có sợ. Nên quí vị cố chấp thân, muốn giữ cho nó lâu dài, mà lỡ nó bại hoại thì đau khổ vô cùng. Thân mình đâu có nguyên vẹn từ thỉ chí chung, mà nó đổi thay từng tháng, từng ngày. Như vậy muốn nó còn hoài, chẳng khác nào mình nắm một cục nước đá trong tay mà muốn nó đừng tan. Thân này cũng vậy, luôn biến chuyển từng phút giây. Đó là nói bình thường, còn nói theo khoa học là nó sanh diệt từng tế bào. Lúc nào, phút nào cũng sanh sanh diệt diệt, không dừng. Sanh diệt luôn luôn mà bảo nó còn hoài làm sao được. Chấp như vậy có phải là ảo tưởng không? Ảo tưởng sai lầm mà chúng ta cứ chấp giữ, cho nên khổ vô cùng.

Vậy mà trăm người như một, ai cũng muốn giữ thân lâu dài. Nhiều khi bảy, tám mươi tuổi vẫn muốn sống hoài, không muốn chết. Muốn giữ hoài mà có giữ được đâu. Giữ không được thì khổ hay vui? Người lớn tuổi nào cũng thở dài than vắn, khổ quá! Già yếu bệnh hoạn, khổ quá!

Thật ra già yếu, bệnh hoạn có khổ không? Có gì đâu mà khổ, nó là như vậy. Hết thời ấu niên đến thời tráng niên, hết thời tráng niên đến thời trung niên, hết thời trung niên đến thời lão niên. Cứ thế mà đổi dời. Nên khi trẻ mình vui với tuổi trẻ, lúc già mình vui với tuổi già. Mai mốt chết thì cười với cái chết, sướng không? Chớ ngồi đó mà than, ai cứu mình được. Không ai cứu được thì than hoài làm chi cho khổ vậy? Cứ cười vui. Ờ! Già tốt. Nếu đi hai chân không vững thì thêm chân thứ ba nữa. Cứ như vậy mà chống gậy, có gì đâu phải buồn. Xả được cố chấp thì vui, còn nếu giữ thì khổ. Lẽ thật là như vậy.

Con người sợ chết nhưng có giữ cho khỏi chết được không? Nếu giữ được thì cũng nên sợ. Giữ không được thì cứ cười vui cho rồi. Quí vị nghĩ nếu lát nữa chết, chúng ta sẽ có cái gì vui? Hiện tại mình biết hết các việc trên thế gian rồi, biết sự sống này rồi. Người ta nói đi du lịch vui chơi đó đây là tới những chỗ mình chưa biết, còn những chỗ nào biết rồi, đi chán lắm. Chúng ta đã ở trên thế gian mấy chục năm, chán quá rồi. Bây giờ đi tới chỗ khác chơi cho vui thì sợ gì. Khi sắp chết, mình tự nghĩ ta sẽ biết thêm một chỗ mới nữa. Vậy là vui chớ không sợ. Chúng ta sống vui với cái sống, chết cũng vui với cái chết, như vậy là an vui, tự tại.

Người không sợ chết thì chết không phải là khổ. Sở dĩ khổ là vì người ta chấp chặt phải sống, sống chừng nào cũng được, sống hoài. Chấp chặt vậy cho nên lỡ ai coi tuổi hoặc bắt mạch nói bệnh sắp chết liền quên ăn, quên ngủ. Nếu hiểu được lẽ thật thì chết là vui thôi. Ờ, tôi ở đây mấy chục năm chán rồi, đi chỗ khác chơi cho vui. Đó, nghĩ vậy thì cứ cười mà đi, có tự tại không? Rõ ràng nếu buông xả cố chấp thì chúng ta an vui. Còn bám chặt giữ mãi thì chúng ta đau khổ.

Cuộc đời là một dòng biến chuyển từ ngoại vật cho tới con người. Nó biến chuyển mà chúng ta cố giữ thì có phải là si mê không? Cho nên Phật nói người trí biết được vô thường biến chuyển nên không khổ. Còn người ngu, đối với vô thường biến chuyển mà muốn còn nguyên vẹn nên khổ. Bản thân mình nó phải biến hoại, phải mất; chúng ta biết rõ rồi cười với nó, không sợ, là chúng ta khéo tu.

Tu là như vậy, chớ không phải vừa mới bệnh liền chạy tới cầu Phật cho con sống được năm năm, mười năm. Phật tử bệnh tới chùa nhờ quí thầy cầu an. Quí thầy cầu cho Phật tử an, còn quí thầy không an thì cầu ai? Nếu tất cả người bệnh cầu đều được an thì không ai chết hết. Nhưng thật ra đâu có chuyện đó. Kỳ này cầu an là tại họ chưa chết, kỳ sau tới lúc chết thì cầu gì cũng chết thôi, cầu an cũng không khỏi.

Như vậy để thấy chúng ta tu là phải nhận ra lẽ thật của cuộc đời, thấy rõ được lẽ thật của bản thân mình. Đừng lầm lẫn mới an vui, khỏi phải nhờ ai cầu gì hết, cũng khỏi cần coi tướng coi số làm chi. Cuộc đời là như vậy, không có gì phải lo. Năm mươi tuổi chết cũng tốt, bảy mươi tuổi chết cũng tốt, tám mươi tuổi chết cũng tốt, không sao hết. Tôi thường hay nói ai rồi cũng chết một lần, chớ có ai chết hoài đâu phải không? Thì thôi lúc nào tới thì đi một lần, chớ đâu có đi hoài mà sợ.

Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giới trọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thì tuổi thọ dài. Không trộm cướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát. Không uống rượu, xì ke ma túy thì trí tuệ thông minh. Nếu thiếu một trong năm giới thì đời sau bất hạnh một phần. Ai muốn đời sau được thân tốt đẹp hơn thân người thì tu Thập thiện.

Như vậy chết không đáng sợ mà chỉ sợ mình không chuẩn bị được khi mất thân này. Đến lúc ngã ra chết không làm điều lành, không tạo phước đức thì chừng đó khổ hơn nữa. Cho nên biết tu thì trong cuộc sống hiện tại chúng ta được an vui tự tại, khi nhắm mắt chúng ta đã chuẩn bị cho đời sau được tốt đẹp hơn nên chúng ta càng vui, không có gì phải buồn sợ.

Cũng như mình đi chiếc xe cũ, lâu quá nó hư mòn, cứ đẩy hoài rất chán. Bây giờ mình dành dụm tiền, bỏ xe cũ mua xe mới đẹp hơn. Như vậy buồn hay vui? Nhưng muốn mua xe khác đẹp hơn thì phải chuẩn bị tiền. Chuẩn bị trước rồi mới bỏ xe cũ mua xe mới được. Chớ không chuẩn bị thì xe cũ bỏ rồi, không biết làm sao mua xe mới. Cho nên người biết tu là người biết lo xa, biết chuẩn bị sẵn; bỏ thân này qua thân khác khỏe hơn. Đó là bước tiến của người tu.

Như vậy chỉ một chữ Xả mà chúng ta được an ổn vui tươi. Cần gì phải nhiều. Một chữ mà biết tu là cả cuộc đời sống thoải mái, an vui. Ngược lại quí vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhó hoài, bất mãn cái này, bất mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bất mãn xã hội... Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài, uổng một cuộc đời. Cho nên mình phải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao cho thảnh thơi, tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi cho khổ.

Vậy mong quí Phật tử nghe hiểu, ứng dụng tu để tất cả chúng ta sống trên thế gian này lúc nào cũng tươi cười, không còn buồn bực. Đến lúc nhắm mắt ra đi chúng ta cũng vui luôn. Đó là kết quả tốt đẹp của người Phật tử khéo tu.
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1742
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Gửi bài gửi bởi KMD »

TIẾN THẲNG VÀO THIỀN TÔNG
Hòa Thượng Thích Thanh Từ


KHÁM PHÁ ÔNG CHỦ
Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt ngày 08-10-2004

Hôm nay Tăng Ni về đây nghe tôi nói chuyện, vì gần hai năm không thuyết pháp nên hơi ngắn, tôi nói nhiều không được, nói từ từ chút chút thôi. Đề tài buổi nói chuyện hôm nay là Khám phá Ông chủ. Đơn giản vậy!

Chúng ta ai cũng có Ông chủ, nhưng hỏi Ông chủ ở đâu thì không biết. Lâu nay người tu thường mắc bệnh tìm bên ngoài hơn là quay lại mình. Giờ đây khám phá được Ông chủ là niềm vui lớn của tôi. Tôi nghĩ cũng là niềm vui chung của tất cả Tăng Ni, Phật tử. Lý do gì tôi khám phá được Ông chủ? Đó là đi sâu trong vấn đề.

Cách đây mười hai hôm, 7 giờ tối ngày 13 tháng 08 năm Giáp Thân, tôi ngồi thiền tới khoảng 8 giờ. Được yên định khoảng thời gian không biết bao lâu, tôi tự phản chiếu lại cái định của mình sao không được rõ ràng thường biết như định nghĩa Chân tâm. Vì vậy tôi hơi ngờ, không chấp nhận được. Bởi không chấp nhận nên tôi dừng lại, tỉnh táo đặt câu hỏi: “Nếu là Chân tâm của mình, đòi hỏi phải thường xuyên rõ ràng. Bây giờ mình yên định mà hơi mờ mờ không biết rõ ràng. Đó không phải là Chân tâm.”

Khi ấy tôi ngồi lại bình thường, đặt từng câu hỏi để khám phá ra Chân tâm là gì, ở đâu? Bấy giờ tôi nhớ trong kinh, Phật nói Chân tâm ở ngay sáu căn, nơi sáu căn đầy đủ Chân tâm. Tôi ngạc nhiên tự hỏi: “Nơi sáu căn, làm sao mình biết được Chân tâm?” Ngồi một hồi tôi tỉnh, nhớ lại trong Duy thức học nói, niệm đầu là chân, niệm thứ hai thứ ba là vọng. Tôi nghĩ khi mắt mở ra nhìn thấy cái này, cái nọ, phân biệt tốt xấu là rơi vào niệm thứ hai. Nó đi một mạch chớ không dừng. Nếu nói Chân tâm là niệm đầu nơi sáu căn, làm sao mình giữ được niệm đầu? Vừa thấy liền chạy qua niệm thứ hai, thứ ba mất. Tôi nghĩ muốn nhận ra Chân tâm thì phải biết rõ Chân tâm.

Trong nhà Phật thường nói Chân tâm là cái thường biết rõ ràng, tỉnh táo sáng suốt chớ không mờ mờ. Như vậy khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần mình biết rõ ràng, làm sao dừng ở chặng đầu, đó là điều quan trọng. Ngồi gẫm thật kỹ, tôi thấy bây giờ mình nên đặt thành phương tiện. Vừa nhìn chưa cần thấy cái gì, tự nhủ mắt biết thấy là Chân tâm. Biết là tâm. Thấy được cảnh, ngay niệm đầu đừng có niệm thứ hai thứ ba. Thấy biết là Chân tâm, còn thêm cái gì nữa thì quá Chân tâm rồi.

Ngay nơi sáu căn, mắt thấy - biết - dừng. Tai nghe - biết - dừng. Thân xúc chạm - biết - dừng, không cho đi qua niệm thứ hai thứ ba. Tôi sử dụng như thế thấy có hiệu nghiệm. Khi thấy nói Chân tâm, nó dừng lại. Khi nghe nói Chân tâm, nó dừng lại. Vừa khởi phân biệt nói Chân tâm, nó dừng lại. Nếu để nó đi thì nó đi luôn một mạch, chớ không dừng. Muốn nó dừng phải chận lại, bằng cách đem Ông chủ ra chận. Vừa thấy là Chân tâm, vừa nghe là Chân tâm, sáu căn vừa tiếp xúc với sáu trần, vừa ở niệm đầu là Chân tâm. Mới thấy Chân tâm ở sẵn nơi mình, tại vì chúng ta cứ cho qua hoài nên không thấy. Bây giờ ngay nơi niệm đầu nhận là Chân tâm thì các niệm khác không xen vào. Tôi ứng dụng tu phương pháp này thấy có hiệu nghiệm.

Trong sáu căn, nổi nhất là mắt, kế đến tai, kế nữa là thân. Đó là ba căn nổi, luôn tiếp xúc với bên ngoài. Còn mũi, lưỡi, ý thì chìm, khi có khi không. Vì vậy tôi lấy ba căn nổi làm chỗ tựa. Mắt biết thấy là Chân tâm. Tai biết nghe là Chân tâm. Thân biết xúc chạm là Chân tâm. Biết thấy, biết nghe, biết xúc chạm đều là Chân tâm hiện tiền, không có niệm nào nữa.

Như vậy tự mình thấy mình có cái chân thật hiện tiền, chẳng phải không. Lâu nay chúng ta quên đi, thấy thì thấy cái gì, nghe thì nghe cái gì, xúc chạm thì xúc chạm cái gì… cứ tìm cái thứ hai thứ ba, từ đó dẫn mình đi luôn, quên mất cội gốc. Bây giờ vừa thấy, vừa nghe, vừa biết xúc chạm liền đặt thẳng “Chân tâm”, nó dừng ngay, không bước qua niệm thứ hai thứ ba. Đó là tự mình quay trở về với chính mình, không chạy ra ngoài nữa.

Thí nghiệm được rồi, tôi nghĩ nếu Chân tâm ở khắp sáu căn, mình biết ba căn chưa đủ. Còn ba căn kia tôi cũng dùng phương tiện như mắt biết thấy là Chân tâm, tai biết nghe là Chân tâm, mũi biết mùi là Chân tâm, lưỡi biết nếm là Chân tâm v.v… tôi đi một mạch, tới ý biết pháp trần là Chân tâm. Chỉ biết thôi, không có phân biệt. Như vậy sáu căn tiếp xúc với sáu trần, biết là dừng ngay. Ngay sáu căn vừa tiếp xúc sáu trần mình chận đứng, nó không chạy nữa. Tự nhiên tôi phấn khởi trong lòng, nhớ lại câu chuyện ngài Đại An đến hỏi Tổ Bá Trượng:

- Bạch Hòa thượng, thế nào là Phật?

Tổ Bá Trượng nói:

- Như người cỡi trâu tìm trâu.

Chúng ta có giống cỡi trâu tìm trâu không? Phật ở ngay nơi sáu căn mà mình bỏ, cứ tìm Phật bên ngoài, khác gì cỡi trâu tìm trâu. Cho nên khi thấy được Chân tâm sẵn nơi sáu căn, chúng ta tự nhận lấy, không tìm Phật ở ngoài nữa. Đến đây tôi nhận ra cái chân thật của chính mình ngay nơi sáu căn, với điều kiện chỉ có niệm đầu thôi thì là chân, đừng để tới niệm thứ hai thứ ba là qua vọng thức rồi.

Từ hôm đó, mỗi đêm ngồi thiền tôi hết buồn ngủ. Nhớ sáu căn, nhớ ông Phật của mình, nhớ hoài hết buồn ngủ. Từ sự tỉnh táo đó tôi đi sâu thêm. Sáu căn là cái chân thật hiện có của chính mình, biết sống ngay đó là biết sống trở về với mình. Trở về với mình là biết được Ông chủ. Đến đây tôi đặt câu hỏi: “Chân tâm là gì?” Lâu nay chúng ta cứ định nghĩa, Chân tâm là Tâm chân thật của chính mình. Tâm chân thât là cái biết chân thật. Bây giờ tôi không định nghĩa mà tự hỏi: “Chân tâm là gì?” Tôi thấy Chân tâm là Ông chủ thường biết rõ ràng, trùm khắp sáu căn, không có tướng mạo, không có sanh diệt. Định được nghĩa đó rồi, tôi thấy mình có Ông chủ hay nói cách khác là khám phá ra Ông chủ.

Khi khám phá được như vậy, tôi thấy trên đường tu, chúng ta ứng dụng lối tu trở về với Ông chủ là lối tu gần nhất, còn những lối tu khác hơi xa hơn. Tôi nghĩ hiện mình có Ông chủ sẵn nơi sáu căn, làm sao đừng vượt qua Ông chủ, chạy đầu này đầu nọ. Tới Ông chủ là dừng, như vậy trở về không khó. Vì thế khi thấy tôi nói biết thấy, khi nghe tôi nói biết nghe, khi xúc chạm tôi nói biết xúc chạm. Biết thấy là Chân tâm, biết nghe là Chân tâm, biết xúc chạm là Chân tâm. Ngang đó nghĩ là Chân tâm thì các niệm khác không có. Cho nên tu bằng cách này gọi là đánh phủ đầu. Đem Ông chủ ra dọa, đánh cho các niệm thứ hai thứ ba chạy mất. Vừa thấy biết là thấy, nếu không biết làm sao thấy? Biết tức là thấy, thấy đó là Chân tâm, có ai chen vô được? Đằng này mình biết liền hỏi “cái gì”, nên bị nó dẫn đi một mạch.

Tất cả những thấy, nghe… đều là biểu hiện cái chân thật của chính mình. Khi ứng dụng như vậy tôi thấy giờ ngồi thiền chỉ ròng rã trong cái biết chân thật thôi. Thấy là Chân tâm, nghe là Chân tâm, cái gì cũng Chân tâm, cả ngày mình sống trong Chân tâm mà không hay. Tìm ra tới đó thì hết giờ ngồi thiền, tôi xả thiền rồi đi ngủ, nhưng ngủ không được. Nó phơi phới trong lòng, nhẹ nhàng làm sao! Mới thấy lâu nay mình cứ tìm bên ngoài.

Ngồi thiền muốn định để thấy Chân tâm, nhưng định lại thấy mờ mờ. Chân tâm là rõ ràng thường biết mà thấy mờ mờ thì đâu phải Chân tâm. Vì vậy tôi không chấp nhận thấy mờ mờ, đòi hỏi rõ ràng thường biết. Muốn rõ ràng thường biết phải tỉnh táo, hơi mờ mờ không được. Lâu nay mình quan niệm hơi lệch một chút, ngồi thiền muốn được yên nên kềm, làm như bị say trong định. Định rồi có khi quên ngày quên tháng, tưởng như vậy rất tiến bộ, nhưng định như thế là quên mình.

Lần này tôi thí nghiệm, ngồi thiền bắt buộc quên hết không còn biết gì. Quả nhiên tôi quên hết. Tới hồi xả thiền, không biết nãy giờ mình làm cái gì. Tôi nghĩ đó là định nhưng thuộc về si định, vì định mà không biết gì. Định sáng sủa mới định trong Chân tâm. Chân tâm mà không sáng sủa thì đâu được Chân tâm. Nên đôi khi chúng ta cũng bị lầm, cứ ngỡ ai ngồi được năm ngày, bảy ngày cho là đại định. Định đó thuộc về Thanh văn, không phải định của Thiền tông. Thiền tông là định trong cái rõ ràng thường biết. Thường biết thì không quên, quên thì không định. Đó là những kinh nghiệm tôi trải qua, nhất là trong thời gian gần đây.

Từ hồi đầu năm đến giờ trong thất, tôi hơi nặng về Bát-nhã, nghiên cứu sâu về Bát-nhã. Càng đi sâu vào Bát-nhã tôi lại cảm thấy lo. Nếu thấu triệt lý Bát-nhã để tu kết quả cũng tốt, nhưng đem truyền bá nói không ai dám nghe, vì cái gì cũng không hết, tam thiên đại thiên thế giới cũng không thì cái gì có? Nếu không hết làm sao Phật tử dám tu? Cho nên đi sâu trong lý Bát-nhã chừng nào tôi thấy càng khó truyền bá. Đang băn khoăn về lẽ đó thì hôm ngồi thiền này, tôi thấy được Ông chủ hiện tiền, ai cũng có. Ông chủ đã có, mất mát đâu mà sợ, do đó khỏi nói lý không. Mắt thấy là Ông chủ thấy, tai nghe là Ông chủ nghe. Ông chủ hiện tiền, lúc nào cũng có.

Nhận ra như thế, tôi thấy ai cũng có thể tu được, không phải chỉ riêng một ít người thôi, vì ai cũng muốn thấy Ông chủ. Mình là chủ, muốn sống về Ông chủ của mình, đó là chuyện thích hợp. Cho nên nhận ra được lẽ thật này, tôi nghĩ đây là con đường dễ truyền bá, gần gũi với quần chúng, còn đường trước khó hơn. Đó là nói đại cương.

Bây giờ đi sâu trong Chân tâm, biết rõ mình có Chân tâm. Một bữa khuya ngồi thiền, tôi đặt câu hỏi: “Chân tâm là gì?” Thường chúng ta định nghĩa chân là chân thật, tâm là cái biết, Chân tâm là cái biết chân thật, nhưng bây giờ tôi không định nghĩa như vậy. Tôi nói Chân tâm là Ông chủ thường biết rõ ràng, trùm khắp sáu căn, không tướng mạo, không sanh diệt. Bởi không tướng mạo nên đồng với hư không, không sanh diệt nên giải thoát sanh tử. Đi tới đó mới ra khỏi dòng sanh tử. Nếu chỉ hiểu Chân tâm theo nghĩa Chân tâm thôi thì chúng ta không thấy gì là giải thoát sanh tử.

Chân tâm trùm hết sáu căn nhưng không có tướng mạo, nếu có tướng mạo làm sao trùm hết sáu căn được? Không có tướng mạo nên khi thân này hoại nó đồng với hư không, tức Pháp thân. Chân tâm không có sanh diệt, còn gì nữa mà sanh tử nên giải thoát sanh tử. Chân tâm có đủ trong tất cả chúng ta, không hề thiếu. Có Ông chủ là có đủ khả năng đi tới giải thoát, không tìm kiếm ở đâu khác.

Như vậy biết được tột cùng gốc Chân tâm rồi, khi khởi sự tu chúng ta phải tu bằng cách nào? Khi trước đọc câu chuyện Tổ Đạt-ma, Tổ Huệ Khả, tôi lãnh hội và đề ra pháp tu. Tổ Huệ Khả thưa:

- Bạch Hòa thượng, tâm con không an xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm.

Tổ Bồ-đề-đạt-ma nói:

- Đem tâm ra ta an cho.

Ngài Huệ Khả sửng sốt tìm tâm, tìm mãi không thấy mới thưa:

- Con tìm tâm không được.

Tổ nói:

- Ta an tâm cho ngươi rồi.

Ngài Huệ Khả lãnh hội được, thời gian sau trình:

- Bạch Hòa thượng, con dứt hết các duyên.

Tổ Bồ-đề-đạt-ma nói:

- Coi chừng rơi vào không.

Ngài Huệ Khả thưa:

- Rõ ràng thường biết, không sao được?

Tổ liền ấn chứng.

Qua câu chuyện đó, tôi thấy an tâm là quay lại tìm xem cái tâm ở đâu, biết nó không thật là an. Lâu nay chúng ta cứ cho cái nghĩ suy hơn thua, phải quấy là tâm mình, sự thật đó chỉ là bóng dáng thôi, tâm thật không phải vậy. Khi chúng ta xoay tìm lại những bóng dáng ấy mất, đó là an. Cho nên tôi hướng dẫn quí vị tu thấy vọng khởi liền buông. Buông hết nó tỉnh lặng, nhưng đi sâu trong sự tu hành trăm người tu chưa được kết quả một hai người. Tại sao? Vì thiếu Bát-nhã mà ra, do đó tôi bắt đêm nào cũng tụng Bát-nhã, nhưng tụng bằng chữ chưa thấm.

Tâm lăng xăng lộn xộn không dừng được tại vì chúng ta thấy người thật, cảnh thật, muôn vật đều thật. Người thật, cảnh thật, muôn vật đều thật thì không nhớ cái này cũng nhớ cái kia, luôn luôn tâm không an. Bây giờ muốn nó an phải thấu triệt lý Bát-nhã, người không, cảnh không, cái gì cũng không hết, tự nhiên an liền. Muốn tu có kết quả tốt phải ứng dụng Bát-nhã triệt để, ứng dụng triệt để Bát-nhã rồi, không muốn an nó cũng an. Vì không có gì thật hết nên đâu còn nhớ chi nữa, do đó tâm an.

Quí vị thấy cái gì cũng thật nên bảo bỏ, bảo đừng nghĩ không được. Người ta mắng mình thật, ngồi lại nhớ chuyện vui, chuyện buồn, chuyện hay, chuyện dở, đủ thứ chuyện thật hết nên tâm bất an. Một năm rưỡi tôi đi sâu trong Bát-nhã, càng đi sâu càng thấy không có ngã, không có pháp. Không ngã không pháp thì còn gì nghĩ?
Bây giờ chúng ta chưa bỏ ngã, chưa bỏ pháp được thì chấp còn nguyên. Ngã, pháp còn thì tu không tiến.

Bởi vậy tôi lo đi sâu Bát-nhã, thấy ngã pháp không có, mình nói đạo lý sao đây? Không nói được làm sao giáo hóa? Trong khi tâm tôi ngại ngùng như vậy, bỗng dưng tôi thấy được lý này, tôi hết lo. Ai cũng muốn biết mình có Ông chủ, không ai nói mình không ngơ, thì bây giờ chỉ Ông chủ cho họ. Sống được với Ông chủ ai cũng vui. Cho nên đường lối này gần gũi, rõ ràng, thích hợp với mọi người, vì ai cũng có sẵn.

Chúng ta tu tới hết vọng tưởng, còn Chân tâm thì nhắm mắt mới nhập Pháp thân, từ Pháp thân có Ứng thân, Hóa thân độ chúng sanh. Ở đây Ông chủ có đủ, thường biết rõ ràng, không sắc tướng, không sanh diệt. Vì vậy biết được Ông chủ thì không còn kẹt thân sắc tướng nữa. Bấy giờ thân đồng hư không, là Pháp thân bất sanh bất diệt, giải thoát sanh tử. Ngay đây mình có đủ hết, chúng ta nhân danh Ông chủ đi thẳng vào chỗ bất sanh bất diệt. Chớ tu mà không có gì thì buồn chết, không biết sẽ đi về đâu, ai chịu trách nhiệm trong việc tu này?

Vì vậy khi nói tới sự tu, tôi thấy nhà Thiền phân hai loại: một là Thiền tông tu loại ra, hai là Thiền tông tu thu vào. Phương pháp chúng ta ứng dụng lúc trước thuộc về loại ra. Nhưng quí vị loại hoài không hết vì còn thấy thật. Chừng nào thấy thân không, cảnh không, tất cả đều không thì dễ loại. Còn nếu thấy thân thật, cảnh thật thì không bao giờ loại hết. Phương pháp thu vào, thật giả không cần biết, chỉ cần biết Ông chủ thôi, bám vào Ông chủ làm chỗ tựa. Phương pháp loại ra lấy Bát-nhã làm trí tuệ dẹp phá. Phương pháp thu vào lấy Ông chủ làm chỗ tựa. Biết. Ông chủ biết thấy, Ông chủ biết nghe, Ông chủ biết xúc chạm v.v… Nhớ như vậy, sống như vậy thì trở về gốc, gọi là thu vào. Bởi vì cái gì cũng đem vô Ông chủ hết, không bỏ ra. Còn pháp kia cái gì cũng bỏ ra. Phương pháp thu vào thấy như lạ, nhưng thật tình đó là gốc của Thiền tông. Cưỡi trâu chỉ biết trâu chớ không biết gì hết, chỉ giữ con trâu thôi, không kiếm ở đâu khác.

Tất cả chúng ta tu, mỗi người mỗi hạnh nhưng pháp nào gần gũi hơn, cần thiết hơn thì mình sử dụng tu, dạy người cùng tu. Từ hôm tôi thấy được cái gốc đó, tới nay chỉ mười hai mười ba ngày, chưa đủ thời gian kinh nghiệm kỹ. Nhưng tôi nghĩ vô thường bất cập lắm, bây giờ chờ đủ kinh nghiệm mới kêu nói thì không biết mình còn sống hay chết mất, nên tôi phải nói sớm cho tất cả biết. Giả sử tôi có tịch, quí vị cũng có một lối đi rồi phăng lần thêm. Chúng ta cứ đi theo lối cũ thì không thuận tiện trong việc giáo hóa hiện tại. Nói tới thiền phải nói tới tột cùng, không thể đi nửa chặng, không phải tu thiền để yên tâm, để khỏe, mà là phải đi tới tột cùng.

Bây giờ trở lại phương pháp tôi đã và đang ứng dụng trong thời gian gần đây. Khi sử dụng pháp này thì đi, đứng, nằm, ngồi đều rất dễ tu. Như sáng tôi đi chơi, chống gậy đi trên đường, vừa bước đi, mắt thấy, tôi nói “mắt thấy là Chân tâm”; vừa nghe tiếng chim kêu, tôi nói “tai nghe là Chân tâm”; chân bước cộp cộp là thân xúc chạm, tôi nói “thân xúc chạm là Chân tâm”. Như vậy thấy, nghe, vận động đều không ngoài Chân tâm, cái nào cũng Chân tâm. Đi giáp một vòng không biết mấy trăm lần Chân tâm. Tôi không nói sống được với Chân tâm, nhưng đi tới đi lui đều có Chân tâm. Như vậy tôi có sống được chút nào chưa?

Đi từng bước mình biết đi trong Chân tâm. Bởi vì định nghĩa Chân tâm là cái thấy, cái biết. Thấy biết ở chặng đầu, không phải chặng thứ hai thứ ba. Chúng ta thấy đường đi, đó là Chân tâm chớ gì, đâu có nghĩ suy. Thấy đường thì cứ vậy mà đi, đó là sống trong Chân tâm. Đi nghe chim kêu biết nghe, đó là Chân tâm. Giở chân bước tới, biết thân xúc chạm là Chân tâm. Trong sáu căn, ba căn đầu mắt, tai, thân là ba căn nổi, còn ba căn sau mũi, lưỡi, ý là ba căn chìm. Bởi ba căn nổi nên chúng ta dễ ứng dụng tu.

Lối tu này ứng dụng khi ngồi thiền, khi làm công tác, khi ra đường. Chúng ta cứ làm một cách tự nhiên, không ngại chi hết, nhưng nhớ mắt nhìn là Chân tâm, tai nghe là Chân tâm, thân biết xúc chạm là Chân tâm. Đi một giờ, nửa giờ giống như ngồi thiền, chỉ nhớ Chân tâm, không nhớ gì khác. Như vậy có thiền không? Đi, đứng, nằm, ngồi đều nhớ Chân tâm. Nhớ Chân tâm là nhớ niệm đầu, không nghĩ bậy. Vì vậy chúng ta tu rất thuận lợi, trong hoạt động cũng tu, giờ ngồi thiền cũng tu.

Giờ ngồi thiền tôi bắt mình làm hai việc. Việc thứ nhất mắt thấy là Chân tâm, tai nghe là Chân tâm, thân xúc chạm là Chân tâm. Tức mắt biết thấy, tai biết nghe, thân biết xúc chạm, đó là Chân tâm. Cứ thế lặp tới lặp lui mắt biết thấy, tai biết nghe, thân biết xúc chạm đều là Chân tâm. Nói nguyên câu là “mắt biết thấy là Chân tâm, tai biết nghe là Chân tâm, thân biết xúc chạm là Chân tâm, Chân tâm luôn hiện tiền”. Lặp đi lặp lại như thế ngồi thiền không buồn ngủ chút nào, vì nhớ Chân tâm nên không buồn ngủ, tỉnh táo hoàn toàn.

Lặp tới lặp lui bao nhiêu đó thấy như không định. Không định mà Chân tâm hiện tiền tức là định. Khi nói như vậy một hồi thấy nhọc, tôi cho nó nghỉ một chút bằng cách nhớ Chân tâm hiện tiền. Nhớ Chân tâm hiện tiền đến lúc khỏe, tiếp tục nhắc tới nhắc lui lại. Suốt giờ ngồi thiền làm việc ấy, đó là chặng số một.

Qua chặng thứ hai, tôi đặt câu hỏi: Chân tâm là gì? Như tôi đã nói “Chân tâm là Ông chủ thường biết rõ ràng, trùm khắp sáu căn, không có tướng mạo, không có sanh diệt”. Chân tâm là thường biết rõ ràng. Cái thường biết rõ ràng đó trùm khắp cả sáu căn, chớ không phải biết một chỗ. Nó không có tướng mạo, nếu có tướng mạo làm sao trùm được? Ngồi đó nhớ Ông chủ, định nghĩa “Ông chủ thường biết rõ ràng, trùm khắp sáu căn, không có tướng mạo, không có sanh diệt”. Bởi không tướng mạo nên khi bỏ thân này, Ông chủ nhập Pháp thân đồng hư không. Không sanh diệt nên giải thoát sanh tử, vì có gì dẫn trong sanh tử?

Như vậy đường đi từ thủy tới chung có manh mối rõ ràng. Bởi vậy tôi ngồi thiền, có lúc khoe với Thị giả:

- Bây giờ tôi mới biết Thiền duyệt vi thực.

Ngồi trong yên tịnh mới thấy vui, nhẹ. Khi trước ngồi một, hai giờ thấy đau, bây giờ ngồi hoài thấy thích, nên người ta nói Thiền duyệt. Tôi cũng trải qua những trạng thái ấy, nhưng tới lần này mới thấy chính xác, mình đi thẳng ngay từ một con người mê lầm trở lại con người tỉnh táo, sáng suốt rồi tiến tới chỗ tột cùng mình nhắm là được thể nhập Pháp thân, giải thoát sanh tử. Như vậy mới gọi là tu giải thoát.

Tu lừng chừng mà nói giải thoát thì hơi ngờ, không biết chừng nào thấy. Trên đường tu chúng ta phải đi tới nơi tới chốn mới thấy cái hay cái quí. Nếu tu thường thường không bao giờ thấy những cái đó. Tu miên mật với Chân tâm của mình, giả sử ngang đây tắt thở, chúng ta còn gì? Chân tâm thôi. Khỏi lo, khỏi cầu nguyện chi hết, vì mình đang sống với Chân tâm.

Con đường cuối của chúng ta tu đến chỗ giải thoát sanh tử là như vậy, bởi vì sống được với Chân tâm thì không sanh diệt, đâu có tướng mạo. Không tướng mạo nên trùm khắp pháp giới. Không tướng mạo cũng không sanh diệt, nên giải thoát sanh tử. Như vậy trên con đường tu, đi từ mê lầm đến giải thoát sanh tử, chúng ta có manh mối, có đường hướng rõ ràng sẵn đủ nơi mình, chớ không đâu khác. Đây là cách tu thu hồi về mình, thường biết rõ ràng, thiếu thường biết rõ ràng là nguy hiểm. Lúc nào cũng nhớ thường biết rõ ràng, không lầm, không sai.

Thật ra Tăng Ni ứng dụng pháp tu này có hiệu quả nhất trong giai đoạn nhập thất. Vì cả ngày mình nhớ Ông chủ dễ, nếu chúng ta đang chạy tứ tung thì nhớ Ông chủ hơi khó. Giai đoạn này là giai đoạn đầu tôi ứng dụng, chưa phải giai đoạn cuối. Tôi ứng dụng từ nay cho tới ngày ra thất chắc cũng được khá khá một chút. Khi biết được điều này rồi tôi thấy sự tu dễ, hướng dẫn người ta cũng dễ.

Lúc trước tôi nghĩ ba năm ra không biết dạy gì, vì tất cả đều không, dạy gì bây giờ? Thời này người ta ham tu thiền, nhưng không biết tu thế nào? Đường lối tu này không có gì nguy hiểm, vì quay lại mình mà. Mắt mình thấy, tai mình nghe, thân xúc chạm, cái gì mình cũng biết có Ông chủ, Chân tâm hiện tiền vậy thôi, không có chi nguy hiểm. Còn người ngồi kềm chế quá mới có những phản ứng nguy hiểm. Tu theo phương pháp này không kềm, nhẹ nhàng thảnh thơi, tu như không tu. Nói thế cũng nên nhắc lại, nhiều người lợi dụng “tu như không tu” rồi không tu gì hết. Nói đi, đứng, nằm, ngồi tôi cũng tu vậy, nhưng mà ai biết? Miệng nói thế nhưng trong ruột không phải vậy.

Người thật sự biết tu, ham tu dù ở hoàn cảnh nào, trường hợp nào cũng có thể tu được. Tu với Tâm chân thật của mình thì lợi ích lớn, trường hợp nào cũng có kết quả tốt. Còn nếu thiếu chân thật, gian lận thì không tốt. Tôi nhắc cho tất cả nhớ để dè dặt cẩn thận.

Như vậy kể từ hôm nay, tôi không ứng dụng như ngày xưa nữa, mà đi con đường mới. Nói thế để quí vị đừng hiểu lầm, ngày trước thầy dạy thế này, ngày nay thầy dạy thế kia. Sự thật hai cái thấy tuy khác, nhưng cuối cùng không hai. Bên loại ra thì dứt hết các duyên, Chân tâm hiện tiền. Chân tâm hiện tiền, bỏ thân này nhập Pháp thân. Bên thu vào cũng vậy, dứt hết các duyên, chỉ biết có Ông chủ. Ông chủ đó không tướng mạo, không tướng mạo thì như hư không, nhập Pháp thân hết sanh tử. Tuy hai bên thấy như khác, nhưng cuối cùng là một. Phật dạy nhiều pháp tu nhưng cuối cùng đều gặp nhau, chớ không khác. Khác thì không phải đạo Phật. Miễn đi đúng đường thì cuối cùng gặp nhau, trừ khi đi sai đường.

Còn ba căn mũi, lưỡi và ý, chúng ta ít sử dụng, nhưng tôi cũng nhắc cho đủ. Mắt thấy là Chân tâm, tai nghe là Chân tâm, thân xúc chạm là Chân tâm, mũi biết ngửi là Chân tâm, lưỡi biết nếm là Chân tâm, ý biết pháp trần là Chân tâm, như vậy đi một mạch đủ sáu căn. Biết pháp trần là đủ rồi, còn biết cái gì là phân tích tức vọng thức. Mắt biết thấy là Chân tâm, đừng nói mắt tôi thấy này thấy kia. Chỉ biết thấy là được, mới là niệm đầu, là chân.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”