Lợi ích của việc phóng sinh

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Lợi ích của phóng sinh và lòng bi mẫn với vô lượng chúng sinh
Khi một chúng sinh bị đau khổ, chúng ta cũng cảm thấy vô cùng đau khổ và mong muốn giúp đỡ chúng sinh đó thoát khỏi khổ đau. Đối với người tu hành sơ cơ việc đầu tiên là phải phát tâm bồ đề
"Nguyện mọi đau khổ của tôi có thể thay thế đau khổ cho vô lượng chúng sinh
Và hạnh phúc của tôi xin hiến tặng cho tất cả chúng sinh"
Khi tâm bồ đề phát lên. Nó mang một nguyện lực lớn lao, xóa tan những phiền não, mang lại hạnh phúc không thể đo đếm được
Ngày nay chúng ta bị bệnh tật, chết yểu...đều do nhân bất thiện trong quá khứ đã làm. Sau đây là một số dẫn chứng về lòng bi mẫn, sự phóng sinh đã giúp một số người thoát khỏi bệnh nan y
Alice


Bản thân tôi được biết người đầu tiên dùng thiền định chữa lành bệnh ung thư là cô Alice, một nhà tư vấn thời trang nổi tiếng. Khi Alice biết mình bị ung thư, cô ta nhờ một người bạn đang tu tập ở Tu viện Vajrapani (Vajrapani Institute) ở bang California nước Mỹ hỏi xin tôi chỉ dạy về tu tập thiền định. Tôi đề nghị cô ta hãy thiền định về Vajrapani, một hiện thân hung nộ của Phật rất có hiệu lực trong việc điều trị ung thư. Một cách vắn tắt, tôi bảo cô ta quán tưởng đức Vajrapani trên đỉnh đầu cô, tỏa ra các tia nước cam lồ để tịnh hóa cho cô. Tôi cũng khuyên cô mua các động vật sắp bị giết rồi đem phóng sinh ở nơi an toàn để chúng có thể sống lâu hơn.

Alice nhận được lời chỉ dạy của tôi về hai pháp thực hành căn bản này khi cô đang ở bệnh viện. Cô ta trình bày với các bác sĩ là cô muốn rời bệnh viện để thực hành hai việc này; họ khuyên cô nên ở lại bệnh viện nhưng cũng nói rằng nếu cô thực sự tin vào hai phép chữa bệnh bằng tâm linh đó thì cô có thể về nhà. Cô liền quyết định rời bệnh viện.

Alice đã phóng sinh rất nhiều động vật mua lại từ các tiệm ăn và các nơi khác nữa, khi chúng sắp bị giết. Tôi đã khuyên cô ta phóng sinh số lượng động vật [ít nhất là] bằng số tuổi của cô, nhưng Alice đã thực sự phóng sinh tới hai hay ba ngàn con vật, chủ yếu là gà, cá và giun đất. Cô ta chăm sóc các con gà được phóng sinh ở một nông trại, thả cá ra ao hồ. Cô ta mua một hay hai ngàn con giun đất và thả ra khu vườn quanh nhà. Giun đất rất dễ mua và rẻ. Phóng sinh giun đất là một ý hay vì khi được thả ra chúng chui thẳng vào đất. Vì không có động vật ăn thịt nào bắt chúng, nên chúng có thể sống lâu hơn. Những con vật khác được phóng sinh ở trong rừng hoặc trên biển, ao hồ... ít có khả năng sống lâu hơn vì có nhiều loài ăn thịt ở đó.

Khi Alice trở lại bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sau một thời gian thực hành những điều nói trên, các bác sĩ đã không tìm thấy dấu hiệu ung thư. Họ rất ngạc nhiên. Đó là trường hợp đầu tiên họ thấy có bệnh nhân ung thư được chữa lành bằng thiền định. Họ muốn viết một cuốn sách về trường hợp này vì đối với họ, sự chữa khỏi bệnh ung thư của Alice là một hiện tượng mới mẻ và rất lạ thường, nhưng cô ta bảo họ là cô sẽ tự mình viết cuốn sách đó.

Sau đó Alice đi Nepal để trực tiếp bày tỏ sự biết ơn tôi; cô ta nói rằng tôi đã cho cô ta một quà tặng, đó là phần đời còn lại của cô ta.

Mặc dù bệnh ung thư đã được chữa khỏi, nhưng tôi tò mò muốn biết xem bệnh có tái phát hay không nên tôi thỉnh thoảng vẫn hỏi thăm tình trạng sức khỏe của cô ta. Cô ta khỏe mạnh được 5 năm, sau đó khi nhiễm phải một loại bệnh vi rút thì bệnh ung thư tái phát. Cô ta bảo tôi rằng bệnh tái phát có thể vì cuộc sống quá rối loạn, cô ta không còn tự chủ được. Trong một thời gian dài cô ta đã duy trì được giới hạnh trong sự tu tập tâm linh, nhưng vào lúc đó cô ta ngưng việc tu tập, và rồi cuộc sống bị đảo lộn.

Kinh nghiệm của Alice cho thấy rằng điều trị tâm quan trọng hơn điều trị thân. Bệnh ung thư của cô ta tái phát vì cô ta ngưng tu tập, ngưng rèn luyện tâm. Cô ta đã không bảo vệ tâm mình bằng thiền định. Rèn luyện cuộc sống tức là tu luyện tâm. Alice tu tập trở lại, thiền định về Vajrapani, phóng sinh động vật, thọ trì tám giới Đại thừa, thực hành giới nguyện trong một ngày không phạm tám điều bất thiện.

Một thời gian sau, cô ta đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ bảo rằng bệnh ung thư hoàn toàn biến mất. Sau khi hồi phục, Alice đã được phỏng vấn nhiều lần trên truyền hình về kinh nghiệm chữa lành bệnh ung thư bằng thiền định.

Chúng ta có thể chữa lành bệnh qua thiền định; nhưng sau đó nếu chúng ta không bảo vệ được tâm mình thì cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn trở lại, và rồi các vấn đề sẽ tái phát. Nếu chúng ta bỏ mặc cho bản thân mình chạy theo những điều xấu như chỉ biết chăm lo bản thân (vị kỷ), tham lam và các vọng tưởng khác nữa, như vậy tâm không được bảo vệ, và chúng ta tạo ra nguyên nhân để các vấn đề tái diễn.

Luke


Khi Luke, một sinh viên người Hoa ở Singapore, đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, bác sĩ cho biết anh ta bị bệnh AIDS. Là người rất sùng tín, Luke liền viết thư gửi đến thầy mình là ngài Rato Rinpoche, một vị Lama cao cấp ở Dharamsala, Ấn Độ. Vị này đến nay đã qua đời.

Luke đã có đủ nghiệp lành để nhận được những chỉ dạy thiền định từ thầy mình. Mặc dù vào lúc đó chính ngài Rato Rinpoche cũng đang thị hiện tướng bệnh, nhưng ngài đã ưu ái gửi cho Luke những hướng dẫn pháp thiền định đặc biệt về tâm từ bi, được gọi là pháp “cho và nhận”, tiếng Tây Tạng là tong-len.

Trong pháp thiền định cho và nhận, để rèn luyện tâm bi, chúng ta nhận về mình tất cả khổ đau, kể cả bệnh tật của chúng sinh hữu tình và sử dụng khổ đau đó để phá trừ tâm vị kỷ của ta, vốn là nguồn gốc của mọi khổ đau. Pháp tu tập thiền định này trực tiếp đối trị mong muốn thông thường của ta là “không nhận lãnh bệnh tật của người khác”. Tiếp theo, để rèn luyện tâm từ, chúng ta nguyện dâng hiến thân thể, các vật sở hữu, hạnh phúc và thiện hạnh của mình cho mọi chúng sinh hữu tình khác.

Pháp tu tập thiền định này không phải là bí mật hay hiếm thấy. Đây là một pháp thiền định thông thường có trong giáo pháp của “Con đường tu tập từng bước đưa tới giác ngộ” (tiếng Tạng là Lam rim).

Sau khi nhận được chỉ dạy từ Rato Rinpoche, Luke đã hành trì thiền định chỉ trong bốn ngày. Rồi anh ta đến bệnh viện kiểm tra lại sức khỏe, và các bác sĩ đã không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của vi-rút HIV. Khi tôi hỏi anh ta đã thiền định trong bao lâu, tôi đã hết sức kinh ngạc khi anh ta trả lời rằng chỉ thiền định trong khoảng ba hay bốn phút mỗi ngày. Tôi tưởng rằng anh ta hẳn đã phải thiền định trong nhiều giờ.

Điểm quan trọng cần phải hiểu là: mấy phút thiền định của anh ta đã cực kỳ mãnh liệt. Trong suốt thời gian thiền định, anh ta không nghĩ gì về bản thân, về bệnh tình của mình, như thể vấn đề của anh ta không hề tồn tại. Anh ta hoàn toàn chỉ nghĩ đến khổ đau của những người khác, đặc biệt là khổ đau của những người mắc bệnh AIDS, và sinh khởi tâm bi mẫn mãnh liệt. Nước mắt trào ra trên gương mặt mỗi lần anh ta thiền định, không phải vì nghĩ đến căn bệnh của mình mà vì quá xót thương những người khác đang bị bệnh AIDS và cả những bệnh khác nữa. Anh ta quan tâm đến những người ấy hơn là chính bản thân mình. Anh ta đã có sự chân thành sùng mộ mãnh liệt và trong suốt các thời thiền định luôn cảm nhận được rằng vị thầy (Rato Rinpoche) đang ở bên cạnh và đang dẫn dắt anh ta.

Chữa lành một bệnh nặng cần thời gian lâu nếu bạn sử dụng loại thuốc yếu với liều nhẹ; nhưng sự phục hồi sẽ nhanh hơn nếu bạn sử dụng thuốc mạnh, cho dù bạn dùng ít thuốc, ít lần trong một ngày. Sự chữa bệnh của Luke đã thành công nhanh chóng nhờ vào năng lực tâm của anh ta, nhờ vào uy lực vô cùng mãnh liệt của tâm từ bi mà anh ta có được cho dù các thời thiền định không kéo dài. Anh ta nhanh chóng khỏi bệnh nhờ làm nảy sinh được tâm bi mẫn rất mãnh liệt giúp tịnh hóa được rất nhiều nghiệp bất thiện cùng với các che chướng mê lầm, vốn là nhân của bệnh AIDS.

Luke đã trở lại bệnh viện nhiều lần để kiểm tra sức khỏe tổng quát, anh ta vẫn khỏe mạnh. Theo chỗ tôi biết được, đây là trường hợp duy nhất áp dụng thiền định chữa lành hoàn toàn bệnh AIDS.

Tôi đã yêu cầu Luke cho tôi một ghi chép chính xác về việc thiền định của anh ta để tôi có bằng chứng nói cho người khác biết về câu chuyện này (Xem thêm ở chương 15, phân đoạn Pháp thiền định cho và nhận, trang 308)

Pháp thiền định Tong-len là tâm điểm của việc chữa lành bệnh. Một khi hiểu được pháp thiền này, ta có thể mang ra áp dụng với mọi vấn đề bất ổn trong cuộc sống và chuyển hóa tất cả thành hạnh phúc. Vấn đề chỉ đơn giản là bạn có thực hành thiền định hay không mà thôi. Trong khi thiền định chúng ta không thể có cảm giác chán nản, vì vấn đề bất ổn của chúng ta đã được chuyển hóa ngay lập tức thành hạnh phúc.

Pháp thiền định đặc biệt này là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất, nhưng lợi lạc quan trọng nhất của nó không phải việc chữa bệnh mà là giúp ta phát triển tâm từ, tâm bi và Bồ-đề tâm, vốn là nhân chính đưa tới giác ngộ. Bồ-đề tâm là tâm nguyện vị tha, khao khát đạt đến giác ngộ để giải thoát cho tất cả chúng sinh hữu tình khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau, dẫn dắt họ đến sự giác ngộ viên mãn. Thực hành thiền Tong-len có thể chữa bệnh và chuyển hóa các vấn đề bất ổn thành hạnh phúc, nhưng quan trọng nhất là nó giúp chúng ta phát triển sự thực chứng Bồ-đề tâm. Những niệm tưởng từ bi và thương yêu của Bồ-đề tâm là phương thuốc hữu hiệu nhất cho cả tâm và thân.
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ, aqv16
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

CHUYỂN TƯỚNG XẤU THÀNH TỐT

Tào Bân là vị đại tướng nổi tiếng triều Tống, giúp Tống Thái Tổ bình định thiên hạ, có công lao chinh chiến rất lớn. Có một lần, Tào Bân gặp Trần Hi Di là một người có học vấn rất uyên bác, giỏi xem tướng thuật. Ông này xem qua tướng mạo của Tào Bân rồi nói:
– Hai bên thành xương của ông lồi lên, ấn đường rộng, mắt dài phóng ánh sáng, chắc chắn sớm trở nên giàu có, song có tướng xấu là quai hàm cao, miệng trệ, xem ra ông không được hưởng phước khi tuổi già. Cứ theo đây mà nói, mỗi khi xuất binh chinh chiến ông nên đối xử khoan hồng, gieo trồng phước đức cho lúc tuổi già.
Tào Bân nghe Trần Hi Di nói liền cúi đầu cảm tạ, ghi nhớ lời ấy.
Một lần, khi Tào Bân xuất trận, phó tướng Toại Ninh và rất nhiều tướng sĩ thuộc hạ đều chủ trương giết sạch dân trong thành để thị uy. Tào Bân biết được liền ra lệnh nghiêm cấm giết hại dân lành, cấm xâm hại phụ nữ hoặc cướp bóc tài sản của dân. Sau khi chiến sự kết thúc, ông còn cấp lương thực cho những người xa quê muốn trở về, dân chúng không ai không cảm tạ tấm lòng nhân đức của ông.
Sau đó, Tào Bân nhận lệnh dẫn binh đánh Giang
Nam. Bởi không nỡ nhìn thấy cảnh dân tình khốn khổ lầm than vì chiến cuộc nên ông cáo bệnh không đi. Các võ tướng dưới quyền ông lúc đó đều kéo đến thăm hỏi bệnh tình của ông trước khi xuất chinh. Tào Bân nói với tất cả những người đến thăm bệnh:
– Bệnh của tôi không thuốc gì chữa khỏi, nhưng chỉ cần tất cả anh em thành tâm thành ý cùng thề rằng ngày tiến công Giang Nam tuyệt đối không được tùy tiện giết hại dân lành, như thế thì bệnh của tôi sẽ tự nhiên thuyên giảm thôi.
Các tướng sĩ vốn hết sức kính trọng Tào Bân, nên họ liền cùng nhau phát lời thệ nguyện đúng như vậy. Đến ngày đánh Giang
Nam, nhờ đó mà có vô số dân thường được thoát khỏi sự lạm sát. Tấm lòng từ bi của vị tướng quân họ Tào được truyền rộng khắp GiangNam, dân chúng ai nấy đều cảm kích. Vì thế, mọi người cùng rủ nhau mang lương thực đi đón quân triều đình. Sức chống cự của phản quân vì thế rất yếu ớt. Nhờ vậy mà trận chiến này không phải tốn hao nhiều nhân mạng, hơn nữa còn bảo vệ được tài sản của nhân dân không bị tàn phá.
Sau đó ít lâu, Tào Bân có dịp tình cờ gặp lại Trần Hi Di. Ông ta nhìn tiên sinh một lúc rồi nói:
– Lạ thật! Năm trước tôi xem tướng của ông thấy quai hàm cao miệng trệ, lúc đó tôi khẳng định ông không có phước về già, nhưng hiện tại đã biến đổi, miệng mép đầy đặn xinh đẹp, ánh kim quang thù diệu nhìn thấy khắp mặt và râu tóc, nhất định sẽ được sống lâu nhiều phước lộc.
Tào Bân hỏi lại:
– Sao gọi là kim quang?
– Đó là ánh sáng hiển hiện của phước đức, nếu người có âm đức thì mặt hiện ánh sáng màu vàng y, mắt sáng, cả khuôn mặt đều tỏa ra khí sắc tốt lành. Người như vậy không chỉ tăng tuổi thọ, con cháu nhiều đời về sau cũng đều hưởng nhờ phước đức.
Quả nhiên, về già Tào Bân sống trong cảnh an nhàn thư thái, lúc ra đi cũng hết sức nhẹ nhàng, thọ 69 tuổi, sau khi chết được truy phong tước hiệu Tể Dương quận vương. Tiên sinh có cả thảy 9 người con trai, con trưởng là Vĩ, con thứ là Tông, con thứ ba là Xán, đều là những tướng lãnh nổi tiếng; nhiều đời con cháu về sau đều vinh hiển không ai sánh.

(trích Lịch Sử Cảm Ứng Thống Ký, Đức Dục Cổ Giám và Pháp Tướng Bí Truyện)

[blockquote][blockquote]

[/blockquote][/blockquote]
Được cảm ơn bởi: nod32, hapiny
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Chuyện Vị Lão Tăng


Thế gian diễn hứa bi hoan sạ
Dục nhập tham thiền vạn kiếp không.

Thời Trung Hoa Dân Quốc, cư sĩ Uông Hiểu Viên một hôm ra chợ, thấy vị lão Tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt, cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ.
Lão Tăng đáp:

- Câu chuyện rất dài xin lược thuật phần đại khái. Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn ba mươi tuổi mãn phần, hồn bị người bắt trói đưa đi. Minh quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỉ áp giải đến ty Chuyển luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con sông đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng, thoạt tiên thật nóng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm hơi mát mẻ; tỉnh ra thì mình đã sinh làm kiếp súc vật trong chuồng heo. Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cũng biết nhàm gớm nhưng vì đói quá gan ruột cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau, trong đồng loại cũng lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không thể nói cho người hiểu được. Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ, đôi mắt ướt, là tỏ dấu bi sầu. Loài heo thân thể thô nặng, vào mùa hạ rất nóng khổ chỉ tìm đống bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng không thường có được. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt, thấy loài dê chó lông nhuyễn dầy, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên. Đến lúc bị bắt tự biết mình không khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càn, mong kéo hưỡn mạng sống được phút nào hay phút nấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây huyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe chạy về, thân hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau, máu huyết ứ đọng, gần như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, gan ruột tựa hồ tan nát. Nhìn thấy dao bén chảo vạc để hai bên, lòng bắt run sợ, không biết đến khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào? Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời, thấy ánh đao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ tể ấn lưỡi dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn, ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng, cho đến máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể hình trạng! Bấy giờ hoảng hốt mê ly như say như mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sinh làm người, tức là thân đời nay đây. Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể tương lai cũng bị nỗi khổ đó, ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ từ lúc nào!.

Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy người xung quanh nghe nói, chỉ trỏ bàn tán phân vân. Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sanh lòng sợ hãi, từ đó về sau đổi nghề đi bán rau đậu.

(Trích lục Phật Học Chỉ Nam)
Đầu trang

beyond
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 566
Tham gia: 00:05, 02/09/11

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi beyond »

Cháu đánh dấu bài viết
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Sự tích người phạm điều giới sát sinh

Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế gian, một cận sự nam tên Mahākāla là bậc Thánh Nhập Lưu, bị vu oan giá họa là kẻ trộm cắp, với tang chứng rõ ràng, và ông bị đánh chết. Câu chuyện được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh thành Sāvatthi, khi ấy một người cận sự nam Mahākāla([3]) là bậc Thánh Nhập Lưu có ngũ giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn; ông thường thọ bát giới (uposathasīla) vào những ngày giới hằng tháng. Hôm ấy, nhằm vào ngày giới (uposathasīla), ông cận sự nam Mahākāla đến ngôi chùa Jetavana xin thọ bát giới xong, rồi ở lại chùa nghe pháp, hành thiền suốt đêm, gần sáng ông mới trở về nhà. Khi ra khỏi chùa Jetavana, ông đến hồ nước trước cổng chùa để rửa mặt. Trong đêm ấy, bọn trộm cắp lén vào một nhà trong thành lấy trộm của cải, tài sản. Người chủ nhà hay biết thức dậy, bọn trộm cắp liền mang theo của cải chạy trốn thoát. Người chủ nhà cho người đuổi theo bọn trộm cắp khắp các ngõ đường. Một tên trong bọn chạy dọc theo ven đường đến chùa Jetavana, biết đằng sau có người đuổi theo mình và không thể mang theo gói của cải đã lấy trộm, nên liền ném gói đồ xuống hồ nước, để nhẹ người chạy thoát thân cho nhanh. Chẳng may gói đồ lấy trộm ấy lại rơi đúng gần bên cạnh ông cận sự nam Mahākāla đang ngồi rửa mặt lúc rạng đông. Khi ấy, nhóm người chủ nhà đến, nhìn thấy gói của cải lấy trộm nằm bên cạnh ông cận sự nam Mahākāla, chúng bắt ông cận sự nam Mahākāla rồi bảo rằng:

─ Đêm qua, ngươi vào nhà lấy trộm của cải của chúng tôi, có tang chứng rõ ràng, ngươi đừng giả vờ, đêm qua đã ở chùa giữ giới, nghe pháp, hành thiền trở về.

Người cận sự nam Mahākāla bị đánh đập đến chết, rồi chúng bỏ thây bên hồ nước.

Buổi sáng hôm ấy, một số Tỳ khưu trẻ và Sadi mang nồi đi lấy nước ở hồ, nhìn thấy tử thi của ông cận sự nam Mahākāla, rồi bảo nhau rằng:

─ Ông cận sự nam Mahākāla giữ bát giới, nghe pháp, hành thiền suốt đêm hôm qua tại chùa; nay ông bị đánh đập chết oan, thật không công bằng.

Chư Tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bạch về cái chết oan của ông cận sự nam Mahākāla.

Đức Phật dạy rằng:

─ Này chư Tỳ khưu, người cận sự nam Mahākāla bị chết như vậy là không công bằng ở kiếp hiện tại này, nhưng lại công bằng theo ác nghiệp sát sinh của người cận sự nam Mahākāla đã tạo trong kiếp quá khứ.

Chư Tỳ khưu, Sadi lắng nghe Đức Phật dạy như vậy, liền đảnh lễ Đức Thế Tôn, kính thỉnh Ngài thuyết giảng về ác nghiệp sát sinh nào của người cận sự nam Mahākāla đã tạo trong kiếp quá khứ.

* Tiền kiếp của người cận sự nam Mahākāla đã tạo ác nghiệp sát sinh như thế nào?

Trong thời kỳ quá khứ, trong nước của Đức vua Bāraṇāsi, vùng biên giới có bọn cướp ẩn náu thường quấy nhiễu dân chúng qua lại, cướp của giết người; nên Đức vua truyền phái một đội binh lính đến vùng biên giới, đặt trạm canh phòng làm phận sự dẫn đường đưa dân chúng đi lại từ vùng này đến vùng khác, để bảo vệ dân chúng được an toàn cả sinh mạng lẫn của cải.

Một hôm, có đôi vợ chồng trẻ, người vợ rất xinh đẹp đi trên một chiếc xe bò nhỏ đến trạm canh phòng lúc về chiều. Người trạm trưởng nhìn thấy người vợ trẻ xinh đẹp đem lòng thương yêu, và ganh tỵ với người chồng trẻ. Hai vợ chồng trẻ yêu cầu người trạm trưởng cho lính dẫn đường sang vùng bên kia. Người trạm trưởng đang có mưu đồ đen tối xấu xa, nên đã từ chối một cách khéo léo rằng:

─ Này anh chị, trời sắp tối rồi, đợi sáng mai tôi sẽ cho lính đưa anh chị đi sớm.

Hai vợ chồng trẻ khẩn khoản năn nỉ nhờ người trạm trưởng cho lính dẫn đường đi ngay lúc đó, bởi vì, thời gian còn đi lại được, hai vợ chồng trẻ cũng có công việc gấp, nên không muốn về nhà trễ. Người trạm trưởng có mưu đồ đen tối xấu xa, nên vẫn tiếp tục khuyên hai vợ chồng trẻ rằng:

─ Này anh chị, tối nay xin mời anh chị về nhà tôi nghỉ lại, sáng sớm tôi sẽ cho lính dẫn đường đưa anh chị đi.

Hai vợ chồng trẻ không còn cách nào khác, nên đành phải đến nhà người trạm trưởng, tạm ở lại qua đêm.

Người trạm trưởng mời hai vợ chồng trẻ nghỉ trọ trong nhà khách, tiếp đãi cơm nước rất đàng hoàng, tử tế. Ban đêm, khi hai vợ chồng đang ngủ say, người trạm trưởng lén đem viên ngọc maṇī giấu vào chiếc xe nhỏ của họ. Gần rạng đông, người trạm trưởng kêu la lên là có kẻ trộm lén vào nhà lấy viên ngọc maṇī quý giá, rồi cho người nhà đi lục soát tìm khắp mọi nơi. Lúc ấy, hai vợ chồng trẻ thức dậy đang sửa soạn chiếc xe bò nhỏ để đi sớm, người trạm trưởng bảo người nhà lục soát trong chiếc xe bò nhỏ, nhìn thấy viên ngọc maṇī giấu trong chiếc xe. Chúng bảo với hai vợ chồng trẻ rằng:

─ Ngươi lấy trộm viên ngọc maṇī quý của chủ ta, rồi sáng sớm định sửa soạn chạy trốn thoát hay sao!

Chúng liền bắt người chồng trẻ đem đến trình chủ là người trạm trưởng rồi thưa rằng:

─ Thưa ông chủ, chúng tôi bắt được người này lấy trộm viên ngọc maṇī của ông, đây là viên ngọc maṇī tang chứng rõ ràng.

Người trạm trưởng quở mắng người chồng trẻ rằng:

─ Ta đã cho vợ chồng ngươi đến nghỉ đêm nhà ta, cho ăn uống tử tế, thế mà ngươi không biết ơn, còn lén vào nhà lấy trộm viên ngọc maṇī quý giá của ta.

Ông chủ trạm sai bảo người nhà đánh đập người chồng trẻ đến chết, đem thây vào bỏ trong rừng…, rồi bắt người vợ trẻ xinh đẹp làm vợ của mình.

Người trạm trưởng sau khi chết, ác nghiệp sát sinh ấy cho quả tái sinh vào đại địa ngục Avīci, bị thiêu đốt, bị hành hạ chết đi rồi tái sinh trở lại trong địa ngục, chịu bao nỗi khổ cực suốt thời gian trong cõi địa ngục, do ác nghiệp mà mình đã tạo, cho đến khi mãn quả ác nghiệp mới thoát ra khỏi cõi địa ngục. Do nhờ thiện nghiệp khác cho quả tái sinh trở lại làm người, kiếp nào cũng bị vu oan giá họa, rồi bị đánh đập đến chết suốt 100 kiếp.

Người trạm trưởng phạm điều giới sát sinh trong thời quá khứ, chính là tiền kiếp của người cận sự nam Mahākāla. Do nhờ thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, người cận sự nam Mahākāla đã chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, song quả của ác nghiệp sát sinh còn có năng lực dư sót, nên kiếp hiện tại này bị vu oan giá họa, rồi bị đánh đến chết như vậy.

Do đó, người cận sự nam Mahākāla bị đánh chết là công bằng theo ác nghiệp sát sinh của ông đã tạo trong kiếp quá khứ (khi làm người trạm trưởng).

Theo: https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q ... B28kn7w4Pg" target="_blank
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Hành thiện mà không cầu, tự nhiên được báo đáp


Vào thời nhà Thanh có một thương nhân họ Trương vượt sông Dương Tử từ phía bắc tới phủ Giang Ninh, hiện gọi là Nam Kinh, để thu nợ. Ông dự định sẽ trở về nhà vào dịp Tết Nguyên đán ngay trước khi kết thúc năm cũ. Cùng với hành trang trên vai, ông đã rời nhà từ rất sớm, nhưng phải ngồi ở dưới mái hiên của một ngôi nhà trong chợ để chờ cổng thành mở.

Sau khi chờ một lúc, ông Trương mệt mỏi đến mức phải bỏ cuộc, đặt chiếc túi vải đầy vàng bạc xuống, rồi ngồi lên nó, và nhắm mắt nghỉ ngơi. Khi cổng thành mở, ông vội vã chạy ra cổng cùng với hành trang trên vai, nhưng quên mất chiếc túi vải mà ông ngồi lên. Khi ông phát hiện ra mình không mang túi theo, thì ông đã đi xa hơn 1 dặm (khoảng 0,3 dặm Anh). Ông lập tức hớt hải chạy lại chỗ ngồi. Nhưng chợ đã đông kín người và túi của ông không còn ở đó.

Ông Trương chau mày lo lắng và tìm xung quanh hy vọng ai đó sẽ gửi lại cho mình chiếc túi. Một cụ già đến và hỏi xem có chuyện gì. Cụ lắng nghe rồi mời ông Trương về nhà nói chuyện, “Lão thấy có một cái túi ở trên mặt đất khi mở cửa sáng nay. Lão không biết liệu đó có phải của ông không”. Ông Trương đáp,“Trong túi có hai phong bao, mỗi cái có một số lượng thoi bạc nhất định. Cái lớn hơn là của ông chủ của tôi, còn cái nhỏ hơn là của tôi.”Ông lão kiểm tra các món đồ trong túi, quả nhiên đúng như ông Trương mô tả. Do đó, ông lão đã trả lại túi cho ông Trương.

Ông Trương cảm động đến rớt nước mắt và muốn cảm tạ ông lão bằng thỏi bạc của mình. Ông lão cười và đáp, “Nếu lão thích tiền đến vậy thì lão đã không nói với ông về cái túi đó. Ông hiểu chứ?” Ông Trương hỏi tên ông lão và trở về nhà.

Khi ông Trương đợi phà qua sông, một cơn gió mạnh bỗng nổi lên. Nhiều thuyền đã bị lật, và nhiều hành khách đang bị chết đuối. Chứng kiến cảnh tượng hãi hùng này, ông Trương đã động lòng trắc ẩn: “Hôm nay mình đã tìm lại được thoi bạc. Không nhờ có việc đó, thì mình có thể đã chết. Mình thực sự đã được tái sinh.” Ông đã dùng toàn bộ số tiền của mình để thuê người cứu những người đang bị chết đuối. Vài chục người đã được cứu nhờ thiện tâm của ông.

Tất cả những người sống sót đều đến cảm tạ ông Trương đã cứu họ. Một người tình cờ là con trai của lão nhân mà đã trả lại chiếc túi bị mất cho ông Trương. Ông đang trên đường trở về nhà tới Nam Kinh sau khi kết thúc việc buôn bán ở khu vực phía bắc sông Dương Tử. Ông Trương đã rất ngạc nhiên về điều này. Sau đó ông kể câu chuyện của mình cho những người có mặt ở đó, và mọi người đều ngạc nhiên trước sự việc kỳ lạ này. Họ cảm nhận được rõ ràng thiên lý về hành thiện đắc thiện quả. Sau đó, hai gia đình này đã trở thành thông gia.

Trong câu chuyện này, vị lão nhân đã không bị mê muội bởi tiền tài và không đòi báo đáp. Ông không chỉ cứu ông Trương trong khổ nạn mà còn gieo mầm thiện trong tâm của ông Trương, do đó đặt định được cơ duyên để con trai ông được cứu sau này.

Bạn có thể hình dung được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như vị lão nhân đó bị mê muội bởi tiền tài không? Ông Trương có thể sẽ tự vẫn vì bị mất số tiền lớn, và tiếp đó, sẽ không có cơ hội để cứu nhiều người khỏi chết đuối, trong đó có cả con trai của lão nhân đó. Ngay cả khi ông Trương không chết và có lòng trắc ẩn đối với những người đang bị chết đuối, thì ông cũng sẽ không có tiền để thuê người cứu họ.

Mặt khác, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như ông Trương không quan tâm gì đến những người đang chết đuối do họa vô đơn chí của mình. Cổ nhân có câu,“Hành thiện mà không cầu báo đáp sẽ khai mở thiện tâm của người khác và giải được khổ nạn của bản thân; cứu người trong lúc khốn đốn sẽ giúp họ tích lũy của cải để hành thiện và nhận được sự giúp đỡ của người khác.”

Cuối cùng, xin có lời khuyên như sau: “Thà làm chút điều thiện để tích phúc cho tương lai còn hơn ngán ngẩm trước tha hóa đạo đức, thà hàng ngày giúp người để gieo trồng cơ duyên giải trừ khốn đốn còn hơn ngán ngẩm trước đạo đức suy đồi.”

Câu chuyện được trích từ cuốn Hi Triều Tân Ngữ của Từ Tích Linh và Tiễn Vịnh
Được cảm ơn bởi: công chúa mùa thu
Đầu trang

chip_cuong_nhim
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 81
Tham gia: 22:00, 16/04/11

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi chip_cuong_nhim »

Nam Mô A Di Đà Phật !
Hành Thiện Tất ko cầu .
Đầu trang

darknd93
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 412
Tham gia: 17:13, 21/06/12

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi darknd93 »

thêm nữa nếu không đúng thì đừng có trách con nhé Bác Tây đô phóng sanh phải giải thích rõ cho mọi người k phải là cứ ra ngoài mua cá rồi thả xuống sông là mình có phước có đức sai lầm chỗ này ... mua cá phóng sanh phải thả nó chỗ sạch sẽ mà không người nào bắt lại được thì mới tốt nếu như con cá mình phóng sanh mà thả vào chỗ nước sông hồ bẩn ô nhiễm nó chết và người nó hận là chính ta vì ta đã deo duyên xấu vào nó... còn dài dài con không nói hết được không đủ duyên
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Linh ứng câu niệm Phật và Chú Đại Bi với vợ chồng Hoatubi

Hôm nay, sau một vài lần cân nhắc liệu có nên viết về câu chuyện của gia đình mình hay không, Hoatubi đã quyết định đặt bút viết bài. Câu chuyện Hoatubi muốn chia sẻ với các bạn đó là sự linh ứng của Chú Đại Bi và câu phật hiệu A Di Đà Phật.

Trước tiên Hoatubi muốn nói một chút về bản thân. Hoatubi năm nay 28 tuổi còn vợ thì ít hơn 2 tuổi, hai vợ chồng lấy nhau hơn một năm mà chưa có con, hai bên nội ngoại đều rất nóng lòng có cháu. Nhiều khi vợ Hoatubi dường như bị trầm uất, Hoatubi cũng chỉ biết động viên cô ấy ăn uống và đừng nghĩ ngợi gì cả, cái gì phải đến thì một lúc nào đó sẽ đến.

Lại nói thêm, Hoatubi và vợ sức khỏe đều không được tốt, nay đã lấy nhau hơn 1 năm mà chưa có con, Hoatubi hiểu rằng hai vợ chồng phước mỏng, nghiệp dày, chỉ còn cách tu hành giải nghiệp mà thôi.

Bản thân Hoatubi lúc này đã hành trì Ngũ bộ chú của cư sĩ Triệu Phước đã chừng nửa năm và bắt đầu chuyển sang tu tịnh độ. Mỗi ngày vào thời khóa hành trì buổi tối, Hoatubi thường trì 3 biến Chú Đại Bi sau đó chuyển sang niệm phật 1080 biến (cũng xin nói thêm là Hoatubi không có ban thờ phật, chỉ hành trì trong phòng riêng của hai vợ chồng thôi, Hoatubi phải nói ra điều này để vững tâm các bạn đạo mới phát tâm tu học, đừng e ngại khi gia đình chưa có ban thờ phật).

Trong kinh điển có đề cập rằng Chú Đại Bi có năng lực không thể nghĩ bàn, nếu hành giả trì một lòng tín tâm thọ trì thì mọi mong ước chi đều được như nguyện, cầu con trai, con gái tất sinh con trai, con gái,...Hoatubi từ khi giác ngộ phật pháp đã nguyện vãng sanh Tây Phương ngay trong kiếp này, nay nghe kinh điển chỉ dạy như vậy, lòng không chút nghi hoặc, phát tín tâm thọ trì. Sau mỗi thời khóa hành trì, Hoatubi đều khấn nguyện Đức Phật mở lượng từ bi, gia hộ cho vợ chồng Hoatubi sớm có con.

Chừng hơn một tháng sau khi chuyển sang tu tịnh độ, Hoatubi đã khuyên được vợ mình niệm phật. Cô ấy hành trì cũng không thường xuyên, Hoatubi vẫn phải động viên nhắc nhở. Như trên Hoatubi đã nói, biết vợ chồng mình phước mỏng nghiệp dày, hành trì ở nhà chưa thể đủ để giải nghiệp, Hoatubi lại cùng vợ mình lên chùa dâng hương, công đức và làm một số việc thiện khác. Mỗi lần như vậy Hoatubi đều nguyện 2 điều: 1 là cầu xin Đức Phật gia hộ cho vợ chồng Hoatubi luôn giữ được chánh niệm, mạng chung được vãng sanh tây phương; 2 là cầu xin Đức Phật thương xót, ban ân phước cho vợ chồng Hoatubi một đứa con.

Song song cùng với việc tu hành, làm công đức giải nghiệp, hai vợ chồng Hoatubi vẫn tiếp tục dùng thuốc (trước khi tu học, hai vợ chồng cũng đã uống thuốc nhiều nhưng không có kết quả). Đến chừng khoảng 2-3 tháng sau kể từ khi vợ Hoatubi biết niệm phật, làm công đức cùng với điều trị mà chưa có kết quả gì, cô ấy thực sự chán chường nên không còn uống thuốc nữa (điều này cô ấy giấu, mãi sau Hoatubi mới biết), còn về việc tu hành, Hoatubi vẫn luôn động viên cô ấy một lòng tin tưởng nơi Đức Phật. Hai tuần sau (kể từ ngày dừng uống thuốc) thì cô ấy âm thầm mua que thử và kết quả là hai vạch, lúc này cô ấy vẫn chưa cho Hoatubi biết, đến sáng hôm sau, cô ấy quyết định thử cả 4 que nữa thì cả 4 que cũng đều hai vạch, lúc này cô ấy mới cho Hoatubi biết.

Hai vợ chồng rộn lên một niềm vui khôn xiết, lòng thầm tạ ơn Đức Phật. Tuy vậy vẫn còn chưa chắc chắn lắm bởi điều này đến quá bất ngờ, đến trong lúc hai vợ chồng rất chán chường, chỉ còn biết ngóng trông nơi ân phước của Đức Phật. Rồi Hoatubi đưa vợ đến nhà thầy thuốc, thầy bắt mạch và xác định có thai nhưng chưa nghe thấy tim thai. Lúc này hai vợ chồng mới chỉ chắc chắn thêm một chút, thầy hẹn vài ngày sau đến kiểm tra lại. Ba ngày sau, thầy bắt mạch và nói đã nghe thấy tim thai. Để kiểm tra một cách chắc chắn, Hoatubi đưa vợ đi siêu âm tại một cơ sở tư nhân nhưng kết quả là chỉ thấy túi ối, chưa có tim thai, một tuần sau đến kiểm tra lại. Quá sốt ruột, 3 ngày sau Hoatubi đưa vợ đến phòng khám tư của một bác sĩ viện Bạch Mai. Thật mừng làm sao khi nghe bác sĩ nói đã có thai trong tử cung, tim thai đã nghe thấy, thai phát triển bình thường. Khi nghe thấy tim con mình đập, Hoatubi thật hạnh phúc vô cùng, khi viết những dòng này lòng vẫn còn vô cùng xúc động.

Trên đây là câu chuyện linh ứng vừa mới đến với vợ chồng Hoatubi, Hoatubi xin chia sẻ cùng các đạo hữu với mong muốn:
- Một là minh chứng để củng cố tín tâm cho các đạo hữu mới phát tâm tu học. Tâm chí thành tất linh ứng dù rằng gia đình các đạo hữu chưa có điều kiện để thờ Đức Phật.
- Hai là bài viết này có thể đem lại lợi ích nào đó cho một số cặp vợ chồng đạo hữu cũng chưa có con.

Hoatubi cũng xin bày tỏ thêm một vài suy nghĩ của mình: Hoatubi thấy nhiều người đi khắp nơi cầu con, có người thì đi chùa dâng lên Đức Phật đĩa trái cây, bánh kẹo, có người thì có thêm phần công đức cho nhà chùa. Khi về nhà rồi không biết tu hành, làm phước giải nghiệp cho bản thân, con cháu. Thực là một thiếu sót lớn. Nếu chỉ dâng lên Đức Phật đĩa trái cây, công đức một chút cho nhà chùa thì làm sao đủ phước đức để giải được nghiệp, làm sao để mà cầu được con. Nghiệp ác trong nhiều kiếp kể làm sao xiết, giải làm sao hết? Phải là người biết, tin sâu nhân quả, một lòng thành kính, tin tưởng nơi Đức Phật, tự lực tu hành, làm phước, độ tha thì mới có hi vọng lời cầu nguyện được linh ứng.

Nguồn: http://phapthi.net/f/showthread.php/164 ... 25eb7017e5" target="_blank
Đầu trang

Run_run
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 14
Tham gia: 20:46, 07/08/13

TL: Lợi ích của việc phóng sinh

Gửi bài gửi bởi Run_run »

- Đạo Phật là đạo từ bi và bình đẳng, tất cả sinh mạng của chúng sanh đều đáng quý. Nhưng dù vậy trong sinh hoạt hằng ngày vẫn không tránh khỏi việc giết hại những sinh vật nhỏ bé như gián, kiến, trùng... thì làm sao ạ?
- Cháu có biết sự tích về Đức Phật, ngày xưa Đức Phật và các vị Thánh chúng khi đi chân luôn cách đất một khoảng, nên không bị lỡ sát hại chúng sanh nào. Có một lần có một vị ngoại đạo muốn vu khống cho Đức Phật nên giết kiến bỏ vào dấu chân của Ngài, rồi la toáng lên, nhưng khi người dân nhìn vào dấu chân thì thấy những con kiến bị giết không những sống lại mà còn khỏe mạnh hơn trước và được nâng tầm tâm linh. Vì đức của Đức Phật quá lớn nên làm được những chuyện vi diệu như vậy. Nhưng chúng sanh thường tình thì...
- Hơn nữa chính Đức Phật cũng dạy đệ tử mỗi lần uống nước phải niệm Phật, không thì giết hại rất nhiều vi khuẩn (vi khuẩn cũng là chúng sanh)
- Nên cháu nghĩ kết hợp với việc làm phước thiện bên ngoài, bản thân mình có tự tu tâm dưỡng tính, sự tu tập riêng, để tăng cái đức của bản thân (tuy chẳng là gì so với Đức Phật nhưng cũng rất tốt), chắc chắn có sự tác động tốt tới môi trường xung quanh, dù ít hay nhiều và hồi hướng, sám hối tới tất cả chúng sanh vì thật sự có rất rất nhiều lúc làm tổn hại chúng sanh mà ta không biết, hơn nữa có nhiều chúng sanh biết đâu kiếp trước từng là ân nhân của ta, kiếp này bị đọa làm súc sanh mà ta không biết, lại còn làm tổn hại.
- Cháu xin mạo muội có đôi lời vậy thôi. Nếu có gì thất lễ mong mọi người bỏ quá cho ạ.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”