Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
minhducbacninh
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 515
Tham gia: 21:25, 21/09/09

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi minhducbacninh »

cảm ơn bác lại có thêm một bài viết hay.
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ
Đầu trang

giakhoa
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1569
Tham gia: 13:16, 26/07/11

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi giakhoa »

Cháu nghĩ nghiệp chết đối đã được giải,nhưng ông này không biết gìn giữ,không biết tiếp tục tạo quả,Những việc làm sau khi cải tướng phá tan tất cả,thậm chị quả báo có thể cả đến kiếp sau,Quả là một câu chuyện hay và ý nghĩa,là bài học cho tất cả mọi người,Luôn luôn tạo nghiệp tốt,tránh nghiệp xấu,để phước quả lâu dài
Nam mô a di đà phật
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ, alice112988
Đầu trang

baolam
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 428
Tham gia: 18:04, 21/06/11

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi baolam »

Muốn cải số cần vượt qua chính mình,tranh đấu với cái ác trong bản thân,luôn hướng tới niềm vui,sự tha thứ,biết đủ.Cũng như tập đấm quyền anh,phải đấm 1000 lần mới thành cao thủ thì làm việc phúc cũng phải ko ngừng,rèn tâm tánh ko ngừng mới có thể cải mệnh
Được cảm ơn bởi: binhminh212, Nam Đế, Tây Đô đạo sĩ, mitmitnana
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Ác giả ác báo

Giờ đây bà Loan mới thấm thía nỗi nhục nhã ê chề khi bị con dâu đối xử tàn nhẫn. Cuộc đời là thế, trước đây bà Loan không tin vào quả báo, không tin vào số kiếp nhưng rồi bà đã ngã ngũ ra, đã vỡ lẽ rằng, ở đời thật có luật nhân quả với kẻ ác.
Bà tự nhận mình là kẻ ác, là đứa con dâu không ra gì chỉ cho đến giờ phút này. Vậy mà hơn 20 năm qua, bà chưa bao giờ biết đến hai từ “ân hận”. Bà cũng chưa bao giờ nghĩ qua việc, phải làm sao để sống cho tử tế hơn bởi bà chẳng quan tâm, chẳng bao giờ nghĩ rằng, có đứa con dâu nào bà lại không trị được.
Ngày trước khi lấy chồng, bà là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp. Nhưng về nhà chồng, của cải trước mắt khiến bà lu mờ, dở thói ăn chơi đua đòi cùng bạn bè. Mẹ chồng bà hết sức cưng chiều con dâu con trai, coi con dâu cũng như con đẻ trong nhà. Thế nhưng bao lời động viên, bao lời tham gia, trách phạt của mẹ chồng dù là nặng nhẹ và đều để ngoài tai và coi không ra gì. Không hiểu tự bao giờ, người con gái ngoan hiền trở thành ra như thế. Có lẽ thói giao du bạn bè với những người giàu sang, những người phụ nữ chỉ biết đến tiền, không coi người khác nhất là gia đình nhà chồng ra gì đã khiến bà Loan thành ra như thế.
Rồi chồng bà bị trận bệnh nặng mà qua đời. Đám tang có nước mắt, có đau thương nhưng không phải là quá buồn khổ cho một người vợ vốn đã lâu không còn thiết tha người chồng chỉ biết cắm đầu vào công việc như chồng bà. Được hơn hai tháng sau khi chồng mất, bà Loan càng trơ trẽn, xúc phạm mẹ chồng, đối xử với mẹ không ra gì. Hàng xóm hết lời khuyên ngăn nhưng bà đều coi đó là lời không thật lòng, chỉ vì ghen tuông với của cải vất chất của chồng bà để lại mà họ soi mói, khó chịu như thế.
Đến cơm nước cũng chẳng buồn nấu cho mẹ chồng ăn. Rồi bà chia hẳn cho mẹ chồng một gian nhỏ không bằng cái bếp của nhà bà cho mẹ chồng ở, ngày hầu hạ cơm nước cho bà đi làm nhưng lại không ăn chung cùng mẹ chồng. Có cái gì ngon thì bà ăn bằng sạch không thì cũng gọi bạn bè bù khú, đến đập phá bia rượu, bài bạc rồi lại tha hồ ăn nằm, ngủ nghỉ lại nhà cứ như nhà chứa. Mẹ chồng ấm ức nhưng vì tuổi cao sức yếu nên không thể làm gì được nữa. Vả lại hàng xóm họ biết đấy nhưng nói thì họ nghe, họ hiểu và thông cảm có ai giúp được gì đâu. Chỉ oán trách người con trai xấu số của bà đã ra đi sớm để lại cảnh côi cút cho bà với cô con dâu ngày càng cay nghiệt.
Mẹ chồng bị con dâu đối xử không khác gì một người ở trong nhà thậm chí còn chẳng bằng người ở bởi bà làm việc hùng hục, cơm nước ngày 2 bữa cho con dâu nhưng làm gì có lương, làm gì có đồng ra đồng vào để tiêu pha. Bà chỉ cặm cụi cái rau, cái cỏ, cân cà, cân hành bán qua ngày những lúc con dâu đi làm rảnh rỗi để tiêu xài. Nhìn người đàn bà tội nghiệp ai cũng thương hại, lại mua cho bà nhiều hàng mong bà có tiền thuốc thang. Có lẽ chỉ còn nước giết mẹ chồng là bà Loan không dám làm chứ chuyện tàn nhẫn nhất, cho mẹ ăn cơm nguội thừa, cháo loãng sắp đổ đi, để mấy ngày bà Loan cũng có thể làm được.
Rồi người mẹ chồng ấy cũng qua đời. Trước khi ra đi bà không đành lòng nhắm mắt, cứ nhìn chằm chằm vào cô con dâu bất hiếu mà hai hàng nước mắt tràn ra, không sao vuốt được. Bà Loan bắt đầu thấy sợ, ám ảnh trong tâm.
Rồi con trai bà Loan lớn, đến ngày lấy vợ, bà cũng tìm kiếm và duyệt cho con một người vợ hiền lành, nhu mì và con và rất yêu. Tình yêu tưởng đẹp, gia đình tưởng sẽ hạnh phúc nhưng có lẽ những việc ác mà bà Loan đã làm, người ta, con trai bà và cả ông trời cũng đã không thể nào quên.
Cô con dâu mới cũng tàn nhẫn với bà Loan như chính bà đã đối xử với mẹ chồng của mình
Bà lại được thể hành hạ con dâu, coi con dâu như người ở trong nhà, bắt phục dịch mọi thứ. Vì yêu chồng nên cô con dâu ngậm đắng nuốt cay. Vậy mà vì dạy được con dâu nên lúc nào bà cũng tự hào lắm với hàng xóm láng giềng nhưng bà đâu có hiểu rằng, từ lâu người ta đã nhìn bà bằng con mắt khinh rẻ và coi thường.
Căn bệnh hiểm nghèo đã khiến bà Loan không còn sức mà gắt gỏng, ép buộc cô con dâu vốn được coi là ngoan hiền trong xóm phải làm lụng vất vả quần quật rồi về đưa tiền cho bà. Khi bà ngã bệnh, cô đã thay đổi nhưng cả xóm láng chẳng ai buông một lời trách móc người con dâu vốn ngoan ngoãn hiếu thảo ấy. Chỉ vì họ biết lòng dạ độc ác của bà, cái cách đối xử tàn nhẫn mà bà đã dành cho chính mẹ chồng mình cách đây hơn 20 năm. Người ta chỉ lắc đầu, tặc lưỡi rằng “gieo nhân nào thì gặp quả ấy” mà thôi.
Bà Loan chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, nằm trên giường bệnh mà chờ miếng cháo của đứa con trai bà luôn cưng chiều. Nhưng từ ngày biết mẹ mình độc ác với bà nội và đối xử tàn nhẫn với vợ, việc chăm sóc mẹ để đối với con trai bà mà nói cũng chỉ là phần trách nhiệm nặng nề còn lại. Dù không phải là bất hiếu, dù chẳng tàn nhẫn nhưng chính đứa con ruột cũng chẳng thể nào đồng tình với người mẹ độc ác của nó cách đây hơn 20 năm.
Số phận lặp lại số phận, cuộc đời lặp lại cuộc đời, bà Loan rơi đúng vào tình cảnh như mẹ chồng bà cách đây hơn 20 năm mà hẳn bà vẫn còn nhớ như in từng cử chỉ, lời nói độc ác của bà dành cho mẹ. Cô con dâu của bà cũng làm y như thế, bà chỉ dám nghĩ, tại sao lại thế này, chả lẽ nó là cuộc đời lặp lại của bà, để bà nhìn thấy rằng, trước đây bà là người ra sao.
Con trai bà không đến nỗi xa lánh mẹ nhưng nó cũng hiểu rằng, ngày xưa mẹ nó là người đàn bà ra sao. Nghĩ đến công dưỡng giáo, sinh thành mà nó còn có hiếu với mẹ. Nhưng giờ nó đi làm xa, chỉ vợ nó ở nhà, đối xử ra sao với người trên giường bệnh vợ nó đâu có báo cáo, đâu có nói thật. Chả lẽ, đời bà cũng chết dần, chết mòn như mẹ chồng bà?

Có lẽ ở đời quả có quy luật nhân quả, kẻ ác ắt gặp quả báo, người hiền ắt gặp lành. Nếu quả như vậy, con người sẽ biết sống vì nhau hơn, đối xử nhân đạo với nhau hơn và chân thành hơn. Đó chẳng phải là điều quá tốt cho xã hội và cứu vãn những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người?

Nguồn:http://www.eva.vn/eva-tam-chuyen/ac-gia ... 55828.html
Được cảm ơn bởi: Nam Đế, teamoon, phongvan38, cloudstrife, Ngocthuy3107, ngoctrantran, phoenix18, cunconhamchoi, hoanang88, mitmitnana, tanpopokid, hongdo2804, quagia, baby263, hoangphantung, HoaSenTuoiSang, công chúa mùa thu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Chuyện quả báo nhãn tiền của Nga

Đoàn tàu chuyển bánh. Những ánh điện từ nhà ga Sochi nhấp nháy ngoài cửa sổ. Nikolai Petrovitch Sokolovski đặt chiếc vali nhỏ màu đen của mình vào trong góc, rồi xếp nó lên ngăn hành lý phía trên.
Ông ta kiểm tra các ổ khóa vali, và để cho yên tâm ông ta còn giật giật các ổ khóa vài lần; lấy cái áo mưa của mình phủ lên chiếc vali; sau đó đến ngồi bên cửa sổ.
Một tiếng đồng hồ trôi qua, quang cảnh ven biển chạy dài qua ô cửa sổ làm Sokolovski chán ngấy, ông ta quyết định bước ra ngoài. Nhìn ra cửa sổ hóa ra là một nhà ga lớn. Đoàn tàu bắt đầu giảm tốc. “Nhà ga Lazarevski” - Sokolovski đọc.
Đoàn tàu dừng lại, Sokolovski bắt đầu quan sát sân ga, ông ta đã đi qua ga đây nhiều lần nhưng chưa lần nào rẽ xuống nhà ga này. “Hẳn là một nhà ga đẹp - lần nào ông ta cũng thầm nghĩ vậy - Giá mà được sống ở đây thì hay biết mấy”.
Bỗng nhiên ông ta nhìn thấy một người còn khá trẻ, xuống mua thứ gì đó trong một kiôt của nhà ga và bước rất nhanh trở lại tàu.
- Sergei! - Sokolovski gọi và vẫy vẫy tay.
Người ấy ngẩng đầu lên nhìn.
- Anh Sokolovski phải không?
Đúng lúc đó đoàn tàu lại bắt đầu chuyển bánh. Sergei nhảy thật nhanh lên bậu cửa toa tàu, hai tay bám vào hai mép cửa. Đoàn tàu chuyển bánh. Sergei bước vào bên trong toa.
- Cậu cũng đi trên chuyến tàu này à? - Sokolovski ngạc nhiên hỏi, khi Sergei tiến gần lại chỗ mình.
Sergei còn trẻ, trông vẻ ngoài khoảng 30 tuổi, mái tóc đen cắt ngắn, mặc một bộ quần áo với đường may cắt khéo. Một thời gian anh ta từng làm việc dưới quyền Sokolovski trong công ty của ông. Từ đó đến nay cũng vài năm trôi qua, hình như ba hay bốn năm gì đó Sokolovski không nhớ rõ. Bây giờ họ đang đứng đây và nhìn nhau ra chiều thú vị.
Sergei mỉm cười, giang tay ra.
- Đúng là quả đất tròn phải không.
- Cậu cũng về Moskva à?
- Thì còn đi đâu nữa!
- Nghỉ ở Sochi à?
Sergei gật đầu.
- Còn anh?
- Tôi đi công tác. Ký được một hợp đồng nên tôi có thời gian để nghỉ ngơi. Mà nói chung tôi thường đi nghỉ ở Hi Lạp hoặc ở đảo Cyprus...
Sergei gật đầu, mỉm cười.
- Mỗi người mỗi cảnh...
- Cậu muốn vào buồng tôi không - Sokolovski mời - Chúng ta cùng ngồi... Mà ngồi không trên tàu thật chán.
- Sẵn sàng.
Họ quyết định uống để mừng cuộc hội ngộ. Trên bàn trong buồng của Sokolovski có một chai vodka Smirnov và hai chiếc cốc nhựa nhỏ. Cũng có một chút đồ nhắm. Họ bắt đầu chuyện trò. Họ nói về nhiều chủ đề: về các cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai, về Chesnia, về Nam Tư. Khi chai rượu đã vơi phân nửa, Sokolovski quan tâm hỏi:
- Thế giờ cậu làm gì?
Sergei hơi bối rối, đưa mắt nhìn cái cốc không và lấy các ngón tay xoay xoay nó.
- Tôi làm ở Bộ Tài chính, giữ một vị trí nhỏ thôi.
- Vị trí gì?
Sergei gãi gãi tai.
- Xin lỗi anh, công việc của tôi rất bí mật, tôi không thể tiết lộ cho anh biết được...
Rồi anh ta nhìn Sokolovski không chớp mắt. Ông này khoát tay ra chiều hiểu biết.
- Không sao.
Bản thân Sokolovski cũng từng làm ăn rất mờ ám, nên ông ta chân thành mến mộ những người kín tiếng. Sergei với tay lấy chai rượu và không vội rót rượu vào cốc.
- Cậu đợi tôi chút nhé - Sokolovski đứng dậy - Tôi phải ra ngoài một lát.
Ông ta do dự trong một giây, sau đó gỡ tấm áo mưa ra, với tay lấy chiếc vali trên ngăn để đồ rồi bước nhanh ra ngoài. Khoảng năm phút sau thì Sokolovski quay trở vào. Vẻ mặt ông ta trông rất bình thản và yên tâm. Sergei vẫn ngồi đợi và đang chăm chú nhìn ra ngoài cửa sổ.
- Anh Sokolovski - anh ta đăm chiêu nói - tôi muốn hỏi ý kiến anh một việc.
Anh ta đút chai rượu vào trong góc và ngả người về phía trước, khi nhìn qua cửa sổ thấy các bờ biển tối đen, chỗ thì như thể chạng vạng, chỗ thì sang sáng dưới ánh trăng tháng tám.
Sokolovski đặt chiếc vali vào đúng chỗ cũ, và lại lấy áo mưa của mình phủ lên nó. Sau đó ông ta ngồi xuống đối diện với Sergei, hơi ngả người ra và đặt hai tay trước bụng.
- Anh là người năng động, giàu kinh nghiệm - Sergei bắt đầu - tôi coi trọng ý kiến của anh. Tôi muốn anh cho tôi một lời khuyên. Đơn giản là một lời khuyên.
Sokolovski gật đầu và tỏ ý sẵn sàng lắng nghe.
- Trong công việc của tôi, tôi thường buộc phải làm những gì mà tôi không muốn làm. Nói thế nào cho anh hiểu bây giờ... - Sergei nhún vai - Lương tâm tôi cắn rứt... Thế mà tôi vẫn buộc phải làm... Anh có hiểu tôi không?
Sokolovski gật đầu.
Sergei lục tìm trong các túi và lấy ra một bao Marlboro. Anh ta rút ra một điếu và đưa lên miệng. Sau đó, sực nhớ ra là ở đây cấm hút thuốc, anh ta bỏ điếu thuốc xuống mặt bàn.
- Điều quan trọng - Sokolovski nói - là kiếm được tiền. Tiền phân biệt một người đàn ông với một con đực. Tiền khiến ta trở nên tự do và độc lập. Bởi vì, cái nghèo ấy mà, là điều đáng sợ nhất trong cuộc sống này. Cái nghèo biến cậu thành kẻ yếu đuối mà người ta tha hồ chèn ép và ấn đầu ấn cổ. Tiền lại nâng cậu lên đỉnh cao của thế giới, làm cậu trở nên tự do.
Bởi, tự do là gì? Là quyền hành đối với những người khác. Loài người là những con mãnh thú và những con sói núi độc ác. Chúng liếm giày và ăn thịt những kẻ yếu hơn mình. Không thể có bình đẳng giữa những người bình đẳng. Sự ngu ngốc tràn ngập. Tự do... tự do vì thế chính là khi những người khác phủ phục dưới chân cậu. Mà tiền lại cho cậu cái tự do này. Điều quan trọng là thế đấy.
Còn tội lỗi... tội lỗi cũng chạy vào nhà thờ làm vấy bẩn nhà thờ. Cậu cần gì nghĩ đến tội lỗi. Và còn nữa... Cậu phải hiểu một điều quan trọng nhất trong cuộc sống này cậu cần phải hiểu, nếu muốn sống và sống một cách bình thường. Đó là loài người trên thế giới này được chia thành hai phần bất bình đẳng: những người tháo vát và những kẻ ngù ngờ. Tự cậu hãy quyết định xem cậu muốn trở thành ai. Những người tháo vát sống, còn những kẻ ngù ngờ tồn tại. Nó đã là như thế và sẽ là như thế. Đạo đức, danh dự, lương tâm đều do những người tháo vát nghĩ ra hết.
Sergei chăm chú lắng nghe. Sokolovski tiếp tục:
- Họ còn nghĩ ra cả tôn giáo. Cần phải giải thích cho những kẻ ngù ngờ biết vì sao chúng sẽ không bao giờ được sống như những con người và chúng cần phải thỏa hiệp với điều này.
Sergei bối rối.
- Nhưng chúng ta có lẽ không nên làm rối tung tôn giáo lên ở đây thì tốt hơn?
Sokolovski xua tay.
- Nhưng xin lỗi cậu. Không ai có thể trở về từ thế giới bên kia, mà cũng chẳng ai nhìn thấy Chúa Trời cả. Hay có thể là tôi nói không đúng?
Sergei nhún vai.
- Có lẽ anh nói đúng.
- Thế đấy - Sokolovski căng thẳng cởi các khuy áo bên trên - ông ta cảm thấy ngột ngạt - Tất cả các ông vua, các nhà quí tộc, những người thống trị đều là những người tháo vát, còn những người phục vụ họ, những đầy tớ, những nông nô, những nô lệ, là những kẻ ngù ngờ. Những người tháo vát nghĩ ra luật pháp. Họ nghĩ ra cho những kẻ ngù ngờ vốn muốn nghe theo tôn giáo.
Luật pháp luôn luôn và ở khắp mọi nơi bảo vệ cho những người tháo vát và bảo vệ họ khỏi những kẻ ngù ngờ. Những kẻ ngù ngờ không thích tất cả điều này, và chúng tạo ra các cuộc lật đổ mà rốt cuộc cũng quay trở về với cái máng lợn của ông lão đánh cá. Nhưng một số kẻ thông minh hơn trong số đó đã vươn mình lên cao và trở thành những người tháo vát. Tất cả lại trở về như trước.
- Nhưng nghệ thuật, văn học - Sergei cố gắng phản bác - lại luôn luôn dạy rằng cái ác cuối cùng tất bị trừng trị, và người ta nên hành động theo lương tâm...
- Nghệ thuật cũng là một phát minh của những người tháo vát - Sokolovski đứng dậy khỏi chỗ ngồi - Nó còn là một cái bẫy giăng ra cho những kẻ ngù ngờ. Cậu hãy tự nhìn xem: nghệ thuật, luật pháp, tôn giáo tất cả đều chỉ nói về một điều: hãy làm điều tốt và đừng làm việc xấu. Kẻ nào làm việc xấu tất sẽ bị trừng trị. Tôn giáo cảnh báo, luật pháp đe dọa, đạo đức răn dạy, nghệ thuật rao giảng.
Tất cả chỉ về một điều: đừng giết chóc, đừng trộm cắp, đừng lừa đảo. Đúng thế hay không? Nhưng cậu nhìn chung quanh xem: ở bất kỳ đất nước nào, bất kỳ thời đại nào, những kẻ nắm quyền cũng đều ăn cắp, giết người và lừa đảo. Họ sống sung túc và sẽ sống sung túc cho đến chừng nào thế giới này còn tồn tại. Mà ai tuân thủ những giới luật của họ, người đó sẽ luôn ngốn cả phân. Người tháo vát sẽ chùi nó khỏi gót giày và thuyết giáo cũng như tuân thủ tất cả những gì mà chính anh ta không định tuân thủ.
Sokolovski ngả người về phía trước. Ông ta mệt nhoài nhưng hài lòng với cái mớ quan điểm bất khả xuyên thủng của mình. Sergei cau mày. Anh ta muốn phản bác nhưng không hiểu sao lại thôi, chỉ buồn bã gật đầu.
- Tự cậu phải quyết định - Sokolovski kết luận - rằng cậu sẽ thuộc hạng người nào. Nếu cậu không muốn làm một kẻ ngù ngờ, hãy quên “danh dự” và “lương tâm” đi. Đó là ảo tưởng. Cậu sẽ có danh dự khi cậu có tiền và cậu có thể mua được tất cả. Lương tâm... lương tâm... đó là hãy làm những gì cậu thấy có lợi cho mình và luôn biện hộ cho mình.
Sergei gật đầu tuyệt vọng.
- Sokolovski, anh đã thuyết phục được tôi - anh ta đứng dậy khỏi chỗ - Thành thật mà nói, tôi những muốn tìm lý do để phản đối... nhưng chẳng tìm thấy lý do nào cả... Nhưng dù sao đi nữa thì vẫn phải có những ngoại lệ nào chứ? Có thể có những điều mà tốt hơn là ta không nên làm? Phải có những giới hạn chứ?...
- Sergei - Sokolovski lắc đầu - tôi không biết cậu làm gì ở Bộ Tài chính và tôi cũng không cần biết. Cậu hãy thản nhiên làm công việc của mình. Hãy làm những gì miễn là cậu có tiền. Hãy làm và quên béng lương tâm đi. Nếu cậu là người thông minh, hãy quên đi.
- Được thôi - Sergei rút trong túi ra một khẩu súng lục có thiết bị giảm thanh - Được thôi - Anh ta ngắm mục tiêu - Tôi không làm trong Bộ Tài chính, Sokolovski ạ. Mà điều này thì quan trọng gì.
Sokolovski từ từ há hốc mồm.
- Chắc anh đi Sochi để ký một hợp đồng đặc biệt?
- Sergei, cậu làm gì thế?..
- Thế thì tôi biết rằng trong vali của anh, chiếc vali mà anh giữ cẩn thận đến mức đi vệ sinh cũng mang theo người có gì rồi...
- Sergei, việc này không tốt đâu. Vì chúng ta biết nhau đã lâu...
- Thế “không tốt” là gì? Không tốt - đó là khi không có tiền trong túi. Anh chả đã nói thế còn gì?... Mở vali ra ngay!
Sokolovski đứng dậy lấy vali xuống.
- Tôi không biết mã khóa - ông ta nói một cách kiên quyết.
Nhưng Sergei lắc đầu.
- Tôi đếm đến ba. Một...
- Được, tôi mở.
Sokolovski mở hai ổ khóa vali bằng những ngón tay run rẩy và khó bảo. Sergei đã không nhầm. Trong vali đầy những đồng đôla.
Sokolovski hơi run khi nhìn thấy nòng súng lơ lửng trong không trung, cách trán ông ta 3cm. Ông ta đã hiểu chuyện gì đang xảy ra.
- Sergei - ông ta lắp bắp - Cậu không sợ Chúa sao...
- Chúa nào, Sokolovski? Anh đã bảo không ai nhìn thấy Chúa. Và không ai còn trở về từ thế giới bên kia...
Đầu Sokolovski xoay mòng mòng với những suy nghĩ đầy mâu thuẫn. Cần phải nói điều gì đó, cần phải nói ngay nhưng... nói gì đây? Vì ông ta đã nói tất cả trước đó rồi!

Nguồn:http://vietbao.vn/Giai-tri/Ac-gia-ac-bao/40150616/372/
Được cảm ơn bởi: Phuong2810, cloudstrife, noingong, phoenix18, cunconhamchoi, mitmitnana, BillGates6868, hongdo2804, quagia, baby263, HoaSenTuoiSang
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cloudstrife
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4207
Tham gia: 20:34, 24/11/10

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi cloudstrife »

Phúc báu




Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nghe nói: Người này "có phúc" quá, cho nên mới được vừa giàu sang, vừa học giỏi, vừa đẹp đẽ, vừa mạnh khỏe, vừa may mắn, cầu con được con, cầu của được của, vạn sự như ý, tùy tâm mãn nguyện.


Hoặc cũng có khi chúng ta nghe nói: Người này "bạc phúc" quá, cho nên làm chuyện gì cũng thua lỗ, tính toán việc gì cũng hỏng, muốn gì cũng không nên, cầu gì cũng chẳng được, tai họa xảy ra tới tấp, gặp xui xẻo liên miên!

Khi được may mắn, khi được sung sướng, khi được những sự như ý, khi được tất cả những điều gọi là "có phúc", người đời thường nghĩ rằng, cho rằng: mình có phúc báu như vậy là do trời thương, trời ban cho mình! Những người đó không chịu tìm hiểu thêm: Tại sao ông trời lại thương mình và ban cho mình phúc báu như vậy, mà không ban cho biết bao nhiêu người khác? Như vậy có phải là bất công chăng? Như vậy có đúng chăng? Tại sao con người lại có ý nghĩ như vậy?

Sở dĩ con người có ý nghĩ như vậy là do tâm ích kỷ nhiều đời, do tập khí tham lam bỏn sẻn, do tính ganh tị đố kỵ mà ra. Con người khi được sung sướng, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng bận tâm đoái hoài, đó là tâm ích kỷ. Con người khi được toại nguyện, muốn gì được nấy, thì mặc kệ người khác ra sao, thậm chí trong lòng còn chẳng muốn ai khác được như vậy, đó là tập khí tham lam bỏn sẻn. Con người khi được thành công thắng lợi, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng muốn ai khác bằng mình hay hơn mình, đó là tính ganh tị đố kỵ vậy.

Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị như vậy. Những "phúc báu" chúng ta đã hưởng, đang hưởng, và sẽ hưởng, chính do chúng ta đã tạo trong nhiều kiếp trước và ngay trong kiếp này. "Mình làm mình chịu, mình làm mình hưởng" mới là lẽ công bằng tuyệt đối vậy. Cũng không ít người thắc mắc: Làm sao biết mình "có phúc" hay không? Làm sao để tạo phúc? Ðồng thời chúng ta cũng cần nên biết: thế nào là phúc hữu lậu và thế nào là phúc vô lậu? Và khi làm phúc giúp đỡ ai điều gì, mình nên nguyện như thế nào?

* * *



Trên thế gian này, nếu ngước nhìn lên chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người giàu sang hơn mình, học thức hơn mình, khỏe mạnh hơn mình, sung sướng hơn mình, đẹp đẽ hơn mình, địa vị hơn mình, quyền thế hơn mình, may mắn hơn mình, nhàn nhã hơn mình, bình yên hơn mình, thông minh hơn mình, sáng suốt hơn mình, nhứt là không biết bao nhiêu người tu tập giác ngộ hơn mình, được an lạc và hạnh phúc hơn mình. Những người như vậy chính là những người "có phúc" hơn mình.

Trái lại, khi nhìn xuống chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người nghèo hèn hơn mình, dốt nát hơn mình, yếu đuối hơn mình, khổ sở hơn mình, xấu xí hơn mình, thấp kém hơn mình, cô thế hơn mình, xui xẻo hơn mình, cực khổ hơn mình, hoạn nạn hơn mình, đần độn hơn mình, tối tăm hơn mình, nhứt là không biết bao nhiêu người không được sống an lạc và hạnh phúc như mình. Những người như vậy chính là những người "bạc phúc" hơn mình.

Như vậy, rõ ràng chúng ta được gọi là "có phúc", hay đang thọ hưởng "phúc báo", nếu như chúng ta có đủ tay chân, mắt mũi vẹn toàn, cơm ăn áo mặc, khỏe mạnh ít đau, sống lâu trăm tuổi, tâm trí bình thường, gia đình hạnh phúc, cuộc sống tương đối đầy đủ, cuộc đời tương đối bình yên, không gặp hoạn nạn, không gặp hiểm nguy, không gặp tai biến, không gặp chiến tranh, không gặp đói khát, không gặp kẻ thù, không gặp thiên tai, hỏa hoạn động đất, bão lụt cuồng phong.

Khi nào bị đau mắt, không còn nhìn thấy được gì nữa cả, chúng ta mới thấy giá trị của đôi mắt, giá trị của thị giác, mà hằng ngày chúng ta không lưu tâm. Ðến khi gặp thầy gặp thuốc, được chữa lành bệnh, đôi mắt trở lại như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có phúc"! Hoặc khi nào bị bệnh bại xuội cả hai chân, không còn đi đứng được bình thường, phải dùng xe lăn. Ðến khi khỏi bệnh, được bình phục như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có phúc"!

Thí dụ như trên một chuyến máy bay, một chuyến tàu thủy hay một chuyến xe lửa gặp tai nạn, hằng trăm người thương tích tử vong, những người được sống sót chính là những người "đại phúc" vậy. Họ là những người theo đủ mọi tôn giáo, thuộc đủ mọi sắc dân, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, gồm đủ mọi lứa tuổi, nhưng điểm quan trọng là: chính họ đã "tu nhân tích phúc" nhiều đời nhiều kiếp trước, mới được sống còn như vậy, chứ không phải do họ cầu nguyện van xin thánh thần thiên địa gì cả, dù là chí thành và khẩn thiết lắm, trong lúc ngộ nạn, mà được đâu!

Chúng ta thử suy nghĩ: trong khi lâm nạn, người thì cầu Ðức Mẹ cứu giúp, người thì cầu Bồ Tát Quán Âm cứu tai, cứu khổ, cứu nạn. Vậy, khi cả hai người cùng thoát được nạn, vị nào thực sự đã tế độ họ? Thực sự chính "phúc báo" của mỗi người đã cứu chính họ mà thôi. Người có "phúc báo" nhiều hơn, thoát nạn một cách an ổn hơn. Người có "phúc báo" ít hơn, thoát nạn với một chút xây xát. Người hết phúc báo, không phúc báo, thì đã vong mạng!

Thậm chí trong số những người tử vong trong các tai nạn, nhiều trường hợp có cả các chức sắc thuộc các tôn giáo, có cả những người đã từng đại diện thượng đế tha tội cho nhiều người khác! Còn chính họ có tội nghiệp, đến lúc phải trả, vẫn phải đền trả quả báo, nghiệp báo như mọi người khác vậy!

Chúng ta đọc báo cũng thấy có những chuyến hành hương cầu nguyện của các tôn giáo, bị lật xe trên đường đi hoặc trên đường về, gặp nạn hỏa hoạn tại thánh địa, tại khu vực hành lễ, khiến cho hàng trăm người, hàng ngàn người tử vong thương tích. Ðiều này giúp cho chúng ta nhận định rất rõ ràng rằng: con người tạo nghiệp báo, dù vô tình hay cố ý, cho đến lúc quả báo chín mùi, lại không có phúc báo che chở, thì cầu nguyện van xin cũng chẳng ích lợi gì, chẳng có hiệu quả gì.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhân tích phúc, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc!

Có ông Liêm Sứ ở Hồng Châu, đến hỏi Thiền sư Mã Tổ Ðạo Nhất: Uống rượu ăn thịt là nên hay không nên? Mã Tổ Ðạo Nhất đáp: Uống rượu ăn thịt là cái "lộc" của ngài. Không uống rượu ăn thịt là cái "phúc" của ngài! Có phúc mới hưởng lộc. Có phúc mới trường thọ. Không phúc sao được hưởng lộc, sao được trường thọ? Như vậy, chúng ta đã tạm hiểu thế nào là "có phúc". Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu vấn đề: trong cuộc sống hằng ngày, những phương cách nào, những pháp môn nào, những việc làm nào, những hành động nào, những lời nói nào, hay những ý nghĩ nào có thể tạo "phúc báu", công năng và ích lợi của "phúc báu" như thế nào?



Bố Thí




Hạnh bố thí là nền tảng của tất cả các hạnh lành, là căn bản của việc thực hành giáo pháp, luôn luôn được đề cập đến trong Phật giáo. Bản chất của con người thế gian là luôn luôn muốn có, muốn thêm, muốn nữa, không bao giờ thấy đủ, không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có.

Cho nên, nếu được lên thiên đàng, nếu được về cõi tây phương, mà vẫn còn giữ lòng tham như vậy, gọi là "đới nghiệp vãng sinh", thì con người vẫn thấy khổ đau như hiện đời vậy thôi. Muốn được an lạc hạnh phúc hiện đời, ngay tại thế giới ta bà này, hãy vui thích với những gì mình đang có, bởi vì mình không thể có những gì mình thích. Mong cầu nhiều, mơ ước nhiều, chỉ thêm nhiều đau khổ mà thôi. Thực là đơn giản!

Ðạo Phật dạy hạnh bố thí để giúp con người dẹp lòng tham lam ham muốn, ích kỷ hẹp hòi, gồm có tham tiền tài, tham sắc đẹp, tham danh vọng, ham ăn ham uống, ham ngủ ham nghỉ. Ðạo Phật dạy hạnh bố thí để đem lại an lạc và hạnh phúc cho người đời. Tại sao vậy? Bởi vì với lòng tham ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy, nói trên, con người trên thế gian phải đấu tranh, giành giựt, phải dùng mọi thủ đoạn để thỏa mãn, bất chấp sự đau khổ của kẻ khác, bất chấp sự an nguy của chính bản thân, với bất cứ giá nào cũng phải đoạt cho bằng được sự như ý! Không được thỏa mãn, con người dễ nổi lòng sân hận, thù đời ghét người, oán trời trách đất!

Hạnh bố thí giúp con người hiểu được ít nhiều sự an lành thiết thực của người và của chính mình như thế nào. Cái gì mình tiêu xài thì đã qua mất rồi. Cái gì mình đang có chưa chắc giữ được lâu dài, nhưng chắc chắn rằng sẽ để lại khi qua đời. Chỉ có những gì mình đã bố thí, đã cho ra, mới thực sự là "của mình", mới thực sự là "phúc báu", và sẽ đến với mình các qua dạng: bình yên may mắn, tai qua nạn khỏi, cầu gì được nấy, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Trong khi thực hành hạnh bố thí, chúng ta đừng nên thắc mắc: nếu mình quyên góp tiền bạc cho một người hay một tổ chức nào đó, để làm việc từ thiện, nhưng họ không làm đúng như lời họ nói, thậm chí họ còn lợi dụng lòng tốt của nhiều người để thủ lợi, làm việc sai trái, thì mình có được "phúc báu" hay không?

Tại sao vậy? Bởi vì khi chúng ta tự nguyện, phát tâm tùy hỷ, đóng góp tịnh tài cho một việc từ thiện, cứu người giúp đời, với tâm vị tha bất vị kỷ, vì người quên mình, vì muốn giúp người, không vì phúc báu cho mình, thì chúng ta đã có "phúc báu" ngay tại chỗ đó rồi, ngay từ lúc phát tâm tùy hỷ như vậy đó. Còn chuyện người đó, chùa đó, tổ chức đó, có làm đúng hay không, tội nghiệp họ tạo, quả báo họ sẽ tự nhận. Nhân nào quả nấy. Chúng ta không cần phải bận tâm!

Chúng ta cũng được hiểu thế nào là "phúc điền" cao thượng nhứt, đó là những "ruộng phúc" đem lại nhiều "phúc báu" nhứt, khi hành động tạo phúc của chúng ta hướng đến. Cũng ví như người nông dân hiểu biết đám ruộng nào phì nhiêu, trồng trọt sẽ cho năng suất cao nhứt. Phúc điền cao thượng đó chính là bốn ơn nặng, hay tứ trọng ân, gồm có: ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn xã hội, ơn tam bảo.

Hạnh bố thí dù là tài thí, pháp thí hay vô úy thí, đều đem lại "phúc báu" vô lượng vô biên, nếu như mình làm hạnh bố thí với thiện tâm, trực tâm và bồ đề tâm. Nghĩa là tạo được bao nhiêu "phúc báu" do hạnh bố thí, chúng ta đều nên phát tâm "hồi hướng" cho toàn thể chúng sinh trong pháp giới đồng thọ hưởng. Có như thế, quả báo phúc đức sau này, còn gọi là phúc báo, mới thực sự to lớn. Tại sao vậy? Bởi vì không giữ riêng cho mình, dù là "phúc báu" do chính mình tạo nên, có nghĩa là mình đã diệt được lòng tham. Khi lòng tham đã diệt được, sự giải thoát mới hoàn toàn, phúc báo mới vô lượng vô biên vậy.



Trì Giới



Trì giới là nghiêm chỉnh ăn ở theo đúng giới luật của Phật Tử, dù là cư sĩ tại gia, hay tu sĩ xuất gia. Nhờ đó, trong cuộc sống, chúng ta không làm tổn nhân, hại vật, trong khi tạo ích lợi cho mình. Ðó là cách tạo "phúc báu" vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn. Thí dụ như chúng ta trì giới không nói dối, không nói lời xuyên tạc, thêm bớt, vu cáo, để buộc tội, vu oan cho kẻ khác phải chịu nhiều đau khổ, cho thỏa mãn lòng căm tức của chúng ta đối với người đó, dù cho đó là kẻ thù, hay kẻ mình không ưa cũng vậy. Thí dụ như người tu sĩ Phật giáo cố gắng giữ gìn giới hạnh trong sạch, cuộc sống thanh tịnh, chăm lo tu học, không tham gia hoạt động thế sự, không lo chuyện thế gian, không ham danh văn sĩ, thi sĩ, tiến sĩ gì gì đó với đời, thì vị tu sĩ đó đem lại biết bao nhiêu "phúc báu" cho chính bản thân, cho đồng bào Phật Tử và cho đạo pháp.

Ðược như vậy, không cần đợi đến kiếp mai sau, mà ngay hiện tại, trên cuộc đời này, ở tại nơi đây, trong kiếp sống này, chúng ta có thể thọ hưởng "phúc báu" của một nếp sống giới hạnh. Lợi ích của giới đức phát sinh ngay trong hiện tại. Hiện tại rất quan trọng đối với người biết sống trong tỉnh thức, biết quán sát nội tâm, biết giữ gìn giới hạnh. Quá khứ đã trôi qua, nhớ nhung tiếc nuối chỉ phí phạm thời giờ, chẳng những điên rồ, mà đôi khi còn tạo nghiệp xấu, vì những chuyện tức giận, thù hận đã qua.

Trong khi đó, tương lai chỉ là viễn ảnh mơ hồ, không có gì cố định, không có gì chắc chắn. Người nào hẹn đến khi có tuổi rồi, mới cạo đầu vào chùa bắt đầu tu, cũng là người đang sống trong mơ, đang trong cơn mê. Tại sao vậy? Bởi vì có ai biết được chắc chắn mình sống đến bao lâu?

Trong khi đó, chúng ta có thể tạo "phúc báu" bằng cách tu tâm dưỡng tính, ngay hiện tại, trong cuộc sống hằng ngày, đừng đợi đến ngày nào cả. Tu tâm dưỡng tính được ngày nào, chúng ta hưởng "phúc báu" ngay ngày đó, thì tại sao phải hẹn? Vã lại tu tâm dường tính đâu phải là việc dành riêng cho các tu sĩ, hoặc đâu phải cạo đầu vào chùa mới gọi là tu! Các bậc tôn túc thường nhắc nhở chúng ta: "tu mau kẻo trể" và "tu trong mọi hoàn cảnh", chính là nghĩa đó vậy.

Chẳng hạn như trước đây, chúng ta thích bàn chuyện thị phi, phải quấy, tốt xấu, thích xen vào chuyện của thiên hạ thế nhân, cho nên lắm khi gặp rắc rối, tranh cãi, đôi co, mích lòng, có khi dẫn tới chuyện kiện tụng lôi thôi.

Bây giờ chúng ta hiểu được giáo lý đạo Phật, biết rằng tu tâm dưỡng tính đem lại nhiều "phúc báu" hiện đời, có thể thực hành trong mọi hoàn cảnh, chúng ta quyết tâm dừng ngay, chừa bỏ tất cả, thì cuộc sống sẽ an lạc và hạnh phúc, không còn phiền não và khổ đau nữa.

Giới luật ví như hai đường sắt của một tuyến xe lửa. Chiếc xe lửa nào, chạy đúng đường sắt, sẽ chạy ngon lành, đến nơi đến chốn, bình yên vô sự. Chiếc nào mà chạy, trật khỏi đường rầy, tức nhiên lật gọng, tai nạn thê thảm. Cũng vậy, những người Phật Tử, dù tại gia cư sĩ, hay xuất gia tu sĩ, trì giới thanh tịnh, sẽ tu tinh tiến, kết quả rõ ràng, bớt chuyện phiền não, giảm thiểu khổ đau, chóng được niết bàn, an lạc hạnh phúc, ngay tại hiện đời.



Nhẫn Nhịn



Có người quan niệm: nhịn thì nhục, cự thì đục. Họ cho rằng nếu nhịn được đằng chân, chúng sẽ lân đằng đầu, được nước lần này chúng sẽ làm tới lần sau, nhịn hoài chúng sẽ cho là mình ngu, cho là mình hèn, làm sao nhịn nổi, tại sao phải nhịn chứ?

Chính quan niệm như vậy khiến cho cuộc đời luôn luôn đầy dẫy những tranh chấp, cãi vã, hơn thua, kiện tụng, đấu tranh, cho nên thường dẫn đến phiền não và khổ đau. Thực ra, chính vì con người không thể thực hành được "hạnh nhẫn nhịn" cho nên mới có quan niệm như trên.

Người ta mắng mình một tiếng, mình trả một miếng, có khi nhiều hơn, thì dễ dàng quá. Người ta hành động, không tốt với mình, mình liền trả đủa, hết sức nặng nề, cho thiệt hả giận, cho thực đả nư, thì dễ dàng quá. Nhưng còn tiếp theo, sau đó thì sao? Câu chuyện như vậy, biết đến bao giờ, mới được chấm dứt, và dứt thế nào? Người ta lỡ lầm, vi phạm tội ác, mình đòi trừng phạt, cho thiệt xứng đáng, phanh thây xẻ thịt, treo cổ bắn bỏ, đày xuống địa ngục, bỏ tù rục xương, rủa xả chửi mắng, tưng bừng tơi tả, thì hãy thử nghĩ: ai ác hơn ai?

Có những người trên thế gian này xin ân xá cho kẻ phạm tội đã giết người thân của mình, bởi vì những người đó đã biết cảnh mất người thân, đau khổ như thế nào, nên không muốn gia đình phạm nhân lâm vào cảnh ngộ bi thương đó. Chúng ta đọc báo thấy thực sự có những người như vậy, nhưng rất hiếm hoi!

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng. Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan" . Người ta mắng mình một tiếng, nếu mình nhịn được, không trả một miếng, mới thực là khó. Người ta hành động, không tốt với mình, mình không hành động, giống y như vậy, mới thực là khó.

Hơn nữa, nếu người ta gặp, khó khăn hoạn nạn, mình sẵn sàng giúp, thực tâm thực tình, hết lòng hết dạ, lại càng khó hơn. Làm được như vậy, mọi chuyện bình yên, tiếp theo sau đó. Câu chuyện thù oán, chắc chắn chấm dứt, một cách êm đẹp, nhẹ nhàng dễ dàng.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là điều cao quí nhất". Nghĩa là tự kìm chế bản thân, tự kìm chế hành động, tự kìm chế ngôn ngữ, tự kìm chế ý nghĩ của chính mình, mới thực là khó.

Con người thường bị tâm tham lam, tâm sân hận và tâm si mê sai khiến, điều khiển, cho nên cuộc đời mới gặp nhiều phiền não và khổ đau. Khi tâm tham khởi lên, khi tâm sân khởi lên, khi tâm si khởi lên, người nào tỉnh thức, tự kềm chế được, tự hóa giải được, thì cuộc sống sẽ an lạc hạnh phúc. Chiến thắng được tâm tham lam, sân hận, si mê của chính mình, mới thực sự gọi là "có phúc", mới thực sự đem lại an lạc và hạnh phúc cho cuộc đời mình. Cho nên cổ nhân có dạy: "Một sự nhịn chín sự lành", chính là nghĩa đó vậy.

Khi chiến thắng được tâm tham chẳng hạn, không đi ăn trộm, không chôm chĩa đồ, không gạt gẫm người, con người khỏi gặp rắc rối với pháp luật. Khi chiến thắng được tâm sân chẳng hạn, không chửi mắng đánh đập, không trả thù người khác, không thưa gửi kiện tụng, không gây thêm phiền não, không tạo thêm kẻ thù, không tăng thêm nghiệp báo, không chuốc thêm oán hờn, không làm chuyện càn dở, con người được thoải mái bình yên.

Khi chiến thắng được tâm si chẳng hạn, không mê tín dị đoan, không uống nước sông suối, chẳng có chút vệ sinh, lại cho là nước thánh, không tin chuyện huyễn hoặc, không tin thiên linh chuỗi, chẳng có căn cứ, con người được bình tĩnh, tâm trí sáng suốt. Nhờ đó, con người sẽ ăn được ngon, ngủ được yên. Sách có câu: "Ăn được ngủ được là tiên". Ðó là "phúc báu" do chính mình tạo nên, không do trời ban, không do cầu nguyện.




Tinh Tấn


Tinh tấn nghĩa là siêng năng, cần mẫn tu tâm dưỡng tính trong mọi hoàn cảnh, trong mọi động tác, đi, đứng, nằm, ngồi, để ngăn chận ba nghiệp, không tạo thêm tội lỗi, nghiệp báo mới. Không phải đợi đến lúc quỳ trước bàn Phật, hay đi đến chùa, hoặc dự các khóa tĩnh tâm, mới gọi là tu! Tu như vậy ít quá, một tháng mới có một khóa tu, một tuần mới đến chùa một lần, một ngày niệm hương trước bàn thờ, hay ngồi thiền, chừng một tiếng đồng hồ, 23 tiếng còn lại, tha hồ để tâm trí dong ruổi theo những ý nghĩ tạp nhạp, thương người này, ghét người khác, thị phi phải quấy, tâm trí bất định.

Ðến khi nghịch cảnh xảy đến, tai nạn giáng xuống, không đủ năng lực để đối phó, tâm trí của chúng ta sẽ xáo trộn, bất an, đương nhiên dẫn đến khổ đau và than trời trách đất. Sách có câu: "Mấy người lòng dạ tinh ma. Ðã làm phải chịu, kêu mà ai thương", chính là nghĩa đó vậy.

Chúng ta tinh tấn làm tất cả các điều thiện, dù lớn dù nhỏ, cứu người giúp đời, làm cho cuộc sống của chính mình và của những người chung quanh, có ý nghĩa hơn, an lạc hơn và hạnh phúc hơn. Chúng ta tinh tấn diệt trừ những tạp niệm vọng tưởng, thường xúi giục chúng ta tạo thêm nghiệp báo xấu, để cho chính mình và những người chung quanh bớt lo âu, phiền muộn vì những hành động sai khiến bởi tâm tham, tâm sân và tâm si của mình.

Chúng ta thử nghĩ: thực hành hạnh tinh tấn như vậy, có phải chúng ta được vô lượng vô biên "phúc báu" chăng? Và nhờ hạnh tinh tấn, chúng ta không nản lòng trên đường tu tập các hạnh lành, dù gặp biết bao nhiêu nghịch cảnh trở ngại. Cho nên trong đạo Phật, hạnh tinh tấn được tượng trưng bởi Bồ Tát Ðại Lực Ðại Thế Chí, là vị Bồ Tát có năng lực tinh tấn lớn lao, có ý chí siêu xuất thế gian, dũng mãnh tiến bước không lui, trước mọi nghịch cảnh, trước mọi nghiệp chướng.


Thiền Ðịnh



Thiền định nghĩa là trau dồi tâm tính cho được tự tại, cho được bình tĩnh thản nhiên, trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp những bước thăng trầm, những sóng gió của cuộc đời, chẳng hạn như lúc thịnh lúc suy, lúc được danh dự lúc bị hủy báng, lúc được khen tặng lúc bị chỉ trích, lúc được sung sướng lúc bị khổ đau. Trong kinh sách gọi đó là "bát phong", thường làm cho tâm trí của chúng ta bị bất an, chao đảo, giao động, xao xuyến, xáo trộn.

Cho nên đạo Phật dạy nhiều phương pháp để hàng phục và an trụ tâm, tùy theo căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, sở thích, tâm nguyện của mỗi người, gọi là vô lượng pháp môn. Chẳng hạn như pháp môn tịnh độ dạy chúng ta tụng kinh, niệm Phật để định tâm. Khi chúng ta tụng kinh, thân ngồi ngay ngắn, nghiêm trang, miệng đọc lời Phật dạy trong kinh, tâm chú ý vào lời kinh và tiếng chuông mõ, nên không còn nghĩ ngợi linh tinh lang tang, tư tưởng không còn chạy lung tung nữa. Như vậy có nghĩa là tam nghiệp, gồm thân khẩu ý của chúng ta, đều được thanh tịnh.

Kinh sách có câu:"Tam nghiệp hằng thanh tịnh đồng Phật vãng tây phương". Nghĩa là khi ba nghiệp của chúng ta luôn luôn thanh tịnh, không còn tạo nghiệp nữa, thì "phúc báu" vô lượng vô biên, chúng ta cùng chư Phật sống trong cõi tịnh độ tây phương. Hoặc khi tâm trạng bị hoang mang, lo lắng, sợ sệt, xôn xao, chúng ta dùng câu niệm Phật để định tâm, để trấn áp những tâm trạng bất an vừa kể.

Ở đây, cần biết thêm rằng không phải chúng ta tụng kinh để cho Ðức Phật nghe! Cũng không phải chúng ta niệm Phật để cho Ðức Phật tính sổ, coi chúng ta niệm được bao nhiêu câu, cộng được bao nhiêu chuỗi mỗi ngày! Kinh điển ghi lại lời dạy của Ðức Phật cốt để hướng dẫn chúng ta tu tâm dưỡng tính, điều trị tâm bệnh của chúng sinh, ví như toa thuốc của bác sĩ để điều trị thân bệnh, chứ không phải để đọc đi, đọc lại, tụng cho bác sĩ nghe! Mục đích chúng ta tụng kinh, niệm Phật là để hàng phục và an trụ tâm, chuyển hóa từ kẻ phàm phu tục tử, trầm luân đau khổ, thành người trí tuệ, giác ngộ giải thoát. Hàng phục và an trụ được tâm, chúng ta mới có được cuộc sống phúc báu, an lạc và hạnh phúc.

Cũng với mục đích hàng phục và an trụ được tâm, thiền tông dạy chúng ta "tứ oai nghi thiền". Nghĩa là trong bốn oai nghi, gồm có: đi, đứng, nằm, ngồi, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn luôn giữ gìn tâm được chính niệm, không loạn tưởng, không tạp niệm, như vậy sẽ được chính định. Cho nên mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền biết ngay và dừng lại, không bị luồng tư tưởng lăng xăng lộn xộn đó dẫn đi.

Thí dụ như khi đang ngồi chơi, bổng dưng chúng ta nhớ tới chuyện thù oán năm xưa, tâm trí liền xao xuyến với ý nghĩ trả thù phục hận! Nếu chúng ta không thức tỉnh dừng lại ngay, thì luồng tư tưởng này sẽ tiếp tục dẫn chúng ta đi tới ý nghĩ tìm cách nào để trả thù, cho đáng đời kẻ đã hại mình, đã thưa gửi mình ra tòa, đã vu oan giá họa cho mình, đã cáo gian mình, và hậu quả là chúng ta tạo thêm nghiệp báo! Cuộc đời chắc chắn sẽ gặp nhiều khổ đau! Tây phương có câu: "Do not mess up your beautiful life!", chính là nghĩa đó vậy.

Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy chuyện quá khứ qua rồi đừng luyến tiếc, đừng nhớ nghĩ làm gì cho bận tâm, chỉ gieo thêm nghiệp chướng chứ chẳng ích lợi gì. Chuyện hiện tại rồi cũng qua mau, cố níu kéo cũng chẳng được, có lo âu phiền muộn cũng chẳng ích lợi gì. Chuyện tương lai chưa đến, lo lắng, ưu tư, sầu muộn cũng chẳng giúp ích được gì.

Chi bằng chúng ta giữ gìn tâm trí được như như, bình tĩnh, thản nhiên, có phải khỏe hơn không? Chuyện gì phải tới nó sẽ tới, lo sợ cũng chẳng ngăn cản được đâu. Tốt nhất chúng ta đừng tạo thêm tội nghiệp mới, thì khỏi phải lo sợ quả báo, tội báo, nghiệp báo sẽ đến!

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng. Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan". Nghĩa là chuyện oán thù trong quá khứ chỉ nên cởi mở, không nên kết chặt thêm. Thí dụ như trong gia đình trước kia có chuyện bất hòa, tranh chấp, chúng ta bèn bỏ nhà đi xa. Khi có dịp trở về quê hương viếng thăm, chúng ta mang theo quà cáp với tấm lòng từ bi hỷ xả, một trời thương nhớ, quên hết chuyện không vui trong quá khứ, tức nhiên mọi chuyện sẽ trở nên êm đẹp vui vẻ. Tâm trí của chúng ta sẽ an lạc hơn, cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn.

Ở đây, cần biết thêm rằng thiền tông không dạy tọa thiền như con cóc, từ giờ này sang giờ khác, chẳng hiểu mục đích để làm gì, ngoài chuyện đem khoe khắp nơi khắp chốn! Chính thiền tông dạy chúng ta ngồi thiền để "chăn trâu", để thúc liễm thân tâm, tức là dẹp trừ tạp niệm và vọng tưởng, với mục đích hàng phục và an trụ tâm. Hơn thế nữa, không phải chỉ có lúc ngồi thiền mới dẹp trừ tạp niệm và vọng tưởng mà thôi.

Trong đời sống hằng ngày, lúc tiếp xúc với ngoại cảnh, lúc thấy hình sắc, lúc nghe âm thanh, lúc ngửi mùi, lúc nếm vị, lúc xúc chạm, chúng ta luôn luôn giữ gìn tâm trí được bình tĩnh thản nhiên, không xao xuyến, không loạn động. Nếu trong tâm "lỡ" nổi loạn, tạp niệm khởi lên, chúng ta liền biết ngay và dừng lại kịp thời, thì đó chính là thiền định vậy.

Tổ Ðiều Ngự Giác Hoàng, tức là Hoàng Ðế Trần Nhân Tôn nhường ngôi, đi tu, trở thành Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm, có dạy rằng:

"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".

Nghĩa là dù sống trên trần đời, muốn được vui theo đạo lý, hãy đừng chấp chặt, tùy duyên hành sự, tùy hoàn cảnh mà ứng xử. Chẳng hạn như đói đến thì ăn, mệt ngủ khò. Chẳng có gì đòi hỏi, chẳng có gì buồn lo, chẳng có gì bận tâm, chẳng có gì ưu phiền. Trong mỗi con người chúng ta, ai ai cũng có "của báu", đó chính là "con người chân thật" của chúng ta.

Cho nên chẳng cần chạy vào chùa, hay lên non lên núi, tìm kiếm làm gì cho mất công, nhọc sức vô ích. Trong cuộc sống hiện nay, đối với các cảnh trần đời, chúng ta đừng khởi vọng tâm lăng xăng lộn xộn, thương thương ghét ghét, phải quấy thị phi, tranh đua hơn thua. Lúc đó, chính là lúc chúng ta đạt được thiền định, hiểu được và sống được với "con người chân thật" của chính mình. Ðó chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.




Trí tuệ



Trí tuệ trong đạo Phật, kinh sách gọi là trí tuệ bát nhã, không phải sự hiểu biết, kiến thức, trí thức của thế gian. Ở thế gian, người trí thức là người học cao hiểu rộng, có bằng cấp các ngành, nhưng vẫn sống trong trong sinh tử luân hồi, thường gặp phiền não khổ đau. Trí tuệ trong đạo Phật là sự nhận thức sáng suốt, đưa con người đến chỗ giác ngộ và giải thoát, được an lạc và hạnh phúc. Người có trí tuệ là người có chính kiến, nghĩa là người thấy muôn pháp, biết muôn việc "đúng như thực", không mê lầm điên đảo, không mê tín dị đoan, không nhận giả làm chân, không chấp chặt thành kiến.

Chẳng hạn như khi thấy việc gì xảy đến cho mình hay cho người, chúng ta biết ngay rằng: đó là kết quả hay hậu quả của một việc hay nhiều việc đã làm trước đây. Không bao giờ tự nhiên có khói, mà không do lửa phát sinh. Không bao giờ tự nhiên có sóng, trong khi gió lặng yên. Không bao giờ tự nhiên có cái cây mọc lên, mà không có hạt giống trong đất trước đó. Nhờ đó, chúng ta không ngạc nhiên, khi có chuyện may mắn đến, cũng như không đau khổ, khi có chuyện xui xẻo xảy ra.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy mọi việc muôn sự trên thế gian này, trong kinh sách gọi là chư pháp, tùy theo nhân duyên mà sinh ra, cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì sinh diệt mà không có nguyên nhân. Không có cái gì, vật gì, việc gì tự nhiên xảy ra, tự nhiên sinh ra, tự nhiên xuất hiện. Không có cái gì, vật gì, việc gì tự nhiên biến mất, tự nhiên diệt đi, tự nhiên không còn nữa. Chẳng hạn như khi thấy một tòa nhà sụp đổ, một tình bạn kết thúc, chúng ta hiểu ngay phải có nguyên nhân và cũng hiểu rằng không có chuyện gì trên đời tồn tại vĩnh viễn. Nhờ đó, chúng ta có thể giữ gìn được tâm trí bình tĩnh thản nhiên, khi mọi chuyện tang thương biến đổi xảy ra trong cuộc đời.

Không có cái gì, vật gì, việc gì do ông trời, do thượng đế sinh ra cả. Chẳng hạn như một cơn mưa do hội đủ nhân duyên mà có, chứ làm gì có ông thần mưa, ông thần gió, ông thần sấm, ông thần sét, ông thần sông, ông hà bá, như người xưa tin tưởng, khi khoa học chưa phát triển. Bây giờ con người còn có khả năng làm mưa nhân tạo, ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào.

Tại sao thượng đế làm ra cuồng phong, bão tố, lũ lụt, động đất, để giết hại con người? Thượng đế vẫn còn nổi cơn thịnh nộ, nổi cơn sân hận, để giáng họa trừng phạt con người ngoan cố, không nghe theo, không làm theo, như vậy có khác gì những kẻ phàm phu tục tử ở trên đời này, hay nổi sân hận, khi gặp chuyện không vừa ý?

Nếu chỉ đọc giáo lý của đạo Phật và chỉ biết Phật giáo qua lý thuyết, ắt là không đủ. Không học hiểu giáo lý, không thực sự biết Phật giáo như thế nào, chỉ nhắm mắt làm theo những tập tục cổ truyền một cách máy móc, tức nhiên là sai lầm và thiếu sót nặng nề. Học mà không hành thì khác nào cái đãy sách, cái tủ sách, cái tàng kinh các.

Hành mà không học hiểu, khác nào người đi trong đêm tối, không có đèn đuốc, đụng đầu lọt hố, bất cứ lúc nào! Trọng Phật tin Phật mà không nghe Pháp học Pháp, như vậy chưa phải là đệ tử chơn chính của Ðức Phật. Vì không nghe Pháp học Pháp, làm sao thực hành đúng theo lời Phật dạy được? Do đó, con người sống mãi trong vô minh, mờ mịt u tối, si mê lầm lạc, bao giờ mới giác ngộ và giải thoát được, bao giờ mới hết phiền não giảm khổ đau được? Chư Tổ có dạy: "Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là đãy sách", chính là nghĩa đó vậy.

Chúng ta cần phải phát tâm học Phật Pháp, nếu muốn có được trí tuệ "đúng như thực", còn gọi là "trí tuệ bát nhã". Ðó chính là "phúc báu" tối thượng. Người có trí tuệ bát nhã, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Nghĩa là con người muốn được tự tại, muốn không sợ hãi, muốn qua mọi khổ ách, thì phải có trí tuệ bát nhã, thấy tất cả các pháp đều không thực, không tồn tại vĩnh viễn, không cố định.

Cái thân ngũ uẩn của chúng ta cũng là một trong các pháp trên thế gian, cho nên cũng sẽ biến hoại sau một thời gian tại thế, không có gì đáng luyến tiếc, than thở, khổ đau. Chỉ có "con người chân thật không sinh diệt" mới là cứu kính mà thôi. Ðó là những lời dạy vô cùng quí báu của Ðức Phật, đó là bản đồ hướng dẫn chúng ta đạt được cuộc sống an lạc và hạnh phúc, tiến đến chỗ giải thoát và giác ngộ.

* * *

Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều cơ hội, có rất nhiều cách, có rất nhiều phương pháp, để cho con người làm phúc, tạo phúc, kiếm phúc. Dù là phúc hữu lậu hay vô lậu, đều có công năng giúp con người có cuộc sống bình yên, ít đau khổ, bớt phiền não, để tiến tới chỗ giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Phúc hữu lậu do những việc làm tạo sự an vui thoải mái, có ích lợi cho người, giúp đỡ người lúc gặp khó khăn về vật chất hay tinh thần. Phúc hữu lậu có công năng đem lại sự may mắn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, bớt oan trái, giảm nghiệp báo. Người làm phúc với ước mong được hưởng phúc về sau, đó là phúc hữu lậu, còn trong vòng sinh tử luân hồi.

Phúc vô lậu do những việc làm có ích lợi cho người, nhưng đồng thời cũng chuyển hóa được con người chính mình, thí dụ như bố thí cúng dường, tụng kinh niệm Phật, tư duy thiền quán, tu tâm dưỡng tính. Người làm phúc với tâm từ bi hỷ xả, không cầu mong được hưởng phúc về sau, chỉ cố gắng tu học để tiến dần đến chỗ giác ngộ và giải thoát, đó là phúc vô lậu, vượt khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trong lúc thực hiện hành động tạo phúc, không nghĩ rằng mình đang làm phúc, giúp đỡ người khác vì tình thương, do lòng tốt tự nhiên, với tâm bất vụ lợi, vì người quên mình, đó là hành động tạo phúc cao thượng nhứt, đem lại "phúc báu" vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.






TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT - SỐNG ĐỜI THANH THẢN Theo PTVN
Được cảm ơn bởi: Nam Đế, phongvan38, Tây Đô đạo sĩ, haituyet88, Veronica07031, cunconhamchoi, mitmitnana, làm sao bớt sân si, scorpio.passion, BillGates6868, huong.design85, tanpopokid, hongdo2804, quagia, hoangphantung, HoaSenTuoiSang
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cloudstrife
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4207
Tham gia: 20:34, 24/11/10

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi cloudstrife »

Công đức và Phúc đức


Khi làm các Phật sự, chúng ta thường nghĩ là được nhiều công đức và thường được tán dương đã làm được vô lượng công đức, cho nên cứ tiếp tục làm hằng năm. Chúng ta hãy dành thời gian để tìm hiểu một vấn đề khá quan trọng, đó là: "Công Ðức và Phúc Ðức khác nhau thế nào?"

Ngày xưa, khi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Ðế. Trong lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi: "Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?".

Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!".

Vấn đề này làm cho nhiều người thắc mắc, không biết tại làm sao như vậy lại không có công đức gì cả? Bởi vì, theo lịch sử ghi chép lại thì Vua Lương Võ Ðế xây cất hằng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách nhiều vô số kể.

Nhà vua suy nghĩ làm như vậy tức nhiên được rất nhiều công đức, nhưng không ngờ khi đem vấn đề này ra hỏi, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma trả lời: Không! Tại sao vậy? Có người không hiểu giáo lý nên giải thích là: Vua Lương Võ Ðế không đích thân ra "công" thực hiện những việc làm đó, chỉ sai người khác làm, nên không có "công đức" gì cả!

* * *



Thời gian sau đó, có người đem sự việc này thưa hỏi Lục Tổ Huệ Năng và được Lục Tổ dạy như sau: Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Ðế vì không biết Chính Pháp, nên lầm lẫn hai chữ "Công Ðức""Phúc Ðức"! Nghĩa là cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai cúng dường, bố thí, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, chỉ là những việc làm "bên ngoài", có ích lợi cho mọi người, những việc làm cầu phúc, nên gọi là phúc đức.



Phúc đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta thoát ly khỏi vòng trầm luân sinh tử. Phúc đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo.

Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã. Nghĩa là chúng ta tu tập tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", nhằm mục đích cứu kính là: thoát ly khỏi lục đạo sinh tử luân hồi.

Công đức có năng lực giúp chúng ta vượt qua bể khổ sông mê, chóng đến bờ giác ngộ và giải thoát. Công đức có tính cách "vô lậu" hay "vô vi", nghĩa là không còn trong lục đạo sinh tử luân hồi nữa. Công đức giúp con người chuyển hóa tâm tính từ phàm phu tục tử trở thành bồ tát, thành Phật.

Chúng ta làm những việc như lập chùa hay góp phần xây cất chùa, tham gia phát triển chùa, phát huy các sinh hoạt, các hoạt động của chùa, của giáo hội, giúp cho mọi người khác có được cơ sở để tu học, để hành đạo, giúp cho Phật giáo có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn, vững chắc hơn, độ được nhiều người hữu duyên hơn nữa.

Những việc làm này đem lại lợi ích cho nhiều người như vậy, tất nhiên sẽ đem lại cho chúng ta thực nhiều phúc đức. Còn riêng bản thân mình thì không biết tu tâm dưỡng tính, không học kinh điển, không biết trì giới, không tu tập thiền định, không phát huy trí tuệ bát nhã, cho nên tất cả việc làm trên đây chỉ là những việc làm bên ngoài, có ích lợi cho nhiều người, nhưng không ích lợi cho bản thân mình về phương diện giác ngộ và giải thoát. Tại sao vậy?

Bởi vì, tâm tham lam, sân hận, si mê bên trong chẳng những không giảm bớt mà lại có chiều hướng tăng thêm, vô minh phiền não không tan biến chút nào mà lại có phần dầy đặc hơn. Vì chấp chặt mình đã làm được bao nhiêu việc ích lợi như vậy, dễ có mấy ai làm được như mình, nên tâm cống cao ngã mạn, phách lối ngày một tăng thêm, mục hạ vô nhân, khen mình khinh người.


"Bản ngã" đáng lẽ ngày một tiêu mòn tới chỗ "vô ngã" mới hy vọng đạt được đạo cả. Trái lại, bản ngã ngày một tăng lớn thêm, con người không còn thích nghe lời khuyên bảo của bất cứ ai, cứ chấp chặt định kiến sẵn có mà đi tới. Thậm chí có người chấp chặt pháp tu của mình, không muốn thay đổi, không muốn nghe lời chỉ dẫn của bất cứ ai, dù là bậc trưởng thượng, dù là thiện hữu tri thức, lại còn dám tuyên bố: cho dù Ðức Phật Thích Ca thị hiện bảo họ đổi pháp tu đang thực hành, họ cũng không nghe! Thậm chí nguy! Thậm chí nguy! Bởi vậy, cho nên chư Phật Tổ dạy rằng: Những việc làm như vậy quả thực là không có "công đức" chút nào cả, chính là nghĩa đó vậy!

Những việc làm khác như góp phần ấn tống kinh sách cho người khác đọc, còn mình thì không đọc, góp phần bố thí cúng dường, giúp đỡ người hoạn nạn, nghèo khó, nhưng không hiểu ý nghĩa cao cả của những việc làm đó, lại sinh tâm cầu mong được "trả công bội hậu" ở cõi thiên đàng sau này. Tất cả những việc làm đó chỉ tạo nên phúc đức mà thôi.



Thí dụ như có người bố thí cho nhà nghèo, hoặc cúng chùa một số tiền nào đó, với tâm mong cầu được trúng số độc đắc, được buôn may bán đắt, được nhất bản vạn lợi, được thi đâu đậu đó, được gia đạo bình an, được tình duyên may mắn, được vạn sự bình yên, được muôn sự như ý, muốn gì được nấy. Như vậy, lòng tham lam tăng thêm quá mức thì "làm sao có công đức được!". Làm như vậy, chỉ có phúc đức hạn chế theo số tiền đã bỏ ra mà thôi. Gieo nhân nhỏ thì chỉ nhận được quả nhỏ, không thể khác được.

Nếu như bố thí, cúng dường mà tâm không mong cầu gì cả, thi ân bất cầu báo đáp, cúng chùa để chùa có thêm phương tiện sinh hoạt ích lợi cho mọi người, giúp người để cho người qua cơn khó khăn, túng thiếu, không đắn đo, không suy nghĩ, không tính toán gì thêm nữa, chúng ta sẽ bớt đi tâm tham lam, bỏn sẻn, tăng trưởng tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả. Như vậy, những việc làm đó vừa ích lợi cho người, vừa ích lợi cho mình. Nghĩa là vừa được phúc đức vừa được công đức.



Chúng ta hãy tinh tấn làm tất cả những việc thiện, rồi quên hết đi, không chấp chặt vào đó, để kể lể công lao, hay mong cầu phúc báo về sau, tâm cầu danh của chúng ta sẽ bớt đi, tâm chấp ngã cũng nhẹ hơn trước, thì những việc làm đó vừa ích lợi cho người và cho mình, tạo nên phúc đức và công đức vậy.

Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo". Nghĩa là chúng ta không làm tất cả các việc bất thiện, không làm những việc ác, tránh những việc tổn người hại vật, cố gắng làm tất cả những việc thiện, những việc ích lợi cho người khác, nhưng đừng ghi nhớ, đừng chấp chặt vào những việc ích lợi đã làm, thì tâm ý của chúng ta sẽ được thanh tịnh. Ðó là tu tâm dưỡng tính, đó là điều cốt yếu chư Phật mười phương ba đời muốn dạy như vậy.


Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý. Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn.

Trong Kinh Tâm Ðịa Quán, Ðức Phật dạy: "Tâm địa bình thì thế giới bình". Nghĩa là tâm địa của chúng ta bình an thì thế giới chung quanh chúng ta cũng bình an. Tâm địa chúng ta không tham lam thì những người chung quanh khỏi lo canh chừng đồ đạc. Tâm địa chúng ta không sân hận thì những người chung quanh khỏi điếc lỗ tai, khỏi mỏi cái miệng, khỏi nhức cái đầu. Tâm địa chúng ta không si mê thì những người chung quanh ăn ngon ngủ yên, khỏi lo khỏi sợ. Kể gần thì có vợ chồng con cái, xa thì có bà con hàng xóm láng giềng, các bạn đồng nghiệp trong sở làm, cũng được hưởng sự bình an.

Nếu chúng ta đạt được tâm bình an hiện đời, thì ngay thế gian này chính là miền cực lạc, là cõi thiên đàng, đâu phải đợi đến kiếp sau mới hưởng được, đâu phải đợi lời cầu chúc "sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc", hoặc "chóng siêu thăng lên cõi thiên đàng", trên báo chí!

Cũng có câu: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Nghĩa là ở ngay tại thế gian này, người có tâm hiền thiện thì đương nhiên được sự bình an trong tâm hồn. Bởi vì người thiện tâm không phải bận tâm suy nghĩ phương cách, mưu kế hại ai, cho nên không lo sợ bị ai hại, không phải bận tâm trừng phạt ai, cho nên không lo sợ bị ai trừng phạt.

Sự bình an không do đấng nào ban cho cả, không do cầu nguyện mà được. Sự bình an chỉ có từ thiện tâm mà thôi. Ngược lại, người không có thiện tâm thì tự họ không có được sự bình an. Rất là đơn giản. Rõ ràng là như thế, không nghi! Như vậy, chúng ta hiểu rằng "phúc đức" rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhờ phúc đức chúng ta qua được, giảm được những nghiệp báo, những chướng nạn trong cuộc đời, cũng như những trở ngại trên đường tu tập. Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Ví như chúng ta có tiền tiết kiệm để dành trả những nợ đã vay từ nhiều kiếp trước và kiếp này vậy. Tiền tiết kiệm nhiều chừng nào thì mau dứt nợ chừng ấy.

Tuy nhiên, Ðức Phật có dạy chúng ta gieo nhân làm phúc, tu phúc nhưng hãy hồi hướng những phúc đức đó, nguyện đời đời được gặp Chính Pháp, được gặp thiện hữu tri thức, được nhắc nhở việc tu tập, cho đến ngày được giác ngộ và giải thoát, chứ đừng mong cầu hưởng quả phúc sau này. Tại sao vậy?

Bởi vì làm phúc thì hưởng phúc, nhưng đến khi hết phúc thì bị đọa, cứ vẫn loanh quanh luẩn quẩn ở trong vòng sinh tử luân hồi, chưa thoát ra được. Ví như mũi tên bắn lên không trung, khi hết trớn, tức nhiên rớt trở xuống đất rất nhanh vậy. Chúng ta hãy thử nhìn những người giàu có, những người quyền thế, những ông vua, những ông hoàng, những bà hoàng, những quận nương, những công chúa đã và đang thụ hưởng phúc báo, được giàu sang sung sướng, xinh đẹp tuyệt trần, danh vọng tột đỉnh, vinh hoa phú quý, đến khi hưởng hết phúc báo, cuộc đời của họ kết thúc bằng đủ mọi cách hết sức bi thảm. Luật nhân quả giải thích được các hiện tượng đó của thế gian, đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Rõ ràng "mình làm mình hưởng, mình làm mình chịu", chứ không do một đấng thượng đế nào ban phúc giáng họa một cách tùy tiện cả.

Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức". Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức. Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.


Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".

Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm. Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.

Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".

Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên trong không có tâm chấp ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài hành động luôn luôn ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực. Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.

Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!

Chúng ta cần nên biết nếu chỉ niệm Phật A Di Ðà sơ sơ, qua loa, rồi cầu mong vãng sinh về cõi tây phương cực lạc là biểu hiện của tâm tham lam, tính lười biếng, làm ít muốn hưởng nhiều! Muốn tu hành mà không chịu học kinh điển, không gần các bực thiện hữu tri thức, nên chúng ta không rõ chư Phật dạy phải hành trì như thế nào mới được vãng sinh.

Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi. Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.

Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta. Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.

Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn. Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!

Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi. Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!

Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa. Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!

Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn. Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy? Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.

Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ". Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.

Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu! Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát!

Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo. Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.

Trong Kinh Tịnh Danh, Ðức Phật có dạy:"Tâm tịnh thì độ tịnh". Nghĩa là tâm có thanh tịnh, trong sạch, yên tĩnh, chúng ta mới có thể sống trong cõi tịnh độ, tức là cảnh giới thanh tịnh và an lạc được. Tâm có hiền thiện, ngay thẳng chân thật, chúng ta mới sống trong cõi thiên đàng được. Bình an dưới thế cho người thiện tâm. Rõ ràng là như thế!

Như vậy cõi tịnh độ ở ngay trong tâm của chúng ta, ngay hiện đời, nếu như tâm của chúng ta không còn tham lam, sân hận và si mê nữa. Ngày xưa, sau khi thành đạo, Ðức Phật Thích Ca sống trong cảnh giới an lạc, cảnh giới tịnh độ, ngay hiện đời, ngay trên cái thế giới gọi là ta bà khổ đối với mọi chúng sinh khác. Tâm của ngài thanh tịnh, ở mọi nơi Ngài đều có thể sống yên tịnh được, dù trong tịnh xá hay trong núi rừng, dù nơi vắng vẻ hay chốn đông người, tùy theo chỗ ở thường an lạc.

Trên thế gian này, chung quanh chúng ta có đủ hạng người, có đủ loại người. Có người tạo thuận cảnh dễ dãi, giúp đỡ chúng ta tu tập, cũng có người tạo nghịch cảnh, gây phiền hà, khó khăn, khổ đau, để thử thách công phu tu tập của chúng ta. Tất cả mọi người đều là thiện hữu tri thức của chúng ta cả. Nếu ai ai cũng hiền thiện hết, không ai làm phiền mình hết, làm sao biết chúng ta nhẫn nhịn được tới đâu? Ví như người học sinh đi học, được thầy dạy cho kiến thức, được bạn bè giúp đỡ, rồi cũng cần có vị giám khảo để kiểm tra trình độ, hạch hỏi, thử thách, nếu vượt qua được, mới cấp văn bằng chứ.

Có câu chuyện hai con chim như sau: Một hôm, con chim bồ câu thấy hàng xóm là con chim cú vọ sửa soạn dọn tổ đi, liền hỏi: Chị định dọn đi đâu? Con chim cú vọ đáp: Dân ở đây hung ác quá, mỗi lần gặp tôi, cứ lấy đá ném, lấy cây đánh, nên tôi định dọn về phương tây ở, bên đó nghe nói dân chúng hiền thiện hơn. Mong vậy lắm thay!

Con chim bồ câu bèn nói: Chỗ hàng xóm láng giềng, tôi xin nói thực, chị đừng giận tôi nhé. Theo quan điểm của tôi, nếu chị thành tâm, chịu khó sửa cái giọng kêu ghê rợn của chị, cho dễ nghe hơn, thì chắc không còn ai ném đá, không còn ai lấy cây đánh chị nữa đâu. Nếu như chị không chịu sửa cái giọng khiếp đảm khó nghe đó, thì dù có ai rước qua phương tây, chị cũng không ở yên bên đó được đâu. Thực như vậy đó!

Câu chuyện trên ngụ ý chúng ta nên xoay lại quán chiếu, tu sửa tâm tính của chính mình, đừng nhìn ra ngoài trách cứ, phê phán, chỉ trích người khác, thì cực lạc hay thiên đàng chính là đây, hiện tiền ngay tại thế gian này, ngay trong tâm của mỗi người, rất đơn giản, rất thực tế, không cần cầu nguyện, khỏi phải mơ tưởng viễn vông, khỏi nhọc công, không phí sức, khỏi bị gạt gẫm, không cần tìm kiếm đâu xa.

* * *

Tóm lại, vì không biết rõ đâu là Chính Pháp, cho nên chúng ta không thể thực hành lời Phật dạy, một cách tường tận, một cách đúng đắn, để thoát ly sinh tử luân hồi, thoát ly phiền não và khổ đau. Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chính Pháp". Nghĩa là mọi người phải tìm hiểu, học hỏi Chính Pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe giảng giáo lý, nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ bát nhã.

Nhờ giữ gìn giới luật nên tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở. Ðó chính là tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ và giải thoát.

Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Nghĩa là chúng ta hãy phát tâm bồ đề dũng mãnh, làm tất cả những việc tạo phúc đức trong các dịp lễ thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, và tất cả dịp nào tùy duyên, tùy khả năng, tùy hoàn cảnh trong suốt năm, suốt đời. Ðồng thời chúng ta cũng làm tất cả những việc tạo công đức như Văn Tư Tu, Giới Ðịnh Tuệ, để phát triển trí tuệ bát nhã. Ðầy đủ "Phúc và Tuệ" chúng ta sẽ sống trong an lạc và hạnh phúc hiện đời và về cõi Phật sau này, không nghi. Cũng như con chim có đủ hai cánh sẽ bay thăng bằng và bay được xa.

Có câu: "Ai ăn nấy no. Ai tu nấy chứng". Ðó là lẽ công bằng tuyệt đối. Cũng vậy, thực rõ ràng "Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu". Vì thế cho nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy phát tâm, tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của mình, thường xuyên về chùa lạy Phật, nghe thuyết pháp, tham dự các khóa tu học bát quan trai giới, để được học Phật Pháp một cách tường tận, trong bầu không khí tu học đầy đạo vị, không phân biệt người mới phát tâm, hay người đã tham gia tu học từ lâu, chúng ta cùng hướng dẫn nhau, nương tựa nhau, giúp đỡ nhau, trên bước đường tu giác ngộ và giải thoát.

Ðược như vậy, chúng ta có "Công Ðức và Phúc Ðức", một cách viên mãn, một cách song toàn.

TÌM HIỂU ĐẠO PHẬT - SỐNG ĐỜI THANH THẢN Theo PTVN
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ, Veronica07031, cunconhamchoi, mitmitnana, làm sao bớt sân si, BillGates6868, tanpopokid, quagia, baby263
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phoenix18
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 480
Tham gia: 23:22, 22/03/11

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi phoenix18 »

Chào bác, mừng là bác vẫn tiếp tục có những topic hay và có ích... ^^
Được cảm ơn bởi: Tây Đô đạo sĩ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Hiện tượng hy hữu: Tượng Phật lần lượt mỉm cười và mở mắt

(có videoclip trong link)

Tại Malaysia , các nhân viên của viện bảo tàng đã sửng sốt khi thấy các bức tượng Phật trong bảo tàng đồng loạt mở mắt….
Theo lời các nhân viên thì tượng Phật đã mở mắt trong thời gian hơn 1 tiếng, có các pho tượng còn mỉm cười nữa…
Văn hóa truyền thống của nhân loại từ xưa đến này đều tin vào Thần Phật, tin vào “nhân quả”: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Văn hoá truyền thống dạy con người ta làm điều tốt, phát thiện tâm.
Con người và vũ trụ là 1 thể thống nhất , vì vậy các hiện tượng không tồn tại 1 cách ngẫu nhiên, ngày nay các hiện tượng kỳ lạ đều lần lượt xuất hiện: tượng phật rơi nước mắt, hình chúa giê su đang khóc…. kéo theo đó là các thiên tai thảm khốc như sóng thần 2004, động đất và rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản, …
Bây giờ tượng Phật đã mỉm cười và mở mắt phải chăng cũng báo hiệu 1 điều gì đó ?!?
Nguyên Phong tổng hợp
(Theo ichannel)

clip http://www.youtube.com/watch?v=Qpqm4walgjI" target="_blank

clip + nguồn http://tin180.com/khoahoc/bi-an-the-...va-mo-mat.html" target="_blank
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, Veronica07031, cunconhamchoi, mitmitnana, giakhoa, gaconchaylonton, cherish_1, quagia, baby263
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Tham Thực Cực Thân

Tính khẳng khái của Trần Thái Thú mọi người ai ai cũng biết. Vấn đề tiền bạc thì ông không cần để ý, và đem sử dụng có đúng chỗ hay không ông cũng chẳng quan tâm. Bản tính ông vốn hào phóng, rất ưa thích đãi bạn bè, những người quen thân mang ân huệ của ông không ít.
Về sự xa xỉ của ông thì khỏi phải nói. Bất luận trấn nhậm địa phương nào ông cũng đều trang trí chỗ ở giống như hoàng cung, y phục thì hoa lệ, phẩm vật sự dụng hàng ngày thì tinh xảo, toàn là những thứ mà người thường không bao giờ dám mơ tưởng. Trần Thái Thú rất thích ăn uống, ba bữa ăn hằng ngày hoặc là óc vịt, hoặc là chân gấu, hoặc là vi cá, hoặc là mề gà, hoặc là khô nai, nói chung là những thức ăn rất cầu kỳ và rất quý giá. Cứ thế mỗi ngày, mỗi ngày trôi qua, không biết là đã sát hại hết mấy trăm, mấy nghìn sinh vật vô tội.
Sau khi về hưu, ông bèn mua một biệt thự sang trọng, rồi trồng các giống danh hoa dị thảo; trong khuôn viên nhà thì cho xây những hòn non bộ có đá chất cheo leo, nước chảy róc rách, khiến cho ai đi vào đó cũng tưởng mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hơn nữa, về nghệ thuật ẩm thực thì ông lại càng đệ tâm kháo cứu một cách tinh tường.
Ông thường nói với mọi người: "Đời con người ta chắc chi sống được lâu dài? Nếu như khi đang sống không biết tận hướng những thức cao lương mĩ vị, thì cuộc đời như thế kể như vô nghĩa!"
Những bậc thức giả đều không đồng tình với quan điểm của ông, thậm chí có người nói: "Để rồi xem! Chung cục một ngày nào đó chắc chắn ông ta sẽ chuốc lấy quả báo!"
Quả nhiên, trải qua hơn mười năm, gia cảnh lần lần suy sụp, còn ông thì mang một chứng bệnh điên. Khi cơn bệnh phát tác, thì bất luận là thức ăn dơ hay sạch hễ trông thấy thì ông liền đưa tay cầm lấy rồi cho vào miệng nhai ngấu nghiếm một cách điên cuồn giống như quỷ đói. Thậm chí những lý trà, tách nước bị vỡ bể, ông cũng lấy bỏ vào miệng nhai bừa. Những người nhà thấy thế đều rơi mắt. Và cũng vì vậy mà ông mang thương tích, rồi chết. Phải chăng đó là hậu quả của sự tham thực?!

Làm Điều Nhân, Con Vinh Hiển

Vào dịp tiết Lập Xuân, Uông Lương Bân gọi ông lão bộc đến hỏi: "Ông mua ốc đồng được mấy ký vậy?"
- Thưa ông chủ, dạ mua được hai trăm ký.
- Thế có mua được chim không?
- Thưa ông, có ạ. Mua được hơn sáu mươi con.
- Có đủ tiền hay không?
- Dạ đủ, thưa ông.
Uông Lương Ban ngày thường tiêu dùng rất kiệm, xưa nay chưa từng phung phí một đồng nào, có thể nói tiền bạc của ông hầu hết mua động vật để phóng sinh, việc làm này đã trở thành một tập quán thích thú của ông.
Một hôm, đến ngày lễ mừng thọ của ông, các người thân trong gia đình chuẩn bị làm lễ chúc thọ. Ông biết được tin ấy, liền gọi họ đến nghiêm nét nặt nói: "Tấm lòng tốt của các người ta rất cảm động, nhưng theo ta, chi phí vào việc sát sinh sao bằng chuyển sang chi phí vào việc phóng sinh? Nếu như các người quả thật tôn trọng ta thì hãy đem tất cả số tiền chuẩn bị làm lễ chúc thọ mua tất cả các loài động vật phóng sinh, làm như thế thì ta mới vui lòng hả dạ".
Qua lời nói của ông làm cho con em trong nhà ai nấy đều cảm động, do vậy, họ y theo đó mà thực hiện. Vì thế trong năm này số động vật mà ông phóng sinh so với năm trước nhiều hơn gấp bội.
Đến lúc tuổi già, có một lần, một người hàng xóm định đem con trâu già đến bán cho lò thịt, thì bỗng dưng nó xổng chuồng, chạy đến trước cửa nhà ông, quỳ mọp xuống đất. Thấy cảnh tượng ấy, ông liền xuất ra mấy nghìn mua nó đem về nuôi, thế là cứu sống sinh mạng một con trâu già. Có thể nói, không bao giờ ông phải lo lắng về cuộc sống trong lúc tuổi già có sung túc hay không, bởi vì con trai của ông rất mực hiếu thảo, từ trước tới n ay chưa từng làm điều gì trái lời cha dạy. Vả lại, người con ông cực kỳ vinh hiển, làm đến chức Binh Bộ Thị Lang; đúng là con nhờ âm đức của cha, cha được tôn quý nhờ con.
Mạng sống của Uông Công có thể nói là khá trường thọ. Khi chết ông không hề đau đớn một tí nào, mà nhẹ nhàng thanh thản giống như một vị lão Tăng nhập định.

Công Đức Ăn Chay

Cố Thuận Chi là một nhân sĩ hiền đức, chuyên ăn chay, từ trước đến nay chưa bao giờ ăn mặn. Một hôm ông ngằm nhắm mắt ngủ, rôì ngủ luôn một giấc suốt bảy ngày đêm, khiến cho người nhà phải một phen âu lo cuống quít.
Sau khi tỉnh giấc, ông thuật lại với mọi người trong nhà: "Quả thực là một cuộc hành trình vô cùng ý nghĩa! Đêm ấy, ta đang nằm ngủ thì mơ màng thấy có người đến gọi: "Ôi chao! Đã ngủ rồi sao?"
Hóa ra đó là pháp sư Đạo Quang, vị đại sư mà bình nhật ta hằng kính trọng. Ngài nói: "Cố cư sĩ, chúng ta hãy đi nghe kinh nhé!". Tự nhiên ta cảm thấy vô cùng thích thú, liền đáp: "Đi thì đi!"
Thế là chúng ta cùng đi đến một đạo tràng rất quy mô rộng rãi. Đạo tràng này trang nghiêm nhã khiết, tại đó đã có khá đông thính chúng đến để nghe kinh. Pháp đường phía trước thì giảng kinh Kim Cương, còn pháp đường phía sau thì giảng kinh Báo Ân.
Vị Cao Tăng giảng kinh Báo Ân đến lúc kết thúc dạy rằng: "Các cư sĩ tại gia ăn thịt thì điều cần nhất phải giữ giới sát sinh, một là để siêu độ cho cha mẹ, hai là để tiêu trừ tội nghiệp của chình mình. Còn những phật tử có đạo tâm từng ăn chay thì phải cố gắng giữ gìn kiên định".
Kế đến pháp sư Đạo Quang dẫn ta đi đến một nơi mà vừa mới chạm mắt đã phải kinh hồn, đó là một cái hồ máu!
Ở chính giữa hồ máu có một người đàn bà khóc la thảm thiết, trên thân bà thì vô số những con ốc, con giun đang bò qua, bò lại. Pháp sư giảng giải một cách rõ rằng: "Thân mẫu hiện tại của ngươi nhờ công đức ăn chay, làm phước của ngươi nên được cứu độ, còn người trong hồ ấy chính là mẫu thân trong đời quá khứ của ngươi, vì bà ta thích ăn thịt vịt nên ngày nay mới ra nông nỗi ấy! Nếu ngươi muốn cứu độ bà thoát khỏi khổ báo thì hãy cố gắng tụng Đại Bi và Vãng Sanh".
"Đó chính là giấc mộng vừa rồi của ta".
Từ đó, Cố Thuận Chi càng tin công đức của việc trì trai là rất lớn, và lòng tin ấy ngày càng kiên cố.

Làm Lành, Chuyển Họa Thành Phúc

Dưới ánh đèn lờ mờ, một người đang nằm trên chiếc giường sạch, rên rỉ, lăn qua, lăn lại. Anh ta dùng tay xoa bóp liên tục phía bên trái của bụng và kêu la ơi ới: "Ôi chao đau quá! Đau chết tôi mất!"
Trong cảnh tượng mơ mơ linh hồn thoát ra khỏi xác, rồi chạy đi, nhưng không phải chạy trên đường mà chạy trên hư không, càng lúc càng nhanh. Anh ta không hiểu vì sao mình mắc mướu đến tận cõi thượng giới như thế.
Càng đi lên cao, đến một cõi bao la thăm thẳm, khiến anh ta sợ bắt phát khiếp.
Thế rồi anh ta được đưa đến một cung điện cựu kỳ trang nghiêm, rộng rãi. Tại đây, anh bị các quỷ tốt xấu xí dữ tợn lôi kéo vào trong. Bấy giờ anh mới biết là mình đến cõi âm phủ, thì hóa ra vừa rồi mình tưởng thăng thiên là một sự tưởng tượng sai lầm.
Ở đây, anh thấy một vị đội mũ vua, tướng mạo bệ vệ lại rất uy nghiêm khiến người ta trông thấy phải sợ hãi. Ngài đang ngồi nghiêm trang ở chính giữa, và bên phải ngài là một vị phán quan đang đứng. Vị vua đang ngồi ở giữa điện ấy cất tiếng hỏi anh: "Ngươi có biết là số mạng của ngươi đã hết rồi không? Và tổ phụ của ngươi cũng mắc phải chứng bệnh đau bụng như ngươi mà chết, ngươi có biết không?" Anh ta khiếp sợ quá không dám trả lời.
"Này Mạnh Triệu Tường, ta nói thật cho ngươi biết, tổ phụ của người lúc còn ở đời đã sát hại quá nhiều sinh mạng cho nên mới bị quả báo như vậy. Ta thấy ngươi có căn lành phước lộc từ nhiều đời quá khứ, chơ nên ta mở cho ngươi một sinh lộ, cho ngươi được sát hại mà phải phóng sinh, đồng thời phải đem những lời ta dạy bảo trong giấc mộng này in ra phổ biến để khuyên bảo người đời, có như thế thì mới mong chuộc lại được những tội lỗi của nhà ngươi trước đây; vậy ngươi đã rõ chưa?"
Mạnh Triệu Tường sau khi hồi dương tỉnh mộng, liền đi tới trước bàn Phật phát nguyện từ bỏ sát sinh, đồng thời ghi chép lại một thiên bút ký trong giấc mộng đem in ấn tống cho mọi người, cựu lực khuyên mọi người làm lành. Về sau không những đỗ Tiến sĩ, làm quan to mà còn sống rất trường.

Nguyên Nhân Của Sự Chết Chóc

Tại vùng Phủ Dương có mười người bị cướp của, đồng thời họ còn bị bọn thổ phỉ chặt đầu, cắt tay hết sức thê thảm khiến ai trông thấy mắt chẳng dám nhìn. Ngoài ra, tại miền Tương Dương chỉ một đêm mà hàng trăm ngôi nhà của dân cư bị nước thủy triều cuốn đi, khiến họ mất hết tài sản cửa nhà, không còn nơi nương tựa. Thậm chí hàng mười người hoặc mất tích, hoặc bị tử thương.
Tin tức ấy dồn dập được truyền đi, khiến một người có từ tâm là Lý Bồi Đức nghe được rất hoang mang. Ông là một giáo đồ của Đạo gia, xưa nay được tiếng là người có lòng từ thiện. Ông suy nghĩ: "Vì sao mà bao nhiêu tai ách liên tục xảy ra khiến cho dân chúng không biết nương tựa vào đâu?"
Thế rồi, bỗng nhiên ông nghĩ đến một vị có đạo hạnh cao thâm là Lâm Đạo Trưởng: "Hay là ta hãy đến hỏi ngài để hiểu rõ nguyên nhân chính xác?"
Đoạn, ông chuẩn bị hành trang rồi đi thẳng đến Nhị Tiên Quán, vào tham vấn Lâm Đạo Trưởng. Ngay lúc ấy, Lâm Đạo Trưởng đang ngồi tĩnh tọa trên bồ đoàn để luyện công. Trong thấy Lý Bồi Đức, ngài hỏi:
- Lý Tú Tài, ông mạnh khoẻ đấy chứ? Có việc gì mà lặn lội đến đây vất vả như thế?
- Xin hỏi Đạo tưởng, những vùng lân cận nơi đây thiên tai nhân họa xảy ra rất nhiều, nhất là bọn thổ phỉ nổi lên như ong, giết người phóng hỏa, thật là đáng sợ, chẳng hiểu ngài có nghe được những tin tức ấy không?
- Bần đạo ít khi ra khỏi cửa núi, thật là chẳng hiểu mô tê gì cả.
- Vì sao mà sinh linh gặp phải cảnh điêu linh khốn khổ như thế này? Đạo trưởng có thể chỉ rõ cho kẻ ngu này biết được nguyên ủy hay chăng?
- Ôi chao!
Lâm Đạo Trưởng cất tiếng than như thế rồi nói tiếp:
- Người đời tàn nhẫn đã thành tập khí, ví như việc sát sinh ăn thịt tích lũy lâu ngày đã quá sâu dày, mà oan nghiệt sát hại càng nặng thì càng ảnh hưởng đến sự điều hòa của tự nhiên, khiến cho thiên tai đói kém và nạn đao binh xảy ra, cướp đi mạng sống của con người để bồi thường cho sinh mạng của loài vật. Đó là sẽ báo ứng tự nhiên của trời đất vậy.

Trích: Sự tích cứu vật phóng sinh
Của Pháp sư Tịnh Không.
Được cảm ơn bởi: tuanlm_fpt, Phuong2810, cloudstrife, Ngocthuy3107, ngoctrantran, phoenix18, Veronica07031, cunconhamchoi, giakhoa, làm sao bớt sân si, BillGates6868, Ngọa long hận, gaconchaylonton, quagia, baby263, HoaSenTuoiSang
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”