Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
Thanhthanh2022
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 131
Tham gia: 01:19, 19/12/22

Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi Thanhthanh2022 »

VOV.VN - Theo Đại đức Thích Chánh Thuần, cầu nguyện không phải là bản chất của phật giáo. Bản chất của phật giáo chính là nhân – quả. Nhân nào quả ấy.
Từ xưa đến nay, đi lễ chùa đầu năm là tập tục đẹp trong cộng đồng, tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng đều hiểu được ý nghĩa của hoạt động tâm linh này, hoặc là không biết cách thức thực hành nghi lễ ở chùa ra sao. Vậy đi chùa để làm gì và bước vào cửa Phật thì thực hành nghi lễ thế nào cho đúng? Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV nhân mùa lễ hội, Đại đức Thích Chánh Thuần, Trụ trì chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, HN sẽ giải đáp những băn khoăn này.
Pv: Khi đi lễ chùa, nhiều người mang tiền lẻ cài vào tay, hay vào nhiều nơi trên ban Phật, khe cửa, thả xuống giếng chùa theo kiểu tiện đâu bỏ đó. Theo Đại đức, cách làm này nên hay không?

Đại đức Thích Chánh Thuần: Khi đi lễ chùa, vào các đền, các phủ, người dân hoặc phật tử thường giắt tiền lẻ vào tay, vào tai hoặc để lên ban thờ hoặc rải tiền vào giếng, vào những nơi người ta cho rằng linh thiêng và tâm linh. Nhưng việc này xét về góc độ văn hóa, rất phản cảm. Xét về góc độ phật giáo thì hoàn toàn không phù hợp. Và ở một góc độ nào đó, việc giắt tiền lên ban thờ, tay hoặc tai các tôn tượng của người phật tử thể hiện tinh thần không kính phật.

Pv: Nhiều người đi lễ chùa xin thăng quan tiến chức, tiền bạc danh vọng và rất nhiều thứ khác nữa. Nhiều người cho rằng cầu xin như vậy không đúng với tinh thần đạo Phật là không tham – sân – si. Vậy nên cúng như thế nào cho đúng khi đến cửa Phật, thưa đại đức?
Đại đức Thích Chánh Thuần: Thông thường, người dân đã đến đền, đến phủ, họ mang theo tâm lý, đó là cầu. Cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an… Vậy có cầu được hay không? Trong phật giáo, cầu nguyện không phải là bản chất của phật giáo. Đức phật cũng không khuyến khích đệ tử mình cầu nguyện. Bản chất của phật giáo chính là nhân – quả. Nhân nào quả ấy. Đức phật nói là không ai cho mình cái gì và không ai lấy đi của mình cái gì. Cuộc sống của mình trong tương lai tốt đẹp hay không là do bản thân mình tự quyết định, chứ không có trời phật nào quyết định thay mình cả. Cho nên đức phật hướng con người làm việc thiện. Nếu mình làm việc thiện, nhất định cuộc sống của mình sẽ thiện và ngược lại. Làm điều ác thì cuộc sống sẽ gặp nhiều trắc trở.

Pv: Nhiều người đến chùa khấn vái rất nhanh, cầm hương đi khấn vái khắp nơi, cứ chắp tay vái liên tục, không biết có đúng không, thưa Đại đức?

Về thắp hương, cơ bản các chùa có yêu cầu không thắp hương trong chùa. Việc thắp hương, nhà chùa đã thắp rồi. Khi phật tử đến chùa muốn thắp hương, phải xin ý kiến trụ trì.
Về khấn vái, các phật tử thông thường khấn rất nhanh, vừa niệm vừa khấn. Khi khấn tay cứ đưa lên, đưa xuống là trái với uy nghi của phật tử. Về góc độ tôn kính phật, thì khấn như vậy thể hiện sự không tôn kính đức phật. Vậy cho nên khi khấn thì không vái. Chúng ta chỉ chắp tay ngang ngực theo hình búp sen và yên lặng cầu bình yên cho cuộc sống của mình. Không nên tay vung lên vung xuống.

Khi vái, cả đầu cả tay từ từ đưa lên, đưa xuống không phải vừa khấn, vừa vái như “bổ củi” – thể hiện sự thiếu tôn trọng đức phật.

Pv: Vậy khi đi lễ chùa cần chuẩn bị những gì?

Đại đức Thích Chánh Thuần:Khi đi lễ chùa đầu năm, chúng ta cần chuẩn bị, hoặc không chuẩn bị cũng không sao, chuẩn bị đơn giản chứ không phức tạp. Không nên mang thịt gà hoặc những đồ ăn mặn vào chùa để lễ. Không nên mang đồ vàng mã đặt lên ban phật. Không nên đốt vàng mã ở chùa – thiếu tôn trọng phật. Không có trong quan niệm của phật.

Không phải đặt tiền nhiều hay ít, lễ to hay nhỏ. Đức phật không ăn được những lễ ấy. Mà cái tâm phật sẽ biết. Có thành tâm hay không. Phải có ngôn ngữ của đức phật thì mới cầu nguyện được phật ban cho. Đó là ngôn ngữ của cái thiện, ngôn ngữ của điều lành. Đó là phải sống thiện, sống lành. Khi có ngôn ngữ của đức phật thì đức phật sẽ nghe được và phù hộ cho mình.

Căn bản đi chùa lễ phật là phải thảnh thơi. Đầu năm du xuân thì tốt. Và không quá nặng nề việc nghi lễ như thế nào, lễ to hay nhỏ, mà quan trọng nhất là sự thành kính đối với đức phật và cái tâm thiện của mình có sáng hay không sáng.

Pv: Xin cảm ơn Đại đức!./.

Thanh Huyền/VOV2
Được cảm ơn bởi: Quan Nguyen, KMD
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thanhthanh2022
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 131
Tham gia: 01:19, 19/12/22

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi Thanhthanh2022 »

Đi chùa hãy hiểu đúng về đạo Phật
GN - Xuân đến, người dân Việt Nam thường có phong tục đi lễ chùa. Đó là sự độc đáo trong văn hóa nước ta, nhưng ngày nay, không ít người có những tư tưởng sai lệch về việc đi lễ chùa, dẫn đến hiểu sai về đạo Phật. Vậy điều chúng ta cần làm là hãy đến lễ chùa cùng với lòng hướng Phật và hiểu đúng về đạo Phật, nhìn nhận lại bản thân.
Tôi nhớ một lần đến chùa, có đoàn người mang theo rất nhiều lễ, họ cầu tiền tài địa vị to đến mức ai cũng nghe thấy. Sau đó, có thầy đến khuyên nhắc nên họ đã hiểu ra. Đây là quan niệm hết sức sai lầm, từ hiểu sai dẫn đến có hành động sai và kéo theo người khác cùng sai. Chùa không phải là nơi xin tài xin lộc, cũng như xin bất cứ tư lợi nào khác. Nhiều người đến chùa để mong muốn Đức Phật sẽ ban cho nhiều tiền hay có chức tước cao. Thậm chí nhiều người còn vung tiền lẻ đặt lên các bàn lễ bừa bãi, tạo hình ảnh xấu, đi ngược lại tư tưởng của đạo Phật. Trước tình trạng đó, nhiều ngôi chùa đã phải thông báo đến Phật tử, du khách không nên rải tiền lẻ để giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của chùa.

Việc hiểu sai về Đức Phật như một vị thần có khả năng ban phát bất cứ điều gì đã khiến cho lượng người lễ chùa đông đảo hơn. Nhưng người đi lễ chùa cần phải hiểu rằng chính tư tưởng, giáo lý nhà Phật mới là điều chúng ta cần học tập và noi theo. Những tư tưởng đó mới là giá trị thực chất trong cuộc sống, chứ không phải là chúng ta thu được gì khi đi lễ chùa. Lòng thành là điều mà chúng ta luôn hướng tới, chứ không phải mưu cầu lợi ích cho bản thân.

Một việc hiểu sai nữa về đạo Phật chính là so sánh giữa chùa này với chùa khác, nơi đâu thiêng hơn, nơi đâu cầu xin được nhiều tiền tài, vật chất hơn. Dù là chùa nào cũng đều thờ Đức Phật nên không thể so sánh Phật ở chùa này với Phật ở chùa kia, bởi sự từ bi hỷ xả của Đức Phật để phổ độ chúng sinh, không thiên vị nơi đâu. Suy nghĩ sai rồi lặn lội mang lễ vật cầu cúng chỉ để mong xin được nhiều hơn không phải là tư tưởng của Phật tử thực sự.
Ngày nay, những quan điểm của nhà Phật càng thể hiện rõ hơn với mọi người thông qua các công nghệ hiện đại, phương tiện truyền thông và mạng xã hội, đó là một điều đáng mừng với tất cả chúng ta - những người có tấm lòng hướng Phật. Những tư tưởng lớn của Đức Thích Ca Mâu Ni luôn được chúng ta tự nhắc nhở trong lòng, chứ không phải là thứ để thể hiện, để ra oai với người khác. Chẳng hạn như khi ta thành tâm đi lễ chùa, xong lại còn chụp ảnh, khoe khoang trên mạng xã hội rằng “Hôm nay em đi mấy chùa đấy, mặc bộ quần áo mới đấy, em đã ủng hộ chùa nhiều lắm”. Đó không phải là những gì chúng ta nên làm, bởi chúng ta đi chùa bằng sự thành tâm, cầu nguyện chân thành chứ không phải cúng tặng chùa tiền bạc để rồi mong sự nổi tiếng, hay chỉ để lấy cái danh. Lời Đức Phật khuyên răn chúng ta hướng thiện, siêng làm việc tốt tu nhân tích đức, cũng là để giúp đời, tự nhiên chúng ta sẽ nhận lại những việc tốt đẹp, chứ đâu phải làm việc tốt chỉ để lấy danh, rồi từ danh để kiếm lợi.

Đất nước Việt Nam ngày nay đang trong giai đoạn phát triển. Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã khiến cho việc lan tỏa những tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo được dễ dàng hơn trong cộng đồng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy, tải từ trên mạng những đoạn video, audio về kinh Phật, về các buổi giảng pháp. Tuy vậy, cũng chính vì sự tương tác và liên kết giữa con người trở nên dễ dàng hơn mà nhiều tư tưởng sai lệch về đạo Phật xuất hiện, âm thầm len lỏi trong nhân dân. Tác động của cuộc sống vật chất, đặc biệt là sự kém hiểu biết, tâm lý đám đông đã làm tư tưởng Phật giáo bị hiểu sai lệch trong một số người, dẫn đến hành động lệch lạc, ảnh hưởng không nhỏ đến tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc.

Như vậy, chúng ta cần nhìn nhận lại bản thân xem mình đã hiểu sai điều gì, rồi tự sửa sai và nói với người khác để họ sửa chữa lại, có thể dùng kết nối nhanh của mạng xã hội để lan truyền những điều tốt đẹp, đúng đắn của đạo Phật.

Đinh Thành Trung (giacngo.vn)
Tập tin đính kèm
Đi chùa đầu xuân tại chùa Quán Sứ - Hà Nội
Đi chùa đầu xuân tại chùa Quán Sứ - Hà Nội
dichuadauxuan.jpg (90.92 KiB) Đã xem 393 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thanhthanh2022
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 131
Tham gia: 01:19, 19/12/22

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi Thanhthanh2022 »

Đi chùa để cầu xin hay để tu theo Phật
Hòa thượng Thích Thanh Từ
Đến với Phật là để tu, để chừa bỏ những thói xấu. Nhưng đến với Phật lâu mà những thói xấu không giảm, ngược lại càng tăng, đó là tu theo Phật hay là gì? Lỗi tại đâu? Tại vì chúng ta không chịu tu mà chỉ có xin.
Khi cúng rồi, quý vị quỳ xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn… như thế là xin hay tu?

Quý Phật tử xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin hay để tu học theo Phật? Đa số đều cầu xin, phải không? Mỗi khi đến chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng rồi, qúy vị qùy xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn … như thế là xin hay tu?

Như vậy chúng ta đi chùa cầu xin Phật cho điều này, cho điều kia, cho đủ thứ hết. Nhưng rốt cuộc rồi tất cả những gì chúng ta xin có được như ý hết không? Điều này tôi không khẳng định là được hay không được. Có thể một số người xin được, nhưng đa số người xin không được, phải không?
Thí dụ, khi con cái thi cử, cha mẹ là phật tử thế nào cũng tới chùa xin Phật gia hộ cho con mình thi đậu. Như vậy các Phật tử được cha mẹ cầu xin đều đậu hết hay vẫn có người rớt? Tại sao cùng xin với nhau, Phật lại cho người đậu, kẻ rớt? Vậy là Phật không công bằng rồi. Đức Phật đối với chúng sanh chỉ một lòng từ bi bình đẳng, thương như con một, không bỏ người nào, tại sao có người xin Phật cho, có người xin Phật không cho? Như vậy, vấn đề này chưa thể khẳng định đúng hay sai.

Chúng ta tự nghiệm xét những gì chúng ta xin đó, nếu được hết thì chắc rằng Phật tử đều giàu, đều vui vẻ, không ai khổ phải không? Nhưng kiểm lại trong giới phật tử có giàu hết chưa, có hết khổ hoàn toàn chưa? Nếu Phật cho thì phải cho đều, người này cho thì người kia cũng phải cho. Sao có người xin được, có người xin không được? Chúng ta nghĩ sao về điều này? Tôi gợi ý để rồi qúy Phật tử tự nghiệm tự xét.

Cũng như những người gặp tai nạn, cầu nguyện đức Quan Thế Âm cứu độ, tất cả đều cầu được hay có người được, có người không được? Như vậy Phật và Bồ-tát hình như thương người này, không thương người kia. Nhưng thật ra Phật, Bồ-tát có như vậy không?

Tất cả chúng ta do yếu lòng, nhẹ dạ nên gặp tai nạn, gặp khó khăn thì lúc nào cũng ỷ lại. Ỷ lại Phật, ỷ lại Bồ-tát. Cầu xin Phật, Bồ-tát an ủi cứu giúp mình bớt khổ. Nhưng sự thật việc cầu xin đó đâu có gì bảo đảm được trăm phần trăm. Vậy mà tất cả Phật tử chúng ta đi chùa tới đâu cũng xin, cũng cầu. Nếu xin cầu thì không phải là tu, còn tu thì không có cầu xin.

Nên kết luận lại, Phật tử chúng ta đi chùa là để tu theo Phật hay để xin Phật cho mình được phước đức?

Tôi thường thí dụ, qúy Phật tử có bệnh đi tới phòng khám của bác sĩ. Khi tới phòng khám, lẽ ra phải để cho bác sĩ khám, cho toa, mua thuốc uống. Nhưng có người tới phòng khám chỉ chấp tay nói rằng: “Thưa bác sĩ, bác sĩ cứu giùm tôi cho hết bệnh.” Đó, cứ nằng nằng đòi như vậy. Bác sĩ biết nói làm sao đây? Chắc cũng đầu hàng luôn, không biết sao cứu được. Nếu là người bệnh thì yêu cầu bác sĩ xem bệnh, rồi cho toa chúng ta mua thuốc uống, bệnh mới lành. Chúng ta không chịu cho xem bệnh, không chịu xin toa, mà cứ đòi bác sĩ cho hết bệnh, như vậy bác sĩ biết nói sao đây? Đó là điều hết sức lầm lẫn.
Kế nữa, có người được bác sĩ khám bệnh, cho toa, bảo phải về mua thuốc uống. Nhưng người không chịu mua thuốc, cứ cầm toa đọc hoài, đọc thuộc lòng. Thuộc lòng cái toa hết bệnh không? Chắc rằng không hết. Chỉ khi nào mua thuốc uống thì mới lành bệnh.

Chúng ta ngày nay đến với Phật giống hệt như những người bệnh đến với bác sĩ. Không cần bác sĩ khám, không cần bác sĩ cho toa mà cứ chắp tay cầu bác sĩ cứu cho tôi hết bệnh thôi. Điều này bác sĩ cũng bó tay. Quí vị đến chùa, cứ xin Phật cho con cái này, cho con cái nọ… thì Phật sẽ làm sao? Phật đã từng tuyên bố: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai.” Mà không ban phước xuống họa thì Ngài cho được không? Nên có người xuyên tạc, như vậy thì Phật bất lực quá, Phật không có khả năng, xin Phật không có kết quả.

Trong đạo Phật luôn luôn dạy rằng “Phật là một bậc Đạo sư”, là vị thầy chỉ đường cho chúng ta ra khỏi nẻo luân hồi đau khổ, giúp cho chúng ta tránh những hiểm nguy trong cuộc đời này. Phật là người chỉ đường nhưng nếu chúng ta không chịu đi thì lỗi tại chúng ta, chớ không phải lỗi tại Ngài. Ngài không thể cho chúng ta hết khổ đâu. Vì thế có người cho Phật bất lực, nhưng với người biết nghĩ suy, biết nhận định thì chính lời nói đó là lời nói chân thật.

Như chúng tôi bây giờ, thật tình chỉ hiểu Phật pháp, chỉ tu để tâm được yên tịnh và chỉ dẫn lại cho qúy phật tử cùng tu. Chứ tôi cũng đâu có quyền cho phật tử được hết bệnh, đâu có quyền cho phật tử gặp cảnh khổ được hết khổ. Tôi chỉ giảng dạy lời Phật cho quý phật tử hiểu, ứng dụng, dẹp hết các phiền não, đó là Phật tử tu. Nếu tu được thì phiền não sạch, chớ tôi đâu có giúp gì cho quý vị.
Quý vị nghĩ kỹ, chúng ta là Phật tử tức là con của Phật. Phật là bậc giác ngộ mà con của Phật có giác ngộ chưa? Nếu không giác ngộ trăm phần trăm như Phật, thì ít ra chúng ta cũng giác ngộ được một phần trăm, tí xíu vậy đó. Phật trăm phần, chúng ta được một phần cũng tạm gọi là con của Phật. Chớ Phật thì trọn vẹn còn mình thì không có chút nào, làm sao gọi là con Phật. Cái giác ngộ nhỏ nhất, gần nhất là giác ngộ được lý nhân quả.

Đức Phật dạy, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành, nhân ác sẽ đưa đến quả khổ. Như vậy cái khổ, cái vui đều do chúng ta tạo mà ra, chớ Phật không làm thế được. Phật dạy rất thực tế.

Tôi thí dụ, một anh nông phu muốn làm ruộng trúng thì phải lựa giống, mua giống tốt. Giống tốt đó là nhân khiến sẽ được quả tốt là những bông lúa chín vàng, no đầy. Những bông lúa chín vàng, no đầy có được là nhờ những hạt giống tốt. Nhân đã có thì quả sẽ có. Có anh nông phu nào ngây ngô đến nỗi không chịu gieo giống lúa mà cứ ra ngoài đồng chấp tay cầu Phật cho con lúa đầy đồng không? Có ông Phật nào trên trời, trên mây rải giống xuống cho lúa mọc được không? Hay là chính tay mình gieo giống, rồi mình mới gặt được kết quả do công phu của mình làm ra.
Rõ ràng lẽ thật của cuộc sống này là chúng ta tự tạo nhân tốt hay tạo nhân xấu, từ nhân đó đưa tới quả tốt hay xấu, chớ không ai có quyền chen vô hết. Đó là một chân lý, một lẽ thật mà chúng ta không chịu tin, cứ đòi Phật cho không thôi, đòi thế này, đòi thế kia.

Như khi tôi lên Châu Đốc thấy một số phật tử, nhất là từ tháng giêng tới tháng ba, nhằm thời gian vía Bà, người ta đi đông là đông. Từ các tỉnh, thành phố lên, để làm gì? Để vay tiền Bà về làm ăn cho phát đạt. Họ cứ quan niệm rằng mượn của Bà chừng năm ba chục ngàn, về làm ăn sẽ giàu. Quí vị thấy nghĩ vậy đúng hay sai? Tôi chỉ cần nói đơn giản rằng nếu Bà thương người tới vay tiền, Bà cho làm ăn phát đạt giàu có, thì từ Châu Đốc tới Long Xuyên, ai cũng giàu hết. Tại sao vậy? Vì ở gần Bà, tốn ít chục bạc tiền xe là đã tới rồi, tiếc gì mấy chục mà không đi vay? Còn những người ở xa như thành phố Hồ Chí Minh hay dưới Cà Mau lên vay xa quá. Vậy thì người ở gần vay nhiều nên phải giàu nhiều, nhưng nhìn lại dân ở gần đó vẫn nghèo, vẫn có những người rất khổ sở, rách trước rách sau. Sao họ không tới vay cho được giàu? Hay họ vay hoài không giàu nên phải chịu nghèo. Như vậy có đúng là Bà cho vay thì được giàu không?
Có những điều rất thực tế mà không ai dám nói. Thí dụ khoảng trăm người lên vay tiền của Bà, về có chừng năm mười người làm ăn phát tài, họ liền khoe: “Tôi nhờ năm nay vay tiền của Bà về làm ăn phát tài.” Còn tám chín chục người vay, nhưng làm ăn lỗ lã, thua thiệt lại làm thinh, không dám nói. Vì họ không dám nói nên đâu có ai biết. Thiên hạ chỉ biết người phát tài mà không biết những người không có gì. Đó, lẽ thật ở chỗ nào?

Trong một trăm người, có người phước nhiều, có người phước ít. Người có phước làm ăn phát tài, lấy cớ vay tiền Bà được phát tài. Còn người vô phước làm ăn thất bại, sao lại làm thinh không đổ thừa tiền Bà không có giá trị? Tại không dám nói. Nên người ta cứ nghe đồn đằng kia, đằng nọ có người vay tiền Bà về làm ăn khá. Thế là ùa nhau kéo đi vay. Chúng ta không chịu nghiệm, không chịu xét nên rồi bị rơi vào mê tín. Mê tín là lòng tin mù quáng, không có lẽ thật, không đúng chân lý.
Chúng ta là Phật tử hiểu Phật pháp thì phải thực hành theo lời Phật. Chúng ta muốn làm ăn khá thì chúng ta phải biết ăn ở tốt với mọi người, xử sự công bằng với mọi người. Trong cuộc sống chúng ta đừng giành phần hơn về mình mà luôn luôn biết nhường nhịn nhau. Nhờ có phước chúng ta làm ăn mới tốt. Người không chịu thực hành như vậy, cứ đi vay chỗ này, xin chỗ kia, rốt cuộc không được gì hết mà chỉ chuốc khổ. Hiện tại không được mà vị lai cũng không có chút phước đức nào. Nên quý Phật tử phải tin tưởng đức Phật là một vị đã giác ngộ, chỉ cho chúng ta những lẽ thật trong cuộc đời để chúng ta ứng dụng tu, ứng dụng thực hành thì chúng ta sẽ đạt kết quả tốt.

Quy y: Khi chiều chúng tôi đã làm lễ quy y cho một số Phật tử. Trong lễ quy y có những vấn đề mới nghe quý Phật tử thấy hơi lạ một chút. Như nói rằng, quy y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, quy y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh. Trong nhà Phật nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu quy y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, quy y Pháp rồi khỏi rơi vào ngạ quỉ, quy y Tăng rồi khỏi rơi vào súc sanh. Nếu quy y là chỉ hứa suông thôi mà thành công liền thì dễ quá! Ở đây tôi sẽ giải thích thứ tự cho quý vị hiểu.
Như chúng ta đã biết Phật là bậc giác ngộ sáng suốt. Quy y Phật tức là trở về con đường sáng suốt. Trở về con đường sáng suốt thì chúng ta không rơi vào chỗ u minh, tối tăm. Địa ngục là chốn u minh cho nên Bồ-tát Địa Tạng phát nguyện xuống địa ngục để độ chúng sanh. Vì vậy, Ngài làm Giáo chủ ở cõi địa ngục, gọi là U Minh giáo chủ. Chúng ta đi con đường sáng thì không rơi vào chỗ tối, nhưng phải đi chớ không chỉ hứa. Nếu Phật tử hứa rằng tôi qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, ngang đó không tu tập thì có khỏi địa ngục không? Chắc chưa khỏi.

Tôi lặp lại ví dụ anh nông phu, anh được hạt giống tốt và gieo xuống. Biết rằng nhân tốt thì quả sẽ tốt, đó là lẽ thật. Nhưng từ ngày gieo giống cho tới ngày cây lúa đơm bông kết quả, phải làm sao? Gieo giống rồi chúng ta phải chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân, chúng ta còn phải theo dõi sâu rầy. Cuối cùng đủ điều kiện thì bông lúa mới được tốt, được no đủ, được chín vàng.

Cũng như vậy, khi chúng ta nguyện quy y tu theo Phật, đó là nhân để đi tới quả giác ngộ. Nhưng từ nhân tới quả đòi hỏi chúng ta phải liên tục theo dõi, phải cố gắng tu hành mới được kết quả như vậy. Chớ không phải qui y rồi nói: “Ngang đây tôi khỏi đọa địa ngục”, đó là sai lầm.
Quy y Pháp khỏi đọa ngạ quỷ, ngạ quỷ tức là loài quỷ đói. Bởi vì, Phật dạy chúng ta tu phải có lòng từ bi thương yêu mọi người. Có lòng từ bi thì ai khổ chúng ta giúp. Chúng ta không nỡ gian lận, hiểm độc, bòn rút người khác mà phải mở lòng từ bi thương xót, cứu độ người ta. Vì có lòng từ bi nên không có tâm bỏn xẻn, tâm keo kiệt, tâm hiểm độc. Vì vậy không đọa làm loài quỷ đói. Không bao giờ chúng ta tạo nhân tốt mà lại có kết quả xấu được.

Cho nên qui y Pháp rồi thì tránh khỏi làm loài quỉ đói. Vì vậy khi đã quy y rồi, chúng ta phải tập tâm từ bi. Mỗi ngày mỗi mở rộng, mỗi ngày mỗi thực hành đúng như vậy, thấy ai khổ ai đói chúng ta dùng phương tiện giúp. Thực hành đúng pháp Phật dạy tránh khỏi loài ngạ quỷ, nhất định không sai chạy.

Quy y Tăng rồi khỏi đọa làm súc sinh. Tại sao? Vì súc sanh là si mê. Bây giờ mình theo chư Tăng, chư Tăng dạy cho mình biết đây là thiện, đây là ác, đây là tội, đây là phước, đây là chánh, đây là tà. Giản trạch cho mình biết rõ, nhờ biết rõ nên mình tránh tội làm phước, tránh ác làm lành, tránh tà làm chánh. Kết quả mình không đọa làm súc sanh. Như vậy từ nhân đến quả không sai chạy nếu chúng ta làm đúng. Nhưng có nhân mà không săn sóc, không chăm bón thì kết quả không bao giờ đúng hết.
Chúng ta đến với đạo Phật là đến với tâm hồn chân thật, phải dụng công tu hành, không phải đến với đạo Phật bằng cách cầu xin. Nếu quý Phật tử ngẫm kỹ, nhớ cho rõ ràng, từ hồi biết đi chùa cho tới bây giờ, mình tu theo Phật hay là cầu xin Phật? Chắc tu ít, cầu xin thì nhiều. Đó là điều đáng buồn mà cũng rất đáng thương. Nếu phật tử cứ đi cầu xin hoài thì đạo Phật đã mất rồi. Dầu còn chùa, còn Phật tử cũng không còn đạo Phật, vì Phật dạy tu mà mình có tu gì đâu? Nên nhiều người đi chùa mười năm, hai mươi năm nhưng phiền não ngày càng tăng chớ không giảm. Đi chùa nhiều mà sân cũng lắm, giận cũng nhiều thì có hiệu quả gì đâu.
Đến với Phật là để tu, để chừa bỏ những thói xấu. Nhưng đến với Phật lâu mà những thói xấu không giảm, ngược lại càng tăng, đó là tu theo Phật hay là gì? Lỗi tại đâu? Tại vì chúng ta không chịu tu mà chỉ có xin. Xin không được rồi đâm ra chán, mà chán rồi thì nghe ai đồn đại đằng kia miếu Bà, miếu Ông gì đó xin chi cũng được, linh lắm. Thế là Phật tử liền mang bó hương, đĩa quả tới xin. Vì xin cho nên dễ lạc đường tà. Còn nếu chúng ta biết tu, hiểu lời Phật dạy, ứng dụng tu thì chúng ta hết khổ. Hết khổ bằng lẽ thật chứ không phải hết khổ bằng tưởng tượng.

Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, mà tu thì phải làm sao? Phật dạy lấy nhân quả làm căn bản. Chúng ta gieo nhân tốt rồi còn phải cố gắng duy trì, bảo vệ thì sẽ được quả tốt. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải rơi vào cảnh khổ, không nghi ngờ. Như vậy người phật tử là người biết chọn nhân để gieo, tránh nhân dữ không cho nó sanh khởi, đó là chúng ta tu.

Biết như vậy, hiểu như vậy, thấy như vậy, đó là chúng ta có tỉnh có giác. Còn không hiểu như vậy là không có tỉnh, không có giác. Biết được, nhận chân được lý nhân quả của Phật đó là chúng ta đã giác một phần rồi. Nếu biết nhân quả do mình gây, mình chịu thì chúng ta có kêu trời kêu Phật gì nữa không? Gặp khổ có kêu trời, gặp vui có tạ ơn trời không? Tất cả những điều đó là do nhân mình gây, quả mình hưởng. Biết rõ như vậy thì chúng ta là người tỉnh.

Hơn nữa người tin nhân quả là người gan dạ, can đảm, còn người không tin thì không gan dạ, không can đảm, tại sao vậy? Bởi vì tin nhân quả nên việc gì tốt là do mình tạo thì mình thành công. Mình thành công là do nhân mình làm nên quả mình hưởng, không có gì ngạo mạn cho mình là hơn. Nếu mình gặp điều xấu là do nhân mình không khéo tạo cho nên quả xấu đến với mình. Như vậy là cũng tại mình chứ không trách ai hết.
Tập tin đính kèm
Phật đã từng tuyên bố: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai.”
Phật đã từng tuyên bố: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai.”
di-chua-de-cau-xin-hay-de-tu-theo-phat-5-1004.jpg (100.22 KiB) Đã xem 376 lần
Đức Phật dạy, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác.
Đức Phật dạy, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác.
di-chua-de-cau-xin-hay-de-tu-theo-phat-4-1004.png (312.4 KiB) Đã xem 376 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu, KMD
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi hysshu »

NIỆM PHẬT 1 CÂU PHÚC SINH VÔ LƯỢNG

LẠY PHẬT 1 LẠY TỘI DIỆT HÀ SA
Tập tin đính kèm
320399474_5665567256825267_1614768656988553329_n.jpg
320399474_5665567256825267_1614768656988553329_n.jpg (131.22 KiB) Đã xem 361 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu, KMD
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Vì đâu Bồ Tát sợ “nhân”, chúng sinh sợ “quả”?

(PLO) - Tạo nghiệp là nhân, thọ báo là quả. Quy luật của sự luân hồi là “nhân quả”. Lăn lộn trong ba cõi sáu đường đều tùy thuộc nhân quả. Mình đã gây “nhân” nhất định mình phải chịu “quả”, “quả” khổ hay “quả” vui là do gây “nhân” khổ vui.
Theo quan niệm của đạo Phật, “nhân quả” là lẽ công bằng chân thật, bởi mỗi cá nhân gây tạo khác nhau, nên sự thọ nhận cũng sai biệt, không giống nhau. Sự công bằng từ “nhân” đến “quả”, không phải sự công bằng do ai khác áp đặt cho mình. Ngày nay mỗi người tạo “nhân” thì ngày mai chính mình thọ “quả”, rõ ràng, rành mạch.

Thắc mắc với … “Nhân quả”

“Đạo Phật nói “nhân quả” là căn cứ trên thời gian suốt cả quá khứ đến hiện tại vào kéo dài tới vị lai; trong quá khứ có cái gần có cái xa, trong vị lai cũng thế, khiến có những kết quả xảy đến mà đương sự không bao giờ nhớ. Lại có những sự kiện gây “nhân” mà không thấy kết “quả”, do đó “nhân quả” trở thành rắc rối, làm nhiều người khó tin, khó nhận”. Nhưng sự thật lúc nào cũng là thật, nếu mỗi người nhận hiểu sâu về lý “nhân quả” thì cuộc sống này rõ ràng đã có tiêu chuẩn nhắm đến và an ổn vô cùng vì mọi kết quả hiện chịu trong đời đều do “nhân” gây ra từ thuở trước, nên khổ không oán hờn, vui không ngạo mạn, mình làm mình chịu, chỉ cần ngay giờ đây phải biết chọn lấy “nhân” tốt mà làm, để mai kia khỏi phải thọ “quả” đau khổ.

Những kẻ gây tạo nghiệp ác, ắt phải thọ quả khổ trong ba đường dữ địa ngục, ma quỷ, súc sinh. Nghiệp ác là mình làm cho kẻ khác khổ, cân xứng với “nhân” mình gây, thọ “quả” khổ một nơi trong ba đường dữ. “Nhân” khổ có khi không thành “quả” do nửa chừng mình biết hối cải, hoặc chuyển đổi. Nhưng “nhân” khổ nhất định thọ “quả” khổ, do sự nuôi dưỡng một cách sung mãn. Ví dụ, có người uống rượu mà không ghiền, vì họ biết giới hạn chừa bỏ nhưng có người uống rượu nhất định phải ghiền rượu, vì họ mãi tiếp tục và say mê. Có “nhân” khổ mà không thọ “quả” khổ, cũng như thế.


Người gây nghiệp thiện ắt thọ “quả” vui trong cõi người, cõi A Tu La và cõi trời, cân xứng của nghiệp lành mình đã tạo, nhiều ít thấp cao thì kết quả cũng có hơn kém thấp cao. Có khi người ta nghiệp lành mà không hưởng “quả” lành, ví như một số sinh viên vào học y khoa, có người không đủ khả năng học hoặc lười biếng học, nên tuy học y khoa mà không thể thành bác sĩ; có người đủ khả năng lại cần cù học tập, nhất định một ngày kia sẽ thành bác sĩ.

Vì đâu “Bồ Tát sợ nhân”?

Trong kinh Phật có nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, tại sao vậy? Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, là người đã thấy tận cái manh nha, đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn là mỗi người chớ gieo cái mầm đau khổ và ngược lại, biết cần mẫn gieo trồng cái mầm an vui. Không gieo nhân khổ thì không gặp quả khổ; luôn gieo trồng “nhân” vui thì “quả” vui không vời cũng đến. Đây là sự hiểu biết và hành động của người giác ngộ.

Bởi giác ngộ nên thấy rõ cái gì là “nhân” đau khổ liền sợ hãi, tìm mọi cách để diệt trừ. Thấy tham lam và keo kiệt là “nhân” đau khổ, Bồ-tát tu hạnh bố thí để tiêu diệt. Thấy buông lung ngạo mạn là “nhân” phá hoại đức hạnh, Bồ-tát tu trì giới để khử dẹp. Thấy nóng giận là “nhân” gây nhiều tội lỗi, Bồ-tát tu hạnh nhẫn nhục để dẹp. Thấy lười biếng bê tha là “nhân” hư thân mất công đức, Bồ-tát tu hạnh tinh tấn để đánh đuổi. Thấy tâm tán loạn là “nhân” điên đảo tối tăm, Bồ-tát tu thiền định để thu nhiếp. Thấy ngu si là “nhân” trầm luân sinh tử, Bồ-tát tu trí tuệ để chiếu phá.

Bồ-tát tu hạnh để diệt trừ sáu cái “nhân” xấu xa, tội lỗi, mù tối ,hiểm nguy vốn dẫn con người đi mãi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái “nhân” ấy bị tiêu diệt hoàn toàn là giác ngộ giải thoát. Đó chính là tu Lục độ, đang hành hạnh Bồ-tát và đến khi giác ngộ thì là Bồ-tát thật sự.

Kẻ trí sợ “nhân”, người ngu thì sợ “quả”. Chúng sinh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái “quả” mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui mà “nhân” đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo thì một khi “quả” đau khổ đến dẫu cầu khẩn van xin cũng vô ích. Cầu mong, mơ ước “quả” an vui, nhưng “nhân” không chịu gieo, không chăm chút thì “quả” từ đâu mà đến? Đây là sự khác biệt giữa kẻ mê và người giác; tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể trừ bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào “nhân” là giác, không ai là không thể làm được việc đó.

Từ “nhân” đến “quả” còn cần có những sự kiện trợ giúp đầy đủ mới được viên mãn. Không có thể có nhận định tất nhiên rằng có “nhân” là có “quả” bởi vì thời gian từ “nhân” đến “quả” là giai đoạn biến động, hoặc được tăng trưởng, hoặc bị tiêu mòn, tùy theo những sự kiện trợ giúp. Biết rõ như thế, mỗi chúng ta có thể chuyển “nhân” xấu thành tốt, hoặc “nhân” tốt trở ra xấu.

Phá bỏ luân hồi - Cách nào?

Sự tất yếu của luân hồi tùy thuộc “nhân quả”, không có kẻ nào khác áp đặt khổ vui cho chúng ta, cũng không có bàn tay nào lôi kéo chúng ta phải đi đường này hay lối khác, mọi sự kết quả đều cân xứng với “nhân” mình gây tạo, như đã nói ở trên. Nắm vững yếu tố này, mới thấy mỗi chúng ta thật sự có trọn quyền định đoạt số phận của chính mình, chẳng cần phải dựa dẫm vào thế lực siêu nhiên nào khác. Cuộc đời của mỗi chúng ta hiện được tươi sáng hay đen tối đều do sự khéo léo hay vụng về của chính ta ngày xưa. Mỗi người phải can đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, không oán trách kêu ca, không than thân tủi phận; gan dạ trong cuộc sống hiện tại song phải khôn ngoan chọn lối đi ở ngày mai.

Đạo Phật giải thích rõ lý luân hồi, nhưng không phải là để mỗi chúng ta mãi chịu luân hồi. Biết luân hồi tường tận rồi, Phật lại chỉ ra con đường… thoát ly luân hồi, cũng như đã biết đâu là khổ, chúng ta mới tìm cách thoát khổ. Luân hồi là vòng loanh quanh lẩn quẩn, nhào đi lộn lại không thể thoát ra. Chấp nhận cam chịu trong vòng quanh quẩn đó là do mỗi người không tìm được manh mối thoát ra, hoặc không đủ khả năng thoát ra.

Ví dụ, trước khi các nhà khoa học phát hiện ra sức hút của Trái đất, mọi người mọi vật đều cam chịu trong vòng “vọt lên rớt xuống”, không sao thoát ra ngoài được. Thế rồi khi chính các nhà khoa học chế tạo được phi thuyền đủ khả năng “vọt ra” khỏi lực hút của Trái đất, đi thám hiểm các hành tinh khác thì lực hút của Trái đất đâu còn trói buộc được chúng ta nữa. Cũng thế, Phật giải thích lý luân hồi rồi, mới dạy phương pháp thoát ly luân hồi mà mục đích của đạo Phật là thoát ly sinh tử luân hồi, không chấp nhận sự loanh quanh trong vòng sinh tử. Còn trong sinh tử - dù dài, ngắn, khổ, vui - đạo Phật đều kết luận là đau khổ vì cùng một số phận vô thường, chỉ thoát được luân hồi mới là an vui giải thoát.

Như vậy, đạo Phật nói lý luân hồi cũng là phát hiện một sự thật của vạn vật và con người. Con người nhận hiểu thấu đáo về lý luân hồi, nếu họ không có khả năng thoát khỏi lý luân hồi, tự chọn lựa cuộc luân hồi an vui và thoải mái. Nếu họ có khả năng thoát ly luân hồi, do hiểu luân hồi mà tiến tu đạo giải thoát. Biết được lý luân hồi, mỗi chúng ta biết được lẽ công bằng của con người, cũng nhận thấy sự tự do căn bản ở mỗi chúng ta. Mọi sự mê tín do đó đều tiêu tan do ta biết chính ta là người quyết định thân phận của mình.

Cũng bởi thế mà tất cả oán hờn, tủi hận đều sạch hết, vì có ai áp đặt sự đau khổ cho mình mà than thở. Dù chưa giải thoát nhưng biết lý luân hồi, mỗi chúng ta cũng sáng suốt và yên ổn trong đời sống này. Mọi tương lai vẫn nằm trong tay mỗi chúng ta, chúng ta trọn quyền lựa chọn lấy một tương lai nào theo sở thích của mình thôi…/.

Thích Thanh Từ

( baophapluat.vn)
Tập tin đính kèm
thai-tu-tat-dat-da-da-giac-ngo-vao-nam-35-na-589-tcn-va-tro-thanh-mot-vi-phat-4ac2a52d3aaaef52f5bb971f4f48c9b3.jpg
thai-tu-tat-dat-da-da-giac-ngo-vao-nam-35-na-589-tcn-va-tro-thanh-mot-vi-phat-4ac2a52d3aaaef52f5bb971f4f48c9b3.jpg (228.67 KiB) Đã xem 340 lần
dao_va_doi_1_TGKM.jpg
dao_va_doi_1_TGKM.jpg (69.68 KiB) Đã xem 354 lần
Sửa lần cuối bởi hysshu vào lúc 12:24, 27/12/22 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi hysshu »

ảnh ác khẩu vừa hại người vừa hại mình:
Tập tin đính kèm
dao_va_doi_2_XJNX.jpg
dao_va_doi_2_XJNX.jpg (75.44 KiB) Đã xem 348 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thanhthanh2022
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 131
Tham gia: 01:19, 19/12/22

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi Thanhthanh2022 »

hysshu đã viết: 12:06, 27/12/22 NIỆM PHẬT 1 CÂU PHÚC SINH VÔ LƯỢNG

LẠY PHẬT 1 LẠY TỘI DIỆT HÀ SA
Niệm Phật là phương pháp tu rất dễ, chỉ cần niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật. Nhưng nếu chúng ta thực hành và đi sâu vào pháp môn này thì sẽ nhận ra trong cái dễ có cái khó.

Làm sao để tâm được thanh tịnh khi niệm Phật?
Niệm Phật đúng cách cần lưu ý những gì?
Để niệm Phật đúng cách, Phật tử cần chú ý phải dồn hết tâm trí, thành tâm hướng về Đức Phật A Di Đà và niệm danh hiệu của Ngài: Nam mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật.
Tại sao chúng ta niệm Phật?
Chúng ta đừng nên nghĩ rằng niệm A Di Đà là vì Đức Phật đó có công năng lớn hơn những vị Phật khác. Bởi khi đã thành tựu quả vị Phật, các Ngài đều có mười danh hiệu như nhau, có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Nhưng vì sao chúng ta không chọn niệm một vị Phật nào khác ngoài Đức Phật A Di Đà?

– Vì Phật A Di Đà được chúng ta biết đến qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta niệm Phật là tôn trọng và nghe theo lời giáo huấn của vị Bổn sư của mình.

– Căn cứ trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà đều muốn tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tây Phương an lạc. Trong đó có lời nguyện rằng:“ Tất cả chúng sanh 10 phương có lòng tin yêu về cõi ta nếu niệm từ một đến mười niệm mà ta không tiếp dẫn thì ta không thành Chánh giác, trừ ngũ nghịch.

– Căn cứ vào kinh A Di Đà nói rằng: Khi niệm Phật từ 1 ngày đến 7 ngày nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sanh về Tây Phương.

– Căn cứ vào câu chuyện của hoàng hậu Vi Đề Hi, khi bà ngán ngẫm cảnh trần thế nhiều tranh đưa, con giết cha đoạt ngôi, bà đã hỏi Đức Phật cảnh giới thanh tịnh để tu hành hướng đến. Khi ấy Đức Phật đã hiện cảnh 10 phương chư Phật và bà đã chọn cảnh giới Tây Phương Cực Lạc để tu tập hướng đến. Lúc đó Đức Phật đã khuyên bà nên nhất danh chấp trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà.
Điều thiết yếu khi niệm Phật
Vì thế, vào thời Đức Phật, danh hiệu Phật A Di Đà đã có mặt và có căn cứ rõ ràng trong sử sách.

– Dựa vào bài kinh cho rằng: Vào thời mạt pháp căn cơ chúng sanh cạn mỏng, vạn ức người tu ít người đắc độ, nương theo pháp môn Tịnh độ sẽ được giải thoát.

– Các tổ và thiền sư cũng khuyên chúng ta nên niệm Phật. Chẳng hạn như Thiên Như thiền sư dạy rằng: Vào thời mạt pháp, kinh sách diệt hết chỉ còn lưu lại câu A Di Đà Phật, nếu ai không tin đọa vào địa ngục.
Như thế, có rất nhiều lý do để chúng ta chọn pháp môn Niệm Phật và tin đây là một pháp môn mang đến sự an vui và sự vi diệu cho người tu tập.

Một câu niệm Phật lọt vào tai

Dứt nghiệp oan khiêng, dứt đọa đày

Đức phật Di Đà đài sen ngự

Tiếp người mê lộ thoát trần ai
Những điều cần biết khi niệm Phật
Điều 1: Cách niệm Phật

Niệm Phật gồm có: trì danh niệm Phật , quán tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật. Nhưng trì danh niệm Phật là phương pháp quan trọng nhất, dễ hành trì và dễ thành tựu. Khi trì danh niệm Phật có hai loại: Niệm gấp và niệm quởn

Niệm gấp là niệm nhặt, liên tục nối tiếp nhau không dứt. Đây là cách dành cho những người niệm Phật nhưng bị tâm vọng tưởng chi phối, cần niệm nhanh để nương tựa hồng danh chư Phật ngăn vọng tượng phát khởi. Chúng ta có thể niệm là Nam Mô A Di Đà Phật hoặc nếu vọng tưởng vẫn còn nhiều thì sẽ lượt luôn hai từ Nam Mô.

Cần niệm cho đến khi thành thói quen, câu niệm Phật tự vang động trong lòng và vọng niệm bớt đi thì chúng ta chuyển sang niệm quởn.
Ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật
Niệm quởn là niệm nhẹ nhàng, khoang thai, có ngữ điệu trong tâm. Cách này áp dụng khi ngồi thiền, khi tâm hồn đã lặng rồi. Tuy nhiên cách niệm quởn sẽ dễ bị hôn trầm (buồn ngủ). Cách đối trị tình trạng này như thế nào? Có những người kêu đứng dậy đi hay là sám hối v.v… Nhưng mà thời khóa người ta 2 tiếng đồng hồ người ta mới mãn. Thì khi ấy chúng ta nên niệm nhiếp miệng, có thể thành tiếng nhỏ hoặc tiếng to nếu không vượt qua cơn hôn trầm đó.
Điều 2: Niệm Phật vọng niệm có tội không?
Chúng ta nên nhớ rằng: Vọng tưởng là bản chất của con người, khi niệm Phật chúng ta mới biết mình có vọng tưởng. Bình thường chúng ta vọng tưởng mà chúng ta không có biết, cho nên nhờ niệm Phật mới biết mình có vọng tưởng.

Vì thế, nếu ai cho rằng: Niệm Phật mà vọng tưởng là tội thì đó là một định kiến quá khắc khe cho người tu tập.

Bởi vì con người chúng ta muốn được thanh tịnh thì phải từ cái chỗ vọng tưởng này lần lần điều phục mà nên. Mà nếu chúng ta niệm Phật vọng tưởng có tội thì thôi chúng ta đừng niệm Phật nữa để tưởng các chuyện khác đi, tưởng về tiền tài sắc dục danh vị, tất cả mọi thứ khác tưởng đi.

– Cho nên vọng tưởng không có tội, quá chăng là niệm Phật mà vọng tưởng công đức nó sẽ giảm hơn ít hơn cái người niệm Phật thành tâm và thanh tịnh.

– Và từ một vọng tưởng nhiều trong quá trình kiên nhẫn tu tập của chúng ta từng ngày chúng ta trở nên vọng tưởng ít. Vọng tưởng nhiều lâu ngày vọng tưởng ít, lần lần mới chúng ta mới thâm nhập được niệm Phật được nhất tâm.

Cho nên đừng bao giờ chúng ta nghĩ một cách lệch lạc như vậy rồi chúng ta khuyên khích người tu người ta không dám. Bởi vì ai niệm Phật cũng vọng tưởng hết.
Điều 3: Người tạo nhiều tội quá khi niệm Phật có được vãng sanh không?
Chúng ta nên nhớ rằng tổ Huệ Năng là người giác ngộ tu thiền. Mà tổ đã nói trong Phát Ngũ Đạt kinh “Niệm trước mê là chúng sinh, niệm sau giác ngộ là Phật”. Và các tổ của chúng ta thường nói Tứ là hồi đầu thị ngạn – quay đầu là bờ. Hay là trước kia các vị thiền sư nói là: Buông đồ đao lập địa thành Phật.

Vì thế, cho dù chúng ta mắc các tội như lỡ phạm những điều tội ác trên cuộc đời như sát sanh, trộn cắp, tà dâm, hại vật, v.v… mà chúng ta chưa biết về nhân quả thì khi bây giờ chúng ta nhận thức được chúng ta cải hóa tu hành. Chúng ta có khả năng vãng sanh là điều tất yếu. Chỉ trừ phạm tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết A la hán, giết hòa thượng, giết A sờ lê và làm thân Phật ra máu thì khó mà vãng sanh.

Chúng ta phải biết rằng: tu tịnh độ là tu theo nhân quả, về tịnh độ chưa phải là thành Phật. Cho nên con người nguyện về đó là hoàn toàn có khả năng để vãng sanh về đó là chuyện tất yếu. Khi vãng sanh còn mang nghiệp là chuyện bình thường.
Cho nên nếu chúng ta đã lỡ tạo tội và khi chưa biết mình sai lầm khi chưa nhận thức được lời Phật dạy, khi chưa nhận biết được tội lỗi nhân quả phước báu thì các vị khi tu tập và hồi đầu trở lại sám hối ăn năn và thực tập vẫn đạt kết quả như thường. Đừng nên mặc cảm tội lỗi quá khứ của mình rồi để bận trong việc tu hành, để bận tâm. Hình ảnh cho chúng noi theo đó là 18 tướng vị A La Hán trên chùa Thờ từ 18 vị ăn cướp mà thành.
Điều 4: Chỉ niệm Phật mới vãng sanh được hay sao?
Căn bản nhất niệm Phật Di Đà cầu vãng sanh là phải đủ 3 điều kiện căn bản gồm: Tín, Hạnh, Nguyện. Chẳng hạn như Vĩnh Minh Viên Thọ thiền sư hay Thiên Như thiền sư cả đời tu về thiền giác ngộ rồi mới chuyển sang tịnh. Điều đó cho thấy rằng: Tất cả mọi hành động, việc làm của chúng ta dầu không phải niệm Phật nhưng chúng ta đem tâm hồi hướng: Con nguyện đem công đức này trang nghiêm cảnh tịnh độ Tây phương. Tất cả cái đó đều chuyển thành nhân tịnh độ cả.

i xưa có một người hỏi Thiện Đạo đại sư – Đệ nhị tổ của tông Tịnh độ rằng: Niệm Phật có

chắc được vãng sanh không?
Thì Ngài đã nói là nếu ông niệm thành tâm và chuyên nhất thì chắc chắn ông sẽ được vãng sanh.

Và lúc đó Ngài chấp tay niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì một hào quang sáng trong miệng ông phát ra, niệm 10 tiếng thì 10 hào quang phát ra.

Nhưng mà đó là chuyện của các Tổ thời xưa, con thời nay thì sao?
Thời nay, chúng ta nhìn lại thượng tọa Thích Chân Thành, một vị giảng sư và tu theo Tịnh Độ Tông. Khi Ngài mất và hỏa táng có để lại một chiếc lưỡi và bảy viên xá lợi. Đó là minh chứng của công năng niệm Phật rốt ráo của một bậc chân tu để làm gương cho đời.
Còn với người tại gia, hình ảnh vãng sanh của mẹ hòa thượng Thích Thiện Hoa là một minh chứng. Khi bà sắp lâm chung, rất mệt và được chư tăng, con cháu trợ niệm, một lúc sau ba cười. Cháu bà hỏi rằng: Sao bà cười? Bà nói rằng: Bà thấy Phật Di Đà đến rước mình bà. Nói thế rồi bà bắt đầu vài lần mỉm cười như thế rồi tắt thở. Điều này đã được các vị tôn túc tu ở tổ đình Phước Hậu chứng minh và trong sách viết lại của hòa thượng Thích Thanh Từ cũng kể lại cho các Phật tử nghe.
Điều 5: Phải “Liệu cơm gấp mắm”
Sự nhiệm màu của pháp môn Niệm Phật là có thật, nhưng phải trải qua một thời gian dài và kiên trì. Tùy theo điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh cũng như căn cơ mà chúng ta có cách tu tập khác nhau, nhưng phải luôn tinh tấn. Không nên vì muốn nhanh chóng đạt được thành tựu mà tu vội tu vàng, tu không đúng phương pháp sẽ khiến việc tu hành trở nên mệt mỏi và gánh nặng. Hoặc nếu chúng ta không có căn cơ để tu Tịnh thì vẫn tu Thiền, phương pháp nào cũng Phật dạy, cũng màu nhiệm cả.
Như hòa thượng Thiền Tâm đã dạy trong kinh niệm Phật thập yếu: Thuốc không nam bắc, hết bệnh là thuốc hay. Pháp không thấp cao, hà cơ là pháp diệu. Bởi vì giữa một người sức lực không giống nhau, căn cơ trình độ không giống nhau nên chúng ta phải nắm rõ chỗ này.
Tóm lại, phương pháp niệm Phật là có căn cứ rõ ràng và thành tựu đã được minh chứng bởi các vị tổ sư, những bậc chân tu và ngay cả cư sĩ. Chúng ta không còn nghi ngờ gì phương pháp này cả, nhung cần phải hiểu rốt ráo về pháp môn Tịnh Độ để tránh vướng phải hững trở ngại khi thực hành bằng những quan điểm tiêu cực đã được nêu trong 5 điều của bài chia sẻ Niệm Phật những điều cần biết!
Theo phatgiao.org
Được cảm ơn bởi: hysshu, KMD
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi hysshu »

BUÔN BÁN ĐÔNG KHÁCH DO ĐÂU?
Ví dụ, có hai quán cùng bán một món ăn, công thức chế biến như nhau nhưng một quán thì rất đắt khách, còn quán kia lại ế ẩm.

Vậy phải có một nguyên nhân bí mật nào đó khiến người ta cứ thích vào quán này mà không muốn vào quán kia. Nhìn bằng con mắt thường ta không lý giải được, còn nếu lý giải theo nhân quả thì vào một kiếp xưa, bà chủ quán thứ nhất đã từng đắp một con đường làng, cho nên mọi người di qua lại đều có duyên nợ với bà một chút. Đến kiếp này khi bà mở quán ăn thì do nhân duyên từ kiếp xưa nên mọi người cứ thích tới quán của bà mà không vào cái quán ăn của nhà kế bên là vậy.

Còn người chủ quán thứ hai không gieo duyên nhiều với chúng sinh, chúng sinh không mắc nợ ân nghĩa nên không tìm đến để trả nợ. Đây là trường hợp ta làm một việc phúc nhưng quả báo hiện ra rất lâu.
Vì vậy những ai kiếp này hay đi đắp đường, bắc cầu, bố thí... tức là gieo duyên phúc với chúng sinh, thì kiếp sau thường được cái phước kinh doanh thành công.

Còn ai ít gieo duyên với mọi người thì kiếp này nếu làm kinh doanh thường sẽ ế ẩm. Sự thành công không phải nhờ tiếp thị giỏi, quảng cáo hay, chiêu trò nhiều, mà là vì cái duyên nợ với chúng sinh từ kiếp trước.
(trích trong sách TU LÀ ĐI NGƯỢC DÒNG ĐỜI trang 67-68-69)
Tập tin đính kèm
319862035_498489465683038_3035480406350804083_n.jpg
319862035_498489465683038_3035480406350804083_n.jpg (141.26 KiB) Đã xem 258 lần
Được cảm ơn bởi: KMD, kphungng
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Nếu hiểu đạo Phật thì không nên “đến chùa để cầu”

Gửi bài gửi bởi KMD »

Bài giảng CÁCH TẠO PHƯỚC CĂN BẢN của thầy Thích Trí Huệ.

https://www.youtube.com/watch?v=aOk0_xL ... E1%BA%A1ng
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”