Những điều chưa biết về Thánh Gióng

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
seco
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 27
Tham gia: 14:23, 02/01/09
Đến từ: Xứ Đoài

Những điều chưa biết về Thánh Gióng

Gửi bài gửi bởi seco »

Mỗi người dân Việt Nam chẳng ai lạ lẫm khi nhắc đến hai từ Thánh Gióng. Nhưng đằng sau chuyện Thánh Gióng đánh giặc, còn có những truyền thuyết của cha ông ta được lưu truyền đến ngày nay.
Về thăm đền Gióng vào một ngày cuối tuần, không có những tiếng khấn bái hay nghi ngút khói hương mà chỉ thấy tiếng trẻ nô đùa trước cổng đền gợi không khí yên vui thanh bình. Con đường nhỏ dẫn vào đền trải một màu tre xanh ngăn ngắt. Đền nằm dưới những tán cây lớn tỏa bóng mát, đặc biệt là cây đa cổ thụ chẳng biết có từ đời nào bóng rợp cổng. Đền Gióng (hay còn gọi là đền Phù Đổng) nằm ở xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, cách Thủ đô Hà Nội 17 km.
Hình ảnh
Thủy đình trước đền
Tương truyền đền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng bên đê sông Đuống. Năm 1010 vua Lý Công Uẩn khi rời đô về đã cho dựng đền và đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc còn lại của đền Gióng gồm nhiều công trình trên một diện rộng, đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên. Trên bậc thềm là hai con rồng đá tạc. Trước cổng là sân rộng, nhìn sang bên cạnh có thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh gốc đa cổ thụ. Trước cổng đền có đôi câu đối.
"Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ ngưỡng /Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm".
(Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm nhìn ngắm/Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn sùng).
Hình ảnh

Bên trong đền Gióng
Sau cổng chính là một phương đình tám mái, dưới chân còn hai con sư tử đá. Tiếp đến là tiền đường rộng là nơi cử hành các nghi lễ. Nhà thiêu hương bày đồ nghi trượng, tiếp đến là hậu cung. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến.
UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn gửi Bộ VH-TT&DL và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đề nghị xây dựng hồ sơ ứng cử cho lễ hội Thánh Gióng (còn gọi là hội Gióng) là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hội Gióng được tổ chức từ ngày 6 đến 12/4 Âm lịch hằng năm (chính hội là ngày 9/4 Âm lịch) tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) và một số địa phương khác. Nét độc đáo của lễ hội Thánh Gióng là cư dân Việt cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại thành một nhân vật tín ngưỡng để phụng thờ, tổ chức lễ hội và nâng lên thành một trong bốn vị thánh tứ bất tử.
Hình ảnh
Bia đá cổ
Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho biết: “Hội Gióng theo tôi rất đáng xếp hạng, rất đáng được UNESCO công nhận”. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Người Hà Nội, nhà nghiên cứu đã bày tỏ rất rõ những quan điểm của mình về vấn đề này.
“Thánh Gióng viết là Gióng hay Dóng thì đã được bàn tới lâu rồi, điều đó cũng quan trọng nhưng thực ra nó không phải là cái cốt lõi. Chúng ta chỉ cần biết rằng chúng ta có một ông thần như thế, một anh hùng văn hóa như thế còn tên là Gióng hay Dóng chẳng qua chỉ là sự nhào nặn và hiểu biết trong quá trình phát triển của nhận thức đối với Thánh Gióng mà thôi.
Cơ bản là trong lễ hội ấy chúng ta phải tìm hiểu được trong lễ hội đó Thánh Gióng là ai ? một Anh hùng văn hóa hay Anh hùng có tính chất văn hóa. Anh hùng văn hóa là phải sinh ra từ thời Nguyên thủy còn có tính chất anh hùng văn hóa là có đầy đủ tính chất thiêng liêng nhưng không phải có từ thời nguyên thủy. Đã là anh hùng văn hóa thì không phải là người có thật. Nhưng tại sao nó lại chuyển sang sự tích có tính chất bài bản như thế ? Tại sao Thánh Gióng lên 3 lại trơ trơ không nói không cười, và đùng cái lại biết nói và yêu cầu roi sắt đánh giặc, tại sao lại lớn đột khởi như thế? Nó là vấn đề gì của lịch sử, đó là một huyền thoại nhưng chắc chắn phản ánh cái gì ghê gớm lắm của thời kì ranh giới giữa nguyên thủy và thời kì văn minh hơn.
Vậy vai trò của Thánh gióng và đồ sắt có phải là một hay không? Sức mạnh của sắt có phải là Phù Đổng không bởi sức mạnh ấy ghê gớm lắm nên mới coi đồ đồng là mềm oặt, chỉ có đồ sắt mới khai phá đồng bằng châu thổ. Chính Thánh Gióng là sắt hay đúng hơn là sức mạnh của sắt, điều đó có đúng không mà sức mạnh của sắt được nhân hóa thành anh hùng văn hóa? Đồng bằng bắc bộ đầy gai góc và đe dọa được đồng nhất với giặc Ân. Từ đó đi đến hội Gióng là nhớ lại sự tích, công ơn của vị Anh hùng được sinh ra bởi tư duy chứ không phải từ một người đàn ông và một người đàn bà.
Vì sinh ra từ tư duy nên nó có sức mạnh sánh ngang tầm trời đất bởi nó có sự đồng nhất giữa thiên nhiên vũ trụ nên trong hội Gióng hội nhập biết bao tinh thần của nông nghiệp. Trong hội Gióng ấy ngoài giá trị kiến trúc nhưng khi rước chỉ rước 1 con ngựa trắng, thì ngựa trắng với đền Bạch Mã gần gũi nhau cái gì? Nó là biểu tượng của mặt trời, mặt trời gắn với sinh lực vũ trụ vô biên. Tại sao lại sử dụng trẻ con cầm roi đỏ đi giữ đường cho kiệu đi?
Hình ảnh
Một góc cổ kính của đền Gióng
[/size][/font][/size][/font][/font][/size][/font][/size]
Tại sao tướng giặc là các cô gái trinh nguyên, xinh đẹp ăn mặc đẹp ngồi kiệu ? Tại sao gọi là tướng giặc mà cung kính đến mức như vậy ? Có phải là nó là hiện tượng sống chung với cái gì đó như là sống chung với lũ, đầm lầy. Chính những cái đó tạo nên cho phù sa hay có các ý nghĩa gì. Ông Hiệu cầm cờ đỏ trên đó có chữ Mạnh? Khi ông múa như vậy có phải bầu trời sinh lực của vũ trụ vận động đem xuống trần gian hay không? Người dân nhảy vào cướp cái chiếu ông múa lấy khước?
Hội Gióng theo tôi rất đáng xếp hạng, nhưng đừng quên nếu được công nhận thì chúng ta không chỉ dừng lại hình thức mà không đi vào bản chất. Từ lâu kể cả cố GS Từ Chi hay Trần Quốc Vượng đã thấy đức Thánh Gióng vừa là thần lò rèn vừa là thần nông nghiệp vừa là thần núi đồng thời là thần trị thủy. Giáo sư Trần Lâm Biền khẳng định.
Như vậy, với mỗi du khách thập phương về đền Gióng hôm nay không chỉ để chiêm ngưỡng cảnh vật hữu tình mà còn để tìm hiểu những tầng lớp ý nghĩa sâu xa trong câu chuyện Thánh Gióng của ông cha xưa.
( theo báo Người Hà Nội)

Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”