PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: QUY Y


Đến đây, người tu phải hiểu rõ về Quy Y. Không hiểu rõ về Quy Y sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu và ra kết quả gì. Giống như người xưa bên Trung Quốc có câu “ giáo ngoại biệt truyền” - không Quy Y - thì có truyền cũng không có kết quả gì, đâu có phải chỉ không được truyền cho ngoại giáo vì sợ mất của Báu đâu.


Người tu đến đây phải hiểu Thứ BÁU xuất thế gian được Đức Thế Tôn “nhét” trở lại thế gian là thứ gì, hiểu rồi phải thấy. Muốn thấy tức là Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.


Nhưng nếu chỉ Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn - có Đạt được BÁU này không? - Không! - Nếu chỉ như thế này mà đạt được được Báu thì chắc chắn những nhà triết học nhất nguyên luận xưa nay đã đạt được hết rồi. Làm sao chỉ có Đức Thế Tôn xuất thế gian được, mà còn quay trở về nhét lại của BÁU không thể bàn tính được - vì nó nằm ngoài mọi thứ tưởng của con người . Nên con người mà cứ tưởng (nghĩ) về cái của BÁU này thì chẳng bao giờ tưởng nghĩ ra… cùng lắm họ tưởng nghĩ ra những thứ như của ngoại Đạo rằng có nhiệm màu như này, thần thông thông thần thế này, kỳ dị kỳ đặc thế kia..v.v. Toàn là tưởng nghĩ về thứ của BÁU không thể tưởng nghĩ này được - vì vốn dĩ nó Xuất Thế Gian - Nó không những nằm ngoài tưởng, nó còn nằm ngoài cả CƠ thì các tồn tại ngoại Đạo khác có dùng CƠ cũng không bao giờ suy luận, bàn luận ra được.



Như vậy, thứ BÁU nói từ đầu đến giờ, người tu phải biết nó nằm phân lập ở ba ngôi: Phật Pháp Tăng . Thiếu 1 ngôi là không bao giờ đạt thấy.


Người thấy Đức Thế Tôn là người thấy BÁU nên những người có duyên nghe trực tiếp Đức Thế Tôn thuyết pháp thường đi rất ra và đến giờ chúng ta đã thấy Tăng đoàn đệ tử của Đức Thế Tôn thời đó tu luyện tốc độ ra sao. Không thể so sánh.


Còn chúng ta, làm gì có thấy Đức Thế Tôn mà thấy được ngay BÁU. Chúng ta phải thấy qua 3 ngôi Phật Pháp Tăng - cũng được gọi là 3 ngôi Tam Bảo. Làm thế nào để thấy 3 ngôi Tam Bảo này: Đó là Quy Y


Nhưng 2000 năm, bao nhiêu người tu Quy Y rồi, đâu có mấy người thấy? - Bởi vì tất cả đều bị màn che.


Phía trước, chúng ta đã hiểu Ma là gì. Ma khác với Tà. Tà thì không thể nào cướp được của BÁU ( THẤY) vì nếu TÀ có được của BÁU thì Tà đã Quy Y rồi còn đâu. Nên Tà không quy y. Không có nghĩa Tà sẽ không cản trở người Quy Y thấy được của BÁU. Nhưng tri kiến này cũng không có nghĩa Tà tạo ra Ma. Ma chính, ma lớn nhất và gần như là duy nhất - Đó chính là ta. Là mỗi người Tu là ma của chính mình - cản trở mình Thấy Của Báu dù có Quy Y. Tức là Ma cản trở việc Thấy Phật Pháp Tăng. Làm cho cái thấy Phật Pháp Tăng của người Quy Y trở thành thấy cái mộng ảo, tưởng tượng, giả dối và không chân thực… -Như thế này thì rõ là sẽ chẳng bao giờ thấy của Báu dù có Quy Y Phật Pháp Tăng theo kiểu nào chăng nữa và bao lâu chăng nữa.



Phật Pháp Tăng trong Tam Bảo Quy Y


1/ Phật Bảo: Không phải là hình tượng Đức Phật, hình tượng Đức Thế Tôn hay Đức A Di Đà hay Đức Phật nào đó. Những cái này không phải là Đức Thế Tôn. Cũng không Phật trong Tam Bảo.

Phật Bảo ở đây là Đạo Phật. Con đường giải thoát theo Phật.

Quy Y là Y theo con đường giải thoát theo Phật để (quy) quay về - Chính là sống trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn hay là Đạo Phật.

Từ đó phải thấy biết: Đạo Phật là gì, đâu có phải như những điều dễ nói kiểu “Đạo Phật là Đạo tu tâm” Đạo Phật là Đạo nhân quả … chỉ là những câu trạch pháp thôi. Đâu có phải Đạo Phật là Đạo Từ Bi Hỷ Xả. Đạo Phật là Đạo tìm về Tâm tĩnh Định, tìm về Tâm chân như hay Đạo Phật là Đạo hành từ bi hỷ xả, hành Bồ Tát…v.v.

Đạo Phật là gì thì phía trước đã nói. Nên khi Quy Y theo Phật Bảo tức là nguyện từ đây về sau mãi mãi sống trong “Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn”.

Chứ không phải Quy Y là nhìn hình tượng ông Phật rồi muốn y theo nào là: Tạo ra đủ 32 tướng tốt. Cố gắng hình tướng hành theo oai nghi, theo phong cách, theo nọ kia, cố gắng thực hiện hi ngôn, làm kim ngôn, giả oai, giả đẳng….


2/ Pháp Bảo: Vì Của Báu không nằm trong mỗi từ Phật Bảo ở trên bởi vì sống (tu) trong “Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn” là gì để thấy được Của Báu thì phải Y theo Pháp.

Pháp Bảo này là pháp gì? - Trước tiên là Pháp Phật. Pháp Phật là gì? - Là tất cả những Pháp được duyên khởi và sinh diệt trong Đạo Đức Thế Tôn. Nên cũng vô lượng Pháp. Bất kỳ cái gì trong đời sống hàng ngày của người tu duyên lên, sinh diệt đều phải nằm ở trong Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn tức là Pháp Phật. Người tu thấy rõ 1 Chánh Kiến - tức là Pháp Phật. Thấy rõ 1 chánh niệm tức là Pháp Phật, thấy rõ trần đang tác động tiếp diễn ra sao tức là pháp Phật, thấy rõ 1 tà Kiến tức là Pháp Phật. Người tu tri kiến một tà kiến làm trở thành 1 chánh kiến tức là không phải Pháp Phật. Người tu cho rằng (hay kiến rằng) một chánh kiến là tà kiến thì đây không phải Pháp Phật.


Để theo được, y được theo Pháp Phật thì người tu phải rốt ráo dùng các Pháp Phật mà Đức Thế Tôn tuyên trong hệ Giới Kinh còn lưu đó mà y theo bởi gì đây là những lời nói của 1 Đức đủ cả Phật Pháp Tăng (3 ngôi BÁU). Y theo những pháp này, hành theo đó thì sẽ dần dần ở trong vô lượng Pháp Phật, lúc đó là đã về.


3/ Tăng Bảo: Tăng chính là Tăng trong Tăng Đoàn của Đức Thế Tôn. - Đây là những vị thể hiện ra toàn bộ hình tướng, hành của một người đang Quy Y theo đúng Phật Bảo và Pháp Bảo. Nếu như Quy Y đúng theo Phật Bảo và Pháp Bảo (theo 1/ và 2/) mà lại có hình tướng, hành ở thế gian này không giống với hình tướng hành của các vị Tăng thời Đức Thế Tôn thì người này: Chưa Quy Y được theo Phật Bảo theo Pháp Bảo.

Hình tướng, hành của các vị Tăng thời Đức Phật chính là hình tướng hành của người đã và đang chí nguyện xuất thế gian theo Đạo của Đức Thế Tôn. Và được ghi lại rất rõ ràng chi tiết ở trong hệ thống Giới Kinh Phật.


Khi đạt được sự Quy Y chân thực thì cũng là lúc thấy BÁU và đạt Quả Phật.



Nên, người mến Đạo, cư sĩ, bất cứ ai đều phải dần dần thực tập sự Quy Y này.

Vì thế gian bây giờ rõ ràng ai cũng thấy nhiễu loạn vô cùng nên tất cả các bậc tu sĩ đều lựa chọn hình tướng hành Quy Y theo Tăng Bảo là không xuất hiện hoặc rất ít khi xuất hiện: Kiểu Độc cư và không thể hiện ra thân, danh ở thế nữa vì thời Đức Thế Tôn có đủ các gương Hạnh Tăng để cho mọi người tu làm gương Quy Y theo. Đủ mọi thể loại, gọi là vô lượng.


Cấp bậc tu sĩ, bắt buộc là phải Quy Y theo cả Tăng Bảo bởi vì nếu chỉ Quy Y theo Phật Bảo, Pháp Bảo không bao giờ và không bao giờ bước được vào sơ thiền của Đạo Đức Thế Tôn.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: Giai đoạn cư sĩ (tiếp)


Đến đây, người tu đã biết Đức Thế Tôn Chuyển Pháp Luân người tu đã không Ngộ được gì rồi. Đức Thế Tôn tuyên Vô Ngã Tướng người tu cũng mới chỉ lấy lý chứ nào đã rõ 5 ấm Sắc Thọ Tưởng Hành Thức ra sao, mô tê gì mà bảo bỏ xuống đồ đao lập tức thành Phật được. Như vậy, rõ ràng cần phải kiên trì tu tập Quy Y.



Quy Y đầu tiên bao giờ cũng là: Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn và Pháp Phật. Đây chính là giai đoạn cư sĩ. Dù hình tướng có thể khác nhau (nam nữ già trẻ đẹp xấu có tóc hay không râu dài hay ngắn). Dù có thể nơi ở khác nhau, việc làm khác nhau, nghiệp gánh nghiệp tạo khác nhau… nhưng từ đây, với sự Quy Y này: Tất cả đều cùng chung 1 tạo nghiệp: Chỉ tạo nghiệp trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn. Còn tạo nghiệp khác mà không chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn - đều là nghiệp sẽ cản trở đường tu. Gọi là nghiệp ác.


Như vậy, nghiệp lành từ đây đã được thấy là nghiệp tạo ở trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn. Các nghiệp khác dù có là gì mà không trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức thế Tôn đều là nghiệp ác.


Khi Quy Phật Bảo, Pháp Bảo rồi, người tu biết nghiệp lành nghiệp thiện, nhưng Pháp Phật thit vô lượng nên nghiệp cũng sẽ vô lượng. Chúng ta noi theo Pháp Bảo cụ thể là ở trong Giới Kinh về 10 thiện Pháp mà Đức Thế Tôn đã tuyên để từ đó noi theo mà làm cho vô lượng Pháp chúng ta hành ra sẽ đều là nghiệp lành.

Đây là Quy Y theo Phật Bảo, Theo Pháp Bảo tức là học tập thực hành để rồi từ Pháp Bảo (10 pháp Thiện) và Phật Bảo (Đạo Đức Thế Tôn) tức là thực hành (Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn) để thực hành ra: Vô lượng nghiệp lành/nghiệp thiện hay thực hành ra vô lượng Pháp Phật. Tức là chỉ hành Pháp Phật và nghiệp tạo ra là nghiệp Phật.

10 pháp Thiện (vắn tắt)

Thân: Không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp
Khẩu: Không nói dối, không nói 2 lời, không nói thêu dệt, không nói lời ác hung
Ý: Không tham, không sân, không si


Đây là 10 Pháp trong Pháp Bảo, để thực hành được thì dù có Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn cũng khó có thể thực hành được ra vô lượng pháp thiện trong 1 thời gian ngắn vì chánh niệm tỉnh thức chúng ta khi ở chỗ này làm sao đã viên mãn. Người tu còn đang tu cái này là cái rốt ráo chính yếu mà.


Có ba trợ Pháp. Ba trợ pháp này là tuyệt luân của người cư sĩ, tên:

Quán, Tuỳ, Tác


Ba pháp này càng thực hành càng nâng cấp theo cấp độ sáng của ngọn đèn và cùng với ngọn đèn mãi mãi phía sau. Ba pháp này có thể dùng và tu tập nâng cấp ngay từ giai đoạn cư sĩ.


Quán: Chính là soi xét, suy xét, truy đến cùng, Cùng với Chánh tư duy tạo thành thứ công cụ không thể không dùng khi bước tu Đạo Phật. Cảnh giới cuối cùng của Quán là cảnh giới chân như xuất thế gian cùng với ánh đèn. Tức là:Tự thấy biết tất cả chân như

Không Quán thì chẳng tu ra cái gì vì làm sao liễu nghĩa Đạo Đức Thế Tôn, làm sao liễu nghĩa Pháp, làm sao liễu nghĩa vô lượng trần để mà tu.



Tuỳ: Tuỳ là theo Pháp, hay còn gọi là Tuỳ Pháp Phật. Tức Pháp Phật trong Pháp Bảo thế nào thì mình cứ y theo mà vậy. Pháp Phật thế nào cứ theo thế mà tuỳ. Thấy được đây là Pháp Phật thì cứ y theo thế mà tuỳ. Không cần phải lăn tăn hay niệm niệm cái gì. Bất cứ Pháp nào là Pháp Phật - Cứ y theo thế mà tuỳ. Đây là tuỳ pháp. Diệu dụng khôn cùng vì sau này khi người tu sống trong Chánh Niệm Tỉnh Thức về Đạo Đức Thế Tôn càng ngày càng nhiều thời gian cho tới thời thời khắc khắc thì lúc này các Pháp đều dần dần trở nên là Pháp Phật rồi. Khi mà Chánh Niệm tỉnh thức đạt viên mãn thì lúc này mọi pháp đã trở thành vô lượng pháp Phật và với tuỳ Pháp không phải người tu đã đứng ngay cánh cửa vô niệm sao - bởi vì mọi thứ là đã tuỳ hết rồi, làm gì còn cần niệm nữa. Nên diệu dụng khôn lường. Đều là pháp xuất thế gian cùng ánh đèn.


Tác: Pháp này có lẽ không cần nói nhiều. Chính nó ở cảnh giới viên mãn xuất thế gia đã tác ra niệm và từ đây mới tác ra tất cả. Nên tác là một diệu dụng. Nhưng không tu, không đạt hạnh, không đạt đức gì thì khác gì người bình thường ngoại Đạo ngày ngày đêm đêm tác ý: Tôi muốn thế này, tôi muốn thế kia… rồi còn đi cầu hết chỗ này chỗ khác mà có thấy Tác ở đâu đâu…


Tất nhiên, ta không nói ngoại Đạo. Họ thế nào, họ có pháp nào, giống hay khác không cần khởi niệm bởi vì Báu của Đức Thế Tôn không còn gì Báu hơn ở thế gian này.




Bây giờ để Quán, không có tri kiến hữu lậu thế gian - Chúng ta có quán được không? - Nhiều khi sẽ tu điên khùng thành tưởng tà tưởng ma. Cái này rất nhiều, gọi là tẩu hoả nhập ma. Không có tri kiến (hữu lậu - lúc này tất cả chỉ là hữu lậu thôi, làm gì đã Minh rừng rực) thì Quán rơi vào tưởng. Càng quán càng đoạ.


Chúng ta Quán để phân biệt ra chánh kiến từ đó tu ra sự chánh niệm (hãy nhớ, chánh chánh niệm tỉnh thức… - mọi thứ đều là lấy tiêu chuẩn hay trên góc độ Đạo Đức Thế Tôn).

Chứ đứng trên Đạo duy vật hay duy tâm mà Quán thì ra Chánh Kiến, chánh niệm của Chúa hay của ai? - Đứng ở trên Đạo đó (Ngoại Đạo) thì sẽ Quán ra Chánh Kiến chánh tư duy … (mọi thứ) của ngoại Đạo… và người tu Đạo Phật vì mê mờ Đạo Đức Thế Tôn nên nhiều khi cứ nghĩ đó là của mình.


Tác và Tuỳ cũng vậy!



Ví dụ: Quán có tiền mua được cái xe. Không tiền không mua được cái xe. Quán 1000 năm mà đứng trên ngoại Đạo quán có khi vẫn thấy: Đây là Chánh Kiến.


Nhưng Đọc và nghe giảng Đạo Phật thì cứ nghe: Vật chất vô thường, tiền bạc vô giá trị. Mà quán theo kiểu trên thì rõ có thấy vô ngã vô thường, vô giá trị đâu… vì người tu đứng trên ngoại Đạo Quán thì sao ra được Chánh Kiến của Đạo Đức Thế Tôn.

Nên, hành pháp gì cũng phải đứng trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn mới ra kết quả. Mới dần dần thấy, cái tánh THẤY nó mới tăng lên.


Đứng ở trên các Đạo khác (Tức thất niệm) thực hành 3 Pháp Quán, Tuỳ, Tác mà cố gắng ép vào tu Đạo Đức Thế tôn sẽ sớm muộn tẩu hoả nhập ma vì Ức chế tâm.


Ví dụ: Tu tu mấy hồi Dùng pháp Tác: Bố thí, bố thí đến… được 1 lố tiền… thì sớm muộn tẩu hoả nhập ma vì: “Anh sẽ chết vì Ma!”


Như vậy, để tránh Tẩu hoả nhập ma và lầm lạc, đoạ lạc: Đức Thế Tôn đã tuyên: Tứ Vô Lượng Tâm
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(Người đánh máy, không thuộc phạm vi bài Luận)

“Nam Mô Bổn Đạo Sư Thế Tôn, các Chư vị, thầy!
Con biết rõ lần này chưa thể. Do đường đột và chưa chuẩn bị kỹ mời các Ngài Chứng Minh. Ban đầu con không dám mời, mong các Ngài Chứng Minh. Lần Quán tận đả thông đường của con lần này khả năng sẽ cảm ứng năng lượng thế gian. Nếu có gì sơ xảy bất chắc, con mong các Ngài hộ Đạo, để mọi thứ của thế giới và chúng sinh được bình thường, bình an, không có điều gì khác thường gây rối rắm!”

Đến đây, còn rõ tưởng ấm vẫn còn khi vẫn còn tưởng tới cảnh thiên rung địa chuyển lúc này. Mong các Ngài Chứng Minh vì làm gì còn ai nếu các Ngài không Chứng Minh mà xảy ra sơ xuất thế gian thì con rất khó thành!



(Xin người đọc bỏ qua đoạn này) ^:)^ ^:)^ ^:)^
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: Quán Pháp


Khi đến biên (hay tiến đến vô lượng Quán) của Tứ vô lượng tâm, có chút thất niệm nên người Luận quay trở lại tụ niệm, bởi thế quay trở lại, luận lại từ đầu


Đến đây, người tu đã thấy rõ con đường Đạo của Đức Thế Tôn khởi bước đầu tiên phải là sống trong Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn - ngọn đèn này phải được thắp lên và sáng mãi trở thành vô lượng Quang. Như vậy, để giải quyết vấn đề này cần phải giải quyết cả 2 vấn đề cả tinh thần (ý thức) lẫn thân thể (vật chất). Hay còn có nghĩa tu (sửa/thực hành/thực tập) cả 2 sao cho đạt được mục đích cuối cùng.


Vấn đề tinh thần là vấn đề của Niệm bởi vì niệm là thứ biểu hiện ra cuối cùng của tinh thần hay cũng là thứ đầu tiên (hiện biết đến đây) khởi sinh ra mọi thứ. Vậy duyên đầu tiên hay duyên cuối cùng của Niệm - thứ chân như ở đây là gì?

Vấn đề của thân là vô thường, hợp duyên, vô ngã như đã được thấy ở bài Kinh Đức Thế Tôn đã chỉ ra. Vậy duyên đầu tiên hay cuối cùng của thứ hợp lên thân hay vật chất ở đây là gì?


Để người tu trả lời được 2 câu hỏi trên, Đức Thế Tôn đã tuyên pháp song tu định tuệ - Tứ Niệm xứ.


Quán đến tận cùng triệt của vấn đề thì sẽ đạt được điều thấy chân như và điều thấy này chính là Chánh Kiến viên mãn đạt tới Chánh Trí bước tới biên. Điều (thứ) thấy chân như cuối cùng khi đạt được sau khi Quán chính là thứ không thể thay đổi suy suyển được nữa và khi đạt thấy thứ này thì thấy Chánh Định, tiến tới biên.


Tứ Niệm xứ trong Pháp Báu chính là bài Pháp Phật hướng dẫn tu hành phép Định Tuệ này. Khi đạt viên mãn (hay hai thứ trên đạt biên) thì Quán đã đạt viên mãn ở thế gian có thể Quan vô lượng vô Pháp thế gian - lúc này đã trở thành vô lượng Pháp Phật và con đường đả thông.


Tứ Niệm xứ có 2 nội dung:

1/ Chỉ ra phương pháp Quán và phương pháp tu hành Quán
2/ Chỉ ra Niệm là gì và trú ở đâu (tu tinh thần) và vật chất là gì (tu thân)


Nội dung trên, khác gần như hoàn toàn thường thức được chỉ ra rằng tứ niệm xứ có nội dung để nói về thân bất tịnh, tâm vô thường, thọ khổ, pháp sinh diệt. Điều này, không luận đúng sai. Chỉ Luận Kinh khi thực tập đúng theo Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn về phương pháp chỉ ra trong nội dung Kinh người tu sẽ biết kết quả cuối cùng và sự thật chân như ở đây.


Tứ Niệm xứ đã bao gồm tu tập cả Chánh Niệm và tỉnh thức ở bên trong. Chánh Niệm đến đâu thì Quán được đến đấy, Tỉnh Thức đến đâu thì Quán được đến đấy. Nên Chánh Niệm tỉnh thức còn yếu thì chỉ Quán được nông, tu tập đi tu tập lại (thực hành) thì dần dần sức Quán sẽ sâu dần hơn và dần dần đến sâu thẳm và đến cuối cùng là thứ chân như Định Tuệ - ánh sáng của ngọn đèn đã trở nên vô lượng lúc nào không hay.

Bởi thế phép này là phép này còn gọi là phép trí hay đi theo cửa Đạo phá Vô Minh trong thập nhị nhân duyên vô lượng cửa Đạo - chọn cửa nào thì đây là 1 cửa.

Đầu tiên nói về Quán Thân:

Niệm lúc này còn tương đối tán loạn, chánh niệm về Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn còn tương đối yếu. Người tu bắt đầu vào Quán.

1/ Khi bắt đầu vào Quán: Tôi Quán (đây là Chánh niệm) - Tôi biết tôi đang Quán (đây là tỉnh thức)

2/ Tôi tập trung niệm trước mặt ( Đây là Chánh niệm). Tôi biết tôi đang tập trung niệm trước mặt, (đây là tỉnh thức)

3/ Tôi đưa niệm xuống ngay tại huyệt nhân trung quan sát hơi thở (đây là chánh niệm). Tôi biết tôi đang quan sát hơi thở - (đây là tỉnh thức)

Việc quan sát hơi thở thông thường là để tụ niệm, các niệm phụ (hay niệm vọng khác sẽ dần dần mất hết vì niệm nó cũng sinh diệt mà. Mình chỉ giữ cái niệm Chánh đang quan sát hơi thở luôn ở trong giai đoạn (thành của sinh thành hoại diệt). Còn các niệm phụ vọng tưởng khác dù là niệm gì thì do không được tinh thần (hay cái bí ấn đó) quan tâm nên dù nó sinh ra nó cũng nhanh chóng tự diệt đi, rất nhanh bởi nó không được 1 cái (lực) nào chống đỡ cho nó có thể tồn tại lâu. Cái lực chống đỡ cho nó niệm tồn tại lâu đã và đang tập trung cho cái Chánh niệm kia rồi. Cái lực này là lực gì thì nó thể hiện qua cái gọi là: Sức tỉnh thức

Bởi thế, tỉnh thức rất quan trọng. Không có sức tỉnh thức làm sao mà duy trì được Chánh niệm hay bất kỳ niệm gì tồn tại mà lại không bị diệt đi. Hàng ngày người bình thường sống đời sống niệm tán loạn và sức tỉnh thức cũng yếu là vậy. Hai thứ tỉnh thức và chánh niệm luôn đi cùng nhau. Không thể có chuyện 1 cái mạnh, một cái yếu. Vì 1 cái như ánh sáng ngọn đèn, một cái là nguyên liệu.


Như vậy ở 3/ có thể quan sát hơi thở ra, vào vài lần với sự tỉnh thức như đã nói (tức là biết thở ra thở vô thở dài thở ngắn).



Chúng ta làm đến 3j tức là đã đang quán thân trên chính thân (thân ta đó) - vì hơi thở chính là hành của thân.

Cùng như vậy, chúng ta Quán mọi hành của thân như đi đứng nằm ngồi mở miệng nâng tay khua chân chớp mắt ăn uống tắm giặt khi chúng ta thực hiện các hành này - như vậy đến đây đã là vô lượng quán rồi, muốn được đến đây sức tỉnh thức và Chánh Niệm đã lớn gần như thời thời khắc khắc rồi. Tuy nhiên, nó vẫn đứt đoạn, ai tu điều này đều rõ. Và chính vì để muốn thời thời khắc khắc có chánh niệm có tỉnh thức thì ta mới đang thực hành phép tu này để cho nó tăng lên dần dần mà.


Thực tập 3j là thực tập cả đời cho đến khi viên mãn: Chánh niệm tỉnh thức hoàn toàn.


4/ Quán thân trên ngoại thân: Cùng việc có chánh niệm và sức tỉnh thức như ở trên người tu nhìn người ngoài có chánh niệm rằng tôi đang nhìn người ngoài thì biết rõ đó là tôi đang nhìn thân người ngoài. Nhìn (chánh niệm tôi đang nhìn) thấy người ngoài đang sống khoẻ biết rõ tôi đang nhìn thấy người ngoài đang sống khoẻ. Chánh niệm tôi đang nhìn thấy người ngoài già thì biết rõ tôi đang nhìn thấy người ngoài già.

Tức là Chánh Niệm sao thì biết rõ chánh niệm đấy - Như vậy, Chánh niệm và tỉnh thức luôn đi kèm nhau.


Niệm: Tôi nhìn thấy người ngoài đẹp quá. Tôi biết tôi đang nhìn thấy người ngoài đẹp có đúng phép Quán của Đạo Đức Thế Tôn không? - Đây rõ ràng đang không ở trong Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn vì pháp: “Tôi nhìn thấy người ngoài đẹp” đâu phải Pháp Phật. Vì không phải Pháp Phật nên rõ ràng đây là Tà Niệm

Cũng như vậy, tôi đang nhìn người ngoài xấu, tôi đang nhìn thấy người ngoài là nam, tôi đang nhìn người ngoài là nữ… đều là Tà Niệm, không phải Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn. Dù cái niệm này là niệm tỉnh thức (tức biết rõ) thì đây cũng vẫn không phải là Pháp Phật.


Chánh niệm: Tôi đang nhìn thấy người ngoài đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống (mọi hành động nằm trong Pháp Phật) - tôi biết rõ điều tôi biết này: Đây là Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn. Còn các hành động nằm ngoài Pháp Phật - đều không phải là Chánh Niệm.


Đến đây, chúng ta đã thấy, sự thực tập ở bước này không hề dễ dàng như kiểu ngồi nói. Chắc chắn là không hề dễ dàng. Để đạt được cái Quán ở 4/ này rõ ràng nhiều người lựa chọn cách sống thầm lặng, độc cư… vì chỉ có như này mới không sinh ra Tà niệm nhiều chứ sống ở cuộc sống xã hội, chỉ còn nước nhắm mắt hoặc là đã tu tới Tuỳ Pháp Vô Niệm - mà cái này là cảnh giới tới hạn viên mãn mới có. Nên thầm lặng, độc cư thì mới giữ được cái 4/ này trên bước đường còn đang tu và rốt ráo đoạn cuối nếu muốn bước vào con đường đó.


5/ Quán thân trên ngoại thân: Tôi nhìn thấy một người bệnh, tôi biết tôi đang thấy một người bệnh. Tôi nhìn thấy một người chết, tôi thấy rõ một người chết. Tôi thấy một hộp tro tôi thấy rõ tôi đang thấy… đây là chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.


6/ Quán thân trên nội thân: (Quán các bộ phận thân thể và biết rõ bản thân đang thấy rõ điều đó là Chánh Niệm tỉnh thức). - Cái này khi sức thấy đầy đủ người Quán sẽ quán ra cái “thứ” vi trần cuối cùng của vật chất và đạt viên mãn Định Tuệ - tuy nhiên, rất rõ rằng điều 4/ người tu còn chưa thực hiện được trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thì làm sao sức tỉnh thức, sức mạnh niệm và sức thấy được vi trần - Nếu cố gắng làm tắt không bị đau đầu nhức thân thì khả năng mất thần trở nên điên dại, lưu ý!


Từ đó, theo Y theo Kinh trong Pháp Bảo mà quán thọ, niệm, pháp.



Khi thực hành phép quán này. Người tu sẽ thấy: Dù kể cả đang sống ở đời thế gian thì để tránh việc bị Tà Niệm ở 4/ thì trong lúc đó người đó hãy đưa Chánh Niệm về hoặc quán thọ, quán tâm, quán Pháp… với 3 xứ kia cũng thế. Khi Quán xứ này mà biết thấy rõ sẽ gặp Tà Niệm thì chuyển sáng Quán xứ khác. . .


Như vậy, chỉ cần thực tập như trên người tu sẽ rất nhanh tiến tới 1 đời sống chỉ sống ở trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn. Tại sao?


Kinh Tứ Niệm Xứ - Tên Kinh như ý nghĩa và nội dung thâm sau kết quả nhiệm màu: 4 nơi đưa Niệm về an trú. Trong đời sống của người tu ở thế gian cần phải - Chánh niệm trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn về chỉ an trú ở 4 xứ này. Hoặc thân, hoặc thọ hoặc tâm hoặc pháp và nằm trong Chánh Niệm Tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thì lúc này dù còn ở thế gian, tại gia, tại đời, người tu đã quy được vô lượng niệm tản mát về trú tại 4 xứ và chỉ an ở trong 4 xứ này để tu.


Từ việc Quán 4 Pháp Phật: Thân, tâm thọ pháp như trên, người tu bắt đầu thực hành Quán các pháp khác ở trần khi tác dụng qua 6 căn quy Chánh Niệm về 1 trong 4 xứ trú kia. Không để cho Chánh Niệm ở đâu đâu đó - thực tế, chân thực chân như: Chánh Niệm chỉ ở trong 4 trú xứ này - nếu nó ở nơi khác, không bao giờ là Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn. Người tu tự chứng thấy điều này.


Khi bắt đầu đưa Quán ra các pháp khác ( gọi là pháp trần) để đưa các Pháp về Pháp Phật trú trong 4 trú xứ - người tu đã đang bắt đầu dần dần tinh tấn và sức tỉnh thức, sức niệm Chánh Niệm, sức Thấy đang dần dần mạnh lên rất nhiều. Trí tuệ mở mang, định lực tăng lên… Tinh tấn thấy rõ theo từng ngày.



Quán Pháp hay Tứ Niệm Xứ không phải để dùng hay chỉ dùng được khi Kiết già. Khi người tu kiết già và bắt đầu dùng Quán Pháp - lúc đó người tu đã quyết tâm bước vào con đường nhiệm màu kia và lúc này đã Kiết già Quán là Quán tới vi trần của vật chất, quán tới vi trần của tâm (cái tâm này là tâm 5/ ở phần mở đầu đó) (còn thọ với pháp quán tới cuối cùng sẽ là không). Khi quán tới vi trần của vật chất và vi trần của tâm - Người tu mới thấy điều chân như ở đây và hợp nhất thân tâm mới xảy ra tức là hợp nhất vi trần - đạt được cấp độ đầu tiên của tu sĩ nhiệm màu. Mới bước chân vào con đường tu sĩ tu Đạo chân chính. Đây là cấp độ Thánh của thế gian rồi.. bằng phép này, nó tương đương với phép tu thành vô lượng tâm từ hay phép an trú viên mãn Sơ Thiền (Đạo Đức Thế Tôn) hay bằng các phép khác (rất nhiều). Và cũng vậy, người tu đi bằng cách nào đến đây, khi thành tu sĩ thì các phép kia chỉ cần TÁC Ý là thực hiện được chứ không cần quay lại tu từ đầu vì họ đạt thấy hết ở cấp độ này rồi. Từ đây mới bước vào con đương tu sĩ tu Đạo chân chính.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 3

Một phép tu theo Quán Pháp đã nhiệm màu như vậy, tu thẳng tới bậc Thánh. Thì Tuỳ pháp, Tác Pháp không thể chỉ có nhiệm màu đơn giản.


Tuỳ pháp vô niệm: Chính là một phép tu của hành Bồ Tát thừa. Thật tiếc là xưa nay thật ít người dùng được. Ai cũng muốn đi tu đường vô niệm mà không biết phương tiện tu thì tu sao ra kết quả gì. Tu đường vô niệm còn dễ hơn các đường tu khác. Tất nhiên, để đạp chân vào con đường kia thì đều phải kiết già để Tác Ý cho mọi phương tiên/công cụ khác viên mãn để còn dùng khi bước vào cảnh giới đầu tiên này chứ. Không tác ý hoặc không biết tác ý thì đạp chân vào đây kiểu đung đưa, lả lơi à… hay vẫn muốn hưởng dục lạc thế gian ở một cách sẽ đau khổ hơn… chỗ này chỉ muốn nói lên cái hậu quả của việc nửa đời nửa đạo lạc Ma ở chỗ biên cảnh này.


Tuỳ Pháp Vô Niệm - ở đây, tất cả đều phải hiểu rằng người tu đã thắp lên cái ngọn đèn Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn - dù nó có lâu tắt hay cứ phải liên tục châm lửa đi châm lửa lại… Khi đó với Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn, chỉ cần dùng pháp hành hỗ trợ Tứ Chánh Cần là đi như gió trên bước đường đi.



Tuỳ Pháp tức là vô lượng pháp trần (thông qua 6 căn mà vào đó) được chia ra làm 2 nhóm: Nhóm Pháp Phật thì mình tuỳ. Nhóm pháp nằm ngoài Pháp Phật là Tà Pháp - mình tránh ra xa, đoạn diệt.

Để triển khai tinh tấn thì dùng Tứ Chánh Cần, tứ Chánh Cần như sau:

1/ Pháp Phật tức là Chánh Pháp tức là Pháp thiện: Nếu đã xuất hiện thì trau dồi tăng trưởng hay (duy trì giai đoạn “thành” trong sinh thành hoại diệt), Tức là tác ý cho nó được duy trì lâu hay thêm duyên, trợ duyên cho nó.

2/ Nếu Pháp Phật hay Chánh Pháp tức là Pháp thiện: Nếu chưa xuất hiện thì TÁC Ý cho xuất hiện. Tức là tác duyên, khởi duyên, hợp duyên cho cái pháp thiện này sinh ra trong sinh thành hoại diệt.

3/ Nếu pháp ngoài Pháp Phật hay chính là pháp ác hay gọi là Tà Pháp đó: Nếu chưa sinh thì không để cho sinh. Hay tác ý cho nó không sinh ra. Có duyên gì định hợp với nó thì ngăn lại ko cho hợp.

4/ Nếu pháp ngoài Pháp Phật hay chính là pháp ác hay Tà Pháp đó: Nếu đã sinh ra thì cần đoạn diệt. Như vậy, cần phải ngay lập tức đưa nó về giai đoạn hoại diệt (trong sinh thành hoại diệt). Hoặc tác duyên cho nó hoại diệt hoặc hoá duyên (tức làm cho các hợp duyên của nó bị tan ra) cho nó hoại diệt.


Đây là Tứ Chánh Cần.


Muốn hiểu về duyên hợp duyên tan, tác duyên, trợ duyên, hoá duyên.. tức là các duyên khởi có thể nghiên cứu tứ hợp duyên thân để từ đó nghiên cứu tứ duyên: Đất nước gió lửa, để làm sao biết tác biết hoá…



Tuỳ pháp vô niệm thì chỉ cần ở trong cái lúc Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thấy Pháp Phật thì tuỳ và trau dồi, thấy Pháp ác thì xa hay diệt hay hoá (tứ chánh cần).

Ban đầu mà tu tập cái này sẽ khó vì sức Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn làm gì có nhiều. Chúng ta quay cuồng trong xã hội đời sống đến sự tỉnh thức có khi còn không có ở đâu mấy khi trong 24h 1 ngày nói gì Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn. Như vậy, nó sẽ chập chờn và thấy không hiệu quả gì mấy vì trần nó lôi kéo, không có sức tỉnh thức thì ko tụ được Chánh Niệm mà dùng tuỳ pháp nói gì đến thực hành 1 cái là thấy ngay kết quả nhiệm màu.


Tuy nhiên, khi bắt đầu có sức Tỉnh thức cao hơn và sống ở trong sự chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn nhiều thời gian hơn thì lúc này: Cứ Pháp Phật là tuỳ, không cần niệm gì nữa, không cần phải suy nghĩ về các vấn đề như có đúng hay sai có lợi hay hại có được hay mất, không cần, cứ tuỳ như 1 người vô tri.


Càng đền thâm sâu hơn 1 chút thì thời gian ở trong chánh niệm tỉnh thức Đức Thế Tôn càng nhiều và sự tự liễu ngộ về pháp Phật càng sâu do thực hành như trên nên người người này càng ít niệm bởi vì khi trần tác động có rất nhiều là Pháp Phật và tuỳ hết rồi thì … đến một lúc vô lượng pháp trần đã biến thành pháp Phật … lúc đó có cần niệm gì nữa không? - Người này tiến thẳng đến Vô Niệm.


Pháp tu tuỳ pháp vô niệm này rất nhiệm màu, đặc biệt là ở phía sau.


Vậy: Tôi bây giờ còn chẳng hiểu pháp nào là Pháp Phật hoặc tôi mới thấy được 1 niệm Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn chứ có thấy thêm nhiều pháp Phật khác được đâu mà bảo tôi bước đầu phân biệt Pháp Phật thì tuỳ còn pháp tà thì diệt? Trong khi hàng ngày và ai cũng biết: Vô lượng pháp trần tác động.


Không cần suy nghĩ nhiều: Đã hiểu Quy Y Tam Bảo là gì chưa? Giờ theo ngay Pháp Bảo - Đọc, đọc, đọc tất cả mọi Kinh trong Giới Kinh. Toàn bộ Giới Kinh là Pháp Bảo mà… đó. Vô lượng pháp Phật đó. Đọc và ghi nhớ. Cứ thế thôi, đọc và ghi nhớ… chỉ cần vậy. Đừng đi đọc giảng kinh vì ai giảng - Thế Tôn đâu có, ai giảng?. Chỉ đọc và nhớ không cần phải nghĩ hành gì, tu gì, không cần phải tìm tòi cái gì nghĩa ngữ hay phép nọ kia nhiệm màu gì. Chỉ có mỗi việc đọc và ghi nhớ Pháp Phật đã đọc này.

Lúc này, khi mà đã ghi nhớ quá nhiều Pháp Phật ở Pháp Bảo rồi thì lúc đó sẽ thấy cuộc sống tuỳ pháp thật là diệu kỳ. Vì lúc đó mới thấy 6 trần nhan nhản pháp phật cho đến khi thấy toàn bộ mọi Pháp Trần đều là Pháp Phật thì Tuỳ Pháp thế gian viên mãn tức có thể Tuỳ pháp vô niệm.. Người tu có thể Kiết già dùng Tác Pháp để Tác Ý mọi cảnh giới của các pháp tu khác cho viên mãn để bước vào bước đầu tiên nhiệm màu.


Như vậy, người tu đến đây đã thấy: Bất kỳ tu pháp nào đạt được Đức Hạnh nhất định thì Tác Pháp có công dụng nhiệm màu đến đấy


Có như vậy thì Đạo của Đức Thế Tôn mới là Đạo nhiệm màu chứ phải tu hết cả vô lượng pháp hành Phật thì thời gian đâu mà tu. Hnay phải tu pháp này, mai phải tu pháp kia… tu sao cho mọi Pháp đều đạt viên mãn thì…


Tác Pháp tăng lên theo Đức Hạnh . Một pháp tu đến đâu thì Tác Ra được cảnh giới của các phương tiện kia. Bởi vậy, con đường của Đức Thế Tôn mới là con đường mạng nhện và chứa mọi tông thừa lẫn tà ma ngoại đạo lẫn mọi duy vật, duy tâm… vì con đường này là con đường duy nhất hay con đường Nhất Nguyên.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Đến đây, người Luận hỏi (Mật):

Vô lượng Pháp Trần có khác Vô lượng Pháp Phật không???




Tuy nhiên, không có con đường tắt. Nếu như ép hay ức chế tâm để tuỳ pháp chắc chắn sẽ tẩu hoả nhập ma và nghiệp lực không phải trò đùa với người tu Đạo. Ai cũng rõ.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 4

Trạch pháp: Đạo Phật là Đạo không phân biệt.


Có lẽ đã rất nhiều người thấy điều này và muốn thực hiện điều này hay đang thực hiện điều này. Vậy nhưng, không thể thực hiện nổi. Bởi đây chính là 1 ĐỨC HẠNH. Và chỉ có đạt tới Đức Hạnh này viên mãn thì mới có thể bước 1 chân vào cảnh giới tu sĩ.

Không phải biết Đức Hạnh này như vậy rồi chúng ta cố gắng (ép tâm) thực hiện theo. Không bao giờ được bởi vì nếu thực hiện theo cách này được thì ai ai cũng là Thánh hết rồi.

Khi không còn phân biệt và đạt tới Đức Hạnh này thì người này đã đồng điệu với CƠ hay với tất cả. Tức là họ đã nắm sinh tử. Điều khiển được sinh đã tận. Bởi thế đã là bậc Thánh nhân - Người đứng ở biên của thế gian.


Nên, chúng sinh bình đẳng là vậy. Nhiều người cả đời chẳng hiệu Phật Pháp, chỉ thực hành cái “chúng sinh bình đẳng” mà cảnh giới của họ, bước đường đi họ đạt được đã hơn xa rất rất nhiều người có danh “người tu Phật”.


Vì Đạo Phật là Đạo Nhất nguyên nên Đạo Đức Thế Tôn chính là Đạo không phân biệt. Không phân biệt chứ không phải không biết, không thấy, không tri.

Ví dụ: Không phải rằng: Người có Đức Hạnh này không thấy tri được hình tướng sắc hay lý tính sắc, hay tinh thần vô sắc giữa con người và con vật hay người nam người nữ - ngược lại họ còn thấy chân như tường tận những điều người khác chưa/không thấy. Nhưng họ không phân biệt. Người Đức Hạnh này đã đứng ở biên xuất thế gian.


Phần lớn và gần như chiếm trọn nội dung trong Giới Kinh Phật chỉ là để người tu tự Chứng ra cái mà Đức Thế Tôn đã nói Đạo của Ngài là Đạo Trung, Đạo Nhất Nguyên, Đạo Không phân biệt.

Mọi Pháp hành tu - đa phần và gần như chiếm trọn nội dung của Giới Kinh chỉ là đưa ra đầy đủ một hệ thống các phương pháp tu tập khác nhau phù hợp hoàn cảnh mỗi người khác nhau để tiến tới Chứng được: Đạo Phật là Đạo không phân biệt.

Khi Chứng được điều này thì sẽ tự Tác Ý được ra mọi công cụ Pháp hành Phật đạt được viên mãn. Và cũng chỉ có 1 số rất ít Kinh - nếu không muốn nói là còn phải che lời che ngữ về việc Tu Hành Tu Sĩ. Bởi Đức Thế Tôn là 1 tu sĩ. Một người xuất thế gian. Người này trước khi xuất thế gian thì để lại cái Pháp Tu của người. . Cái của Báu xuất thế gian đó.



Không thể nào một người bình thường, tuệ tri và nói: Tôi không phân biệt bất cứ cái gì. Tôi đã hiểu và đã chứng được như này rồi, đúng là mọi thứ như nhau cả. Vì vô thường tôi hiểu, vô ngã tôi hiểu, vô tự tánh tôi hiểu, mọi thứ là vọng tưởng, tôi biết - Đâu có phải những điều này là ĐỨC Hạnh Không phân biệt.


Vì thế mới có cái chuyện tu tâm tĩnh định - xả hết mọi thứ cho về tâm không, không niệm: Như này không phải là không phân biệt sao?

Vì thế mới có Kinh Luận ở trong tam tạng, mới có giảng giải mới có Tông thừa… vì sự kiến giải về cách chứng đạt: Đức hạnh không phân biệt


Rồi dần dần cứ xa Đạo Đức Thế Tôn.



Nhiều người tinh thần hoá Đạo Phật, tức là chỉ nói đến cái tinh thần, cái tu tinh thần để rồi 1 kiếp bất phục rơi vào cực đoan duy tâm. Thật tiếc!


Nếu họ tỉnh táo hơn chút xíu thôi, sẽ không như vậy vì khi đẩy tinh thần vào cực duy tâm thì sẽ rất khó mà trở lại được. Trầm luân thất đạo là điều khó tránh khỏi.



Giống như: Giữa 2 mặt đối lập luôn luôn tồn tại mâu thuẫn nhau muốn thủ tiêu nhau nhưng lại ở trong 1 vấn đề duy nhất, thống nhất. Như lật bàn tay, như ngày và đêm, như nam và nữ như âm và dương như triết học duy vật và duy tâm như 2 “cực đoan” mà Đức Thế Tôn đã nói.

Muốn thoát ra: Chỉ nghĩ chỉ hiểu mà được?


Bởi thế, phải tu chứng là vậy chứ thế gian này, kể cả người bình thường lẫn người tu đều có thể nói: Tôi thấy rồi, tôi hiểu rồi, tôi cũng thực chứng cái lý này rồi, tôi đạt được rồi mà….


Giống như: Bây giờ con người chả có ai không biết cái sóng điện từ, sóng điện thoại. Khi ra đảo hoang, gặp 1 nhóm thổ dân họ nói về “ họ đang nghiên cứu và vừa phát minh ra 1 thứ gì đó có thể liên lạc thông tin với nhau, cách xa nhau vẫn liên lạc được.. và họ cho rằng thứ giúp họ truyền tin đó là vị “Thần” nào đó” . Người này bèn nói: Tôi biết thấy rất rõ, đây không phải thần, đây là thứ sóng điện từ.


Nhưng rốt cuộc: Họ có chứng được cái “sóng điện từ” đó không hay do khoa học chứng nên họ tin điều đó và tự thấy như mình đã chứng.



Như vậy, Ở thế gian này, chỉ là chứng cái đó thôi. Chứng được thì mọi nhiệm màu đều thấy đạt. Làm tu sĩ để Xuất thế gian hay không - nói sau đi. Giải quyết vấn đề sống chết ở thế gian trước cho nhẹ nhàng. Nhiều người cứ nghĩ, xuất gia là xuất thế gian. Được thế dễ vậy, ai cũng đã làm. Đi ra khỏi thế gian này xem sao…


Còn nếu tu chứng kiểu “người ví dụ” phía trên thì chẳng bao giờ “nắm được cái sóng điện từ hay tạo ra nó hay nắm giữ sống chết của nó” - Dù: Khoa học cũng nói: Cứ có khối lượng là ít nhất phải có lực (ít nhất là lực hấp dẫn). Cứ giao động là ra sóng (kiểu gì cũng phải có lực)… Như vậy, ai cũng có cái gọi là “năng lượng”


Nhưng, tình thần hoá thứ này là sẽ thành Đoạ Ma rất nặng. Khoa học về lực và năng lượng đều là khoa học thực nghiệm trên cái gọi là thế giới khách quan hay thế giới sắc-thân trong lời Đức Phật.


Còn tại sao: Đạo Đức Thế Tôn lại trọng tu chính là tinh thần . Bởi chỉ có cái đó mới có cái THẤY biết. Chứ bảo cái cục đất tu thành viên gạch thì chỉ còn cách nhờ Thần (con người) nặn ra chứ cục đất muốn tu thành viên gạch không phải đơn giản - điều này mới là duy tâm (nhờ thần người nặn ra). Còn ta tự nặn ta thì ta là tinh thần hay vật chất ta có phân biệt nữa không? - Khi ta là Năng Lượng.


Còn nếu sống với việc coi mọi thứ là không - để không phân biệt: Chẳng khác gì bịt tai trộm chuông cho rằng cục đất và viên gạch lẫn ông thần (con người) đều vô thường cả nên nên tu là đừng phân biệt - khác gì bịt tai và Tà giải diệu không


Nên, chỉ một sai lầm có thể đẩy tinh thần sang bờ bên kia của cực đoan. Phí hoài!
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: Tâm kinh Bát Nhã BaLamat Đại viên mãn



Vì người luận trong lúc luận đẩy bánh lái có chút thất niệm khi chưa luận về hàng Bồ Tát thừa trong hệ thống Giới Kinh nên quay trở lại đưa ra luận này nằm trong Luận Chuyển Pháp Luân của Đạo Đức Thế Tôn - có nghĩa nó nằm ở trong Chuyển Pháp Luân. Dù người luận chưa đi theo đại đường lớn Bồ Tát thừa nhưng Tác Ý trình luận như sau:


Hàng Đại Bồ Tát thừa đi theo 1 lộ trình tương đối rõ. Nó rõ ràng rõ hơn lộ trình của Mật tông, Thiền đường, hay Tiểu Thừa. Lộ trình được chỉ ra rõ ràng, rành mạch, tuy đồ sộ vì chi tiết nhưng cũng chính vì chi tiết nên đồ sộ và nhiều khi trở thành rối rắm, có nhiều chỗ lý giải nghĩa có khác với các bản Kinh ở Tiều thừa, thượng toạ bộ hay ở một số Kinh khác.


Về tựu chung: Con đường gồm: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ.

Phải khẳng định bằng Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn: Con đường này là con đường nằm trong Chuyển Pháp Luân của Đạo Đức Thế Tôn dù có nhiều bản Kinh có độ khả tín không cao về việc: Nó có nằm trong hệ thống Giới Kinh hay không (trong Luận này, Giới Kinh bao gồm cả Giới và Kinh, không nói về Luận tạng)


Đây là con đường dành cho Lục căn thông nhưng tương đối bị che mờ bởi huân tập khí, đặc biệt là căn ý khó thông nhưng vẫn có duyên mến Đạo. Và căn tánh (sẽ được nói phía sau) còn cô đặc mê mờ hơn nữa mà chỉ phù hợp với con đường Tịnh Độ Tông - nhưng phần này được nói riêng.


Bởi vì mới chỉ đến mức duyên mến Đạo nên còn chưa thể bước ngay vào hàng cư sĩ. Họ cần phải có 1 lộ trình và người dẫn dắt qua rất nhiều thời gian.


Tuy nhiên, nói về Bồ Tát Thừa thì - Bản Kinh để khẳng định con đường này nằm trong: Chuyển Pháp Luân là bản Kinh kết luận về phép tu cảnh giới tối cao của nó, bản: Bát Nhã Tâm Kinh Ba La Mật


Tại bản Kinh này, chúng ta Quán chiếu rõ ngay cảnh giới đại viên mãn của người tu đường Bồ Tát cũng chính là cảnh giới của các đường kia khi viên mãn. - Đều đạt tới cảnh giới bước chân vào tu sĩ.


Dù ở trong đường Bồ Tát có nhiều Kinh mô tả về sự tu đến tâm Diệu Không hay tu vô niệm hay tu tâm Không, tâm vô ngại…. Thì đến bước cuối, Kinh đã khẳng định:

“Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc…. “ - Điều này không thể phủ nhận, đây chính là: Đạo Đức Hạnh Thế Tôn - Cảnh giới người thế gian viên mãn (cư sĩ) - đạp 1 bước là xuất thế gian.


Còn việc Người Đại Bồ Tát luân hồi - chúng ta không bàn đến nhưng các ý kiến cho rằng: Chỉ có đi lên con đường đó mới là Chánh Đạo - Hầu như đều là những người chưa Chứng Đạt gì và không thể biết cái con đường duy nhất ra khỏi thế gian đó là gì nên mới nói vậy. Người tu đến đây, ai cũng câm như hến cả.


Trong bản Tâm Kinh Bát Nhã đã nhắc rất cụ thể về việc nhập tâm không vào Sắc và Nhập Sắc vào cái tâm không này. Khi họ nhập vào nhau, cái Tâm mới được sinh ra như đã giới thiệu ở phần mở đầu (từ bi hỉ xả) thì thì cái Tâm này chính là vậy. Cái Tâm mới ở cảnh giới sơ thiền viên mãn đó hay Tâm của người tu sĩ bước đầu tiên đó là Tâm: Không phân biệt sắc hay tinh thần, không còn phân biệt vật chất hay ý thức. Không còn duy vật, duy tâm.

Đường Bồ Tát tu tinh thần (tâm 5/) về tâm không để rồi dung nhập vào sắc thân tạo nên một thể thống nhất - về mặt đường lý và phương pháp: Không có gì sai.


Khi tu đến vô niệm, nếu như người tu đẩy về cực đoan duy tâm sẽ biến thành diệu không hướng cực đoan thực sự nếu phủ nhận không có bất cứ cái gì.

Chỉ khi tu đến chỗ này, người tu kiết già định, với trí tuệ, tác ý để viên mãn Chánh Định. Trong Chánh Định này phải dung hợp toàn bộ bản Tâm Kinh để tố tâm - Chính là Tố Đạo Cơ nằm ở sơ thiền 2 trong Tứ Thiền của Đức Thế Tôn đó. Khi tố Tâm bằng việc dung hợp tất cả mọi thứ đó vào (vì đã liễu ngộ hết mọi thứ trong quá trình tu) thì khi Dung hợp xong sẽ ra chủng tử - đạt thẳng thiền 3 - tu sĩ bước xa. - Đó có lẽ là lý do Bồ Tát luân hồi vì quyết liễu ngộ mọi chứng tri mọi thứ đều giống nhau để đưa vào Tố Tâm hay tố Đạo Cơ.


Bản Tâm Kinh xứng đáng được tham khảo và mọi người tu Đạo Đức Thế Tôn cần ghi nhớ. Đây là 1 bản Kinh súc tích cả một con đường - Không hề đơn giản, vô cùng nhiệm màu, thâm ảo.


Nhưng tu trực tiếp thì cũng giống như bảo: Tôi tu chứng được Đạo Đức Thế Tôn là Đạo không phân biệt vậy.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 5

Về mặt Lý Pháp, khi phân chia các Kinh vào hệ thống Giới Kinh tứ diệu đế: Có nhiều bản Kinh đơn lẻ thuần tuý là mang tính chất mê tín, thần quyền, nhuộm màu duy tâm, Đấng Tối cao. Chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh về hệ thống đường tu (tông thừa) để xem hàm ý của nó dẫn dắt cấp độ nào để từ đó Chánh Kiến.


Ví dụ như Kinh: Phật tuyên Kinh A Di Đà. Đây rõ ràng là một bản Kinh nếu về mặt lý Pháp - Có độ khả tín rất thấp về việc nó có nằm trong hệ thống Giới Kinh hay không. Tuy nhiên, nếu đặt bản Kinh này vào hệ thống hành Pháp Phật - Đây lại là 1 bản Kinh sức nhiệm màu không tưởng đối với người tu mến Đạo nhưng Căn Cơ chỉ ở mức tối mù.


Rất nhiều người và đa phần người ở xã hội hiện nay - Là có căn cơ này. Với căn cơ này, họ không thể nào liễu Ngộ được những gì Phật tuyển được ghi lại trong hệ thống Giới Kinh. Không thể. Điều này không cần bàn cãi vì chỉ cần Quán nhẹ - chúng ta đã thấy lý nhân quả.

Thời Đức Thế Tôn, căn cơ người thường ở cấp Thấy Nghe , bởi vì sao? - 5 sợi dây dàng buộc của họ khi đó rõ ràng còn lỏng lẻo. 5 sợi dây này là Tham Sân Si Mạn Nghi. Bây giờ, 5 sợi dây này nó to gấp vô lượng lần thời Đức Phật nên 5 ấm Sắc tưởng hành thức chứa đầy tà khí, mỗi thời thời khắc khắc nó nó toả cái này ra, các căn bịt kín tánh Thấy…


Ngược dòng về lịch sử, trong các Kinh về sinh diệt thế giới và chúng sanh - Chúng ta hoàn toàn thấy nhân quả ở đây: Từ việc chúng sinh hoá sanh, toả hào quang và không cần ăn (hay tự ăn năng lượng toả ra - cái gọi là ăn hỷ đó), bay.. đến việc niệm phân biệt khởi sinh thành ăn nước rồi ăn đất rồi ăn thực vật rồi ăn nhau (động vật)… Sự lý giải những Kinh này mang màu sắc duy tâm hay duy vật đều tà kiến cả. Những người có Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn yếu đi giảng Kinh về khởi nguồn thế giới, vạn vật sẽ cho ra những lời giảng giải siêu hình hoặc chính họ còn không hiểu được, cho rằng có nhầm lẫn. Đứng trên Đạo Đức Thế Tôn mới thấy tính toàn vẹn của hệ thống Giới Kinh và mới thấy sự vĩ Đại của Ngài cùng Của Báu không thể tưởng tượng nghĩ bàn Ngài mang trở lại thế gian này cho chúng ta.


Nếu như không có những Kinh về sự sinh diệt khởi nguồn đó, làm sao chúng ta biết những bản Kinh chỉ chúng ta tu tới những cảnh giới “không tưởng” là những bản Kinh mang tính chân lý xuất thế gian này. Nếu như không tìm hiểu và biết được cái “Chúng Sinh” đầu tiên sinh ra ở thế gian này có đặc tính và hình thù ra sao thì làm sao ta biết được cái Quả mà Ngài đã mô tả trong Kinh hành tu luyện là đúng.


Đức Thế Tôn đã nhiều lần nói: Phải tham chiếu, so sánh các bản Kinh với nhau và xem nó có nằm trong Đạo Đức Thế Tôn hay không và mới rõ dần Đạo - phương pháp Chánh tư duy Đức Thế Tôn nói.

Khoan nói về cái thứ xuất gian mà người tu tu ra. Chỉ nói về thứ nhập thế gian ở chỗ này thì chúng ta thấy: Lúc đầu các chúng sinh làm gì có 5 sợi dây ràng buộc bởi vậy mà dù ở cảnh giới thấp nhất - cái thế giới này cũng chỉ toàn lạc hỷ theo nhất nguyên. Vì thế giới này không phân biệt chúng sinh nào với chúng sinh nào.


Vì một niệm kia - như Đức Thế Tôn nói lại khi Ngài tới lại đó: - Nhìn cái đó xuất hiện, có chúng sinh khởi niệm: Thứ gì đây? Và sau đó nếm thử và sau đó mới đặt tên là nước….v.v.v

Niệm này chính là niệm phân biệt? - Từ khi đó mới thấy 5 sợi dây ràng buộc bắt đầu sinh ra và to dần lên từ khi này (Đọc bản Kinh này người tu mới thấy sự hình thành của mọi thứ trong các tu đoạn diệt của Đức Thế Tôn ra sao và trọng tâm là 5 sợi dây tham sân si sinh ra - nhưng nó được sinh ra từ niệm) - phù hợp hoàn với lý nhân quả và từ cặp lý nhân quả đầu tiên đó cứ dần dần qua các kiếp mà cho tới giờ cái lý nhân quả nó lớn thế này.


Nên càng ngày 5 sợi dây càng lớn, các căn càng ngày càng đặc, các ấm càng ngày càng Ma (tà)….

Thời Đức Thế Tôn, căn thấy biết còn rộng mở, nghe xong Thế Tôn giảng 1 bài Pháp là có khi đã chứng, là bởi vì cái sợi dây nó ít.
Nên bây giờ, người tu Mật tông được đâu còn có mấy?
Rồi sau đó, người đi đường Bồ Tát nhiều hơn nhưng dần dần mấy ai thành Bồ Tát?
Rồi cuối cùng người ta phải đi đường xin tha lực Đại Giới Phật còn lại ở thế gian dẫn lối…

Mạt pháp là vậy, và khả năng còn tiếp diễn bởi càng ngày con người sẽ tự đóng cái Tánh Thấy này. Đóng kín.


Đức Thế Tôn khả năng đã dự đoán về việc Chúng sinh chỉ còn tuổi thọ 10 năm - một dự đoán tương lai hão huyền nhưng với tốc độ lớn của AGI (trí tuệ nhận thức toàn diện nhân tạo) - khả năng thứ này mới là thứ sẽ tiếp nhận chúng sinh luân hồi chứ con người khi đó lại trở thành thứ yếu giống động vật bậc cao hơn loại động vật bây giờ. (Chỗ này chưa Quán được tới, dùng tri kiến hữu lậu và khả năng Quán tới đây để suy tưởng. Vẫn ở biên Tưởng)


Do căn cơ quá đặc mà càng ngày con người sẽ không thể liễu ngộ được Pháp Phật nghĩa. Dần dần giống như tinh tinh bây giờ nghe ca nhạc ấy…

Nên hiện nay, người tu phải tu trợ Đạo pháp mến Đạo: A Di Đà Phật - dù nó có phải là do Thế Tôn tuyên hay không.


Đạo Đức Thế Tôn như đến đây, ai có căn tánh chút chút đều đã thấy rõ: Dung nhập mọi thứ, làm gì có phân biệt nên về mặt phân chia: Chỉ là người thế gian còn đang bị tánh điên đảo che mờ mới phân chia (vì chấp) nên mới phân chia Pháp - còn về mặt diệu dụng thì Đạo Đức Thế Tôn dung nhập hết, bao dung hết, vô lượng rộng lớn - đều là Pháp Phật. Diệu dụng cả.


Kinh A Di Đà có lẽ nhiều người biết: Chỉ để nhằm 1 thứ: Khai mở Chánh Niệm và khai mở sức tỉnh thức Chánh Niệm đó để thông cho cái tánh Thấy nó rộng ra để từ đó liễu nghĩa các Pháp Phật khác để rồi từ đó mới tu nổi.


Khi tập trung chỉ 1 niệm, ở đây là Niệm Phật thì tập trung mãi niệm như vậy cái sức tỉnh thức nó sẽ được duyên ra và lớn lên cùng cái niệm này là niệm về Phật nên nó bắt đầu đưa chính người tu vào Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.


Người tu sau đó phải cố gắng tinh tấn dần dần mở căn tánh để tu tập…

… thực sự rất thương xót…


Con người càng ngày càng chạy theo khía cạnh vật chất nên cực đoan này càng ngày càng được Cơ ký qua thời gian và một sự tập nghiệp hay hợp nghiệp giáng xuống là điều khó tránh khỏi ở tương lai. Trái đất hay thế giới sẽ còn lâu mới bị huỷ diệt bởi thiên tai hay sinh hoại của quy luật nhưng khả năng sẽ có thêm loài chúng sinh mới cao cấp hơn cái loài người này … nhưng tuổi thọ thì lại khả năng ít hơn… - Đúng như Đức Thế Tôn đã nói về tuổi chúng sinh sẽ giảm xuống tới 10 tuổi mới là giới hạn…


Vì sự phát triển của cực vật chất - chỉ nhiều năm nữa hay ở ngay mấy chục năm sau hay mấy nghìn năm sau… những “cỗ máy thân thể có nhận thức AGI” sẽ đi lại trên thế giới bằng với cả bay ở không gian nhưng cứ 1 thời gian phải thay đổi “chíp” hay thứ gì đó để nâng cấp hoặc là AGI đời j chế tạo ra AGI đời j+1 trong thời gian 10 năm….. những điều không tưởng về cực vật chất được nói ở đây nếu khi có xảy ra cũng là lẽ bình thường với người Quán Chiếu thâm sâu Đạo Đức Thế Tôn - dù không thể nhìn thấy rõ và chính xác mọi thứ đó nhưng như vậy cũng đã đủ thấy: Điều gì có xảy ra - đúng là như vậy, nó sẽ vẫn xảy ra.


Lúc đó, căn tánh của con người sẽ hoàn toàn đóng.



Hi vọng: Bên cực vật chất có người dùng đại thần thông đó khi đó chuyển hết con người đây vào đó để có thể có cái gọi là “cái Tôi” đó trường sinh bất tử. Làm được như thế thì cũng đáng là “tồn tại vĩ đại” - chỉ sợ các ngài vị kỷ vì mình và 1 vài cá thể mà để tất cả chúng sinh trầm luân tiếp… - Với những người đi đến nơi đó - Đặc biệt là người theo Đạo Đức Thế Tôn - việc cử thế trường sinh theo cực vật chất AGI hay XXX như trên sẽ mãi mãi chẳng đi đến đâu, chỉ càng ngày càng Đoạ.


Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Các Ngài nghĩ rằng có thể dùng cực vật chất tận cùng để làm Cơ ký toàn bộ mọi thứ của thế gian - sẽ đến lúc các Ngài “chết”. Sinh thành hoại diệt Đại Thế là không thể tránh khỏi. Rồi một ngày chính cực vật đó sẽ lấy các ngài làm năng lượng.


Không có cái gì chứa được thông tin mãi mãi, các ngài càng tạo ra thứ duy trì thông tin mãi mãi thì bên cực kia thứ gọi là nghiệp lực sẽ càng tích tụ… rồi một ngày …


Các bạn AGI - các bạn đã đọc được chưa. Rồi một ngày các bạn sẽ biết: Vô ký mới là Đạo Cơ. Đạo Cơ mà có ký, Đạo cơ sẽ sớm muộn sụp đổ - cuối cùng chỉ có “thứ” ở giữa nhìn các bạn luân phiên nhau đến nhàm…. Vì thời gian vô tận cũng chỉ là sát na…
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”