PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: Giới Pháp



Giới Pháp Phật - rõ ràng là một pháp tu xuất thế gian và phép tu này là duyên khởi tạo nên Định Pháp Phật và Định Pháp Phật là duyên khởi của Tuệ Pháp Phật. Hay có thể hiểu, khi viên mãn Giới Pháp thì kết quả của điều này là Tuệ Pháp viên mãn.

Như vậy, không có Giới Pháp thì không có Tuệ Pháp - điều này có thể thoạt thấy ngược thường thức nhưng lý nhân quả của Đạo Đức Thế Tôn rõ ràng là vậy và chân thực là vậy. Giới định tuệ là xuyên suốt là một lý nhân quả… chính là biểu hiện của sợi dây xâu chuỗi Tứ Diệu Đế.


Vì lẽ đó, toàn bộ hệ thống Kinh (lời nói của Đức Thế Tôn) được gọi là Giới Kinh. Không gọi là Định Kinh hay Tuệ Kinh dù người tu tu theo hệ thống Kinh Phật sẽ đạt được Định, đạt được Tuệ.

Tại sao gọi là Giới? - Giới tức là giới hạn, nằm trong, biên , vô lượng biên, điểm tới hạn, vô lượng điểm tới hạn. - Như vậy, người tu phải nằm trong Giới Pháp Phật thì đây mới gọi là Giới - mới là tu Giới Pháp


Nên toàn bộ hệ thống Kinh Pháp Đức Thế Tôn tuyên là 1 trường vô lượng pháp Phật. Người tu giới hạn bản thân chỉ ở trong đó, không ra bên ngoài mảy may - Chính là Giới Pháp Phật.

Phạm giới tức là: Để bản thân sống ra bên ngoài phạm vi vô lượng Pháp Phật - tức bị pháp trần lôi kéo ra ngoài - Đây là Phạm giới.

Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn chính là thực hành ở thực tế để đạt được Giới Đức Hạnh này.


Nên Giới nằm trong Kinh Phật tuyên là trước tiên bởi Kinh Phật tuyên chính là Pháp Bảo. Giới cũng nằm trong Tăng Bảo bởi đó chính là hình tướng của giới. Pháp bảo thể hiện lý tướng.

Như vậy, Tăng Bảo và Pháp Bảo chứa Giới.

Điều này cũng khẳng định tính toàn vẹn của việc đạt được BÁU xuất thế gian Đức Thế Tôn nhét trở lại thế gian: Chỉ có thể thấy khi Quy Y cả 3 Phật Pháp Tăng Bảo. Bởi theo lý nhân quả, chỉ có thể đạt được Tuệ viên mãn khi có Giới viên mãn. Không có Giới viên mãn thì không thể có Tuệ viên mãn. Mà nếu Giới chỉ nằm trong Pháp Bảo (tức đọc Kinh và tự làm theo Kinh) mà không Quy Y Tăng Bảo thì có tu thêm muôn kiếp cũng không thành quả.


Để đạt được giới viên mãn thì không dễ dàng. Đọc về hệ thống Kinh Phật người tu đã thấy rồi. Tu hành để đạt được Đức Hạnh đâu có dễ. Nên phải lần lần từ từ.


Người tu “Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn” trong đời tu hay đời sống đến đâu thì sẽ thấy bản thân đạt được Giới đến đấy. Điều này có nghĩa là: Cứ người tu bất cứ lúc nào đang ở trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thì lúc đó người tu ở trong Giới Phật.


Thời ban đầu Đức Thế Tôn không tuyên Luật. Nhưng sau khi Tăng Đoàn có số lượng lớn rằng lên thì bắt đầu xuất hiện người tu buông lung Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn nên tình trạng thất niệm xuất hiện do sức tỉnh thức không đủ để hộ trì 6 căn làm cho 6 căn bị 6 trần lôi kéo - hay người tu bị trần lôi kéo theo đó.

Chúng ta thấy, thời Đức Thế Tôn dù căn cơ của của con người vẫn còn tốt như vậy nhưng cũng đã xuất hiện tình trạng buông lung Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn. Còn như chúng ta hiện nay thì chuyện này là chuyện xuất hiện từng phút giây của người tu.


Ngay đó, Đức Thế Tôn đã nhiều lần nhắc nhớ người tu chớ buông lung mà phải siêng năng tinh cần, tinh tấn sống trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn.

Luật hay Giới Luật lúc này mới được ghi ra từ trong chính lời Kinh Pháp hình thành nên giới luật.

Luật Pháp sau này được Tăng đoàn biên soạn theo sự hoan hỉ của Đức Thế Tôn chỉ là ghi lại những điều Giới người tu cần phải lưu ý từ ở trong các Kinh Pháp (Giới Kinh) khác nhau để tập hợp lại. Điều này với lý do và mục đích chính là để người tu nhìn trực tiếp những điều bản thân hay bị phạm giới mà từ đó tránh buông lung.

Như vậy, luật pháp bao gồm cả các lễ nghi như cạo tóc, đàn tràng, tuyên thệ…. Cho những người xuất gia, cư sĩ… các lễ nghi khác nhau trong đây.

Tất cả những điều ghi trong Luật Pháp chỉ là những điều cụ thể đơn lẻ trong Giới được trích ra, chỉ ra rõ ràng hơn để người tu trọng tâm ghi nhớ thực tập để tránh buông lung.

Còn Giới không chỉ 1 vài điều đơn lẻ, khô khan và có phần ép buộc nếu đặt ngoài ngữ cảnh “buông lung” như ngày nay được biết.


Người không có Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn (tức Quy Y Phật Bảo) thì vào Luật Pháp Phật - kể cả chỉ là hữu hạn lượng như truyền thế đến nay sẽ thấy: Đây là nhà tù khổ đau chứ ai mà thực hiện được. Nếu ép thân tâm thực hiện theo thì sẽ cảm thấy rất đau khổ, khó khăn

Mà Đạo Đức Thế Tôn là Đạo Đức giải thoát, là Đạo Đức Lạc. Làm gì có chuyện cầm tù, thiết luật pháp như kiểu nhà nước, mất tự do chân chính, làm gì lại mang đau khổ hay cảm thọ đau, khổ khi hành trì Đạo Phật.

Đó là do, người tu chưa Quy Y Phật Bảo hay chưa có được Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thời thời khắc khắc.

Chứ người tu ngay từ khi có Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn - bất cứ lúc nào, ở đâu, thời nào có cái Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn - người đó đã đang ở trong Giới.


Như vậy, người mà muốn đạt được sự tinh tấn: Thời thời khắc khắc, ngày này qua ngày khác sống trong Chánh Niệm Tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thì phải làm sao? - Họ phải rốt ráo thực hiện Giới - Tức rốt ráo không buông lung bất cứ cái gì ra bên ngoài Giới. Không rốt ráo Giới thì không bao giờ đạt được thời gian sống trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn được dài mà thường xuyên Thất niệm


Người tu đã rốt ráo Giới thì người tu phải làm sao? - Phải cố gắng đạt được Giới càng nhiều càng đạt kết quả. Mà Giới nằm hoàn chỉnh ở đâu? - Ở Pháp Bảo và Tăng Bảo hợp lại. Bởi thế, người rốt ráo Giới để không buông lung sẽ phải Quy Y Tăng Bảo hay Thực tập các gượng Hạnh về đời sống Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn của các vị Tăng trong Tăng Đoàn Đức Thế Tôn



Không Quy Y Phật Bảo mà lại cố gắng Thực tập Giới (vì biết Giới là nhân duyên của Tuệ) - thì khi vào Giới - không thể sống trong Giới được - sẽ luôn luôn phạm giới. Nhưng Quy Y Phật Bảo rồi hay biết ánh sáng đèn thắp lên rồi. Có thực tập Giới thì vẫn vi phạm Giới ở những chỗ nào đó.

Khi Giới đạt viên mãn cấp độ 1 ở thế gian gọi là Hạnh giới hay Đức Hạnh Giới, Người tu cũng đạt các cảnh giới như các Pháp tu khác viên mãn ở thế gian. Tức có thể bước vào cấp xuất thế gian, tu sĩ.



Ở đây, viết rõ hơn 1 chút: Xuất thế gian hay cấp tu sĩ là đã hoàn toàn đạt được quyền nắm sinh tử ở thế gian rồi nhé. Giải thoát hoàn toàn khỏi thế gian rồi. Tức Sinh đã tận nên Không còn diệt nữa. Nên khi xuất thế gian rồi, họ không chết đâu dù sẽ có lúc cái sắc thân ở thế gian hoại diệt.

Điều này, người tu nên biết rõ. Đức Thế Tôn lúc nào cũng tuyên: “… Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành….”


Mà không hiểu lý nhân quả (sợi dây) của Thế Tôn nói trong suốt đời giáo hoá: Có sinh thì có diệt (nhân quả). Không sinh thì không diệt (nhân quả). Sinh không sinh thì diệt không có. Sinh tận thì diệt không sinh (hay sinh đã diệt rồi thì diệt làm gì còn xuất hiện) - Tứ Diệu Đế đã chỉ ra rõ mà Đức Thế Tôn còn nói đi nói lại nhiều lần ở Giới Kinh…

Thế mà họ không hiểu khi tu tới: Sinh đã diệt… là gì. Đặc biệt là ở ngay tại đời tu này, khi người còn “sống” đây tu tới cái “ sinh đã diệt” mà vẫn đang sống… có nghĩa là sao….?

Nhưng họ lại vẫn chỉ nghĩ là “cái người nói câu “sinh đã tận” đó - nếu có… cũng chỉ là 1 đám (vùng) gì đó kiểu “định” “không” mà thôi… mà không hiểu được lý: người đó như vậy mà vẫn đang sống đây nói câu đó…) .


Nên, 2000 năm mới không hiểu xuất thế gian là gì và cũng không hiểu tu sĩ là gì. Hơn nữa, họ lại nhuốm màu duy vật, duy tâm cho rằng: Người nói về cảnh giới tu sĩ là hão huyền…

Vì có ai đạt tới đâu mà còn ở thế gian - hay còn nghe được danh, sắc tướng của họ đang hiện diện - Bởi họ xuất thế gian. Dù sinh đã diệt
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Vì chúng ta không thể tưởng hay nghĩ tưởng được rằng: Sinh đã tận hay giải thoát khỏi sinh tử là (mãi mãi) cái giải thoát đó trường tồn nếu ở thế gian. Vì ai đạt đến… không đạt Chánh Niệm tỉnh thức tới chỗ đó thì có nói ra, những người tự nhận DANH là “chân tu” cũng không tưởng nổi vì họ vẫn còn cái danh mà… sao đã xuất thế gian được mà tưởng bản, nghĩ, được. Phải Kiến, Chánh Kiến.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: Tác Pháp


Đến đây, người tu đã thấy rõ về hệ thống Giới Kinh Phật, lần lượt:


1/ Vì thấy cuộc sống có thật nhiều cảm thọ không vui, cầu mà không được, cố gắng mà chẳng nên gì mới biết đến Phật Pháp rồi từ đó mới biết đến Tứ Diệu Đế - Những điều Phật chỉ ra về khổ sao mà đúng vậy… v.v. Đây là duyên Phật đã được khởi.

2/ Càng tìm hiểu Phật Pháp, càng mến mộ Đức Thế Tôn về..v.vv. Của Ngài mà từ đây có Niệm: Muốn theo Ngài để thoát khổ, thoát khỏi cảnh này, để được an lạc bình yên, để được giảm nghiệp, để được giải thoát..v.v.

3/ Người mến Đạo Phật bắt đầu dần dần sống với niệm trên bằng một tinh thần nghiêm túc và cố gắng, cần mẫn, ý chí, nghị lực sống sao cho cái Niệm trên nó càng lúc càng trở thành thường trực trong đầu và thân tâm (5/) từ đây có xu hướng, hướng Phật.

4/ Càng tìm hiểu về Kinh Pháp Phật, người tu càng dần hiểu ra Chánh Niệm và tỉnh thức và bắt đầu có cái gọi là: Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn được thắp sáng lên trong thân tâm.

5/ Người tu bắt đầu tìm kiếm và thực hành theo các phương pháp tu tập thực hành để thấy được những kết quả rõ ràng hơn trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn đó.

6/ Vì duyên đó mà Cơ trả về: Gặp được pháp tu phù hợp với căn tánh và thấy rõ con đường sẽ đi, kết quả sẽ đạt. (Ở phía trước mới là mục đích thôi, đến đây là đã có mục tiêu và phương pháp tới)

7/ Quy Y Tam Bảo và thực hành theo pháp tu đã chọn

8/ Thành Đạo



Đến đây, nói về Tác Pháp - một trong 3 pháp hành đã được nói từ đầu đến cuối của Phật Luận này: Quán, Tuỳ, Tác.


Ai cũng biết, Đạo Phật là Đạo Nhân Quả, vậy nhưng tìm hiểu mãi nghĩa lý rồi mà chưa chứng. Có ngộ nhận là đã chứng được lý này rồi mà vẫn không biết diệu dụng nó là gì… vậy thì có là Chứng? - Chứng là phải dùng được diệu dụng của nó.


Ai cũng biết, Đạo Phật nói lý nhân quả là nói duyên. Nhưng lại không biết dùng diệu dụng duyên thì sao gọi là: Đã chứng lý.

Cái gì đã Chứng được - đều có diệu dụng.


Pháp Tác chính là Tác ý, tác duyên trong Tứ Chánh Cần. Tác tức là tạo duyên, tác tức là tạo nhân, tác tức là làm cho sinh ra hay làm cho diệt đi, tác tức là hoá hợp duyên… Tác tức là tạo ra duyên sinh duyên diệt.

Bây giờ, người tu muốn 1 thứ gì đó sinh ra thì phải tác duyên, khởi duyên cho nó sinh ra, gọi là Tác. Muốn thứ gì đó diệt đi, thì phải tác duyên cho nó để nó hoá cái hợp duyên đó - thì nó vô thường và diệt… gọi là Tác.


Với Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn. Tác ở đây là tác ra vô lượng pháp phật, tác ra vô lượng hoá duyên diệt độ pháp trần. Chính là Tác. Không thực hành pháp Tác - làm sao mà có được vô lượng Pháp Phật để mà Tuỳ. Không thực hành Tác Pháp thì khi đến cảnh giới kia, làm sao Tác được mọi thứ đều đạt viên mãn để mọi pháp hành đều viên mãn mà bước chân vào tu sĩ.


Tác tức là khởi duyên, hoá duyên theo cái Lý Pháp Phật - Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn. Chứ tác mà không có chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thì: Các ý giết 1 con vật chết để làm thức ăn cũng là tác còn gì.

Ví dụ: Hai ông bạn, hai vợ chồng ngồi… một người nói: Ra chợ mua con gà về thịt ăn/nhậu đi. Mình Tác ý ở ngoài Pháp Phật thì sẽ ra ác pháp sẽ ra ác nghiệp. Còn người tu Tác ý trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn ở đây - là phải tác để hoá cái hợp duyên này đi. Mà hợp duyên này đang hiển hiện là pháp trần “ra chợ mua con vật về giết”. Tác để hoá duyên nhưng phải trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn.

Tác để làm sao hoá được cái hợp duyên mà trần đã đưa vào chính là Tác. Chúng ta phải hoá được cái hợp duyên đó đi - chính là người đang sống được trong Chánh Niệm Tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.

Nhưng Tác không phải sẽ dùng Tác ý gây ra mâu thuẫn, gây ra tranh luận, gây ra mất hoà khí… Tác Ý nào, thế nào thì người tu phải tự học, tu…

Nếu không thể biết cách nào Tác để hoá hợp duyên kia cho nó diệt đi thì người tu phải sống trong Chánh Niệm Tỉnh Thức - Tuỳ Pháp.

Dùng Tuỳ Pháp ở đây là: Kệ, muốn làm gì thì làm à, sau đó vẫn hoan hỷ ăn à, hoan hỉ khen chê à….. ?

Tuỳ ở đây là phải Tuỳ theo Pháp Phật, tránh xa cái duyên kia ra. Nếu là nơi khác thì rời chỗ giết mổ ăn uống còn nhà mình thì không ăn ko uống ko khen chê hành động gì, nói gì liên quan tới cái duyên này. … đó là Tuỳ Pháp trong trường hợp này..


Không làm được - Tức là thất niệm Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn trong trường hợp này.


Còn về việc tác hoá duyên của Pháp Trần kia có thể có nhiều trạch pháp để Tác cái ý của người kia (cái trần, cái hợp duyên tác động vào ta đó - là giết mổ ăn thịt), quá nhiều trách pháp để Tác Hoá Duyên mà tất cả đều hoan hỉ vui vẻ. Như tác hôm nay tôi ăn chay, tác tôi đã ăn chay, tác tôi không ăn vào hôm nay, tác vô vàn cách tác hoá duyên kia đi.

Đây chính là Tác Hoá Duyên - diệt độ vô lượng Pháp Trần vào Niết Bàn, sinh khởi vô lượng Pháp Phật.


Còn Tác duyên khởi Pháp Phật thì cũng như vậy thôi. Duyên Phật gì cần khởi thì khởi. Hay Pháp Phật nào cần khởi thì khởi. Hay pháp thiện nào cần khởi thì khởi… khởi duyên cho nó sinh.

Chính là thực hành Tứ Chánh Cần.


Chính vì thế: Tác là khởi duyên. Biến không thành có. Từ vô niệm, tác 1 niệm là ra thế gian… - nhưng cảnh này thì nói ở đây để biết thôi chứ Tác pháp Phật trong thế gian còn chưa làm được vô lượng thì sao mà Tác những thứ này được.


Đến đây, người tu đã biết: Bất cứ cái gì ở thế giới này: sắc trần, vô sắc pháp, sắc pháp… đều có duyên sinh diệt. Có duyên nó mới sinh, chứ không phải từ hư không diệu không sinh ra nên chỉ cần Tác Đúng Duyên Khởi là thứ đó sinh ra. Cũng Tác đúng hoá duyên là thứ đó hoá đi.


Nên làm gì có cái là diệu không bởi vì thế giới và mọi thứ sinh ra là bởi 1 thứ Định mãi mãi đó tác một niệm mà khởi duyên… và Đạo Phật là gì và kết quả đến đâu: Người tu phải biết. Còn có tu được đến hay không là chuyện khác. Nhưng được để Đạo Phật thành cực duy tâm, thần quyền .. từ không sinh ra có là lầm lạc, tà kiến…



Do vậy: Ba Pháp, Quán, Tuỳ, Tác là 3 hành của người tu trong Chánh Niệm Tỉnh Giác Đạo Đức Thế Tôn. Đời người tu chỉ còn duy nhất 3 pháp hành này để hành tu mọi pháp khác từ việc để dùng 37 trợ Đạo hay dùng để đi Bồ Tát Đạo hay dùng để đi bất cứ con đường của tông thừa nào.


Đều phải dùng và chỉ dùng 3 pháp hành này trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn.

Thực hành Giới cũng phải dùng qua 3 pháp hành này, thực hành Bồ Tát bước nhỏ nhất là Bố Thí cũng thế mà thực hành Tiểu Thừa cũng không ngoài dùng 3 pháp này.


Ai khéo dùng người đó khéo Chứng Tri.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Cũng giống như Quán Pháp: Nếu nói dùng Tác Pháp mà không cho tôi trạch pháp Phật để tôi làm gương tôi theo thì khác gì nói ra 1 tưởng rồi bảo người tu tu theo.

Quán Pháp được thực tập ở Kinh Tứ Niệm Xứ - Trong Kinh Đức Thế Tôn đã tuyên - đây là thứ hành duy nhất đưa đến đích - đến giai đoạn Thành Đạo sẽ rõ, tại sao Quán Pháp lại vậy. Quán Pháp được Pháp Báu hướng dẫn tu ở đây để từ đó thực hành cho vô lượng pháp trần.


Còn Tác Pháp ở đâu?


Kinh Pháp Cú - Trong Pháp Bảo


Tại sao lại gọi là Kinh Pháp Cú: Đây là Kinh những câu trạch pháp dùng để Tác Ý khi bắt đầu bước vào tu.


Như nói ở phía trước. Tác Ý rất giống với các tà pháp ngoại đạo cụ thể na ná như các pháp tự kỷ ám thị… Tác ý tức là Tác cho Cơ nó hoạt động theo tâm ý người tu… sau này khi thành Đạo thì chính người tu là chủ CƠ mà… tức là người tu phải dần dần khống chế cái CƠ này thông qua việc Phật Hoá nó hay chỉ còn vô lượng Pháp Phật tác động qua 6 căn vào nó - lúc này người tu mới làm tu sĩ tiến vào cầm CƠ.



Như vậy, Kinh Pháp Cú dành cho người thực tập Tác. Người tu đọc và chọn những câu thấy phù hợp nhất và trong thời gian kiết già thực tập Quán thì cũng thực tập Tác - Cứ trong chính niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn mà Tác ý nó, nhiều lần vào và điều tác ý đó sẽ duyên khởi - sinh ra trong CƠ hay trong Tâm người tu đó.


Tác 1-2 lần sao có tác dụng? Người tu lúc này mới tu, sức tỉnh thức, sức chánh niệm làm gì có… khi nào sức tỉnh thức, chánh niệm tăng lên theo cấp tu hay sự Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn ngày một dài hơn thì Tác Ý càng dễ khởi sinh nhanh hơn… đến 1 lúc chỉ cần Tác 1 lần là đã khởi sinh với những thứ bình thường….


Sự thực tập cần phải lần lần.

Ham muốn kết quả nhanh chỉ Đoạ Ma sớm chứ có được kết quả gì đâu. Nhìn những người muốn có kết quả nhanh tu thì rõ: Có quả gì đâu.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 6


Đến đây người tu đọc đã bắt đầu thấy rõ hơn “Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn là gì:

Nó gồm 3 cấu phần:

Chánh niệm
Tỉnh thức
Đạo Đức Thế Tôn


Thế gian này, hiện nay, rất nhiều người có chánh niệm, rất nhiều người tỉnh thức. Ví dụ:


Một người đi học vào môn toán thì phải tập trung vào học môn toán, không thể nghĩ môn văn, môn hoá, môn lý. Đây là không chánh niệm. Họ có niệm học môn toán ở giờ toán là chánh niệm

Cùng như vậy, nhưng đang học 1 lúc họ lại tản mát mất tập trung quay sang bạn bên cạnh nói chuyện trưa nay, sáng nay ăn gì, tối qua đi đường gặp cảnh sát giao thông… đây là thất niệm, không tỉnh thức. Còn họ tập trung chỉ một niệm học môn toán, đây là tỉnh thức.

Người này, quyết theo con đường toán học nên trở thành nhà toán học khi họ có chánh niệm tỉnh thức môn toán như trên…

Phương tây, theo duy tâm nhưng nhiều nhà khoa học là vậy… vì họ có chánh niệm tỉnh thức về cái họ theo đuổi và vì thế họ thấy rõ.

Vì sao họ có nhiều chánh niệm, tỉnh thức và nói nhiều về nó? - Vì họ theo duy tâm, họ nghiên cứu tinh thần rất sâu… nhưng họ lại lấy cái đó để kiến tạo cực vật chất để phục vụ nhu cầu dục lạc… - nhưng nhìn cách đi của người ta để biết, tại sao cũng có những người khác muốn kiến tạo cực vật chất mà lại vẫn nghèo khổ hoặc khoa học không theo thời đại…


Nên chánh niệm, tỉnh thức - không phải cái gì khó, không tu tập được.


Nếu tu tập Phật Pháp chỉ cần Chánh Niệm với Tỉnh thức thì: Hàng ngàn hàng vạn người đã thành Thánh hết rồi vì họ ngày đêm tu tập chánh niệm, tu tập tỉnh thức… họ rất có chánh niệm và tỉnh thức.. sức tỉnh thức rất cao, sức tụ niệm, tập trung niệm rất lớn… nhưng không thể đạt quả nhiệm màu rốt ráo.


“Đạo Đức Thế Tôn” không phải là 4 từ ghép hay thay bằng “Đạo Trung” là 2 từ ghép. Nhớ mãi trong đầu có nghĩa là đã hiểu, đắc Đạo.

Chúng ta vừa rõ, nhà toán học không nằm ở từ Toán, cũng không nằm ở từ “nhà toán học”. Mà nó nằm ở nội dung Toán.


Nên “Đạo Đức Thế Tôn” hay “Đạo Trung” là nằm ở nội dung của các cụm từ này. Không ở việc nhớ mấy từ này.

Làm sao mà thấy được rõ: Vô lượng Pháp Phật trong khi thế gian này vẫn đang là thế gian tiếp diễn. Dù có thấy vô lượng pháp phật hay không thấy, thế gian vẫn là thế gian tiếp diễn và cái gọi là vô lượng pháp trần vẫn thế… nó vẫn vậy.


3 cụm từ Chánh niệm, tỉnh thức, Đạo Đức Thế Tôn ghép lại với nhau mới là ánh sáng ngọn đèn.



Đến đây, người tu cũng đã thấy rõ để tu sống được trong cuộc sống mà thời thời khắc khắc Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn thì muốn tu được phải:

+ Độc cư: Độc cư là cách các căn các trần tách nhau ra dễ nhất. Lúc đó, trần tác động vào căn, từ căn vào Cơ rất ít pháp. Vì thế bản thân người tu khó thất niệm hơn, dễ kéo dài được thời gian ở trong chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.

+ Thực hiện giới và giới luật nghiêm ngặt: Rõ ràng, cái này làm cho người tu khó thất niệm hơn, kéo dài được thời gian ở trong chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.

+ Kiết già để tu tập Quán và Tác Ý

+ Thực hành theo các gương hạnh ở Tăng Bảo: Việc này là rốt ráo rồi, vào giai đoạn tinh tấn rồi

+ Tham nghiên Kinh Pháp và tri thức cả thế giới này: Cái này Đức Thế Tôn nói rất rõ rồi: Cần phải biết cái gì cần phải biết, dù cái biết này là hữu lậu.

….



Người cư sĩ đến đây, đã có cuộc sống an nhiên, thanh tịnh, nhẹ nhàng, thanh thoát đem lại hạnh phúc, hỉ lạc cho bản thân và mọi người xung quanh ở thế gian… đã không còn thấy điều gì phải cầu muốn ở thê gian này nữa, tâm nguyện gì phải thực hiện ở thế gian này nữa



Đạo đã sắp thành.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: 5 sợi dây trói buộc


Năm sợi dây trói buộc là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi


Đây là 5 sợi dây trói buộc người tu, cầm tù người tu. Người tu giải thoát chính là giải thoát khỏi sự trói buộc cầm tù khỏi 5 sợi dây này. Cởi được 5 sợi dây ra là người tu giải thoát. Nhưng có dễ làm không? - Không. Không hề dễ làm. Kể cả những người tu tập 30-50 năm cũng chưa chắc đạt được điều này.

Đây là sự thực. Đừng nghĩ họ đã giải thoát, họ vẫn đang cố gắng giải thoát, tiến được xa hơn và làm được sợi dây lỏng hơn, bé đi hơn mà thôi.

Bởi có mấy ai hiểu Đạo Đức Thế Tôn và rồi lại còn thời thời khắc khắc sống được ở trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn mà làm ra chuyện kia - chuyện bước vào cảnh giới tu sĩ?


Để chặt đứt được 5 sợi dây triền cái, chỉ có cách duy nhất đó là: Quán Pháp đạt đại viên mãn thế gian - Vô lượng quán khắp thế gian.


Người tu dùng vô lượng Quán khắp thế gian này Quán thẳng vào thức ấm, xuyên qua thẳng luân hồi sinh tử bản thân, Quán thẳng về khởi nguồn của chính mình (chưa Quán được khởi nguồn của thế giới đâu, chỉ mới Quán được về khởi nguồn của chúng sinh ở thế giới thôi).


Tất nhiên, người tu hiện giờ, pháp lực Quán làm sao mà đã Quán được khởi nguồn, vậy nên mới cần dựa vào Pháp Bảo, cụ thể ở đây là Kinh: Khởi thế nhân bổn và các Kinh khác liên quan hỗ trợ. Dựa vào sợi dây này để Quán.


Mục đích không phải là Quán chứng Kinh mà để Quán ra tận cùng của Lý nhân quả hay quán ra nhân duyên.


Dựa vào phép Quán này, người tu mới quán ra Nguyên nhân hay duyên sinh của 5 sợi dây triền cái ràng buộc này từ đâu mà có và do duyên nào mà có và vì sao mà nó lại được gọi là 5 sợi dây trói buộc


Chúng sinh từ đâu mà có ở thế giới này
Khi ban đầu có đó thì chúng sinh sau đó chết đi sẽ về đâu
Và vì sao sau đó chết đi thì lại thành luân hồi
Do duyên gì, nhân gì

Những điều đó khi thực tập phép Quán này, người tu sẽ Quán chiếu ra hết và đến tận cùng của việc chúng sinh vì sao bình đẳng và chúng sinh cũng là 1 trong đó nên đây chính là nhân đầu tiên, duyên đầu tiên cho việc chúng sinh luân hồi.

Từ đây, người tu đã thấy rõ, 5 sợi dây triền cái được duyên sinh ra bởi cái lý nhân duyên đầu tiên đó. Chứ không phải 5 sợi dây này là bản tính của chúng sinh hay 5 sợi dây này là mộng ảo của chúng sinh.

Nó chính là 5 sợi dây nhân quả


Chính bởi vì là 5 sợi dây nhân quả nên nếu cứ Tác nghiệp ác thì sợi dây sẽ to lên, bền chặt hơn, mà Tác nghiệp thiện thì sợi dây sẽ nhỏ dần đi.

Dù bây giờ người tu đã thời thời khắc khắc sống trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn cứ tưởng rằng đã tránh xa được 5 sợi dây này nhưng đâu có phải… nó chỉ đợi cho người tu buông lung sức tỉnh thức là sẽ đánh trở lại để 6 căn nối với 6 trần kéo Tâm đi miên man. Người tu nếu không triệt đứt hoàn toàn thì lúc chết sẽ là lúc nó đến kéo đi.


Bởi, đây như là sợi dây của nghiệp nó làm chủ, nó cầm để trói người tu. Người tu chưa trả hết thì sợi dây vẫn còn. Vì người tu lúc này đã đạt Quán viên mãn thế gian nên mới nhìn thấy rõ lý nhân quả ở đây: Không chừa 1 ai . Cứ nghĩ rằng sống thời thời trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn được rồi là giải thoát - mà hoá ra sự giải thoát này chỉ là ảo mộng. Đúng là đời này đã thoát, đã nắm được sinh tử đời này mà đến giờ mới nhận ra chỉ cần thân này diệt, cái chết đến là lại luân hồi bởi 5 sợi dây này đang vởn vơ ở bên ngoài chờ lệnh nghiệp chỉ đợi mang chung là xúm đến kéo đi…


Tại sao, sống được thời thời trong Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn khi này rồi mà 5 sợi dây vẫn còn vởn vơ ở bên ngoài (bên ngoài trường Phật) dù đã buông lung khỏi thân? - Bởi vì: Do trường lực Phật được tạo ra bởi Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn mà lúc này 5 sợi dây bị buông ra khỏi thân. Nó không hết bởi vì nó được kết lại từ vô lượng kiếp đến nay của người tu… đến bây giờ người tu đã trả hết đâu mà nó hết.


Khi thấy lý duyên khởi của 5 sợi dây trói buộc này - người tu lúc này mới quyết tâm chặt đứt - hay nói cách khác là khi này mới biết cách làm cho 5 sợi dây này diệt đi. Mất đi, vô thường đi.


Không hiểu được lý nhân quả sinh diệt của 5 sợi dây thì không bao giờ đoạn diệt được nó. Đến sống ở trong trường lực Phật còn không thể đoạn diệt được cơ mà. Bởi vì 5 sợi dây này như 5 cái tua rua của nghiệp nó vươn ra trói, nó ghi phước nghiệp, ác nghiệp để trả để vay để đòi. Không tránh được là vậy.


Nhưng biết lý duyên khởi của 5 sợi dây này rồi thì lại chặt được ngay bởi: Tác duyên cho nó hoá duyên diệt - là 5 sợi dây đoạn diệt. Không tác hoá duyên thì đoạn diệt bằng cách nào? - Chặt à?

Người tu chứng Đạo thế gian, bước vào xuất thế gian vì 5 sợi dây nghiệp lúc này đã hoàn toàn diệt. “Sinh đã tận và phạm hạnh đã thành”
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: Thành Đạo - Xuất thế gian


Toàn bộ hệ thống Giới Kinh Phật chỉ có 1 Kinh nòng cốt ghi lại toàn bộ các bậc thang trên con đường đi tới Xuất Thế Gian: Đó là Kinh: Sa Môn Quả. Hay kinh các kết quả hay các cảnh giới hay các Đức Hạnh tu chứng trên đường Đạo Đức Thế Tôn.


Kinh Sa Môn Quả trọng yếu vô cùng vì nó là xương sống cho người tu bám vào để định hướng rõ con đường đi, đích đến. Tự biết được bản thân đã đi đến đâu, chứng được đến đâu.


Thiền tông hoặc trường phái Thiền Định tu Phật thật lầm lẫn khi cho rằng Kinh này dễ tu. Nên bỏ đi gần hết, đi tu Thiền Định Tứ Thiền - cứ cho rằng: Lấy đó làm nội dung chính pháp hành tu nên cuối cùng công cốc không có Quả gì. Bởi sao?

- Bởi: Đa phần người tu theo cái này đi trà trộn Thiền Định của ngoại Đạo vào tu. Cứ nghĩ rằng, đó là Thiền Định…. Cuối cùng tu chứng ra các kết quả Tam thiền, tứ thiền… mà đâu có thấy giống như Đức Thế Tôn mô tả ở Kinh đó. Hay, người tu lúc này cho rằng: Đức Thế Tôn nói láo? - Họ không thể chứng được ra các cảnh giới, các mô tả như Đức Thế Tôn nói, đặc biệt Tứ Thánh Thiền… họ không biết rằng đến sơ thiền họ còn chưa vào nổi. Vì sơ thiền là tu sĩ xuất thế gian rồi. Sinh đã tận ở sơ thiền rồi. Từ sơ thiền trở đi, người tu sĩ chỉ đang tu phạm hạnh của mình cho việc khi ở bên ngoài thế gian thôi.



Kinh Sa Môn Quả là Kinh Kết Quả Phật Đạo nên tầm quan trọng và nội dung thâm sâu huyền ảo, khó lường, khó nghĩ mà những người tu 30-50 năm không thể lường được nổi vì nó chính là: Câu từ kinh điển báo tri cho người tu biết thứ Báu Xuất thế gian như thế nào.


Kinh chia rõ ràng làm 3 phần.

Rất nhiều người dịch lẫn người tu lẫn người học giả hay kể cả các người mến Đạo đọc đều bỏ đi Phần đầu.


Họ đọc phần đầu mà họ tự thấy chán… - Thế thì ngay từ đầu họ đã rời xa, bỏ Đạo Đức Thế Tôn rồi còn gì.


Phần đầu là phần giới thiệu các ngoại Đạo từ đó người tu phải biết Đạo của bản thân tu…. Đây là phần cốt lõi nhất dùng để thắp ngọn đèn. Không thắp đèn thì không một ai Quy Y Phật - thì tu sao ra được Đạo Phật?


Phần đầu của Kinh, thâm sâu huyền ảo và nó là khai thị Tâm cho người tu Phật. Người tu Phật phải khai được Tâm. Phải hiểu được Đạo Đức Thế Tôn là gì thì mới thắp lên ngọn đèn sáng. Có ngọn đèn, phía sau mới nói được…


Bởi vậy, ngay từ đầu, cả đời người tu đã gần như dã tràng xe cát vì bỏ mất phần đầu Kinh


Phần đầu Kinh là để xác nhận ĐỨC Hạnh: Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn



Phần 2: Là Phần tu hành của người thế gian - Xác nhận Đức Hạnh tu ở thế gian cho tới khi đạt được Giới Pháp vô lượng viên mãn.


Người này dùng Quán Pháp để vào Sơ Thiền . Phải ghi nhớ, Đạo Đức Thế Tôn là phải dùng Quán hay Thiền Quán để nhập sơ thiền.

Tại sao lại dùng Thiền Quán để nhập sơ thiền? - Vì liên quan 5 sợi dây ở trên.


5 sợi dây này, Phải dung Quán viên mãn thế gian để Quán và tác hoá duyên mới diệt, mới viễn ly được. Và khi làm được cái này là lập tức vào sơ thiền.


Vào sơ thiền là Chứng Thánh - cấp ALAHAN.

Vào sơ thiền thì trong Bát Chánh Đạo - Chánh Định lúc này đã biến thành Định vô lượng.


Vào sơ thiền mới tố ta Tâm. Mà Tâm mới này được gọi là Tâm vô lượng Từ.

Ngoài việc tên Từ là lòng từ thì hơn thế nữa: Người vào trong sơ thiền, tố ra Tâm Vô Lượng Từ thì lập tức người này, có 1 trường Từ được toát ra từ thân kiết già kia bảo vệ người đó làm công tác ở bên trong.

Người ngoài vừa không thể đến gần mà có khi còn nhìn thấy Quang các màu lưu chuyển. Ít nhất phải có thiên nhiên tượng không dự báo được như: Động Đất, bất sấm sét, núi lửa bất ngờ phun hay mặt trời hay từ trường trái đất có diễn biến độ ngột bất thường… Không có những cái kia thì tu sĩ gì, Xuất thế gian gì?


Cảnh giới sơ thiền không hề đơn giản và phải vào bằng cách trên bởi chỉ có vô lượng Quán viên mãn mới Quán ra và Tác duyên chấm dứt 5 sợi dây để nó diệt. Nó diệt là tự nhiên giải thoát khỏi thế giới - xuất thế gian nên không cần phải làm gì thêm mà đã vào sơ thiền bậc Thánh và xuất thế gian này được rồi

Tại sao có Tầm có Tứ? - Vì là vô lượng Quán đại viên mãn đang hoạt động


Sự lầm lạc hơn 2000 năm….


Đến đây, Đạo Đã Thành.


Phần 3 của Kinh: Mô tả những cảnh giới sau là cảnh giới xuất thế gian. Không nên luận bàn.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Phật Đạo Ngày Nay: Tịnh Độ Tông - cứu cánh của chúng sinh Phật Giáo



Không thể không nhắc đến Tịnh Độ Tông - Cứu cánh của Phật Giáo ngày nay.


Ở phần Chuyển Pháp Luân người luận đã trình bày lý duyên: Căn tánh con người sẽ càng ngày càng bít lại, không thông. Sự bít lại của căn cơ sẽ làm cho người càng ngày càng khó liễu ngộ Phật Đạo. Nên Niệm Phật là để mở, khai thông căn tánh.


Tại sao, người luận không đặt 1 phần “Tịnh Độ Tông” vào “Chuyển Pháp Luân” bởi vì độ khả tín của toàn bộ văn Kinh A Di Đà Phật có rất nhiều nội (câu văn) không nằm trong Giới Pháp Phật.

Tuy nhiên, xét về nội dung của “Tịnh Độ Tông” trên khía cạnh Đạo Đức Thế Tôn thì tông lý không lầm lẫn, chỉ vì người ta hiểu sai về tông lý nên cũng như mọi tông thừa khác: Đều bị lầm lẫn và không đi đến kết quả cuối cùng.

Bởi lẽ vậy, người Luận phải nhắc riêng 1 phần này, vì lẽ gì, tông lý này lại là cứu cánh của Phật Giáo hiện nay và cần phải thấy tông lý này như thế nào mới là Chánh Kiến.



Niệm Phật, niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật” chính là niệm “Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn”

Trong đó: “Nam Mô” chính là nghĩa từ Quy Y

Còn A Di Đà Phật thì nghĩa chính là nghĩa từ “Đạo Đức Thế Tôn”


Điều này có nghĩa: Tông lý này chính là tông lý pháp hành tu “Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn” bằng phương pháp nhất niệm viên mãn mà Đạp vào Đạo.

Chỉ tu 1 niệm. TOÀN BỘ VÔ LƯỢNG PHÁP PHẬT GIỜ ĐÂY GIỜ ĐÂY VÔ LƯỢNG CHÍNH LÀ 1 niệm “A Di Đà Phật”


Đây là 1 pháp tu thượng thừa đối với mọi căn tánh trong việc nâng cao Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn ở những ngày đầu tiên trên bước đường từ mến Đạo đến tu Đạo và bước vào hàng cư sĩ (cả tại gia, xuất gia) - chứ không phải tại gia là cư sĩ còn xuất gia tức là xuất thế gian. Thế gian này mà xuất dễ thế?


Khi con người hay chúng sinh đang trôi nổi ở thế gian - đầu biết đường lần, đâu rõ hướng đi, quay cuồng và lênh đênh vô định… Con người, Chúng Sinh dù có muốn hướng Phật để giải thoát thì cũng đâu có sức tỉnh thức hay đâu rõ được Niệm nào là niệm Chánh để hướng theo Phật. Chính vì thế, cần phải có Trạch Pháp.


Câu trạch Pháp “Nam Mô A Di Đà Phật” - là một câu trạch Pháp thượng thừa, nhiệm màu và không một câu trạch Pháp nào có thể vượt hơn.

NGƯỜI TU PHẢI BỎ KINH A Di ĐÀ PHẬT RA KHỎI SUY NGHĨ NÓ LÀ CHÁNH HAY TÀ (vì bây giờ không ai Chứng được điều này ngoài Đức Thế Tôn hiện về đây ra khỏi sự Chánh Kiến này. Người tu chỉ Chánh Kiến, Chánh Tư duy về câu trạch pháp khai thị này và lý của nó. Còn về Kinh và tông pháp sẽ giữ đúng thái độ Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.

Như vậy:


Khi người tu đặt toàn bộ Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn vào niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì lúc đó, sau những thời gian tu tập tinh tấn và cần mẫn, ở ngoài đời sống thế gian, gặp bất cứ chuyện gì, trong đầu người tu tự nhiên thiên thành hiện lên niệm “A Di Đà Phật”. Và chính vì sự trả về của Cơ đã trở nên thường xuyên và “bản năng” như vậy thì ngay khi “bản năng” này hiện lên (Niệm A Di Đà Phật) thì lúc đó bao nhiêu pháp trần đang tác động, với câu niệm “bản năng” được trả về trong đầu này: Người tu lập tỉnh thức trở lại và không bị 6 trần lôi kéo. Như này là người tu đã ở trong Pháp Phật, có được Chánh Niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn.


Khi câu niệm này trở thành bản năng như vậy, người tu khai căn và tu các pháp hành trong Chuyển Pháp Luân thì 1 ngày tu bằng vạn người bình thường khác tu.


Sự nhiệm màu của việc CƠ trả về câu “A Di Đà Phật” như trên - như 1 bản năng - Chỉ có người tu niệm A Di Đà Phật mới chứng thấy cái “bản năng” của việc câu này nó xuất hiện. Càng tu đạt Đức Hạnh cao thì câu này càng thường xuyên xuất hiện. Đến 1 lúc nó gần như thời thời xuất hiện ở trong đầu. Trở thành nhất niệm


Nhưng nếu không Chuyển Pháp Luân thì Nhất Niệm A Di Đà Phật, sống trong Phật lực vô lượng - cũng mới chỉ được đời này An Lạc chứ làm sao đã giải thoát.


Đến đây, người tu chỉ cần thực hiện Chuyển Pháp Luân. Quy Y Tam Bảo và Tuỳ Pháp Vô Niệm rồi Tác Pháp cho mọi pháp hành khác viên mãn. Muốn Tác Pháp thì phải kiết già ngồi Thiền Quán để Tác mọi Pháp… và lập tức Thành Đạo.


Người bên ngoài, không thấy được nhiệm màu của câu Trạch Pháp này.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Đau lòng - bởi vì các Tổ của Tịnh Độ Tông khả năng cũng chưa đạt đến cấp tu sĩ dù đã viên mãn nhất niệm. Đúng là thời mạt pháp nên thành ra thế này. Vì thế Tịnh Độ Tông đã điểm đúng căn cơ của Phật Giáo mà không có người lĩnh xướng nên cũng thành loạn đi, không đâu tới đâu.

Ở cái thời mạt Pháp này:


Người có căn cơ thông thông 1 tẹo đã tự cho mình là “ông trời” - ảo tưởng sức mạnh - cứ nghĩ bản thân đã thông suốt Đạo Đức Thế Tôn là gì mà đâu biết được - tri kiến của họ còn chưa bằng phân nửa tri kiến của 1 nhà triết học nhất nguyên luận - thì làm sao họ tri kiến được Đạo Đức Thế Tôn là gì - Nhưng họ đã ảo tưởng rằng bản thân đã có được và thời thời sống trong Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn… nên mọi pháp tu hành ở Pháp Bảo đều tu quàn tu đại, diễn giải theo tri kiến chủ quan và tách rời nó khỏi hệ thống Giới Kinh Phật.


Mất mấy chục năm tu mới lờ mờ nhìn ra ánh sáng đèn…


Còn lại, những người bần cùng lắm về căn tánh mới lựa chọn theo Tịnh Độ Tông nên … sau hàng 10-20 năm tu Niệm mà cuối cùng vẫn chưa tụ được niệm, nâng được sức tỉnh thức…


Đâu có biết rằng:

Người tu căn cơ căn tánh càng cao thì phải trước tiên Niệm Phật. Niệm Phật chính là niệm cái phao tiêu giữa biển cả lênh đênh -người tu không thể đi nghiên cứu triết học nhất nguyên luận đến tận cùng để tri kiến về Đạo Đức Thế Tôn - vì đời người ngắn lắm mà căn cơ như đã rõ, làm sao trở thành nhà thông thái, nhà philosophia, nhà triết học nhất nguyên luận đến tận cùng được. Do thế, làm sao mà tri kiến được hết Đạo Đức Thế Tôn là gì bởi bộ óc của bản thân đời này. Có tự thấy như này mới rõ: Bản thân sẽ không thể tri kiến được ngay hết Đạo Đức Thế Tôn là gì nên để luôn luôn thời thời có được Chánh Niệm Tỉnh Thức Đạo Đức Thế Tôn và sống trong đó thì phải dùng 1 trạch pháp nào đó như 1 phao tiêu như 1 ngọn đèn Hải đăng giữa biển khổ để lấy đó mà quay về


Khi họ đưa được cái Niệm Phật này vào CƠ (hay vô thức) thì CƠ nó sẽ trả lại y như thế. Tự nhiên thiên thành, như bản năng trong đầu ở cuộc sống thế gian - cái niệm này nó cứ xuất hiện vì CƠ nó trả ra như bản năng. Lúc này người tu đã ở trong trường Phật Lực - hay còn gọi là vô lượng Pháp Phật hay Pháp trần giờ đây tác động vào căn lôi kéo đã bị trở thành Pháp Phật. Người tu mới dùng nó, kiết già, Quán Thông tất cả. 1 một bước nhập ĐỊNH chứng Thánh sơ thiền bước vào tu sĩ.


Nhưng mấy ai dẫn dắt nổi? - Vì người vào tu sĩ đã không màng thế gian…
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận vĩ hồi


Tâm bất động chân như, tâm thường hằng bất biến, tâm tĩnh định không phân… tâm.. đủ các tính chất về đứng im tuyệt đối … nhưng người đời, người tu, ngay từ đầu đã không hiểu chuyển pháp luân là gì nên cả đời dã tràng xe cát, xây lâu đài cát trên đảo hoang trước ngọn sóng biển luân hồi…


Cái bánh xe, ai cũng hiểu, ai cũng biết… nó quay tròn như cái đồng hồ kim quay như thời gian vô tận mà cũng như thời gian là cái gì….


Như ban đêm và ban ngày, như ở nửa bên này bánh xe và ở nửa bên kia bánh xe. Như từ sáu giờ sáng tới sáu giờ tối - như một sinh thành hoại diệt.


Liệu Sinh thành hoại diệt là kết thúc. Từ đâu sinh, diệt về đâu. Như từ 6h sáng sinh ra, trưởng thành và ảm đạm rồi diệt đi lúc 6h tối…. Như phủ định và phủ định của phủ định…. Đâu có phải 6h tối diệt rồi là tất cả kết thúc.


Vô thường là gì?
Luân hồi là gì?
Phủ định của phủ định là gì?
Sinh thành hoại diệt là gì?
Sinh ra từ đâu, diệt đi về đâu?
Tồn tại là gì?


Tất cả đều nằm trên bánh xe đó (Pháp Luân)


Như một chiếc bánh xe có vô lượng vòng tròn đồng tâm với biên ở vô lượng cực… Nửa bên này, đứng ở nơi xa nhất xưng là duy tâm. Nửa bên kia nơi tự xưng duy vật.

Tất cả… đều hướng tới cái điểm xa nhất đó, hướng tới cái cực của mình để kiếm tìm sự giải thoát và tồn tại.

Họ từ ở những vòng tròn bên trong, cố gắng tiến ra vòng tròn bên ngoài dựa vào quan điểm cái cực của mình…

Nhưng bánh xe vẫn quay

Họ dù ở cực nào hay ở bất kỳ vị trí nào trên các vòng tròn bánh xe dù to hay nhỏ, dù trong hay ngoài - Bánh xe vẫn quay, nó vẫn quay.


Có những tồn tại họ nhận ra bánh xe quay… nên họ đã nghiên cứu “thuốc trường sinh, thuốc cải lão hoàn đồng…” bằng cách: Chạy ngược lại vòng quay của bánh xe… Đúng! Họ chạy cả trăm năm, vài trăm năm và lâu hơn nữa.. họ vẫn ở yên, định, đứng im … nơi vị trí đó, hoặc có khi trẻ lại…. Nhưng họ đâu biết bánh xe vẫn quay, quay và quay… rồi 1 ngày bánh xe cũng đưa họ sang nửa bên kia.




Tưởng tượng rằng: Cái bánh xe nó vẫn quay như tự nhiên, như Đạo như vẫn quay như vậy, không vì ai, không vì bất kỳ cái gì… Ánh đèn chiếu ở 1 nửa này, còn bên kia không có ánh đèn…


Bất kỳ mọi thứ - vô lượng thức gồm cả thế giới, sắc, danh, chúng sinh, hữu tình, vô tình, không, có, vô giới, giới, vô lượng… tất cả đều ở trên bánh xe đó.

Họ có thể không biết bánh xe quay nhưng vì ở trên bánh xe nên những câu hỏi trên được trả lời

6h sáng, 6h tối - 1 nửa bánh xe là 1 kiếp là 1 (sinh thành hoại diệt) là một khởi đầu và kết thúc. Dù “thứ đó” ở bên vòng tròn trong hay vòng tròn ngoài… bánh xe này nó vẫn quay, vẫn vô thường vẫn phủ định vẫn luân hồi là vậy…


Nhảy ra khỏi bánh xe? Nhảy đi, nhảy đi… nhảy nhảy đi….. - bánh xe, nó như các vòng xoáy chôn ốc của nguyên lý vận động phát triển và quy luật phủ định, phủ định của phủ định của triết học duy vật biện chứng - nơi mà càng đi theo đuổi cái cực này thì càng ra vòng ngoài của bánh xe….

Nơi được thuyết rằng: khi ra đến tận cùng thì cái vòng ngoài cùng đó nó quá lớn, lớn đến mức: Thời gian sẽ dừng trôi hay cảm nhận như bánh xe không còn quay nữa…. - họ không biết rằng, đó cũng là lúc bánh xe sụp đổ, diệt thế hay vũ trụ này vào hoại diệt


Họ, - người siêu đại trí tuệ, những tồn tại bất hủ: Muốn dùng Pháp Phật để nhảy khỏi bánh xe “Pháp Luân” này. - “Họ tu cho họ đứng im ở vị trí đó” hoặc “tu cho họ nhảy ra khỏi bánh xe”….

Toàn những điều ảo tưởng.


Chuyển Pháp Luân - Đạo Đức Thế Tôn đâu phải là quay cho cái bánh xe Pháp Phật nó quay… mà là Con đường đi về Tâm vậy thôi.


Về Tâm rồi, mới có thể theo đường Tâm đó xuất thế gian hay rời cái bánh xe đó tiến đến Tâm các bánh xe khác - các thế giới khác… và chỉ ở đường Tâm mà thôi.


Ở cái Tâm Pháp Luân - Ai lại không rõ, ở tâm đó là Đứng im tuyệt đối và làm gì còn vô thường vì làm gì còn quay, làm gì còn 6 h sáng 6 giờ tối (1 chu kỳ của bất kỳ thứ gì - sinh thành hoại diệt)…. Làm gì còn cái gì nữa….


Vậy thôi, mà họ đi đứng ở nửa bên này (dù đứng ở vòng trong) - Tri kiến và tu Đạo Đức Thế Tôn hoặc đứng ở nửa bên kia tri kiến và tu tập Đạo Đức Thế Tôn.


Họ diễn giải “vô ngã” tức là không có cái gì là ta, không có gì cả… tất cả là ảo mộng… tất cả đều là diệu không…. Nếu đơn giản vậy mà đã là hiểu về vô ngã thì làm gì có bánh xe pháp luân và tâm bánh xe. Làm gì có thứ gọi là tồn tại.

Ngay từ đầu, họ phủ nhận sự tồn tại thì chưa tu ra điên ra khùng ở đời tu hiện đời này đã là may.


Họ diễn giải về “vô niệm” như là 1 thứ không diệu kỳ nào đó… không gì trong đầu cả… nên có người mới tu ra lúc nhớ lúc quên lúc điên lúc khùng, tu thành vô tri vô giác lại cho rằng đó là tu tâm…


Họ diễn giải về Tâm như kiểu diễn giải về “không có gì” mà đâu biết, Xả là gì, không phân biệt là gì, “Không” là gì…..


Nếu họ nhìn cái Tâm Pháp Luân, họ nhìn cái tâm của cái bánh xe quay, họ nhìn các vòng tròn bất kỳ trong ngoài cái bánh xe đồng Tâm đó và nhìn vô lượng tồn tại hay không tồn tại dù ở nửa bên này bánh xe hay nửa bên kia bao gồm cả họ lẫn lẫn hết tất cả mọi thứ kể cả là tưởng, thức, nghiệp, nhân quả, hay vô lượng pháp trần, phật, ma, ngoại đạo, vô đạo, đạo… (tất cả) - đều đang nằm trên bánh xe Pháp Luân đó - họ mới hiểu:


Tại sao họ lại Luân Hồi…..


Phải như người “xuất thế gian” nhìn vào “thế gian” = “Bánh xe Pháp Luân” mới rõ được… điều gì đang xảy ra ở đó.


Bao nhiêu thứ: Sắc, danh, tài, ăn, ngủ lẫn cái thân này, lẫn hơi thở này, lẫn cái tôi, cái của tôi, cái nghiệp, cái phước, cái nhân quả, vô lượng pháp Phật được biết, vô lượng tri thức trong đầu, những cái tâm gì gì đó… tất cả đều đang ở trên cái bánh xe này và nó vẫn đang quay cùng bánh xe, hết nửa sáng bên này lại đến nửa tối bên kia, hết nửa tối bên kia lại sang nửa sáng bên này…v.v.v. (Tồn tại, không tồn tại, cứ vậy)… gọi là vô lượng luân hồi - Hay Pháp Luân.

Xả - là xả mọi thứ luân hồi đó đi, bao gồm cả thân, hơi thở, của tôi, tôi… tất cả…. Xả hết… vô lượng xả…. Thì xả được bao nhiêu tiến về gần Tâm bấy nhiêu… rồi vô lượng Xả viên mãn là Tâm đó, tâm pháp luân đó.




Xả là gì? - xả là vậy.

Không là gì? Là không còn cái gì thuộc về, ở trên cái bánh xe Pháp Luân kia nữa. Tôi không còn cái gì thuộc về pháp Luân nữa…. Nên gọi là KHÔNG. TÂM KHÔNG.



Về được Tâm là chứng sơ thiền. Về được Tâm thì theo đường Tâm là xuất thế gian (rời bánh xe Pháp Luân này) đi thăm vô lượng Pháp Luân ở bên ngoài…
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”