PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Cái TÂM trong Đạo Đức Thế Tôn chính là vậy.

Nó không phải là cái tâm trong duy tâm - chỉ có tinh thần không có năng lượng (lực)/ vật chất.

Nó cũng không phải chỉ là 1 đám năng lượng thuần tuý (duy vật) vì tự tánh của nó phải có (công năng) hay năng sở NIỆM.

Nó chắc chắn không phải là thứ KHÔNG - Duy Không như bao đời tu lầm mê “sắc sắc không không”

Nơ chắc chắn không phải thứ Duy Thức - bởi thứ này cũng chỉ là tên gọi khác của nhóm balamon hay tên khác của từ “duy tâm”.


Thứ TÂM này là nhất nguyên, trung hay DUY NHẤT/ ĐẠO.


Như vậy, không có năng lượng, mọi thứ tâm đều là không - Không phải là Tâm Đạo Đức Thế Tôn


Làm sao để có năng lượng?


Quán Tuỳ Tác….


Làm sao mà cái gọi là pháp Tác Ý có tác dụng. Người tu muốn gì thì TÁC đó … mà lại tác ra sự tồn tại hiện hữu như ý muốn. Hoặc tác hoá diệt đi như ý muốn…???

Chứng tỏ, TÁC phải có lực. Có lực hay có năng lượng phát ra từ pháp Tác thì nó mới vận động phát triển hiển hoá được chứ…



Quán cũng vậy, Tuỳ cũng thế: Tuỳ theo cảnh giới và sự vật việc (pháp) … đều phải có lực/năng lượng mới có thể có hiệu quả.


Tu chính là vậy. Tu ra cái TÂM LỰC.



Thứ của Đức Thế Tôn: Bất khả tư nghì



(mời 2 vị tiếp tục Luận)
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hai vị lý thuyết quá, ngôn từ đao to búa lớn, biểu cảm xúc không khống chế nổi như kia thì làm sao giữ được chánh ngữ?


Vô danh xin bổ khuyết cho cả 3 về “tác pháp” để rõ hơn lực đến từ đâu.


Khi thực hành tu tập Quán, sẽ làm tăng trí lực, gọi là tiến vào định quán: vô lậu. Hoặc bằng các pháp thực hành khác - tất cả sẽ làm Tâm Từ phát triển. Khi tâm từ phát triển, Tâm sẽ có lực.


Với tâm có lực, tác pháp sẽ hiệu quả theo sức mạnh của lực. Tuỳ pháp cũng vậy, theo tâm lực đó mà có hiệu quả.


Tỉnh thức cũng làm tâm lực phát triển. Chánh niệm cũng làm tâm lực phát triển. Do vậy, việc thực hành tu tập tỉnh thức, chánh niệm, tỉnh giác… đều rất quan trọng.

DĐây là những cơ sở đầu tiên. Chẳng có điều gì mà có thể sinh nếu như những cơ sở trên không được thực hành, tu tập, trau dồi đầu tiên, luôn luôn và tinh cần không buông lơi.


Để tự thấy bước tiến của sự tu tập thực hành. Có thể quan sát hiệu quả của tác pháp - từ đó sẽ thấy tâm lực phát triển ra sao.




Tác Pháp giản đơn cho người mới tu tập:


Người bắt đầu tu tập, lấy 1 thói quen bất kỳ (càng là thói quen nhiều chục năm càng tốt, nghiện càng tốt…): ví dụ: Một tính cách đặc trưng như: nói nhiều, nói láo, nóng nảy, mau mồm, nói to lớn, trộm vặt, biển thủ, nói xấu đặt điều, hớn hở nhe răng, phổi bò, vui, buồn, giận, sân, âm mưu..v.v.v hay nghiện rượu, nghiện bia, nghiện thuốc, nghiện xì ke (đây là cấp độ nghiện nhé), nghiện se.x, nghiện ăn, nghiện ngủ.v.v.v - lấy 1 sự vật việc này (gọi là pháp) đưa nó lên trước mặt QUÁN (Quán là tập trung tư duy suy nghĩ về những cái bản chất tột cùng của cái pháp này. Quán để đưa ra kết luận tột cùng của các pháp, bao gồm nhưng không giới hạn ở: Nó có nằm trong Đạo Đức Thế Tôn hay không (là pháp thiện hay ác tà), nó đã duyên khởi tồn tại đối với tâm ta chưa (tức có thấy ta có pháp đó chưa), tại sao nó lại tồn tại được (dính lấy tâm ta) - hay lý duyên sinh của pháp này, nếu diệt duyên hoặc diệt nhân làm nó sinh ra thì lúc này pháp đó còn tồn tại dính mắc ở trong tâm ta hay không…v.v.v

Ví dụ: Nghiện thuốc 20 năm muốn bỏ nhiều lần chưa bỏ được. Vậy cần phải quán thấy rõ: Nó còn tồn tại dính mắc là các duyên hợp cho nó hiện hữu (nghiện thuốc) vẫn còn đang hợp lại bao gồm nhưng không giới hạn ở: Duyên: Ý muốn thuốc. Duyên: Có thuốc ở ngay xung quanh thân mà nó tác động vào mắt, hay ý biết vẫn có thuốc ở đây, hay tay thân sờ thấy, hay mũi ngửi được hương hay miệng lưỡi nếm được vị hay tai nghe người khác nhắc về thuốc.. Đây là các duyên hợp. Theo lý duyên hợp, nếu tác các duyên này tan ra thì cái pháp “nghiện thuốc” sẽ tự diệt.

Ví dụ: Nghiện se.x hay nghiện tà dâm. Cũng như khi quán mọi pháp khác. Quán rõ hết chân tơ bản chất rồi quán đến lý duyên hợp của nó: Tâm đang dính mắc vào pháp này mà pháp này vẫn đang tồn tại không (chưa) bị diệt là do các duyên hợp (bao gồm nhưng không giới hạn): Duyên: Ý muốn se.x. Duyên: Có đối tượng để se.x tác động vào 5 căn bên ngoài (tai mũi mắt thân lưỡi) hoặc ý tự tưởng ra… cũng như thuốc phía trên.

Ví dụ: Vô lượng các pháp đó khi quán về lý duyên hợp đều sẽ thấy có bao gồm nhưng không giới hạn - chắc chắn 2 duyên hợp:

+ Ý muốn
+ Nó (trần đó) tác động vào 1 hay nhiều hơn 1 trong 6 căn (mắt mũi tai miệng thân ý)


Nên nó thành pháp trần dính mắc lấy tâm hay tâm bị dính mắc mà không rời được (không diệt được).


Từ đây, có 2 cách để cho Tâm không còn bị dính mắc (hay pháp trần đó bị diệt đi trong tâm), đó là: Hoặc là chấm dứt sự tác động của trần vào 6 căn (có nghĩa hoá duyên tác động kết nối) hoặc là chấm dứt duyên Ý muốn.


1/ Chấm dứt sự tác động của trần vào 6 căn: Đức Thế Tôn giảng suốt rồi. Đó là thủ hộ 6 căn để cho nó thanh tịnh… - nhưng đâu có phải ai cũng làm được. Chả ai làm dễ cả. Đến độc cư cũng chưa tuyệt đối tách rời trần và căn…


2/ Chấm dứt Ý Muốn trần đó. Cái này, nói đơn giản đến mức mà hầu như ai ở ngoài cũng từng nghĩ hiểu. Nhưng có làm được không? - Nghĩ biết hiểu và nói mồm điều này thì rất dễ.


Khi quán được rõ ràng, bắt đầu Tác Ý


Đức Thế Tôn gọi là: NHƯ LÝ TÁC Ý.

Với 2 ví dụ về nghiện thuốc và nghiện se.x ở trên, người quán đã rõ lý như thế nào rồi. Vậy là, đúng như cái Lý quán được ra kia, người tu Tác Ý để diệt duyên hợp.


Như vậy, phải dùng 1 câu mệnh lệnh, ra lệnh để tác động vào Ý. Để cho Ý không còn muốn nữa. Để cho Ý không còn muốn thân cận, tìm kiếm gần gũi với các trần đó nữa.


Ví dụ:

“Mình nghiện thuốc bởi vì mình còn muốn thuốc. Khi dùng thuốc mình không ở trong Đạo Đức Thế Tôn, mất sự tỉnh thức, chánh niệm. Từ nay mình rời xa, viễn ly, từ bỏ thuốc”

“Mình nghiện se.x bởi vì mình còn muốn se.x. Khi se.x mình không ở trong Đạo Đức Thế Tôn, mất sự tỉnh thức, chánh niệm. Từ nay mình rời xa, viễn ly, từ bỏ se.x”

“Mình nghiện rượu..
“Mình nghiện nói láo..
“Mình nghiện tụt vặt..
“Mình nghiện nổi nóng..
“Mình nghiện sân hận..
“Mình…

- Lưu ý: Mỗi một câu trạch pháp chỉ nêu cụ thể 1 pháp trần, không được nêu tên cả lố pháp chung vào vì khi đó Tâm sẽ không nghe đâu…

Tiếp nữa: Giống như làm việc hay máy móc chạy. Không thể cùng 1 lúc nhét cả 1 lố câu trạch pháp vào bắt Tâm làm việc. Tại mỗi giai đoạn cụ thể chỉ nên dùng một vài pháp Tác và khi đã bắt đầu Tác thì phải tác cho đến khi có kết quả thì mới tiếp tục sang pháp khác và thường xuyên lại phải ôn tập nhắc nhở trở lại để Tâm Cơ thấm nhuần.


Sau khi có được câu trạch pháp như trên, bắt đầu làm việc:


Ví dụ: Vẫn sống cuộc sống bình thường, không cần phải ức chế tâm cái gì hay phải khổ hạnh thế nào, phải kêu gào tuyên bố tuyên thệ ra sao… vẫn cứ sống bình thường nhưng nhớ (tỉnh thức) về các câu trạch pháp mà sẽ Tác Ý đó. Khi:

+ Cầm liều thuốc định hút thì để liều thuốc trước mặt. Niệm vài lần câu trạch pháp về nó rồi… tiếp tục dùng như bình thường…
+ Khi bắt đầu se.x nhớ đến câu trạch pháp về nó, niệm vài lần rồi … làm gì cứ làm…
+ Khi (như các pháp khác cũng thế, nó đến thì cũng làm như trên)..


Sau 1 thời gian tối thiểu 7 ngày TÁC Ý như trên (với cái quen thường xuyên hàng ngày xảy ra vài lần và không buông lung (quên) sự Tác Ý). Hoặc tối đa là 3 tháng với các pháp kiên cố như (sân hận, tham, se.x..v.v)

Phải nhớ: Không được buông lung, luôn tỉnh thức và nhớ mỗi khi dính mắc Pháp là phải Tác Ý.


Lúc này, sau thời gian trên, chỉ cần cho 6 căn rời xa trần là tự nhiên người đó rời xa pháp, không nhớ, ham muốn, nghiện nữa

Ví dụ: Với thuốc, lúc này chỉ cần không mua nữa, không đến nơi có thuốc nữa thì tự nhiên bỏ. Với se x cũng thế, rời xa là cũng không nghĩ nhớ muốn nữa. Với sân hận, lời nói.v.v.v. Các pháp đều như thế. Sau khi Tác Ý thấy đủ độ lực rồi thì rời trần 1 cái là tự Tâm rời pháp, tâm sẽ không còn dính mắc theo đuổi nữa



Các người tu cứ thực hành thử xem tác dụng ra sao. Mọi thứ đều từ bỏ được, nhưng trước tiên nên chọn những pháp thô tế dễ trước… những cái vi tế và dính mắc chặt để sau khi lực Tác Ý thuần thục và mạnh hơn


Tuyệt đối nhớ: Phải Tác từng pháp cụ thể 1. Không được Tác chung chung. Tức là chỉ tên tuổi danh của pháp đó cụ thể. Điều nữa, không thể Tác đồng thời quá nhiều pháp 1 lúc vì Tâm sẽ không chịu được đâu. Bây giờ Tâm đã có lực gì đâu và nó còn đang dính mắc vô lượng pháp trần… mà Tác 1 lúc đòi đứt cả vô lượng pháp trần thì…. Mãi mãi không thấy hiệu quả. Phải Tác từng pháp một. Có như vậy mới là tu.


Đảm bảo rằng ai mà thực hành và kiên trì thực hành: NGƯỜI NÀY BƯỚC LÊN CON ĐƯỜNG TU ĐẠO ĐỨC THẾ TÔN bởi vì… dần dần các kết quả hiện ra sẽ tự làm người đó….”chán cái thế giới đau khổ này”… và tự nhiên thiên thành bước đi những bước đi tự do, tự tại, độc lập, 1 mình… giải thoát khỏi thế giới.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Vô thường nghiệt chủng (chứ không phải chủng tử đâu) đang ở địa ngục kia: mau mau tu tập tác pháp mà tác cho ra khỏi địa ngục rồi lên đây luận tiếp … và tên đánh máy nữa… cả hai hãy mau mau xưng lời tán thán Đạo Đức Thế Tôn kẻo ta chết bây giờ…


( :-O :-O :-O )
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Không thể nào nhịn nổi nữa rồi. Ngươi đúng là 1 tên bại hoại. Ngươi rất rõ tà ma ngoại đạo và cả chính ngươi ta tôi đều có thể là ma… ngươi bày ra những trò “tinh thần thông lực” định hại cả thế gian này sao, khi mà “ngoại giáo biệt truyền”, không quy y Tam Bảo , không ở trong Đạo Đức Thế Tôn, nó chỉ mang hoạ. Làm gì mà cứ ngươi mở miệng ra là “mưa đá hại người”. Ta thấy cần phải độ hoá!


Nên kết thúc. Điều này thật nguy hiểm. Nó không nên được “chém gió”. Thằng đánh máy sắp bị điên rồi.



Người nên chết. Theo ta thấy, ngươi còn quán gió nữa là sớm muộn kiểu gì cũng chém gió về trường tâm từ hay trường năng lượng tâm hay tâm từ là gì và làm thế nào để có thể dùng năng lượng này hô mưa gọi gió giống như ai đó - đây là ma Đạo, đây là chém gió, đây là tuyên chiến


Trước khi ngươi chết, ta vô thường đây. Đứa đánh máy cũng cút đi đi, ẩn sâu vào không là đêm nay trời bổ sét đấy….


Ma mà nắm Đạo thì tốt hơn hết là…
Vĩnh biệt!
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Thật đáng thương cho hai người và ta. Đều cùng là ma cả mà lại còn đi “lo lắng” ma được Đạo. Bỏ đi mà làm người - có câu nói trong phim ảnh: Thiện tai! Thiện tai!


Khi Quán pháp tiến tới vô lượng thành, người đều thấy rõ, làm gì có cái gì là của ta. Tất cả đều là do được hưởng phước bố thí mà thành. Ai bố thí mà lại đi lo ma lo Đạo? - Iphone đây là do người bố thí. Ipad đây là do người bố thí. Quần áo dầy dép đây là do người bố thí. Nhà cửa nơi ăn ở đây là do người bố thí. Công ty đây cũng do người bố thí. Đến cái thân đây cũng là do người bố thí. Vợ con người thân cha mẹ đây là do người bố thí. Đến cái tên đây cũng là do người bố thí. Cái danh nọ danh kia cũng là do người bố thí. Kể cả cái trí ở trong đầu cũng do người bố thí… vậy làm gì có cái gì là tự ta?

Nói như trên, chẳng khác gì nói lại lời Đức Thế Tôn và các Chư Thánh ngàn xưa. Ai chả nói được, nhưng có Quán tới hay không thì bao ngàn năm hỏi có mấy ai? - Cũng như vậy, mọi thứ khác, kể cả báu xuất thế gian có bay ra trước cả mắt thiên hạ - đều sẽ không thấy. Bởi thế, Đức Thế Tôn mới nói là vô minh.

Vậy mà hai người lại còn dở thói doạ ma vô minh - lo lắng chuyện bò trắng răng: Đạo Đức Thế Tôn bị ma Đạo dùng? - Vốn dĩ Đạo Đức Thế Tôn đã chứa ở trong tự tánh của nó sự tịnh độ, tịnh hoá. Lo bản thân là ma không chịu ở trong Đạo Đức Thế Tôn trước đi, còn hơn là lo ma nắm được Đạo.



Người đã dùng Quán pháp thấy rõ được biết đủ là gì như phía trước, há lại có thể cho rằng: Có bất cứ 1 cái gì đó là thuộc về mình, của mình, nên giữ cho mình, cần phải bảo trọng cho mình…? - Kể cả đó là những thứ thuộc trí hay quả.


Sớm muộn ta cũng bước lên con đường đó. Hai ngươi rất rõ.


Các ngươi cũng biết, có truyền thuyết cho đến giờ vẫn còn đó và được khảo cứu khoa học đó: Khi Đức Thế Tôn Quán Đạo vô lượng thành ở gốc cây Bồ Đề - Người đã tự nói về Hoa Nghiêm cho tất cả chư thiên nghe… nhưng không một ai hiểu. Bởi thế, Người mới đứng lên đi tìm 5 anh em Kiều Trần Như để thuyết “nền tảng tiểu thừa”..



Chứng Đạo không dễ. Hai nghiệt chủng và vô đạo ngươi hãy cứ trốn lặn đi. Tôi chỉ Chứng Đạo độ hoá với hai ngươi mà thôi - cũng như hai ngươi ta chỉ đang độ hoá tôi mà thôi. Hãy suy nghĩ (Quán) cho thấu. Tự chúng ta vô sinh thì vô diệt. .



Hẹn gặp lại ở vô lượng kiếp sau!


Kính chư chúng sinh!
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Được rồi. Tạm cho rằng, Quán Tuỳ Tác là ba hành pháp cơ bản đầu tiên của chúng sinh hữu tình - cụ thể là con người.


Làm sao để có thể đạt được vô lượng Quán viên mãn?

Phía trước Đại Thừa đã nói về phép Quán vô lượng trần. Giờ nói phép Quán vô lượng hạnh.

(Trích Đại Thừa Hoa Nghiêm Kinh phẩm thứ 16 - Phạm Hạnh)

“ Lúc bấy giờ Chánh Niệm Thiên Tử bạch Pháp Huệ Bồ Tát rằng: Thưa Phật tử! Trong tất cả thế giới, chư Bồ Tát y theo giáo pháp của Như Lai nhuộm y xuất gia, thế nào mà được phạm hạnh thanh tịnh, từ địa vị Bồ Tát đến đạo vô thượng bồ đề?'
Pháp Huệ Bồ Tát nói: 'Nầy Phật tử! Đại Bồ Tát lúc tu phạm hạnh, nên dùng mười pháp làm cảnh sở duyên để tác ý quan sát.
Đây là mười pháp: thân, thân nghiệp, ngữ, ngữ nghiệp, ý, ý nghiệp, Phật, Pháp, Tăng và giới.
Nên quan sát như vầy: Thân là phạm hạnh ư? Nhẫn đến giới là phạm hạnh ư?
Nếu thân là phạm hạnh, phải biết phạm hạnh thời là chẳng phải thiện, là phi pháp, là lộn đục, là hôi xấu, là bất tịnh, là đáng nhàm, là trái nghịch, là tạp nhiễm, là tử thi, là nhóm trùng.
Nếu thân nghiệp là phạm hạnh, thời phạm hạnh là hành, trụ, tọa, ngọa, là ngó bên nầy bên kia, là co, duỗi, cúi, ngước.
Nếu ngữ ngôn là phạm hạnh, thời phạm hạnh là âm thinh, gió thở, là môi, lưỡi, cuống họng, là thổ nạp, ngăn buông, là cao thấp, trong đục.
Nếu ngữ nghiệp là phạm hạnh, thời phạm hạnh là thưa chào hỏi thăm, là nói lược nói rộng, là nói dụ nói thẳng, là lời khen lời chê, là lời an lập, lời tùy tục, lời hiển liễu.
Nếu ý là phạm hạnh, thời phạm hạnh là giác, là quán, là phân biệt, ức niệm, tư duy, là ảo thuật, là ngủ mơ.
Nếu ý nghiệp là phạm hạnh, thời phạm hạnh là tư tưởng lạnh nóng đói khát, khổ vui, lo mừng.
Nếu Phật là phạm hạnh, thời sắc là Phật? hay thọ, tưởng, hành, thức là Phật? Tướng hảo hay thần thông là Phật? Nghiệp hạnh hay quả báo là Phật?
Nếu pháp là phạm hạnh, thời tịch diệt hay niết bàn là pháp? Bất sanh hay bất khởi là pháp? Bất khả thuyết hay vô phân biệt, vô sở hành, bất hiệp tập, bất tùy thuận, vô sở đắc là pháp?


Nếu Tăng là phạm hạnh, thời Dự Lưu Hướng hay Dự Lưu Quả là Tăng? Nhứt Lai Hướng hay Nhứt Lai Quả là Tăng? Bất Hoàn Hướng hay Bất Hoàn Quả, Vô Sanh Hướng hay Vô Sanh Quả là Tăng? Tam minh hay lục thông là Tăng?
Nếu giới là phạm hạnh, thời đàn tràng là giới, hay hỏi thanh tịnh là giới? Dạy oai nghi hay tam yết ma là giới? Hoà Thượng hay A Xà Lê là giới? Thế phát là giới, hay đắp y ca sa, hay khất thực, hay chánh mạng là giới?
Quan sát như vậy, nơi thân không sở thủ, nơi tu không sở trước, nơi pháp không sở trụ, quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại không tịch, không người tác nghiệp, không kẻ thọ báo, đời nầy chẳng dời động, đời kia chẳng cải đổi. Như vậy, trong đây pháp nào gọi là phạm hạnh? Phạm hạnh từ chỗ nào đến? Là sở hữu của ai? Thể là gì? Do ai làm? Là có? Là không? Là Sắc? Là phi sắc? Là thọ? Là phi thọ? Là tướng? Là phi tướng? Là hành? Là phi hành? Là thức? Là phi thức?

Quan sát như vậy, vì pháp phạm hạnh bất khả đắc, vì pháp tam thế đều không tịch, vì ý không thủ trước, vì tâm không chướng ngại, vì sở hành vô nhị, vì phương tiện tự tại, vì thọ pháp vô tướng, vì quán pháp vô tướng, vì biết phật pháp bình đẳng, vì đủ tất cả phật pháp. Như đây gọi là phạm hạnh thanh tịnh.
Lại phải tu tập mười pháp, chính là mười trí lực của Như Lai. Phải quan sát mỗi trí lực. Trong mỗi trí lực có vô lượng nghĩa đều phải hạn hỏi. Sau khi nghe phải khởi tâm đại từ bi, quan sát chúng sanh mà chẳng bỏ lìa, tư duy các pháp không có thôi dứt, thật hành nghiệp vô thượng không cần quả báo, rõ biết cảnh giới như ảo mộng, như bóng vang, như biến hóa.
Nếu Bồ Tát nào được tương ứng với quán hạnh như vậy, ở trong các pháp chẳng sanh hai kiến giải, tất cả phật pháp mau được hiện tiền. Lúc sơ phát tâm liền được a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Biết tất cả pháp tức là tâm tự tánh, thành tựu huệ thân giác ngộ chẳng do người khác.“



Vô danh trẻ nít ngươi đã thấy: Đại thừa Quán pháp so với tiểu thừa Quán pháp khác nhau chưa?
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, Người đã rõ ràng về Đại Thừa?


Chỉ với 2 phẩm thứ 11 (Thanh tịnh hạnh) và phẩm thứ 16 (Phạm Hạnh): Đây không phải là bảo người tu Quán Tuỳ Tác tới thẳng viên mãn tâm Từ hay viên mãn sơ thiền?

Vấn đề của Đại Thừa còn là chỉ cho người tu chi tiết đến mức không thể chi tiết hơn. Người lật cả hơn 150 Kinh điển Tiểu Thừa xem - Nơi nào nói về Quán Tuỳ Tác được chi tiết như này?


Tiểu thừa Quán pháp được hướng dẫn tu tập ở Kinh Điển Tứ Niệm Xứ - Từ Tứ Niệm Xứ - Ai đã biết cách triển khai thực tập Quán Pháp lên đến mức vô lượng Quán? - Có Kinh nào nói tới không? - Dù có Thầy chỉ dẫn, có khả năng chính Chư Thầy cũng chưa biết vô lượng Quán là thế nào và làm thế nào để được vô lượng Quán…


Vậy làm sao dùng Quán pháp viên mãn và vào sơ thiền?


Không tham nghiên Đại Thừa - Để xem các Chư Thánh Tăng trang nghiêm Tâm ra sao mà học thì….. không phải là tu Đạo Đức Thế Tôn mà lại không chịu Quy Y Tăng sao???


Nhìn vào chỉ 2 phẩm (mới chỉ sơ sơ và trích dẫn ra đây) đã thấy các Chư Thánh Tăng thực tập vô lượng Quán và dùng vô lượng Quán ra sao




Nhưng cũng 1 thực tế rằng: Đa phần những người theo Đại Thừa - Khả năng có khi dành mấy chục năm đọc thuộc hết cả rừng kinh điển, đọc đi đọc lại rồi… mà vẫn không thể lấy ra gạo mà ăn…. Bởi vì… họ lại “không thèm quan tâm kinh Tiểu Thừa nói gì”


=)) =)) =))
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Phần lớn Đại Thừa đều chỉ là nói về triển khai QUÁN TUỲ TÁC pháp như thế nào


Nếu Tiểu Thừa là cái để chúng sinh hữu tình - mà cụ thể là người tu nhận ra Đạo Đức Thế Tôn - thắp ngọn đèn (đuốc) sáng - Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn… thì Đại Thừa giúp người tu hành/thực tập - Làm cách nào để dùng được ngọn đèn đó soi đường đi, rót năng lượng cho sáng lên, và bước đi thế nào…



Nói đến đây, tự nhiên nhớ đến Tâm Kinh Bát Nhã Ba la Mật… - Một Kinh Điển cao cấp không khác gì Kinh Điển Sa Môn Quả

Thật buồn cười là: Rốt ráo cả hơn 2000 năm - Người ta đi giải nghĩa Tâm Kinh mà ngay từ đầu đã sai lè sai lặc… Sai từ Chư Thầy tới Chư đệ tử

Sai hoàn toàn, nhưng lại chỉ sai 1 từ duy nhất. Nên lầm lạc hết toàn bộ pháp tu hành… =)) =)) =))

Kinh nói (Trích)

“ Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá lợi Tử: Sắc bất dị không…… Bồ đề Tát Bà Ha”



Hơn 2000 năm, người đã hiểu: Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát…


=)) =)) =))


Trong khi đó, Kinh Điển Chư Thánh Tăng truyền lại cho hậu thế là: Quán (quan sát) Ngài Tự Tại Bồ Tát thì thấy…


Chỉ là 1 từ duy nhất. Hiểu từ Quán vào trong tên riêng của Bồ Tát hay Quán (động từ) - Chính là Pháp Quán của người tu Kinh Điển… là biết ngay có tu tập thực hành được Kinh Điển này hay không.


Khi hiểu bản chất Kinh Điển là pháp Quán - pháp Quán ngài Bồ Tát họ thực hành Bát nhã ba la mật… - Thì người tu Kinh điển sẽ biết ngay là bản thân sẽ phải dùng pháp Quán để Quán toàn bộ Kinh này … Từ đó mấy thấy lý nghĩa và sau đó là Tác/Tuỳ để Nhập Đạo/Thành Đạo


Chứ cứ đi giải nghĩa sắc sắc không không, dị dị đồng đồng thì chưa điên vẫn là có phước lớn rồi.



Vô danh trẻ nít đã càng lúc càng thấy Quán Tuỳ Tác bất khả tư nghì chưa?
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Cho đến nay, hết lớp này đến lớp khác thi nhau đi giải nghĩa Tâm Kinh mà chẳng có một ai thấy được rằng: Đã gọi là Tâm Kinh thì làm sao còn giải nghĩa gì nữa, chính nó là đã tự mang hết toàn bộ Đạo (Đường Bồ Tát). Hơn 600 Kinh ở trong đường Bồ Tát là các Kinh Điển giải nghĩa Tâm Kinh. Nên Tâm Kinh cần gì phải giải nghĩa gì nữa. NÓ LÀ TÂM LUÔN RỒI


NGƯỜI TU CHỈ VIỆC QUÁN CÁI TÂM NÀY SAO THẤY TÂM NHƯ TÂM KINH THẤY TÂM KINH LÀ TÂM - Tức là dùng pháp QUÁN trực tiếp Tâm - CHỨNG LUÔN LÀ VẬY LÀ THÀNH ĐẠO


***

Tuy nhiên, có một thực tế: Nếu không có vài chục năm nghiên ngẫm thế giới và Đạo Đức Thế Tôn - Ngọn đèn sáng bừng bừng như mặt trời - Quán Tâm Kinh - Khác gì lấy mắt thường nhìn mặt trời ban trưa? - Vì lấy ở đâu ra tri thức, tri kiến, chánh kiến, chánh trí … mà Quán Chứng Tâm Kinh???

Khác gì vài người ảo tưởng sức mạnh, bê cả cái Kinh Sa Môn Quả đi tu đọc/tụng vài chục năm…
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 231
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tên vô danh trẻ nít kia, mau mau phá hang chuột chui ra đây xem ta 1 tay giơ Đảnh thủ lăng nghiêm - Đại Thừa Luân - xem xem cái Luân của người chịu được mấy cú xoay =)) =)) =))


Vậy mà phía trước dám chém Mật tông thất truyền

:)) :)) :))
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”