PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Đúng như vậy, tên như ý nghĩa.

Sau khi thừa hưởng giáo lý của Tiểu Thừa về ngọn đèn sáng của Đức Thế Tôn - Hay Đạo Đức Thế Tôn là gì… thì việc Trang Nghiêm không thể nào tách rời cái gọi là Đại Thừa. Gọi bằng hai tên, tuy hai mà một. Bỏ một trong hai thì tu tai tu ách.

Hoa Nghiêm, Bát Nhã đã nói rồi. Nay nói về “Đảnh thủ lăng nghiêm”


Đây là nòng cốt của Mật Tông. Thường được lưu truyền: Người tự nhận có trí cao, thông minh sáng suốt thì phải thâm nghiên “Đảnh Thủ Lăng Nghiêm” :)) :)) :))



Một tiếng chuông phá tan màn vô minh. Đã khi nào, có một người tu nào - trong 1 pháp Thiền sâu nào đó… Bỗng nhiên nghe thấy TIẾNG HỒNG CHUNG? - Tiếng Chuông của Vũ Trụ, của thế giới này?


Thế giới này, vũ trụ này là 1 quả Chuông =)) =)) =)) - Dù kể cả là khoa học hiện đại hiện nay vẫn còn đang đi thống nhất về “mô hình” vũ trụ này… có hình dạng gì. . .


Nó là 1 quả Chuông…. :))


Bật mí là: Cũng có lý thuyết khoa học đã gần gần tiến tới cái mô tả vũ trụ có hình dạng quả chuông….


Bởi thế, trong Kinh này, chỉ có 1 cái nắm tay và 1 tiếng chuông. . . Giống như kiểu phim giả tưởng TQ nói: Mọi thứ đều ở trong lòng bàn tay Phật Tổ vậy…
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, chúng ta đã thấy: Chúng ta cách xa 8 vạn 4 ngàn vô lượng năm ánh sáng so với MINH.


Làm sao mà có thể nghe được tiếng Chuông vũ trụ này? Nó như chuyện “thằng điên” vậy. Giả dụ có nghe được người nghe nói thì chắc người này cũng là “hoang tưởng” = Vẫn đang trong tưởng ấm - tưởng tượng ra.



Một ngày nào đó, vẫn sẽ có người nghe thấy, thấy, biết.




Tuy nhiên, thứ này, không dùng Quán Quán ra được dù có thể Tưởng ra được. Chỉ có thấy/Ngộ được thì mới Quán thấy. Mới dùng nó Quán thẳng phá thức ấm.

Như vậy, rõ ràng mật tông không phải chuyện đùa. Đánh là đánh thẳng thức ấm chứ không có hầm bà hằng lan man ở thọ tưởng hành…

Chúng ta rất rõ - con người hiện nay, gần như là không thể thực tập pháp này - bởi vì không thể nghe được tiếng chuông của vũ trụ :)) :)) :)) . Trừ khi là tu tập các pháp nào đó tới cảnh hạnh nào đó rồi thì nghe thấy chứ chẳng thể nào nghe thấy, nghe ngộ… nghe được để mà tu…

Lịch sử cũng chẳng có ai dùng pháp tu này mà đạt Đạo. Da lông cũng chưa từng.

Nhưng Pháp này - Đặc biệt hữu ích cho người tu sĩ trang nghiêmphá thức ấm - bởi vì: Nếu nghe thấy/thấy vũ trụ hay thế giới là 1 quả chuông , thì cái Tâm sẽ được trang nghiêm rất kỳ vĩ - bất khả tư nghì


Từ đây, đã rõ thế giới này là 1 quả chuông, chẳng có gì ở bên ngoài quả chuông. Vậy: Kỳ dị điểm - Chuông - Kỳ dị điểm - Chuông - Kỳ…. - Muốn thế nào thì trang nghiêm như vậy.


Cũng thế, tại sao lại có chuyện phân chia căn tánh - giống như kiểu phân chia đẳng cấp/ giai cấp vậy? - Thực ra thì chúng ta đừng quan tâm lắm. Không hiểu thì thôi, bỏ, cũng không có gì là quan trọng hay bắt buộc ở đây cả. Làm gì có ai dùng được con đường này đi đến đích đâu…



Tuy nhiên, đến cuối cùng, ở 1 lúc nào đó khi: Nghe và thấy hay mắt và tai hay căn và trần ánh sáng và âm thanh - Chẳng có cái gì là tự tánh cái gì hay trong ngoài cái gì, cái gì chứa cái gì. Ảo cả... Thông tin ở cái vũ trụ này chỉ ở và luôn ở: Trường năng lượng (dạng ánh sáng hoặc âm thanh là cái dải (phần trường) con người nhận biết được) mà đối với vũ trụ thì chỉ ở cái dạng hoặc là năng lượng sóng dọc hoặc năng lượng sóng ngang - Một trường tổng hợp cả dọc và ngang có hình dạng quả chuông và rung (dao động) với tần số đúng bằng tần số ngân của chính quả chuông vũ trụ. Quả chuông vừa rung (tính liên kết dính mắc) nhưng quả chuông lại cũng xoay (vì tính Luân) - nên sóng dọc và ngang là vậy . Vũ trụ này chính là vậy. Và đây là thứ bất biến, thường hằng và mãi mãi là vậy. Kể cả là dưới dạng kỳ dị điểm thì vô tận tri thức cũng chỉ ở dạng đó mà kể cả khi vũ trụ triển khai thành dạng chuông thì vô tận tri thức cũng vẫn tồn tại dưới dạng này. Nó chưa bao giờ biến đổi hay thêm bớt, suy suyển…


Nói về tính dính mắc (chắc từ này ai cũng biết rồi, tâm dính mắc trần - dù có những thứ cảm tưởng như mình đâu có liên hệ/quan hệ gì) và tính vô thường (luân) thì cái triết học duy vật biện chứng mà ai cũng được học ở Đại Học ý: Hai nguyên lý: Mối liên hệ phổ biến và vận động phát triển
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Vô danh trẻ nít miệng còn hơi sữa người hiểu chưa? - Đó là lý do mà giờ đây ai ai cũng biết cái vũ trụ này đang tự XOAY như cái Luân từ trái đất đến mặt trời đến hệ mặt trời đến ngân hà thiên hà lỗ đen lỗ trắng và cả vũ trụ - nếu như mấy ảnh khoa học ở 1 ngày quan sát nổi toàn cảnh cái CHUÔNG và tất cả đều liên hệ với nhau bởi cái LỰC dính mắc - liên kết mà khoa học hiện nay đang cố gắng tổng hợp từ (lực từ trường (điện), lực tương tác (mạnh và yếu), lực hấp dẫn)… - thực ra, cái 2 cái lực tự xoay và liên kết này chỉ là lực do trường năng lượng dao động sóng dọc+ngang của năng lượng mà ra…. - Hãy định tâm


Mau mau phá tổ chuột chui ra khỏi hang, mang luân ra đây LUẬN với “đảnh thủ Lăng Nghiêm” nào =)) =)) =))
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Vô thường ơi là vô thường, người định giết người không dao? -Rõ ràng người tự giết người khi mà giới thiệu “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm” ra ở đây khi này. Lại thế nữa, dù giới thiệu “Đảnh thủ lăng nghiêm” nhưng người lại dùng nội dung ngữ văn khoe mẽ về cái chuông, vũ trụ, rồi sóng dọc sóng ngang, năng lượng gì gì… không hề ăn nhập với Đảnh Thủ Lăng Nghiêm


Đọc Lăng Nghiêm xong, mười người bị “ngáo điên” cả 10. Người lại còn bồi thêm cái chuông vào “lời giới thiệu” thì… đúng là “hoang tưởng”.


:)) :)) :))


Thôi, có câu: Bỏ đi mà làm người!
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tương truyền, “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh” có liên quan rất sâu xa với Ngài Long Thọ và Tiên Gia của Trung Quốc. Nói một cách thừa hơi: Mật Tông phát triển ào ào ở Trung Quốc một thời gian đó cũng là do cái bộ Kinh Điển này được truyền sang và được trước tác phổ cập - Nhưng cái chính là: Các Thầy ấy - Có ai nhờ đó thành Đạo? - Hay trở thành 1 giai đoạn lịch sử bổn giáo: Hỏi đông trả lời tây, hò hét, đánh đập và khoe mẽ biện tài… không khác gì “AQ chính truyện” của họ =)) =)) =))


Đúng là vô thường! =))



Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm: Dùng để làm Chuông, đúc chuông. Mà cả vũ trụ này, có mấy người đã biết quả Chuông là Quả gì? - Bây giờ lại đi dùng kỹ thuật “Đảnh Thủ Lăng Nghiêm” - Khác gì giáo sư giảng bài: Quả Chuông không phải là quả chuông mà là quả chuông, đúc chuông không phải là đúc chuông mà là đúc chuông. Chuông tức là chuông. Chuông chẳng phải là chuông. Tức là - tức là chẳng phải tức là…. Sắc sắc không không =)) =)) =))



Rốt cục lại: Ở đó, Ngài A Nan cũng phải nhờ Thần Lực của Phật để có được Sơ Thiền mà cũng “đầu cua tai nheo”, huống hồ Đại Chúng?


Mặt khác, kỹ thuật “Đảnh Thủ Lăng Nghiêm” là phải dùng Quán tiếp cận Vô lượng Quán (Cấp Sơ Thiền - Thiền Quán viên thành) - Nhưng lại được Tiên Gia Trung Quốc xào nấu kiểu gì thành Thiền Đông Độ - Chỉ Quán. Mà chỉ tức là dừng. Chỉ Quán là: Dừng Quán - Dừng tu duy, suy nghĩ để vào Thiền Đông Độ - Thiền định ngoại giáo…. =))


Khác gì, giết người không dao - Nếu như không giảng Kinh?


Mà ở đây là “tự tại Luận diệt nhau để biến mất” - Chứ ai đi giảng Đạo, giảng Kinh.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Đúng như được biết, vô danh trẻ nít người lại chui ra và chê bai … cái gì Thiền đông độ - Chỉ Quán=)) =)) =))


Dù sao ta và người và hắn - đứa đánh máy biết rất rõ cảnh giới của Tâm và cái gọi là vô ngã hay sắc thân pháp thân hoá thân của cái gọi là Tâm. Còn tại sao người vẫn ở địa ngục thì đó là do nghiệp của người thôi =)) =)) =))

Nếu ngươi nhất quyết QUÁN thì chúng ta TUỲ TÁC



Như vậy, cần phải hiểu Pháp Quán - Quán là gì. Phía trước người nói chưa rõ về Quán, chưa thể đánh tan sự mê lầm chấp kiến của người. Người cho rằng cái người đang hiểu về nghĩa của Quán ở trong đầu đó là Quán. Như vậy, đã là lầm mê.


***

Quán là một từ Hán Việt. Còn có âm là Quan. Quán hay Quan, âm Việt đều có bộ nghĩa như nhau nếu dịch từ Hán âm sang. Trong đó, các bộ Hán âm như: Bộ thực (hàng quán, quán xá, đại sứ quán). Bộ tâm (quán tính, tập quán). Bộ mịch (quán quân). Bộ Bối (quê quán, trú quán, quán xuyến, quán triệt). Bộ kiến…


Như vậy, Quán hay Quán Pháp ở bộ nào?

Nó ở bộ kiến - Thế giới Quan, Nhân sinh quan, quan điểm, cách nhìn, thấu suốt, nghĩ thấu, xét thấu. Như Quán Thế Âm: Quan điểm Xét thấu suốt âm thanh thế gian (nhìn thấu suốt thế gian). Quán Tự Tại: Quan điểm xét thấu suốt tự tại (nhìn thấu suốt tự tại). ĐẠO Quán: Quan điểm xét thấu suốt đạo (nhìn thấu suốt đạo)…


Như vậy, Quán có thể hiểu ở đây là nhìn thấu suốt


Bây giờ người hãy dở ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM KINH ra và xem:

Cái thấy ở đó là gì
Tánh thấy ở đó là gì
Chủ - Khách, Căn - Trần ở đó là gì

Và TÂM Ở KINH ĐÓ LÀ GÌ



Với sự Chánh trí về pháp Quán thì nội dung pháp hành của Đảnh Thủ Lăng Nghiêm là gì?


Như vậy, Chỉ Quán hay dừng quán hay dừng niệm suy nghĩ… đâu có phải quán ở đây mang hàm nghĩa Pháp Quán như đang nói.


Vậy vô lượng Quán là gì? - Trong Đảnh thủ lăng nghiêm hay Mật Tông đó chính là: TÁNH THẤY (tánh Tâm, tánh Phật).


=)) =)) =))
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Nhị vị ma đầu, cho tiểu hài gõ chữ xen vào vô lượng câu:


Hai con ma không những là tự khen chê tâng thí nhau mà còn thi nhau dìm cái này cái nọ, người này người nọ… cho đến cuối, tiểu hài thấy: Các vị dìm hết, bao gồm cả chính các vị. Chỉ còn mỗi cái ngã nổi lên… ^:)^



Hôm nay, chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh của chính chúng ta. Chúng ta nên giải khai phong ấn. Cái gọi là phong ấn - cũng chỉ là tự chúng ta đã tù ngục chúng ta.


Chúng ta trở về thôi!
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Trước Tác Lại Thánh Điển


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô các vị Chư Phật!
Thầy, Thầy của Thầy và các Chư vị!


Nay ba thể hợp nhất, phá phong ấn, trình lên Bổn Đạo Sư, các chư vị một phần nhỏ điều THẤY.


Vì sự lợi lạc của toàn bộ chư thiên, phần trình này sẽ nói đến: Sự hợp chỉnh nhất thống giữa sự sai khác của Kinh văn Tiểu Thừa và Đại Thừa - một ví dụ của phương pháp Hệ thống giới Kinh - Tu Đạo Phật - Trước Tác Lại Kinh Điển


Nội dung và phạm vi của ví dụ

Trong Kinh văn Tiểu Thừa, căn cốt của Kinh Văn này nằm ở Lý nhân duyên hoà hợp. Đây là sợi dây xuyên suốt Tiểu Thừa mà ai ai đọc nghiên cũng đã thấy rất rõ.

Trong Kinh văn Đại Thừa, rất nhiều các tài liệu kinh điển đã phủ nhận lý nhân duyên và lý hoà hợp (tự nhiên).


Đây là 1 ví dụ về sự mâu thuẫn giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa, tạo nên một thời kỳ mạt pháp và sự u mê không thể thấu nghĩa lý Đạo Đức Thế Tôn cũng như hành trì Đạo Đức Thế Tôn thế nào cho đúng, không lầm lạc.


Tôi lấy phạm vi mâu thuẫn này đưa ra trong ví dụ này để Trước Tác lại Kinh Điển, chỉnh lý mâu thuẫn để HỢP NHẤT ĐẠO


Lý nhân duyên hoà hợp ở Tiểu Thừa: Kinh Chuyển Pháp Luân, Kinh Vô Ngã Tướng, Kinh Tứ Diệu Đế
Lý tánh chân như thường hằng (không nhân, không duyên, không tự nhiên) ở Đại Thừa: Các bộ tông (Hoa Nghiêm, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa)

Trích đoạn Đại Thừa:

“ Đại đức A Nan bạch Phật:

– Bạch đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn thường dạy về lẽ “nhân duyên hòa hợp” rằng, tất cả vạn pháp biến hóa ở thế gian đều do bốn đại hòa hợp mà phát sinh. Tại sao bây giờ đức Thế Tôn lại bác bỏ cả hai tánh nhân duyên và tự nhiên? Con thật không hiểu nghĩa lí ấy như thế nào, cúi xin đức Thế Tôn thương xót, khai thị cho chúng sinh cái nghĩa lí trung đạo(93), dứt hết các điều hí luận(94).

Bấy giờ đức Phật bảo đại đức A Nan rằng:

– Thầy trước đã nhàm chán pháp tiểu thừa của hàng Thanh-văn, Duyên-giác, mà phát tâm tha thiết cầu pháp bồ đề vô thượng, bây giờ Như Lai sẽ khai thị cho thầy rõ về “đệ nhất nghĩa đế”. Tại sao đến giờ này thầy vẫn đem những nhân duyên vọng tưởng, những hí luận của thế gian để tự trói buộc mình? Thầy tuy nghe pháp được nhiều, nhưng giống như người chỉ giỏi nói tên các vị thuốc, khi có thuốc tốt ngay trước mặt thì lại không phân biệt được; đó là người thật đáng thương xót! Giờ đây thầy hãy nghe cho kĩ, Như Lai sẽ vì thầy mà chỉ bày rõ ràng; và không riêng gì thầy, những lời chỉ bày của Như Lai hôm nay cũng nhằm giúp cho đời sau, những người tu pháp đại thừa được thấu suốt thật tướng thanh tịnh của vạn pháp.

Đại đức A Nan lặng yên, đợi nghe thánh giáo của Phật.

– Này A Nan! Như thầy đã nói: do bốn đại hòa hợp mà phát sinh ra mọi hiện tượng biến hóa ở trong thế gian. A Nan! Nếu tánh của bốn đại kia không phải là tánh hòa hợp, thì đại này không thể hòa lẫn với các đại khác; cũng giống như hư không không hòa hợp được với các sắc tướng. Nếu tánh của chúng là hòa hợp thì đồng với mọi thứ biến hóa, thỉ chung làm thành nhau, sinh diệt nối tiếp, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, sinh sinh diệt diệt, như vòng lửa quay tròn, chưa hề ngưng nghỉ. A Nan! Hiện tượng đó cũng giống như nước đóng thành băng, rồi băng trở lại thành nước.

Thầy hãy quán sát tánh của ĐỊA ĐẠI: lớn là đất liền, nhỏ là vi-trần, nhỏ nữa là lân-hư-trần (tức là đem hạt vi-trần chẻ nhỏ thành bảy phần, gọi là cực-vi-trần; lại chẻ hạt cực-vi-trần này ra làm bảy phần nữa, gọi là hạt lân-vi-trần), đó là đơn vị nhỏ cùng tột của sắc tướng; nếu lại đem lân hư trần mà chia chẻ nữa thì thành ra hư không. Như vậy, này A Nan, nếu chia chẻ lân hư trần biến thành hư không, thì biết rằng, hư không sinh ra được sắc tướng! Nay thầy nói rằng, do hòa hợp mà sinh ra các tướng biến hóa trong thế gian, thì thầy hãy xét một hạt lân hư trần, phải dùng bao nhiêu hư không hợp lại mới có? Không lẽ lân hư trần hợp lại thành lân hư trần! Lại nữa, lân hư trần đã có thể chia chẻ thành hư không, thì phải dùng bao nhiêu sắc tướng để hợp thành hư không? Nếu sắc pháp hợp lại, thì hợp sắc pháp chỉ có thể thành sắc pháp, không thể thành hư không. Giả sử như hư không có thể hợp lại được, thì hợp hư không chỉ có thể thành hư không, không thể thành sắc pháp. Sắc pháp còn có thể chẻ được, chứ hư không thì không thể hợp được.

Thầy vốn không biết hay sao? Ở trong như lai tạng, tánh của sắc(95) là chân không, tánh của không là chân sắc, xưa nay vốn thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, tùy theo căn tánh và lượng hiểu biết của chúng sinh mà khởi hiện các tướng trạng sai khác. Sắc tùy nghiệp cảm mà phát hiện, nhưng thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên, hoặc là tự nhiên; đó đều là những phân biệt, so đo của tâm thức, chỉ là lời nói thường tình, hoàn toàn không có ý nghĩa chân thật.”

(Trích trong Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 3)

(Hoặc Tâm Kinh - Bát Nhã: …Sắc bất dị không/Không bất dị sắc…)


***


Trước Tác Lại


Lý Nhân Duyên - Nhân Quả - Không thể bỏ, phải nhớ chân như thường hằng rằng: Lý Nhân Quả, duyên hợp là sợi dây của Đạo Đức Thế Tôn - nếu bỏ đi thì chắc chắn xa rời Đạo Đức Thế Tôn

Lý Thể Tánh Chân Như Thường Hằng: Không thể bỏ, phải nhớ chân như thường hằng rằng: Theo cái sợi dây Nhân Quả kia thì đầu của sợi dây chính là cái Tâm với cái Tánh chân như như trong các Kinh Điển đại thừa nói


Vậy chỗ nhầm lẫn (mạt pháp) là chỗ nào?


Nhầm ở chỗ Tánh chân như thường hằng - Chính là NHÂN ĐẦU TIÊN của tất cả. Chính cái Nhân này sinh ra tất cả ảo mộng điên đảo (thế gian, vũ trụ và cả con người, chúng vô tình, hữu tình… gọi chung là CHÚNG SINH (tức là tập hợp chúng pháp được sinh ra)


Nhân này, không tự nhiên nở ra Quả Chúng Sinh, chính vì nó DUYÊN với một NIỆM đầu tiên của chính nó hay cái duyên niệm đầu tiên này do chính năng lực nhiệm màu của cái TÁNH CHÂN NHƯ THƯỜNG HẰNG đó sinh ra hay nội tại của Tâm chân như đó sinh ra. Từ đây Nhân Duyên Quả tuần hoàn và có CHÚNG SINH.


TRƯỚC TÁC THỨ 2:

Tánh chân như thường hằng (Tâm) vốn dĩ như được mô tả trong Đại Thừa, các đặc tánh như chính tên của nó: Chân như, bất biến. Nhưng nếu nó là Nhân thì theo lý nó phải biến đổi thành quả - Hay lúc này làm gì còn có cái gọi là Tánh Tâm này nữa bởi nếu nó là nhân thì sẽ biến đổi theo lý nhân duyên quả.

Như vậy, đã trước tác lại Kinh Điển - Cho cái Tâm tánh này là Nhân thì phải tiếp tục trước tác tiếp: Nhân này là nhân hoà hợp (tự nhiên). Chỉ có duy nhất nhân này mang trong nó tánh hoà hợp. Hay Tánh chân như thường hằng này Chính là tánh hoà hợp


Như vậy, Tánh chân như thường hằng (Tâm) vốn mang trong nó Tánh Nhân đầu tiên, tánh duyên đầu tiên và tánh quả đầu tiên. Cũng là cuối cùng. Và: Tánh hoà hợp hay tánh tự nhiên vốn dĩ là tánh của nó - không đổi, thường hằng, nó hoà hợp với mọi nhân duyên quả hay trần, pháp, hữu, vô - đều hoà hợp hết



Như vậy, mới có thể phá được Thức Ấm và mọi thứ ngổn ngang trong Kinh Điển hiện nay.


Bằng không, sẽ không thể tìm về được cái Tánh chân như thường hằng nếu không theo sợi dây nhân quả. - Dù đọc Kinh Đại Thừa thuộc làu làu kinh ngữ về trí hiểu biết cái Tâm chân như thường hằng này là gì, được mô tả thế nào, trang nghiêm ra sao…. Nhưng người tu/thực hành không thể tìm về được vì… bỏ mất sợi dây nhân duyên quả của nó thì dù có tự nhận là biết cũng không thể nào Thấy đạt - chính vì thế… mới bịa ra cái gọi là: Tu còn thấy thì còn là chưa đạt. Tu mà không đạt mới là đạt… Người tu phải THẤY, Bởi vì Thấy chính là TÁNH của Tâm này. Làm gì có chuyện cùng là Đại Thừa, khẳng định Tánh Thấy là Tâm nhưng lại bảo người tu là phải không THẤY chứ vẫn còn THẤY thì tức là chưa chứng đạt. - Đây chỉ là sự hí luận của Ma Ba Tuần sau khi vẽ màu vào Kinh Điển.



Ở phần trích ví dụ phía trên, chúng ta đã thấy, sau khi trước tác lại như vừa nói thì:


Trẻ Sắc đến cùng cực không thể nào ra hư không như Kinh đã trích kia nói. Trẻ lân vi trần (lấy từ ngữ như Kinh) … Thì ra cái Tánh Nhân hoà hợp, tánh nhân đầu tiên, Tánh Thấy, tánh chân như hay chính là TÂM chân như thường hằng. Không phải là hư không


Tại sao? - Đoạn trích Kinh nói trẻ cùng cực sắc ra hư không. Không những thế, các Kinh Điển Đại Thừa đều ủng hộ điều này… giờ lại Trước tác ra một lý bất khả tư nghì … làm ai ai đọc Kinh Đại Thừa cũng thấy NGƯỢC KINH?



- Đúng! - Đây là điểm báu xuất thế gian được trước tác hoàn toàn khác so với các Kinh Điển Đại Thừa. Vì nếu thay bằng việc trẻ sắc (các thứ như Kinh) ra vi trần, - Ra thứ không thể trẻ được nữa. - Nó chính là BAO GỒM toàn bộ cái TÁNH CỦA TÂM


CÁC CHƯ VỊ CỨ QUÁN MÀ XEM.


VÌ KINH ĐẠI THỪA BỊ MA BA TUẦN BÔI MÀU nên các vị từ đó đến nay, đọc Kinh, tu theo Kinh - Kinh nào của Đại Thừa cũng vậy…. Khi phân tách toàn bộ thế giới mông ảo điên đảo thành vi trần và nhỏ hơn vi trần và nhỏ không thể trẻ tách ra được nữa … Thì kinh đại thừa ở chỗ này lại nói cái không chẻ được ra nữa là hư không nên…. Các chư vị bao nhiêu đời, năm không THẤY được cái Tâm chân như thường hằng vẫn cứ tồn tại y như vậy khi trẻ hết mọi thứ ra đến không thể trẻ nữa


Nhiều người đã bị điên khùng luôn ở chỗ này: Cho Tâm là hư không, là không… bởi vì Kinh rất rõ nói trẻ tới lân vi trần không trẻ được nữa thì ra hư không. Thế là mọi thứ ở thế giới lẫn cái tâm lẫn mọi thứ… lân vi trần là hư không - tức không phải cái Tâm chính là giống hư không sao….


Ma ba tuần bôi màu đó.



Trẻ lân vi trần toàn bộ thế giới - giống như ví dụ trích ở trên (ở trên mới nói trẻ sắc) - Cái cuối cùng không thể trẻ được chính là Tâm. Nên không phải là hư không hay không có gì như kinh đại thừa vẫn nói


Kể cả do quen khái niệm và dùng từ “hư không” do từ ngữ truyền đạt thông tin được xác lập từ xưa đến nay thì: Mọi người biết cái hư không - nó cũng phải có trong nó cái “năng lượng” hay cái “Tánh Tâm” hay nó chính là 1 trường năng lượng đồng nhất giống như hư không. Cái năng lượng này chính là MINH. Quang, ánh sáng, A MI Đà (A Di Đà), Vô lượng Quang. Ánh sáng vô lượng màu. Nhiệm màu…. - Đây chính là Tánh Tâm. Tánh thấy, tánh chân như thường hằng. Là Nhân duyên Quả đầu tiên và cũng là Nhân duyên Quả cuối cùng hay nó vẫn tồn tại thường hằng với tánh hoà hợp tự nhiên là Nhân Duyên Quả xưa nay như vậy hoà hợp với mọi sắc pháp trần…… đều hoà hợp hết, không hề biến đổi.


Giống như cái chân không, hư không ở không gian liên sao của thế giới chúng ta đang tương tác đây: Nó cũng có năng lượng. Sóng! Và 1 phần nhỏ của cái sóng này được con người gọi là: dải ánh sáng nhìn thấy - có rất nhiều màu nhưng tạm ước lượng 7 màu chính: Đỏ da cam vàng lục lam chàm tím. Tuy nhiên, cái sóng này nó là 1 dải vô lượng tần số - và con người chỉ nhìn thấy bằng mắt được ở 1 khoảng dải tần số rất bé - bé tý ty luôn.



Nên khi trẻ lân vi trần thế giới - Cái cuối cùng không trẻ được nữa chính là A DI ĐÀ PHẬT - Tên A Di ĐÀ hay A Mi Đà có nghĩa là ÁNH SÁNG VÔ LƯỢNG MÀU



MINH CŨNG CÓ NGHĨA LÀ SÁNG





NÊN TIỂU THỪA, ĐẠI THỪA KHÔNG HAI nhưng cần phải tẩy màu của Ma Ba Tuần đã bôi từ bao đời qua



Từ một chỗ ví dụ nhỏ về việc trước tác lại này. Người chân tu - sẽ tự biết Hệ Thống Giới Kinh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hậu trường:

Vô thường ngồi với vô danh, uống trà, thường nói: “Trẻ con dễ bảo. Người ta nâng 1 tay “chẻ” thế giới ra thành vô lượng quang (A Di Đà Phật hay chẻ ra Phật, chẻ ra Tâm), còn người thì lại dùng “trẻ” mãi không già. :))

Danh cảm thán: “Ây, cuối cùng - mọi thứ cũng là không cả thôi, lần này có Ấn Chứng vào Tâm được hay không thì không ai thấy được ngoài người”


Đánh máy mệt quá, ghé lại rót thêm chén trà, nói: “Lẳng nhằng thật, sao không khai giáo với khái niệm mới:”Trường năng lượng, trường vi sóng năng lượng gốc .v.v.” - với các khái niệm hiện tại, thay cho mấy từ ngữ cổ xưa mà bây giờ họ bôi tứ tung ngữ nghĩa”


Cả ba: “Ta chưa điên”




Hết!
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Kính thưa Chư vị

Phần vô danh vô thường trình luận khai tâm về Đạo Đức Thế Tôn đã được bày tỏ phía trên, tuy còn nhiều chỗ gút mắc và ngôn từ câu cú khúc trắc, hẳn là diễn nghĩa còn nhiều nơi bất tường (chưa tỏ tường). Như đã nói từ đầu, tập luận này sẽ không tập trung bình giảng Kinh Phật - bởi vì: Một sự thật là hệ thống giới Kinh Phật tự nó đã là 1 hệ thống giới Kinh diễn nghĩa PHẬT - hay hiểu 1 cách chân như: Giới Kinh Phật là một hệ thống văn ngữ kinh điển phô bày chính tự TÁNH CHÂN NHƯ của Đạo Đức Thế Tôn - bây giờ càng vẽ thêm nhiều vào (giảng, luận, bình, tâm đắc…) thì nó càng rối rắm, mất đi tính MINH sáng chói vốn dĩ của nó. Bởi vậy, phần suốt sau đây là tản mạn.


Phần tản mạn này được trình chung, để làm sáng tỏ thêm cho mỗi chỗ phía trước, hướng tới một sự thấu nghĩa lý cho tất cả những ai đọc được trước tác vô danh này. Đây cũng chính là kinh nghiệm chỉ đường.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”