PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 79


Chư vị chúng sinh đã thấy rõ trong hệ thống Kinh Tiểu Thừa đã diễn đạt ngọn đèn Đạo Đức Thế Tôn như thế nào hay triết học duy nhất của Đức Thích Mâu Ni là gì - Về lý khái niệm hay cái gọi là “phạm trù”.


Nhưng cũng như 1 lý thuyết. Toàn bộ hệ thống giới Kinh Tiểu Thừa - khiến người đọc tưởng là đã chứa đầy đủ công cụ để Tu ra Quả Phật - nhưng sẽ thật lầm lạc bởi vì hệ thống Kinh Đại Thừa mới là hệ thống nêu lên các phương tiện mà người tu sẽ lựa chọn được sự phù hợp cho với mỗi căn tánh cụ thể. Rời xa hệ thống Kinh Đại Thừa sẽ chẳng biết dùng phương tiện thế nào

Ví dụ: Trong hệ thống Kinh Tiểu Thừa - Chư vị đã biết được rất rõ phép Quán là một phép xuyên xuốt đường tu về với Phật - nhưng nếu chỉ đi tìm Quán trong Tiểu Thừa thì… tìm 30 năm, 50 năm cũng chưa tìm ra diễn nghĩa phương tiện cho nó.

- Quán niệm hơi thở? - Có 18 bước. Kinh súc tích nhiệm màu nhưng không biết phương tiện Quán - chỉ dùng cái gọi là “khái niệm phạm trù Quán” thì có Quán 30 năm cũng sẽ không ra Quả gì.

Lúc này lại đi tìm “thầy lang” ở ngoài thế gian. Họ bảo: Đếm hơi thở 1,2,3…9… rồi lặp đi lặp lại, hay họ bảo 5 giây, 10 giây, 20 giây, 30 giây… hay họ bảo … thế này thế này… - Đây đều là các phương tiện do tà ma ngoại Đạo phịa ra để đưa người tu Phật đi về nơi xa. Phương tiện Đức Thế Tôn nói rất rõ ở Kinh Đại Thừa

- Quán tứ niệm xứ? - Có như Quán bất tịnh, quán vô thường, quán vô ngã… Kinh súc tích nhiệm màu nhưng không biết phương tiện Quán - chỉ dùng cái gọi là “khái niệm phạm trù Quán” thì có Quán 30 năm cũng sẽ không ra Quả gì.

Lúc này lại đi tìm “thầy lang” ở ngoài thế gian. - Thầy chỉ được phương tiện thì cũng đã là thầy giỏi rồi - chưa nói đến là: Có khi thầy cũng đang đi lần mò tìm phương tiện đúng, hợp cho căn tánh thầy mà chưa ra. Trong khi ở hệ thống Kinh Đại Thừa thì lại nêu rất rõ các phương tiện rồi - mà mấy ai thấy?


Ngược lại cũng thế. Nhiều người, qua qua bỏ sạch Kinh Tiểu Thừa - không chịu tham nghiên 1 chữ. Đọc thuộc làu làu đủ các phương tiện trong Kinh Đại Thừa - nhưng họ có dùng được đâu? - Bởi vì sao? - Bởi vì người này không đọc Kinh Tiểu Thừa thì sao rõ “khái niệm, phạm trù của Phép” hay lý thuyết về việc sử dụng phương tiện


Kiểu, một bên học lái xe ô tô nhưng chỉ học lý thuyết, học trên mô phỏng còn không biết cái “phượng tiện xe ô tô THỰC TẾ” nó thế nào. Còn ngược lại bên kia, ngồi trên chiếc xe ô tô thực tế, và đắc chí rằng tôi đang dùng phương tiện đi tới đích Quả Phật nhưng lại chưa 1 chữ học lý thuyết lái xe… - Hai bên tranh luận, liệu có bên nào là “đẳng cấp” cao hơn?


Như vậy, khi dùng 3 phép Quán Tuỳ Tác vào đọc nghiên Kinh Đại Thừa thì mới là người đang đi tìm phương tiện phù hợp
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Ví dụ:


Người đọc được ở tiểu thừa về TỨ VÔ LƯỢNG TÂM. Muốn đi theo con đường vô lượng tâm từ, vô lượng tâm bi, vô lượng tâm hỷ, vô lượng tâm xả thì khi đó sẽ tập trung tìm phương tiện ở Kinh Đại Thừa mô tả. Họ mô tả ở đâu, chỗ nào, hình hài và CHÂN NHƯ ra sao..v.v.v - Cảnh giới vô lượng tâm từ, vô lượng tâm bi… đâu có phải hề hề 3 chữ lý thuyết như ở trong Kinh Tiểu Thừa nhắc đến. Không tìm ra phương tiện - tu vô lượng kiếp cũng không ra Quả gì.


Ví dụ:


Người đọc được ở tiểu thừa về Thiền Định. Muốn đi theo con đường này - con đường kiết già thiền định tứ thiền thì phải tìm phương tiện ở Đại Thừa.

Mà con đường Thiền Định Tứ Thiền nêu ở Đại Kinh Cao Cấp Tiểu Thừa (Sa Môn Quả) - Đọc vào là thấy: Nó đâu có phải Thiền Định ngoại đạo. Dẫn vào tứ thiền là do Phép Quán. Chứ đâu có phải là phép đếm hơi thở hay phép diệt niệm hay phép ức chế tâm không cho nghĩ gì hay phép không không gì gì… - Muốn làm được các điều này: phương tiện ở Kinh Đại Thừa hết cả - có hết


Tại sao, hơn 2000 năm - các chúng ta lại cứ đi phịa ra những kỹ thuật, những phương tiện (cách thức) - không được diễn nghĩa trong Hệ thống Giới Kinh Đạo Đức Thế Tôn



Giả sử: Chúng ta thấy 2 phương tiện trái ngược nhau như đoạn trước tác lại… dẫn ra ở phía trước trong hệ thống giới Kinh - nếu muốn lựa chọn phương tiện - chúng ta phải so sánh xem phương tiện nào được nêu ra ở đó nằm trong Đạo Đức Thế Tôn - rõ ràng: Để biết đâu là phương tiện thì người tu phải QUY Y - hay người tu phải nằm trong Đạo Đức Thế Tôn hay người tu phải có TIỂU THỪA - Như vậy, sẽ thấy ngay phương tiện.


Đọc 1 Kinh Đại Thừa - Đặc biệt các Kinh Cao Cấp - nhiều khi thấy câu chữ từ ngữ đá nhau đôm đốp - chưa nói đến là đá các Kinh khác. Tại sao lại có điều này? - Vì sự trình phương tiện là của cả 1 ĐOÀN CHƯ TĂNG CHỨ KHÔNG PHẢI 1 người. - như đã luận phía trước. Nên ví dụ thực tiễn là cùng nói đến 1 phương tiện 1 chiếc ô tô - có hàng trăm thương hiệu hay hàng trăm kiểu dáng.v.v. (Gọi là vô lượng).

Như vậy, Cùng 1 loại phương tiện đã có vô lượng phương tiện. Nói gì hệ thống Kinh Đại Thừa trình vô lượng loại phương tiện mà phù hợp với vô lượng căn tánh - nên số phương tiện chắc chắn cũng được nêu ra là có vô lượng.


Và nó đá nhau mới là đúng lý tánh. Không đã nhau thì đã là đồng nhất tánh mà ở Kinh Đại Thừa cũng đã nói: thấy thế này (đồng nhất) là vẫn chưa thấy. Cái thấy không đồng nhất mới là cái thấy đồng nhất là vậy… - ở Kinh Đại Thừa - chúng ta gặp rất nhiều thể loại câu văn và nội dung ngữ văn thế này



Nói một cách không thừa, hệ thống Kinh Đại Thừa là hệ thống diễn nghĩa 4 cái Tâm (Từ bi hỷ xả - thì ra chỉ là 4 cấp độ của Tâm hay kết Quả) hay diễn nghĩa Kinh Sa Môn Quả. Mà kinh Sa Môn Quả là Kinh nêu ra Quả cho hơn 150 Kinh Tiểu Thừa tu sẽ ra cái gì - là ra theo cái Quả mà Đức Thế Tôn đã nêu trong Kinh Điển này.


Như vậy, hai hệ thống liên hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời hay bỏ qua một hệ thống Kinh nào. Có gộp lại được thì mới ra: ĐẠO DUY NHẤT - Đạo Đức Thế Tôn
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Ví dụ:

(Đọc qua đoạn trích trong Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm)

“Đại đức A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, bạch rằng:

– Bọn chúng con ngu độn, chỉ ham nghe nhiều, nhưng cái tâm lậu hoặc thì chưa cầu lìa khỏi. Nay nhờ đức Thế Tôn từ bi dạy dỗ mà được sự huân tu chân chánh, thân tâm thư thái an nhiên, được lợi ích lớn lao.

Bạch đức Thế Tôn! Trên đường tu chứng Chánh Định của chư Phật, trước khi đạt đến Niết Bàn, thế nào gọi là Càn-tuệ-địa? Đối với bốn mươi bốn tâm(209), thứ lớp đến đâu thì có được đạo-nhãn? Đến cấp bậc nào thì gọi là Bồ-tát Đăng-địa? Và thế nào là Bồ-tát Đẳng-giác?

Đại đức A Nan bạch mấy lời ấy xong, liền gieo năm vóc xuống đất; tất cả đại chúng cũng nhất tâm chiêm ngưỡng và chờ lắng nghe từ âm của Phật.

Lúc bấy giờ, đức Phật khen ngợi đại đức A Nan rằng:

– Lành thay! Lành thay! Thầy đã được sự huân tu chân chánh, lại phát lòng vị tha vì đại chúng và tất cả chúng sinh đời mạt pháp, thỉnh cầu Như Lai chỉ bày con đường tu hành chân chánh tối thượng cho người tu Lăng Nghiêm Chánh Định, từ địa vị phàm-phu cho đến Đại Niết Bàn theo Bồ-tát thừa; bây giờ Như Lai sẽ nói rõ, thầy và đại chúng hãy lắng nghe!

Đại đức A Nan cùng khắp đại chúng đều chắp tay, lắng đọng tâm tư, yên lặng thọ giáo. Đức Phật dạy:

– A Nan! Thầy nên biết, diệu tánh Chân-như vốn tròn đầy sáng chiếu, xa lìa mọi danh tướng, bản lai không từng có thế giới và chúng sinh. Nhân một niệm tối sơ vô minh vọng động mà thấy có sinh, rồi nhân sinh mà thấy có diệt, cho nên cả sinh và diệt đều gọi là vọng; diệt vọng gọi là chân. Đó tức là Vô Thượng Bồ Đề và Đại Niết Bàn, là hai quả chuyển-y(210) của chư Phật vậy.

Này A Nan! Nay thầy muốn tu pháp chân tam-ma-đề để đến thẳng Đại Niết Bàn của chư Phật, thì trước hết phải biết rõ hai nguyên nhân điên đảo về thế giới và chúng sinh. Nếu điên đảo không sinh thì đó là chân tam-ma-đề của chư Phật vậy.

Thế nào là điên đảo về chúng sinh? Này A Nan! Bản tánh của chân tâm vốn tự sáng. Cái bản tánh vốn tự sáng ấy chiếu khắp viên mãn; nhưng bởi một niệm vọng động mà phát sinh ra vọng thức, từ đó mà vọng kiến sinh ra; rốt cuộc, từ chỗ “rốt ráo không” đã trở thành “rốt ráo có”! Cái có và các pháp được cho là có này, nguyên nhân của chúng là không tự thể; cho nên các tướng năng trụ và sở trụ hoàn toàn không có gốc rễ. Chỉ có cái chân tâm vô trụ là cội gốc kiến lập thế giới và chúng sinh. Vì mê muội không nhận ra tánh viên minh vốn sẵn có, nên sinh ra hư vọng. Nhưng tánh hư vọng không có tự thể, không có chỗ nương tựa; cho nên muốn lìa vọng để trở về chân, thì cái chân đó đã trở thành hư vọng, không phải là tánh chân như chân thật. Đối với cái không phải chân mà mong cầu trở về lại, thì tất cả đều hiện thành tướng hư vọng: không phải sinh mà gọi là sinh, không phải trụ mà gọi là trụ, không phải tâm mà gọi là tâm, không phải pháp mà gọi là pháp; vọng vọng xoay vần phát sinh, sinh lực ngày càng phát huy rõ rệt, huân tập thành nghiệp; đồng nghiệp thì cảm nhau. Nhân có nghiệp cảm mà sinh diệt nối tiếp không ngừng. Đó gọi là “điên đảo về chúng sinh”.

Thế nào là điên đảo về thế giới? Này A Nan! Đã cho là có pháp sở hữu thì những khái niệm hư vọng về phần, về đoạn, về giới vức phát sinh; vì thế mà khái niệm “không gian” được thành lập. Do cái nhân không phải là nhân chân thật, nên không có năng trụ và sở trụ, mọi hiện tượng đều trôi chảy dời đổi, không bao giờ đứng yên; vì thế mà khái niệm “thời gian” được thành lập. Bốn phương và ba đời giao hòa tác động lẫn nhau mà biến hóa, hình thành mười hai loài chúng sinh. Cho nên trong thế giới, nhân động mà có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có mùi, nhân mùi có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp; sáu vọng tưởng quay lộn rối ren kết thành nghiệp tánh, khu biệt thành mười hai loài, cứ thế mà luân chuyển. Bởi vậy trong thế gian, sáu trần sắc thanh hương vị xúc pháp, biến đổi cùng tột đến mười hai lần là giáp một vòng, bèn xoay trở lại. Dựa theo các tướng điên đảo xoay vần đó mà hữu tình thế giới có các loài noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh; các loài có hình sắc, không hình sắc, có tư tưởng, không tư tưởng; hoặc các loài chẳng phải có hình sắc, chẳng phải không hình sắc, chẳng phải có tư tưởng, chẳng phải không tư tưởng.

Này A Nan! Do vì trong thế giới có tưởng hư vọng luân chuyển, thiên nặng về động, hòa hợp với khí mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng, loại bay loại lặn; vì vậy mà có mầm trứng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài cá, chim, rùa, rắn, vân vân...

Do vì trong thế giới có tình tạp nhiễm luân chuyển, thiên nặng về dục, hòa hợp với tinh mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng, loại đứng thẳng loại nằm ngang; vì vậy mà có bào thai lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài người, súc vật, rồng, tiên, vân vân...

Do vì trong thế giới có tánh chấp trước luân chuyển, thiên nặng về thú hướng, hòa hợp với hơi ấm mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng, loại nghiêng loại ngửa; vì vậy mà có giống tế bào thịt mềm ướt lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài ngo ngoe lúc nhúc cựa quậy.

Do vì trong thế giới có tánh biến dịch luân chuyển, thiên nặng về giả, hòa hợp với xúc mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng thay cũ đổi mới; vì vậy mà có giống tế bào thịt cứng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài lột vỏ, thoát xác, chuyển bò thành bay, vân vân...

Do vì trong thế giới có tánh chất ngại luân chuyển, thiên nặng về chướng, hòa hợp với hiển trứ mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng tinh diệu; vì vậy mà có giống tế bào sắc tướng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các thiện thần, ác thần, tinh hoa của trời trăng, vẻ sáng rực rỡ của tinh tú, hoặc lửa nơi đom đóm, ngọc trai nơi động vật, vân vân...

Do vì trong thế giới có tánh tiêu tán luân chuyển, thiên nặng về hoặc, hòa hợp với ám độn mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng thầm ẩn; vì vậy mà có giống tế bào vô sắc lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài trời Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ, cùng các loại thần hư không, thần gió, thần hạn hán, vân vân...

Do vì trong thế giới có ảo tượng luân chuyển, thiên nặng về ảnh tượng, hòa hợp với nhớ tưởng mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng tiềm kết; vì vậy mà có giống tế bào hữu tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài thần, quỉ, tinh linh.

Do vì trong thế giới có tánh ngu độn luân chuyển, thiên nặng về si, hòa hợp với ương ngạnh mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng khô cằn; vì vậy mà có giống tế bào vô tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, tinh thần hóa thành đầy dẫy các loại đất, cây, vàng, đá, vân vân...

Do vì trong thế giới có tánh đối đãi nhau luân chuyển, thiên nặng về giả ngụy, hòa hợp với đắm nhiễm mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng nuơng y; vì vậy mà có giống tế bào không phải hữu sắc mà thành hữu sắc lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài như sứa ở dưới biển, lấy bọt nước làm thân, nhờ tôm làm mắt, vân vân...

Do vì trong thế giới có tánh hấp dẫn nhau luân chuyển, thiên nặng về tánh, hòa hợp với chú thuật mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng hú gọi; vì vậy mà có giống tế bào không phải vô sắc mà thành vô sắc lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loại bùa chú trù ếm.

Do vì trong thế giới có tánh hợp vọng luân chuyển, thiên nặng về hôn muội, hòa hợp với dị loại mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng tráo trở; vì vậy mà có giống tế bào không phải có tưởng mà thành có tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy những loài như tò vò, mượn chất khác làm thành thân mình.

Do vì trong thế giới có tánh kết oán mưu hại luân chuyển, thiên nặng về sát, hòa hợp với quái dị mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng ăn thịt cha mẹ; vì vậy mà có giống tế bào không phải vô tưởng mà thành vô tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy những loài như chim cú ấp đất cục làm con, hay chim phá-kính ấp trái cây độc làm con, con lớn lên trở lại ăn thịt cha mẹ.

Đó là mười hai loài chúng sinh.“



- Đoạn trích trên diễn nghĩa rất rõ: Chúng sinh là gì và thế giới là gì

- Rõ ràng thế giới và chúng sinh là 1. Vì sự vô minh mới sinh ra có và cũng vì sự vô minh nên mới đi phân biệt “chúng sinh” và “thế giới” với các “khái niệm” càng ngày càng “chìm đắm vào u mê”.


Quán ra được tất cả mọi thứ đó (12 loài chúng sinh) hay toàn thế giới về cái “không” - như được trước lại kia hay chính là cái Tâm Tánh chân như thường hằng - thì là cũng tương đương với ở phía trước nói: Ngọn đèn Đạo Đức Thế Tôn đã thắp sáng không tắt.


Khi có được điều này rồi, đọc tiếp ngay các Quyển phía sau của Đoạn này vẫn trong Kinh này sẽ thấy rất rõ: 55 cảnh giới hay 55 Đức Hạnh - Chính là đang mô tả chi tiết hơn 8 cái Đại Cảnh giới được nêu trong Kinh Sa Môn Quả mà phía trước đã luận.

Đọc tiếp các đoạn sau nữa cũng trong Kinh này sẽ thấy: Vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền… đúng như Kinh Sa Môn Quả - không phải bằng cách Thiền định ngoại Đạo


Nhưng rõ ràng Pháp Tu trang nghiêm hay phương tiện chính ở cái Kinh Đảnh Thủ Lăng Nghiêm này không nằm ở chỗ (từ chỗ trích tới cuối quyển) - Những đoạn này rõ ràng là được nêu để Y Chứng các phương tiện ở các Kinh khác nhau



Người đọc Kinh Đại Thừa đa phần là đi chấp vào nội dung ngữ nghĩa của câu Kinh và lại cố gắng đi tìm xem nó diễn nghĩa gì mà không hiểu rằng bản thân Kinh đang diễn nghĩa về phương tiện Phật Quả chứ không phải diễn nghĩa cho chính cái câu chữ ngữ văn nó đang nói


Ví dụ:

Cùng là đoạn trích trên mà đi tìm hiểu nghĩa về 12 loài chúng sinh xem xem nó là gì là gì rồi xem xem Phật nói đúng hay không hay đọc tiếp các đoạn sau của Kinh này lại đi tìm hiểu về nghĩa nghiệp và lại hiểu rằng: nghiệp này sinh ra loài này, nghiệp thế kia sinh ra loài kia rồi bị báo nghiệp ra sao, oan gia trái chủ ra sao, thế nào thế nọ…. Thì đọc Kinh Phật chỉ để SỐNG Ở THẾ GIAN SAO? - Đây là dành cho những người ở thế gian đọc để có tri thức hí luận và sống. Còn người tu Đạo Đức Thế Tôn thì cũng là đoạn văn này đến cuối Kinh - người ta tìm cái phương tiện - để ấn chứng xem nếu ở Kinh khác cũng nói đến thì nó có phù hợp căn tánh hay không. - điều đó có nghĩa người tu Đạo Đức Thế Tôn đọc để có tri thức mà Dùng Pháp Quán cho cái phương tiện mà người này đã lựa chọn và ngồi lên.


Ví dụ: Tu theo Quán Thế Âm Bồ Tát hay - Theo vô lượng các Bồ Tát hay tu theo đường Bồ Tát thì rất rõ là: Con đường này là con đường cứu độ vô lượng chúng sinh để đạt được ngay đến cấp VÔ LƯỢNG TÂM BI

Vậy, phải rõ được “chúng sinh”, phải rõ được “vô lượng”, phải rõ được “cứu độ, độ hoá” là gì… thì ở đây có ấn chứng rõ được 1 phần rồi.

Còn “Vô lượng tâm bi” là gì thì không nghiên Y Chứng ở khoảng ít nhất hàng chục Kinh Điển sẽ không thể nào thấy được phương tiện “vô lượng tâm bi” là gì… vì “vô lượng tâm bi” còn cao hơn “vô lượng tâm Từ”

Mà ở phía trước, chính cái Kinh này, dù có trọng điểm nhắc đi nhắc lại hai từ Tâm “Bi và Từ” (cụ thể là nói Như Lai)… nhưng nếu không Quán thì không bao giờ thấy phương tiện.


Ví dụ: Muốn tìm được (THẤY) tâm bi tâm từ là gì thì phải nhớ mình sẽ đi tìm phương tiện “bi”, “từ” - Và lùng sục cả hệ thống giới Kinh và Quán ở những nơi nhắc đến Pháp này thì mới Y Chứng được Bi là gì, Từ là gì… chưa nói đến Hỷ, Xả vì nó còn thâm diệu hơn nữa,.,




Chứ chẳng lẽ muốn thấy phương tiện “Tâm Bi, Tâm Từ” thì đi tìm diễn nghĩa của người thế gian, của đồng đạo, của giảng sư, của người này luận, người kia giảng giải….? - Có phải của ĐỨC THẾ TÔN ĐÂU? - Của Đức Thế Tôn nằm hết ở trong hệ thống giới Kinh mà. Làm gì có cái gì do người khác chế ra, giải ra, giảng ra?


Mình đọc người khác - giống như mẹo vặt để xem xem “họ tìm phương tiện như thế nào thôi” rồi mình từ đó chế ra cách đi tìm phương tiện cho mình - còn mình cũng không đánh giá họ tìm đúng hay sai - và đặc biệt dù đúng hay sai thì mình cũng không lấy phương tiện của người khác đi - Mình chỉ theo - Lấy phương tiện của Đạo Đức Thế Tôn - vì mình theo con đường Duy Nhất của Đạo Đức Thế Tôn mà


Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 23


Như vậy, dưới đây chỉ là 1 ví dụ tham khảo. Nó không nên được coi là 1 phương pháp hay phương tiện trước khi các Chư vị chúng ta cùng chúng sanh được hiểu thấu trong Đạo Đức Thế Tôn.


Hệ thống Giới Kinh đã hoàn toàn đầy đủ và minh nghĩa - Tự nó mang tự tánh của Tâm - đó mới là thứ mà mọi người không/chưa thấy - chứ không phải là câu từ.

Các giảng giải của Chư vị đồng Đạo, cư sĩ, thí chủ chỉ là, “tuyên tụng đọc Kinh, dịch Kinh, thích ngữ, ấn tống Kinh, dẫn Đạo” - cả hai phía không nên sa đà mê đắm, chấp trước hay tâm đắc chuyện giảng giải ngữ nghĩa bởi vì: “Ly Kinh ắt thành ma thuyết, Y kinh giải nghĩa thì tam thế Phật oan - Nghĩa là sao? - Là dần dần chúng ta, chúng sinh sẽ ly kinh mà chỉ say đắm vào những tâm đắc, say đắm vào những hội giảng giải nghĩa, say đắm vào tri kiến về phương tiện của 1 ai đó mà không phải là Đạo Đức Thế Tôn - Kinh điển/ Kinh Phật. - Chư vị ta và Chúng Sinh có khi vứt hết Kinh Phật đi không đọc/nghe được 1 cắc chữ và chỉ theo, nhớ, nghe giảng của người giảng Kinh/giảng Sư - Đây không phải là ly Kinh sao? - Người nghe, người đọc giảng ly Kinh đó, họ say mê nghe giảng, nghe luận, cắt nghĩa, tri kiến phương tiện mà bỏ quên Kinh - Thì dần dần thành MA hết và hiện thực: Là vậy. Chuyện y kinh cắt nghĩa thì như phía trước vừa dẫn: Có 1 đoạn Kinh ở 1 Kinh như vậy (Quyển 7,8,9) - mà đi cắt nghĩa/giải nghĩa Kinh theo Y ngữ thì đời đời cắt nghĩa ra oan gia trái chủ, nghiệp báo chúng sinh, rồi quả báo rồi đi tri kiến con gà là do đời trước bị làm sao, con chó bị giết thịt thì người con chó ra sao, người thịt người ăn ra sao…. Thì đời đời cắt nghĩa cũng không tu ra Quả Phật và lại đi nghi ngờ Phật nói “hí luận”



Hệ thống giới Kinh Phật đã diễn nghĩa hết tất cả mọi thứ - và không cần bất kỳ ai phải giảng giải thêm. “Dẫn Đạo” sau bao năm đã trở thành “dẫn giải”, vậy sao lại là mạt pháp là vậy.



Được giải nghĩa, giảng giải thì càng tốt chứ sao lại nói căng thẳng vậy? - Vấn đề không phải là giải nghĩa đúng hay sai mà vấn đề là: Ly Kinh ma thuyết


Đạo Đức Thế Tôn làm gì có đúng với sai - đặc biệt là với người đã nhiều năm nghiên tu Kinh Phật. Chúng ta đều là ma khi chúng ta giải giảng luận Kinh Phật, bởi vì: Chỉ có duy nhất Đức Thế Tôn mới có Thần Thông Giáo Hoá - mới có thể tuyên giảng ra Đạo Đức Thế Tôn (Hệ thống giới Kinh) và chỉ có vậy thì nó mới mang tánh chân như thường hằng trọng tự nó. Còn chúng ta, nói trời nói biển, không có thần thông kia thì đều là ma thuyết cả - cái gọi là chấp pháp - đã chấp pháp, si mê pháp dù tên pháp là “pháp Phật” thì đều ta ma ngoại đạo cả - Rất rõ điều này, Giới Kinh đều nêu rõ rồi.


Đọc Giới Kinh - Chúng sinh chư vị ta đều cùng rõ ràng rằng: Ngay tại cội gốc cây Bồ Đề khi Chứng Đạo xong thì ma Ba Tuần đã hiện lên và “động viên” Đức Thế Tôn đã thành vô thượng Đại Đạo - Hãy nhập Niết Bàn xuất thế gian luôn thôi chứ cứ ngồi tuyên giảng Đạo cho Chư Thiên nghe mà thực tế là có ai nghe/hiểu đâu… - Chỉ có Đức Thế Tôn mới làm được điều đó - dùng thần thông giáo hoá - đứng dậy và bắt đầu con đường Bồ Tát Đạo - dù khi đó đã Chứng vô thượng Bồ Đề.


Chúng sinh ta, có ai có được điều này để không tuyên ra ma thuyết? - Bởi thế nên tất cả đều là ma thuyết vậy.


Thứ duy nhất chân như - cũng là thứ ai ai cũng được biết trong giới Kinh đã nói: Ai ai cũng có, đang tìm về và nó ở ngay ở mỗi người - cũng thế, ở ngay hệ thống giới Kinh, tự Minh và vẫn Quang Minh như vậy mấy ngàn năm nay.


Trong mỗi chúng ta, vì sự vô minh nên vọng tưởng điên đảo che mờ. Hệ thống giới Kinh cũng vậy, nó đang hiện hữu ở thế gia này thì nó cũng bị che mờ vì dù sao nó không còn được Phật lực tại thế. Nhưng Chư chúng sinh ta cùng Quán xem - So mọi trần, mọi pháp, mọi sự đang ở trong thế gian này: Cái gì, điều gì, pháp gì còn có thể SÁNG/MINH/rực rỡ hơn “hệ thống giới Kinh”? - Bài luận này à? - Hay giảng giải của ai? - Hay tập sách của ai? - Làm gì có gì sáng rõ hơn được “hệ thống giới Kinh nữa?


Bởi thế thứ còn Sáng rõ và Minh duy nhất hơn tất cả chỉ có: Hệ thống giới Kinh.


Ly Kinh, đi chấp giảng, chấp luận, chấp sư, chấp ni, chấp tri kiến, chấp tri thức..v.v. Là ma hết vì… (Chấp). Mê. Vô minh. Si mê. Ma…



Quay về “hệ thống giới Kinh” - Không có ai xứng đáng làm thầy và dám nhận làm thầy cả đâu - ngoài hệ thống giới Kinh ra. Chỉ có hệ thống giới Kinh (Chính là giới luật) mới là thầy tất cả - Cũng là lời của Đức Thế Tôn.


Chúng ta, chỉ làm người dẫn Đạo - như Bồ Tát, thí chủ, cư sĩ, tu sĩ..v.v.. “Bố thí Pháp” - Là Bố thí Kinh Phật - chỉ ra cho chính chúng ta, chúng sinh đi vào trong Pháp Phật (hay trong hệ thống giới Kinh) - không phải chúng ta kiến giải con đường đi hay phương tiện mới do chúng ta tưởng ra.



Bố thí Pháp hay phương tiện hay còn được hiểu là giảng pháp, giảng phương tiện hay cái gọi là chia sẻ theo ngôn từ hiện nay: Đòi hỏi sự y Kinh và dẫn dắt đối tượng vào Kinh. Không phải dẫn dắt ta và chúng sinh vào phương tiện của chính ta hay chúng sinh. Chỉ có vào phương tiện của Đức Thế Tôn (hệ thống giới Kinh)


Vậy mà giờ, ai ai cũng ly Kinh rồi mê đắm tri kiến, kiến giải, giảng giải, cắt nghĩa, để rồi, cố gắng dùng cái trí của bản thân đọc hiểu rồi tự cho là đã thấy - cùng với nhau. Chư vị, chúng Ta và chúng sinh



Nhưng dù sao, không có một ai thay đổi được. Tất cả, bởi vì, thế giới hay thế gian ta bà này là vậy. Con đường đã bị bịt kín. Dù số chúng sinh có trí tuệ ngày một nhiều hơn và trí tuệ ngày càng có vẻ rốt ráo hơn… nhưng thời đại tu sĩ càng ngày càng cách xa thưa dần… khả năng còn biến mất dù “hệ thống giới Kinh” vẫn chân như thường hằng ở thế gian.



Đó là đại thể. Không có nghĩa cá thể sẽ không còn. Dù sao thời nào cũng có, không phải mấy nghìn năm nay không có ai. Chẳng qua, chúng ta không thấy mà thôi. Đây cũng là động lực cho tất cả.



Chúng ta không tự tin. Chúng ta không bỏ được TÂM điên đảo. Chúng ta tự bịt tai trộm chuông. Chúng ta phủ quyết chính TÁNH CHÂN NHƯ THƯỜNG HẰNG… - Chúng ta cho rằng: Phải như vậy mới là BỒ TÁT ĐẠO - Mà chúng ta không thấy: Đức Thế Tôn không cần phải cho viết lại Kinh ra chữ, không cần bổ nhiệm giáo chủ đời tiếp, không cần Chúng Tăng phải làm gì để nuôi dưỡng PHẬT PHÁP -ĐẠO ĐỨC THẾ TÔN TRUYỀN LƯU. Bởi vì, Đạo Đức Thế Tôn là THƯỜNG HẰNG CHÂN NHƯ.


Chính vì lẽ trên, sau khi Đức Thế Tôn đi ra khỏi thế giới, chúng ta đã sợ, đã cho rằng cần phải gìn giữ, cần phải làm sao cho Đạo Đức Thế Tôn trường tồn… - Chúng ta đã tự làm ma Ba Tuần của Đạo Đức Thế Tôn - Đi giảng, luận, giải, cắt nghĩa - chủ yếu là để lưu truyền…. Nhưng càng làm vậy… Đạo Đức Thế Tôn càng giống chúng ta và chúng sinh… bắt đầu mê mờ và hiển nhiên đến bây giờ đã mê mờ rất lớn-Ai ai cũng Ly kinh tìm giải ở đâu đâu…


Dù bằng cách này - Kinh đã được lưu truyền nhưng…… lầm mê rồi



Kính Chư chúng sinh!
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 36: Nói về Quán Niệm hơi thở

Trích Kinh: Kinh này ngắn, tôi trích thẳng ra đây. Bản trích lấy từ bản của “Làng Mai”

Chúng chư vị ta đọc sơ qua:


“Tôi nghe như sau:

Hồi đó, Bụt còn ở tại nước Xá Vệ, cư trú trong vườn Kỳ Thọ với nhiều vị đại đệ tử nổi tiếng như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Câu Thi La, A Nậu Lâu Đà, Ưu Bà Đa, A Nan Đà, v.v… Trong cộng đồng các vị khất sĩ, những vị trưởng thượng lo chăm sóc dạy dỗ các vị khất sĩ tân học, có vị chăm dạy mười người, có vị hai mươi người, có vị ba mươi người, có vị bốn mươi người… Các vị khất sĩ tân học được chăm sóc và dạy dỗ như thế dần dần thực hiện được nhiều tiến bộ…
Bây giờ đây, đã đến ngày trăng tròn tháng tư và Bụt đang ngồi ngoài trời với các vị khất sĩ. Người đưa mắt lặng lẽ quán sát đại chúng một hồi rồi lên tiếng:

“Quý vị khất sĩ! Tăng đoàn chúng ta đây quả là thanh tịnh và có thực chất tu học, không mang tính chất phù phiếm và ba hoa, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được gọi là phước điền, xứng đáng được kính nể.

“Này quý vị, trong đại chúng đây có những vị khất sĩ đã chứng quả La Hán, đã trừ hết mọi phiền não, đã trút bỏ được mọi gánh nặng, đã thành tựu được trí tuệ và giải thoát. Lại có những vị đã cắt được năm sợi dây ràng buộc đầu, chứng được quả Bất Hoàn, sẽ không còn trở lại luân hồi; có những vị đã cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Nhất Hoàn, hàng phục được phần thô của các phiền não tham, sân và si, và chỉ cần trở lại một lần; có những vị đã cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Dự Lưu, đang vững chãi đi về quả vị giác ngộ; có vị đang thực tập tứ niệm xứ, có vị đang thực tập tứ chánh cần, có vị đang thực tập tứ như ý túc, có vị đang thực tập ngũ căn, có vị đang thực tập ngũ lực, có vị đang thực tập thất bồ đề phần, có vị đang thực tập bát chánh đạo, có vị đang thực tập từ, có vị đang thực tập bi, có vị đang thực tập hỷ, có vị đang thực tập xả, có vị đang thực tập cửu tưởng quán, có vị đang thực tập vô thường quán. Lại có những vị khác đang thực tập quán niệm hơi thở.”

“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát.

“Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quả và lợi lạc lớn?

“Này đây, quý vị khất sĩ! Người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và đặt vững chánh niệm trước mặt mình. Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết rằng mình thở ra.

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.

Phép quán niệm hơi thở, theo những chỉ dẫn trên, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem đến những thành quả và lợi lạc lớn.Phát triển và thực tập liên tục như thế nào để phép quán niệm hơi thở có thể thành tựu được bốn lĩnh vực quán niệm?

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra một hơi dài hay một hơi ngắn mà có ý thức về hơi thở và về toàn thân mình, hoặc có ý thức là đang làm cho toàn thân mình an tịnh, thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán thân trong thân, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Hơi thở vào và hơi thở ra có ý thức ở đây thuộc lĩnh vực quán niệm thứ nhất là thân thể.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức về sự vui thích hoặc về sự an lạc, về những hoạt động của tâm ý, hoặc để làm cho những hoạt động của tâm ý an tịnh thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán cảm thọ trong cảm thọ, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Những cảm thọ được chứng nghiệm trong hơi thở có ý thức ấy thuộc lĩnh vực quán niệm thứ hai là cảm thọ.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức về tâm ý, làm cho tâm ý an tịnh, thu nhiếp tâm ý vào định hoặc cởi mở cho tâm ý được giải thoát tự do, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm tâm ý trong tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Không quán niệm về hơi thở thì sẽ không phát triển được chánh niệm và sự hiểu biết.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà quán chiếu về tính cách vô thường hoặc về tính cách không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp, về bản chất không sinh diệt và về sự buông bỏ, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm đối tượng tâm ý trong đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời.

Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đưa bốn lĩnh vực quán niệm đến chỗ thành tựu viên mãn.Nhưng nếu được phát triển và thực tập liên tục, bốn lĩnh vực quán niệm sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn. Bằng cách nào?

Khi hành giả an trú trong phép quán thân trong thân, quán cảm thọ trong cảm thọ, quán tâm ý trong tâm ý, quán đối tượng tâm ý trong đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời, thì lúc ấy chánh niệm của hành giả được duy trì vững chãi và bền bỉ; và hành giả đạt được yếu tố giác ngộ thứ nhất là niệm. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả an trú trong chánh niệm để quán chiếu và quyết trạch về các pháp, đối tượng của tâm ý, thì yếu tố giác ngộ thứ hai được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố trạch pháp. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả an trú trong quán chiếu và quyết trạch về các pháp một cách bền bỉ, tinh cần, vững chãi thì yếu tố giác ngộ thứ ba được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố tinh tấn. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả đã an trú vững chãi và bền bỉ trong sự hành trì tinh tiến thì yếu tố giải thoát thứ tư được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố hỷ lạc xuất thế. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, hành giả cảm thấy thân và tâm của mình nhẹ nhàng và an tịnh, đó là yếu tố giải thoát thứ năm được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố khinh an. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi thân và tâm mình đã nhẹ nhàng và thanh tịnh, hành giả có thể đi vào định một cách dễ dàng. Lúc đó yếu tố giải thoát thứ sáu được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố định. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi đã thực sự an trú trong định, hành giả không còn duy trì sự phân biệt và so đo nữa. Khi đó yếu tố giải thoát thứ bảy là buông thả được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố hành xả. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn như thế. Nhưng bảy yếu tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực tập liên tục, làm thế nào để có thể đưa đến sự thành tựu viên mãn của trí tuệ và giải thoát?

Nếu hành giả tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một mình tĩnh cư, chuyên quán chiếu về tính cách không sinh diệt của vạn pháp, quán chiếu về sự tự do, thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ. Đó là do tu tập bảy yếu tố giác ngộ mà thành tựu viên mãn được trí tuệ và giải thoát.”

Đó là những điều đức Thế Tôn nói. Đại chúng ai nấy đều tỏ vẻ vui mừng được nghe Người dạy.”
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chúng chư vị ta đọc “Kinh Quán Niệm hơi thở này” - rõ ràng thấy rất nhiều các phép y chứng Kinh.

Ví dụ: Khởi đầu Kinh có sự y chứng về việc “dẫn Đạo”: 5-10-20-30-40 người. Chứ không chuyện “giảng Đạo hay luận giảng Kinh” như bây giờ. 1 người ngồi pháp Đàn giảng cho cả trăm người, nghìn người và như giờ thì còn thu âm thu hình tiếp diễn giảng cho vô lượng người muốn nghe, đọc..v.v. - Điều này gọi là tam sao thất bản. Ý của giảng sư “dẫn Đạo” cứ cho là đúng nhưng hàng trăm hàng nghìn căn tánh khác nhau nghe/đọc thì cái ý này đã vô thường khi biến thành hàng trăm hàng nghìn pháp (mỗi người nghe đọc sẽ ra 1 pháp của riêng họ vì nó vào qua 6 căn riêng biệt của mỗi người) - Đâu còn là 1 pháp như ý của Giảng Sư dẫn Đạo

Điều ví dụ này có thể bổ chứng cho tản mạn trình ngay phía trước. Và ở đây, chúng chư vị ta thấy rõ được 1 cơ sở Pháp về dẫn Đạo.


Ví dụ 2: Ở đây nói về phát triển và thực tập liên tục phép Quán Niệm hơi thở để có lợi lạc


Đọc đến cái câu này của Kinh thôi chúng Chư vị chúng sinh ta đã thấy rõ: Quán Niệm Hơi Thở - Tên như ý nghĩa.


1/ Hơi thở là 1 niệm. Hàng ngày, bình thường người chúng sinh chúng ta có luôn ý thức được cái niệm hơi thở này không?. Chúng ta thở ra, thở vô trong vô thức. Ý thức không cần phải để ý - do thế chúng sinh ta không có ý thức về việc chúng ta đang có niệm hơi thở.

Tuy nhiên, Niệm hơi thở là 1 niệm liên tục của CƠ trong cả 1 đời sinh diệt chúng sinh - Đây là 1 trong những niệm cơ bản thuộc CƠ (vô thức).

Như phần luận phía trước. Công cuộc nắm giữ CƠ là công cuộc Đạo Đức Thế Tôn.


Như vậy, chúng sinh ta trước tiên phải Quán được Niệm hơi thở của chúng sinh ở thế gian là 1 niệm của Cơ vô thức.

2/ Đọc trong Kinh trích trên rõ ràng không thấy từ TÁC pháp. Nhưng khi thâm nghiên đọc hàng nghìn quyển Kinh trong hệ thống giới Kinh - Chúng sinh ta sẽ thấy: Bản Dịch này thiếu mất cụm từ “quý vị/chư vị nghe và khéo Tác Ý”. Dù không thấy được từ này, không sao cả, trong Kinh đã tự diễn nghĩa.


3/ Kinh nhắc Chúng Chư vị ta phải biết hơi thở vào hơi thở ra. Đây không phải là nhắc “tỉnh thức” nhắc “tỉnh giác” về Niệm hơi thở này sao. Tức rõ ràng ngay đánh số thứ nhất, thứ hai: Chúng sinh ta đã biết: Kinh nhắc ta phải chuyển từ niệm cơ vô thức sang niệm cơ tỉnh thức. Hay Biết/Ý THỨC ĐƯỢC đang


4/ Ý thức được hơi thở, ngay sau đó là cùng với điều đó là “Ý thức được về toàn thân”. Như vậy:

Có đếm số niệm hơi thở hay không? (Đếm 1,2,3,4…)?

Chỉ có 1 Niệm. Niệm này là niệm hơi thở (bao gồm hít vào thở ra) - Đây là niệm.

Quán Niệm hơi thở: Là Quán có 1 niệm và chỉ 1 niệm. Lại còn chạy, rong ruổi sinh ra niệm: Đây là niệm hơi thở 1, đây là niệm hơi thở 2, đây là niệm hơi thở 3… vậy thì không phải ngay từ đầu đã đi sai lầm rồi sao.


Chúng sinh ta rất rõ về việc gọi là Tâm vô niệm và tâm nhất niệm.

Như vậy, đang ở chỗ Quán nhất niệm hơi thở ( gồm vào ra) mà lại đi sinh ra thêm các niệm đếm thì lậu hoặc rồi.

Chúng ta không cần biết là niệm thứ mấy. Hơi thở vào biết hơi thở vào, hơi thở ra biết hơi thở ra, thở dài biết thở dài, ngắn biết ngắn, thở kêu ra tiếng biết thở kêu ra tiếng.v.v. - là tỉnh thức về niệm. Đếm đếm gì nữa… ngay từ đầu đã luận giảng sai Kinh. Kinh rõ ràng không ở nơi nào trong hàng nghìn Kinh Điển giới Kinh nói về đếm… chỉ có ở luận mới sinh ra cái phương tiện xa rời Đạo Đức Thế Tôn này.


Tỉnh thức về niệm là ý thức về niệm là biết niệm (theo như ngôn ngữ dịch của Kinh trích). Đến đây thôi.

Vậy, ý thức về thân khi có đã ý thức về niệm hơi thở là gì? -Cái này cần Y Chứng từ rất nhiều Kinh khác


Khi mà vừa có ý thức (tỉnh thức niệm hơi thở) vừa có ý thức về toàn thân - Người này đang an trú được trong phép Quán thân trong thân (vậy là Kinh Tứ Niệm Xứ)


5/ Đọc kinh đến đây, Chúng chư vị chúng sinh ta phải THẤY: Thì ra Kinh nhắc phương tiện: Tỉnh thức về hơi thở (biết) và đồng thời Quán


Không phải sao?


Như vậy, rất rõ về việc Quán Pháp được sử dụng ra sao?


Dù toàn bộ phía trước đến chỗ này và mãi mai sau: Chúng chư vị ta đã được đọc đi đọc lại từ Quán Pháp nhưng đến bây giờ, đọc ở Kinh này mới chỉ rõ: Quán Pháp được dùng ra sao

Dù Kinh Sa Môn Quả có nhắc về việc kiết già (như phía Kinh trích trên cũng nhắc hành giả kiết già) - có nhắc đặt niệm Quán trước mặt… nhưng dù thế này vẫn chưa đủ… bởi vì Kinh này trình thêm 1 phương tiện rất rõ: Tỉnh thức niệm hơi thở và bắt đầu dùng niệm Quán.


Rất rõ, có thể y chứng được phần phía trước của Kinh Sa Môn Quả cho đến chỗ ngồi xuống Quán sẽ tương tương với (thực tập tỉnh thức thở vào thở ra). Có mỗi việc thở vào biết, thở ra biết - sống ở trong thế gian hồng trần xã hội chỉ cần lúc nào cũng có ý thức: Đang thở vào đây, đang thở ra đây… chỉ cần làm được liên tục thế này là đã có thể sắp dùng Quán tiến vào Tu sĩ. .


Đang làm gì cũng nhớ (ý thức) , đang thở vào đây, đang thở ra đây… làm được không? - Tưởng dễ nhưng khó vô cùng. Nên mới phải ngồi thực tập. Vì hơi thở là niệm liên tục của vô thức. Nếu ý thức cầm được thì khác gì đã nắm Cơ. Do vậy, phải kiết già để mà đánh pháp phương tiện này. Mà Kinh cũng nói vậy, cần gì phải đọc cái chỗ này mới thấy thế.

Khi chúng ta sai khiến được niệm hơi thở 1 cách thực thụ - tức là chúng ta đã muốn dừng thở là dừng - khác gì nắm sống chết?



6/ Đọc hết 16 số cái hơi thở viết trong Kinh kia thì rất rõ: Vừa dùng Quán Niệm hơi thở và vừa Quán hết thế giới (chúng sinh) - vô lượng Quán. - Khi ở số thứ 16 - Niệm Quán quá sâu rồi - mọi người đã thực tập thì đều biết. Lúc đó, ở cái chỗ sâu xa nhất của Quán, muốn tác ý dừng niệm hơi thở và kể cả xả luôn cả niệm thanh tịnh cũng không phải là cái gì khó…



Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Vấn đề của tất cả Chư vị chúng sinh chúng ta là: Đọc Kinh cũng tự thấy hiểu được là trước tiên quán biết được đang thở vào, đang thở ra, dài ngắn… đây là biết


Mà điều này dễ không? - Quá dễ. -Ai đọc đến đây, tự quay ý thức hay TÂM về trước chóp mũi là biết đang thở vào đây, đang thở ra đây. Dễ ẹc…



Dễ thế mà có làm được theo câu: “VỊ ẤY THỰC TẬP NHƯ VẬY”


Có mỗi câu này thôi. Thực tập được 5-10-20 năm không?


Chỉ mới ở hơi thở số 1, hơi thở số 2. Thực tập được không?


Hay dễ quá, chán phèo… thực tập nhàm chán quá….



Chúng sinh ta không biết Quả Sa Môn. Không biết được, chỉ cần hơi số 1 hơi số 2 ở Kinh (thực chất là vẫn chỉ là mô tả 1 hơi và 1 bước thứ nhất: Tỉnh thức/biết/thấy về hơi đang thở


Làm được hai hơi số 1,2 đã tương đương với việc người ấy (vị tỳ kheo)- trong Kinh Sa Môn Quả tới bước thứ chuẩn bị bước giới Tu Sĩ - bất khả tư nghì. Như Lăng Nghiêm vừa trích phía trước cũng tương đương cảnh giới Trời thiên (4 cõi Thiên) - tức là lên trời… chứ không phải là người thế gian xã hội nữa. Mà đây mới chỉ là hơi số 1 hơi số 2 mà vào sâu viên mãn.


Tất nhiên, phải có phương tiện. Chỉ tu mãi hơi số 1 hơi số 2 thì khác gì mấy cụ cao danh nhất quyết cho rằng: Đạo Phật là cần … như vậy.


Dù thế, hơi số 1, số 2 là tiên quyết… cũng là 1 y chứng được kể ra ở đây cho phần luận phía trước về khái niệm thắp sáng ngọn đèn Đạo Đức Thế Tôn không tắt


Từ hơi số 3,4… là dùng rất nhiều phương tiên rồi… nó ở rất nhiều Kinh trong hệ thống giới Kinh.
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, chư chúng sinh chúng ta đã thấy rất rõ: Thì ra cái gọi là thắp ngọn đèn sáng Đạo Đức Thế Tôn - đều tìm được ở bất cứ đâu và nó quan trọng cũng như khó thế nào



Đây, thức tế 2000 năm qua thế nào?


Không chịu tu tập chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn - hay thắp ngọ đèn Đạo Đức Thế Tôn sáng lên không tắt - tu tập hơi số 1 hơi số 2.


Dù có ai đó đọc Kinh, nhớ Kinh… cũng tu tập qua qua hít vào thở ra… ta biết/thấy rõ đang vậy rồi mà sao không nhiệm màu kết quả gì…


Thế là kiến giải, thế là tự tri kiến, thế là phê ra luận, phê ra phương tiện mới: Đếm 1,2,3,4… - Đếm mãi cho mệt rồi cuối cùng ở phía sau vẫn lại quay về:… đến chỗ này sẽ quên không đếm nữa…

Lòng vòng như vậy … mà vẫn không tìm ra phương tiện.


Trong khi Kinh chỉ rõ, minh nghĩa. Thở vào biết, thở ra biết, thế thôi. Tập khi nào cái THẤY BIẾT đó nó “như tự nhiên” là vậy. Lúc nào cũng thấy biết… làm gì mà vẽ màu thêm phương tiện gì có thể rốt ráo hơn, Minh hơn phương tiện của Đức Thế Tôn ở chỗ này.


Vấn đề là người tu không nhiếp tâm mà thực tập. Nên họ đi tìm cái gì ý. Bỏ ngay cái MINH ngay trước mặt đi tìm gì ý. Mà điều này thì toàn bộ hệ thống giới Kinh là 1 hệ thống Minh nghĩa phương tiện - vô lượng phương tiện phù hợp cho vô lượng căn tánh…. Chúng sinh ta lại không thấy. Đi tìm ở đâu ý.
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Ngay từ đây, Chư Chúng sinh chúng ta đã lại THẤY rất rõ về Kinh A Di Đà Phật


Nếu mà đã nắm được cái sợi dây, nắm được 1 tia sáng của ngọn đèn Đạo Đức Thế Tôn. Thì hãy thử Quán y chứng xem hơi thở số 1, hơi thở số 2 nó có gì giống với câu A Di Đà Phật ở ngay trong Kinh đó.

Còn rất nhiều phần khác là các phương tiện cũng như các mọi Kinh khác, phải Y Chứng ở nhiều Kinh khác nhau trong hệ thống giới Kinh.


Tại sao? - Tại vì cái phần bước vào tu sĩ là phần xuất thế gian. Tu được từ thế gian bước tới biên xuất thế gian đã là 1 hành trình bao nhiêu năm rồi.



Ở nơi đoạn đầu này, phương tiện Đức Thế Tôn rải nhan nhản trong hệ thống giới Kinh. Việc thấy như vừa nêu đã là khó nhưng việc kiên trì phương tiện đó được hay không là việc phải đọc làu làu về cái gọi là PHÁP NHẪN NHỤC/PHÁP KIÊN TRÌ/Pháp trì trong Đại thừa Kinh


Pháp nhẫn nhục, pháp kiên trì nói rõ rồi: Hành giả không có hạnh này thì làm sao thấy được Quả.


Sự kiên trì trì thọ phương tiện của Đạo Đức Thế Tôn chứ không phải là sự tích luỹ tri kiến chất dần lên thật nhiều về các phương tiện của giảng Sư trong mấy nghìn năm - sách giờ chất thành núi Tu Di được
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Các chư vị chúng sinh chúng ta đã cùng thấy rõ chưa -Cái phương tiện ban đầu để giúp 1 người từ thế gian bước lên hành trình nó có dễ không? - Có đơn giản không - Chúng ta là bỏ đi, không chịu thấy MINH ngay trước mặt thôi.


Rất rõ, cái phương tiện A Di Đà Phật là do Chư Tăng Đoàn phương tiện trang nghiêm từ cái hệ thống lý thuyết căn cơ gọi là tiểu thừa kia. Nó còn đơn giản và dễ hơn cả cái Quán hơi số 1 hơi số 2… nó bày đến mức, không còn 1 căn cơ nào mù tịt đặc hơn mà không thể dùng được cái phương tiện này



Tất nhiên, cái gì cũng phải TRÌ, HÀNH TRÌ HAY CÒN GỌI LÀ TU.


Người dẫn Đạo - Ví dụ là A Di Đà thì phải như phía trên Kinh trích đã nói… làm sao dẫn được 1 lúc vạn nghìn chúng sinh?


Chúng ta thấy rất rõ, 1 Người dẫn Đạo ở đây phải trình được cho người sơ cơ và (chứng hay thấy được họ đang tiến thế nào) bao gồm nhưng không giới hạn:


Hít vào: Niệm bao nhiêu câu A Di Đà (tuỳ cơ ứng biến - đây là dẫn Đạo)
Thở ra: Niệm bao nhiêu câu A Di Đà (tuỳ cơ ứng biến)

Và rõ là: Phải tuỳ cơ ứng biến cho người sơ cơ đó: Người này tập 1 hơi thở được 3 câu, người kia là 2 câu, người kia là 5 câu…. Cứ thế mà làm…

Không phải từ niệm hơi thở mà ra.

Đâu cần phải đi giải thích hay lý lẽ như chúng ta đang hí luận với nhau ở đây.. Đến 1 lúc tự thấy rõ đây là 1 niệm… tất cả là đều chỉ là tu cái Tỉnh thức về nhất niệm - để tập trung TÂM - thế thôi

Và đây mới chỉ là bước đầu, chứ đâu phải là QUẢ rốt ráo gì nếu so chung trong các Quả hạnh Phật. Dù tu được bước đầu Phước ở thế gian đã tức khắc hiện tiền (nhân quả, số mệnh, khí vận…)



Dạng phương tiện đầu tiên này, thực sự là không thiếu. Hầu như 1 Đại Kinh nào cũng có.



Đọc đến đây, ai cũng thấy, muốn được vô niệm trước tiên phải về Nhất niệm. Nhất niệm này không có nghĩa là chỉ có 1 niệm. Mà là tỉnh thức nhất niệm, tỉnh giác nhất niệm. Thế nào gọi là tỉnh thức? Thế nào gọi là tỉnh giác. Thế nào gọi là nhất niệm?



Chúng sinh ta tỉnh giác hay tỉnh thức là tỉnh giác tỉnh thức cái gì? - Cái không gì à? - Rõ, có rất nhiều luận giảng nói về cái không gì…


Tỉnh thức tâm, tỉnh giác tâm, tỉnh thức giác Phật, tỉnh thức, giác Tánh.v.v. ? - Chúng ta làm được chúng sinh ta thành Phật rồi, Chánh Đẳng giác rồi…


Nên về mặt nghĩa luận lý: Đó là cái Niệm



Chúng ta quên thôi, lầm mê chút xíu nên mới gây ra thời mạt pháp thôi. Thực ra, cái MINH nó vẫn ở đây, từ khi Đức Thế Tôn đi ra khỏi thế giới đến giờ và mãi sau này:

(Đủ nhiều Kinh trong cả Đại Tiều Thừa đều Y Chứng):

Do sự vô minh nên cái TÁNH chân như thường hằng mới khởi sinh ra 1 niệm đầu tiên..v.v.


Như vậy, bằng phương tiện Phật (ở trong hệ thống giới Kinh) - chúng ta sẽ chỉ có và chỉ còn có cái gọi là: ý thức, tỉnh thức hay tỉnh giác về 1 niệm. Chỉ giác 1 niệm. Có được sự nhất niệm này thì có nghĩa chúng sinh ta đã thu nhiếp được tâm đang rong ruổi với vô lượng niệm tập trung chính vào một niệm này. Đã vào được sơ cơ nhất tâm.

Sau đó mới phá, mới trang nghiêm, mới tinh tấn….

Vậy thôi.


Niệm gì cũng thế.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”