Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước ?

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

SƯ TỬ đã viết:
Đêm hôm qua không ngủ được, sáng nay gửi bác Tây Đô câu hỏi này:
- Vi sao anh ấy không ngất xỉu chổ khác và thời điểm khác nhỉ?
- Vì sao anh ấy không xỉu sớm hơn một chút, sẽ còn nhiều bạn khác giúp anh ấy chứ? sao lại chỉ một mình ST nhỉ?

Theo lý nhân duyên thì trong kiếp nào đó chính anh ấy đã từng cứu cậu, nên kiếp này khi anh ấy gặp nạn luật nhân quả sắp đặt cậu xuất hiện đúng lúc, không phải người khác.
Cũng như hiện tại cậu đã từng giúp anh ấy nên khi cậu cần việc làm, anh ấy hiện ra đúng thời điểm...
Nói chung nhân quả trùng trùng, mọi sự không thể ngẫu nhiên cậu ạ. Việc tích đức hành thiện lúc nào cũng nên làm là như thế, giúp người chính là giúp mình thôi.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nam2610
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3070
Tham gia: 17:59, 28/01/14

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi nam2610 »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:Tôi tự đánh giá mình là lương thiện sao vẫn khổ???

Hình ảnh

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:

-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:

-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:

-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.

Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong Thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

( Theo Stvonline)
người làm được điều này đã thành chính quả rồi! hẳn là bất cứ người thường trong họ vẫn tồn tại ít nhất một ác tâm dù họ có làm điều gì đi nữa. vậy nên nếu xét ác tâm là 1 nhân thì việc anh chịu khổ tâm như trên có vẻ hơi bất công bằng. vì tâm đó chỉ mong muốn rằng xã hội công bằng 1 chút. anh ta thấy những người như anh ta ko nhận được sự công bằng. vậy tâm đâu ác. mà sự công bằng anh ta muốn đâu phải cho mình anh ta. mà muốn cho những người như anh cơ mà?
Đầu trang

hoahuongduong1
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 571
Tham gia: 00:11, 21/04/13

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi hoahuongduong1 »

NHỮNG NGƯỜI SINH CÙNG
NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ, PHÚT, GIÂY
MỆNH VẬN CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG ?

Những Người Sinh Đôi Vận Mệnh Có Giống Nhau Không ?
Có người bạn nói chuyện với tôi về mệnh vận. Anh ta nói: tôi cực lực phản đối thuyết con người có mệnh vận và nêu ra một số lý do để chứng minh quan điểm của mình là đúng. Ví dụ, nếu có người nói con người có mệnh vận, thế thì những người sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây vì sao chỉ có một người làm vua. Nước ta có rất nhiều người giờ sinh như nhau, mệnh vận của họ nên giống nhau mới đúng, tại sao lại không giống? Luận điểm của anh ta rất rõ ràng, chỉ cần cùng thời gian sinh thì mệnh vận sẽ như nhau, không thể khác nhau tí nào hoặc phân thành suy vượng được.

Tôi hỏi anh ta: ngày cùng là ngày cả thế tại sao còn có xuân hạ thu đông, có nóng lạnh khác nhau ? Ðất cũng là cùng một quả đất, vì sao có chỗ nước, chỗ không, chỗ cao, chỗ thấp? Cùng một mảnh đất, cùng một hạt lúa, cùng trồng sáu tháng vì sao có cây cao, cây thấp? Cũng một cành cây, tại sao có quả to, quả nhỏ. Nhân thể là một khối thống nhất, tại sao công năng của lục phủ, ngũ tạng lại có cái mạnh, cái yếu, có cái tốt, cái xấu? Vì sao có người chỉ có gan mộc khối u, còn các phủ tạng khác thì lại tốt? Tôi lại nói cơ thể con người là thống nhất, lục phủ ngũ tạng ở trong mình là tự người mẹ sinh ra, tất cả cùng giờ sinh thế mà chỉ có gan mọc khối u còn những tạng phủ khác thì không bị. Vậy giữa chúng quả thực có sự khác nhau rất lớn.
Ông bạn ấy nghe tôi nói đã hiểu được vấn đề và nói lại là: "Ừ, đúng nhỉ! Lục phủ ngũ tạng đều cùng một giờ sinh, thế mà lại khác nhau rất lớn, thật đáng nghiên cứu.". Tôi nói với anh ta: "Tổ tiên chúng ta từ lâu đã nghiên cứu ra rồi, đó là lục phủ ngũ tạng đều có âm dương, có ngũ hành tương sinh tương khắc, mỗi cái chủ suy vượng của 4 mùa, cho nên cùng một giờ sinh, nhưng khác nhau rất lớn".
Nhữngngười cùng giờ sinh, vì sao mệnh lại không giống nhau? Nguyên nhân rất nhiều, không có cách nào để giải thích cho rõ ràng, tỉ mỉ được. Tôi chỉ nói vắn tắt như sau:
1) Phương vị khác nhau, như phương nam là hỏa, phương đông là mộc, phương bắc là thủy, phương tây là kim. Người mệnh hỏa nhưng sinh ở phương nam hay phương bắc sẽ khác nhau. Phương nam là đất hỏa vượng, phương bắc bị thủy khắc cho nên không như người sinh ở phương nam.
2) Năm mệnh của phụ mẫu khác nhau.
3) Năm mệnh của anh chị em khác nhau.
4) Năm mệnh hôn nhân khác nhau.
5) Năm mệnh của con cái và số con đều khác nhau.
Vì năm mệnh tử vi của những người trong gia đình khác nhau, mức độ ngũ hành sinh khắc sẽ khác nhau, do đó ảnh hưởng đối với con người cũng sẽ khác nhau. Ví dụ có một người mệnh Mộc, cha mẹ đều là mệnh Kim, đều khắc anh ta. Có người tuy cũng là mệnh Mộc, nhưng cha mẹ đều là mệnh Thủy, thủy sinh mộc. Người bị khắc cuộc sống sẽ không thuận, người được tương sinh cuộc sống sẽ thuận.
6) Nam nữ khác nhau, do đó mà có sự vận hành thuận, nghịch khác nhau.
7) Tướng mặt, vân tay không giống nhau cho nên việc nó làm chủ cũng khác nhau.
8) Cốt tướng của người khác nhau.
9) Mộ tổ, nhà ở khác nhau, phương vị khác nhau. Ngày xưa đã có câu "Nhất mộ, nhì phòng (nhà ở), tam bát tự", tức là nói mệnh vận tốt, xấu của một người, thứ nhất quyết định ở phong thủy phần mộ ông cha tốt hay xấu; thứ hai quyết định ở phong thủy của nhà ở; thứ ba quyết định ở sự sắp xếp tổ hợp của tứ trụ. Cho nên, cho dù ngày giờ sinh giống nhau, nhưng phần mộ tổ tiên và nhà ở không hoàn toàn giống nhau được.
10) Gen di truyền của mỗi người khác nhau.
11) Hoàn cảnh, điều kiện gia đình của mỗi người khác nhau.
12) Ðiểm sáng của sao chỉ có một. Tuy có hàng nghìn, hàng vạn người cùng giờ sinh, nhưng điểm sáng của sao trực ban quyết không phải người nào cũng nhận được. Nếu điểm sáng này chiếu đúng vào nhà một người nào đó, hoặc đúng lúc người mang thai đang sinh, người đó có thể sẽ là hoàng đế, còn những người khác thì không làm nổi hoàng đế. Nếu có một tạp chí nào đấy đã thông báo: bố mẹ Mao Trạch Ðông đều không đồng thời nhìn thấy vầng đỏ phía đông phòng họ rồi sau đó mang thai Mao Trạch Ðông, đương nhiên vầng đỏ này không phải là tất cả các bậc bố mẹ của những người cùng giờ sinh đều thấy được.
Có một câu chuyện như sau:
Chu Nguyên Chương đời Minh sau khi đã làm Hoàng đế nghĩ rằng, mình đã làm vua và những người cùng giờ sinh với mình cũng là "mệnh Hoàng đế" cả, nếu không giết hết họ sau này sẽ có người tranh ngôi. Do đó ông đã ra lệnh giết, giết loạn mà không thương tiếc. Khi giết đến nửa chừng, Chu Nguyên Chương lại nghĩ nên bắt mấy người cùng giờ sinh với ông đến để hỏi xem họ làm nghề gì, sau đó giết cũng chưa muộn. Chu Nguyên Chương hỏi một người trong số đó: "Ông làm gì?" - "Nuôi ong" - "Nuôi bao nhiêu ong?" "Nuôi 9 tổ", tất cả mấy vạn con".
Chu Nguyên Chương sau khi nghe, vừa sợ vừa mừng: mình làm Hoàng đế thống trị cả 9 châu, 9 chư hầu. Ông ấy nuôi 9 tổ ong, có 9 ong chúa. Số ong của ông ấy nuôi và số người của mình cai trị đại thể giống nhau. Xem ra mình và ông ta không đều là Hoàng đế của người cả, làm hoàng đế của người chỉ có một mình, còn người khác, có người làm vua của ong, có người làm vua của tằm, có ngừơi làm vua của cá... Do đó Chu Nguyên Chương cảm thấy yên tâm và ngừng lệnh giết những người cùng ngày sinh.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Lá số Tử vi: Bản hồ sơ tiền kiếp

[/font][/color]Lá số Tử vi giống nhau tại sao số phận khác biệt nhau?


Lá số Tử vi là bản hồ sơ cá nhân ghi lại nghiệp của một người trong các tiền kiếp và sự ảnh hưởng của nghiệp ấy lên cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên nghiệp thì rất phức tạp, lá số chỉ có 12 cung và số tinh đẩu khá hạn chế nên không thể hiện được một cách quá chi tiết những nghiệp gì người ấy đã gây tạo. Điều quan trọng nữa là lá số được thiết lập tại thời điểm ra đời nên không có sự cập nhật, nếu đương số có những hành động cải sửa số mạng thì lá số trở nên lạc hậu. Có câu "Đức năng thắng số", rõ ràng tùy theo "đức" của mỗi người, dù 2 người có lá số hoàn toàn giống nhau, cuộc đời họ vẫn có sự sai biệt rất nhiều. Đây cũng chính là nhược điểm của phương pháp xem vận mạng của môn Tử vi.

Để hình dung rõ hơn mời quý vị đọc ví dụ sau:

Lá số giống như bản hồ sơ học bạ của học sinh. Khi thầy giáo lớp 9 mới nhận lớp, thầy xem trong học bạ và hồ sơ của học sinh xem năm ngoái ở lớp 8 nó học thế nào. Một đứa giỏi toán, hạnh kiểm tốt thì thầy đoán năm nay có thể nó sẽ được tuyển đi thi học sinh giỏi toán cấp tỉnh. Tuy nhiên nếu nó có bạn gái, yêu đương rồi học hành xao nhãng, toán bị điểm kém thì thầy đã đoán sai. Còn nếu nó vẫn chăm chỉ học hành như năm lớp 8 thì quả nhiên nó được đi thi học sinh giỏi, thầy đã đoán đúng.
Ngược lại, một đứa ở lớp 8 học lực khá kém, chật vật lắm mới được vớt vào lớp 9. Thấy xem hồ sơ đoán năm nay nó chẳng làm nên cơm cháo gì. Nhưng tự nhiên không biết vì sao nó bỗng siêng năng dùi mài, nghiên cứu sách vở, học thêm lớp này lớp nọ, dần dần trở thành học sinh khá, kiến thức vững vàng. Thầy đã đoán sai. Nếu nó vẫn tiếp nối "truyền thống" như hồi học lớp 8, chểnh mảng hời hợt thì tất nhiên thầy sẽ đoán đúng.
Lá số ghi lại những gì một người làm ở kiếp trước và sự ảnh hưởng của nó vào kiếp này, tuy nhiên những dự đoán của thầy tử vi đúng hay không còn tùy thuộc sự ứng xử của đương số, không phải cố định như thế. Dù có sự bất lợi nào đó nhưng cố gắng cải sửa thì vẫn tốt như thường. Ngược lại, lá số tốt mà làm nhiều việc xấu xa tồi tệ thì khi hết phúc tai họa sẽ đến.
Lóp 8 là kiếp trước, hồ sơ học bạ là lá số Tử vi, Lớp 9 là kiếp này.

Như vậy rõ ràng vận mệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Đây cũng là niềm hy vọng cho những người lỡ có lá số xấu.




Luật nhân quả và sự cải thiện số mạng


Theo quan điểm của đạo Phật thì luật nhân quả xuyên suốt quá khứ vị lai. Con người sinh ra đời là kết tinh của nghiệp quá khứ, tức là những gì đã tạo tác trong các kiếp trước.

Có câu:
Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị.
Tức là:
Muốn biết đời trước gieo nhân gì, hãy xem sự hưởng thọ đời này sẽ rõ
Muốn biết đời sau thế nào, hãy xem hành động ứng xử hiện tại sẽ rõ.
Như vậy mỗi người chúng ta đều có nghiệp thiện và nghiệp ác trong quá khứ, nghiệp lực sẽ chi phối vào cuộc sống hiện tại và tạo nên một số phận. Vấn đề ở đây là chúng ta trải qua sự tái sinh cách ấm không còn nhớ được các kiếp trước của mình, tất nhiên chẳng biết được nghiệp thiện ác của mình ra sao. Chỉ có các vị tu hành đắc Túc mạng thông mới thấy được nhũng điều ấy. May mắn nhờ có các nhà lý số bằng nhiều cách khác nhau như xem lá số Tử vi, Tứ trụ Tử Bình, Quẻ Dịch, xem tướng mạo...chúng ta có thể biết một phần nào số mạng, cũng là nghiệp của mình.
Sự xem số mạng không chỉ để thỏa mãn sự tò mò hiếu kỳ, chúng tôi cho rằng xem để làm cơ sở cho mỗi người có giải pháp cần thiết cải thiện cuộc sống, tăng phúc giảm họa. Khi biết mình có ưu thế nào, có điểm yếu nào thì giống như đi biển có tấm bản đồ, không sợ bị lạc. Mỗi người sẽ có cuộc sống tự chủ yên vui, không trách trời trách đất trách người, sống có trách nhiệm với hành vi của mình hơn, thương mến nhau hơn.
Theo Kinh nhân quả của đạo Phật, người hiện nay nghèo khó khổ cực vất vả là do đời trước hà tiện không giúp người khó khăn, cản trở công việc người ta, ngầm hại người chiếm đoạt tài sản, trộm cắp...Muốn hóa giải nghiệp xấu thì làm việc từ thiện, tài vật cho người cơ nhỡ, bố thí cho kẻ nghèo hèn, cúng chùa giúp các vị đệ tử Phật tu hành giải thoát và các vị ấy lại đem giáo pháp đến với mọi người...
Người hay đau ốm, tật nguyền, mắc bệnh nan y... là do tiền kiếp sát sinh hại mạng, giết nhiều mạng sống, làm ng đồ tể hoặc thợ săn, ngư phủ, hoặc lạm sát trong các cuộc chiến tranh... Muốn hóa giải nghiệp xấu thì tránh sát sinh, phóng sinh thật nhiều, những người đau ốm thuốc men, thông cảm người khổ sở tật nguyền, bằng mọi biện pháp phản đối ngăn ngừa chiến tranh...
Người hôn nhân trắc trở, cô đơn là do tiền kiếp ngoại tình, chia rẽ vợ chồng người ta, cản trở hôn nhân, đố kỵ ganh tỵ gièm pha làm gia đính người ta xào xáo bất hòa...Muốn hóa giải thì cần giữ thái độ đàng hoàng nghiêm túc trong quan hệ, hoan hỉ giúp những đôi Uyên Ương được hạnh phúc, giúp những cặp vợ chồng bất hòa đoàn tụ, luôn tìm cách hòa giải mâu thuẫn gia đình người ta...
Người công danh trắc trở, làm gì cũng khó khăn... là do tiền kiếp cản trở đè nén người tài, lạm dụng quyền lực, hoặc đối xử quá khắc nghiệt với cấp dưới, hoặc cố ý cản trở phá hoại sự học hành tiến thân của người ta...muốn hóa giải thì cần giúp cho những học sinh học giỏi có điều kiện học tập thi thố tài năng, vui vẻ hoan hỉ với thành công của người khác, tạo mọi điều kiện giúp họ thành công hơn trên đường đời...
Người hiếm con cái là do tiền kiếp chia rẽ mẹ con người ta, hoặc giết hại con của người hoặc của các con vật làm cho cha mẹ họ đau khổ...muốn hóa giải thì nên phóng sinh thật nhiều, tránh sát sinh, chăm sóc trẻ em, làm mọi cách để cha con mẹ con người ta được đoàn kết thân ái...

Cuộc sống còn rất nhiều vấn đề nữa, khó mà kể ra được. Sửa đổi số mạng rất khó, không phải một sớm một chiều mà xoay chuyển được nghiệp xấu. Nhất là những người đã đứng tuổi. Cần phải hết sức kiên nhẫn bền chí mới có kết quả. Những người dù không có nhiều nghiệp xấu cũng rất cần làm những việc tích phúc để được hưởng phúc lâu bền.

Đức Phật dạy muốn chuyển nghiệp một cách nhanh chóng mạnh mẽ thì nên học đạo tu hành, tụng kinh trì chú, sám hối nghiệp chướng, lánh dữ làm lành, làm theo những lời Phật dạy trong kinh điển, không tạo thêm nghiệp mới, giải quyết nghiệp cũ. Trong thực tế, những người tu hành lâu năm do nghiệp đã thay đổi, không còn khống chế được cuộc đời họ nữa nên không thể xem được vận số của họ qua lá số hoặc những phương pháp khác. Đây cũng chính là cứu cánh của chúng ta cho đời này và đời sau.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Cùng một lá số nhưng vận mệnh hoàn toàn khác nhau

[blockquote]
[/blockquote]
Hai anh em sinh đôi có hai số phận khác nhau, mặc dù họ có cùng mệnh

Trong triều đại nhà Tống, có hai anh em sinh đôi tên là Cao Hiếu Tiêu, và Cao Hiếu Tích, cả hai giống nhau cả về hành vi, trí tuệ và sự thông minh. Năm 16 tuổi, họ cùng đỗ Tú tài. Cùng năm đó, họ lập gia đình, bố mẹ của họ bảo họ mặc quần áo và giày khác nhau để vợ của họ có thể nhận ra.
Một ngày họ gặp Đạo nhân Trần Hy Di, người sau khi nhìn tướng mạo của cả hai, và nói: “Cả hai người đều rất tuấn tú, sống mũi thẳng, môi có sắc hồng. Tai trắng mà có đường viền đỏ, khí thanh thần triệt, đều sẽ đậu vòng trong. Hơn nữa, cả hai đều có hào quang trong mắt, sẽ rất thành công trong kỳ thi!”.
Khi kỳ thi đến vào mùa thu, cả hai đến kinh đô để dự thi và ở với một người họ hàng thân thuộc. Hàng xóm là một quả phụ đẹp. Cao Hiếu Tiêu dốc lòng học tập, không động tư tình. Tuy nhiên, Cao Hiếu Tích đã không kiềm lòng, đã tán tỉnh và tư thông với người quả phụ. Sau đó bị người ta phát giác, nói cho dòng họ của người quả phụ. Người quả phụ sợ tội, đã trầm mình xuống sông tự sát.
Sau kỳ thi, cả hai đến thăm Đạo nhân một lần nữa. Khi Đạo nhân Trần Hy Di nhìn thấy họ, ông khá sốc và nói:“Đã có một sự thay đổi lớn trong tướng mạo. Một đã trở nên thậm chí tốt hơn và một trở nên rất xấu. Hiếu Tiêu có hào quang màu tía trên lông mày, và mắt thì sáng như sao. Cậu sẽ chắc chắn đỗ cao. Lông mày của Hiếu Tích cũng đã thay đổi. Mắt anh ta phù lên, chóp mũi đỏ và tối tăm. Thần sắc đã tiêu tan và biến mất. Sự thay đổi này phải là do đạo đức bị tuột dốc. Cậu sẽ không chỉ trượt kỳ thi, mà còn có dấu hiệu sẽ chết yểu”. Sau đó kết quả kỳ thi được công bố, quả thật Cao Hiếu Tích bị rớt, rồi chết trong thất vọng.

Sau đó, Cao Hiếu Tiêu làm một đại quan và có thanh danh hiển hách, con và cháu của ông cũng có tài năng, phẩm giá. Khi ông tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi, Đạo nhân Trần Hy Di cũng đến chúc mừng. Trong bàn tiệc ông nói,“Thật là khá dễ dàng để xem tướng cho một người bình thường, tuy nhiên sẽ không dễ biết kết quả được. Bởi vì vận mệnh được quyết định bởi thiên thượng, trong khi đó tướng mạo được quyết định bởi những việc mà người ấy làm. Nếu một người có thể thuận theo các nguyên lý của thiên thượng và sống hài hòa với xã hội, thì người đó sẽ chắc chắn thịnh vượng. Thiên thượng rất phân minh công bằng, vận mệnh có thể xuống dốc vì làm việc xấu, và người ta có thể chuộc lỗi bằng cách làm điều tốt. Sự thăng hoa trong tâm tính của một người có thể thể hiện qua gương mặt, và không điều gì có thể tránh khỏi con mắt của người khác. Đó là tại sao chúng ta nói rằng không có cánh cửa của vận may hay vận rủi, bởi vì nó đến và đi căn cứ theo đức hạnh của người ấy”.


Định Thực đỗ vị trí thứ sáu

Trong triều đại nhà Thanh, có một học giả tên là Định Thực. Anh là một người rất thông minh lanh lợi và rất có tài năng, tính cách phóng khoáng. Vì anh ta thích đánh bạc, anh ta thường bị cha nhắc nhở, nhưng anh ta không sửa. Cha anh ta trở nên tức giận và đuổi anh ra khỏi nhà. Định Thực phiêu bạt đến kinh đô, và bằng nhiều cách khác nhau, anh ta được nhận vào trường Thái học.
Một ngày Định Thực đi qua chùa Tướng Quốc, ở đây anh gặp một thầy tướng số bảo anh: “Thần sắc anh trông rất tốt! Ta đã xem tướng mạo cho nhiều người, và ta thấy tướng mạo của anh là tốt nhất”. Sau khi thầy tướng số hỏi tên anh, ông ta viết vào một mảnh giấy và dán lên tường: “Định Thực sẽ đỗ đầu trong năm nay.” Sau đó, Định Thực rất vui vẻ và bắt đầu trở nên kiêu ngạo, anh ta đánh bạc thậm chí còn nhiều hơn. Khi anh ta nghe rằng có hai thí sinh giàu có từ Tứ Xuyên tới, anh ta mời họ đánh bạc. Định Thực liên tục thắng, và cuối cùng anh ta thắng sáu triệu lạng bạc.
Vài ngày sau đó, Định Thực tới chùa Tướng Quốc một lần nữa, thầy tướng số ngạc nhiên nhìn anh ta và hỏi: “Tại sao trông anh kinh khủng thế? Anh không có hy vọng vượt qua kỳ thi, nói chi là đậu Trạng Nguyên”. Vừa nói ông ta vừa gỡ mảnh giấy ông ta từng viết dán lên tường kia xuống. Ông ta thở dài nói: “Nó đã làm hoại danh tiếng của ta. Ta đã đoán sai lần này.” Định Thực ngạc nhiên hỏi ông ta tại sao ông làm thế. Người thầy bói nói: “Khi nhìn tướng mạo, chúng tôi đầu tiên nhìn trán. Nếu màu vàng và sáng bóng, nó là dấu hiệu của điềm lành. Bây giờ, trán của anh trông rất khô và tối. Anh chắc hẳn đã có suy nghĩ xấu hay thu lợi bất chính. Anh đã làm chư Thần nổi giận”. Định Thực hoảng sợ và bảo người thầy bói chuyện đã xảy ra. Anh ta hỏi trong bối rối: “Tôi chỉ vui một chút. Có gì là nghiêm trọng đâu?”. Thầy tướng số phản đối, nói: “Đừng nói với tôi là anh chỉ vui một chút. Bất cứ việc gì bao gồm cả tiền bạc đều được kiểm soát bởi Thiên thượng. Khi một người đã nhận của cải bất chính, thì ông ta sẽ tự nhiên mất đi phúc đức”. Định Thực rất hối hận về những gì đã làm và lo lắng hỏi: “Tôi có thể hoàn lại tiền chăng?”. Thầy tướng số nói: “Nếu anh thật tâm muốn sửa chữa lỗi lầm và trở thành tốt hơn, anh vẫn có thể đỗ thứ 6 trong kỳ thi”. Định Thực vội vàng trả lại tiền cho hai thí sinh giàu có, và thề rằng sẽ không bao giờ đánh bạc một lần nữa.
Quả nhiên, khi danh sách thí sinh thi đậu được công bố, một người tên là Từ Đạt đã đỗ đầu còn Định Thực thì đỗ thứ 6.
( Theo Minh Huệ )


https://www.facebook.com/trucngothan?ref=tn_tnmn" target="_blank
Đầu trang

nghiadung
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 231
Tham gia: 09:55, 26/11/13

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi nghiadung »

Là Phật tử như Bác có khác . am hiểu về kiến thức phật pháp và kinh dịch.
Đầu trang

nghiadung
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 231
Tham gia: 09:55, 26/11/13

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi nghiadung »

Nếu có Cơ Duyên cũng mong được theo Bác học kiến thức của Phật Giáo
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Vampy
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6832
Tham gia: 04:20, 20/05/13

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi Vampy »

Bí ẩn chuyện các thiền sư 'đầu thai'
Trong truyền thuyết và thực tế cho đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp khó lý giải khi những đứa trẻ kể rành mạch "cuộc sống kiếp trước" của bản thân mình.
Việt Nam cũng đã có trường hợp này. Thậm chí đến nay, nhiều tư liệu lịch sử thể hiện những bậc thiền sư "biết rành mạch kiếp sau" của mình và dặn đệ tử trước khi viên tịch, để họ tìm cách ứng phó.

Từ giai thoại “đầu thai” làm vua để trả ơn cứu mạng

Câu chuyện mang màu sắc tâm linh này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116). Đến nay người dân xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội nơi có danh lam chùa Thầy, nơi vị thiền sư này tu hành vẫn còn kể cho nhau nghe về câu chuyện kỳ lạ này. Đương thời, thiền sư Đạo Hạnh nổi tiếng là người có thể khiến cho các giống sơn cầm, dã thú vây quanh. Chúng thật hiền lành thuần phục, thiền sư bấm đốt ngón tay cầu đảo mưa rơi, phun nước trị bệnh, không lúc nào không ứng nghiệm.

Tương truyền, vua Lý Nhân Tông (1066 - 1127) không có con nối ngôi đành nhận một đứa bé 3 tuổi, người ở phủ Thanh Hoa (Ninh Bình) thông minh, lại tự xưng là con vua. Triều thần can ngăn cho rằng, nếu đứa trẻ kia quả thực là linh dị, tất phải thác thai ở nơi cung cấm thì sau mới lập được. Nhà vua nghe theo, bèn mở đại hội 7 ngày đêm để làm phép thác thai.

Từ Đạo Hạnh nghe tin, cho rằng, đứa trẻ kia là yêu ma quái dị bèn tìm cách phá hỏng. Nhân có chị gái là Từ Nương làm thị nữ trong triều, cũng là người túc trực ở thai đàn, ông bí mật đưa cho Từ Nương mấy viên ấn phù và tấm bùa chú bảo đặt ở trên rèm. Hội đã qua 3 ngày đêm, nhưng đứa trẻ kia không thể đầu thai được bèn tâu lên rằng: Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, cửa khóa mấy tầng, cẩn mật kiên cố, mọi lối đi đều bị chẹn kín, tuy muốn thác thai mà sợ không được vậy. Lời tâu chưa hết thì bỗng nhiên ngã lăn ra chết.

Vua Lý Nhân Tông rơi lệ thương tiếc, sai người kiểm soát trong ngoài đạo tràng, quả nhiên tìm được một dải mấy viên ấn phù ở trên rèm. Tra hỏi thì Từ Nương nói rằng, có em trai Đạo Hạnh bảo đặt lên. Nhà vua lệnh cho gọi Đạo Hạnh đến rồi hội họp các bá quan văn võ cùng bàn bạc định tội chết cho thiền sư Đạo Hạnh. Duy chỉ có hoàng thân Sùng Hiền hầu, vốn biết Đạo Hạnh là người đắc đạo chân nhân, tâu rằng: "Đạo Hạnh lục trí thần thông, thiên hạ đã biết từ lâu. Thiết nghĩ Giác Hoàng nếu có thần lực thì Đạo Hạnh làm sao có thể tiêu trừ được. Nay, vì Giác Hoàng mà luận tội Đạo Hạnh thì có ích gì với quốc gia?". Nhà vua bằng lòng và Đạo Hạnh được tha về.

Sùng Hiền hầu mời thiền sư về nhà chúc mừng. Đạo Hạnh nói: "May được quan nhân cứu giúp mà mỗ tôi được bảo toàn. Một tấm chân tâm ngang tàng, thân này không biết lấy gì để báo đáp, nguyện xin được thác thai cung để cảm tạ ân đức lớn, hầu nghe lời nói hợp ý liền gật đầu đồng ý". Chỉ trong phút chốc, phu nhân của Sùng Hiền hầu ở trong buồng tự nhiên cảm thấy thân mình động đậy như có thai.

Đạo Hạnh lại nói với Sùng Hiền hầu rằng: "Nhân duyên kiếp trước được làm nghĩa cha con, nay nguyện đầu thai làm con nối dõi của hầu", sau đó xin từ biệt trở về. Trước khi về ông có dặn, đến kỳ sinh nở, phải đến báo cho biết trước! Đến tháng, phu nhân Sùng Hiền hầu động sản sai người cấp báo cho Đạo Hạnh. Đạo Hạnh nghe tin, liền nói với môn đồ là thiền sư Minh Không: "Nhân duyên kiếp trước chưa hết, còn phải thác sinh làm vua". Dặn Minh Không rằng, 20 năm sau có tin vua bị bệnh thì đích thân mang thuốc này vào chữa trị (chuyện rằng, trước lúc thiền sư Đạo Hạnh đi đầu thai, ông đang mang bệnh và uống thuốc). Sau đó, thiền sư Đạo Hạnh bèn leo lên động, đập đầu vào tường đá, rồi giậm chân lên bàn đá nghiễm nhiên mà hóa (tức nay là động Thánh Hóa trên núi Sài Sơn, hiện dấu vết vẫn còn).

Đạo Hạnh nhập vào cõi niết bàn và hóa, ra đời làm con của Sùng Hiền hầu, không dưỡng dục mà ngày càng lớn; không giáo huấn mà thông minh, dung nhan tuấn tú đẹp đẽ, tài hùng biện không ai sánh bằng. Vua Lý Nhân Tông chưa có con nối ngôi, khi tuổi đã cao, bèn ban chiếu thư xuống cho con trai của các em ruột nhà vua là Sùng Hiền hầu, Thành Khánh hầu, Thành Chiêu hầu, Thành Quảng hầu và Thành Hưng hầu vào cung để chọn người tài giỏi lập làm Hoàng Thái tử. Con của Sùng Hiền hầu mới lên ba tuổi, thông tuệ minh mẫn, nghe một biết mười, ứng đối tiến thoái không gì không hợp lòng thánh thượng. Vua Nhân Tông vô cùng yêu quý, đặt tên là Dương Hoán và lập làm Hoàng Thái tử, sau khi vua Nhân Tông băng hà, Dương Hoán được lên ngôi (13 tuổi), đổi niên hiệu là Thiên Thuận tức vua Lý Thần Tông.

Đến năm vua Lý Thần Tông 20 tuổi, lâm bệnh, không có ai có thể trị được. Quần thần liền đi thông báo khắp thiên hạ cầu người tài đến giúp. Thiền sư Minh Không liền vào cung, vì nhớ lời thầy dặn trước đây, đưa thuốc ra chữa trị. Quả đúng, ứng nghiệm, vua Lý Thần Tông uống vào đột nhiên người khoẻ mạnh hẳn.

Đến những dòng chữ kỳ lạ trên lưng vua Minh Thần Tông
Cũng như câu chuyện về việc thiền sư Từ Đạo Hạnh chủ động đi đầu thai làm vua, để trả ơn cứu mạng thì chuyện về kiếp trước của Minh Thần Tông, hoàng đế thứ 13 của triều Minh (Trung Quốc) cũng liên quan đến một vị thiền sư và họ "biết trước được kiếp sau" của mình sẽ được đầu thai làm vua.

Câu chuyện này được người dân ở xã Quang Minh, huyện Gia Lộc, Hải Dương vẫn còn lưu truyền, gắn liền với vị thiền sư Huyền Chân, tu tại chùa Quang Minh, làng Bóng. Tương truyền, khi đã về già, một hôm, thiền sư Huyền Chân nằm mơ thấy Phật A Di Đà đến nói: "Ngươi dày công với Phật đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu, vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm Đại đế ở phương Bắc". Tỉnh dậy, Thiền sư Huyền Chân liền kể lại giấc mơ với đệ tử của mình và dặn: "Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu, sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu. Các đệ tử ghi nhớ, làm theo đúng ý của thiền sư Huyền Chân.

Càng kỳ lạ hơn, trong nhiều câu chuyện truyền kỳ đến nay vẫn được người dân nơi đây lưu truyền cho biết “kiếp sau” của vị thiền sư này chính là vua Minh Thần Tông. Theo truyền thuyết, thì đời vua Lê Kính Tông (1599-1619), triều đình cử một đoàn sứ bộ sang nước Minh do Nguyễn Tự Cường, tiến sỹ khoa thi Giáp Thìn (1604) làm Chánh sứ. Đến Bắc Kinh, sứ thần Nguyễn Tự Cường bất ngờ vì vua Minh Thần Tông bỗng hỏi sứ thần Nguyễn Tự Cường rằng: "Người ở nước Nam, vậy có biết chùa Quang Minh của nước Nam ở đâu không?". Sau đó, Nguyễn Tự Cường được nghe kể lại: "Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị thiền sư ở chùa Quang Minh. Nay, ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm như thế nào". Nguyễn Tự Cường thưa: "Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu Bệ hạ là "kiếp sau" của thiền sư trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chính chùa Quang Minh mới có thể rửa được".

Về nước, Nguyễn Tự Cường đem việc này tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi tìm ngôi chùa mà Minh Thần Tông đã nói tới. Ngôi chùa đó chính là chùa Bóng tên chữ là Quang Minh Tự nay thuộc xã Quang Minh, huyện Gia Lộc. Sau khi tìm được ngôi chùa, vua Lê Kính Tông sai người múc nước giếng của ngôi chùa này, sau đó cử Nguyễn Tự Cường đích thân dẫn đoàn người sang trao cho vua Minh Thần Tông. Điều kỳ lạ, sau khi vua Minh Thần Tông tắm nước đó, thì chữ ở trên người mất hết. Vua Minh rất vui mừng và ban thưởng cho Nguyễn Tự Cường 300 lượng vàng.
Đầu trang

thachhoang66
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1173
Tham gia: 10:08, 20/01/14

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi thachhoang66 »

Lý thuyết thì vô vàn, nhưng thử hỏi chúng ta thi hành đạo có được là bao?? Khởi mười ý niệm lành mà thi hành không được một thì ý nghĩa gì chăng
Đầu trang

thachhoang66
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1173
Tham gia: 10:08, 20/01/14

TL: Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước

Gửi bài gửi bởi thachhoang66 »

Lão Tử có câu nói đơn giản thế này:
Nước thắng lửa, thiên hạ đều biết cả, nhưng mấy ai làm nổi.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”