Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Đây là nội dung chú Đại bi:

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô đồ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na a
38 Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Bà dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà dũ nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.


Đọc một lượt 84 câu gọi là một biến

Các đĩa chú Đại bi:

http://www.youtube.com/watch?v=msw4k...eature=related

http://www.youtube.com/watch?v=psOMo...&v=X2xNhedVQC

Lời Phật dạy về công đức trì tụng chú Đại bi

Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.

Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?

Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng? Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!

Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.

Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh.Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng!


Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni cua Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.


Thiên Thủ Thiên Nhãn
Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại
Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh
Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma
Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa.
Tựa của Kinh là "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni Kinh." Trong phần giải thích tựa kinh (Tổng thích danh đề), lần trước đã giải thích "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm" nay giải thích phần còn lại của tựa kinh, tức là "Bồ Tát Vô Ngại Ðại Tâm Ðà La Ni Kinh."
Bồ Ðề Hải

Ngài lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì Đại Bi Tâm Chú, thì sẽ được mười lăm loại thiện sanh và không phải chịu mười lăm loại ác tử.”

Lược Giảng:
Ngài—Quán Thế Âm Bồ-tát—lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì Đại Bi Tâm Chú, thì sẽ được mười lăm loại thiện sanh.” “Thiện sanh” tức là sự sinh sống tốt lành.
Nếu loài người ở nhân gian hoặc chư thiên ở cõi trời có thể học thuộc và siêng năng thọ trì Kinh Đại Bi Tâm Đà-La-Ni cùng Chú Đại Bi, thì họ sẽ được mười lăm việc tốt lành; “và không phải chịu mười lăm loại ác tử.” “Ác tử” là những cái chết tức tưởi do rủi ro, bất trắc. Nếu quý vị thành tâm trì tụng Chú Đại Bi thì sẽ tránh được mười lăm loại “ác tử.”

“Các loại ác tử đó là:

Một là không bị chết vì đói khát, khốn khổ;
Hai là không bị chết vì gông, tù, đòn roi;
Ba là không bị chết vì oan gia thù nghịch;
Bốn là không bị chết vì chiến trận tương tàn;
Năm là không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại;
Sáu là không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp;
Bảy là không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu;
Tám là không bị chết vì trúng phải độc dược;
Chín là không bị chết vì cổ độc tác hại;
Mười là không bị chết vì điên loạn, mất trí;
Mười một là không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp;
Mười hai là không bị chết vì kẻ ác thư ếm;
Mười ba là không bị chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại;
Mười bốn là không bị chết vì ác bệnh triền thân;
Mười lăm là không bị chết vì tự sát, tự tử.”


Trên đây là những câu trong kinh điển, ngoài ra trong kinh còn đề cập đến nhiều điều linh ứng khác khi thành tâm tụng kinh này. Trong truyền thuyết cũng có kể đến nhiều vị tu thiền và tụng kinh này đắc được thần thông, và nhiều điều kỳ diệu khác.

Thật ra sự linh ứng tùy thuộc vào sự tin tưởng và thành tâm. Nếu có dịp, các bạn nên đọc cuốn "Đời thay đổi khi ta thay đổi" của một tác giả ngoại quốc. Tinh thần của con người có những sức mạnh đặc biệt, khi tập trung tinh thần cao độ hoặc khi có lòng tin mạnh mẽ, nhiều điều kỳ diệu có thể xảy ra. Đó là sức mạnh tâm linh.

Không có một pháp sư, nhà thôi miên, nhà cảm xạ học ... nào mà lại không có sự tập trung tư tưởng cao độ, chính vì thế nên họ có sức mạnh tâm linh.

Sự Linh Ứng Của Chú Ðại Bi:

Chú Ðại Bi này ở trong kinh "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Ðại Bi Tâm Ðà La Ni".
Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có đức Phật Thiện Quang Vương Tịnh Trụ ra đời, vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú đại bi này. Lúc đó, Ngài mới trụ bực sơ địa, mà sau khi nghe chú này rồi, thì siêu chứng lên bực Bát địa liền.
Ngài thấy cái hiệu nghiệm như vậy, thì phát lời đại nguyện rằng: "Nếu qua đời vị lai có thể đem chú này ra mà làm lợi ích cho chúng sanh, thì cho thân Ngài sanh ra ngàn cái tay và ngàn con mắt v.v. Ngài nguyện vừa rồi thì quả nhiên tay mắt đều cụ túc tất cả, và chư Phật lại phóng quang soi đến thân Ngài và soi khắp vô biên thế giới .
Khi ấy Ngài lại phát nguyện nữa rằng: Nếu người nào trì tụng chú này mỗi đêm 5 biến, thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong trăm ngàn vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương chư Phật hiện thân tiếp dẫn về cõi Tịnh độ. Bằng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác đạo và chẳng đặng sanh về cõi Phật, hay là chẳng đặng những pháp tam muội, biện tài và chỗ sở cầu không toại chí, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là "Ðại bi tâm đà la ni".
Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi, thì không thấy hiệu nghiệm được liền mà thôi.
Sửa lần cuối bởi Tây Đô đạo sĩ vào lúc 20:09, 03/11/12 với 2 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, virgo_o0o, barcarole_1709, lasen, aiminh14, phanly312, kimthoa_0412, aqv16, tieuhodo_hnue, pinklotus10889, Limitless, Huyền Vũ, nanglanh91, ldlsky03
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

[blockquote] lasen đã viết:
Thưa Bác,
Lúc trước, Con cũng có trì tụng chú Đại Bi nhưng mà không có dều đặn. Chỉ được 1 thời gian rồi lại không trì nữa do công việc và nhiều việc chi phối. Bây giờ, mỗi ngày trước khi đi làm con cồ gắng sắp xếp thời gian để lạy Phật. Mỗi lần con lạy 108 lạy vì con rất là thích lạy Phật và tụng kinh A Di Đà.Tụng kinh thì con chỉ tụng vào cuối mỗi tuần.Con tụng y hệt trong cuốn kinh Nhật tụng không bỏ chữ nào. Nhưng do buổi sáng con phải đi làm nên con không có tụng kinh được. Chỉ lạy Phật mà thôi. Nếu bây giờ con tụng thêm chú Đại Bi 5 biến mỗi buổi sáng kết hợp với lạy Phật được không Bác. Khi con lạy Phật, đầu tiên là con phát nguyện : Con tên .... rồi sau đó con cứ lạy Phật. Nghi thức của con như vậy có được không Bác. Do buổi sáng con đi làm nên con cố gắng dành từ 30 đến 45 phút để con thực hành. Mong Bác bổ sung phần nghi thức giúp con. Con cám on Bác.

Tây đô đạo sĩ:

Nghi thức thì không có quy định cố định nào, cần nhất sự thành tâm. Nếu ít thời gian thì buổi sáng trì 3 biến chú Đại bi, lạy Phật rồi đi làm. Điều quan trọng là cần niệm " nam mô A Di Đà Phật" thường xuyên, khi đi xe, khi làm việc, khi nghỉ ngơi...đều có thể niệm. Niêm thầm trong tâm hay ra tiếng đều tốt.
Khi tụng kinh niệm Phật xong thì nhớ hồi hướng:"Con tên là...con xin hồi hướng công đức phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng danh chư Phật đến tất cả gia quyến nhiều đời, các oan gia trái chủ của con, cầu nguyện nhờ công đức này tất cả đều được phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ âm siêu dương thái".
Việc tụng kinh A Di Đà cũng nên hồi hướng như trên.
Tụng kinh trì chú có công đức rất lớn, khi mình hồi hướng tức là gửi công đức cho ông bà họ hàng đã khuất, các người có ân oán với mình, hóa giải nghiệp xấu, cả mình và họ đều rất lợi ích.
Thân mến.





[blockquote] Các câu chuyện linh ứng của chú Đại bi

1. Thời Trung Hoa Dân Quốc, ở Thai Châu có vị tăng hiệu Thích Kim Trược, xuất gia nơi chùa Diên Thọ hồi 8 tuổI, đến 20 tuổI, thọ đại giới tại chùa Quốc Thanh. Trên đường tu hành, vị đại đức thầy thế độ của ông, chỉ khuyên tụng chú Đại Bi và trì thánh hiệu Quán Thế Âm, y lời mỗI ngày sư tụng chú 48 biến, ngoài ra chỉ chuyên tâm niệm thánh hiệu không cho gián đoạn. Trì tụng lâu ngày, những thói quen trần nhiễm lúc trước lần lần tiêu mòn, tâm tánh lần lần tỉnh sáng, ông xem danh lợi cuộc đời như mây bay bọt nước. Sư thường vì ngườI trị bịnh rất là hiệu nghiệm, nhưng không thọ tiền thù đáp. Có nhiều kẻ cầu hỏi xin truyền cho phương pháp, ông bảo: 'Tôi chỉ trì chú Đại Bi và niệm Quán Thế Âm mà thôi'. Trong năm Mậu Thìn (dân quốc), sư trụ ở một am nhỏ, ban đêm bị ăn cướp vào khảo tiền. Sau khi chúng xét khắp am, thấy không có chi, nổI giận, đâm ông một dao ở tay mặt và hai dao ở bên trán. Thương thế tuy nặng, nhưng sư không chết. Vết đâm cũng dần lành, để lại ba dấu thẹo lớn ăn sâu vào. Đây cũng là nghiệp trái nhiều kiếp, do công đức trì niệm, nên chuyển quả báo nặng thành ra quả nhẹ ở hiện đời. Mùa hạ năm Kỷ Tị, sư đến Ninh Ba định an cư ở chùa A Dục Vương, nhưng vì số dự chúng đã đủ, mấy lần xin gia nhập, cũng không được hứa nhận. Chưa biết sẽ đi về đâu, ông ngồi tĩnh tọa trọn nửa ngày, không có lời hờn trách, sắc oán hận. Vị giám tự tăng thấy thế, đưa sư đến tạm ở nơi Dưỡng tâm đường. Ngày mãn hạ, vị tăng quản đường lại theo quy lệ, không cho ở. Sư bảo: 'Chẳng bao lâu tôi sẽ sanh về Tây phương, xin từ bi cho tôi lưu lại trong một thời gian ngắn nữa'. Đến ngày 19 tháng 10, sư nói vớI đại chúng rằng: 'Trong vòng 3 hôm nữa, tôi sẽ thoát ly biển khổ, sanh về Cực Lạc, xin khuyên bạn đồng tu thành tâm trì chú niệm Phật hoặc niệm Quán Âm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì Phật không bao giờ nói dối'. Lại bảo đức Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm đài bạc thường hiện ở trước tôi'. Chúng cho là lờI nói phô, tỏ vẻ không tin. Qua ngày 21, trước giờ ngọ, sư đắp y len chánh điện lễ Phật, lại đến trước vị tăng quản đường từ tạ, nói sau giờ ngọ thờI mình sẽ vãng sanh. Lúc ấy, mọI ngườI còn cho là lờI nói dối. œến giờ ngọ, sư cùng đại chúng thọ trai, ăn đủ hai chén như mọI ngày không giảm. Lại bảo bạn đồng liêu rằng: 'Theo quy lệ của nhà chùa, ngườI chết đưa thi hài vào núi sâu, tiền công khiêng đi phải bốn giác. Nay tôi không có vật chi, chỉ còn đôi dép, xin phụng tặng, nhờ thầy lo liệu giùm việc ấy'
Quả nhiên, sau thờI ngọ một giờ, sư ngồi day mặt về Tây, an ổn mà hóa. (trích Du Huệ Úc Sao Tập)

2. Đời nhà Thanh, Ngô doãn Thăng người ở Huy Châu, huyện Hấp, lúc tuổi trẻ thường qua lại buôn bán ở 2 châu Tô, Hàng. Một hôm, nhân có dịp đi qua Hồ Khâu, tình cờ gặp vị tăng đang hóa trai. Vị này nhìn chăm chú vào mặt ông một lúc lâu rồi nói: Ngươi cũng có căn lành, nhưng tiếc vì đến lúc 29 tuổi bị nạn chết đắm.
Biết làm sao? Doãn Thăng sợ quá, cầu phương pháp giải thoát. Vị tăng trầm ngâm giây phút rồi bảo: Từ đây về sau, ngươi nên giớI sát, phóng sanh, niệm Phật và trì chú Đại Bi, may ra có thể khỏi được. Ngô Doãn Thăng y lờI, về nhà trì chú, niệm Phật và thường lấy đó khuyên người.
Qua năm 29 tuổI, ông thuê thuyền từ Hàng Châu về quê quán, bạn đồng hành có 16 người. Thuyền ra đi được vài mươi dặm, bỗng gió to sóng lớn nổI lên, thế rất nguy cấp. Doãn Thăng chợt nhớ lờI vị tăng nói khi trước, vộI vã chắp tay tụng chú, niệm Phật. Giây phút thuyền chìm, tất cả ngườI đi trong ấy đều bị sóng gió trôi giạt. Trong lúc hôn mê, ông bỗng nghe tiếng nói: Ngô Doãn Thăng có công trì chú niệm Phật và khuyên ngườI, được khỏi tai nạn này! Mở mắt tỉnh ra, nhìn xung quanh, ông thấy mình đã được dân chài lướI vớt lên bờ, y phục ướt đẫm, mũ giày đều bị nước cuốn đi mất, duy nơi tay còn cầm chắc xâu chuỗi 18 hột thường dùng để tụng niệm hằng ngày. Hỏi ra, thì 16 ngườI kia đã bị nước cuốn đi không tìm thấy tung tích.
Từ đó về sau, ông tin tưởng công đức niệm phật, trì chú không thể nghĩ bàn, từng dùng hương viên đốt nơi cánh tay thành bốn chữ 'cầu sanh Tây phương'. Khi gặp ai ông cũng nói lý nhân quả, khuyên việc tu hành. Có được tiền, ông làm những công đức: tạo tượng, cất chùa, phóng sanh, bố thí, cùng các việc phước thiện khác. Danh lành của ông càng lúc càng truyền xa, cho đến tại vùng Hàng châu, tên Ngô Doãn Thăng đàn bà, trẻ con đều biết..
Ngày mùng một tháng năm, niên hiệu Đạo Quang thứ 9, khi lâm chung, ông giữ chánh niệm phân minh, tự nói: 'Tôi thấy vô số Bồ Tát đi kinh hành ở trước mặt tôi' Nói xong, ngồi yên mà qua đờI, năm đó ông được 66 tuổI

(trích Nhiễn Hương Tục Tập)

3. Thanh Biện Luật sư, người xứ Tây Thiên Trúc, sức học uyên bác, rất thâm về vô tướng tông. Các ngoại đạo nghe danh, đến vấn nạn đều bị ngài dùng nghĩa không mà phá tất cả. Có một lần, luận sư gặp một nhà ngoại đạo nổi tiếng là giỏi, 2 bên tranh biện nhau hơn nửa ngày, ngoại đạo bị khuất lý mà vẫn cố chấp không chịu thua. Do đó, tự thân bỗng biến thành đá. Đến 6 tháng sau, nghe sấm nổ mớI phục nguyên lại thành người như trước.
Về sau, ngài xem bộ luận về Hữu Tướng Tông của Hộ Pháp Đại Sư, đem nghĩa học của mình đối chiếu vẫn không phá hoại được, mới than rằng: 'Nếu không phải đức Di Lặc ra đời, thì ai giải quyết được mối nghi ngờ của ta?' Nhân đó, ngài đến trước tượng Quán Tự Tại Bồ Tát, tụng chú Đại Bi tùy tâm đà ra ni 3 năm. Một đêm, đức Quán Thế Âm Bồ Tát, hiện sắc thân tốt đẹp đến hỏi: 'Ngươi tụng chú để mong cầu điều chi?' Luận sư đáp: 'Con nguyện lưu trụ thân đợi đến lúc Từ Thị Như Lai ra đờI để thưa hỏi về giáo nghĩa'. Bồ Tát nói: 'Thân người mong manh, cõi đời hư huyễn, sao không tu thắng hạnh cầu mong lên trời Đâu Suất, chẳng là mau gặp gỡ hơn ư?' Ngài thưa: 'Đức Di Lặc tuy hiện trụ nơi nội viện cung trời thứ tư, nhưng chưa thành Phật, vì thế con muốn đợi đến lúc ngài hiện thành chánh giác nơi cõi nhơn gian. Chí con đã quyết định, không thể lay chuyển'. Bồ tát bảo: 'Đã như thế, ngươi nên đi qua thành phía nam xứ Đại An Đạt La, thuộc về miền nam Thiên Trúc. Cách đó không xa, có một tòa sơn nham, chính là chỗ ở của thần Chấp Kim Cang. Sau khi đến nơi, ông nên đối trước sơn nham tụng chú Chấp Kim Cang Thần đà ra ni, sẽ được toại nguyện'.
Luận sư vâng lời, đi đến nơi, hành trì như thế. 3 năm sau, thần hiện ra và hỏi: 'Ông cầu nguyện điều chi?' Đáp: Tôi vưng lời đức Quán Thế Âm Bồ Tát mách bảo, đến đây trì tụng, nguyện lưu thân này sống mãi đợI đến khi Phật Di Lặc ra đời, xin tôn thần cho tôi được thành tựu như ý muốn'. Chấp Kim Cang thần bảo: 'Trong sơn nham này có cung điện của thần A Tu La, ông nên gia trì chú Đại Bi trong hạt cải trắng, rồi liệng vào thì cửa đá sẽ mở. Sau khi ấy, ông nên đi thẳng vào trong, sẽ có phương tiện để cho ông trụ thân lâu dài mà chờ đợi'. Luận sư hỏi: '— trong cung động, cách biệt ngoài trần, khi Phật ra đời làm sao tôi được biết?' Thần nói: 'Chừng ấy, tôi sẽ cho ông hay'.
Ngài Thanh Biện lại y lời, tinh thành tụng chú trong hạt cải 3 năm, rồi liệng vào sơn nham, bỗng thấy vách đá mở ra, trong ấy hào quang chiếu sáng. Lúc bấy giờ, có rất đông đại chúng tề tựu đến xem, bàn bàn luận luận quên cả trở về. Luận sư tướng trạng an lành, buớc vào cửa đá, rồi day lại nói: 'Tôi nguyện cầu đã lâu, muốn trụ thân này chờ đức Từ Thị ra đời, nhờ sức thánh linh, bổn nguyện từ đây đã toại, vậy đại chúng nên theo tôi, để được ngày kia thấy Phật nghe pháp'. Trong chúng nghe nói sợ hãi, cho là hang loại độc long, đi vào chắc mất thân mạng. Luận sư đôi ba phen gọi bảo, chỉ có 6 ngườI chịu đi theo mà thôi. Ngài từ tạ rồi dẫn 6 ngườI thong thả đi vào trong, cửa đá liền khép lại.
Lúc ấy đại chúng ở ngoài thấy vậy hết sức hối tiếc, trách mình đã nghĩ nói lỗi lầm. (trích Đường Tây Vực Ký)
Nguồn:http://www.huongdaoonline.com.au/sac...l=&limitstart= [/blockquote]


[/blockquote]
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, virgo_o0o, lasen, aiminh14, Huyền Vũ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

chirosama đã viết:

Dạ Cháu cám ơn Bác. Vậy cứ hàng đêm thì chừng mấy h nên đọc ah, có cần thiết phải ngồi trước ban thờ tổ tiên đọc hay chỉ ngồi nơi thanh tịnh thôi ah

Tây Đô đạo sĩ:

Nếu nhà có thờ tổ tiên thì nên đọc trước bàn thờ cho các cụ nhà mình nghe luôn, rất có lợi. Trường hợp không thờ cúng hoặc xa nhà thì chỉ cần chọn nơi trang nghiêm sạch sẽ ngồi đọc. Sau đó nhớ hồi hướng cho các oan gia trái chủ, gia quyến nhiều đời được siêu thoát về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà. Thời gian thì không có quy định, nếu tiện lúc nào đọc lúc ấy, có thể 1 lượt, 3 lượt hoặc 7 lượt hay nhiều hơn tùy điều kiện của mình. Thân mến.



ttta111 đã viết:


Bác Tây Đô cho con đường đột hỏi một câu (con ko rành về tụng kinh) là: nếu con muốn tụng kinh Đại bi này thì con có cần phải in ra giấy ko hay là chỉ cần mở máy tính lên tụng cũng được, mà ko biết có cần phải học thuộc ko nữa, mấy chữ này mà học thuộc chắc chết mất :(

Tây Đô đạo sĩ:

Như tôi đã nói, tụng chú chỉ cần thanh tịnh và thành tâm, miệng đọc tai nghe chú tâm là được. Việc đọc trên máy hay in ra giấy thì tùy bạn thích, miễn là cảm thấy thuận tiện thì thôi. Kinh chú không cần học thuộc lòng, tụng lâu ngày sẽ tự thuộc, thông thường khoảng gần 1 năm đọc tụng tự mình sẽ thuộc, không có gì phải lo lắng. In ra giấy thì mình muốn đọc lúc nào cũng được, không phụ thuộc máy tính. Chào bạn.


gianglam đã viết:

thưa Bác Tây Đô !
khi mình tụng kinh thì mình lên đọc thành tiếng hay chỉ trì ở trong tâm thôi ạ ?

Tây Đô đạo sĩ:

Nên đọc thành tiếng, trường hợp bất đắc dĩ mới tụng đọc thầm trong tâm. Vì khi mình đọc kinh chú sẽ có rất nhiều các vị vô hình đến nghe, nếu mình đọc trong tâm chỉ có ích cho bản thân mình, không giúp được các vị ấy. Dĩ nhiên phước sẽ ít hơn. Thân mến.




Longhohoi:


Kính gửi anh tây Đô đạo sĩ ,

LHH đọc bài này muốn biết rõ trì tụng chú Đại bi 5 biến là như thế nào ? Có phải hằng đêm mình ngồi trước bàn thờ phật đọc 84 câu chú Đại bị ? và đọc 5 lần như thế ?

LHH muốn hiểu rõ trì tụng Chú Đại Bi là làm sao cho đúng để LHH thực hiện cũng như hướng dẫn người thân trì tụng , bà ngoại và mẹ của LHH ăn chay trường đã trên 10 năm nay , táấy cũng hay thỉnh băng kinh về nghe vì thế quá bài viết của anh tây Đô Đạo sĩ , LHH muốn hiểu rõ và đúng về việc trì tụng chú này như thế nào cho đúng để phổ biến cho ai có nhu cầu muốn tịnh tâm ...

Rất mong anh hướng dẫn .

Thân mến !

Tây Đô đạo sĩ:

Trì tụng chú Đại bi đủ 84 câu gọi là 1 biến tức là một lần. Nghi thức trì tụng mỗi nơi một khác nhưng điều quan trọng là sự thanh tịnh nghiêm trang thành kính chú tâm. Nếu bạn có bàn thờ thì buổi tối sau khi tăm rửa đánh răng súc miệng sạch sẽ, quần áo nghiêm túc, ngồi trên ghế hoặc ngồi xếp bằng dưới sàn nhà trên một miếng đệm, tĩnh tâm một lúc rồi bắt đầu đọc, miệng đọc tai nghe câu chữ rõ ràng, sau khi đọc xong nhớ hồi hướng cho các oan gia trái chủ, gia quyến nhiều đời của mình được âm siêu dương thái. Tùy thời gian và sức khỏe có thể đọc 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 21 biến, càng nhiều càng có lợi ích. Nếu không có bàn thờ, bạn có thể tìm nơi sạch sẽ thanh tịnh rồi tụng đọc cũng tốt, đọc thầm hoặc thành tiếng đều công hiệu. Chúng ta ai ai cũng nghiệp nặng phúc mỏng, khi hạ thủ công phu không nên mong cầu linh ứng vội vàng, phải qua một thời gian khá dài mới có sự chuyển biến rõ rệt.

Về các nghi thức một cách bài bản bạn có thể tìm trên google, xem cách nào phù hợp với mình thì sử dụng. Đây là một cách, mời bạn tham khảo:



Nghi Thức Trì Tụng Chú Đại Bi


Thần chú này mang tên Ðại bi tâm, có nghĩa là cái tim của đại từ bi, nên tôi đã dịch là bài chú Tinh túy của đại từ bi Thần chú này không những có nghĩa mà còn có tượng. Về nghĩa, tôi đã làm tàm tạm trong Lương hoàng sám và trong Thủy sám, nên ở đây xin miễn. Ở đây nên nói tướng dụng và hành pháp của thần chú ấy. Tài liệu toàn lấy trong kinh Ðại bi tâm đà la ni (Chính 20/106-111) và Ðại bi sám pháp (Vạn 129/27-30).

1. Tướng dụng chú Ðại bi

Phật nói chú này là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ, thần chú diên thọ, thần chú diệt ác, thần chú phá ác nghiệp, thần chú mãn nguyện, thần chú tùy tâm tự tại, thần chú mau lên bậc trên ... Trì chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước, và chết thì sinh Cực lạc. Quan âm đại sĩ nói, trì chú này thì hết bịnh, hết nạn, tiêu ác pháp, tăng bạch pháp, như ý, như nguyện, đặc biệt gần chết thì được chư Phật trao tay, muốn sinh tịnh độ nào thì tùy ý mà sinh.
Biểu tượng của chú này là tâm đại bi, tâm bình đẳng, tâm vô vi, tâm vô nhiễm trước, tâm không quán, tâm cung kính, tâm khiêm tốn, tâm không hỗn loạn, tâm không kiến thủ, tâm tuệ giác vô thượng. Trì chú này thì phải hành theo biểu tượng như vậy.

2. Hành pháp chú Ðại bi

Trì chú Ðại bi, đúng ra, mỗi một ngày đêm phải và chỉ cần 5 biến. Muốn trì chú này thì phải phát bồ đề tâm, rồi kính giữ trai giới, luôn luôn bình đẳng đối với tất cả, và trì tụng liên tục. Quan âm đại sĩ nói, đối với người ấy, ta soi thấy bằng ngàn mắt và nắm giữ bằng ngàn tay. Dưới đây là nghi thức trì chú Ðại bi được lược lại giản dị. Nghi thức này nổi tiếng là hiệu quả.

một, phụng hành
Nhất tâm phụng thỉnh Phật Pháp Tăng, vô thượng tam bảo (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh đức Phật bổn sư là Thích ca mâu ni như lai (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh vị có vô ngại đại bi tâm là Quan thế âm đại bồ tát (1 lạy).
Nhất tâm phụng thỉnh liệt vị Bồ tát,Duyên giác, La hán, liệt vị Phạn vương, Ðế thích và chư thiên thiện thần (1 lạy).

hai, Tác bạch
Ðệ tử họ tên XX, pháp danh XX, phát nguyện trì chú Ðại bi, cầu cho bản thân, cho thân nhân, cho chúng sinh, tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Ngưỡng nguyện đức đại bi Quan thế âm cùng Phật Pháp Tăng vô thượng tam bảo mật thùy chứng minh da hộ.

3. Ðảnh lễ
Kính lạy Phật Pháp Tăng tam bảo vô thượng trong mười phương ba đời (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư là Thích ca mâu ni như lai (1 lạy).
Kính lạy bài chú Tinh túy của đại từ bi (1 lạy).
Kính lạy vị thuyết ra bài chú Tinh túy của đại từ bi là Quan thế âm đại bồ tát (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư của đức Quan thế âm 1à A di đà như lai (1 lạy).
Kính lạy đức Phật truyền thọ cho đức Quan thế âm bài chú Tinh túy của đại từ bi là Thiên quang vương tịnh trú như lai (1 lạy).
Kính lạy các vị pháp vương tử quán đảnh trong pháp hội tuyên thuyết bài chú Tinh túy của đại từ bi mà đứng đầu là đại bồ tát Tổng trì vương, đại bồ tát Bảo vương, đại bồ tát Dược vương, đại bồ tát Dược thượng, đại bồ tát Ðại thế chí, đại bồ tát Hoa nghiêm, đại bồ tát Ðại trang nghiêm, đại bồ tát Bảo tạng, đại bồ tát Ðức tạng, đại bồ tát Kim cang tạng, đại bồ tát Hư không tạng, đại bồ tát Di lạc, đại bồ tát Phổ hiền, đại bồ tát Văn thù (1 lạy)

4. Phát nguyện
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con mau biết tất cả các pháp (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con sớm được con mắt trí tuệ (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con mau độ tất cả chúng sinh (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con sớm được phương tiện tuyệt hảo (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con mau ngồi thuyền tàu bát nhã (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con sớm vượt biển cả khổ đau (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con mau được các pháp giới định (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con sớm lên núi cao niết bàn (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con mau về ngôi nhà vô vi (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con sớm đồng thân thế pháp tánh (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con đến núi đao thì núi đao tự gãy (1 lạy) .
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con đến vạc sôi thì vạc sôi tự cạn (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con đến địa ngục thì địa ngục tự hủy (1 lạy) .
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con đến ngạ quỉ thì ngạ quỉ tự no (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con đến tu la thì tu la tự hiền (1 lạy).
Kính lạy đức Quan thế âm, nguyện con đến súc sinh thì súc sinh tự khôn (1 lạy).

5. Trì niệm
Nam mô Quan thế âm bồ tát (21 tiếng đến 49 tiếng rồi lạy 3 lạy).
Nam mô A di đà phật (như trên).

6. Trì chú

Nam mô Ðại bi hội thượng Phật Bồ tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni :
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát đả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Ðát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Ðộ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Ðà ra đà ra. Ðịa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Ðịa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, bàn đà ra dạ, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha. (5 biến)



7. sám nguyện
Kính lạy đại bồ tát Quan thế âm, vô thỉ đến giờ, con vốn có tâm tánh thanh tịnh mà lại u mê ám chướng, sống trong pháp tánh bình đẳng mà lại nhân ngã bỉ thử, lỗi gây ra không thể xiết kể, tội bùng dậy khó nỗi hủy diệt. Ngày nay nhờ đại bi của đại bồ tát, đại lực của đại thần chú, con nguyện được tiêu diệt cả (1 đến 3 lạy ; 3 lạy thì mỗi lạy đọc 1 lần).
Kính lạy đại bồ tát Quan thế âm, xin đại bồ tát nắm giữ con bằng ngàn tay, soi thấy con bằng ngàn mắt, làm cho con bặt hết yếu tố tội ác, làm theo hạnh nguyện quảng đại, đủ đại từ bi, chứng đại bát nhã (1 đến 3 lạy ; 3 lạy thì mỗi lạy đọc 1 lần)


8. hồi hướng
Nguyện đem công đức này
hồi hướng khắp tất cả,
đệ tử và chúng sinh
đều trọn thành Phật đạo
Kính lạy Phật Pháp Tăng, vô thượng tam bảo (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư là Thích ca mâu ni như lai (1 lạy).
Kính lạy vị có vô ngại đại bi tâm là Quan thế âm đại bồ tát (1 lạy).
Kính lạy bài chú Tinh túy của đại từ bi (1 lạy).
Kính lạy đức Phật bổn sư của đức Quan thế âm là A di đà như lai (1 lạy).
Kính lạy đức Phật truyền thọ cho đức Quan thế âm bài chú Tinh túy của đại từ bi là Thiên quang vương tịnh trú như lai (1 lạy).
Kính lạy liệt vị Bồ tát, Duyên giác, La hán, liệt vị Phạn vương, Ðế thích và chư thiên thiện thần (1 lạy).


HT. Thích Trí Quang (dịch)

Chúc bạn tinh tấn.
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, virgo_o0o, huong.design85, aiminh14, kimthoa_0412, Huyền Vũ, nanglanh91
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Long Hổ Hội:


Câu này LHH chưa rõ lắm : " sau khi đọc xong nhớ hồi hướng cho các oan gia trái chủ, gia quyến nhiều đời của mình được âm siêu dương thái " ---> hồi hướng là làm sao vậy anh ? Cũng như trong 8 nghi thức trì tụng chú bại bi thì mình chọn nghi thức nào cũng được hay sao ? Trong những bài viết của anh LHH thấy nhắc nhiều tới nghi thức " trì niệm " và "trì chú" ; LHH hiểu là hằng đêm sau khi tắm giặt sạch sẽ ...ngồi trước bàn thờ phật ( gia đình dòng họ LHH đều có bàn thờ Phật ) đọc 2 nghi thức "trì niệm " và "trì chú" từ 3-5-7-21 lận tùy điều kiện sức khỏe cho phép , LHH hiểu như vậy có đúng không anh TĐĐS ?

Lần nữa nhờ anh hướng dẫn để LHH hiểu rõ về phổ biến cho mọi người cùng thực hiện
Xin cảm ơn anh !

Tây Đô đạo sĩ:

Hồi hướng công đức tức là mình gửi công đức mình vừa làm được cho người khác trong các cõi hữu hình và vô hình. Giống như khi mình làm có tiền, mình đem gửi cho người khác vậy.
Các oan gia trái chủ chính là các chủ nợ cũ của mình trong các kiếp trước và cả kiếp này, mình tụng kinh trì chú sẽ có rất nhiều công đức, khi mình hồi hướng cho họ thì mình trả được một phần nợ cũ, hóa giải nợ nần giữa mình và họ.


Mời quý vị đọc bài này:

Nhiều người cho rằng đến chùa cúng một số tiền hay một món hàng gì đó rồi xin Phật, Bồ tát ban phúc cho. Vì thế cúng xong rồi họ xin điều này điều nọ, cầu Phật giúp cho điều này điều kia, nào là làm ăn phát tài, trúng số đề, tai qua nạn khỏi, không đau ốm...Đâu biết rằng tội phúc do chính mình tự tạo, Phật và chư vị Bồ tát lúc nào cũng từ bi thương xót tất cả chúng ta, chẳng lẽ cứ có tiền có quà các ngài mới lưu ý?
Những gì xảy ra cho chúng ta hôm nay đều có nguyên nhân từ quá khứ, mình gây nhân thì mình sẽ chịu quả. May sao từ nhân đến quả còn có các duyên, tức là điều kiện cần và đủ để các biến cố sự kiện xảy ra. Nếu biết can thiệp đúng cách chúng ta có thể thay đổi kết quả theo hướng có lợi.
Thí dụ tiền kiếp ta giết chết một người hay một con vật, nợ họ một mạng. Hoặc nợ họ một số tiền, hoặc cướp vợ giật chồng hay triệt hạ công danh... của họ. Họ thù oán mình và cứ đi theo tìm cách trả thù khiến cho mình lao đao lận đận, làm gì cũng bị khó khăn cản trở. Dù mình không nhìn thấy họ nhưng lúc nào họ cũng theo sát mình, mình làm gì nghĩ gì họ đều biết rõ. Nếu mình biết mình có món nợ ấy, tìm cách trả họ thì có thể hóa giải được oan trái tiền kiếp và cải thiện được cuộc sống. Trả thế nào đây?
Cúng chùa là mình giúp cho các vị đệ tử của Đức Phật học đạo tu hành, tự giải thoát bản thân và giúp nhiều người khác giải thoát luân hồi sinh tử. Mình sẽ có công đức rất lớn, không những mình hưởng mà còn có thể gửi công đức ấy cho người khác. Phóng sinh thì mình cứu được nhiều mạng sống, bố thí, làm từ thiện, giúp người qua cơn cơ nhỡ, bồi đường đắp lộ...tất cả đều có công đức. Nếu mình gửi cho những kẻ đã bị mình giết hoặc trong quá khứ mình nợ nần họ thì dần dần họ sẽ không làm khó mình nữa.
Tụng kinh Phật, trì chú còn có nhiều công đức hơn nữa. Nếu mình gửi cho họ và cầu cho họ được tái sinh đầu thai hoặc vãng sinh tịnh độ thì không những hóa giải được thù oán cũ mà họ còn cám ơn mình nữa. Dĩ nhiên họ sẽ giúp lại cho mình. Sau khi làm được một trong những việc trên, khấn: " Con tên là...xin hồi hướng công đức cúng chùa bố thí...cho các oan gia trái chủ, gia quyến nhiều đời của con, cầu mong cho họ được nghiệp chướng tiêu trừ, hóa giải oan khiên siêu sinh tịnh độ" họ sẽ nhận được.
Mình thiếu nợ thì mình phải trả, không thể xin Phật hay ai đó giúp mình quịt nợ được. Xem số có lợi thế là biết được phần nào mình có nợ nần gì trong tiền kiếp và qua đó có cách ứng xử thích hợp để cuộc sống chúng ta ngày càng tiến bộ, hạnh phúc hơn. Ngoài việc trả được nợ cũ, chúng ta còn gây được nhiều nhân tốt và sẽ gặt được quả tốt về sau. Hãy cố gắng tích cực lên! Số phận nằm trong tay chúng ta mà thôi.

Thân mến
Sửa lần cuối bởi Tây Đô đạo sĩ vào lúc 19:43, 03/11/12 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: virgo_o0o, aiminh14, Huyền Vũ, ngaos202
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

LINH ỨNG QUAN THẾ ÂM VÀ TRÌ TỤNG CHÚ ĐẠI BI TRỊ BỆNH UNG THƯ VÀ CÁC BỆNH KHÁC

Một công năng khác của Thần chú là cứu khổ. Những lúc ta lâm cảnh hoạn nạn, đau thương, cùng khổ, tuyệt vọng, bi đát nhất; những lúc mà ta thấy mình rơi vào con đường cùng, bế tắc, không còn lối thoát; hãy vững niềm tin vào Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nhất tâm trì tụng Thần chú Đại Bi, chắc chắn Ngài sẽ giúp ta những phương tiện thiện xảo, đưa ta vượt qua cảnh khổ đến nơi an lạc, hạnh phúc

Đây là người thật việc thật kể về sự nhiệm mậu của Chú Đại Bi

1/ Anh Lương Tấn Trung pháp danh Chúc Gíác, kỷ sư , nhà nghiên cứu khoa học , giảng viên,
Anh Trung đã kể rõ trong Chương trình Phập pháp nhiệm mầu , chuyện thật đời mình rất hay
ĐT của anh Trung là 08-38395343 - 0908558569
2/ Cháu Nguyễn quỳnh Anh Đoan còn nhỏ bị mắc bệnh ung thư tủy sống thời kỳ 3 (Di căn) , nhờ cháu và gia đình tha thiết trì tụng Chú Đại Bi mà khỏi bệnh ung thư
Xin nhấp vào hai liên kết dưới để xem video :

http://www.youtube.com/watch?v=5xJS9mqcu7A
http://www.youtube.com/watch?v=5XCwjqYQ_KU

http://www.tammat.net/mattong/showth...86nh-kh%C3%A1c





GIẢI NHẬP OAN KHIÊN


Vong nhập người con gái
Thuốc khó chữa trị lành
Quán Âm thường lễ niệm
Giải oan khiên khó trừ.

Ở Ninh Hòa, cách tỉnh Nha Trang một giờ lái xe, có người con gái con một gia đình người tàu giàu có tên là A Thố. A Thố người to, tướng mạo đẹp, mạnh khỏe, phương phi như một nữ võ tướng. Tuy vậy tâm tánh của A Thố rất hiền lành, thích đến chùa làm công quả, tụng kinh, niệm Phật và may y phục cho quý thầy. Những mùa an cư, A Thố thường đến Phật học viện Hải Ðức ở Nha Trang phụ các dì nấu cơm, gánh nước cúng quý Thầy trong dịp lễ tự tứ, mãn ba tháng an cư kiết hạ. Nhờ biết tu tập, kính trọng chư Tăng, siêng năng làm việc, nói năng chất phác, vui vẽ nên từ trên Hòa Thượng Giám viện đến dưới đại chúng và các dì đều thương mến A Thố. Vì tìm được không khí an tịnh và niềm vui trong thời gian ở chùa làm công quả, nên A Thố có ý xin xuất gia làm đệ tử Ni sư Chánh Lượng ở chùa Hang, sau này gọi là chùa Hải Ấn, gần xóm Bóng, Nha Trang.

Khi biết con gái có ý định xuất gia, cha mẹ A Thố rất mừng, vì hai ông bà và cả nhà rất trọng đạo, tổ tiên nhiều đời tin Phật, quy y Tam Bảo. Nhưng ý định đi tu của A Thố không được suông sẻ, vì cha mẹ có hứa gả A Thố co một cậu con trai con một của ông bà Phú Hưng, một gia đình người Việt gốc tàu, làm tiệm thuốc bắc ở Ninh Hòa rất khá giả. Nữa lòng thì muốn xuất gia làm ni cô, nữa lòng thì muốn lấy chồng, giữ chữ tín cho cha mẹ đối với ông bà sui, cha mẹ chồng tương lai. Vì sự việc này, nguyện xuất gia của A Thố kéo dài ba năm mà chưa thành. Trong cái rủi lại gặp cái may, cậu con trai của ông bà Phú Hưng, người chồng tương lai của A Thố bị tai nạn qua đời nên việc chọn đường đi tu của A Thố trở nên dễ dàng. Chừ trong cái may lại phải gặp cái rủi. A Thố đến lúc sữa soạn vào chùa để thế phát xuất gia thì bỗng nhiên nàng bị lên cơn điên.

Bệnh điên của A Thố rất dễ sợ và khác thường. Mỗi khi A Thố lên cơn, nàng có đủ sức mạnh để lật ngược hay kéo lôi nổi một chiếc xe hơi đang chạy trên đường. A Thố rất thích và khoái chí làm việc này, nên cả nhà và ai biết tới, thấy đều kinh hoàng khiếp sợ. Vì vậy mà tay chân A Thố luôn luôn được trói bằng những sợi dây xích sắt to tướng. Thế nhưng mỗi khi A Thố lên cơn, nàng thét lên từng hồi, hai mắt đỏ ngầu như lửa, rồi nàng vùng vẫy một lúc. Cuối cùng các dây xích đều bị đứt từng khúc, tiếng kêu loảng xoảng hòa với tiếng cười vang như thách đố, ngạo nghễ vằ trêu chọc rồi nàng ném các đoạn dây xích bị đứt vào tận xa tít lên không. Cái sở thích khi A Thố lên cơn là nàng luôn giựt lấy các bóng đèn điện để ăn ngấu nghiến như nhai những ổ bánh mì nướng dòn. Những lúc đó, A Thố thường nổi cơn giận dữ, nghiến răng, dậm chân và thoát ra giọng the thé nơi cái miệng đầy máu me với âm thanh của một gã đàn ông: “Trời là kẻ đại gian ác, bất công. Trần gian là ngục tù là dày đặc bóng tối.” Câu nói này thường bị đứt quãng, vì uất nghẹn và bực tức.

Có điều lạ là A Thố đã lên cơn suốt gần ba tháng, không hề chịu ăn uống gì cả mà thân thể không hề bị sút giảm, sức mạnh của A Thố còn tăng gấp mấy chục lần đối với lúc bình thường. Các bác sĩ giỏi trong các bệnh viện đều bó tay vì họ khám nghiệm đủ cách mà không tìm ra bệnh lý của A Thố. Cùng đường, gia đình được người mách bảo, họ đã xiềng A Thố vào trong một chiếc xe bọc lưới sắt và đưa A Thố đến chùa Giác Hải ở làng Xuân Tự nhờ đại sư Viên Giác chữa trị bệnh vong nhập.

Ðại sư Viên Giác là thầy của chúng tôi, người chữa bệnh điên do tà nhập, quỷ ám rất thần diệu. Thấy A Thố bị trói xích sắt, tỏ vẻ hung hăng và giận dữ, thầy chúng tôi chỉ nhìn thẳng vào mặt A Thố rồi niệm chú lâm râm một hồi. AThố quy phục và cúi đầu xuống đất. Thầy chúng tôi bảo người nhà mở trói cho bệnh nhân. A Thố ngồi yên, không la hét, không chạy nhảy và không bạo động. Thầy chúng bèn nhẩm niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát và trì ba biến chú Ðại bi vào trong chén nước trong đem cho A Thố uống. Vừa uống xong chén nước, tóc A Thố dựng ngược lên và xoay tròn như gió thổi mạnh vào một đám lau sậy. A Thố gục đầu xuống khóc rồi mở lời the thé của một vong thức đàn ông bằng tiếng Việt lơ lớ: “ta là một Anh linh ngoài vòng cương tỏa. Ai dám dùng danh nghĩa Quán Âm Bồ tát để hù ta, làm chướng ngại ước muốn của ta.”

Ðại sư Viên Giác lên tiếng:

“Ta là tỳ kheo, tự Chiếu Nhiên, trú trì chùa Giác Hải. Ta nương vào thần lực của đức Hóa thân Quán Thế Âm Bồ tát để khai tâm, độ thoát cho nhà ngươi. Nhà ngươi mau mau nói rõ tên tuổi ra để ta điểm hóa cho, chớ si mê cố chấp theo ái kiến mà phải đọa lạc luân hồi, ác thú trong kiếp này và vô lượng kiếp về sau, khổ cực vô tận, khó nguôi.”

Vẫn một âm thanh the thé của đàn ông như khó thở vì bị thương tích từ cuống họng và bị dập tim gan:

“Thưa sư phụ, con đây tên là T.M.H là vị hôn phu hụt của A Thố. Con chết vì tai nạn xe hơi khi đi chở hàng từ Sài Gòn ra Nha Trang, xe lật xuống chân núi vì mìn của lính Việt Cộng. Con chết quá đột ngột, không thể đi đầu thai được. Lại vì thương A Thố nên con đi theo A Thố để được sống bên nhau, đâu có ý làm hại A Thố.”

Ðại sư Viên Giác hạ giọng thương xót và giải khuyên: “Ta đây thật thông cảm nổi khổ đau của nhà ngươi. Thôi hãy chí thành quy y theo Phật và chí tâm sám hối, niệm Phật theo lời ta dạy để được sớm giải thoát, đi đầu thai làm người, xả sạch oán thù. Nhà ngươi hãy đọc theo lời ta: “lời hướng dẫn hằn chấn của đại sư Viên Giác:

“Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài giúp con chuyển thế làm người.

Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài lấy nước cam lồ rữa sạch cho con mọi oan khiên.

“Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài độ cho A Thố chóng khôi phục sức khoẻ và chí tu học vững bền.”

Ðại sư tiếp tục dìu dắt vong linh:

“Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Phật.

Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Pháp.

Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Tăng.

Con đã quy y Phật rồi, không đọa vào địa ngục.

Con đã quy y Pháp rổi, không đọa vào ngạ quỷ.

Con đã quy y Tăng rồi, không đọa vào súc sanh.”

Khi đại sư Viên Giác, thầy của chúng tôi dẫn dắt vong linh kia lặp lại ba lần quy y Tam Bảo vừa xong, bỗng nhiên A Thố ngã lăn trên mặt đất chừng năm phút rồi tỉnh dậy như một giấc ngủ dài mê man. A Thố ngơ ngác không biết chuyện gì đã xảy ra cho mình. A Thố lành bệnh, sức khoẻ bình phục ngay lúc đó khiến cha mẹ và mọi người trong thân quyến A Thố hết sức vui mừng. Chùa Giác Hải nhiều người biết tới nhờ thầy chúng tôi niệm đức Quán Thế Âm chữa lành bệnh vong nhập cho A Thố. Gạo cơm chùa dư nuôi điệu chúng, vải vóc có đủ may mặc, vài căn nhà sinh hoạt được xây dựng khang trang, chính là nhờ sự phát tâm cúng dường tích cực của gia đình A Thố và bà con dòng họ của A Thố.

Nguồn: Sách Linh Ứng Quán Thế Âm
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, virgo_o0o, aiminh14, kimthoa_0412, Huyền Vũ, ngaos202
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

[blockquote] CHIẾC PHI THUYỀN GIỮA BIỂN CẢ.

Câu chuyện linh cảm tôi sắp kể lại sau đây là tôi đã nghe chính ngài trụ trì chùa Huyền Tôn ở làng Thạnh Mỹ Lợi tỉnh Gia Định thuật lại:
Ông Brillant, người Nam nhập Pháp tịch có một bà mẹ rất tin sùng đạo Phật, thường ngày được mẹ đem những điều hiểu biết về giáo lý và nhất là sự linh cảm của đức Quán thế âm giảng dạy cho. Nhờ đó, ông thường niệm danh hiệu ngài những lúc lâm nguy và đều được như ý.
Lớn lên ông đi lính và năm 1940, ông được đóng lon thiếu úy Thủy phi thuyền.
Một hôm ông cùng đại úy Touppant và trung úy Letournad, ba người ngồi phi thuyền ra đảo Côn Nôn. Lúc trở về vì hỏng máy, bị rơi xuống biển và giữa sóng to gió lớn, chiếc phi thuyền chồm lên ngụp xuống. Có một điều lạ là chỉ chực chìm mà chưa chìm. Trong lúc hai ông kia đành chờ chết thì thiếu úy Brillant nhất tâm cầu nguyện đức Quán thế âm Bồ tát. Chiếc phi thuyền vẫn lững lờ trôi trong hai tiếng đồng hồ, thì gặp chiếc tàu đánh cá của người Nhật đi đến dòng dây xuống kéo họ lên. Vừa lên được trên tàu, ngoảnh lại nhìn thì chiếc phi thuyền đã chìm dần xuống bể sâu. Tất cả mọi người trên tàu cho đến hai ông trung úy Letournad và đại úy Touppant đều ngạc nhiên cho sự lạ ấy: Vì từ nãy đến giờ sao nó không chìm. Lúc đó thiếu úy Brillant mới kể lại lời cầu nguyện của ông ta và mọi người đều cho rằng họ thoát khỏi tai nạn là nhờ sự linh cảm của đức Quán thế âm Bồ tát.
Từ đó, đại úy Touppant cũng trở thành một Phật tử thuần thành, và để tỏ lòng ghi ơn, ông đã lập nên một chùa nhỏ thờ Phật tại xóm Cát Lái, làng Thạnh Mỹ Lợi tỉnh Gia Định, và ông thường đích thân đến làm lễ.
Lê Trí An (Biên Hòa).

NGƯỜI DÂN CHÀI XÓM TẤN

Chuyện xảy ra tại xóm Tấn, cửa biển Quy Nhơn vào năm 1944. Vào độ tháng ba tiết trời bình lặng nên có mười chiếc ghe ra đánh cá ngoài khơi. Thình lình trời trở tố, bao nhiêu ghe đều theo sóng biển mà không về. Trong xóm nhà nào nhà nấy đều khóc rân và phát tang cả.
Thình lình mười ngày sau, hai anh Trần Tố và Lê Bá Cảnh cùng tất cả trai bạn trong ghe trở về làm trong nhà mừng quá đỗi. Bà con xúm lại hỏi chuyện thì các anh kể lại như sau:
"Khi trời nổi gió, tất cả các ghe đều không kịp trở tay, ngó chung quanh thì mấy ghe kia đều mất dạng cả, phần các anh cũng khó phương cứu thoát. Hai anh sực nhớ lại mới đồng chấp tay niệm danh hiệu đức Quán thế âm, cứ như thế ghe trôi đi xa, người trong ghe mê man cả, lúc tỉnh dậy thấy mình nằm trên bãi bể Nha Trang. Người trong làng chạy ra dìu họ vô, nấu cháo cho ăn. Và sau khi rõ chuyện, giúp cho họ tiền tàu để trở về làng."
Hồi đó, tôi là một hội viên của Phật học Quy Nhơn ở gần xóm Tấn, nên được thấy và nghe rõ câu chuyện này. Các đạo hữu kể trên, hiện còn ở trong xóm có thể làm chứng cho câu chuyện tôi vừa kể.
Nguyễn Văn Đảo, hiện ở Khuôn Hội
Thuận Lập, Đà Nẵng.

BÀ LÃO KỲ DỊ

Năm năm trước, tôi đã đau bàn tay rất lạ kỳ. Trước hết nó mọc lên nhiều mụt nhỏ li ti, mụt sanh ra rất mau, kết liên lại làm mủ, ăn phồng da lên, ăn mé vào thịt đau như dùi châm, ngứa hơn ráy chà, đêm như ngày xói vào da thịt, khó chịu hết nổi, làm cho tôi chỉ ngồi ôm tay mà khóc. Xức thuốc và tiêm kim rất nhiều vẫn không hiệu quả.
Tôi nhớ lại hôm đó là mồng 8 tháng 9 Âm lịch, tôi ôm tay ngồi trước bàn Phật, tính nhẩm lại còn mười ngày nữa là vía đức Quán thế âm, mình đau tay như thế này, lấy ai mà lo sắp đặt dọn dẹp để làm lễ. Mắt tôi nhìn lên tượng Ngài, miệng lâm râm cầu nguyện Ngài rủ lòng độ trì cho tai qua nạn khỏi, hoặc gặp thầy hay thuốc tốt cho được mau lành.
Vào khoảng chiều hôm đó, trong lúc tôi đang ngồi ôm tay buồn bã, thì một bà lão ăn mày tướng mạo phương phi bước vào cất tiếng hỏi tôi: Bà khóc vì đau tay phải không? Cho tôi xem ra sao? Tôi đưa tay cho bà xem và nhờ bà cho biết thuốc chi hãy chỉ giùm. Bà coi xong bày cho tôi bài thuốc sau: Lấy lá tràm và lá chổi rành nấu lên rồi ngâm tay vào rửa cho thật sạch, lấy một ít bồ hóng nghiền cho mịn, xức trong ba ngày, mỗi ngày ba bận là lành. Theo lời bà, tôi nhờ người làm và xức ngay tối hôm đó, thì rất may là bớt nhức, ngủ được. Sáng ngày thấy bớt được đôi ba phần. Liên tiếp trong ba ngày chỗ lở khô như vỏ cau khô, ở trong có lớp da non đỏ lói. Đến ngày vía, tôi đã tự mình sắp đặt làm lễ được. Có điều rất lạ là sau hôm đó, tôi và người nhà đã cố công tìm bà lão để tạ ơn, nhưng tìm khắp nơi mà vẫn không gặp được.
Bàn tay tôi không đau lại nữa, và bài thuốc trên tôi bày cho nhiều người đau tương tợ nhờ ơn Phật đều được lành cả.
Bà Minh Hạnh, Huế.

NHIỆM MẦU THAY ĐỨC TIN

Cùng trong thời kỳ kháng chiến, một ông quận trưởng tại tỉnh Thừa Thiên, một Phật tử thuần thành am tường Phật pháp, nhân một cuộc đi bố ráp, bị thương ở sau mông bởi một mảnh lựu đạn của địch. Được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Huế, mặc dầu có sự săn sóc tận tụy của bác sĩ, máu ở vết thương vẫn rỉ rả chảy mãi không cầm (có loại máu không thuốc gì cầm chảy được một khi bị thương tích, ai bị bịnh này phải chịu chết). Biết sức người không sao cứu khỏi, ông chỉ mong ở hạnh từ bi của đức Quán thế âm, một là cứu cho khỏi bệnh, hai là nếu đã tận số thì tiếp dẫn cho về cõi cực lạc nên ông thành tâm tinh tấn niệm danh hiệu Ngài.
Một đêm đang mơ màng, ông thấy dạng một người đàn bà mặc đồ trắng, mở cửa phòng bước vào và nhẹ nhàng đi ra, sau khi đưa tay thoa vết thương. Giật mình tỉnh dậy, ông hỏi bà vợ nằm bên cạnh đấy có thấy bóng người vào không, thì bà ta nói có thoáng thấy một người đàn bà vào và tưởng là y tá đến trông nom bệnh nhân.
Ngạc nhiên và sung sướng thay, ông ta đưa tay vào vết thương, thấy máu ướm khô, và từ đấy vết thương lành dần rồi khỏi hẳn.
Bùi Cúc, Nha Trang.

BÀ MẸ ÔNG LƯU

Từ mùa Đông năm Nhâm thìn, tôi bắt đầu suy nghiệm về bốn lời dạy của ông Viên Liễu Phàm và bài Du công tịnh ý. Tôi thấy được việc đời đều do nhân duyên mà tạo thành; và tự ta, gây nghiệp tốt xấu cho ta.
Đến mùa Đông năm Quý tỵ, tôi vui lòng ăn năn tội lỗi. Tôi sốt sắng giúp đỡ cho bà con xóm giềng nghèo khổ, và hằng ngày, tôi quỳ tụng kinh chú đức Quán thế âm để cầu cho mẹ tôi sống lâu.
Nhưng một hôm kia, bệnh hỏa đàm trước đây của mẹ tôi phát ra nặng hơn những lần trước. Mẹ tôi cũng tin Phật lắm, bèn gọi tôi đến bảo:
Bệnh ta trở đi trở lại đã ba mươi mốt năm rồi, thuốc thang không lành. Nay con chuyên chú đọc kinh mà bệnh mẹ lại nặng hơn thì là mẹ già bạc phước, nghiệp chướng nặng nề nên không thọ cảm được, con ạ!
Tôi cảm động quá. Tôi nghĩ rằng tất cả căn nguyên đều do tôi chưa thành tâm mấy nên vọng niệm chưa trừ mà thôi. Tôi an ủi mẹ rồi tôi đốt hương giữa trời quỳ niệm với tất cả chí thành. Tôi phát tâm làm mọi việc lành với hết lòng cầu nguyện đức Quán thế âm cứu mẹ tôi mau lành. Khi đứng dậy thì thấy đầu gối tôi rơm rớm máu mà tôi chẳng biết đau tí nào.
Hai ngày sau mẹ tôi đã khỏe và đòi ăn cháo. Tôi mừng lắm. Hôm ấy tôi nằm mộng thấy một vị Đạo sĩ vào nhà bảo mẹ tôi ngồi dậy và cho uống một chén nước màu xanh. Mẹ tôi uống hết chén nước thì thấy tươi tỉnh hẳn, cám ơn Đạo sĩ vô cùng.
Sáng ấy, bệnh mẹ tôi giảm đi phân nửa và ba bốn hôm sau thì lành hẳn. Và cái cố tật của hơn ba mươi năm về trước không còn thấy trở lại.
Điều cảm ứng trên khiến tôi càng tin đạo nhiệm mầu. Tôi lại càng thành tâm tiếp tục tu niệm và ăn ở theo đường lành.
Lưu Sơn Anh, người Trung Hoa.

ÁNH SÁNG LẠI VỀ

Đời nhà Thanh ông Đinh Truyền có người bà tên Khổng Thái Quân bị bệnh mù mắt đã hơn hai chục năm trời, chưa phương gì chữa khỏi.
Một ngày, vào khoảng đầu xuân năm Nhâm tý hình như cái đau đớn khổ sở vì sự không trông thấy gì của mình đã lên đến độ không thể kìm hãm chịu đựng được nữa, bà Thái Quân mới kêu cháu lại gần mà than rằng: Giá gì đôi mắt ta được hé sáng trong chốc lát, chỉ chốc lát thôi thì nguyện vọng của thân già này cũng đủ để thoải mái lắm rồi. Thông cảm tâm sự u buồn của bà, ông Đinh Truyền chỉ còn biết âm thầm thất vọng nhìn bà. Bỗng một ý nghĩ đột nhiên đến, Đinh Truyền bèn vui vẻ thưa rằng: Kính thưa bà, đức Quán thế âm là đấng mẹ hiền cứu khổ, ai nhứt tâm trì tụng cầu nguyện lên Ngài, chắc tâm thành sẽ linh ứng. Vậy theo ý con, từ nay đêm ngày bà nên chịu khó chuyên tụng thánh hiệu Đại bi Quán thế âm Bồ tát, niệm thánh hiệu thôi cũng đủ rồi bà ạ! Vì chú thì dài nhiều câu khó thuộc. Biết đâu ánh sáng lại chẳng trở về trong đôi mắt đẹp thuở xưa của bà. Tin tưởng ở lời khuyên của cháu, từ đấy Thái Quân ngày đêm tu niệm bảy chữ: Đại bi Quán thế âm Bồ tát, không nghỉ. Chưa đầy một tháng sau, một con mắt bà bắt đầu hé mí trông rõ bàn tay. Được nhìn cảnh con cháu quây quần vui sống, bà không khỏi thầm biết ơn đấng từ bi cứu khổ, nguyện phát thệ tu hành cố gắng noi theo gương sáng của Ngài, giúp đỡ kẻ bần hàn đói rách.
Quán thế âm trì niệm ký.

Nguồn:http://www.phatviet.com/dichthuat/ht...nh/kinh_10.htm [/blockquote]
Được cảm ơn bởi: virgo_o0o, aiminh14, Hoavothuong, kimthoa_0412, Huyền Vũ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


Nguyên văn bởi
Sora:


Thưa chú Tây Đô Đạo Sĩ, trước khi phóng sinh mình có đọc chú Đại Bi không ạ? Thả xong thì hồi hướng cho những chúng sinh đó phải không chú?


Tây Đô đạo sĩ:


Chú Đại bi khá dài, nếu trường hợp con vật mình định phóng sinh để lâu được thì mình nên tụng chú Đại bi, hoặc chú Vãng sinh cho chúng nó nghe. Các con cá nhỏ nếu mình không thể để lâu (vì chúng sẽ chết) thì chỉ nên niệm "Nam mô A Di Đà Phật", "Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát" nhiều lần cho chúng nó nghe rồi đem thả là được.
Mình thả xong thì có thể cầu cho gia quyến nhiều đời, các oan gia trái chủ của mình nhờ công đức phóng sinh này được âm siêu dương thái.
Đồng thời cũng cầu cho các con vật ấy nhờ công đức nghe kinh chú, nghe danh hiệu Phật, Bồ tát, các kiếp sau được làm người, gặp được Phật pháp để tu hành giải thoát. Thân mến.



Nguyên văn bởi Minhnt:



Thưa bác Tây đô đạo sĩ. Có việc này mình muốn nhờ bác chỉ giáo. Chả là hồi có bầu đứa thứ hai mình bị Rubela. Mình lo sợ con mình khi sinh ra bị dị tật nên ngày nào cũng đọc chú đại bi ( mình làm do tình cờ lên WTT thấy nhiều mẹ cũng nghe và đọc theo chú này) Mình đọc khi nằm cho con ngủ, hoặc trước khi đi ngủ trưa ở cơ quan mình cũng đọc thầm. Cũng lạ là khả năng học thuộc của mình không tốt nhưng chỉ sau vài tuần mình lại có thể thuộc bài chú ấy một cách thuần thục đến mình cũng không tin nổi. Nhưng từ khi đọc bài viết của bác mình thấy mình đọc không đúng theo nghi thức gì cả. Mình rất muốn đọc chú đó nhưng điều kiện nhà mình không có chỗ nào để ngồi đọc được. Thêm nữa mình lại còn 2 con nhỏ, cộng với chồng mình không TÍN. Vậy cho mình hỏi nếu mình đọc chú trong khi nằm trên giường cho con đi ngủ, hoặc trước khi ngủ trưa ở cơ quan mình nằm đọc thì có gì phạm không( mình chỉ có thể nhẩm trong đầu chứ không thể đọc thành tiếng) Rất mong nhận được hồi đáp của Tây đô đạo sĩ.


Tây Đô đạo sĩ:

Cô đọc chú Đại bi được như thế dĩ nhiên đã có nhân duyên từ tiền kiếp. Cô có lòng tin là đủ, còn chồng cô không có cũng không sao. Cô có thể đọc thầm hay ra tiếng đều tốt. Nhưng cô đọc thầm thì chỉ mình cô có lợi ích, nếu đọc ra tiếng thì những người khuất mặt xung quanh sẽ nghe được và họ được nhờ công đức của chú mà được siêu thoát hoặc sẽ có nhân duyên với đạo Phật về sau. Cô có thêm công đức vì đã giúp họ.
Cô không có điều kiện ngồi đọc thì cứ đọc như từ trước đến giờ. Vẫn rất tốt. Thân mến.



Nguyên văn bởi megi:



Thật ra đọc chú Đại Bi vào lúc nào rảnh trong ngày cũng tốt phải không Bác Tây Đô Đạo Sĩ?

Tây Đô đạo sĩ:

Vâng, quan trọng là thành tâm, thanh tịnh nghiêm túc là được. Thân mến.


Nguyên văn bởi songsinhvn:


Con chào thầy Tây đô đạo sỹ!

Con cảm ơn thầy đã giáo hoá cho con và rất...rất nhiều các bạn khác. Công đức của thầy thật vô lượng vô biên.

Từ ngày con tụng trì chú Đại bi, con nguyện hướng tâm về Chánh pháp, không đam mê xem số, xem tử vi nữa. Mỗi buổi sáng con trì 5 biến trước khi đi làm/ 21 ngày/ tháng. Thấy tâm mình thanh thản, mọi việc nhẹ nhàng, tính tình cũng dễ chịu đi rất nhiều, không giận mình, giận người, nóng nảy, hờn ghen... Tâm tịnh, tâm sáng đời cũng bớt khổ.

Vào đây thấy các bạn người trì 21 biến/ ngày, người thì 15 biến/ ngày, con thấy các bạn thật có tâm. Có lời khuyên với các bạn, cứ từ từ trì chú theo đúng khả năng của mình. Đến khi tâm tịnh, trí sáng, hơi thở điều hoà, các bạn sẽ đọc chú cả ngày không mệt. Chúc các bạn thành công!

Tây Đô đạo sĩ:

A Di Đà Phật, đây là lời khen tặng lớn đối với tôi. Chúc mừng đạo hữu đã tìm được con đường cho mình. Thân mến.


Nguyên văn bởi lientruc:


Con mới thi đại học xong và thi vào ngành y,con làm bài chỉ tạm được và còn phụ thuộc vào người chấm,hiện giờ con đang rất lo và con đang tụng chú Đại Bi ,đả được gần 1000 biến,còn vài ngày nữa sẽ có kết quả thi,con phát nguyện với Phật rằng nếu con được thi đậu thì sau này con sẽ cố gắng dùng nghề nghiệp của mình để cứu đời,nếu người nào có duyên thì con sẽ gieo mầm mống Phật pháp cho họ và luôn tự nhủ mình sẽ sống có ý nghĩa về sau,sẽ luôn hộ trì chánh pháp có được không ạ?

Tây Đô đạo sĩ:

Thế thì tốt quá chứ, sao lại không được?
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, virgo_o0o, aiminh14, kimthoa_0412, Huyền Vũ, ngaos202
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cuondajde16
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1475
Tham gia: 09:30, 01/10/12

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi cuondajde16 »

Cha già, quả thật đọc và nghe Đại Bi Chú có sự thông suốt, lòng bớt lo toan, nhẹ lòng rất nhiều... ĐƯợc đấy...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

THIÊN CẢM ỨNG CỨU NẠN

CỨU BẢY NẠN

1. THUỶ ÁCH

Triều nhà Thanh năm Khương Hy thứ hai, có người đánh cá đậu thuyền ở dưới bờ núi Tiểu cô sơn. Nửa đêm thức giấc nghe có tiếng rằng: Sáng sớm có chiếc thuyền chở muối đi ngang đây, bọn bây phải nhận chìm cho ta! Sáng sớm quả có chiếc thuyền chở muối đi ngang qua, gặp phải gió to sóng lớn, chiếc thuyền ấy gần như đã chìm, nhưng trong chốc lát thuyền vẫn bình an lướt sóng đi qua. Đến tối, người đánh cá lại nghe tiếng trên núi trách phạt vì sao sai lệnh? Có tiếng đáp lại: Khi bọn tôi đến gần thuyền, thấy có đức Quán thế âm Bồ tát đứng ở sau thuyền, vì vậy không dám lại gần. Đến sáng sớm người đánh cá tìm đến chiếc thuyền chở muối để dò hỏi, mới biết người cầm lái chiếc thuyền kia là một bà đã trì niệm Quán âm. Chúng ta thử nghĩ xem oai lực của Bồ tát Quán thế âm vĩ đại biết chừng nào?

Chép theo Vạn thiện tư.


Về đời nhà Đường có một người là Sầm Cảnh Nhơn, lúc thiếu niên chuyên tụng kinh Phổ môn. Một hôm mướn thuyền đi Tô Châu, rủi bị thuyền chìm, anh ta rơi xuống nước! Bên tai nghe có tiếng người nói: Cho người tụng kinh Phổ môn thoát nạn. Nghe như vậy ba lần, liền thấy mình nổi lên mặt nước và tấp vào bờ, được sống sót.

Theo Pháp Hoa cảm thông lục.


Anh Đáo người làng An Truyền, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, năm 1953 được lệnh động viên anh phải nhập ngũ. Năm ấy Huế gặp trận lụt to nhất xưa nay chưa từng có. Anh Đáo với 8 người bạn đồng đội gác tại lô cốt gần cửa biển Thuận An. Đêm 24 sáng 25, gió to nước dâng lên cao vùn vụt không kịp trở tay. Anh em đồng đội đều là người khác đạo kêu gào cầu cứu nhưng vô hiệu quả, giữa sóng to gió lớn không thấy tăm dạng một bóng người, một ghe thuyền nào cả, lại thêm trời tối như mực, mưa đổ như xối. Cả đội đều khoanh tay đợi chết vậy! Riêng Đáo bình tĩnh chí thành niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát, chết sống phó mặc cho ba đào! Nước mỗi lúc một cao, gió mỗi lúc một lớn. Lô cốt đổ nhào theo dòng nước cuốn đi. Tự nhiên Đáo thấy mình tấp vào một ghềnh đá cao, gió rét thấu xương, tưởng mình đã chết rồi, nhưng không dứt tiếng niệm Phật, thế rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng thấy có người đánh vào vai bảo dậy mà về. Bừng mắt dậy thấy trời đã chiều, xa xa có chiếc đò đi vớt củi, liền kêu cứu, được đò ấy đến chở về. Còn bạn đồng đội chẳng biết trôi dạt vào đâu!
Sau khi thoát hiểm, Đáo lên Báo Quốc lạy Phật và kể rõ lại sự việc đã gặp. Sự này được ghi chép lại theo lời Đáo thuật.

Ghi chép lại theo lời Đáo thuật.


Ngài Thích Đạo Hiền ở về đời nhà Đường, nhân ông thứ sử nhờ vẽ giúp bảy bức tượng Quán thế âm, ngài kêu thợ vẽ đến bắt phải trai giới trước đã rồi dùng trầm nhũ làm keo, đốt hương lễ bái xong mới vẽ. Khi vẽ rất là tôn nghiêm trang trọng đầy đủ tướng hảo. Về sau nhơn qua sông chìm đò té xuống nước, vội vã niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát, liền trông thấy dưới nước có hào quang, hai bên là bảy vị tượng đã vẽ trước nói rằng: Cứ niệm Phật A di đà đi. Đạo Hiền lật đật niệm Nam mô A di đà Phật, bảy vị Bồ tát đỡ hai chân, ngài liền nổi lên mặt nước, đi chừng 40 dặm mới đến bờ.

Trích Quản ký.


2. HỎA TAI

Dân quốc năm thứ 11, nạn địa chấn ở Nhật Bản, đại biểu hội Phật giáo Phổ tế là các ông Bao Thừa Chí, Dương Thức Các... đi qua Nhật điếu ủy về, báo cáo tình hình, các ông cho biết: Dân số Nhật chết trong nạn địa chấn này ước chừng hơn ba mươi vạn người, thi hài chất cao như núi! Cứ riêng một địa phương mà nói thì khu vực Thiền thảo ở Đông Kinh là hoàn toàn trở thành tiêu thổ! Ở trong khu vực Thiền thảo ấy có một công viên, trong công viên có một hồ nước và một tòa Quán âm các ba gian, kiến trúc theo lối Nhật Bản cũ. Khi nhân dân bị hỏa tai, bốn phía bao bọc lửa cháy. Không biết trốn tránh vào đâu, nhân dân đua nhau chạy vào công viên. Tất cả tụ tập vào tòa Quán âm các ước chừng hơn ba vạn người; trong lúc tình hình bức thúc, mọi người đều niệm danh hiệu đức Quán thế âm Bồ tát, chí thành cầu nguyện may ra thoát khỏi tai nạn! Từ trong ra ngoài, dị khẩu đồng âm, vang dội tiếng niệm Nam mô Đại từ đại bi Cứu khổ cứu nạn Linh cảm ứng Quán thế âm Bồ tát. Lửa lan đến hồ, đốt cháy khô cả hồ nước rồi dừng lại. Thật là một việc chưa từng có! Không những đám dân không ai bị tai nạn mà luôn cả ba gian nhà kia hiện nay vẫn còn. Chính phủ Nhật hiện bảo tồn để làm nơi thánh tích kỷ niệm. Ai là người đã đến Nhật Bản chắc không khỏi đến tham bái ở đó. Đức từ bi cứu khổ của Bồ tát Quán thế âm thật cùng khắp đúng như lời Phật dạy trong kinh Phổ môn.

Thuật theo thư của ngài Ấn Quang Pháp sư.


Về đời Mãn Thanh, ông Thái Ân Tường làm chức vận lương, có một công quán cho nhân dân đến nộp thuế, bốn phía không có vách tường, liên tiếp với nhà của dân chúng. Một hôm nhà hàng xóm bị cháy, mọi người lo khuân vác của cải, thì Thái Ân Tường vẫn điềm nhiên bất động! Bao nhiêu người la, thúc ông tránh thoát, ông ta vẫn bình tĩnh hình như không để ý. Lạ nhất là ngọn lửa đang cháy qua Đông, bỗng nhiên trở về Tây, tứ hữu bốn mặt đều bị lửa cháy tràn lan, chỉ còn sót lại khoảng giữa nhà ông ta là không cháy. Bao nhiêu người xúm lại hỏi ông ta có phép thuật gì, ông ta đáp: Tôi chỉ biết niệm chú Đại bi. Có người nói: Vạn nhất mà thần chú Đại bi không linh nghiệm, luôn cả tánh mạng ông cũng khó bảo tồn thì ông tính sao?
Đáp: Gia đình tôi đã nhiều đời trì tụng chú Đại bi, thảy đều có linh nghiệm và thảy đều thoát qua bao nhiêu tai nạn về đao binh, thủy hỏa không thể kể xiết! Chính bản thân tôi đã trì tụng hơn hai mươi năm nay, mỗi khi gặp phải tai nạn gấp rút, đều được cảm ứng che chở. Tôi còn nhớ về niên hiệu Càn Long, nhà tôi ở Bắc Bình bên phía Nam có nhà hàng xóm bị cháy, lại gặp phải gió Nam, ngọn lửa theo gió vùn vụt táp đến nhà tôi. Bấy giờ muốn thoát thân e cũng không kịp. Tôi cứ điềm nhiên y theo thường lệ trì tụng chú Đại bi, chưa hết một biến, rất lạ là ngọn gió thổi vật trở về. Nhà tôi thoát nạn, vì thế mà tôi không có gì sợ hãi cả và rất tin tưởng đức từ bi bất khả tư nghì của Bồ tát. Có sợ chăng là sợ lòng mình không chí thành và đã gây nhiều tội lỗi mà thôi. Chúng ta nên chí thành sám hối những tội lỗi đã lỡ lầm và mỗi ngày trì tụng ít biến chú Đại bi, chắc chắn sẽ được cảm ứng không sai.

Xuất Tín tâm lục.


Triều nhà Minh có một người họ Uông, nhà ở gần núi Côn Sơn thuộc tỉnh Giang Tô. Anh ta phát nguyện ăn chay ba năm và trì niệm danh hiệu Quán âm. Sau khi hoàn nguyện lại đi chiêm bái núi Nam Phổ đà, nơi đức Quán âm thị hiện. Đến ngày nguyên đán thì xuống thuyền đi. Khi thuyền đã nhổ neo, bỗng người nhà chạy đến báo tin nhà hàng xóm bị cháy đã lan đến nhà mình, gọi anh trở về cứu chữa. Anh ta đáp: Tôi chí thành đã ba năm, hôm nay đi chiêm bái, không lý vì cháy nhà mà đổi chí nguyện; dù cho có cháy hết nhà cửa, tôi quyết không trở lui. Nói xong vẫn giong buồm thẳng tiến. Lễ bái rồi trở về, trông thấy bốn phía xóm đều trở thành tiêu thổ, chỉ có một mình nhà anh vô sự. Thật là lòng chí thành bao giờ cũng được cảm cách.

Trích Hiện quả tùy lục.


3. GIÓ BÃO

Đời Tống Thần Tông niên hiệu Nguyên Phong năm thứ ba, chức Hàn lâm Vương Thuần Phong vâng chỉ đi sứ Tam Hàng, khi đi ngang qua biển gặp sóng to gió lớn, lại thêm có một con rùa lớn ép vào thuyền, vô cùng nguy hiểm! Thuần Phong rất sợ hãi liền vội vã hướng về núi Phổ đà trong động Triều âm cầu đảo. Bỗng trông thấy hào quang vàng chói lọi: thân tướng đẹp đẽ của Bồ tát hiện ra, ngọc báu lung linh, mây năm sắc lóng lánh, con rùa lớn liền bỏ đi, cả thuyền đều vô sự. Sau về tâu lại, triều đình sắc phong "Bửu đà Quán âm tự "

Trích Phổ Đà sơn chí.


4. GƯƠM ĐAO

Thời gian đầu triều nhà Thanh, có một người tên là Trình Bá Lân, trước là một nhà buôn các tỉnh Giang Tô, Dương Châu... thờ đức Quán thế âm rất chí thành! Đến năm Ất dậu bị giặc đánh phá Dương Châu, Trình Bá Lân cầu đảo ngài cứu hộ. Đêm nằm mộng thấy đức Quán âm dạy rằng: Nhà ngươi 17 người, 16 người khỏi chết, chỉ có một mình ngươi là không thể trốn được, vì kiếp trước nhà ngươi đã giết chết tướng giặc tên là Vương Ma Tử 26 nhát đao, nay thì phải đền trả lại mạng trước. Mười sáu người thì đi tránh chỗ khác ắt khỏi bị giết, còn ngươi nên sắm sửa đồ ăn uống đợi đó, tối nay đúng canh hai có người đến kêu cửa, chính là Vương Ma Tử vậy. Ông Trình rất tin nên làm y như lời Bồ tát dạy. Đến canh hai quả có người đến la to gọi cửa, ông Trình thung dung mở cửa nói rằng: Ông chính là Vương Ma Tử phải không? Tôi đã sắm đồ ăn uống đợi ông từ lâu, vậy xin mời ông vào. Vương Ma Tử thấy trong nhà đèn sáng như ban ngày, đồ ăn uống linh đình đang đợi, cho là lạ hỏi rằng: Vì sao anh biết tôi là họ Vương? Ông Trình bày tỏ đầu đuôi sự chỉ giáo của Quán thế âm Bồ tát trong mộng. Vương nói: Nếu quả như vậy, kiếp trước anh giết tôi, kiếp này tôi giết anh, kiếp sau anh lại giết tôi, thế thì không biết lúc nào mới đình chỉ? Chi bằng hai ta hòa hảo cùng nhau, may ra giải thoát được oan khiên. Thôi anh đưa lưng lại đây tôi làm phép giả chặt anh 26 nhát để gọi là đền nợ xưa, và xin bảo hộ toàn gia vô sự, nguyện suốt đời ăn ở tốt với nhau.
Xem thế ta biết sự cứu độ chúng sanh của Bồ tát ứng hiện đủ mọi cách không thể nghĩ bàn được.

Trích Dĩ cầu thơ.


Đời nhà Tống tại Lâm An, có một vị tên là Trương Công Tử, một hôm đến xem một ngôi chùa đã gần sụp, trong ấy có một pho tượng Quán thế âm tay chân bị sứt xể, ông ta xin với vị sư ở đó đem về tu bổ để thờ. Về sau gặp giặc ông ta nhảy xuống giếng để trốn, thấy đức Quán thế âm hiện hình nói với ông ta: Ngươi hiện nay phải bị chết, ta không thể cứu ngươi được, vì rằng kiếp trước ngươi đã giết một người tên là Đinh Tiểu Đại, nay y tới sẽ giết ngươi để báo thù. Nói chưa dứt lời thì liền có một người tay cầm xà mâu đến đứng trên giếng kêu Trương Công Tử lên. Trương Công Tử liền hỏi: Ông có phải là Đinh Tiểu Đại không? Ông ngạc nhiên hỏi Trương Công Tử: Vì sao anh lại biết được tên họ ta? Trương đáp: Chính là do đức Quán thế âm Bồ tát đã chỉ thị cho tôi, tôi sẽ đem mạng cho ông. Đinh nói: Thế thì anh và tôi nên giải oan thù, không nên kết oán nghiệp lại đời sau làm gì nữa. Hai người vui vẻ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả.
Đây cũng là một phương thiện xảo do lòng từ bi phổ độ của Bồ tát, bất khả tư nghì vậy.


5. ÁC QUỶ

Triều nhà Tùy niên hiệu Nhơn Thọ, núi Chung Nam Sơn ở Tây An gọi là Nam ngũ đài, trên núi có một con độc long hay biến hình thường thường hiện thân đạo sĩ đến Tây kinh bán thuốc, tuyên bố rằng: Hễ ai uống thuốc này có thể lên trời được. Không ngờ nó dùng phép yêu thuật bắt bao nhiêu người đem bỏ vào trong núi để ăn thịt thật là nguy hiểm. Bỗng có một tăng sĩ không biết từ đâu đến, dựng am tranh ở trên chóp núi. Yêu thuật của độc long từ đó không còn lộng hành nữa. Dân chúng xa gần sùng bái rất đông! Đến năm thứ hai ngày 19 tháng 6 âm lịch, vị tăng sĩ không bệnh mà tịch (chết). Sau khi hỏa táng, tự nhiên về hướng Đông hiện ra một kim kiều, thiên nhơn sắp hàng hai bên đánh nhạc, rải các thứ hoa thơm ngát. Mọi người trông thấy ở trong này hiện ra trăm đạo hào quang rực rỡ phi thường! Trên hào quang có Bồ tát hiện thân, hình tướng trang nghiêm, diện mạo hiền từ vô cùng đẹp đẽ, đầu đội mão anh lạc, mình mặc áo kim cương, mỗi mỗi đều trông thấy rõ ràng. Giờ lâu mới ẩn vào trong mây bạc.
Ai cũng cho đó là hóa thân của đức Bồ tát Quán thế âm. Từ đó người ta lấy ngày 19 tháng 6 Âm lịch làm ngày vía của Ngài.

Trích Nam ngũ đài sơn tích ký.


Ngài Huyền Tráng pháp sư trong thời gian còn ở Tứ Xuyên trông thấy một người bệnh, thân mình đầy cả ghẻ chốc, hôi thối không chịu nổi. Động mối từ tâm, ngài trao cho một ít tiền, áo quần và đồ ăn. Rất lạ là người bệnh ấy đọc thuộc lòng bài Bát nhã tâm kinh, truyền dạy lại cho pháp sư và dặn rằng: Nếu đi đâu gặp hoạn nạn nên đọc bài kinh ấy thì khỏi. Về sau ngài đi Ấn Độ cầu Pháp, trải qua tám vạn dặm Lưu sa hà, gặp không biết bao nhiêu gian nan hiểm trở và vô số ma quỷ yêu quái đoanh vây, ngài chỉ niệm Tâm kinh ấy mà đều thoát nạn. Nhờ thế ngài đạt được mục đích, đến Ấn Độ bình an vô sự.

Trích Tây du ký.


Tại Giang Hạ có nhà làm chay. Một em bé gái đến xem, bỗng có một con quỷ hình thù to lớn bắt em ấy bỏ vào trong một phòng tối đóng cửa lại. Em la hét rầm lên mà người hai bên đều không nghe thấy. Chốc lát con quỷ dắt em bé chạy. Chạy độ một quãng đường, thoạt thấy ánh sáng hồng chiếu đến, con quỷ sợ hãi, bỏ em bé trốn mất. Ánh sáng càng lại gần, em trông thấy một đoàn người hộ vệ một vị cao lớn mình đeo toàn ngọc anh lạc, cất tiếng hỏi em muốn đi về đâu và tự giới thiệu: "Ta là Nam hải đại sĩ, nên đi theo ta." Chốc lát em thấy đi đến một chỗ đền đài lầu các lung linh tráng lệ, không phải cảnh giới phàm trần sánh kịp. Đại sĩ cùng nhiều thị giả nói chuyện. Trong số đó có một thị giả dắt đến một con quỷ. Đại sĩ bảo một người bận kim giáp đuổi đi. Lại trông thấy một người đội mão vàng cúi đầu đảnh lễ đại sĩ và thưa: "Người mẹ em bé này ăn trường trai và thờ Phật rất thành kính." Đại sĩ nói với em bé: "Mẹ con làm lành rất đáng khen, con nên theo người đội mão vàng này mà trở về, khi đi nên nhắm mắt lại." Em bé vâng lời nhắm mắt đi theo người đội mão vàng, trong nháy mắt đã đến nhà, thấy mẹ ngồi đầu giường tay bồng một em bé giống hệt như mình. Nó bỗng mê đi rồi tỉnh lại liền ngồi dậy bên giường mở miệng kêu mẹ! mẹ! Hỏi ra mới biết từ khi em bé đương xem đám chay thì bị xâm ngạt nằm thiêm thiếp đã hơn một tháng nay, bây giờ mới tỉnh lại, cả nhà rất mừng rỡ. Về sau em bé ấy lớn lên phát nguyện ăn trường trai và thọ trì kinh Quán thế âm rất chuyên cần.

Trích Dạ đàm tùy lục.


6. LAO TÙ

Đời nhà Đường có một người tên Đổng Hùng, ông ta làm chức Đại lý quang về triều vua Đường Thái Tôn, lúc nhỏ đã ăn chay thờ Phật rất thành kính. Nhơn vì có hiềm khích với bạn đồng liêu, bị vu cáo phải tống giam vào ngục. Không biết kêu cứu vào đâu, chỉ nhất tâm đọc tụng Quán thế âm Bồ tát Phổ môn phẩm và niệm danh hiệu ngài. Rất lạ là gông xiềng tự nhiên được cởi mở mà khóa xiềng vẫn y nguyên. Giám mục bẩm lên, ngự sử Trương Thủ Nhất đích thân đến khám nghiệm, cho là kỳ quái, cho xiềng khóa lại rất kỹ lưỡng. Đổng Hùng chiếu thường lệ chí thành tụng kinh, khóa xiềng lại tự nhiên rớt xuống đất mà niêm phong vẫn như cũ. Nhờ thế được xét lại mới biết là oan, liền được trả lại tự do.

Trích Pháp uyển châu lâm.


Triều nhà Trần có một người tên là Đậu Truyền, khi làm chức bộ binh ở Cao Xương bị Lữ Hộ bắt làm tù binh, đồng đội bảy người đều bị giam vào ngục thất, định đến vài ngày sau sẽ đem giết. Đậu Truyền chuyên tâm niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát ba ngày đêm, xiềng xích tự nhiên được cởi mở. Đậu Truyền nói: Cá nhơn tôi tuy được nhờ đức từ bi Bồ tát cứu độ, nhưng bạn đồng đội còn bị bắt, nỡ nào một mình thoát nạn, cầu mong Đại Sĩ rủ lòng phổ độ. Nói xong bạn đồng đội tự nhiên cũng được tháo mở xiềng xích, cả bọn thừa lúc đêm tối, mở cửa trốn thoát.

Trích Pháp uyển châu lâm.


7. GIẶC CƯỚP

Đời nhà Ngụy có một vị xuất gia tên là Lãng đại sư bị giặc bắt đem đi, giam tại trong vòng vây, đại sư cùng bạn đồng học muốn trốn thoát, nhưng bốn mặt đều bị canh phòng nghiêm mật, vô lộ khả đào, hai bên đều vách đá lởm chởm không biết mấy từng lớp, có một cây đại thọ nằm sát ở góc thành, liền leo lên cây thòng dây tụt xuống. Đêm đã tối, dưới hồ lại toàn gai góc chẳng biết sâu cạn, không biết để chân vào đâu mà xuống, níu dây mà thầm nghĩ: nguy rồi vậy! Thế rồi mặc niệm danh hiệu Quán thế âm Bồ tát! Giây lát thấy hào quang chiếu sáng. Lần tuột xuống đến đất thì thấy một con cọp to lớn, đồng bọn hết sức sợ hãi không sao thoát khỏi miệng cọp. Đại sư nói: Chúng ta được cứu, quyết định là nhờ oai lực của Bồ tát, cọp này chắc chắn không ăn người, phải chăng là Bồ tát thị hiện để đem đường cho chúng ta, chúng ta cứ theo cọp mà đi, chắc thoát được tai nạn. Lạ thay, hễ người đi chậm thì cọp cũng đứng đợi. Trời sáng thấy được đường về thì cọp cũng biến đâu mất!

Trích Pháp uyển châu lâm.


Đời nhà Minh, niên hiệu Gia Tịnh, có người tên Hoàng Ngạn Sỹ, cùng vợ Nhan Thị gặp thời loạn ly, mỗi người chạy một ngả. Nhan thị trốn ẩn vào chùa các ni cô, Ngạn Sỹ tìm đã ba năm không dò ra tung tích. Một hôm đi lang thang bên cạnh một ngôi chùa trông thấy một cây dương khô, trong cây có một cái bộng. Ông ta thò tay vào trong bộng lôi ra được một gói vàng và một bổn phổ khuyến, tự suy nghĩ: Đây không phải là vàng rơi mà lại là của mười phương Tam bảo. Ông ta đợi ở đó xem thử có người nào đến nhìn không. Cách vài ngày thấy có một ni cô già đến khóc lóc than van: Ta phát nguyện đúc một pho tượng Quán Thế âm nên đã khuyến giáo được ba ngàn lượng vàng, vì sợ gian đạo dòm thấy nên giấu vào trong bộng cây khô này, không ngờ ai đã lấy mất, bây giờ chỉ có nước chết để đền tội mà thôi! Hoàng Ngạn Sỹ nói: Tôi ở đây đã hai ngày đợi người đến nhìn, nay xin y số trả lại bà. Ni cô già bái tạ và xin mời ghé lại chùa xơi nước. Ông Hoàng theo ni cô vô chùa, đi đến cửa thì liền thấy vợ là Nhan thị ra đón, hai người nhìn nhau chảy nước mắt kể lại sự tình ly biệt! Kế đó có người nhà buôn nọ mời ông ta về kèm trẻ trong gia đình. Về sau ông thi đậu làm quan lên đến chức nhị phẩm, sanh hai con, vợ chồng đều lên thượng thọ!

Trích Hàng trung phẩm
Được cảm ơn bởi: virgo_o0o, phuongmtt47, aiminh14
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

GIẢI BA ĐỘC

1. THAM

Triều nhà Lương, ở Kim Lăng, có người đàn bà họ Châu nghe trên tổ chim ưng có tiếng con nít khóc, liền bắc thang lên dòm, trông thấy một em bé, đem về nuôi làm con. Sau đi xuất gia lấy hiệu là Bửu Chí đại sỹ, chuyên tu thiền định. Đầu niên hiệu Thái Thủy nhà Tống, lập hạnh đặc biệt, trên vai thường mang một cái kéo và một cái gương, có khi mang một tấm vải. Niên hiệu Kiến Nguyên đời nhà Tề, lần lần hiện ra nhiều di tích, gặp người hay nói những việc chưa đến, lúc đầu người nghe không ai để ý, nhưng về sau đều có hiệu nghiệm. Vua Lương Võ Đế rất sùng mộ thường cung kính lễ bái và tán thán ngài rằng: Nước không trôi, lửa không cháy, rắn không cắn, cọp không sợ, nói đến Phật lý thì ở trên các hàng Thanh văn v.v... Nhà vua sai họa sĩ Trương Tăng Do vẽ tượng ngài. Bửu Chí biến hiện hình Quán thế âm 12 mặt, thân tướng vô cùng trang nghiêm, hoặc từ, hoặc oai, ông Do không thể vẽ được. Lại có ông Trần Chính Lỗ toàn gia đều cúng thờ Bửu Chí, ngài hiện ra nguyên hình, quang tướng hoàn toàn như hình Quán thế âm Bồ tát.
Ngài biến hiện vô số linh tích, không thể chép hết.

Trích Cao tăng truyện, tập đầu.


Đời nhà Đường niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ 12 tại Hiệp Thanh trên thác Kim Sa, có một người con gái đẹp đẽ vô cùng, thường xách giỏ đi bán cá, ai trông thấy cũng muốn cưới làm vợ. Người con gái tuyên bố: "Trong một ngày ai đọc thuộc lòng được phẩm Phổ môn thì tôi xin nguyện theo sửa áo nâng khăn." Qua ngày thứ hai có đến hai chục người đến đọc thuộc phẩm Phổ môn. Nàng nói: "Không lẽ một mình tôi mà làm vợ cả hai chục người! Thôi thì ai đọc thuộc quyển kinh Kim cang Bát nhã tôi sẽ là vợ người đó." Lại có đến mười người đọc thuộc. Nàng lại nói: "Trong ba ngày nếu ai đọc thuộc bộ kinh Pháp hoa bảy quyển tôi xin làm vợ." Chỉ có một mình Mã Sanh đọc thuộc. Đến ngày nghênh hôn thì nàng chết tại trong phòng tân lang! Trong chốc lát thân hình vữa nát, thối tha hôi hám. Cả nhà vội vã lo mai táng. Về sau có một vị hòa thượng không biết từ đâu đến xin với Mã Sanh cho đào mả nàng, khi giở quan tài để xem chỉ thấy dây vàng ròng khóa lấy xương cốt ở trong hòm. Hòa thượng nói: "Đây là Quán thế âm Bồ tát thị hiện để hóa độ người tham dục." Nói xong hòa thượng tay xách bộ hài cốt bay lên giữa hư không đi mất.

Trích Quán âm cảm ứng thiên.


Vua Minh Vương là Văn Túc Công cho tước người con gái là Đàm Dương Đạo nhân. Lúc nhỏ Đàm Dương thờ đức Quán thế âm rất chí thành. Một hôm mộng thấy Bồ tát dẫn đi xem tòa sen thất bửu ở Tây phương. Lại có một ngài Bồ tát hiện thân đầy đủ 32 tướng tốt trang nghiêm, hỏi Đàm Dương: Đẹp không? Đáp: Đẹp.Hỏi: Ưa không? Đáp: Không. Đã đẹp, vì sao không ưa? Đệ tử nghe Phật dạy: Nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh mà cầu ta, người ấy là tà đạo, không thể thấy Như lai (Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như lai. Kinh Kim Cang). Bồ tát hết sức hoan hỷ.

Trích Nhất hạnh cư tập.


Vua Văn Tông hoàng đế nhà Đường ưa ăn thịt bọp bọp (sò) có một hôm lý thiện (đầu bếp nhà vua) mua được một con bọp bọp rất lớn, dao mổ không ra. Tự tay Hoàng đế gõ vào thì hả ra, trong ruột có một tượng Quán thế âm Bồ tát. Hoàng đế rất kinh dị, liền sắc dùng vàng trang sức một cái khám bằng gỗ hương chiên đàn, đem đến chùa Hưng Hiện phụng thờ, từ đó nhà vua không ăn sò nữa.

Trích Truyền đăng lục.


2. SÂN

Đời nhà Tùy, ngài Huệ Cung, đương lúc gặp vua Châu Võ phá pháp, ngài qua Kinh Dương học đạo; ngài Huệ Viễn ở chung chùa thì qua Trường An nghe kinh. Hơn ba mươi năm hai ngài mới gặp lại nhau. Ngài Huệ Viễn thuyết pháp, lời lẽ lưu loát nghe như suối chảy, ngài Huệ Cung trái lại không biết thuyết pháp. Ngài Huệ Viễn nói: Cách nhau đã nhiều năm, nay vui mừng được hội ngộ, tại làm sao không nói được lời gì? Phải chăng ngài đã chứng được cảnh giới vô sở đắc ư? Huệ Cung đáp: Tôi chỉ tụng được một quyển kinh Quán thế âm. Huệ Viễn nói: Cái đó ai cũng biết tụng, ông trước cùng tôi thệ nguyện, trông mong chứng được đạo quả, không dè đã hơn ba mươi năm nay mà chỉ tụng được một quyển kinh ư? Nếu không phải ám độn thì cũng là biếng nhác! Vậy từ đây xin tuyệt giao. Huệ Cung nói: Một cuốn kinh tuy ít nhưng chính miệng Phật dạy ra, nếu ai tôn kính thì quyết được vô lượng phước đức, ngược lại khinh mạn thì bị vô lượng tội khổ. Mong rằng ngài bớt giận, tôi xin tụng một biến, rồi sẽ cùng ngài từ biệt. Nói xong, đảnh lễ Phật, lên pháp tọa, xướng câu đề kinh thì hương thơm ngào ngạt khắp xa gần, đọc đến chánh văn thì nghe trên trời đánh nhạc, giữa hư không tự nhiên rải hoa cúng dường, tiếng nhạc du dương vang dội cả trời, hoa bay xấp xới rải rắc khắp đất! Tụng xong hạ tọa, hoa nhạc mới ngưng. Ngài Huệ Viễn cúi đầu đảnh lễ khóc lóc sám hối rằng: Huệ Viễn này ngu độn, đâu dám sống còn ở dưới mặt trời, cúi mong ngài tạm thời lưu trú dạy dỗ cho! Ngài đáp: Huệ Cung bất tài không có năng lực, đó chẳng qua là nhờ Phật lực mà thôi. Nói xong vái chào từ biệt.

Trích Cao tăng truyện.


Ông Du Tập đời nhà Tống làm quan ở quận Hưng Hóa. Nhân đi thuyền đến xứ Hội Thượng, người trong thuyền đến mua bọp bọp nấu ăn, Du Tập không ăn lại đem thả xuống nước. Một hôm gặp con rất lớn, Du Tập trả giá gấp hai để mua. Thuyền chủ không bán, bỏ vào nồi nấu. Bỗng nghe tiếng kêu rất lớn, ánh sáng từ trong nồi tuôn ra. Dở nắp xem, con bọp bọp há miệng, bên trong hiện ra một tượng Quán thế âm, tướng tốt trang nghiêm, áo mũ, chuỗi ngọc anh lạc và bụi trúc cành lá sum suê, đều là ngọc quý tạo thành. Du Tập gọi người cả thuyền đến xem, ai cũng niệm Phật sám hối, phát nguyện không ăn thịt bọp bọp nữa.

Trích Di kiên chi.


3. SI

Đời nhà Đường, ngài Huệ Nhật thiền sư đáp thuyền đi Ấn Độ lễ bái các thánh tích đức Phật Thích ca Mâu ni tại nước Kiền đa la. Khi lên núi hướng Đông cửa thành ấy, chí thành cầu đảo đức Quán thế âm Bồ tát, trông thấy Đại sĩ hiện thân bảo: Chuyên tâm tu niệm danh hiệu Phật A di đà và phát nguyện vãng sanh Cực lạc thế giới, thấy Phật và ta, được rất nhiều lợi ích! Nên biết pháp môn Tịnh độ hơn tất cả pháp môn khác.
Khi về nước, ngài Huệ Nhật được nhà vua sắc tứ hiệu là Từ mẫu Tam tạng, chuyên tu tịnh độ, viết sách Vãng sanh Tịnh độ lưu hành ở đời.

Trích Cao tăng truyện tập III.


Ở Ấn Độ, ngài Luận sư Giới Hiền, trong thời gian giảng luận Du già sư địa cho Pháp sư Huyền Tráng, có một người Bà la môn đến nói: Tôi từng phát nguyện trước tượng đức Quán thế âm Bồ tát tại núi Phổ đà lạc già, kiếp sau làm quốc vương, Bồ tát hiện thân quở tôi rằng tương lai có Luận sư Giới Hiền, giảng luận Du già sư địa cho một vị Hòa thượng người Trung Quốc, ngươi nên đến đó nghe, nhơn nhờ nghe pháp đó rồi được thấy Phật, cần chi phải làm quốc vương! Nay quả nhiên như lời ngài dạy, được nghe giáo pháp.

Trích Đường Tam Tạng truyện.


Khi vua Thành Tổ nhà Minh đang làm Yên vương, bà vương hậu gặp ngày nguyên đán ngồi tịnh niệm, thấy mình đi đến chỗ đức Quán thế âm Bồ tát, hào quang rực rỡ, tràng phan bảo cái châu ngọc lung linh, đền đài rất tráng lệ. Bồ tát bảo: Phật dạy kinh Đệ nhất hy hữu đại công đức, có thể tiêu tai chứng quả. Người sẽ làm quốc mẫu thiên hạ, phước đức quang minh, có thể lãnh nhận sự phó chúc này, để cừu bạt sinh linh. Nói xong liền dùng nước cam lồ rưới lên đảnh có cảm giác thân tâm vô cùng mát mẻ! Khi tỉnh mộng, trong miệng còn nghe mùi thơm, bàn đọc tụng những kinh chú mà Bồ tát đã truyền thọ trong khi mộng, không sót một chữ. Về sau gặp nạn giặc binh vây thành rất nguy khốn đều nhờ trì tụng kinh chú ấy mà cả thành nhơn dân đều được an ổn.
Ông Lý Văn Công đời nhà Đường hỏi ngài Dược Sơn thiền sư rằng: Thế nào gọi là Hắc phong xuy kỳ thuyền phưởng, phiêu nhập La sát quỷ quốc (Gió dữ thổi thuyền bè trôi vào nước quỷ La sát). Thiền sư đáp: Lý tiểu tử hỏi việc đó làm gì? Văn Công nổi giận đỏ mặt. Ngài cười bảo: Đó chính là gió dữ trôi thuyền bè vào nước quỷ La sát vậy.

Trích Cao tăng truyện.
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, virgo_o0o, phuongmtt47, aiminh14, kimthoa_0412, An Khang
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”