Tết bánh trôi bánh chay?

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
drtiendiep
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 28
Tham gia: 20:00, 19/11/09

Tết bánh trôi bánh chay?

Gửi bài gửi bởi drtiendiep »

Bác nào biết các ngày tết âm 3/3, 5/5, 7/7 là những ngày gì? Ví dụ mai là ngày lễ bánh trôi bánh chay bác nào biết giải thích giúp. Xin cám ơn!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Tết bánh trôi bánh chay?

Gửi bài gửi bởi apollo »

Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh".

Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng nhớ gì đến Giới Tử Thôi và vẫn nấu nướng chẳng có kiêng gì.
Được cảm ơn bởi: CogaiTrungHoa, Vạn Hoa Tiên, drtiendiep, cln
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cln
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 207
Tham gia: 21:47, 08/04/10

TL: Tết bánh trôi bánh chay?

Gửi bài gửi bởi cln »

Nghe cô kể truyện này lâu lắm giờ mới nhớ ra :)

Ngày xưa cũng lạ, nhiều người ngang bướng thiệt... như em em ra ngay... ;))

Bây giờ đồ nguội có sẵn, chẳng phải nấu nướng gì :D Mấy năm rồi ko ăn bánh trôi, bánh chay... nghe mẹ kể mà thèm!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Tết bánh trôi bánh chay?

Gửi bài gửi bởi apollo »

thực ra câu chuyện này anh em tôi vẫn nói đùa rằng đốt rằng thì chỉ có chạy đằng trời. Lửa mà đã cháy thì chẳng có đường nào thoát. Giới Tử Thôi có chạy chắc cũng chẳng kịp nữa.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bui Mai Phuong
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 981
Tham gia: 00:14, 16/09/09

TL: Tết bánh trôi bánh chay?

Gửi bài gửi bởi Bui Mai Phuong »

Như tui còn nhớ, Giới Tử Thôi không ra làm quan vì lí do khác. Khi thuyền tiến về kinh đô nước Tấn, Tấn Văn Công sai người vứt các đồ đạc dùng khi hoạn nạn đi, nói rằng vì từ nay không cần dùng đến nữa. Giới Tử Thôi thấy vậy, biết rằng Tấn Văn Công là người vô ơn nên khi nghiệp phò vua đã toại thành, ông chủ động về quê ở ẩn mà không ra làm quan hưởng lộc vua ban. Và quả đúng như Giới Tử Thôi nhận định, Tấn Văn Công cũng không hề nhớ đến ông. Phải đến khi có người biết chuyện ngày xưa Giới Tử Thôi từng cắt thịt mình cho vua ăn, tâu lên Tấn Văn Công thì khi đó Tấn Văn Công mới nhớ ra và về quê mời ông lên kinh để báo đáp ơn xưa. Không ngờ việc làm của mình lại gây ra cái chết cho vị trung thần nghĩa sĩ, Tấn Văn Công từ đó không đi hài gấm nữa mà sai người đẽo guốc tre đi hàng ngày để luôn nhắc nhở mình về vị hiền thần thưở xưa cùng việc làm hồ đồ đốt rừng trúc (tre) của mình.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”