thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

11. Ca Lý Ca (S: Kàlika): Vị A La Hán cỡi Voi:Vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.

Ca Lý (Kali) tiếng Phạn nghĩa là voi, và Ca Lý Ca tiếng Phạn nghĩa là nài voi hay người cỡi voi. Vì loài voi có sức lực mạnh mẽ, nên trong đạo Phật, chúng được biểu trưng cho đại hạnh. Ngài vốn là một vị chăn voi, nhưng xuất gia, tu đạo chứng quả A La Hán. Để nhớ đến nghề nghiệp xưa của Ngài, hình ảnh Ngài thường có một con voi đi cùng.

Ngoài ra, Ngài còn được gọi là Sư Tử Vương Kala, rất được vua Tần Bà Sa La kính trọng. Ngài thường có hình ảnh ngồi đọc kinh hay ngồi thiền, hoặc tay cầm lá cây.
Tập tin đính kèm
11. Ca Lý Ca Vị A La Hán cuoi voi.jpg
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

12. A Thị Ða hay A Dật Đa (S: Ajita): Vị A La Hán có lông mày trắng dài: Vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Linh Thứu.

Theo truyền thuyết, Ngài sanh ra với hai lông mày dài. Trong đời quá khứ, Ngài cũng là một vị tăng, dũng mãnh tinh tấn tu hành, nhưng chưa chứng quả thánh, ngay cả lúc tuổi già yếu, và chỉ còn hai lông mày trắng dài. Sau khi mất, Ngài sanh trở lại làm người, và được người cha cho biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có đôi mi trắng dài. Sau này, Ngài được phép xuất gia tu hành, chứng quả thánh. Vị này khác với ông tiên A Tư Đà và Bồ Tát Di Lặc.
Tập tin đính kèm
12. A Thị Ða hay A Dật Đa (S Ajita).jpg
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

13. Tần Đầu La (Pindola) Vị A La Hán điều phục hổ :Ngài vốn thuộc dòng Bà La Môn và là một vị quan lớn. Vì Ngài là một Phật tử thuần thành, nên nhà vua cho phép Ngài xuất gia. Lúc vào chùa tu tập trong núi rừng, Ngài nghe tiếng hổ gầm mỗi ngày. Vì nghĩ rằng hổ có lẽ đói khát, nên phải cho ăn chay, bằng không thì chúng sẽ ăn thịt người, Ngài đi xin cơm của tăng chúng rồi bỏ cơm vào thúng, để ngoài tu viện. Con hổ đó đến ăn cơm vào mỗi buổi tối, và chẳng bao lâu, Ngài điều phục được nó, nên được gọi là Phục Hổ A La Hán.
Tập tin đính kèm
13. Tần Đầu La (Pindola) Vị A La Hán điều phục hổ.jpg
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

14. Ca Nặc Ca Bạt Ly Ðọa Xà (S: Kanakabharadvàja):Vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Ðông Thắng Thân châu.

Ngài là vị tăng khất thực, thường khất thực bằng cách đưa bình bát lên. Sau khi chứng quả A La Hán, Ngài được gọi là Cử Bát A La Hán.
Tập tin đính kèm
14. Ca Nặc Ca Bạt Ly Ðọa Xà.jpg
Được cảm ơn bởi: phongvan38, cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

15. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), hay Nhung Bác Ca, hay Cù Ba Ca (Gobaka), hay Oa Ba Ca:Khai Tâm A La Hán: Vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.

Ngài là một hoàng tử của một tiểu quốc ở Ấn Độ. Khi Ngài được đăng quang làm thái tử thì hoàng đệ đem quân phản kháng. Tuy nhiên, Ngài trấn an ông hoàng đệ rằng Ngài muốn xả bỏ vương vị để xuất gia vì Ngài có một tượng Phật trong tim của mình. Để chứng minh, Ngài cởi áo, vạch ngực cho ông hoàng đệ xem, và quả thực có một vị Phật ngay trong tim của Ngài. Ông hoàng đệ từ đó tin tưởng Ngài và không còn phản kháng. Sau đó Ngài xuất gia và qua Trung Quốc hoằng pháp vào khoảng đời Đường.
Tập tin đính kèm
15. Thú Bát Ca (S Jìvaka), hay Nhung Bác Ca, hay Cù Ba Ca (Gobaka), hay Oa Ba Ca.jpg
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

16. Bạt Ðà La (S: Bhadra), hay Bồ Đề Đa La (Bodhidruma):Vị tôn giả này cùng 900 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại xứ Tích Lan hay Nam Dương.

Vì Ngài được sanh ra dưới cội cây Bồ Đề nên mới có danh tánh Bồ Đề Đa La (Bodhidruma). Theo truyền thuyết, Ngài có công hoằng hóa ở vùng Đông Ấn, và từ đó Ngài theo thương thuyền vượt biển sang những xứ Nam Dương hay Tích Lan hoằng pháp. Ngoài ra, theo kinh điển, Ngài vốn là anh em họ và cũng là đại đệ tử của Phật. Ngài là một vị luận sư, thuyết giảng lời Phật dạy rõ ràng rành mạch. Do đó, Ngài có hình ảnh tay cầm kinh điển để biểu hiện sự thuyết giảng.
Tập tin đính kèm
16. Bạt Ðà La (S Bhadra), hay Bồ Đề Đa La (Bodhidruma).jpg
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

17. Phạt Xà La Phất Ða La (S: Vajraputra):Sư Tử Hỷ A La Hán: Vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.

Trước khi xuất gia, Ngài vốn là thợ săn sư tử. Sau khi chứng quả thánh, một con sư tử con đến đùa nghịch bên cạnh Ngài, vì cảm nhận và tri ơn Ngài đã từ bỏ cuộc đời săn sư tử; nghĩa là tha tánh mạng cho sư tử cha, mẹ, anh, chị em của nó. Từ đó, Ngài và chú sư tử con không bao giờ tách biệt. Sư tử tượng trưng cho trí huệ trong đạo Phật, vì tiếng rống của nó làm muôn loài đều sợ hãi. Do đó, trước các cổng chùa thường có một cặp sư tử bằng đá canh gác. Theo kinh Thị Giả, Trung A Hàm 8, sau khi đức Phật nhập Niết Bàn không lâu, một hôm Ngài ngồi dự trong hàng thính chúng để nghe ngài A Nan thuyết pháp. Ngài nhập định thấy ngài A Nan chưa ly dục, liền xuất định thuyết kệ cho ngài A Nan. Vì vậy, ngài A Nan nhân đó thọ giáo với Ngài và rời đại chúng, tinh tấn tu hành đến khi chứng quả A La Hán.
Tập tin đính kèm
17. Phạt Xà La Phất Ða La (S Vajraputra).jpg
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phminhtuan
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 281
Tham gia: 14:28, 30/12/09
Đến từ: Nam sơn đạo quán

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi phminhtuan »

18. Bán Thác Ca, còn gọi là Bán Tha Ca, Bán Nặc Ca, Bàn Đà Già, Bàn Đặc, Bàn Thố, Ma Ha Bán Thác Ca, Ma Ha Bàn Đà (S: Panthaka): Dịch nghĩa là Đạo Sanh, Đại Lộ Biên Sanh: A La Hán Giơ Tay: Vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời Đao Lợi.

Theo truyền thuyết, Ngài là một hoàng tử của tiểu quốc Kintota. Khi xuất gia, Ngài thích ngồi thiền bán già. Khi thức dậy, Ngài thường giơ tay lên và thở một hơi thở ra dài, nên được gọi là vị A La Hán Giơ Tay. Ngài là anh của vị A La Hán Châu Lợi Bàn Đà. Cả hai anh em cùng được sanh ra ở trên đường, nên được gọi là Đại Lộ Biên Sanh hay Đạo Sanh.

Ngài vốn là con của một người dòng Bà La Môn ở thành Xá Vệ, Trung Ấn Độ. Ngài giỏi về các môn thư toán, xướng tụng, bốn minh, sáu tác, v.v… đầy đủ trí huệ, có 500 đồng tử theo học. Về sau Ngài được nghe Phật thuyết pháp mà xuất gia tu tập, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Ngài là một trong những vị đại đệ tử của Phật. Ngài có khả năng giải thích những điều nghi ngờ khó khăn trong hàng Thanh Văn, và có thần thông diệu dụng phi thường. Ngài có thể đi ngang qua các vật cứng, bay trên hư không, trên thân phát ra lửa hay nước tùy ý. Ngài có thể hóa thân nhỏ dần cho đến không còn gì nữa. Đôi khi đức Phật bảo Ngài dùng thần thông để điều phục và bắt các vua rồng dữ bỏ vào bình bát. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm 3, do sức ẩn hiện tự tại, Ngài được gọi là Tỳ Kheo Bàn Thố”
Tập tin đính kèm
18. Bán Thác Ca, còn gọi là Bán Tha Ca, Bán Nặc Ca, Bàn Đà Già, Bàn Đặc, Bàn Thố, Ma Ha Bán Thác Ca, Ma Ha Bàn Đà (S Panthaka).jpg
Được cảm ơn bởi: banglong, phongvan38, cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cloudstrife
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4207
Tham gia: 20:34, 24/11/10

TL: thập bát la hán của phật giáo Tác Giả: Thích Hằng Đạt

Gửi bài gửi bởi cloudstrife »

đào mộ topic ^^ ...
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”