TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Boom
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 19:17, 10/03/11

TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Boom »

Em xin tổng hợp một số hiểu biết về người âm mà em thấy rất đúng để pà kon tham khảo B-)
Các bài viết được đăng chi tiết tại diễn đàn: http://forum.primewindow.com.vn/viewforum.php?f=14" target="_blank
Chap 1:
Từ trước đến nay chúng ta thường nghe đến từ khoa học đã chứng minh... Hình ảnh hay các nhà khoa học đã khẳng định vấn đề này, vấn đề kia... Tuy nhiên đối với " CÕI VÔ HÌNH" Hình ảnh trên thực tế chưa có một nghiên cứu nào có thể giải thích các hiện tượng " SIÊU NHIÊN" , tuy nhiên cũng chính vì vậy hiểu biết về cõi vô hình dường như còn rất mơ hồ và đặc biệt gây ra sự hấp dẫn " khó cưỡng" với các tín đồ của mọi giáo phái. Bài viết này được tôi đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân qua tìm hiểu và thực nghiệm, rất mong "pà kon" đọc và comments nhiệt tình. Hình ảnh

Hình ảnh Hình ảnh CÓ MA KHÔNG?............MA TỒN TẠI NHƯ THẾ NÀO? Hình ảnh Hình ảnh
A- TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN, LỄ CHÙA: Phần 1
Nói đến tín ngưỡng thờ, cúng tổ tiên có thể nói đây là một nét độc đáo trong văn hóa đời sống tâm linh của người Việt nói riêng và của người Châu A' nói chung. Tuy nhiên đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này do sự nhận biết về "CÕI VÔ HÌNH" còn hạn chế. Mọi người thường có những thắc mắc như:
- Cúng như thế nào thì đúng?(cúng những đồ vật gì?; khấn vái ra sao?)
- Cúng vào những ngày nào?
- Cúng ở đâu thì tốt?
- Làm sao để những đồ vật mình cúng thì người âm có thể nhận được?
- Ông bà, các cụ tổ tiên nhà mình có được sung sướng ở dưới "đó" không?...
Rồi lâu dần đối với những người " không mê tín:TH1" thì coi như chuyện bình thường hoặc mặc kệ vì cho rằng đến khoa học phát triển như hiện nay còn chưa lý giải được huống chi là mình người trần mắt thịt. Những người " mê tín:TH2" thì thành ra lo lắng và rất dễ tìm đến thầy bói hoặc các cô, các cậu để nói chuyện với người âm nhà mình. Tuy nhiên trong cả 2 trường hợp trên nếu tín việc thờ cúng của 2 TH này đều sai đối với cả 2 đối tượng trên đều không ổn. Vậy nên ntn cho đúng và tránh đựơc các sai sót không đáng có? Dưới đây là một số kinh nghiệm.
- Người âm biết thông tin về con cháu mình như thế nào?
... Qua việc khấn báo cáo của người chủ gia đình mỗi lần thắp hương mùng 1, ngày 15 hàng tháng hoặc các ngày lễ
- Cúng những gì thì đúng?
... Cúng đồ gì: Hoa quả; bánh kẹo; rượu, trầu cau, hoa, tiền thật (sau đó lấy tiền này mua thức ăn, quần áo, sách vở) và tiền truyền thống (không nên cúng tiền mã: đôla hay tiền nhái) đối với mùng 1 và ngày rằm.
... Các ngày lễ khác thì cúng thêm quần áo, phương tiện. Xin lưu ý ở đây về quần áo nên cúng quần áo thật (cúng khoảng 3-7 ngày) rồi sau đó con cháu ai mặc vừa thì lấy mặc, nếu không có ai vừa thì mua quần áo = vàng mã(tuy nhiên xuống dưới âm đồ mã không sử dụng được lâu), trần sao thì âm vậy phương tiện thì mua loại phù hợp với sở thích và nhu cầu....VD: người già thì thường thích xe ngựa(những người mất lâu rồi) hoặc xe ôtô(người cao tuổi nhưng mất gần đây); người trung tuổi thì thường thích xe máy hoặc xe đạp(phụ nữ)
trẻ con thì thường là xe đạp(mua loại phù hợp với lứa tuổi).
- Khấn ra sao?
... Ở nhà: Khấn từ các vị tam đại(chủ nhà goi bằng ông, bà) đến các vong trẻ(có thai từ 2 tháng trở lên). Tuyệt đối phải khấn tên của từng người một không được gọi tắt...VD: các cụ tứ đại, các cụ tam đại_ Khấn như thế tổ tiên sẽ không về được.
... Ở nhà thờ họ thì tất nhiên phải khấn ít nhất là từ các vị ngũ đại trở xuống đến những người cùng vai với chủ nhà(trưởng họ) và các vong trẻ mất sớm trong nhà đó.

.... Trong phần 2 Boom sẽ giải thích các câu hỏi thắc mắc của mọi người trong việc thờ cúng tại gia và bổ sung thêm các vấn đề về việc thờ cúng ở đền chùa hay cách khấn cho những việc khác khi không phải ngày lễ(không phải lễ tết hoặc ngày mùng 1, rằm). Đây là tác phẩm đầu tay mong pà kon "nương tay" nếu có gì không phải Hình ảnh Hình ảnh Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi Boom vào lúc 12:09, 12/03/11 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: mimi1986, teamoon, phongvan38, caocoi, bull, ngdd, kiba_119, virgo_o0o, Hoa Chau, gianglam, My Paradise, moonbg, trieucatlinh, kimthoa_0412
Đầu trang

Boom
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 19:17, 10/03/11

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Boom »

Chap 2
A- TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN, LỄ CHÙA: Phần 2
Tại sao đi lễ chùa đầu năm lại quan trọng với người Việt ?
- Lễ chùa đầu năm tạo cho con người sự thư thái và vững vàng hơn về mặt tâm linh, có thêm động lực để phấn đấu
- Lễ chùa để xin lộc, để cầu mong cho những nguy hiểm và vận hạn qua đi, may mắn sẽ đến trong năm mới...
Có rất nhiều lý do để người ta đi lễ chùa, tuy nhiên không ai biết chính xác nên làm thế nào cho đúng. Trong vấn đề này tôi xin phân tích theo khoa học và duy tâm như sau:
+ Thứ nhất ai cũng biết phần lớn các chùa, miếu ở Việt Nam đều thờ cúng những danh nhân hoặc những người có công với đất nước, làng xã...
+ Các danh nhân đó đều là con người bình thường khi còn sống
+ Và tất nhiên khi họ mất đi họ phải " độ trì " cho con cháu của họ trước tiên
-> Vậy nói thế thì chẳng nhẽ không đi lễ chùa nữa :mrgreen:
-> Trên thực tế người âm cũng như người trần họ cũng có những công việc ngoài xã hội...
-> Do đó việc người dân đi lễ chùa vẫn phần nào giải quyết các vấn đề của các tín đồ nhưng nhắc đến vấn đề này tức là giống với người trần "Thánh" sẽ giải quyết cho người trần nếu " có phí" - công đức. Vậy vấn đề là làm sao "Thánh" có thể nhận được đồ cúng lễ và tiền của người trần và làm thế nào để các " Thánh" chứng cho chúng ta. Đây chính là câu hỏi hóc búa và gây đau đầu cho không ít người.
Vậy phải làm sao?

Như đã giới thiệu trong chap 2.1 lễ chùa được coi là phong tục tập quán của dân Việt ta, Vậy :
"Làm thế nào để các Thánh chứng cho chúng ta khi mỗi lần đi lễ?"
Theo Boom các bạn phải làm như sau:
- Lễ cũng như ở nhà...hoa quả<nên có hoa không có lọ thì đựng vào đĩa>,trầu cau, bánh kẹo, tiền trần<tiền thật nhiều ít thì tùy tâm có thể dùng tiền truyền thống nhưng em khuyên các bác cứ đặt tiền thật>, hương....Thế là xong phần lễ
..... Khấn: Các bác nhà ta thường nhầm tưởng đi lễ chùa thì khấn ở chùa chiền là chính nhưng nhầm to, như em đã nói thánh mà "phù hộ độ trì" cho thì cũng chỉ là thánh đang thực hiện việc công ở dưới âm đối với chuyên môn mà thánh được giao do vậy phải có người âm nhà mình làm việc với các thánh thì mới ổn. Vậy tức là trước khi đi lễ chùa chúng ta phải khấn trước ở nhà trình bày với tổ tiên là hôm nay ngày tháng... con đến chùa này.... có việc như thế này... nhờ tổ tiên(những người thờ ở nhà các bác, lưu ý là đọc tên từng người) đi theo hỗ trợ cho con để công việc được thuận lợi. Khấn phải rõ ràng không cần phải nói to,nếu không thuộc thì có thể ghi vào giấy để trước mặt đọc quan trong là phải thành tâm.
.......Sau đó Khi khấn tại chùa thì khấn là: gia chủ con tên là.... hôm nay cùng đi theo có những ai(đọc tên ra) con có công việc hoặc mong muốn ... vậy con có lễ gồm.... và....?tiền(công việc càng quan trọng thì càng nên đặt nhiều trần sao âm vậy cho công việc nó thuận lợi) kính dâng lên thánh...(đền thờ thánh nào thì phải gọi tên thánh đó) xin thánh chứng dám và giúp con hoàn thành tâm nguyện. Con người trần mắt thịt hiểu biết có giới hạn nếu có gì sai sót xin các ngài tha thứ con xin cảm ơn ! vái 3 vái. Lưu ý để ý khi hương chưa cháy >2/3 que thì chưa được hạ lễ, lộc hoa quả, bánh kẹo phải mang về cho con cháu thụ tuyệt đối không biếu hết, trầu cau và rượu nếu nhà có ai dùng thì mang về không thì biếu nhà chùa. Lưu ý để cho an toàn nếu đạt nhiều tiền thì cúng xong nên lấy bỏ vào hòm công đức mình cẩn thận các thánh cũng vui. Cũng nên lưu ý cách ăn mặc, ứng xử nơi chùa chiền cho đúng thuần pphong mỹ tục.

" Đi chữa bệnh, con cái thi tốt nghiệp, gặp khách hàng quan trọng khấn thế nào?"
Như trên các bác cũng khấn xin tổ tiên ở nhà trước tuy nhiện em tỷ dụ như sau cho các bác dễ hiểu:
Em ví dụ là con em ngày 04/7/2011 thi đại học nhé. Cái này thì có lẽ em khấn ở nhà từ năm 2010 rồi gần thi em sẽ đi thêm cái chùa nào nó thiêng thiêng :lol: :lol: :lol:
+ Khấn ở nhà: Cái dạo đầu thì em cũng không nhớ toàn phải đọc sách thôi nhưng đại loại nội dung là....Kính quan thổ công, các quan táo quân cai quản đất này(thổ công là thần quan trọng nhất của mỗi gia đình tiếp đến là quan táo công) gia chủ con là Trần Minh Như cùng thê là... các con của con là... hợp đồng gia chủ hôm nay ngày mùng 1 tháng 2 năm Tân Mão chúng con có lễ vật gồm trầu cau, hoa, quả, bánh kẹo và tiền trần vậy con kính mời các ngài cùng tổ tiên nhà con gồm(những người thờ trong nhà từ vong già đến các vong trẻ>2 tháng tuổi đọc rõ tên) về hiến hưởng và xin các ngài cùng tổ tiên phù hộ, độ trì cho các thành viên trong gia đình con được khỏe mạnh, công việc được thuận lợi, gia đình hòa thuận, đoàn kết , con xin biếu quan thổ công 200k, các quan táo công(3người) mỗi người 200 000đ(tổng cộng 800k). Con xin biếu(trong nhà có ai thì đọc tên từng người) ông nội con tên là .... 1triệu, em trai con là 500k. Ngoài ra con cũng xin phép báo cáo với ông nội và em con cùng tổ tiên,con trai cả của con là... ngày 04/7/2011 có tham gia kỳ thi ĐH khối A tại trường ĐHBK hà nội địa chỉ trường là: .....(em thì không nhớ đ/c trường bách khoa) vậy con xin ông nội..., em con là... và tổ tiên linh thiêng phù hộ cho cháu đầu óc minh mẫn, học hành sáng suốt, chăm học, khỏe mạnh, đi thi được thuận lợi,... để có thể vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc. Con người trần mắt thịt, hiểu biết có hạn có gì sai sót xin được tha thứ. Con xin chân thành cảm ơn ! vái 7 vái
--->Trong mọi trường hợp em khuyên các bác nên khấn ở nhà với em thì em không đi chùa để khấn vái nhưng đi chùa cho tâm thanh thản cũng tốt theo em biết thì đến thế kỷ 21 việc âm nhà nào thì người âm nhà đó giải quyết nên cứ trình bày với người âm nhà mình trước mấy ngày để các cụ còn thu xếp việc càng lớn thì càng nên biếu nhiều tiền một chút. Em cũng nhắc thêm:
Tiền biếu các cụ tuyệt đối không được dùng để đánh lô, đánh đề, rượu chè, cờ bạc, gái gú. Nên dùng để mua thức ăn hoặc mua quần áo cho gia đình, con cái. Tiền biếu thổ công ông táo thì nên dùng để sửa sang nhà cửa, bếp núc.
Nếu có chỗ nào chưa rõ các bác có thể comments dưới topic này em sẽ giải thích!
Được cảm ơn bởi: teamoon, caocoi, bull, ngdd, kiba_119, virgo_o0o, Hoa Chau, gianglam, hoanang88, moonbg
Đầu trang

Boom
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 19:17, 10/03/11

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Boom »

Đầu trang

Tinh Tam
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 599
Tham gia: 23:54, 20/03/09

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Tinh Tam »

cho m hỏi :

1.Các ngày lễ khác thì cúng thêm quần áo, phương tiện. Xin lưu ý ở đây về quần áo nên cúng quần áo thật (cúng khoảng 3-7 ngày) rồi sau đó con cháu ai mặc vừa thì lấy mặc, nếu không có ai vừa thì mua quần áo = vàng mã(tuy nhiên xuống dưới âm đồ mã không sử dụng được lâu), trần sao thì âm vậy phương tiện thì mua loại phù hợp với sở thích và nhu cầu....VD: người già thì thường thích xe ngựa(những người mất lâu rồi) hoặc xe ôtô(người cao tuổi nhưng mất gần đây); người trung tuổi thì thường thích xe máy hoặc xe đạp(phụ nữ)
trẻ con thì thường là xe đạp(mua loại phù hợp với lứa tuổi). --> tại sao lại nên dùng quần áo thật để cúng mà k ptien thì mua = hàng mã, có phải vì phương tiện đắt quá k? như vậy chẳng phải âm dương lẫn lộn sao?

2.... Ở nhà: Khấn từ các vị tam đại(chủ nhà goi bằng ông, bà) đến các vong trẻ(có thai từ 2 tháng trở lên). Tuyệt đối phải khấn tên của từng người một không được gọi tắt...VD: các cụ tứ đại, các cụ tam đại_ Khấn như thế tổ tiên sẽ không về được. --> ở nhiều gia đình do loạn lạc nên giấy tờ mất hết nên sẽ chưa chắc nhớ đc tên tuổi của các cụ nhà mình chứ đừng nói đến hàng tam đại, ngũ đại... vậy nếu k gọi đúng tên thì k được chứng hả b?
Hơn nữa, có nhiều vong xuống đó sẽ chuyên tâm tu luyện nên khi đang tu luyện bị gọi đích danh, họ sẽ phải bỏ dở sau đó phải tu luyện lại từ đầu--> như vậy phải nêu đích danh tên ra liệu có phải giải pháp hay k?
Đầu trang

Boom
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 19:17, 10/03/11

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Boom »

Tinh Tam đã viết:cho m hỏi :

1.Các ngày lễ khác thì cúng thêm quần áo, phương tiện. Xin lưu ý ở đây về quần áo nên cúng quần áo thật (cúng khoảng 3-7 ngày) rồi sau đó con cháu ai mặc vừa thì lấy mặc, nếu không có ai vừa thì mua quần áo = vàng mã(tuy nhiên xuống dưới âm đồ mã không sử dụng được lâu), trần sao thì âm vậy phương tiện thì mua loại phù hợp với sở thích và nhu cầu....VD: người già thì thường thích xe ngựa(những người mất lâu rồi) hoặc xe ôtô(người cao tuổi nhưng mất gần đây); người trung tuổi thì thường thích xe máy hoặc xe đạp(phụ nữ)
trẻ con thì thường là xe đạp(mua loại phù hợp với lứa tuổi). --> tại sao lại nên dùng quần áo thật để cúng mà k ptien thì mua = hàng mã, có phải vì phương tiện đắt quá k? như vậy chẳng phải âm dương lẫn lộn sao?

2.... Ở nhà: Khấn từ các vị tam đại(chủ nhà goi bằng ông, bà) đến các vong trẻ(có thai từ 2 tháng trở lên). Tuyệt đối phải khấn tên của từng người một không được gọi tắt...VD: các cụ tứ đại, các cụ tam đại_ Khấn như thế tổ tiên sẽ không về được. --> ở nhiều gia đình do loạn lạc nên giấy tờ mất hết nên sẽ chưa chắc nhớ đc tên tuổi của các cụ nhà mình chứ đừng nói đến hàng tam đại, ngũ đại... vậy nếu k gọi đúng tên thì k được chứng hả b?
Hơn nữa, có nhiều vong xuống đó sẽ chuyên tâm tu luyện nên khi đang tu luyện bị gọi đích danh, họ sẽ phải bỏ dở sau đó phải tu luyện lại từ đầu--> như vậy phải nêu đích danh tên ra liệu có phải giải pháp hay k?
Mình xin trả lời thắc mắc của bạn. Rất hoan nghênh bạn đã đọc kỹ và có những thắc mắc chính xác.
1. Không phải phương tiện đắt mà không mua đồ thật mà là vì cách di chuyển chính của người âm không phải là phương tiện của người trần hiện nay,người âm di chuyển theo cách riêng của người âm(rất nhanh) tuy nhiên người âm vẫn thích dùng các phương tiện của người trần nhưng chỉ chủ yếu dù để đi chơi hoặc đơn giản là để thay đổi không khí,...
___Nên cúng quần áo thật vì đây là thứ người âm cũng phải sử dụng thường xuyên như người trần, quần áo thật có thời gian sử dụng bằng đúng thời gian sử đúng trên trần... đồ mã sử dụng được rất ít, rất nhanh hỏng. Một ưu điểm nữa đó là cúng đồ thật thì tổ tiên sẽ thường xuyên đi theo và phù hộ cho người sử dụng hơn. Phương tiện đắt tiền tuy không ai mang ra cúng nhưng mỗi lần mua các bạn nên thắp hương báo cáo tổ tiên vào lần cúng gần nhất.
2.Bạn yên tâm là không ảnh hưởng nếu ta chỉ làm vào các ngày mùng 1 ngày 15 hàng tháng hay các ngày nghỉ lễ, mình biết cơ sở nào mà bạn có thắc mắc trên. Mình cũng nói thêm ngày bình thường bạn có khấn mỏi miệng mà không phải việc quan trọng và cần thiết thì có thể họ không về(đặc biệt những vong không ruột thịt) tuy nhiên nếu không khấn đúng tên thì chắc chắn những người đó không về. Dưới âm cũng như trên trần cũng có công việc, cũng có lúc phải nghỉ. Phần đa họ phải tu luyện như bạn nói và phải được sự cho phép của người âm(tuân theo một hệ thống luật cực kỳ khắt khe của người âm) nếu được thì lúc đó mới về được. Nhưng trường hợp của bạn đúng nếu người khấn là pháp sư, thầy phù thuỷ,... cao tay họ có quyền triệu tập khi cần thiết. Cho nên đây cũng là gợi ý cho bạn nếu có việc phải nhờ đến thầy, thợ thì nên cân nhắc cho kỹ.
Được cảm ơn bởi: virgo_o0o, moonbg
Đầu trang

Boom
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 19:17, 10/03/11

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Boom »

Chap4: Dạng tồn tại của vong
http://forum.primewindow.com.vn/viewtop ... f=14&t=387" target="_blank
Đầu trang

Tinh Tam
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 599
Tham gia: 23:54, 20/03/09

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Tinh Tam »

Boom đã viết:
Tinh Tam đã viết:cho m hỏi :

1.Các ngày lễ khác thì cúng thêm quần áo, phương tiện. Xin lưu ý ở đây về quần áo nên cúng quần áo thật (cúng khoảng 3-7 ngày) rồi sau đó con cháu ai mặc vừa thì lấy mặc, nếu không có ai vừa thì mua quần áo = vàng mã(tuy nhiên xuống dưới âm đồ mã không sử dụng được lâu), trần sao thì âm vậy phương tiện thì mua loại phù hợp với sở thích và nhu cầu....VD: người già thì thường thích xe ngựa(những người mất lâu rồi) hoặc xe ôtô(người cao tuổi nhưng mất gần đây); người trung tuổi thì thường thích xe máy hoặc xe đạp(phụ nữ)
trẻ con thì thường là xe đạp(mua loại phù hợp với lứa tuổi). --> tại sao lại nên dùng quần áo thật để cúng mà k ptien thì mua = hàng mã, có phải vì phương tiện đắt quá k? như vậy chẳng phải âm dương lẫn lộn sao?

2.... Ở nhà: Khấn từ các vị tam đại(chủ nhà goi bằng ông, bà) đến các vong trẻ(có thai từ 2 tháng trở lên). Tuyệt đối phải khấn tên của từng người một không được gọi tắt...VD: các cụ tứ đại, các cụ tam đại_ Khấn như thế tổ tiên sẽ không về được. --> ở nhiều gia đình do loạn lạc nên giấy tờ mất hết nên sẽ chưa chắc nhớ đc tên tuổi của các cụ nhà mình chứ đừng nói đến hàng tam đại, ngũ đại... vậy nếu k gọi đúng tên thì k được chứng hả b?
Hơn nữa, có nhiều vong xuống đó sẽ chuyên tâm tu luyện nên khi đang tu luyện bị gọi đích danh, họ sẽ phải bỏ dở sau đó phải tu luyện lại từ đầu--> như vậy phải nêu đích danh tên ra liệu có phải giải pháp hay k?
Mình xin trả lời thắc mắc của bạn. Rất hoan nghênh bạn đã đọc kỹ và có những thắc mắc chính xác.
1. Không phải phương tiện đắt mà không mua đồ thật mà là vì cách di chuyển chính của người âm không phải là phương tiện của người trần hiện nay,người âm di chuyển theo cách riêng của người âm(rất nhanh) tuy nhiên người âm vẫn thích dùng các phương tiện của người trần nhưng chỉ chủ yếu dù để đi chơi hoặc đơn giản là để thay đổi không khí,...
___Nên cúng quần áo thật vì đây là thứ người âm cũng phải sử dụng thường xuyên như người trần, quần áo thật có thời gian sử dụng bằng đúng thời gian sử đúng trên trần... đồ mã sử dụng được rất ít, rất nhanh hỏng. Một ưu điểm nữa đó là cúng đồ thật thì tổ tiên sẽ thường xuyên đi theo và phù hộ cho người sử dụng hơn. Phương tiện đắt tiền tuy không ai mang ra cúng nhưng mỗi lần mua các bạn nên thắp hương báo cáo tổ tiên vào lần cúng gần nhất.
2.Bạn yên tâm là không ảnh hưởng nếu ta chỉ làm vào các ngày mùng 1 ngày 15 hàng tháng hay các ngày nghỉ lễ, mình biết cơ sở nào mà bạn có thắc mắc trên. Mình cũng nói thêm ngày bình thường bạn có khấn mỏi miệng mà không phải việc quan trọng và cần thiết thì có thể họ không về(đặc biệt những vong không ruột thịt) tuy nhiên nếu không khấn đúng tên thì chắc chắn những người đó không về. Dưới âm cũng như trên trần cũng có công việc, cũng có lúc phải nghỉ. Phần đa họ phải tu luyện như bạn nói và phải được sự cho phép của người âm(tuân theo một hệ thống luật cực kỳ khắt khe của người âm) nếu được thì lúc đó mới về được. Nhưng trường hợp của bạn đúng nếu người khấn là pháp sư, thầy phù thuỷ,... cao tay họ có quyền triệu tập khi cần thiết. Cho nên đây cũng là gợi ý cho bạn nếu có việc phải nhờ đến thầy, thợ thì nên cân nhắc cho kỹ.
Bạn Boom là ng có thể giao tiếp với ng cõi âm? hay chỉ dùng tài liệu và nghe người khác nói vậy?
Đầu trang

Boom
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 19:17, 10/03/11

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Boom »

Tinh Tam đã viết:
Bạn Boom là ng có thể giao tiếp với ng cõi âm? hay chỉ dùng tài liệu và nghe người khác nói vậy?
Mình được giao tiếp thường xuyên với người âm, tuy nhiên những lý luận trong các bài viết của mình có tham khảo thêm tư liệu của một số NNC uy tín.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Cậu Boom thường giao tiếp với cõi âm, bài viết của cậu chỉ nói người âm giúp người dương. Xin hỏi người cõi âm có cần người dương giúp hay không? Ông bà đã khuất cần ở con cháu điều gì không?. Thí dụ như tụng kinh siêu độ chẳng hạn?
Tôi nghe nói một người biết tu hành thì cửu huyền thất tổ được siêu thăng, việc ấy là thế nào?
Được cảm ơn bởi: Nam Đế, virgo_o0o, phuongmtt47
Đầu trang

mysterious
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1578
Tham gia: 10:51, 10/05/10

TL: TOÀN TẬP VỀ CÕI ÂM.... Dài kỳ

Gửi bài gửi bởi mysterious »

Cái buồn của người đời , biết quá ít , ai tu nấy nhờ , Người có Căn Tu chết đi sống lại nó vẫn cái Nghiệp ấy . Người có Căn tu còn thấp chết đi vẫn , Tu Tập . Âm Dương Đồng Nhất Lý .
Được cảm ơn bởi: huyhuan55
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”