Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp ^ ^

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp ^ ^

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

Ginger chào các anh chị em cô bác,

Ginger hay đọc sách mạng và thấy có nhiều bài hay, muốn chia sẻ để mọi người cùng đọc. Trong quá trình theo dõi, nếu bạn nào có hứng thú bàn về Phật pháp, Ginger xin được cùng trao đổi để mở rộng hiểu biết của mình.

Hi vọng mọi người cùng quan tâm. :x
Đầu trang

ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

Khai thị
http://quangduc.com/coban/28khaithi.html" target="_blank của Tịnh Không pháp sư

http://quangduc.com/coban/0145khaithi.html" target="_blank của Tịnh Không pháp sư

http://quangduc.com/coban/29khaithi.html" target="_blank của Hòa Thượng Tuyên Hóa


http://chuahoangphap.com.vn/books.php?book_id=141" target="_blank
Niệm Phật chỉ nam


http://chuahoangphap.com.vn/books.php?book_id=179" target="_blank
Tịnh độ Hoặc vấn
Đầu trang

ChơnNhơn
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 17:26, 17/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ChơnNhơn »

ginger14 đã viết:Ginger chào các anh chị em cô bác,

Ginger hay đọc sách mạng và thấy có nhiều bài hay, muốn chia sẻ để mọi người cùng đọc. Trong quá trình theo dõi, nếu bạn nào có hứng thú bàn về Phật pháp, Ginger xin được cùng trao đổi để mở rộng hiểu biết của mình.

Hi vọng mọi người cùng quan tâm. :x
chào bạn !

Rất hân hạnh dc làm quen với bạn .

Phật dạy lấy ĐỨC báo OÁN . vậy mình hỏi : lấy gì ? để báo ĐIỀU ÂN ĐỨC .

mong bạn vui lòng hoan hỉ trả lời dùm . cám ơn!
Đầu trang

ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

Cảm ơn bạn đã ghé thăm topic,

Về việc bạn nói: Phật dạy lấy Đức để báo Oán, mình nghĩ đó không phải là điều mà ai cũng có thể làm được và chúng ta, mỗi ngày đều tự rèn mình đã làm sao cái oán giận đó bớt đi, tăng trưởng thêm lòng từ bi, tha thứ.
Thực ra, oán hận người khác thì bản thân mình cũng chẳng sung sướng gì. Tâm lúc nào cũng suy nghĩ đến thù ận, đến làm sao phải trả được món nợ đó. Rồi thì bản thân cũng ngập chìm trong nó. Lấy đức để báo oán, là cách tha thứ cho người khác khi họ làm tổn thương, gây cho ta đau lòng. Là cách buông bỏ, chấm dứt oán hận triền miên...Tôi nghĩ đó là điều mà Phật muốn nói. Nhưng để tha thứ đc cho ng khác, bản thân ng bị tổn thương phải có một sự đấu tranh, vượt lên chính mình và cần thời gian để hàn gắn nỗi đau của mình..." Từ bi xin nở nụ cười, Để ta biết được lòng người có Nhân"

Lấy gì để báo ĐIỀU ÂN ĐỨC? Tôi nghĩ là, chúng ta có thể làm từ việc nhỏ đến lớn. Từ ít đến nhiều. Từ nhỏ bé đến lớn lao. Người đem lại cho ta ân đức hẳn cũng mong bản thân ng nhận sống tốt, trách nhiệm và có ích với bản thân, gia đình, cộng đồng. Sau khi bản thân ng đó tốt rồi, thì quay trở lại giúp đỡ ng khác. Nhân lành gieo rộng. Điều thiện tiếp điều thiện, cứu giúp đời....Đó là cách báo đáp ĐIỀU ÂN ĐỨC ah.
Đầu trang

ChơnNhơn
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 60
Tham gia: 17:26, 17/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ChơnNhơn »

ginger14 đã viết:Cảm ơn bạn đã ghé thăm topic,



Lấy gì để báo ĐIỀU ÂN ĐỨC? Tôi nghĩ là, chúng ta có thể làm từ việc nhỏ đến lớn. Từ ít đến nhiều. Từ nhỏ bé đến lớn lao. Người đem lại cho ta ân đức hẳn cũng mong bản thân ng nhận sống tốt, trách nhiệm và có ích với bản thân, gia đình, cộng đồng. Sau khi bản thân ng đó tốt rồi, thì quay trở lại giúp đỡ ng khác. Nhân lành gieo rộng. Điều thiện tiếp điều thiện, cứu giúp đời....Đó là cách báo đáp ĐIỀU ÂN ĐỨC ah.
bạn dzạy ! hay phật dzạy ?
- nếu là bạn ... cho hỏi thêm bạn đã nhận dc điều ân đức của ai chưa ! và bạn báo đáp người ban ân đức cho bạn như thế nào ? nếu bạn chưa có nhận dc điều ân đức ... thì thực tiễn bạn chưa trãi qua . những lời nói trên mang tính lí thuyết , để dành suy ngẫm.
-phật dạy ! tôi muốn biết cuốn kinh nào nói về báo đáp điều ân đức .mong bạn hoan hĩ chỉ giúp .

Lời ngay thường khó nghe ! Ở đây mình ko mang 1 ác ý nào , chỉ là đang nghiên cứu ưu khuyết (đạo-nho-phật(ảnh hưởng sâu sắc văn hóa việt nam) -máclenin(1 tiến bộ mới của nhân loại )) để có cái nhìn toàn diện khách quan , rộng đường vững tin đi trên con đường tu tập điều chỉnh nhân sinh quan.
Đầu trang

ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

Tôi suy nghĩ thế sau khi đọc sách Phật và rút ra vậy thôi. Bạn thấy lý thuyết thì cũng xin tôn trọng cách nghĩ của bạn:))

Bạn hỏi sách nào Phật nói đến điều đó? có rất nhiều sách để bạn tham khảo. Bạn quan tâm đến điều gì, có thể lên mạng search và đọc ah. Tôi lập topic cũng chỉ hình dung, mình giống như con kiến, lang thang đi trên đường, thấy có gì hay, thì tha về tổ. Mọi ng rảnh rỗi thì đọc và suy ngẫm thôi. K có ý tranh phải trái, đúng sai.

Bạn biết về Phật pháp không? Nếu biết thì tôi nghĩ, là cớ tốt cho tôi thuyết giảng đây, nhưng tôi chưa đủ đạo hạnh đó, nên xin phép để bạn tự đọc và suy ngẫm. Tôi đã trả lời đầy đủ những gì bạn hỏi. Bất cứ ng biết Phật pháp, học và hiểu Phật, tự lòng họ sẽ nghĩ lành, làm lành, tự thân sẽ phát ra suy nghĩ thiện....Đó chính là công dụng của đạo Phật, và những phiền lòng, chấp trước trong họ tự dưng k còn nữa.

Hàng ngày, mọi ng đều nhận điều ân đức và họ đều biết cách đáp lại. Có thể câu chuyện làm ng khác vui, bạn đã mang đến cho ng khác niềm vui. Sự động viên lúc đau buồn, hay thậm chí dẫn ng qua đường, cho tiền ng nghèo khổ, là tặng cho họ tình thương, nâng đỡ ng khác lúc khó khăn...Tôi k thể kể hết được, chỉ k biết bạn đang nói về điều Ân đức đó theo nghĩa nào.
Đầu trang

ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

Ý nghĩa và giá trị của tụng kinh


Mỗi khi tụng kinh, mình nhớ lại những lời dạy của Phật thì đó là mình niệm Pháp. Khoảng thời gian mình tụng kinh thì những niệm phiền não, những niệm xấu, niệm ác bị đè phục nên không khởi lên...

Ngoài việc trở thành một dịch giả vĩ đại của kinh điển Đại thừa, đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh đến nay đã có trên 70 năm tụng kinh. Lời khai thị của Hòa thượng dưới đây có ý nghĩa rất lớn cho người đọc tụng và thọ trì kinh để mở mang tâm trí và thâm nhập kinh tạng.

kienthuc-thien-thich-tri-tinh

Bạch Sư ông, tại Việt Nam, có người dùng từ đọc kinh, có người dùng từ tụng kinh. Ý nghĩa của hai thuật ngữ này thế nào?

Các huynh đệ nên hiểu “tụng” là học thuộc lòng, những khi lên chánh điện mặc áo tràng đắp y, thắp nhang lễ Phật, có chuông có mõ, mở kinh ra rồi cho đó là tụng. Kỳ thật đó không phải là tụng kinh mà chỉ là đọc kinh. Tụng kinh là phải đọc thuộc lòng kinh. Nên nhớ kỹ điều đó!Khi đã thuộc lòng rồi, mình tụng mới có lợi ích lớn. Không những lúc mặc áo tràng đắp y lên điện Phật, mà trong những khi đi đứng nằm ngồi, thỉnh thoảng những lời kinh do mình thuộc nó sẽ khởi lên trong tâm.

Như người đời thuộc những bài ca mà họ ưa thích, thì những khi đi đứng nằm ngồi họ thường khe khẽ cất lên vài câu, hay trong tâm cũng thường nghĩ nhớ đến những bài ca bài hát đó. Cũng vậy, nếu mình thường niệm Phật thì nó khởi lên câu niệm Phật. Còn nếu mình thuộc lòng kinh thì những lời kinh thường hay khởi lên thì ngay lúc đó là mình đã tụng kinh rồi.

Sư ông thường dạy rằng lời Phật thật quý báu. Vậy, người tụng kinh do tôn kính lời Phật sẽ đạt được lợi ích gì?

Mỗi khi tụng kinh, mình nhớ lại những lời dạy của Phật thì đó là mình niệm Pháp. Khoảng thời gian mình tụng kinh thì những niệm phiền não, những niệm xấu, niệm ác bị đè phục nên không khởi lên; do bị đè phục nên nó yếu đi, nó đã yếu thì lúc có khởi lên cũng khởi yếu. Đây là nói phục, còn đoạn là khác nữa. Nhưng nhờ cái phục nên nó yếu. Vì yếu nên tội chướng nghiệp chướng cũng yếu dần. Khi bên tội chướng, nghiệp chướng yếu thì thiện căn công đức sẽ khởi dậy. Hai cái đó như hai cái giá cân. Nếu bên này nặng thì bên kia bị nhẹ. Nếu bên này nhẹ thì bên kia nặng, lẽ đương nhiên là như vậy. Nói cách khác, ngoài phước báu do tôn kính Phật pháp, người tụng kinh có thể làm tiêu trừ nghiệp chướng.

Trong đời tu của Sư ông, hẳn nhờ tụng kinh Sư ông ngộ ra nhiều điều. Xin Sư ông đơn cử một ví dụ về cái ngộ nhờ tụng kinh?

Nay tôi sẽ nói rõ điều này cho các huynhđệ nghe, vì thông thường ít ai nghĩ đến. Nhân khi tụng kinh Kim Cang tôi đã khám phá ra một điều mà từ lâu suy nghĩ không biết vì sao trong kinh nói một vị Tu đà hoàn dứt trừ được kiến phiền não, còn tư phiền não thì chậm nhất là trong bảy đời dứt hết thành A la hán. Vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ đến đời thứ bảy là cuối cùng. Trong kinh nói rõ ràng, chứ không nói việc tu hành gì cả.

kienthuc-thien-tungkinh-gomo

Tôi thường suy nghĩ việc đó hoài, nghiệm mãi không ra. Cho đến khi tụng kinh Kim Cang đến đoạn Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề: Vị Tu đà hoàn có tự nói mình là Tu đà hoàn không? Ngài Tu Bồ Đề đáp là không. Bởi vì Tu đà hoàn gọi là nhập lưu. Nói nhập mà không chỗ nhập. Không nhập vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, do đó gọi là Tu đà hoàn. Ngay đó tôi hoát nhiên phá giải được cái điều mà tốn không biết bao nhiêu thời gian suy nghĩ vềlý do tại sao mà vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ nội trong bảy đời dứt tư hoặc chứng A la hán.

Nghĩa là vị Tu đà hoàn sau khi kiến hoặc đã dứt rồi thì tâm của vị ấy không còn bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Do không bị chi phối nên tư hoặc không có dịp phát khởi. Vì không phát khởi nên lần lần nó mòn yếu đi. Do mòn yếu nên nó dứt lần lần. Dứt một phần thì thành Tư đà hàm. Dứt thêm phần nữa thì thành A na hàm. Dứt thêm nữa cho đến dứt sạch hết thì thành A la hán. Nó dứt từng phần, dứt lần lần.
Cũng thế, hằng ngày mình có niệm Phật tụng kinh, thì lúc đó phiền não, nghiệp chướng nó không khởi. Nó không khởi trong khoảng thời gian mình có niệm Phật, tụng kinh, chứ không phải nó luôn luôn không khởi. Nhưng có như vậy thì nó yếu lần đi. Nó yếu lầnđi thì cái lành cái tốt phát triển lên thì gọi là mình có tu. Phiền não nghiệp chướng bị dằn bị phục thì thiện căn công đức phát sanh, cho đến lúc nào đó sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không còn chi phối nội tâm mình là thành công. Mà cũng không biết đến lúc nào, bởi vì chủng tử phàm phu trong vòng sanh tử luân hồi của mình nó nặng nề lắm, phiền não nghiệp chướng nặng nề lắm. Nhưng nếu hằng ngày mình có phương pháp để dằn để phục, thì nó sẽ yếu lần lần. Bằng không nếu bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối thì mỗi ngày chẳng những nó không yếu mà lại mạnh thêm, thì mình càng chui đầu sâu vào vòng sanh tử luân hồi. Lẽ tất nhiên hai ngả rõ ràng như vậy. Trên đây chỉ là một ví dụ. Nếu các huynhđệ mỗi ngày đều tụng kinh thì sẽ tỏ rõ nhiều điều bổ ích. Do đó, tôi khuyên các huynh đệ siêng năng tụng kinh để thâm nhập trí Phật.

Tại Việt Nam, khi tụng kinh, các chùa còn niệm Phật. Xin Sư ông khai thị về phương pháp niệm Phật trong tụng kinh?

Tôi nói rõ để huynh đệ biếtrằng tụng kinh và niệm Phật đúng cách là thật tu. Khi niệm Phật thì không duyên việc khác. Không duyên theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chỉ duyên nơi âm thanh câu niệm Phật. Huân tập mỗi ngày một mạnh lên nơi hạnh niệm Phật thì những niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp khác, mỗi ngày một bớt đi, vì trong khoảng thời gian đó nó không khởi được thì nó phải giảm bớt. Mà nếu thời gian niệm Phật càng ngày càng nhiều thì tất nhiên mỗi ngày mình lần lần tiến lên. Cũng như người tu thiền giữ tâm đừng cho khởi vọng, tất nhiên là làm sao cho nội tâm đừng bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nó không chi phối thì phiền não nghiệp chướng không do đâu mà sanh khởi. Phiền não nghiệp chướng không khởi được thì lần lần nhẹ đi, cho đến lúc nào đó cũng như cái màn che bị rách, bị tan thì ánh sáng từ trong nội tâm phát ra, gọi là tỏ ngộ. Hai đường tu dù Thiền dù Tịnh giống nhau, chứ không chi khác.

Vậy, theo Sư ông tu thật chất là không để tâm dính vào sáu trần cảnh?

Đúng vậy! Hằng ngày mình bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối là không có tu. Lúc nào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó không chi phối nội tâm của mình được, thì chính lúc đó là lúc mình tu. Nên nhớ kỹ như vậy! Chứ không phải đợi đến lúc mặc áo, đắp y lên chánh điện. Mặc áo đắp y lên chánh điện, lễ Phật mà bị cảnh ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó chi phối thì chưa phải là có tu.

Pháp của Phật dạy nói cho rõ là tu tâm. Còn nơi thân và khẩu chỉ trợ giúp cho nội tâm mà thôi. Nói vậy không phải phế bỏ những thời khóa tu tập, ban đầu sức tu còn yếu thì phải nương vào thời khóa, quan trọng ở chỗ là ngoài thời khóa cũng phải tu. Do đó niệm Phật không luận là lúc đi, đứng, nằm, ngồi gì, nếu có niệm luôn thì có tu, mà bị gián đoạn là không có tu. Đó là điểm chánh yếu. Tất cả các pháp môn khác cũng đều như vậy.

Bạch Sư ông, để thâm nhập kinh tạng khi tụng kinh, người tụng phải làm gì để đạt được?

Để được như thế, khi tụng kinh phải thuộc lòng kinh. Chẳng những các thời khóa trong chùa phải thuộc mà các kinh mình thích cũng phải thuộc. Như tôi cũng vậy, thích Phổ Môn phải thuộc Phổ Môn, thích Kim Cang phải thuộc Kim Cang, thích phẩm Phổ Hiền phải thuộc phẩm Phổ Hiền, cho đến thích Pháp Hoa phải thuộc Pháp Hoa. Lúc trước mỗi ngày giữ đều đặn như vậy, riêng kinh Pháp Hoa thì mỗi ngày tụng một biến hoặc hai ngày một biến. Ai làm được như thế thì thâm nhập kinh tạng không khó.

Bạch Sư ông, người bận rộn với nhiều công việc không có thời gian để tụng nhiều thì làm thế nào có thể hiểu kinh được?

Người bận rộn có thể chọn các phần kinh quan trọng để tụng. Tôi đơn cử cách sắp thời gian của tôi trong quá khứ.Năm 1963 khởi lên việc tranh đấu với ông Diệm và năm 1964 thành lập GHPGVN Thống Nhất, tôi phải bận nhiều công việc nên mỗi ngày không có thời gian tụng kinh Pháp Hoa. Ai cũng biết tụng kinh phải tụng luôn nếu không lại quên nên không thể tiếp tục việc tụng kinh Pháp Hoa, mà chỉ giữ lại bài kệ phẩm Phương Tiện làm thời khóa cho đến bây giờ. Bài kệ phẩm Phương Tiện cũng nhiều lắm, gần 500 câu chứ đâu phải ít. Khi có thểthu xếp thời gian thì ta tụng cố định và đều đặn hơn thì mới hiểu kinh thấu đáo được.

Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không.

Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.

Bạch Sư ông, khi hiểu kinh rồi thì lộ trình tu bao lâu mới đạt kết quả?

Ngay đức Phật cũng phải trải qua vi trần số kiếp tu tập chứ không phải con số ức muôn mà mình thường tính toán. Phải lấy số vi trần để tính số kiếp tu hành. Rõ ràng như vậy, chính đức Phật nói chứ không ai khác. Như Phẩm Đề Bà Đạt Đa trong kinh Pháp Hoa, ngài Trí Tích Bồ tát nói: “Tôi xem trong cõi Tam thiên Đại thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hột cải mà không phải là chỗ của Bồ tát (chỉ cho Phật Thích Ca) bỏ thân mạng để vì lợi ích chúng sanh, vậy sau mới thành đạo Bồ đề”. Chứ không phải thường thường như chúng ta, làm được chút ít công đức gì đó mà đòi thành ông Hiền ông Thánh liền đâu. Trong kinh dạy rất đầy đủ, nhất là kinh Đại Bửu Tích nói về công hạnh của các vị Bồ tát rõ ràng lắm. Mọi người nên cố gắng tìm đọc. Tôi bây giờ phải nhờ người khác đọc để biết được công hạnh của các ngài quá khứ tu thế nào, hiện tại thành tựu thế nào.

Nói chung, việc dứt trừ nghiệp chướng phiền não để ra khỏi sanh tử luân hồi không phải là chuyện dễ. Nhưng mình có tu tập đều đặn là mình có bước đi. Mà đã có bước đi là có lúc đến. Có bước một bước là có giải thoát một bước, chứ không phải đợi đến đích rồi mới giải thoát. Thường nghĩ như vậy lại thấy vui. Bởi vì biết mình mỗi ngày có bước là mỗi ngày gần thêm bờ giải thoát. Nên nhớ kỹ là vi trần số kiếp chứ không phải ít đâu. Không phải nghe nói: “Tức tâm tức Phật” rồi cho rằng thấy tâm là thành Phật. Vì nếu như vậy là mình hơn Phật Thích Ca xa lắm rồi.

Thích Hoằng Trí

http://www.amthucchay.org/2013/06/y-ngh ... -kinh.html" target="_blank
Đầu trang

ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

http://www.amthucchay.org/2012/03/tai-s ... -kinh.html" target="_blank

Phật Pháp: Tại sao chúng ta phải tụng kinh?





Hình ảnh
Có nhiều Phật tử khi được hỏi “tại sao anh/chị/ông/bà tụng kinh” liền trả lời không ngần ngại rằng “vì tụng kinh có nhiều phước báo, nên chúng tôi tụng.” Đối với nhiều Phật tử, tụng kinh là con đường gặt hái phước báo cho bản thân, người thân quyến và gia đình mình. Nhiều người khác thì cho rằng tụng kinh để được các đức Phật và Bồ-tát phù hộ cho tai qua nạn khỏi, mua may bán đắc, làm ăn phát tài, cửa nhà thịnh vượng. Nói chung tụng kinh để mang lại phước lộc và thọ cho mình và gia đình mình. Mặc dù không phản ánh đúng ý nghĩa và mục đích của sự tụng kinh trong Phật giáo nhưng những câu trả lời như vậy đã trở thành nếp nghĩa của nhiều Phật tử.
1. Kinh Phật là lời Phật dạy về đạo đức, phương thức tu tập, cải hóa thân tâm, đem lại hạnh phúc cho mình và người ở đời này và đời sau, do đó, sự tụng kinh có ý nghĩa đạo đức rất lớn. Tụng kinh trước nhất và quan trọng hơn hết là để “hiểu chính xác lời Phật dạy, ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, đem lại lợi lạc cho bản thân và tha nhân.” Tụng kinh là dịp tốt nhất để chúng ta có thể học hỏi, tư duy về lời Phật dạy rồi áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Chính sự áp dụng lời Phật dạy, sau quá trình tư duy và thể nghiệm, giúp chúng ta gặt hái những điều chúng ta mong muốn trong cuộc sống, như sự an lạc và hạnh phúc. Bản thân của sự tụng kinh vốn không có phước báo nào cả, nếu người đọc tụng không chịu chú tâm vào lời kinh để tìm ra ý đạo ẩn chứa trong đó. Các hình thức và thói quen tụng kinh như một cái máy lập, rõ ràng không mang lại kết quả thực tiễn nào, trái lại còn làm mất thời giờ, công sức mà không có ích lợi gì cả. Kinh điển của Phật là tấm bản đồ, là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta sống đời chân chánh, để gặt hái kết quả hạnh phúc ở đời này và đời sau. Đọc tấm bản đồ để biết được con đường, để đi đúng đường, để đến đúng đích. Con đường đó là con đường thánh gồm tám yếu tố: quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, chánh niệm và thiền định chân chánh. Đây là con đường mà ba đời chư Phật đã đi qua, diệt trừ tận gốc rễ của khổ đau, đạt được an lạc và giải thoát. Người Phật tử cần phải siêng năng nhớ nghĩ, ứng dụng con đường trung đạo đó để tự cứu độ chính mình, thông qua sự hướng đạo của Phật trong kinh điển. Nói cách khác, tụng kinh là cách học hỏi chánh pháp của Phật để ứng dụng chánh pháp vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân.
2. Tụng kinh trong Phật giáo còn là một dịp tốt giúp chúng ta trau dồi và phát triển ba nghiệp trong sạch và an tịnh. Trong giờ phút tụng kinh, nhờ sự chú tâm chuyên nhất vào lời kinh, tâm ý của chúng ta chấm dứt sự bám víu vào các duyên thế sự. Tâm ý của chúng ta nhờ đó trở nên thanh tịnh và thuần khiết. Tâm của chúng ta xa lìa các tâm lý tham lam, sân hận, si mê và các tâm lý âm tính khác, có hại cho tâm tư, tình cảm, nhân cách và đạo đức của bản thân. Trong tư thế ngồi bất động để tụng kinh, thân thể chúng ta đang từng bước trở nên an tịnh, thuần khiết, nhờ đó chúng ta tránh được tất cả các hành vi xấu ác của thân như giết chóc, trộm cướp, quan hệ tình dục bất chánh. Ngòai ra, do miệng đọc tụng lời kinh, các lời nói mang tính chất sai sự thật, ác độc, thêm bớt và nói lời vô nghĩa không có cơ hội để phát triển. Khi đọc kinh thì miệng của chúng ta xướng lên những lời lẽ đạo đức, trí tuệ, nhờ đó chúng ta có cơ hội vun trồng các hạt giống thiện. Như vậy, trong hành động tụng kinh, chúng ta xa lìa được mười nghiệp ác, ba của ý, ba của thân và bốn của lời. Nói cách khác, trong khi tụng kinh chúng ta đã huấn luyện 3 nghiệp của mình về con đường lương thiện và đạo đức. Sự huấn luyện đó giúp chúng ta xa lìa các nghiệp ác, huân tập các điều thiện. Sự tụng kinh do đó đã trở thành một sự tu tập thân, khẩu và ý trong đạo Phật.
Nói chung, mục đích tụng kinh trong đạo Phật không phải để trả bài hay tính công với Phật, mà là nhằm tìm hiểu chính xác lời Phật dạy, rồi ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Tụng kinh không phải để cầu nguyện Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình, gia đình và thân quyến tai qua nạn khỏi, thăng quan tiến chức, làm ăn thịnh vượng, tuổi thọ tăng trưởng, sở nguyện tùy tâm, kết tường như ý. Tụng kinh cũng không phải là sự mua bán hay trao đổi về sức khỏe, tài sản, giàu sang và phước báo. Tụng kinh để trau dồi ba nghiệp thanh tịnh, phát triển các hành lành, sống đời đạo đức, vô ngã và vị tha, để mình và người được an lạc và hạnh phúc. Muốn được vậy, khi tụng kinh, người Phật tử phải chí thành, hướng tâm về nội dung kinh, ghi khắc sâu chân lý Phật dạy, ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể của cuộc sống, để khắc phục đau khổ, nhổ sạch gốc rễ của khổ đau là tham lam, sân hận, si mê. Tụng kinh như vậy là một sự tu tập: bỏ ác làm lành, một sự an tịnh ba nghiệp, phát triển các đức tính tốt trong mỗi chúng ta. Tụng kinh có nhiều lợi ích như thế cho nên người Phật tử phải chuyên cần tụng niệm lời Phật dạy.
Cách thức tụng kinh
Cách thức tụng kinh trong Phật giáo có phần khác nhau tùy theo từng truyền thống. Trong Phật giáo nguyên thủy, sự tụng kinh chỉ đơn thuần là sự trùng tuyên lại lời Phật dạy, để nhớ lời ngài dạy sâu hơn và để ứng dụng vào cuộc sống khi có cơ duyên thích hợp. Trong Phật giáo Bắc tông, tụng kinh đã trở thành một nghi thức và nghi lễ hẳn hoi, với sự hỗ trợ của các pháp khí và nhạc cụ, như chuông, mõ, trống, kiểng, khánh, v.v… Sự tụng kinh ở nhiều nơi đã trở thành một lễ nhạc có âm điệu trầm bổng, du dương, gây nhiều cảm hứng tốt ở người nghe.
Dù bạn theo truyền thống nào đi nữa, điểm quan trọng mà bạn phải chú ý là tụng kinh để hiểu và ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống. Do đó, trong khi tụng niệm, bạn đừng để cho kỷ thuật tán tụng trở thành cái chánh yếu của khóa lễ, mặc dù kỷ thuật này có thể giúp cho người tụng lẫn người nghe dễ lắng tâm và phát khởi niềm tin. Nội dung và ý tưởng của kinh là phần ‘cốt lõi nhất’ mà ta cần phải chú tâm thật sâu thì mới có thể lãnh hội hoàn toàn. Do đó, chỉ chú trọng đến ‘kỷ thuật tụng hay’ mà không nắm bắt được ý kinh thì việc tụng kinh có thể trở nên vô ích và mất thời giờ. Người tụng phải chú tâm hoàn toàn vào nghĩa lý của kinh, tư duy và liên tưởng về nghĩa lý đó, để hiểu rõ lời dạy của Đức Phật (tụng kinh giả minh Phật chi ly马 rồi ứng dụng sự hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày. Chính sự ứng dụng lời kinh vào cuộc sống mới thật sự đem lại phước báo, an lạc và giải thoát cho chúng ta. Do đó, ta không nên chỉ tụng niệm bằng miệng mà còn phải tụng niệm bằng tâm. Tụng niệm bằng tâm thì ta mới tránh được thái độ tụng niệm như để trả bài cho Phật hay như một cái máy lặp, chỉ phát ra âm thanh về chánh pháp nhưng không phát khởi được niềm tin chân chánh cũng như sự hiểu biết và thái độ quyết chí hành trì chánh pháp ấy. Tụng niệm bằng tâm thì ngay khi tụng niệm, chúng ta đang an trú trong từng giây phút của trạng thái định và đây là nền tảng để trí tuệ vô lậu, giải thoát phát sanh. Như vậy, trong một hành vi tụng niệm bằng tâm, ba trạng thái giới định huệ đã có thể hội đủ nhờ vào thái độ chuyên chú để tìm ra lý đạo.
Nói tóm lại tụng Kinh không phải là dịp để cầu phước mà là cơ hội để trau dồi ba nghiệp cho thanh tịnh, an lạc. Tụng kinh không phải là buổi cầu nguyện, van xin mà là lúc chúng ta nên chuyên chú, lắng tâm, tư duy về lời Phật dạy, để ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Tụng kinh còn là cách học hỏi chánh pháp, phát khởi niềm tin chân chánh về lời Phật dạy. Tụng kinh để gieo rắc các hạt giống từ bi, trí tuệ vào trong tâm khảm, để gặt hái hoa trái của an lạc và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai, cho mình và cho người.
Tụng kinh mang nhiều ý nghĩa đạo đức tích cực như thế, phàm làm đệ tử Phật phải nên siêng năng đọc tụng kinh điển để thông điệp từ bi và trí tuệ của đức Phật tỏa sáng sự sống của chúng ta và tất cả chúng sanh.
Thích Nhật Từ
Đầu trang

ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

Đầu trang

ginger14
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 110
Tham gia: 08:05, 21/06/13

TL: Tủ sách Phật học: Pháp môn Niệm Phật, Trao đổi Phật pháp

Gửi bài gửi bởi ginger14 »

http://chuaonline.com/index.php" target="_blank
Khi bạn ở nước ngoài, k có điều kiện đến chùa thì có thể lên chua online, thặp 1 nén hương lễ Phật, tâm bình thản, cầu nguyện.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”