Vi diệu

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

ĐỂ THÀNH MỘT PHẬT TỬ
HT. Thích Trí Thủ


1) HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu và phải làm những gì?

ĐÁP: - Trước hết là phải hiểu rõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuối cùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.

2) HỎI: Vì sao phải theo thứ tự ấy?

ĐÁP: - Vì phàm làm việc gì, phải hiểu mục đích của việc ấy. Có thật hiểu mới phát lòng chánh tín và chí tâm thực hành để đem lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Phật dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta là hủy báng Ta”.

3) HỎI: Những điểm căn bản của Phật dạy là những điểm nào?

ĐÁP: - Không làm các điều ác. Siêng làm các điều lành . Giữ ý nghĩ trong sạch.

4) HỎI: Thế nào là ác?

ĐÁP: - Là những việc làm, lời nói và ý nghĩ không hợp lý, hại mình, hại người cả trong hiện tại lẫn tương lai.

5) HỎI: Thế nào là thiện?

ĐÁP: - Là những việc làm, lời nói và ý nghĩ hợp lý, lợi mình, lợi người cả trong hiện tại lẫn tương lai.

6) HỎI: Thế nào là ý nghĩ trong sạch?

ĐÁP: - Là ý nghĩ hợp với lẽ phải, không tham giận kiêu căng, không ganh ghét đố kỵ, không gây hậu quả khổ đau cho mình và cho người. Ý nghĩ trong sạch khi phát hiện ra nơi hành động thì hành động chân chính, khi phát hiện ra lời nói thì lời nói hiền hòa, làm cho đời mình và đời người đều an vui tươi đẹp.

7) HỎI: Làm lành lánh dữ lẫn những điều mà bất luận Tôn giáo nào hay học thuyết nào cũng dạy, đâu có riêng gì Phật giáo?

ĐÁP: - Vâng, đúng thế. Nhưng nói là một việc, còn thực hành đúng như lời nói được hay không, lại là một việc khác. Đó là chưa nói đến sự làm lành, lánh dữ ấy có hợp lý hay không, vì nếu người đề xướng lên một lý thuyết mà chưa phải là một đấng giác ngộ chân lý thì lý thuyết ấy khó mà hoàn toàn được.

8) HỎI: Bằng chứng đâu để biết lý thuyết đúng và thực hành cũng đúng như lý thuyết?

ĐÁP: - Cứ xem lịch sử đời sống của vị Tổ sáng lập Tôn giáo và lịch sử truyền bá của Tôn giáo ấy thì biết.

9) HỎI: Đời sống của Đức Phật như thế nào?

ĐÁP: - Nhất nhất phù hợp với lời Ngài dạy. Phù hợp một cách hoàn toàn đến nỗi các học giả khảo cổ phương Tây khi mới nghiên cứu Phật giáo tưởng Đức Phật là một nhân vật hoang đường không có thật trong lịch sử.

10) HỎI: Còn lịch sử truyền giáo của Phật giáo?

ĐÁP: - Một lịch sử trong trắng, chưa từng gây đau thương cho một dân tộc nào, chưa từng gây chiến tranh với ai, dù được mệnh danh là Thánh chiến. Ngược lại, Phật giáo đến đâu, hòa bình đến đó.

11) HỎI: Như vậy, ta phải kết luận về Phật giáo như thế nào?

ĐÁP: - Đức Phật và môn đồ của Ngài đã trải qua gần 26 thế kỷ là những gương sáng của việc làm lành lánh dữ.

12) HỎI: Nhờ đâu Phật giáo giữ được trọn vẹn như thế?

ĐÁP: - Nhờ điểm đặc biệt thứ ba: giữ ý nghĩ trong sạch. Ý nghĩ soi đường cho hành động, hướng dẫn cho hành động; ý nghĩ đã trong sạch thì hành động tất nhiên phải thuần thiện.

13) HỎI: Như thế, Phật giáo hẳn phải đặc biệt lưu tâm đến vai trò của ý nghĩ?

ĐÁP: - Đúng như thế. Thiên kinh vạn quyển hiện đương lưu truyền đều dạy cách phân biệt thế nào là tư tưởng chân chánh, thế nào là tư tưởng tà vạy; tám vạn bốn ngàn pháp môn tu hành đều nhằm mục đích gạn lọc ý nghĩ cho trong sạch mà thôi.

14) HỎI: Muốn thực hiện ba điểm chủ yếu trên, trước hết phải làm gì?

ĐÁP: - Phát lòng chánh tín Tam Bảo, vì trong Kinh dạy: “Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu” nghĩa là: “Tín là nguồn gốc của đạo, là mẹ đẻ của phúc đức”.

15) HỎI: Thế nào là chánh tín?

ĐÁP: - Là tin những điều chân chánh, hợp lý, có lợi ích thiết thực, như tin gây nhân tốt sẽ hưởng quả tốt, nhân nào quả nấy như hình với bóng. Không tin những điều mơ hồ viển vông, không hợp lý và không lợi ích thiết thực như tin ma quỷ thần quyền xằng bậy.

16) HỎI: Thế nào là Tam Bảo?

ĐÁP: - Là ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.

Phật là tiếng gọi tắt chữ Phật Đà trong Phạn ngữ, chỉ những bậc Thánh nhân đã hoàn toàn giác ngộ và nhờ đó đã hoàn toàn giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trung Hoa dịch là Giác giả

Pháp là danh từ Trung Hoa dịch chữ Đạt Ma trong tiếng Phạn, chỉ giáo lý Phật, vì giáo lý ấy thể hiện đúng đắn chân lý vũ trụ nhân sinh, dùng làm khuôn vàng, thước ngọc trong việc diệt trừ đau khổ tận gốc và đem lại an vui vĩnh viễn.

Tăng là tiếng gọi tắt chữ Tăng-già trong Phạn ngữ, chỉ một đoàn thể từ bốn người trở lên, tu theo giáo pháp Phật và sống theo tinh thần lục hòa; Trung Hoa dịch là Hòa hiệp chúng.

Phật, Pháp, Tăng là mục tiêu mà Phật tử phải nhắm đến.

17) HỎI: Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu?

ĐÁP: - Thế thường cho vàng, bạc, ngọc ngà hay quyền cao chức trọng là quý, nhưng thử hỏi khi gặp cảnh đời tang thương, dâu bể như giặc cướp, tật dịch v.v… Các thứ ấy có làm vơi bớt nỗi khổ cho ta được không? Hay lại càng gây thêm khổ lụy cho ta nữa? Đó là chưa nói vinh hoa phú quý có ngày tiêu tan, vàng bạc ngọc ngà là vật nay tụ mai tán, chưa ai giữ được vĩnh viễn. Trong cõi đời vô thường này, cảnh ông hóa nên thằng không phải hiếm. Duy có Phật, Pháp, Tăng mới thường trú, thường an vui, thường chân thật, thường thanh tịnh và thường cứu vớt ta mà không phân biệt thân sơ thù bạn. Vì bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh và đại nguyện độ sinh ấy nên gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu.

18) HỎI: Chánh tín Tam Bảo có lợi ích gì?

ĐÁP: - Lợi ích chánh tín Tam Bảo không thể nói hết và cũng không thể nghĩ bàn được.

19) HỎI: Xin nói một vài lợi ích của sự chánh tín Phật?

ĐÁP: - Trong Kinh nói: “Chư Phật trong mười phương, thương nhớ chúng sinh như mẹ thương nhớ con”. Mẹ thương nhớ con như vậy, nên nay con đáp ứng lại lòng thương vô biên của mẹ, đặt hết tin tưởng vào vị trí sáng suốt vô lượng của mẹ, thì khác nào như người đi đêm mà có đuốc soi đường, qua nơi nguy hiểm mà có người dìu dắt, không còn lo lắng sợ hãi gì nữa?

20) HỎI: Còn lợi ích chánh tín Pháp?

ĐÁP: - Phật dạy hễ tạo nhân lành thì hưởng quả tốt, tạo nhân dữ thì chịu quả xấu. Luật nhân quả là một luật xác thực. Phật lại dạy: “Tất cả chúng sinh đều là Phật sẽ thành” nghĩa là đều có khả năng thành Phật. Vậy nếu tin và thực hành đúng lời Phật dạy, nhất định sẽ hết mê được ngộ, hết khổ được vui.

21) HỎI: Giáo pháp Phật dạy chỉ có chừng ấy thôi sao?

ĐÁP: - Còn nhiều, rất nhiều. Nhưng chung quy cũng không ngoài nhân quả.

22) HỎI: Lợi ích của chánh tín Tăng như thế nào?

ĐÁP: - Tăng là những vị thay Phật tiếp tục công việc giáo hóa giống như Phật đã làm lúc còn tại thế. Đã thay Phật thì Tăng tức là Phật. Về mặt gây phúc đức, lợi ích chánh tín Phật như thế nào thì lợi ích chánh tín Tăng như thế ấy.

23) HỎI: Khi đã phát lòng chánh tín rồi, phải làm gì nữa?

ĐÁP: - Phải quy y Tam Bảo

24) HỎI: Thế nào là quy y?

ĐÁP: - Quy nghĩa là quay về; y nghĩa là nương tựa. Chúng sinh vì mê lầm nên bị dục vọng lôi cuốn, khiến bị chìm đắm trôi lăn mãi trong biển khổ luân hồi, không nơi nương tựa, khác nào đứa con hoang mải mê theo tiếng gọi giang hồ du đãng , lăn mình vào gió bụi, nếm đủ mùi chua cay, nay bỗng giác tỉnh, muốn chấm dứt cuộc sống ba đào trôi nổi, quay về với quê hương xứ sở để tìm chỗ nương tựa, nên gọi là quy y.

25) HỎI: Thế nào gọi là quy y Phật bảo?

ĐÁP: - Là quay về nương tựa Đức Phật, thờ đức Phật làm thầy, thề suốt đời không thờ trời thần quỷ vật.

26) HỎI: Thế nào là quy y Pháp bảo?

ĐÁP: - Là quay về nương tựa giáo lý Đức Phật, lấy giáo lý ấy làm đuốc soi đường, thề suốt đời không nghe lời dụ dỗ của tà ma ngoại đạo truyền bá giáo lý quàng xiên.

27) HỎI: Thế nào gọi là quy y Tăng Bảo?

ĐÁP: - Là quay về nương tựa Tăng-già, xem Tăng-già như Phật còn tại thế, đủ nêu gương đáng cho ta bắt chước noi theo, thề suốt đời không thân cận bạn hữu xấu xa bè lũ độc ác.

28) HỎI: Nghe nói có vô lượng chư Phật trong mười phương thế giới, vậy nên thờ Đức Phật nào hơn?

ĐÁP: - Đã là giác ngộ như nhau thì Đức Phật nào cũng có trí tuệ viên mãn như nhau và thương xót chúng sinh như nhau. Nhưng tùy theo cơ cảm chúng sinh có cơ duyên với Đức Phật nào hơn thì thờ Đức Phật ấy, như người tu Tịnh Độ thì thờ Đức Phật A Di Đà, người tu Mật tong thì thờ Đức Phật Đại Nhật v.v… Nhưng nếu thờ Đức Phật Thích Ca thì đầy đủ hơn cả, vì Ngài là giáo chủ cõi Ta Bà chúng ta trong hiện tại.

29) HỎI: Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử hay chỉ nghe truyền thuyết nói lại?

ĐÁP: - Ngài là một nhân vật lịch sử, ra đời cách đây trên 2500 năm, tên là Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da ở nước Ca Tỳ La Vệ thuộc miền Bắc Ấn Độ (nay là nước Népal). Năm 19 tuổi, sắp nối ngôi vua cha thì Ngài xuất gia cầu đạo, 30 tuổi thành Chánh Giác dưới gốc cây Tất Bát La tức cây bồ đề, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Sau khi thành Phật, Ngài thuyết pháp khắp xứ Ấn Độ, cứu độ vô lượng chúng sanh thoát ly đau khổ, 80 tuổi nhập diệt tại rừng Sa La Long Thọ trong lãnh thổ nước Câu Thi Na. Giáo lý Ngài dạy như thế nào thì đời Ngài thực hành y như thế.

30) HỎI: Giáo lý ấy hiện còn đầy đủ không?

ĐÁP: - Còn giữ nguyên vẹn, gồm đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Trung Hoa đã dịch đầy đủ ra tiếng Hán văn từ lâu, gọi là Đại Tạng Trung Hoa. Việt Nam ta chỉ mới bắt đầu dịch một số thôi. Giáo lý ấy, tiếng Phạn gọi là Đạt Ma và Trung Hoa dịch là Pháp đấy.

31) HỎI: Còn Tăng-già, vì sao Trung Hoa dịch là Hòa hiệp chúng?

ĐÁP: - Vì chữ Tăng-già trong tiếng Phạn, chỉ cho chúng đệ tử của Phật từ bốn người trở lên sống hòa hiệp với nhau theo tinh thần lục hòa:

1. Thân hòa đồng trú: thân hòa hiệp, ăn ở như nhau.

2. Khẩu hòa vô tránh: miệng hòa hiệp không tranh cãi nhau.

3. Ý hòa đồng duyệt: ý hòa hiệp, thuận thảo với nhau.

4. Giới hòa đồng tu: cùng nhau đồng giữ giới.

5. Kiến hòa đồng giải: cùng chỉ bày kiến giải cho nhau.

6. Lợi hòa đồng quân: cùng san sẻ lợi lộc như nhau.

32) HỎI: Không quy y Tam Bảo có hại gì không?

ĐÁP: - Có rất nhiều điều hại. Trước tiên là không được dịp thân cận Tăng để được chỉ bày, bảo ban phương pháp tu hành theo con đường chánh; thứ là không được thân cận Pháp để tìm hiểu và phân biệt chánh tà chân ngụy; sau hết là không được gây được thiện duyên với Phật để mong Phật cứu độ. Trong Kinh dạy: Không quy y Phật thì sẽ đọa địa ngục; không quy y Pháp thì sẽ đọa ngạ quỷ; không quy y Tăng thì sẽ đọa súc sinh.

33) HỎI: Vì sao vậy?

ĐÁP: - Vì nguồn gốc của đau khổ luân hồi là tham, sân, si. Không quy y Phật, không bắt chước đức từ bi của Phật thì sân hận mỗi ngày mỗi tăng, mà sân hận là nguyên nhân của địa ngục. Không quy y Pháp, không tìm hiểu Chánh pháp, để phân biệt chánh tà, thì tham lẩn dễ dấy, mà tham lẩn là nguyên nhân của ngạ quỷ. Không quy y Tăng, không có gương thanh tịnh hiền hòa cho ta bắt chước và không người chỉ lối đưa đường cho ta tránh ác làm lành, thì si tâm càng ngày càng dày đặc thêm, mà ngu si là nguyên nhân của súc sinh.

34) HỎI: Muốn quy y Tam Bảo phải làm như thế nào?

ĐÁP: - Tìm một vị tu hành giới hạnh trang nghiêm, học thức uyên bác, thay mặt chúng Tăng bạch Phật làm lễ truyền thọ ba pháp quy y trước điện Phật. Trong lúc nghe ba pháp quy y thì lòng mình nhất tâm hướng về Tam Bảo và thiết tha, phát nguyện giữ ba pháp ấy trọn đời, dù gặp hoàn cảnh nào cũng không biến đổi. Như thế lễ quy y mới thành tựu.

35) HỎI: Tin Phật mà chưa quy y có được gọi là Phật tử không?

ĐÁP: - Chỉ bắt đầu từ giờ phút nhất tâm thọ trì ba pháp quy y trước điện Phật, do các vị tu hành thanh tịnh truyền thọ mới chính thức là một Phật tử, hay nói đúng hơn, một Ưu Bà Tắc hoặc một Ưu Bà Di.

36) HỎI: Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di là gì?

Đ ÁP: - Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di là tiếng Phạn; Trung Hoa dịch là cận sự nam, cận sự nữ hoặc dịch là thiện nam, tín nữ. Là những người đàn ông hay đàn bà gần gũi Tam Bảo, phụng sự Tam Bảo và được Tam Bảo luôn luôn hộ trì.

37) HỎI: Thọ trì Tam Quy rồi, người Phật tử có cần làm gì khác nữa không?

ĐÁP: - Trên con đường hướng đến mục tiêu Tam Bảo; Tam quy như hai mắt, Ngũ giới như hai chân. Mắt ngước nhìn mục tiêu nhưng đồng thời chân phải cất bước mới mong đạt được mục tiêu ấy. Ngũ giới là bước đầu của địa vị Thánh hiền.

38) HỎI: Ngũ giới là những gì?

ĐÁP: - 1. Không sát sinh.

2. Không trộm cắp.

3. Không tà dâm.

4. Không nói dối.

5. Không uống rượu.

39) HỎI: Thế nào là không sát sinh?

ĐÁP: - Không manh tâm hoặc không giết hại sinh mạng, dù cho sinh mạng ấy là loài vật, vì chúng cũng biết đau khổ như ta. Trái lại, còn phải luôn luôn tôn trọng và cứu sống sinh mạng của muôn loài. Tội ác lớn không gì bằng giết hại; công đức lớn không gì bằng cứu sống.

40) HỎI: Thế nào là không trộm cắp?

ĐÁP: - Không trực tiếp hay gián tiếp phỉnh gạt để lấy của của người. Họa hoạn lớn không gì hơn bằng tham lam, phúc báu không gì hơn bố thí.

41) HỎI: Thế nào là không tà dâm?

ĐÁP: - Không lang chạ với vợ người, chồng người, hoặc với người không phải vợ mình, chồng mình. Trái lại, cần phải đoan chánh, trinh lương với tất cả những người khác phái.

42) HỎI: Thế nào là không nói dối?

ĐÁP: - Không nói lời độc ác, không nói lời thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời gian trá, như có nói không, không nói có. Trái lại, phải nói lời chân thật ngay thẳng hiền hòa, lợi mình lợi người.

43) HỎI: Thế nào là không uống rượu?

ĐÁP: - Rượu là thứ làm loạn tinh thần, làm mất trí tuệ. Trong hiện tại, rượu là nguyên nhân sinh ra nhiều tật bệnh; trong tương lai, rượu là nguyên nhân của ngu si mờ tối. Trong Kinh ví rượu dữ hơn thuốc độc. Mục đích người Phật tử là tu tập trí tuệ, phát huy trí tuệ để tìm hiểu sự thật thì tuyệt đối không được uống rượu. Ngoài ra, cũng không được dùng các thứ kích thích thần kinh khác như thuốc phiện và các đồ gia vị như hành hẹ, nén, tỏi v.v…

44) HỎI: Công dụng thiết thực của ngũ giới là gì?

ĐÁP: - Tạo nên những con người có tư cách, có nhân phẩm, được mọi người kính yêu. Trong gia đình, là cha hiền, con thảo, ra quốc gia, đó là người dân tốt. Nếu toàn thể nhân loại giữ được năm giới cấm thì xã hội an lạc, thế giới hòa bình.

45) HỎI: Giữ một lần cả năm giới e khó chăng?

ĐÁP: - Người giữ trọn năm giới gọi là toàn phần Ưu Bà Tắc (nếu là đàn ông) hoặc toàn phần Ưu Bà Di (nếu đàn bà). Người chỉ giữ được hai giới gọi là thiểu phần Ưu Bà Tắc hoặc thiểu phần Ưu Bà Di. Người giữ được ba giới gọi là bán phần Ưu Bà Tắc hoặc bán phần Ưu Bà Di. Người giữ bốn giới gọi là đa phần Ưu Bà Tắc hoặc đa phần Ưu Bà Di. Nếu chưa đủ sức giữ trọn năm giới thì chọn lấy hai giới mà mình nghiệm có thể giữ được để phát nguyện thọ trì. Về sau quen dần sẽ phát nguyện thọ trì thêm cho đủ năm giới.

46) HỎI: Nếu không thọ trì được giới nào cả thì sao?

ĐÁP: - Chả lẽ một Phật tử đã quy y rồi mà vẫn còn giữ nhiều tính độc ác xấu xa sao!

47) HỎI: Phát nguyện giữ giới, những bất đắc dĩ hoặc vô tình phạm phải thì làm thế nào?

ĐÁP: - Sám hối trước Tam Bảo và nguyện không tái phạm. Điều cốt yếu là trong khi sám hối, lòng mình có tự thấy xấu hổ và thành thật ăn năn thì tội lỗi mới tiêu tan và giới thể mới trở lại thanh tịnh như khi chưa phạm.

48) HỎI: Chỉ giữ đúng năm giới cấm mà không quy y Tam Bảo có được không?

ĐÁP: - Quy y Tam Bảo là chánh kiến, thọ trì năm giới là chánh giới. Kinh dạy chánh kiến quan trọng hơn chánh giới; nếu chỉ giữ năm giới cấm mà không quy y Tam Bảo, tương lai tuy vẫn hưởng thọ phúc báu giàu sang trong cõi trời hoặc cõi người, nhưng vì không được Tam Bảo hướng dẫn thì không khéo phúc báu càng cao đọa lạc càng sâu.

49) HỎI: Quy y Tam Bảo và thọ trì năm giới rồi, có nên khuyên người khác làm như mình không?

ĐÁP: - Đó là một công đức rất lớn. Khuyên thêm được một người quy y, giữ giới tức là bớt cho xã hội một sự xấu xa đau khổ. Kinh dạy: “Trong tất cả sự cúng dường, cúng dường Chánh pháp là hơn hết” mà cúng dường Chánh pháp tức là mình sống đúng với Chánh pháp và khuyên người sống theo Chánh pháp vậy.

50) HỎI: Như trên kia nói chánh tín là tin nhân quả, vậy nhân quả là gì? Và có liên quan gì với năm giới không?

ĐÁP: - Rất liên quan với nhau. Nhưng trước hết hãy tìm hiểu nhân quả là gì đã.

Nhân là nguyên nhân, như cái mầm cây trong hột; quả là kết quả, như cái trái trên cây. Trái do mầm sinh ra và mầm nào sinh trái nấy, không lẫn lộn được. Mầm cây ngọt sinh trái ngọt, mầm cây đắng sinh trái đắng. Luật nhân quả nào không do một hay nhiều nguyên nhân sinh, mà đã có nguyên nhân tất nhiên phải có kết quả. Luật nhân quả chi phối toàn thể cuộc sống và bao trùm khắp vũ trụ. Không có cái gì thoát ra ngoài luật nhân quả được. Ngay giáo pháp vĩ đại của Phật cũng chỉ thuyết minh lý nhân quả mà thôi.

51) HỎI: Còn liên quan giữa luật nhân quả và năm giới?

ĐÁP: - Không sát sinh, trái lại còn phóng sinh, đó là nguyên nhân của quả sống lâu vô bệnh. Không trộm cắp, trái lại còn bố thí, đó là nguyên nhân của quả giàu sang bền vững. Không tà dâm, đó là nguyên nhân của quả sum vầy, đầm ấm trong gia đình. Không nói dối, đó là nguyên nhân của quả tin yêu, không bị lường gạt. Không uống rượu, đó là nguyên nhân của quả trí tuệ. Đây là chỉ mới nói một ít kết quả thông thường thôi.

52) HỎI: Sao có người từ nhỏ đến lớn siêng năng làm ăn, không trộm cắp của ai, mà suốt đời vẫn chật vật khốn khổ?

ĐÁP: - Đó là kết quả của nguyên nhân trong kiếp quá khứ. Luật nhân quả rất phức tạp, chứ không giản dị như người thường quan niệm. Có nhân quả đồng thời, có nhân quả dị thời, có nhân quả chuyển biến v.v… Nhân quả đồng thời là như tay gõ thì tai liền nghe tiếng; nhân quả dị thời là như trồng lúa hôm nay, ba tháng sau mới có ăn, hoặc như một việc làm bất cẩn từ năm trước, trăm năm sau mới thấy hại, nhân quả chuyển biến là như giống cây tốt trồng trong đất xấu và thiếu phân bón thì quả sẽ biến ra xấu.

53) HỎI: Mọi sự việc trên đời này hô ứng theo luật nhân quả thì cha tu cha hưởng, con tu con hưởng, hai bên dính líu gì nhau?

ĐÁP: - Lý đương nhiên như thế. Nhưng ở đời mọi cuộc gặp gỡ điều do túc duyên mà thành. Một người sỡ dĩ thác sinh vào một nhà nào đó, tất nhiên phải phụ thuộc loại đồng thanh đồng khí với nhà ấy. Có những gia đình đông con mà đứa thì thông minh hiền hòa, đứa lại ngu đần hung ác, đó là do tâm tánh và hành vi của cha mẹ lúc thọ thai. Nếu thọ thai trong thời gian cha mẹ làm nhiều điều phước thiện, tâm tánh tốt lành thì đứa con thác sinh vào hẳn phải là đứa con tốt. Trái lại, tất gặp phải con xấu. Cho nên cha mẹ ăn ở phúc đức mới sinh được con hiếu thảo thông minh.

54) HỎI: Luật nhân quả, ai đặt ra?

ĐÁP: - Đó là một định luật đương nhiên như các định luật khoa học, không ai đặt ra cả. Phật nhờ giác ngộ mà phát minh được định luật ấy, soi đường cho chúng ta. Đã là định luật thì tạo nhân tốt hưởng quả tốt, tạo nhân xấu chịu quả xấu, không trời thần quỷ vật nào cưỡng lại hoặc xen vào thưởng phạt hết.

55) HỎI: Thế thì thờ Phật và lạy Phật để làm gì?

ĐÁP: - Để tỏ lòng biết ơn Phật và để hàng ngày chiêm ngưỡng Phật mà noi gương Từ Bi Hỷ Xả của Phật, nhờ đó ta huân tập dần dần các đức sáng ấy làm cho ta mỗi ngày gần Phật hơn. Ngoài ra, lạy Phật còn là một cách tu luyện để thanh tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý. Khi lạy Phật, thân đứng ngắm để chiêm ngưỡng Phật tức thân thanh tịnh; miệng niệm danh hiệu Phật, không nói lời xằng bậy, tức khẩu thanh tịnh, ý nghĩ đến bốn đức Từ Bi Hỷ Xả và vô lượng công đức của Phật nói trong Kinh, không có ý nghĩ tạp loạn xen vào, tức ý thanh tịnh. Vì tội lỗi là do ba nghiệp sinh ra, nay ba nghiệp thanh tịnh tức tội diệt, phước sanh.

56) HỎI: Niệm Phật có lợi ích gì?

ĐÁP: - Niệm Phật nghĩa là nhớ nghĩ đến Phật. Đã nhớ nghĩ đến Phật, tất nhiên không nhớ nghĩ đến cái khác, giúp cho ý nghiệp thanh tịnh như đã nói trên. Pháp môn niệm Phật hay pháp môn Tịnh Độ là pháp môn huyền diệu nhất và dễ tu nhất.

57) HỎI: Tụng kinh có lợi ích gì?

ĐÁP: - Tụng kinh cũng như niệm Phật, sự lợi ích không thể nghĩ bàn được. Khi đọc tụng lời Phật dạy, tâm ta huân tập đức thanh tịnh sáng suốt của Phật, tự nhiên mỗi ngày ta gần Phật một bước, tụng niệm mãi cho đến khi giữa ta và Phật không còn cách ngăn nhau nữa, tâm ta tức tâm Phật, tâm Phật tức tâm ta. Đó là cứu cánh của sự tụng Kinh niệm Phật.

58) HỎI: Thế thì vì sao còn phải ăn chay?

ĐÁP: - Tất cả sinh vật đều có tình thức như ta, đều biết đau khổ như ta, nghĩa là đồng tham sống sợ chết như nhau cả. Chả lẽ ta lại nhẫn tâm gây đau khổ cho những sinh vật khác, trong khi chính ta cũng đương ê chề với đau khổ!

Vì vậy, Phật dạy nên ăn rau để tỏ lòng thương xót loài vật. Người đã quy y rồi, ít nhất cũng phải ăn được hai ngày chay một tháng, vào ngày rằm và mùng một.

59) HỎI: Đạo Phật có thừa nhận có ma quỷ không?

ĐÁP: - Ngoài nhân quả ra, Đạo Phật không thừa nhận gì cả . Nhưng hễ người muốn cái gì (nhân) thì có cái đó (quả). Nếu lòng mình luôn luôn nhớ nghĩ ma thì ma hiện. Trong Kinh có chép một chuyện ma như sau: Có một phụ nữ bị ma quỷ hãm hiếp và đã dùng trăm phương nghìn kế để trừ khử nhưng không kết quả. Về sau nhờ gặp một thầy Tỳ Kheo truyền cho ba pháp quy y, bà ta đêm ngày thành tâm tụng học ba pháp ấy, tự nhiên không còn thấy ma quỷ nữa và trở lại sống an vui như trước.

60) HỎI: Khi tụng Kinh niệm Phật, muốn cầu Phật cứu giúp cho một việc gì, như thế có đúng Chánh pháp và có được không?

ĐÁP: - Nếu mình đem hết tín thành vận lòng mình như lòng Phật, để gây nhân tốt thì tự nhiên Phật với mình cảm thông nhau. Quả tốt sẽ do đó mà có. Muốn cho công đức thành tựu viên mãn, điều cốt yếu vẫn là phải giữ ý nghĩ trong sạch, không làm các điều ác, siêng tu các điều lành, như bài kệ Phật dạy trong Giới Kinh

“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tình kỳ ý
Thị chư Phật giáo”.
Nghĩa là:

“Tránh làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy”.


“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo”
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Truyện Cổ Phật Giáo

Tập 1
Thích Minh Chiếu
Sưu tập

---o0o---

Phần 8

Cây đèn kỳ lạ

Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật và bàn một vài việc cần làm thêm trong ngày đại lễ hôm ấy:

Câu chuyện mở đầu trong bữa tiệc là những lời sau đây do vua A Xà Thế phát khởi.

- Các khanh! Quả nhân rất bằng lòng và thỏa mãn về việc các khanh đã lo liệu quá ư tươm tất trong buổi lễ cúng dường Phật và giáo hội vừa rồi.

Hướng đôi mắt về phía đại thần Kỳ Bà, Vua A Xà Thế nói tiếp:

Kỳ Bà! Khanh nghĩ hộ quả nhân xem còn có việc gì đáng làm nữa để quả nhân tận hiến tấc dạ chí thành lên đức Chí Tôn và giáo hội - những người tận tụy trong công việc giáo hóa chúng sanh nói chung, thần dân của quả nhân nói riêng, trở về với ánh sáng chân lý.

Ðứng dậy ngẫm nghĩ trong chốc lát, rồi đại thần Kỳ Bà thong thả tiếp:

- Tâu đại vương, ngoài sự cúng dường trai phạn và y phục mà Ðại vương đã dâng lên đức Chí Tôn và giáo hội, theo thiển ý của hạ thần thì không việc gì có ý nghĩa hơn việc cúng dường ánh sáng. Vì ánh sáng trượng trưng cho trí tuệ, cho sự giác ngộ; ở đâu có ánh sáng thì ở đó bóng tối tan mất. Cũng như ánh sáng Phật và giáo hội đến đâu thì ở đó si ám và tội lỗi đều tiêu sạch. Ngu ý của hạ thần chỉ có bấy nhiêu, kính mong bệ hạ thẩm xét.

- Hay lắm! Ý kiến của khanh rất chí lý! Tiện đây nhờ khanh thay quả nhân sắm sửa cho thật nhiều đèn đuốc để tối hôm nay dâng lên Phật và giáo hội tại tịnh xá Kỳ Hoàn.

Ðại thần Kỳ Bà vâng thuận. Buổi tiệc bắt đầu và tiếp diễn trong tình thân mật giữa nhà vua và các vị cận thần.

Chiều hôm ấy, trên đường trở về xóm nghèo, một bà lão hành khất gặp rất nhiều xe cộ, lính tráng, tấp nập khuân chở những thùng dầu, đèn và cả những chiếc lồng đèn ngũ sắc rực rỡ.

Hỏi thăm, bà lão hành khất biết đó là lễ vật của nhà vua đem cúng dường Phật và giáo hội.

Hình tướng trang nghiêm của Phật và các thầy Tỳ kheo lại hiện về trong óc bà. Bà vui hẳn lên và rất tán thành việc làm có ý nghĩa của nhà vua. Và xét lại tự thân, thấy mình chưa làm được một công đức nào đối với Phật và giáo hội, bà tự nghĩ phải sắm phẩm vật để cúng dường mới được. Thò tay vào bị, bà lão moi ra vỏn vẹn chỉ có hai tiền. Một sự quyết định nhanh chóng trong lòng khiến bà hoan hỷ đi ngay vào một cái quán gần đấy…

- Thưa cậu! Làm ơn bán cho tôi hai tiền dầu thắp.

- Bà mà mua dầu làm gì? Sao không mua đồ ăn lại mua dầu, nhà cửa đâu mà dầu với đèn!

- Thưa cậu! Tôi thường nghe các bậc hiền đức trong làng bảo: “Ngàn năm muôn thuở mới có một đức Phật ra đời; người nào có nhiều phước duyên lắm mới được gặp”. Hôm nay tôi may mắn được gặp nhưng chưa có lễ mọn nào để dâng hiến lên Ngài. Ðiều ấy làm tôi vô cùng ân hận. Nhân tiện vua A Xà Thế sửa soạn đèn đuốc để dâng lên Ngài và giáo hội, tuy nghèo khổ, tôi cũng xin nguyện đem hai tiền mới xin được đây mua dầu dâng ánh sáng lên Ngài.

Nghe bà lão hành khuất tỏ tấm lòng chân thiệt đối với Ðấng Giác ngộ, người chủ quán nhìn bà một cách cảm mến và hạ giọng: Hai tiền chỉ được hai muỗng, nhưng tôi xin tặng bà ba muỗng nữa là năm, và cho bà mượn luôn vịt đèn này. Mong bà nhân cho.

Sau khi cám ơn người chủ quán, bà lão ra về với bao niềm hoan hỷ vì được người khác biểu đồng tình và giúp mình trong công việc phước thiện.

Trời chưa tối hẳn, những cây đèn xinh xắn, lộng lẫy của nhà vua đã được những đội thị vệ thắp sáng. Tịnh xá Kỳ Hoàn như vui nhộn hẳn lên. Ðó đây vang lừng những điệu nhạc dịu dàng, nhịp nhàng với lới ca ngợi của những cận thần thay nhà vua tán thán công đức của Phật và giáo hội. Từng đoàn người lũ lượt đi dự lễ, đông như trẩy hội. Bà lão hành khất cũng tiến mau về phía Tịnh xá và dừng bước trước những hoa đăng rực rỡ, bà vội vàng đến rót dầu vào cây đèn mà bà đã lau sạch và thay tim. Vừa mồi ánh sáng bà vừa phát nguyện: “Cúng dường ánh sáng này lên Ðức Thế Tôn và giáo hội, con chỉ cầu mong làm sao con cũng sẽ được trí tuệ sáng suốt như các Ðấng Giác ngộ trong mười phương”. Bà lại nghĩ: “Dầu ít như vầy có sáng cũng chỉ đến nữa đêm là cùng”. Nhưng mạnh dạn bà thầm nguyện: “Nếu quả thật sau này tôi sẽ được giác ngộ như lòng tôi mong muốn hôm nay, thì số dầu ít ỏi này cũng làm cho cây đèn này sáng mãi không tắt”.

Sau khi treo cây đèn trên một cành cây, bà lão hành khất đi thẳng vào tịnh xá, chí thành lễ Phật rồi ra về…

Số đèn của nhà vua, tuy được những đội lính thay nhau lo việc châm dầu, thay tim, nhưng ít cây được sáng suốt đêm, cây thì bị gió thổi tắt, cây thì bị phật cháy…

Duy cây đèn của bà lão hành khất thì ánh sáng nổi bậc hơn muôn vạn cây đèn khác và cháy mãi đến sáng mà dầu vẫn không hao.

“Này đệ tử! Trời đã sáng, hãy ra tắt hết những cây đèn còn đỏ”, Ðức Phật dạy với Ngài Mục Kiền Liên như thế.

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Phật. Nhưng đến cây đèn của Bà lão hành khất, thì ba lần Tôn giả quạt mạnh, nhưng ánh sáng cũng không mất. Lần thứ tư, Tôn giả cầm ngay vạt áo cà sa và vận hết thần thông diệu lực của mình quạt hắt vào đèn nhưng đèn lại rực sáng hơn trước. Tôn giả Mục Kiền Liên và những người chung quanh đều ngạc nhiên và cho đó là một cây đèn kỳ lạ chưa từng thấy.

Ngay lúc ấy, Ðức Phật vừa đến, Ngài điềm đạm bảo:

“Thôi! Ðệ tử hãy thôi. Dù cho đệ tử có tận dụng tất cả thần lực của đệ tử cũng không thể nào làm tắt được cây đèn này; vì đó là ánh sáng công đức của vị Phật trong tương lai”.

Lời dạy ấy của Ðức Phật đã làm cho nhiều đệ tử của Ngài muốn tìm hiểu ai là người đã cúng dường đèn ấy. Sau một cuộc điều tra kỹ càng, họ biết rõ người cúng dường cây đèn kỳ lạ ấy chính là một bà lão hành khất!

Câu chuyện này đến tai vua A Xà Thế. Nhà vua cho vời đại thần Kỳ Bà đến để thuật lại câu chuyện và hỏi:

- Kỳ Bà! Như khanh đã biết quả nhân làm rất nhiều công đức và cúng dường rất nhiều đèn nhưng không thấy Ðức Thế Tôn dạy gì về quả báo của quả nhân. Trái lại, bà lão hành khất chỉ cúng dường có một cây đèn lại được Ngài thọ ký là nghĩa làm sao?

Ðại thần Kỳ Bà đứng lên ngần ngại mãi không dám trả lời.

- Kỳ Bà! Ngươi đừng ngại gì cả, quả nhân muốn tìm hiểu những nguyên khuyết điểm chứ không bao giờ dám nghĩ khác về Ðức Thế Tôn.

Ðôi mắt của đại thần Kỳ Bà bỗng sáng lên và khiêm tốn trả lời câu hỏi của nhà vua:

- Tâu đại vương! Theo những điều mà hạ thần được phỏng văn từ cửa miệng của những người thân cận các thầy Tỳ kheo và cộng thêm sự suy luận của hạ thần thì tuy đại vương cúng dường rất nhiều phẩm vật, song tâm ý không được chí thành cho lắm và có lẽ đại vương không phát đại nguyện; cho nên tuy có công đức mà không làm sao bằng công đức của bà lão hành khất chỉ cúng dường một cây đèn nhưng đó là cả một tấm lòng chí thiết, một dạ chí thành đối với những Ðấng Giác ngộ và nhất là lời thệ nguyện cao rộng của bà ấy.

Nghe đại thần Kỳ Bà phân tích tỷ mỉ về động cơ của sự cúng dường của mình và bà lão hành khất, sau một hồi suy nghĩ và xét lại bản tâm, vua A Xà Thế liền cởi mở được tất cả những điều thắc mắc…

Thiện Châu

“Công đức cúng dường không đánh giá nơi phẩm vật, mà căn cứ nơi sự thành tâm”.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

Tudotutronghanhphuc
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4404
Tham gia: 18:54, 02/12/22

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Tudotutronghanhphuc »

Nghe tiếng chim hót ca
Miệng niệm A Di Đà
Mong cho cả chúng sinh
Thoát khỏi kiếp luân hồi.

Thác nước đổ ào ào
Rọt rửa lớp bụi trần
Quên đi tham sân si
Sống một kiếp an nhàn

Hạnh phúc gì mình có
Tích cực làm điều tốt
Làm thật nhiều phúc đức
Đến được cõi di đà

Nam mô a Di Đà Phật

Cháu chúc bác ngày mới vui vẻ
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Tudotutronghanhphuc đã viết: 07:00, 06/05/23 Nghe tiếng chim hót ca
Miệng niệm A Di Đà
Mong cho cả chúng sinh
Thoát khỏi kiếp luân hồi.

Thác nước đổ ào ào
Rọt rửa lớp bụi trần
Quên đi tham sân si
Sống một kiếp an nhàn

Hạnh phúc gì mình có
Tích cực làm điều tốt
Làm thật nhiều phúc đức
Đến được cõi di đà

Nam mô a Di Đà Phật

Cháu chúc bác ngày mới vui vẻ
Cám ơn cháu nhen. ;)
Tặng cháu bài thơ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Nam mô A Di Đà Phật

Mưa quê hương

mưa ướt áo ướt đầu

ướt chân em

mẹ thì xa

tối nay bắt gió xoa dầu

gió réo gọi chiều nay hung dữ lạ!

trước mặt tôi

nước mưa xóa nhòa phố sá

nhớ tới quê hương

cơn mưa nặng hạt

gió về nghiêng ngả vườn cau.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

Tudotutronghanhphuc
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4404
Tham gia: 18:54, 02/12/22

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Tudotutronghanhphuc »

Cháu cảm ơn bài thơ ạ 🫶

Hạnh phúc thật giản đơn
Được sống cạnh người thân
Tươi cười với mọi người
Buổi chay rau củ quả.

Sáng mở mắt thức dậy
Được chào bằng cái ôm
Một nụ hôn chào đón
Được vài củ khoai lang😋

Khoai lang thật thơm ngọt
Cạnh ly sữa đậu nành
Được cô cháu chuẩn bị
Từ tờ mờ sáng sớm

Sao cô phải cực vậy
Con ít bánh là đủ
Cần gì phải nấu nướng
Mày chịu ăn tao mừng.

Chuẩn bị ít cơm trưa
Cho thêm cả trái táo
Nước cam được cô vắt
Thật sự rất quý hoá.

Bữa ăn thật đơn giản
Nhưng chan chứa yêu thương
Được gói gọn trong hộp
Chiếc hộp thật dễ thương

Cô và tôi theo Phật
Nguyện kiếp này ăn chay
Hạnh phúc giúp mọi người
Quên hết tham sân si.

Quỳ gối và chắp tay
Nào chúng ta cùng niệm
Kinh Phật a di đà
Bằng tất cả tấm lòng.

Nghe kinh Phật hằng ngày
Một lòng học Đức Phật
Lòng thuận theo tự nhiên
An yên sống qua ngày.

Cháu đang ở với cô, cô cháu hiện theo Phật rất thích nghe kinh và niệm kinh.
Yêu bác 😍
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Tudotutronghanhphuc đã viết: 17:16, 06/05/23 Cháu cảm ơn bài thơ ạ 🫶

Hạnh phúc thật giản đơn
Được sống cạnh người thân
Tươi cười với mọi người
Buổi chay rau củ quả.

Sáng mở mắt thức dậy
Được chào bằng cái ôm
Một nụ hôn chào đón
Được vài củ khoai lang😋

Khoai lang thật thơm ngọt
Cạnh ly sữa đậu nành
Được cô cháu chuẩn bị
Từ tờ mờ sáng sớm

Sao cô phải cực vậy
Con ít bánh là đủ
Cần gì phải nấu nướng
Mày chịu ăn tao mừng.

Chuẩn bị ít cơm trưa
Cho thêm cả trái táo
Nước cam được cô vắt
Thật sự rất quý hoá.

Bữa ăn thật đơn giản
Nhưng chan chứa yêu thương
Được gói gọn trong hộp
Chiếc hộp thật dễ thương

Cô và tôi theo Phật
Nguyện kiếp này ăn chay
Hạnh phúc giúp mọi người
Quên hết tham sân si.

Quỳ gối và chắp tay
Nào chúng ta cùng niệm
Kinh Phật a di đà
Bằng tất cả tấm lòng.

Nghe kinh Phật hằng ngày
Một lòng học Đức Phật
Lòng thuận theo tự nhiên
An yên sống qua ngày.

Cháu đang ở với cô, cô cháu hiện theo Phật rất thích nghe kinh và niệm kinh.
Yêu bác 😍
Cuộc sống và hạnh phúc thật đơn giản phải không cháu? ;)
Những phát nguyện của cháu trong bài thơ rất quý.
Phát nguyện rất quan trọng cho sự huân tập như bà lão hành khất đã nguyện.

Tặng lại cháu 1 bài thơ cũng của Thiền Sư .
Nam mô A Di Đà Phật

Đường quê

đường quê đi mãi về vô tận

thầm kín trong tôi gợi quốc hồn:

hương lúa mùa thu, theo gió quyện

mang về sầu muộn khóc cô thôn.

gió mưa gội rửa lòng hoa gạo

trinh bạch hồn nhiên, giọt lệ buồn.

rơi rơi theo gió, buồn cô quạnh

hoa rụng âm thầm, hoa cô đơn…

đâu xa tiếng gọi trời xa vắng

một chuyến đò qua ngập lá vàng

dân quê đâu khúc thanh bình cũ

uất ức ngàn câu gợi khốc tàn;

nhà lá phất phơ xiêu cột đổ

một mùa trăng loạn, mấy cô đơn?

rưng rưng liếp gió mang trời lạnh

khói lửa nghìn thu khóc bạo tàn

phất phơ lau sậy đồng hoang vắng

kiếp số thơ ngây, phận tủi hờn

ai thấy đời tươi trên lá thắm

vườn cau xanh ngắt mộng quê hương?

hỡi ơi! Bao kẻ còn luân lạc

chưa trở về nghe tiếng gọi đàn:

say trong ảo mộng phù hoa mãi

nức nở phiếm đời rơi tiếng than!



đường quê đi mãi trong vô tận

thầm kín trong tôi gợi quốc hồn

mùa lúa năm nay đầy hứa hẹn

nước xanh nhuần thấm hạt muôn phương

rau khoai xanh tốt trên nương cũ

cờ bắp phất phơ tận cuối làng

cô gái đồng quê về lối xóm

tươi cười gánh cả một hoàng hôn



tình yêu non nước về trên lá

nhân loại mừng vui rộn nẻo đường

hoa lòng trời đất vô cùng nhỉ

mỗi một mùa xuân lại nhả hương!
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Bài giảng của Hòa Thượng Thích Giác Hạnh.

https://www.youtube.com/watch?v=j7kQ3pU ... PH%C3%81P
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Phật Dạy Nhìn Thấu Buông Xuống Để Khôi Phục Tự Tánh - Pháp Sư Tịnh Không

https://www.youtube.com/watch?v=xbEpdF1 ... 7mM%C3%A0u
Đầu trang

Tudotutronghanhphuc
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4404
Tham gia: 18:54, 02/12/22

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Tudotutronghanhphuc »

Bất chợt nhìn lại
Đi gần nữa đời
Tay ta có gì
Toàn là hư vô.

Dậy sớm tinh mơ
Dọn dẹp mọi thứ
Sắp xếp công việc
Đâu đó gọn gàng.

Nhập tâm ngồi thiền
Không gian tĩnh lặng
Quỳ dưới chân Phật
Sám hối lỗi lầm.

Cầu cho kiếp này
Sức khỏe thật tốt
Làm việc hăng say
Trả hết nợ đời.

Thoát vòng luân hồi
Sinh ly tử biệt
Tan biến thù hận
Qua cõi Tây Phương.

Con xin thành tâm
Quỳ lạy Đức Phật
Một lòng tôn kính
Sống đời an nhiên.


Nam mô a di đà Phật
Ngày mới vui vẻ bác ✌️
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1721
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Tudotutronghanhphuc đã viết: 07:49, 13/08/23 Bất chợt nhìn lại
Đi gần nữa đời
Tay ta có gì
Toàn là hư vô.

Dậy sớm tinh mơ
Dọn dẹp mọi thứ
Sắp xếp công việc
Đâu đó gọn gàng.

Nhập tâm ngồi thiền
Không gian tĩnh lặng
Quỳ dưới chân Phật
Sám hối lỗi lầm.

Cầu cho kiếp này
Sức khỏe thật tốt
Làm việc hăng say
Trả hết nợ đời.

Thoát vòng luân hồi
Sinh ly tử biệt
Tan biến thù hận
Qua cõi Tây Phương.

Con xin thành tâm
Quỳ lạy Đức Phật
Một lòng tôn kính
Sống đời an nhiên.


Nam mô a di đà Phật
Ngày mới vui vẻ bác ✌️
Cảm ơn cháu. Chú đọc bài thơ của cháu thật thấm thía.
Cuộc đời giống như giấc mộng ...
Nam mô A Di Đà Phật

https://www.youtube.com/watch?v=4UkDDqm ... nhOfficial
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”