Vi diệu

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

VI. PHẨM HIỀN TRÍ[54]
(PANDITAVAGGA)

[54] Bản chữ Nhật dịch là Hiền phẩm.

76.   Nếu gặp được người hiền trí chỉ bày lầm lỗi và khiển trách mình những chỗ bất toàn, hãy nên kết thân cùng họ, xem như bậc trí thức chỉ cho kho tàng bảo vật. Kết thân với người trí lành mà không dữ.

77.  Những người khéo khuyên răn dạy dỗ, can ngăn tội lỗi kẻ khác, được người lành kính yêu bao nhiêu thì bị người dữ ghét bỏ bấy nhiêu.

78.  Chớ nên kết bạn với người ác, chớ nên kết bạn với người kém hèn, hãy nên kết bạn với người lành, với người chí khí cao thượng[55].
[55] Người không còn điều ác ở thân khẩu ý nữa, chuyên việc tế độ chúng sanh.

79.  Được uống nước Chánh pháp thì tâm thanh tịnh an lạc, nên người trí thường vui mừng nghe thánh nhơn[56] thuyết pháp.
[56] Chư Phật và A-la-hán.

80.  Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung tên lo uốn cung tên, thợ mộc lo nảy mực đo cây, còn người trí thì lo tự điều phục lấy mình[57].
[57] Khắc chế năm căn đừng cho thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc điều quấy.

81.  Như ngọn núi kiên cố, chẳng bao giờ bị gió lay, những lời phỉ báng hoặc tán dương, chẳng bao giờ lay động được người đại trí.

82.  Như hồ nước sâu, yên lặng trong sạch, những người có trí sau khi nghe Pháp, tâm họ cũng thanh tịnh và yên lặng.

83.  Người lành thường xa lìa mà không bàn đến những điều tham dục. Kẻ trí không còn có niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì khổ, lạc.

84.  Không vì mình cũng không vì người để làm chuyện ác, không vì cầu con trai, giàu có hay mưu việc thiên hạ để làm việc ác, không vì cầu phồn vinh cho mình bằng những phương tiện bất chánh. Người này thật là người giới hạnh, trí tuệ và chánh pháp.

85.  Trong đám nhân quần, một ít người đạt đến bờ kia[58], còn bao nhiêu người khác thì đang quanh quẩn tại bờ này[59].
[58] Cảnh giới Niết-bàn.
[59] Cảnh giới sanh tử.

86.  Những người hay thuyết pháp, theo Chánh pháp tu hành, thì được đạt tới bờ kia, thoát khỏi cảnh giới tà ma khó thoát[60].
[60] Cảnh giới sanh tử. Câu này ý nghĩa liên quan với câu trên.

87.  Người trí hãy mau từ bỏ hắc pháp (ác pháp) tu tập bạch pháp (thiện pháp), xa gia đình nhỏ hẹp, xuất gia sống độc thân theo phép tắc Sa-môn.

88.  Người trí cần gột sạch cấu uế trong tâm, cầu cái vui Chánh pháp, xa lìa ngũ dục, chẳng còn vướng mắc chi.

89.  Người nào chính tâm tu tập các pháp giác chi[61] xa lìa tánh cố chấp[62], rời bỏ tâm nhiễm ái, diệt hết mọi phiền não[63] để trở nên sáng suốt, thì sẽ chứng Niết-bàn ngay trong đời hiện tại.
[61] Giác chi (Sambodhiyangam) là thất Bồ-đề phần hay là “thất giác chi” là: niệm giác chi (Satisanm-bojjhango), trạch pháp giác chi (Pitisam bojjhango), khinh an giác chi (Passadhisambojjhango), định giác chi (Sama-dhisambojjhango), xả giác chi (Upekhasambojjha-ngo), tinh tấn giác chi, hỷ giác chi.
[62] Chứng được Niết -bàn, giải thoát tự tại.
[63] Nguyên văn: Khinasava, dịch nghĩa là “Dứt hết các lậu” hoặc “các lậu đã sạch hết”, tức là dứt hết mọi phiền não.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

VII. PHẨM A LA HÁN[64]
(ARAHANTAVAGGA)

[64] A-la-hán (Arahaant) tức là bậc thánh đã dứt hết phiền não, chứng Niết-bàn, không bị sanh tử nữa.

90.  Người đã giải thoát hết thảy, đã dứt hết thảy buộc ràng[65], là người đi đường đã đến đích[66], chẳng còn chi lo sợ khổ đau.
[65] Trói buộc (Gantha) có bốn thứ: Tham (Abhijjha), sân (Vijjapada), giới cấm thủ (Sibhataparomasà), kiến thủ (Idan saccabhinivesa).
[66] Con đường hữu vi lậu nghiệp đã đi cùng. Có chỗ gọi là “các lậu đã dứt sạch, việc tu hành đã xong, phạm hạnh đã thành lập”.

91.  Kẻ dũng mãnh chánh niệm, tâm không ưa thích tại gia; ví như con ngỗng trời, khi ra khỏi ao, chúng bỏ lại cái ao hồ không chút nhớ tiếc[67].
[67] Con ngỗng mỗi khi ra khỏi ao thì chẳng còn nghĩ tưởng đến mồi, cỏ, nước trong ao là của mình. Vị A-la-hán đã xuất gia rồi thì không còn luyến tưởng tới gia tài của cải nữa.

92.  Những vị A-la-hán không chất chứa tài sản[68] biết rõ mục đích sự ăn uống[69], tự tại đi trong cảnh giới: “không, vô tướng, giải thoát”[70], như chim bay giữa hư không, khó tìm thấy dấu vết.
[68] Chẳng còn hoạt động theo nghiệp lực.
[69] Biết rõ sự ăn uống là cốt để duy trì tánh mạng mà tu hành.
[70] Chứng được Niết-bàn gọi là giải thoát (Vimokha); lại gọi là không (Sinnàta), vì không còn tham, sân, si, phiền não; lại gọi là vô tướng (Animitta) vì từ nay đã được tự tại không còn đắm trước tưởng tham dục.

93.  Những vị A-la-hán đã dứt sạch các lậu hoặc[71], không tham đắm uống ăn, tự tại đi trong cảnh giới “không, vô tướng, giải thoát” như chim bay giữa hư không, khó tìm thấy dấu vết.
[71] Lậu có bốn thứ: dục lậu (Kamasava), hữu lậu (Bhavasavha), kiến lậu (Dithasava), vô minh lậu (Avijjasava).

94.  Những vị A-la-hán đã tịch tịnh được các căn như tên kỵ mã đã điều luyện được ngựa lành, nên không còn phiền não ngã mạn, được hàng nhơn thiên kính mộ.

95.  Những vị A-la-hán đã bỏ hết sân hận, tâm như cõi đất bằng, chí thành kiên cố như nhân đà yết la[72], như ao sâu không bùn, nên chẳng còn bị luân hồi xoay chuyển.
[72] Nhân-đà yết-la (Indakhila), nhiều bản dịch là môn hạn (chấn cửa) tức là đặt một tảng đá giữa chỗ cửa lớn, dùng chấn then cửa để đóng cho chắc. Có một chỗ nói indakhila theo Phạn tự là indra-khila tức là cái trụ của Nhân đà la (Đế Thích). Ở tại chỗ tiến vào thành, dựng một cái trụ lớn để tượng trưng chỗ ở của Nhân đà la (thần bảo hộ của dân Ấn Độ). Chính ngày xưa đã dịch là cái tràng kiên cố, là bảy tràng Đế Thích, là đài tọa.

96.  Những vị A-la-hán ý nghiệp thường vắng lặng, ngữ nghiệp, hành nghiệp thường vắng lặng, lại có chánh trí giải thoát, nên được an ổn luôn.

97.  Những vị A-la-hán chẳng còn phải tin ai[73], đã thấu hiểu đạo vô vi, dứt trừ vĩnh viễn nguyên nhân[74] cùng quả báo ràng buộc[75], lòng tham dục cũng xa lìa. Thật là bậc Vô thượng sĩ.
[73] Vô tín (Assaddha) hoặc dịch là bất tín, ý nói vị Thánh nhân tự mình chứng biết chứ không phải do ai làm cho giác ngộ.
[74] Các nghiệp thiện, nghiệp ác trong vòng hữu lậu thế gian.
[75] Sanh tử luân hồi.

98.  Dù ở xóm làng, dù ở núi rừng, dù ở đất bằng, dù ở gò trũng[76], bất cứ ở chốn nào mà có vị A-la-hán thì ở đấy đầy cảnh tượng yên vui.
[76] Nguyên văn chép: Nina là chỗ thấp, Thala là chỗ cao.

99.  Lâm dã là cảnh rất vui đối với vị A-la-hán, nhưng người đời chẳng ưa thích; trái lại, dục lạc là cảnh ưa thích đối với người đời, vị A-la-hán lại lánh xa.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

VIII. PHẨM NGÀN
(SAHASSAVAGGA) 

100. Tụng kinh đến ngàn câu vô nghĩa chẳng bằng một câu có nghĩa lý, nghe xong tâm liền tịch tịnh.

101. Tụng đến ngàn câu kệ vô nghĩa, chẳng bằng một câu kệ có nghĩa lý, nghe xong tâm liền tịch tịnh.

102. Tụng đến trăm câu kệ vô nghĩa chẳng bằng một Pháp cú[77], nghe xong tâm liền tịch tịnh.
[77] Theo bản Xri Lanca thì chữ này là Dhammapada nên dịch là “Pháp cú” nhưng theo bản của “Hiệp hội xuất bản Pali thánh điển” thì chép là Gathapada, chữ này nên dịch là “nhất cú kệ”.

103. Thắng ngàn quân giặc ở chiến trường chẳng bằng tự thắng. Người tự thắng là chiến sĩ oanh liệt nhất.

104. Tự thắng mình còn vẻ vang hơn thắng kẻ khác. Muốn thắng mình phải luôn luôn tiết chế lòng tham dục[78].
[78] Câu này liên quan đến câu trên.

105. Dù là thiên thần, Càn-thát-bà[79], Ma vương[80], hay Phạm thiên[81], không một ai chẳng thất bại trước người đã tự thắng[82].
[79] Càn-thát-bà (Gandhàbha) tên một vị thần ở Thiên giới.
[80] Tên một vị Thiên thần.
[81] Phạm thiên tức là Bà-la-môn thiên (Brahma).
[82] Nguyên văn: “Yitthamva hutamva”, nghĩa là cúng hy sinh, là tế tự, là cúng dường, v.v… Đồng nghĩa là cúng dường trong hội hè, lễ tiết; hutam có nghĩa là dự bị cung cấp khách qua đường, hoặc làm việc cúng dường dựa theo một tín ngưỡng về tác nghiệp và quả báo mà mình tin tưởng.

106. Mỗi tháng bỏ ra hàng ngàn vàng để sắm vật hy sinh tế tự cả đến trăm năm, chẳng bằng giây lát cúng dường bậc chân tu; cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn tế tự quỉ thần cả trăm năm.

107. Cả trăm năm ở tại rừng sâu thờ lửa, chẳng bằng trong giây lát cúng dường bậc chân tu, cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn thờ lửa cả trăm năm.

108.   Suốt năm cúng dường để cầu phước, công đức chẳng bằng một phần tư sự kính lễ bậc chánh trực, chánh giác[83].
[83] Chỉ tứ quả thánh nhân.

109.   Thường hoan hỷ tôn trọng, kính lễ bậc trưởng lão[84] thì được tăng trưởng bốn điều: sống lâu, đẹp đẽ, vui vẻ, khỏe mạnh[85].
[84] Người tuổi cao đức trọng.
[85] Các Tăng lữ ở các nước phương Nam, mỗi khi thọ người lễ kinh thì đọc bài tụng này.

110.   Sống trăm năm mà phá giới, không tu thiền, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà trì giới, tu thiền định.

111.   Sống trăm năm mà thiếu trí tuệ, không tu thiền, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà đủ trí tuệ, tu thiền định.

112.   Sống trăm năm mà giải đải không tinh tấn, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà hăng hái tinh cần.

113.   Sống trăm năm mà không thấy pháp vô thường sanh diệt[86], chẳng bằng sống chỉ một ngày mà được thấy pháp sanh diệt vô thường.
[86] Năm uẩn sanh diệt tức là các pháp do nhân duyên hòa hợp không thường trú.

114.   Sống trăm năm mà không thấy đạo tịch tịnh vô vi, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà thấy đạo vô vi tịch tịnh.

115.   Sống trăm năm mà không thấy pháp tối thượng, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà thấy pháp tối thượng.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

IX. PHẨM ÁC
(PAPAVAGGA) 

116.   Hãy gấp rút làm lành, chế chỉ tâm tội ác. Hễ biếng nhát làm lành giờ nào thì tâm liền ưa chuyện ác giờ ấy.

117.   Nếu đã lỡ làm ác, chớ tiếp tục làm thêm, chớ vui làm việc ác. Hễ chứa ác nhất định thọ khổ.

118.   Nếu đã làm việc lành, hãy nên tiếp làm mãi, nên vui làm việc lành. Hễ chứa lành nhất định thọ lạc.

119.   Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui; khi nghiệp ác đã thành thục, kẻ ác mới hay là ác.

120.   Khi nghiệp lành chưa thành thục, người lành cho là khổ; khi nghiệp lành đã thành thục, người lành mới biết là lành.

121.   Chớ khinh điều ác nhỏ[87], cho rằng: “chẳng đưa lại quả báo cho ta”. Phải biết giọt nước nhểu lâu ngày cũng đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng chút từng chút mà nên.
[87] Nguyên văn: Mappamannatha có hai nghĩa: a. Mappaanati, là “chớ khinh thị”. b. Mappamanati, là “chớ tưởng ít”.

122.   Chớ khinh điều lành nhỏ cho rằng: “chẳng đưa lại quả báo cho ta”. Phải biết giọt nước nhểu lâu ngày cũng đầy bình. Kẻ trí sở dĩ toàn thiện bởi chứa dồn từng chút từng chút mà nên.

123.   Như người đi buôn mang nhiều của báu mà thiếu bạn đồng hành, tránh xa con đường nguy hiểm làm sao, như kẻ tham sống tránh xa thuốc độc như thế nào, thì các ngươi cũng phải tránh xa điều ác thế ấy.

124. Với bàn tay không thương tích, có thể nắm thuốc độc mà không bị nhiễm độc; với người không làm ác thì không bao giờ bị ác.

125.   Đem ác ý xâm phạm đến người không tà vạy, người thanh tịnh vô nhiễm, tội ác sẽ trở lại làm hại kẻ ác như ngược gió tung bụi.

126.   Con người sinh ra từ bào thai, nhưng kẻ ác thì đọa vào địa ngục, người chính trực thì sinh lên chư Thiên, còn cõi Niết-bàn chỉ dành riêng cho những ai đã diệt sạch nghiệp sanh tử.

127.   Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy bể, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi nghiệp ác đã gây.

128.   Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy bể, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi tử thần.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

X.  PHẨM ĐAO TRƯỢNG[88]
(DANDAVAGGA)
[88] Đao trượng (Danda) cũng dịch là hình phạt.

129.   Ai cũng sợ dao gậy, ai cũng sợ chết; hãy lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết.

130.   Ai cũng sợ dao gậy, ai cũng thích sống; hãy lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết.

131.   Người nào cầu an vui cho mình mà lại lấy dao gậy não hại kẻ khác, thì sẽ không được yên vui.

132.   Người nào cầu an vui cho mình mà không lấy dao gậy não hại kẻ khác, thì sẽ được yên vui.

133.   Chớ nên nói lời thô ác. Khi ngươi dùng lời thô ác nói với người khác thì người khác cũng dùng lời thô ác nói với ngươi. Thương thay những lời nói nóng giận, thô ác, chỉ làm cho các ngươi đau đớn khó chịu như dao gậy mà thôi.

134.   Nếu ngươi yên lặng như cái đồng la bể trước lời thô ác cãi vã, thì ngươi đã tự tại đi trên đường Niết-bàn, người kia chẳng tranh cãi với ngươi được nữa.

135.   Như với chiếc gậy, người chăn trâu xua trâu ra đồng; sự già, sự chết cũng thế, thường xua chúng sinh đến tử vong.

136.   Kẻ ngu tạo ác nghiệp vẫn không tự biết có quả báo. Người ngu tự tạo ra nghiệp để chịu khổ, chẳng khác nào tự lấy lửa để đốt mình.

137.   Nếu lấy dao gậy hại người toàn thiện, toàn nhân[89], lập tức kẻ kia phải thọ lấy đau khổ trong mười điều này: Thống khổ về tiền tài bị tiêu mất, thân thể bị bại hoại, bị trọng bệnh bức bách, bị tán tâm loạn ý, bị vua quan bức hại, bị vu trọng tội, bị quyến thuộc ly tán, bị tài sản tan nát, phòng ốc nhà cửa bị giặc thiêu đốt, và sau khi chết bị đọa vào địa ngục.
[89] Chỉ vị A-la-hán đã sạch hết các lậu hoặc.

138.   Chẳng phải đi chân không, chẳng phải bện tóc, chẳng phải xoa tro đất vào mình, chẳng phải tuyệt thực, chẳng phải nằm trên đất, chẳng để mình nhớp nhúa, cũng chẳng phải ngồi xổm[90] mà có thể trở nên thanh tịnh, nếu không dứt trừ nghi hoặc[91].
[90] Đây là một cách ngồi xổm, đặc biệt là người tu ngoại đạo xưa Ấn Độ, thường dùng để hành hạ xác thân.
[91] Bài này nói về cách tu khổ hạnh vô ích, không thể chứng được Niết-bàn.

139.   Người nào nghiêm giữ thân tâm tịch tịnh, chế ngự, khắc phục ráo riết trên đường tu Phạm hạnh, không dùng dao gậy gia hại sinh linh, thì chính người ấy là Bà-la-môn, là Sa-môn, là Tỳ-kheo vậy.

140.   Biết lấy điều hổ thẹn để tự cấm ngăn mình, thế gian ít người làm được. Nhưng người đã làm được, họ khéo tránh điều khổ nhục như ngựa hay khéo tránh roi da.

141.   Các ngươi hãy nỗ lực sám hối như ngựa đã hay còn thêm roi. Hãy ghi nhớ lấy chánh tín, tịnh giới, tinh tiến, tam-ma-địa (Thiền định) trí phân biệt Chánh pháp, và minh hành túc[92] để tiêu diệt vô lượng thống khổ.
[92] Trí và hành đầy đủ.

142.   Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm tên lo uốn tên, thợ mộc lo nẩy mực cưa cây, người làm lành thì lo tự chế ngự.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XI. PHẨM GIA[93]
(JARAVAGGA)
[93] Nói về sự già.

143.   Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt[94]. Ở trong chỗ tối tăm bưng bít[95] sao không tìm tới ánh quang minh[96]?
[94] Thế giới bị 11 thứ lửa này thường thiêu đốt: tham (raga), sân (dosa), si (moha), bệnh (vyad-hiểu), lão (jara), tử (marana), sầu (soda), bi (Pariv-eda), khổ (dukkha), ưu (domandsa), não (upya-sa).
[95] Ví vô minh.
[96] Dụ trí tuệ.

144.   Hãy ngắm cái thân trang sức này chỉ là đống xương[97] lở lói[98], chồng chất tật bệnh mà người ta tưởng là êm ái[99], cái thân ấy tuyệt đối không có gì trường tồn.
[97] Chín chỗ nơi thân: hai mắt, hai mũi, hai tai, miệng, đường đại, đường tiểu.
[98] Thân này do trên 300 đốt xương hợp thành.
[99] Lầm nghĩ thân này mỹ lệ êm đềm.

145.   Cái hình hài suy già này là cái rừng già tập trung bệnh tật, dễ hư nát. Đã có tụ tất có tán, có sinh tất có tử.

146.   Trái hồ lô (trái bầu) về mùa thu thì khô rụng, thân này cũng vậy, rốt cuộc chỉ còn một đống xương màu lông hạc, rõ thật chẳng có gì vui.

147.   Thân này là cái thành xây bằng xương cốt, tô quét bằng máu thịt, để cất chứa sự già và sự chết, ngã mạn và dối gian[100].
[100] Hư ngụy (makkho), xưa dịch là che lấp (phủ).

148.   Cái xe vua đi dù được trang hoàng lộng lẫy cũng phải hư hoại, thân này dù có trau tria cũng phải già yếu. Chỉ trừ pháp của bậc thiện nhân[101] là không bị suy già mà cứ di chuyển từ người lành này sang người lành khác.
[101] Chỉ Phật, Bích Chi, La hán.

149.   Người ngu ít nghe, kém học, suốt đời như trâu, gân thịt dẫu lớn mạnh mà trí tuệ không tăng thêm.

150.   Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi! Hỡi kẻ làm nhà! Nay Ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa. Cột và đòn tay của ngươi đều gãy cả, nóc và xà nhà của ngươi đã vụn tan rồi. Ta đã chứng đắc Niết-bàn, bao nhiêu dục ái đều dứt sạch[102].
[102] Đây là lời đức Thích Ca khi thành đạo, tâm sinh hoan hỷ mà nói ra. Sau này có lần nhân Ngài A-nan hỏi nên Phật nói lại lời đó. Kẻ làm nhà chỉ nguyên nhân luân hồi, lòng tình dục, nhà là chỉ thân thể, rui mè là chỉ các thứ dục khác, kèo cột là chỉ vô minh.

151.   Lúc thiếu niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo tu hành, thì khi già chẳng khác gì con cò già bên bờ ao, không kiếm ra mồi, phải ủ rũ chết mòn.

152.   Lúc thiếu niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo tu hành, nên khi già nằm xuống, dáng ngươi như cây cung gãy, cứ buồn than về dĩ vãng.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tôn Ngộ Không !!!
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2642
Tham gia: 19:29, 25/01/22

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Tôn Ngộ Không !!! »

KMD đã viết: 05:23, 13/05/24 KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XI. PHẨM GIA[93]
(JARAVAGGA)
[93] Nói về sự già.

143.   Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt[94]. Ở trong chỗ tối tăm bưng bít[95] sao không tìm tới ánh quang minh[96]?
[94] Thế giới bị 11 thứ lửa này thường thiêu đốt: tham (raga), sân (dosa), si (moha), bệnh (vyad-hiểu), lão (jara), tử (marana), sầu (soda), bi (Pariv-eda), khổ (dukkha), ưu (domandsa), não (upya-sa).
[95] Ví vô minh.
[96] Dụ trí tuệ.

144.   Hãy ngắm cái thân trang sức này chỉ là đống xương[97] lở lói[98], chồng chất tật bệnh mà người ta tưởng là êm ái[99], cái thân ấy tuyệt đối không có gì trường tồn.
[97] Chín chỗ nơi thân: hai mắt, hai mũi, hai tai, miệng, đường đại, đường tiểu.
[98] Thân này do trên 300 đốt xương hợp thành.
[99] Lầm nghĩ thân này mỹ lệ êm đềm.

145.   Cái hình hài suy già này là cái rừng già tập trung bệnh tật, dễ hư nát. Đã có tụ tất có tán, có sinh tất có tử.

146.   Trái hồ lô (trái bầu) về mùa thu thì khô rụng, thân này cũng vậy, rốt cuộc chỉ còn một đống xương màu lông hạc, rõ thật chẳng có gì vui.

147.   Thân này là cái thành xây bằng xương cốt, tô quét bằng máu thịt, để cất chứa sự già và sự chết, ngã mạn và dối gian[100].
[100] Hư ngụy (makkho), xưa dịch là che lấp (phủ).

148.   Cái xe vua đi dù được trang hoàng lộng lẫy cũng phải hư hoại, thân này dù có trau tria cũng phải già yếu. Chỉ trừ pháp của bậc thiện nhân[101] là không bị suy già mà cứ di chuyển từ người lành này sang người lành khác.
[101] Chỉ Phật, Bích Chi, La hán.

149.   Người ngu ít nghe, kém học, suốt đời như trâu, gân thịt dẫu lớn mạnh mà trí tuệ không tăng thêm.

150.   Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi! Hỡi kẻ làm nhà! Nay Ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa. Cột và đòn tay của ngươi đều gãy cả, nóc và xà nhà của ngươi đã vụn tan rồi. Ta đã chứng đắc Niết-bàn, bao nhiêu dục ái đều dứt sạch[102].
[102] Đây là lời đức Thích Ca khi thành đạo, tâm sinh hoan hỷ mà nói ra. Sau này có lần nhân Ngài A-nan hỏi nên Phật nói lại lời đó. Kẻ làm nhà chỉ nguyên nhân luân hồi, lòng tình dục, nhà là chỉ thân thể, rui mè là chỉ các thứ dục khác, kèo cột là chỉ vô minh.

151.   Lúc thiếu niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo tu hành, thì khi già chẳng khác gì con cò già bên bờ ao, không kiếm ra mồi, phải ủ rũ chết mòn.

152.   Lúc thiếu niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo tu hành, nên khi già nằm xuống, dáng ngươi như cây cung gãy, cứ buồn than về dĩ vãng.
Cháu không đồng ý câu 152

Lúc thiếu niên nhất định phải học, lúc thanh niên lại càng phải tu học. Sau 30 hãy mưu cầu tài của để giúp đời.

Giàu sớm, chết sớm. Giàu nhanh, chết nhanh. Thiếu gì kẻ một đêm thua sạch tiền ảo, chứng khoán, trở nên thân tàn ma dại

Nếu có may mắn đắc thời lúc trẻ thì sao?
Nếu không dám liều như lúc trẻ thì phần đời còn lại bo bo giữ đống tiền của mà chết không mang theo được, chẳng ích gì cho đời.

Cổ nhân ít trải nghiệm nên mới nói ra câu chủ quan như câu 152
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tôn Ngộ Không !!!
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2642
Tham gia: 19:29, 25/01/22

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Tôn Ngộ Không !!! »

Tôn Ngộ Không !!! đã viết: 06:21, 13/05/24
KMD đã viết: 05:23, 13/05/24 KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

XI. PHẨM GIA[93]
(JARAVAGGA)
[93] Nói về sự già.

143.   Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt[94]. Ở trong chỗ tối tăm bưng bít[95] sao không tìm tới ánh quang minh[96]?
[94] Thế giới bị 11 thứ lửa này thường thiêu đốt: tham (raga), sân (dosa), si (moha), bệnh (vyad-hiểu), lão (jara), tử (marana), sầu (soda), bi (Pariv-eda), khổ (dukkha), ưu (domandsa), não (upya-sa).
[95] Ví vô minh.
[96] Dụ trí tuệ.

144.   Hãy ngắm cái thân trang sức này chỉ là đống xương[97] lở lói[98], chồng chất tật bệnh mà người ta tưởng là êm ái[99], cái thân ấy tuyệt đối không có gì trường tồn.
[97] Chín chỗ nơi thân: hai mắt, hai mũi, hai tai, miệng, đường đại, đường tiểu.
[98] Thân này do trên 300 đốt xương hợp thành.
[99] Lầm nghĩ thân này mỹ lệ êm đềm.

145.   Cái hình hài suy già này là cái rừng già tập trung bệnh tật, dễ hư nát. Đã có tụ tất có tán, có sinh tất có tử.

146.   Trái hồ lô (trái bầu) về mùa thu thì khô rụng, thân này cũng vậy, rốt cuộc chỉ còn một đống xương màu lông hạc, rõ thật chẳng có gì vui.

147.   Thân này là cái thành xây bằng xương cốt, tô quét bằng máu thịt, để cất chứa sự già và sự chết, ngã mạn và dối gian[100].
[100] Hư ngụy (makkho), xưa dịch là che lấp (phủ).

148.   Cái xe vua đi dù được trang hoàng lộng lẫy cũng phải hư hoại, thân này dù có trau tria cũng phải già yếu. Chỉ trừ pháp của bậc thiện nhân[101] là không bị suy già mà cứ di chuyển từ người lành này sang người lành khác.
[101] Chỉ Phật, Bích Chi, La hán.

149.   Người ngu ít nghe, kém học, suốt đời như trâu, gân thịt dẫu lớn mạnh mà trí tuệ không tăng thêm.

150.   Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi! Hỡi kẻ làm nhà! Nay Ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa. Cột và đòn tay của ngươi đều gãy cả, nóc và xà nhà của ngươi đã vụn tan rồi. Ta đã chứng đắc Niết-bàn, bao nhiêu dục ái đều dứt sạch[102].
[102] Đây là lời đức Thích Ca khi thành đạo, tâm sinh hoan hỷ mà nói ra. Sau này có lần nhân Ngài A-nan hỏi nên Phật nói lại lời đó. Kẻ làm nhà chỉ nguyên nhân luân hồi, lòng tình dục, nhà là chỉ thân thể, rui mè là chỉ các thứ dục khác, kèo cột là chỉ vô minh.

151.   Lúc thiếu niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo tu hành, thì khi già chẳng khác gì con cò già bên bờ ao, không kiếm ra mồi, phải ủ rũ chết mòn.

152.   Lúc thiếu niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo tu hành, nên khi già nằm xuống, dáng ngươi như cây cung gãy, cứ buồn than về dĩ vãng.
Cháu không đồng ý câu 152

Lúc thiếu niên nhất định phải học, lúc thanh niên lại càng phải tu học. Sau 30 hãy mưu cầu tài của để giúp đời.

Giàu sớm, chết sớm. Giàu nhanh, chết nhanh. Thiếu gì kẻ một đêm thua sạch tiền ảo, chứng khoán, trở nên thân tàn ma dại

Nếu có may mắn đắc thời lúc trẻ thì sao?
Nếu không dám liều như lúc trẻ thì phần đời còn lại bo bo giữ đống tiền của mà chết không mang theo được, chẳng ích gì cho đời.

Cổ nhân ít trải nghiệm nên mới nói ra câu chủ quan như câu 152
Bạn bè của cháu từ 20 đến 30 thấy không khác gì mấy, bởi họ chỉ lo kiếm tiền mà ít tu học. Chê bai cháu mơ mộng, tìm hiểu đủ thứ khác nhau.

Đến tuổi 30 phải xác định rõ con đường chí hướng, theo đuổi con đường đấy đến hết đời thì họ lại “không biết đi về đâu em hỡi “

Tuổi trẻ được thay đổi, được mơ mộng nhiều lần thì các ông không làm. Đến cái tuổi 30 đời không cho phép nữa thì các ông lại đòi làm

CHỊU
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tôn Ngộ Không !!!
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2642
Tham gia: 19:29, 25/01/22

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Tôn Ngộ Không !!! »

Không bàn đến sự nghiệp vì đó là bí mật của cháu.

Cháu chỉ công khai tôn giáo của cháu, trước 30 tuổi, cháu theo rất nhiều tôn giáo khác nhau, mỗi thứ biết một ít, trong đó phần lớn là Phật giáo

Sau 30 tuổi cháu theo Công giáo và sẽ theo đến khi về cõi vĩnh hằng, không còn sự thay đổi nào nữa
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tôn Ngộ Không !!!
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2642
Tham gia: 19:29, 25/01/22

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Tôn Ngộ Không !!! »

Cháu yêu Ki Tô giáo có nhiều lý do, quan trọng nhất là kỷ luật tuyệt đối.

Trong đó, hôn nhân phải ở với nhau đến chết, từ chối mọi lý do li dị.

Lề luật một dấu “phết” cũng không được đổi . Loài người có thể sai, Chúa không bao giờ sai và không bao giờ thay đổi.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”