NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Luận giải, tư vấn, trao đổi về phong thủy địa lý
Baphải
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 355
Tham gia: 16:15, 21/05/14

NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Baphải »

“Đồ cổ” ở đây là những cuốn sách nói về phong thủy Bát Trạch, trong đó có cuốn Kim Oanh Ký 2 của Cụ Thái Kim Oanh.

Trước đây khoảng 10 năm, cuốn sách này vẫn được xem là cuốn sách quý. Vì không được tái bản nên nhiều người đã photocoppy để làm tài liệu. Nội dung của nó đề cập phong thủy theo lý khí Bát Trạch.

Từ khi sách tiếng Việt nói về Huyền Không phổ biến trên thị trường, trên mạng… (phần lớn được dịch từ sách tiếng Hán, Trung) thì sách nói về Bát Trạch đã bị xếp xó, trở thành “đồ cổ”, vì các sách này bị giới nghiên cứu Huyền Không cho là ngụy thư mà chủ sự là Đường Nhất Hạnh. Thôi cứ chấp nhận như vậy đi! Thế nhưng các bạn nào đã một thời nghiên cứu và áp dụng lý khí Bát Trạch vào việc xây cất, bố trí nội thất – nhất là lấy nội dung của sách Kim Oanh Ký 2 để áp dụng- thì tôi xin phép được trao đổi một số điều trong sách này mà Cụ Thái Kim Oanh đã nêu.

1/ Bài Cửu Tinh Chế Phục có gì sai sót ?

Sách Kim Oanh Ký 2 của Cụ Thái Kim Oanh – trang 22 – viết rằng: Nguyên văn:
“Sanh Khí giáng Ngũ Quỷ
Thiên Y chế Tuyệt Mạng
Diên Niên yểm Lục Sát
Chế phục an bài định”
Ta thấy có ba sao tốt lá Sanh Khí, Thiên Y, Diên Niên chế ba sao xấu là Ngũ Quỷ, Tuyệt Mạng, Lục Sát; còn sao Phuc Vị có trừ được Họa Hại không? Tại sao không thấy Cụ nói năng gì? Có thể là sách in sót? Tôi khẳng định rằng không! Thế nhưng điều này được Tống Thiều Quang – tác giả cuốn sách: “Phong thủy đia lý toàn thư ” – trang 181 – cho rằng Phục Vị trừ được Họa Hại nhưng không có lời giải thích nào.Có thể ông ta cho rằng phái Bát Trạch có 4 sao tốt và 4 sao xấu,như trên đã nêu 3 sao tốt chế phục 3 sao xấu rồi thì còn lại sao Phục Vị hiển nhiên sẽ chế phục được sao Lộc Tồn. Tôi nghĩ rằng đây là lối võ đoán, không đúng! Tôi xin lý giải như sau:
Về Cửu tinh (9 sao) thì phái Bát trạch và phái Huyền Không đều có. Cụ thể:
- Phái Bát Trạch:
Sanh Khí thuộc sao Tham lang, dương Mộc
Thiên Y thuộc sao Cự Môn, dương Thổ
Diên Niên thuộc sao Vũ Khúc, dương Kim
Phục Vị thuộc Tả phụ+ Bồ Chúc, âm Thủy
Ngũ Quỷ thuộc sao Liêm Trinh, âm Hỏa
Tuyệt Mạng thuộc sao Phá Quân, âm Kim
Lục Sát thuộc sao Văn Khúc, dương Thủy
Họa Hại thuộc sao Lộc Tồn, âm Thổ

- Phái Huyền Không phi tinh:
+ Nhất Bạch thuộc sao Tham Lang, hành Thủy
+ Nhị Hắc thuộc sao Cự Môn, hành Thổ
+ Tam Bích thuộc sao Lộc Tồn, hành Mộc
+ Tứ Lục thuộc sao Văn Khúc, hành Mộc
+ Ngũ Huỳnh thuộc sao Liêm Trinh, hành Thổ
+ Lục Bạch thuộc sao Vũ Khúc, hành Kim
+ Thất Xích thuộc sao Phá Quân, hành Kim
+ Bát Bạch thuộc sao Tả Phụ, hành Thổ
+ Cửu Tử thuộc sao Hữu Bật, hành Hỏa

- Nhận xét:
+ Về Ngũ hành các sao giữa hai phái có khác nhau như ngũ hành sao Tham lang, sao Lộc Tồn, Văn khúc, sao Liêm Trinh, sao Tả Phụ, Bồ Chúc; chỉ có 3 sao là Cự Môn, Vũ Khúc, Phá Quân là giống nhau. Vậy thì ta tin thuyết của phái nào?
+ Về sao tốt, sao xấu và mức độ tốt xấu của nó giữa 2 phái cũng có quan điểm khác nhau. Phái Bát Trạch phân định rạch ròi là Tham Lang, Cự Môn thượng kiết; Vũ Khúc, Tả Phụ, Bồ Chúc thứ kiết; Liêm Trinh, Phá Quân đại hung; Văn Khúc, Lộc Tồn thứ hung. Trong khi đó phái Huyền Không thì phân định ý nghĩa tốt xấu từng sao tùy theo vận. Đương vận thì tốt, thất vận thì xấu; sao đương vượng, sao tiến khí thì tốt, sao thoái khí, suy khí, tử khí thì xấu.
Trước bối cảnh này nếu ta lấy lý thuyết phái Huyền Không để biện bạch thì sẽ bị phái Bát Trạch “tự ái” . Vì đây là “chuyện riêng” của phái Bát Trạch. Như vậy ta phải dựa theo lý thuyết của Bát trạch để lý giải sẽ dễ được chấp thuận hơn.
Theo ngũ hành của Cửu tinh ở phái Bát Trạch xắp xếp ta thấy ngũ hành của ba sao tốt sinh ra ngũ hành của 3 sao xấu. Cụ thể là sao Sanh Khí Tham Lang dương Mộc sinh cho sao Ngũ Quỷ Liêm Trinh âm Hỏa; sao Thiên Y Cự Môn dương Thổ sinh cho sao Tuyệt Mạng Phá Quân âm Kim; Diên Niên Vũ Khúc dương Kim sinh cho sao Lục Sát Văn Khúc dương Thủy. Cách sắp xếp này cho ta một suy luận rằng: Một người nào đó day cửa phạm hướng xấu, sẽ bị những điều xấu đưa đến cho gia đình, nhưng khi quay miệng lò bếp theo hướng tốt theo bài “Cửu Tinh chế phục” thì sẽ sinh ra những điều tốt đẹp bù trừ được những điều xấu đã đề cập. Cũng có thể nhìn nhận tinh ý ở đoạn này là phạm hướng xấu hoặc được hướng tốt đều thông qua tuổi chủ nhà mà ra chứ không phải tự nhiên sao bay đến để chế ngự lẫn nhau. Táo vi nội, môn vi ngoại (Bếp ở trong nhà, cửa ở ngoài). Những hướng tốt của lò bếp sinh cho những hướng xấu của cửa, hàm ý là khí lực trong nhà mạnh hơn ở ngoài cho nên được tốt đẹp.
Riêng sao Phục Vị Tả Bồ âm Thủy không thể sinh ra sao Họa Hại Lộc Tồn âm Thổ mà ngược lại bị Lộc Tồn khắc chế. Vì vậy cho nên bài “Cửu tinh chế phục” nêu trên không đưa trường hợp của sao Phục Vị Tả Bồ và sao Họa Hại Lộc Tồn vào chứ không phải Cụ Thái Kim Oanh bỏ sót. Theo tôi, để giải sao Họa Hại Lộc Tồn âm Thổ thì dùng sanh khí Tham lang dương Mộc chắc chế vẫn tốt (Nghĩa là phải day miệng lò sang hướng Sanh Khí ). Cứ theo sách của Cụ Thái Kim Oanh tôi lý giải như thế, nếu quý bạn tìm được ở bộ sách nào khả tín ( ở phái Bát Trạch) có đề cập đến ngũ hành của sao Phục Vị Tả Bồ thuộc hành Hỏa thì tôi nhất trí rằng Phục Vị trừ đặng Họa Hại, còn không thì thôi.
(Tôi cũng có đọc sách Bát Trạch Minh Cảnh của Dương Quân Tùng trang 144 xác định Phục Vị Tả Phù thuộc Mộc. Sách “Thẩm Thị Huyền Không Học” của Thẩm Thúc Nhưng, trang 163, cũng nói Phục Vị có ngũ hành là Dương Mộc. Còn trong Tử vi Hàm Số của Nguyễn Phát Lộc, trang 346 thì ngũ hành cả hai sao Tả Phụ + Hữu Bật đều là Thổ. Riêng cái tên “Bồ Chúc” thì thuộc hành gì, nó là đại biểu của sao nào trong cửu tinh thì không thấy sách nào nhắc đến. Dù hai cuốn sách phong thủy nói trên xác định Phục Vị là hành Mộc nhưng tôi không tin tưởng vì nhóm hậu học không có những phiên bản gốc mà chỉ sao chép từ những sách đã bị sai, lâu ngày thành lệ.
Tôi tìm hết trong sách Kim Oanh Ký 2 để xem Cụ biên tập có sự sai lệch gì về ngũ hành của sao Phục Vị hay không nhưng rất ít thấy Cụ nhắc đến “Phục Vị ”. Tôi suy từ các đồ hình minh họa ở trang 41- 48 thấy Cụ đều xác nhận ngũ hành của sao Phục Vị là âm Thủy. Duy chỉ có ở trang 21, mục “Niên ngoạt kiết hung ứng” Cụ trích dẫn “Sanh Khí, Bồ Chúc, Hợi Mẹo Mùi, hai vị này ứng năm và tháng Hợi Mẹo Mùi”. Khi nhắc đến Hợi Mẹo Mùi tức thị nó là hành Mộc. Nhưng hành Mộc vẫn được Thủy tương sinh (Thủy sinh Mộc ), vẫn tương ứng với lý thuyết. Đến trang 53 ở dòng cuối cùng, Cụ trích dẫn “Hiệp Phục Vị Bồ Chúc Thủy tinh đặng tiểu phú, ngày ngày có tiểu tài tấn ích, phát giàu, ứng tại Hợi Mẹo Mùi niên ngoạt ” và trang 77 Cụ trích dẫn “chỉ luận táo khẩu hướng, 3 phương kiết vi nghiễm” (chỉ luận hướng miệng lò, 3 phương tốt là nghiêm túc). Như thế đã quá rõ ràng. Tôi nghĩ rằng đồ hình minh họa từ trang 41 đến trang 48 trong sách Kim Oanh ký 2 là từ sở học của Cụ mà ra, còn câu trích dẫn ở trang 21 là Cụ dựa vào sách cũ. Mà ta biết rằng trong sách cũ có lắm điều rắc rối. Hơn nữa Cụ đã tổng hợp 3 bộ Bát Trạch Minh Cảnh để viết nên bộ sách này,chắc chắn Cụ đã chỉnh lý. Xét về tuổi tác, sở học của Cụ và thời điểm lịch sử, tôi tin tưởng hình đồ minh họa của Cụ hơn, nghĩa là tôi xác nhận ngũ hành của sao Phục Vị Tả Bồ là âm Thủy chứ không phải nó là hành Mộc, Hỏa, Thổ gì cả).
Vậy bài “Cửu tinh chế phục” không có gì sai sót!

Baphải
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 355
Tham gia: 16:15, 21/05/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Baphải »

2/ Bài Môn Lầu Ngọc Bối Kinh cần chỉnh sửa.

Nguyên văn:
“Càn Tuất Hợi sơn tùng “Tỵ” khởi
Khảm Quý Nhâm địa hướng “Thân” cầu
Đoài Canh Tân vị Phòng “Xà” tẩu
Khôn Mùi Thân sơn “Giáp” thượng tầm
Ly Bính Đinh vị thị “Hổ” đầu
Tốn Tỵ Long thân “Hầu” vi thủ
Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị
Chấn Mão Ất vị hướng “Trư” du
Bát Quái Trường Sinh khởi Phước Đức
Vô nghĩa chi nhân bất khả cầu”
Phần ghi chú của soạn giả Thái Kim Oanh: “Các bộ Bát Trạch Minh Cảnh khởi Phước Đức đúng 3 cung Càn Khảm Cấn mà thôi, còn 5 trạch nọ khác nhau nên soạn giả an theo bài của Môn Lầu Ngọc Bối Kinh trên đây”.
Theo ghi chú của soạn giả, ta nhận thấy ngay giữa các bộ sách nói về cung khởi Phước Đức đã không nhất quán. Riêng trong bài này tôi thấy vẫn có một vài sự nhầm lẫn hoặc là do sao chép hoặc là do người đánh văn bản gây ra… khiến cho người dụng sự lúng túng khi nghiên cứu đến việc an môn. Theo ý của câu thứ 9 “Bát Quái Trường Sinh khởi Phước Đức” nghĩa là cung khởi Trường Sinh chính là cung khởi Phước Đức rồi từ đó tính thuận tiếp đến 23 sơn còn lại (24 sơn hướng đã nêu trên la bàn chuyên dùng). Có 4 cung khởi Trường Sinh gọi là tứ sinh là Dần Thân Tỵ Hợi; tứ vượng là Tý Ngọ Mẹo Dậu; tứ mộ là Thìn Tuất Sửu Mùi và tứ tuyệt cũng là Dần Thân Tỵ Hợi (cho nên trong “Tứ Thủy Tràng Sinh pháp”- sách địa lý Tả Ao tiên sinh- có cách- “Tuyệt xứ phùng Sinh” là vậy). Tùy theo ngũ hành của Cục có Mệnh, Cung, Can, Chi thuộc hành gì thì sẽ có cung khởi Trường Sinh, Cụ thể:
- Hành Thủy, Thổ khởi Tràng Sinh tại cung Thân
- Hành Mộc khởi Tràng Sinh tại cung Hợi
- Hành Hỏa khởi Tràng Sinh tại cung Dần
- Hành Kim khởi Tràng Sinh tại cung Tỵ
Như vậy ta thấy câu 1, 2, 3, 5, 8 của bài Môn Lầu Ngọc Bối Kinh là đúng cách khởi Tràng Sinh, còn lại câu 4, 6, 7 đều sai! Tại vì:
- Câu 4 “Khôn Mùi Thân” tức quẻ Khôn thuộc hành Thổ, mà hành Thổ thì khởi Tràng Sinh tại Thân. Trong bài này nói khởi tại “Giáp” là sai (có thể người xưa do sao chép, nét chữ mờ nhạt nên nhầm chữ Thân 申 qua chữ Giáp 甲 )

- Câu 6 “Tốn Tỵ Long” thuộc quẻ Tốn thuộc hành Mộc, mà hành Mộc thì khởi Tràng Sinh tại Hợi. Trong bài này nói khởi “Hầu” là sai (Hầu nghĩa là con khỉ ứng với cung Thân)
- Câu 7: “Sửu Cấn Dần” thuộc quẻ Cấn thuộc hành Thổ, mà hành Thổ khởi Tràng Sinh tại Thân. Trong bài này nói khởi tại “Hợi” là sai.
(Có thể người đánh văn bản đánh nhầm chữ từ câu trên xuống câu dưới và ngược lại)
Đề nghị chúng ta nên mạnh dạn chỉnh sửa lại cung khởi Trường Sinh Phước Đức đúng như tôi đã phân tích. Nghĩa là câu 4 và câu 7 khởi Tràng Sinh tại Thân, câu 6 khởi Tràng Sinh tại Hợi
Ghi chú: Việc nhầm lẫn, sai lêch từ nhiều nguyên nhân… không ít thì nhiều sách nào cũng đều mắc phải. Nhân tiện tôi cũng đưa ra một vài sự nhầm lần tương tự như trong trường hợp này. Đó là
- Trường hợp I: Sách Bát Tự Lữ Tài của Cụ Thái Kim Oanh và Ngọc Hạp Chánh Tông của thầy Viên Tài Hà Tấn Phát in nhầm ngày có Thiên Đức trong tháng 11 Âm lịch là ngày Kỷ. Kì thật chính xác của nó là ngày Tỵ (vì người ta nhầm chữ Tỵ 巳 thành chữ Kỷ 己 ). Bởi vì ta biết rằng trong mỗi mùa có 3 tháng: tháng đầu là Mạnh, tháng giữa là Trọng, tháng cuối là Quý. Như vậy trong 1 năm, tháng Mạnh là tháng 1, 4, 7, 10 ; tháng Trọng là tháng 2, 5, 8, 11 ; tháng Quý là tháng 3, 6, 9, 12. Theo cách bố trí ngày có Thiên Đức trong sách thì tháng 2 là ngày Thân, tháng 5 ngày Hợi, tháng 8 ngày Dần. Thử hỏi lý do gì mà ngày có Thiên Đức ở tháng 11 không phải ngày Tỵ mà bảo là ngày Kỷ. Tôi xin nhắc lại ngày Dần Thân Tỵ Hợi là Nhân nguyên thì phải sắp xếp nó ứng với tháng Trọng mới đúng, không thể thay thế chữ Tỵ thành chữ Kỷ.
- Trường hợp II: Cũng trong sách Ngọc Hạp Chánh Tông của thầy Viên Tài Hà Tấn Phát nói về ngày Sát Chủ rằng tháng 7 ÂL Sát chủ ngày Hợi, tháng 8 ÂL Sát chủ ngày Sửu. Đây là sự nhầm lẫn do lỗi người đánh văn bản trước đây. Tôi xin sửa lại là tháng 7 ÂL Sát chủ ở ngày Sửu, tháng 8 ÂL Sát chủ ở ngày Hợi. Điều này rất ứng với 2 câu thơ tìm ngày Sát chủ được trích trong Bát Tự Lữ Tài, trang 6 của Cụ Thái Kim Oanh: “loài Kim Ngưu” lên non “thất” trấn, viện Trư đầu xuống đánh “bát” quan”.
Còn nhiều trường hợp khác nữa nhưng vì để khỏi bị tản mạn, tôi xin tạm dừng và trở lại với chủ đề chính.

Oantroi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 345
Tham gia: 10:30, 17/02/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Oantroi »

Về Sao Phục vị ( cung phục vị?) mà nói, ý nghĩa của nó gắn với trạng thái tĩnh. Mà trong một số trường hợp thường lấy Tĩnh chế Động. Vậy phải chăng vì thế Sao Phục vị trong chừng mực nào đấy cũng có thể trừ được hoạ hại (theo quan niệm Phong thuỷ).

Vài lời, mong bác Baphai kiến giải thêm!

Baphải
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 355
Tham gia: 16:15, 21/05/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Baphải »

Oantroi đã viết:Về Sao Phục vị ( cung phục vị?) mà nói, ý nghĩa của nó gắn với trạng thái tĩnh. Mà trong một số trường hợp thường lấy Tĩnh chế Động. Vậy phải chăng vì thế Sao Phục vị trong chừng mực nào đấy cũng có thể trừ được hoạ hại (theo quan niệm Phong thuỷ).

Vài lời, mong bác Baphai kiến giải thêm!

Quan điểm mỗi người mỗi khác. Riêng tôi thì khi đã nói đến cụm từ Cửu Tinh Chế Phục tức phải lưu ý đến ngũ hành chứ còn sao nào cũng có lúc tĩnh và cũng có lúc động cả!

Oantroi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 345
Tham gia: 10:30, 17/02/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Oantroi »

Vâng, vâng, ý em là về ý nghĩa tương đối của nó thôi ( dựa vào bản chất để phân biêt một cách tương đối sự vật này với sự vật khác). Chứ đúng như bác nói, trong mối quan hệ này thì nó là "tĩnh", nhưng trong mối quan hệ khác, nó lại là "động".

Baphải
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 355
Tham gia: 16:15, 21/05/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Baphải »

3/ Xác định tọa trạch hay hướng trạch để an môn
Nắm vững ý tưởng của bài Môn Lầu Ngọc Bối Kinh rồi nhưng vẫn có người thắc mắc về cách áp dụng của Cụ Thái Kim Oanh khi Cụ đưa lên đồ hình bát quái về cách an môn trong 8 trạch. Nếu lấy lý luận của Cụ ở mục “thêm rộng nghĩa” (trang 39 sách đã dẫn) để so sánh với đồ hình đã nêu thì thấy có sự khác biệt (tôi không biết đăng hình lên mạng nên chỉ diễn giải bằng lời, các bạn nên xem trong sách của Cụ từ trang 41 đến 48 sách đã dẫn). Xin trích nguyên văn lời Cụ nói: “Muốn biết rõ kiết hung họa phúc, phải biết chủ nhà ấy Cung gì? Sẽ đặt la bàn (địa bàn, boussole) chính giữa nhà ấy, tức là đặt ngay chính giữa cây đòn dông, cây kim la bàn luôn luôn chỉ hướng chánh Bắc, tất bạn biết đặng ngôi nhà ấy trạch gì. Giả như nhà ấy day cửa hướng Nam là nhà trạch Ly (hướng Nam là hướng Ly) hoặc day hướng Đông Bắc là hướng Cấn là nhà ấy trạch Cấn” (hết trích).
- Lấy ví dụ Cụ thể trường hợp nhà trạch Càn theo Cụ giảng giải là nhà day cửa hướng Tây Bắc (đồ hình trang 41). Theo bài Môn Lầu Ngọc Bối Kinh thì hễ nhà trạch Càn (Tuất Càn Hợi) thì khởi Tràng Sinh Phước Đức tại Tỵ. Nhưng khi so sánh với đồ hình minh họa trạch Càn của Cụ thì thấy cung khởi Tràng Sinh Phước Đức tại Thân.
- Tương tự nhà trạch Khảm (đồ hình trang 42) nhà day cửa hướng Bắc, theo bài Môn Lầu Ngọc Bối Kinh phải khởi Tràng Sinh Phước Đức tại Thân nhưng đồ hình minh họa trạch Khảm lại thởi Tràng Sinh Phước Đức tại Dần.
- Các trạch còn lại cứ thế mà suy…
Như vậy sự thắc mắc của nhiều người như tôi đã nêu là có cơ sở. Thế nhưng xét cho tường tận thì tại vì họ không chú ý đến nguyên tắc cơ bản của phái Bát trạch là lấy Tọa làm chính chứ không phải lấy hướng làm chính. Toàn bộ 8 đồ hình minh họa của Cụ từ trạch Càn đến trạch Đoài Cụ đều lấy Tọa trạch để khởi Tràng Sinh Phước Đức, thế nhưng các cung khởi Phước Đức thì Cụ vẫn áp dụng nguyên văn bài Môn Lầu Ngọc Bối Kinh mà Cụ trích dẫn ở trang 29.
Thế thì chúng ta nên dùng Tọa trạch để khởi Trường Sinh Phước Đức chứ đừng dùng Hướng trạch mà phạm sai lầm và nên dùng bài Môn Lầu Ngọc Bối Kinh đã chỉnh lý ở câu 4, 6, 7 để khởi Tràng Sinh Phước Đức mới đúng.

Baphải
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 355
Tham gia: 16:15, 21/05/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Baphải »

4/ Tại sao những hướng tốt như Sanh Khí, Thiên Y, Diên Niên hoặc Phục Vị có người không dùng được?
Xét đồ hình minh họa 8 trạch của Cụ Thái Kim Oanh ta thấy dưới mỗi trạch có một nhóm từ cảnh báo “kị tuổi này” nhưng Cụ không trực tiếp giải thích rõ ràng mà đâu đó trong quyển sách này Cụ cũng đã đề cập lướt qua. Theo tôi thì chúng ta chỉ cần nghiền ngẫm bài viết ở trang 20 sách Kim Oanh Ký 2 sẽ rõ. Trích nguyên văn: ”Tham, Cự, Võ, Văn vi dương tinh. Lộc, Bồ, Liêm, Phá vi âm tinh. Càn, Khảm, Cấn, Chấn vi dương cung. Tốn, Ly, Khôn Đoài vi âm cung. Cung vi nội, tinh vi ngoại, nội khắc ngoại, bán hung. Ngoại khắc nội, toàn hung. Dương tinh khắc âm cung, bất lợi nữ. Âm tinh khắc Dương cung, bất lợi Nam”.
Ở đây chúng ta không nên dùng Huyền Không Phi Tinh để giải thích mà chỉ cần bám chắc tinh ý của đoạn trích vừa rồi cũng đủ lý lẽ để giải thích được.
Minh họa bằng đồ hình trạch Khảm (nhớ là lấy hướng cửa chính như Cụ đã thuyết minh: tuổi Chấn được Thiên Y nhưng “kị tuổi này” là vì trong 8 tuổi chỉ có tuổi Chấn phối hợp với trạch Khảm được Thiên Y mà Thiên Y thuộc sao Cự Môn là dương tinh, là dương Thổ, là ở ngoài (tinh vi ngoại). trạch Khảm thuộc hành Thủy, là dương Thủy, là dương cung là ở trong (cung vi nội), là đại diện cho trung nam. Ta thấy dương tinh Cự Môn Thổ khắc dương cung Khảm Thủy cho nên toàn hung. Khảm là trung nam nên ứng hại cho con trai giữa. Vì vậy người tuổi Chấn phải kiêng kị.
- Các trạch khác cứ thế mà suy.
Xin nói thêm với các bạn rằng: ngoài cách lý luận đề cập đối với các hướng tốt, chúng ta cũng lấy cách lý luận này đối với các hướng xấu, rất ứng nghiệm. Cứ thử xem!

Baphải
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 355
Tham gia: 16:15, 21/05/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Baphải »

5/ Căn cứ vào yếu tố nào để xác định hướng cửa tốt xấu?

Hiện nay điều mà người ta quan tâm nhất và thắc mắc nhiều nhất là : Căn cứ vào yếu tố nào để xác định cửa chính của một ngôi nhà được hướng tốt hoặc phạm hướng xấu? Trường hợp hướng nhà và hướng cửa chính khác nhau thì phương pháp chế phục như thế nào?
Bàn luận về điều này chắc chắn ai ai cũng thống nhất là chủ nhà! Thế nhưng chủ nhà nam hay nữ (chồng hay vợ). Tôi xin trích một số quan điểm của các vị tiền bối xác định điều này như sau:
- Theo thầy Viên Tài Hà Tấn Phát trong sách ” Bát Trạch Chánh Tông”, trang 28 có nói ( trích nguyên văn: ‘’ theo sách địa lý cũng có nói rằng ‘’nhứt gia vi trưởng, nhứt thành vi chủ’’. Chỉ có chủ nhà mới chịu ảnh hưởng của các phương hướng cái nhà đang ở. Về địa lý thì người vợ không có ảnh hưởng gì. Nhưng khi người đàn bà ở độc thân (nghĩa là không có chồng) mới lấy phương hướng riêng cho tuổi người đàn bà’’)
- Theo cụ Thái Kim Oanh trong sách Bát Trạch Minh Cảnh, trang 55 có nói ( trích nguyên văn: ‘’Đẩu linh kinh vân: phàm định phương hướng chỉ luận gia trưởng niên mạng- nhược gia trưởng một hậu (thác mất) dĩ trưởng tử sanh mạng định chi. Nhược chỉ hữu chủ mẫu đương gia, dĩ chủ mẫu vi chủ’’ (nói nôm na rằng: để định phương hướng tốt xấu thì phải lấy tuổi của chủ nhà làm chính, nếu chủ nhà thác mất thì lấy tuổi con trưởng để áp dụng. Trường hợp nhà ấy chỉ có một mình người mẹ đang ở thì lấy tuổi của người này làm chủ tính toán.
- Theo nhóm hậu học của Thẩm Trúc Nhưng trong sách Thẩm Thị Huyền Không học, trang 153 có nói (trích nguyên văn: ‘’Theo các nhà phong thủy Bát Trạch, con người có thể lựa chọn nhà ở cho vừa ý, nhưng mệnh quái của người ấy thì cố định không thể lựa chọn hay thay đổi được; vì vậy chỉ nên chọn nhà ở tương phối với mệnh quái. Lý luận của phái Bát Trạch là lấy mệnh quái của người chủ gia đình (tức người trụ cột có nguồn thu nhập chính trong gia đình) làm chuẩn’’
Qua những trích dẫn trên chắc quý bạn cũng đã tìm được đáp án. Tôi chỉ bàn thêm một ý nữa là hường nhà và hướng cửa không trùng nhau thì sao?
Ví dụ như ngôi nhà tọa Khôn hướng Cấn nhưng đại môn (cửa chính) day về hường Tốn thì phải lấy hướng cửa làm chính, tức là lấy hướng Tốn để so với tuổi chủ nhà, từ đó xác định tốt xấu thế nào rồi mới áp dụng bài ‘’cửu tinh chế phục’’.
Hiện tại vẫn có một số thầy phong thủy dựa vào một số quan điểm của một số tác giả viết sách trôi nổi trên thị trường (chép tay nên không biết tác giả) đã áp dụng phương pháp ‘’đàn ông hướng nhà, đàn bà hướng bếp’’ tức là muốn biết hướng nhà ấy tốt xấu như thế nào thì phải lấy mệnh quái của người chồng để so sánh, còn hướng bếp thì phài lấy mệnh quái của người vợ để so sánh.
Lập luận trên họ dựa vào câu: ‘’chủ tướng vi nguyên gia, nội tướng vi táo tòa’’. Điều này tôi thấy rất nghịch lý, bởi vì theo như ý nghĩa của bài “cửu tinh chế phục’’ đã nêu, nếu tuổi người chồng (chủ nhà) so với hướng cửa chính phạm một trong 4 hướng xấu mà lại lấy tuổi của người vợ để sửa hướng bếp cho đúng phương vị tốt để hóa giải hướng xấu cho chồng thì thật là bất ổn. Dễ thấy nhất là trường hợp chồng tuổi Tây Trạch, vợ tuổi Đông Trạch và ngược lại. ví dụ cụ thể người chồng tuổi Khôn, vợ tuổi Chấn, nhà để cửa hướng Bắc. Rõ ràng là tuổi chồng phạm Tuyệt Mạng. Muốn hóa giải Tuyệt Mạng cho chồng thì quay bếp hướng Thiên Y của vợ là hướng Khảm và vị trí đặt lò bếp theo tuổi vợ là phương Tây Nam. Quý bạn có thấy sự lộn xộn như một đống tơ vò hay không? Vậy tôi đề nghị mọi người nên bác bỏ lối lập luận này cho nhẹ cái đầu của mình.

Baphải
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 355
Tham gia: 16:15, 21/05/14

TL: NGHIÊN CỨU “ĐỒ CỔ” CHO VUI !

Gửi bài gửi bởi Baphải »

6/ Vài cảm nghĩ
Từ trước đến giờ rất nhiều thầy dùng lý khí Bát Trạch để áp dụng xây cất nhà cửa, bố trí nội thất, xem tuổi vợ chồng, hùn hiệp làm ăn, lập ê kíp… Đã có một số sách ra đời phục vụ cho thị hiếu này của một số người. Điểm qua tôi đã thấy có trên dưới 10 quyển sách có đề cập đến lý khí Bát Trạch (mà tôi đã đọc), như sau:
- Địa lý Phong Thủy của Trần Văn Hải – Nguyên trưởng ban soạn thảo chương trình huấn luyện khóa Địa lý Phong thủy tại Việt Nam Quốc tử Sài gòn năm 1972. Thời gian gần đây sinh viên các trường Đại học kiến trúc có sử dụng tài liệu này để thiết kế nội thất theo phong thủy.(trọn bộ 7 quyển- lưu hành nội bộ)
- Nguyên lý chọn ngày theo lịch Can Chi củ Hoàng Tuấn- NXB Văn hóa thông tin.
- Xây dựng nhà ở theo Phong Thủy của Trần Văn Tam – NXB Văn hóa thông tin.
- Nghiên cứu Phong thủy và Phong thủy Việt Nam…. Của Ngô Nguyên Phi – NXB Văn hóa thông tin.
- Thiết kế nhà ở và cơ sở kinh doanh theo nguyên tắc dịch lý phương Đông của Luong Trọng Nhàn – NXB Văn hóa thông tin.
- Những điều cần biết khi xây dựng nhà ở theo Phong thủy do Kỳ Anh biên soạn- NXB Đà Nẳng.
- Phong thủy Địa lý toàn thư của Tống Thiều Quang – NXB Thời đại.
- Bát Trạch Minh Cảnh của Dương Quân Tùng – NXB Thời đại.
- Tử Vi của Huỳnh Liên (sách cũ- có đề cập bát quái giao hợp)
- Bát Tự Lữ Tài của soạn giả Thái Kim Oanh (sách cũ)
- Bát Trạch Chánh Tông của Viên Tài Hà Tấn Phát (sách cũ)
- và còn nhiều quyển nữa mà tôi chưa đọc.

Thử hỏi những tác giả của những quyển sách này có dám lên tiếng với giới nghiên cứu Huyền Không khi họ cho Bát Trạch là ngụy pháp? Những thầy dùng cung Bát Trạch và Bát Tự để xem tuổi vợ chồng nghĩ sao về điều này, nên chăng?
Vài cảm nghĩ cá nhân, tôi nêu lên nhằm gợi ý cho các bạn nghiên cứu, nghiền ngẫm và có đôi lời về vấn đề này. Mong rằng các bạn đừng chất vấn lại tôi!
Món "Đồ Cổ" của tôi là như vậy. Mai mốt tôi tìm được món nào khác thì tôi sẽ đưa lên tiếp. Bạn nào có món đồ cổ nào thì cứ việc đưa lên đây để anh chị em cùng chiêm ngưỡng cho vui! Thân mời các bạn!

dontsayloveme2
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 341
Tham gia: 20:00, 14/02/13

Gửi bài gửi bởi dontsayloveme2 »

Sao gặp quẻ này thì là sinh khí, gặp quẻ kia là sát. Mong bác giải thích giúp.

Đã khóa

Quay về “Tư vấn Phong thủy”