TRAO ĐỔI KIẾN THỨC TỨ TRỤ

Các bài viết trao đổi học thuật về môn tử bình (tứ trụ)
Nội qui chuyên mục
Các bài viết trong chuyên mục này mang tính nghiên cứu và nghiệm lý. Không được đăng lá số để nhờ xem ở đây.
Trả lời bài viết
thangngan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 332
Tham gia: 09:46, 06/02/12

TRAO ĐỔI KIẾN THỨC TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi thangngan »

Đầu năm mới, tôi thường xuyên tư vấn Tứ Trụ cho khách hàng tại trụ sở Hội quán. Vậy học viên các khóa , ai có thời gian, xin mời tới Hội quán ta có thể trao đổi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Nguyễn Văn Thăng.
Được cảm ơn bởi: aib
Đầu trang

thangngan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 332
Tham gia: 09:46, 06/02/12

Re: TRAO ĐỔI KIẾN THỨC TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi thangngan »

(Tử bình chân thuyên)
Luận thập can đắc thời không vượng thất thời không nhược.


Sách có câu, đắc thời đều luận vượng, thất thời xem là suy, tuy lý là vậy, cũng chỉ là cái phép chết. Nên xem xét linh hoạt. Khí ngũ hành lưu hành tứ thời, tuy các ngày can đều chuyên lệnh khác nhau, kỳ thật trong cái chuyên lệnh ấy còn có tịnh tồn hay giả tại. Giả như xuân mộc nắm lệnh, giáp ất tuy vượng, như gặp mậu kỷ hưu tù ở trụ giờ, sao còn đẹp nổi. Gặp lúc thoái riêng, chẳng thể tranh tiên, kỳ thật thổ mùa xuân có bao giờ chẳng sinh vạn vật đâu, mặt trời mùa đông có bao giờ không chiếu vạn quốc?
Khí ngũ hành ở 4 mùa chẳng lúc nào không có sẵn, chỉ riêng khác nhau ở vượng tướng hưu tù mà thôi. Thí dụ như mộc vượng ở xuân, mà kim thủy hỏa thổ cũng chẳng tuyệt tích. Chỉ không đắc thời mà thôi. Như không đắc thời có phân biệt. Như hỏa được sinh khí, tuy trước mắt đang lúc tiềm phục, khí tượng bùng bùng, gọi là tướng; kim thổ tuy tuyệt nhưng cũng là khí tương lai, thủy là khí vừa lui, đương lúc nghỉ ngơi, tuy chẳng đương lệnh, nhưng tác dụng đâu đã mất hết. Ví như quân nhân giải ngũ, quan lại trí nhân, tuy lui về điền dã, nhưng vẫn tồn tại, một mai tập hợp, tác dụng không khác. Nên dù thất thời cũng chẳng thể bỏ mà không luận đến.
Huống chi bát tự tuy lấy nguyệt lệnh làm trọng, là vượng tướng hay hưu tù, năm tháng ngày giờ, cũng có quyền thêm bớt, cho nên sinh chẳng được nguyệt lệnh nhưng gặp lộc vượng ở năm, giờ, sao suy được? Không nên chấp nhất mà luận. Giống như mộc mùa xuân tuy cường, gặp kim thái trọng thì mộc cũng bị nguy. Can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, không có hỏa chế sao giàu nổi, gặp thêm thổ sinh tất chết yểu, vì thế đắc thời mà chẳng vượng. Thu mộc tuy nhược, mộc có căn thâm thì cũng cường. Can Giáp Ất thêm chi Dần Mão, gặp Quan thấu cũng thọ nổi, gặp thủy sinh thì thái quá, ấy là thất thời mà chẳng nhược.
Vượng suy cường nhược 4 chữ, người xưa luận mệnh, thường bị trói buộc hỗ dụng, chẳng biết xem phân biệt. Suy cho cùng thì đắc thời là vượng, thất thời thì suy; phe đảng nhiều thì cường, cô thế ít được giúp là nhược. Cũng có khi tuy vượng mà nhược, tuy suy mà cường, xem xét phân biệt sẽ tự rõ lý ấy. Xuân mộc, hạ hỏa, thu kim, đông thủy, là đắc thời, thêm tỉ kiếp ấn thụ thông căn phò trợ thì phe đảng nhiều.
Giáp Ất mộc sinh ở tháng Dần Mão, đắc thời vượng; can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, tất phe đảng kim nhiều, mộc cô thế thì ít được giúp. Can Bính Đinh thêm chi Tị Ngọ, tất phe đảng hỏa nhiều, mộc tiết khí quá nhiều, tuy nắm lệnh cũng chẳng cường.
Giáp Ất mộc sinh ở tháng Thân Dậu, thất thời tất suy, như có Tỷ Ấn trùng điệp, chi năm tháng giờ, lại thông căn Tỷ Ấn, tức là phe đảng nhiều, tuy thất thời mà chẳng nhược. Không riêng gì luận ngày chủ như thế mà hỉ dụng kị thần cũng luận như vậy.
Vì thế không luận thập can hưu tù ở nguyệt lệnh, chỉ cần tứ trụ có căn, cũng thọ nổi tài quan thực thần hay đương đầu thương quan thất sát. Trường sinh lộc vượng thì căn trọng; mộ khố dư khí thì căn nhẹ. Thiên can được 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất, đại loại như vậy. Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, chẳng luận vậy được, vì trong Tuất chẳng tàng mộc, trong Sửu không tàng hỏa. Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như Ất gặp Thìn, Đinh gặp Mùi, đại loại như vậy. Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sinh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Dần Mão vậy. Âm trường sinh chẳng luận vậy được, như Ất gặp Ngọ, Đinh gặp Dậu. Như xét rõ căn thì Tỷ được 1 dư khí. Tỷ kiếp như bạn bè giúp đỡ, thông căn như vợ chồng ở với nhau; can nhiều không bằng căn trọng, lý cố nhiên là vậy.
Tiết này luận rõ mộ khố là khố của thân, như Mùi là mộc khố, Tuất là hỏa khố, Thìn là thủy khố, Sửu là kim khố. Như không có thì lấy trường sinh lộc vượng hay dư khí mà dùng. Thìn là dư khí của mộc, Mùi là dư khí của hỏa, Tuất là dư khí của kim, Sửu là dư khí của thủy. 20 ngày sau Thanh minh, Ất mộc do nắm lệnh, khinh mà chẳng khinh, gặp thổ vượng lại dày, tất khinh; nên có thêm 1 Tỷ kiếp nữa. Nhược Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, khố chẳng có dư khí, không luận thông căn được. Như âm gặp trường sinh, không luận trường sinh được, lại như có căn, hay có 1 dư khí vân vân, như thật rõ được lý sinh vượng mộ tuyệt, sẽ chẵng thấy mâu thuẫn. Mộc tới Ngọ, hỏa tới Dậu, đều là tử địa, sao là có căn được?.
Cứ câu nệ vào tục thuyết là không phải. Tỷ kiếp như bạn bè, thông căn như vợ chồng, dù có Tỷ kiếp giúp mà không thông căn tất giúp mà chẳng thật. Thí dụ như 4 Tân Mão, kim chẳng thông căn, 4 Bính Thân, hỏa chẳng thông căn, tuy thiên nguyên nhất khí, nhưng vẫn luận là nhược. Tóm lại can nhiều không bằng chi trọng, khi thông căn chi, lại lấy chi của nguyệt lệnh là tối trọng.
Thời nay chẳng biết mệnh lý gặp thủy mùa hạ, hỏa mùa đông, chưa coi có thông căn không đã cho là nhược. Lại thêm như can dương gặp khố, như Nhâm gặp Thìn, Bính gặp Tuất, chẳng lấy mừng thủy hỏa thông căn khố của mình, thậm chí còn cầu cho hình hay xung khai. Những thứ luận sằng bậy ấy ắt nên quét bỏ.
Từ trước tới nay bàn mệnh lý có 5 môn: Lục nhâm, Kỳ môn, Thái ất, Hà lạc, Tử vi đẩu số, nhưng khi dùng nạp âm, tinh thần cung độ, quái lý có khác nhau.
Tử Bình dùng ngũ hành bình mệnh. Học giả chẳng rõ nguồn gốc, kéo bên đông giựt bên tây, miễn cưỡng khiên hợp, nghe lời sai trái, truyền đi sai trái, cũng chẳng lạ gì. Tử Bình đã lấy ngũ hành làm căn cứ để bình mệnh, tất biến hóa thế nào cũng chẳng lìa gốc là lý ngũ hành. Lấy lý luận phối hợp cùng thực tế, tất không còn chỗ đứng cho những thứ sách hay lý luận sằng bậy.
Được cảm ơn bởi: Tên, nguyenvuduc, Tuấn Việt, Hoà Hương, tvthientuong
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Nghiên cứu tứ trụ”