Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
Khôi Việt
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 293
Tham gia: 14:06, 23/06/15

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi Khôi Việt »

Long Đức đã viết:Không rõ được lá số này có đúng hay không, nhưng với cung Phụ Mẫu này cũng tốt đấy chứ.

Trong Tử Vi có 3 bộ cát tinh là Khôi Việt, Tả Hữu, Xương Khúc, thì cung Phụ Mẫu này thu gom tất cả. Ngoài ra được bộ Phủ Tướng. Cung Phụ Mẫu còn có Song Hỉ. Giáp Long Phượng.
Khúc Vũ đã viết:Bả Nam phương là con một..
Phải không đó!

Gia đình Nguyễn Hữu Hào chỉ có 2 người con gái, Hoàng hậu là thứ hai, chị là Agnès Nguyễn Hữu Hào lấy chồng sớm, học hành không rõ đến lớp nào, chồng là bá tước Didelot, làm công chức cho Tây. Cuộc sống hai chị em cứ khách quan mà nói là sung sướng, đầy đủ, được cưng chiều. Họ đã sống tuổi thanh xuân êm đềm và mơ mộng. Và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này làm Hoàng Hậu. Theo những bức hình chụp trong tờ Indochine thì cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam bình thường.

Trước ngày cưới thì hai chị em đến ở một căn nhà của gia đình ở đường Nguyễn Du bây giờ, trước ngày ra Huế. Các cô ở Sài Gòn để đi học chứ không ở Gò Công. Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà thờ thì băng qua đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà thờ này theo thói quen lấy tên ông Huyện Sĩ hay Lê Phát Đạt vì ông đã cống hiến nhiều để xây dựng nhà thờ.

=> Nhà có 2 chị em..thì dùng lá số người chị xem tiên thiên của cha mẹ...lấy em xem hậu thiên..hề không bít có đúng không...?
Được cảm ơn bởi: Thao0808
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thục Nữ
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 299
Tham gia: 14:30, 05/04/15

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi Thục Nữ »

Khúc Vũ đã viết:Lá số này đưa cho cụ Hoacai soi..là thành ăn mày ngay...ngoài Đưởng phủ ra không có tí tài tinh nào chiếu tọa, sao lại giàu thế k bít...
Ggiacddinh chú SƯ TỬ vẫn còn hận Sư tử già trụi lông Hoa Cái bên tuvilyso.org :)) 8->
Đầu trang

ĐỗVạnThông
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2300
Tham gia: 08:39, 25/12/12

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi ĐỗVạnThông »

Kiểm nghiệm hạn bằng phương pháp Tử Bình cho thấy:

Năm 1932 Nhâm Thân: thấu Ấn - đậu tú tài.

Năm 1933 Quý Dậu: 19t vào đại hạn Ất Hợi là đại hạn của dụng thần, nên vận hội tốt đưa đến, Dậu Sửu hợp cũng là hạn tình duyên.

Năm 1934 Giáp Tuất - cưới năm này - tại sao - chưa nghĩ ra. Nhưng số này Sửu Mùi xung khai nên việc chồng con thuận lợi, có thể cưới bất kỳ lúc nào.

Vào hạn 49t, bước sang đại vận Nhâm Thân, gặp Thái tuế Nhâm Dần; Dần Thân xung, Nhâm hợp mất Đinh nên hết mệnh.

Cho thấy lá số này đúng!.
Tập tin đính kèm
namphuonghoanghau.JPG
namphuonghoanghau.JPG (130.88 KiB) Đã xem 1635 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
kimpah
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1303
Tham gia: 13:47, 25/04/15
Đến từ: Group Dân Chơi

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi kimpah »

ĐỗVạnThông đã viết:Cung Phụ mẫu chỉ đúng một cách tương đối thôi, giả dụ nhà có 5 anh chị em sẽ có 5 cung Phụ Mẫu khác nhau vậy.
Chao đại thúc , chau ngâm cuu 1thời gian giai thi nghiem ly cua chau ve cung phu mau là tinh cảm bố me danh chocon thay chinh xac hon .
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Khôi Việt đã viết: 11:19, 23/11/15 Một bà Hoàng con đại gia Nguyễn Hữu Hào và mẹ Lê Thị Bính..là cháu ngoại của Huyện sĩ Lê Phát Đạt (một trong bốn người giàu nhất Việt Nam) tặng 2.000 lượng vàng cho cháu làm của hồi môn lấy Bảo Đại, là vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, là người có nhan sắc Việt Nam đẹp nhất thế kỷ XX...mà cung Phụ mẩu VCD như vầy.. liệu có ai tin nổi không?

Hình ảnh

Bà Nam Phương có khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh tại đất Gò Công, trong một gia tộc giàu có và danh giá nhất miền Nam thời ấy. Gần đây, tôi may mắn được một vị trưởng thượng vốn là hậu duệ của nhà Nguyễn ở Huế cho biết: bà sinh năm Giáp Dần (1914), giờ Mùi ngày 20/12 âm lịch. Lấy tâm thành mà soi rọi vào lá số của bà, mới thấy xót xa cho một kiếp người, thấy được quyền năng của đấng cao xanh kia đã dẫn dắt cuộc đời của người nữ lưu tài danh ấy ra sao ?


Vốn sống trong nhung lụa từ bé, năm 12 tuổi bà đã được gia đình gửi sang du học tại Pháp và đậu Tú tài toàn phần vào năm 1932. Trước khi gặp vua Bảo Đại, bà đã 3 lần đoạt giải Hoa hậu xứ Đông Dương. Nhưng lá số của người con gái tài sắc ấy thật không đơn giản. Sinh năm Giáp Dần, bà là người “dương nữ” có cung Mệnh ở Ngọ (dương Hỏa) nên đắc “dương cư dương vị” – là nữ nhưng lại cứng cỏi, quả đoán chẳng kém đàn ông. Tam hợp Mệnh- Quan- Tài hưởng trọn bộ Thái Tuế nên luôn hướng thượng, đầy tư cách và lòng tự tôn vào chính mình. Bà gặp thiệt thòi ở thế “thiên thời” : mệnh Thủy khắc được Hỏa – là hành của tam hợp Mệnh (Dần – Ngọ- Tuất); về “địa lợi” cũng vậy, mệnh Thủy khắc Hỏa – là cung Mệnh tại Ngọ. Tiếc rằng, với người mệnh Vô chính diệu như bà, sự khắc chế ấy lại mang đến nhiều xung đột, đau khổ trong tâm tưởng và sự vinh hoa nếu có cũng không bền. Điểm đặc sắc làm nên con người và số phận của bà chính là cung Mệnh và cung an Thân – cùng gặp cách Vô chính diệu. Với cung mệnh tại Ngọ, được Thái Dương tại Dần và Thái Âm ở Tý (đều đắc cách) chiếu lên, gọi là cách “Nhật Nguyệt chiếu hư không” thì chỉ có “danh” mà không cầu “lợi”, nhiều phần hư mà ít phần thực. Nhưng về tinh thần, đó là cách hiếm có, cao sang mà trí tuệ, được đánh giá cao trong môn Tử vi, như câu “song Thiên Nhật Nguyệt sáng soi” của nhà Lý học tài danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dẫu vậy, cái “được” của người Vô chính diệu, nếu có cũng chẳng bền, ứng vào câu: “Phi bần, tắc yểu, tam vô tự”. Bà chẳng nghèo, cũng có đến 5 người con cả trai lẫn gái, nên đành chịu phận yểu mệnh lúc 49 tuổi và phải sống tha hương nơi xứ người.

Bà có mệnh Thủy, vừa được hưởng trí tuệ, lòng bao dung từ sao Thái Dương, nhưng đặc biệt hợp với sao Thái Âm là sao Thủy trực chiếu bản mệnh. Cùng với các sao Thiên Đồng, Cự Môn đắc cách chiếu, sắc đẹp của bà càng rực rỡ từ tuổi thành niên, với vẻ kiêu sa, đài các nhưng tròn đầy, thùy mị của người con gái Á Đông. Vận số của đời bà sang trang vào năm Quý Dậu (1933) khi được gặp và lập tức chiếm trọn trái tim của Hoàng đế Bảo Đại. Tiểu vận năm ấy ở cung Dậu, được cả “thiên thời” (trong tam hợp Kim là Tỵ- Dậu- Sửu), cả “địa lợi” vì cung Dậu (Kim) cùng tương sinh Thủy mệnh của bà. Tiểu vận này nhị hợp với cung Phu (chồng), vì có bộ “Thất Sát- Phá Quân- Tham Lang” hội cùng sao Mộ, Phục Binh nên hai bên cảm mến nhau kiểu “tình yêu sét đánh”. Cuộc tình này nên vợ chồng nhờ bộ Tam Hóa (Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Quyền) và song Lộc cùng hội chiếu vào tiểu vận năm này. Năm Giáp Tuất (1934), ngay sau lễ cưới linh đình, bà được tấn phong Hoàng Hậu. Đây là một biệt lệ vì với 12 đời vua Nguyễn trước kia, các bà vợ chỉ được phong tước Vương phi, cũng chỉ được truy phong Hoàng Hậu khi đã qua đời. Tuy vậy, cuộc hôn phối cũng đã có một khúc mắc và gặp nhiều sự phản đối, do bà là người theo đạo Thiên Chúa, mà đức Vua lại theo đạo Phật. Tòa Thánh Vatican đã không cho phép ai giữ đạo riêng của người ấy, nếu muốn cưới bà thì vua Bảo Đại phải cải đạo. Họ đã vượt qua tất cả để đến với nhau mặc dù sau đó Hoàng Hậu bị Giáo Hoàng Pius rút phép thông công. Cho đến khi Giáo Hoàng kế nhiệm lên ngôi mới tha phạt vạ bà, nhưng buộc các Hoàng Tử, Công Chúa con bà đều phải theo đạo Thiên Chúa. Phải chăng khúc mắc này là do có sao Triệt án ngữ giữa hai tiểu vận năm Quý Dậu (cung Điền – sự nghiệp) và Giáp Tuất (cung Phúc Đức) của đời bà ?

Lần đầu tiên, triều đình nhà Nguyễn có một bà Hoàng Hậu xuất thân Tây học, như mang đến vẻ tươi trẻ, văn minh của Tây phương; đối lập với sự già cỗi, cổ hủ, phép tắc lề luật từ xưa của chốn cung đình. Trong vai trò Đệ nhất phu nhân, bà đã nhiều lần cùng đức Vua tiếp kiến các nhà ngoại giao, các Nguyên thủ quốc gia hay thăm viếng nước ngoài. Trong các cuộc gặp với Thống chế Tưởng Giới Thạch, quốc vương Campuchia, Lào…, bà đã để lại ấn tượng đặc biệt với các vị quốc khách nhờ vẻ đẹp “quốc sắc thiên hương” của mình; nhất là sự tinh tế, thanh lịch, khéo léo và khả năng nói tiếng Pháp quá hoàn hảo trong các cuộc giao tiếp ngoại giao.

Những tháng năm thăng trầm cùng lịch sử

Tuy Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại cùng là dân Tây học, cùng độ tuổi và những sở thích “lạ” với thời ấy như: thể thao, du lịch, dã ngoại hòa với thiên nhiên; nhưng tính cách của họ lại trái ngược nhau. Bảo Đại làm vua gần hai chục năm nhưng ít quan tâm đến thế sự, tính cách hời hợt, thiếu quả đoán, dễ dao động, lại ham vui chơi hưởng lạc. Trái lại, Hoàng hậu luôn ý thức được vị thế và bổn phận của mình với đất nước, thể hiện bằng những suy tư và hành động tích cực: bà tổ chức và tham gia công tác xã hội – từ thiện ở các cô nhi viện, trường nữ sinh Đồng Khánh, dự lễ phát thưởng cho học trò giỏi ở Huế, đề xuất bổ sung môn Nữ công gia chánh vào chương trình trung học…Là một người Công giáo, bà có ảnh hưởng lớn trong việc xóa đi những ngăn cách thù hận, gây lại hòa khí giữa Hoàng tộc nhà Nguyễn và các chức sắc đạo Thiên Chúa vốn là vấn đề xung khắc rất gay cấn từ lịch sử hàng trăm năm trước. Với sự thông minh, khôn ngoan và tình yêu của mình, hẳn là bà cũng có những tác động tích cực không nhỏ đến công việc và các quyết định thời ấy của đức Vua. Đó là vào các năm giữa các đại vận tại cung Tỵ (15- 24 tuổi) và nhất là cung Thìn (25- 34 tuổi), với bà là đều được “thiên thời”. Với cung Tỵ, trong tam hợp Kim (Tỵ- Dậu- Sửu) sinh mệnh Thủy, có bộ “Tử Vi- Thất sát đồng lâm”; với cung Thìn, trong tam hợp Thủy (Thân- Tý- Thìn) đồng hành mệnh, được bộ “Thiên Cơ- Thiên Lương” đắc cách đóng.

Từ năm Quý Dậu, sau đúng một giáp (12 năm) kể từ ngày gặp vua Bảo Đại, năm Ất Dậu đã xảy ra những biến cố đặc biệt, không chỉ riêng với bà mà cả Hoàng tộc nhà Nguyễn. Trong bối cảnh chính trị rối ren, ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenotre ký với Pháp năm 1884, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, khôi phục sự thống nhất và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, ông chỉ định học giả Trần Trọng Kim làm Thủ tướng, thành lập chính phủ gồm các nhân sỹ, trí thức có uy tín và đặt lại quốc hiệu là: Đế quốc Việt Nam. Chính quyền này chỉ tồn tại được gần 5 tháng và trước tối hậu thư của phong trào Việt Minh, vua Bảo Đại đã quyết định thoái vị bằng bức điện gửi ra Hà Nội: … “Trước giờ phút quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh mọi quyền lợi để cho sự đoàn kết được thành tựu...”. Bằng sự ảnh hưởng với chồng, phải chăng câu nói nổi tiếng: “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ...” trong bản “ Tuyên ngôn thoái vị” thời ấy cũng là suy nghĩ và tấm lòng của bà đối với đất nước ?
Đến nay, người dân xứ Huế vẫn truyền nhau câu chuyện: Cuối năm 1945, khi “tuần lễ vàng” khai mạc, bà cũng đến dự. Bà ăn mặc rất trang trọng, lại đeo rất nhiều đồ vàng bạc châu báu, khác hẳn lúc thường ở trong cung, làm mọi người cứ ngạc nhiên xì xào. Đến khi được mời lên ủng hộ đầu tiên, bà từ từ cởi bỏ toàn bộ số đồ trang sức để quyên góp hết, khi ấy mọi người mới hiểu ra. Bà đã nhận lời mời của Việt Minh làm chủ tọa tuần lễ vàng ở Huế, kêu gọi quyên góp được tới 925 lạng vàng và nhiều gạo thóc, quần áo, chăn màn cho những người đói nghèo và trẻ mồ côi.
Những tháng năm sau đó, buồn chán trước thế sự đa đoan cùng sự bỏ bê của ông chồng cựu Hoàng, bà mang đàn con sang Pháp nuôi dạy và sống những ngày cuối đời nơi xứ người. Ở một vùng đồi quê có tên là Chabrignac cách Paris gần 500 km, bà sống sung túc nhưng âm thầm cô độc, cũng hòa đồng và thân thiện với người dân bản xứ. Chẳng mấy ai ở đó biết bà đã từng là một Hoàng hậu danh giá của nước Việt Nam xa xôi. Rồi đến tháng 9 năm Quý Mão 1963, bệnh tim mãn tính của bà ngày càng nặng. Đó là vì bà đến tiểu vận ở cung Mão (âm Mộc), mệnh Thủy phải sinh xuất nên sức khỏe suy kiệt dần, lại gặp sao Tuyệt, Kiếp Sát cùng sát tinh Đà La, trong tam hợp Thiên Không, ứng với lẽ luân hồi “sắc sắc, không không” của nhà Phật. Bà đã ra đi lặng lẽ trong cô đơn, cả chồng con và những người thân đều không có mặt. Âu cũng là một kiếp người tài hoa mà bạc phận.
Thân phận ấy như đã vận vào câu thơ: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen...” trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Đầu trang

nguoigiaochi
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 02:57, 26/08/19

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi nguoigiaochi »

Khôi Việt đã viết: 11:19, 23/11/15 Một bà Hoàng con đại gia Nguyễn Hữu Hào và mẹ Lê Thị Bính..là cháu ngoại của Huyện sĩ Lê Phát Đạt (một trong bốn người giàu nhất Việt Nam) tặng 2.000 lượng vàng cho cháu làm của hồi môn lấy Bảo Đại, là vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, là người có nhan sắc Việt Nam đẹp nhất thế kỷ XX...mà cung Phụ mẩu VCD như vầy.. liệu có ai tin nổi không?

Hình ảnh

Bà Nam Phương có khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh tại đất Gò Công, trong một gia tộc giàu có và danh giá nhất miền Nam thời ấy. Gần đây, tôi may mắn được một vị trưởng thượng vốn là hậu duệ của nhà Nguyễn ở Huế cho biết: bà sinh năm Giáp Dần (1914), giờ Mùi ngày 20/12 âm lịch. Lấy tâm thành mà soi rọi vào lá số của bà, mới thấy xót xa cho một kiếp người, thấy được quyền năng của đấng cao xanh kia đã dẫn dắt cuộc đời của người nữ lưu tài danh ấy ra sao ?


Vốn sống trong nhung lụa từ bé, năm 12 tuổi bà đã được gia đình gửi sang du học tại Pháp và đậu Tú tài toàn phần vào năm 1932. Trước khi gặp vua Bảo Đại, bà đã 3 lần đoạt giải Hoa hậu xứ Đông Dương. Nhưng lá số của người con gái tài sắc ấy thật không đơn giản. Sinh năm Giáp Dần, bà là người “dương nữ” có cung Mệnh ở Ngọ (dương Hỏa) nên đắc “dương cư dương vị” – là nữ nhưng lại cứng cỏi, quả đoán chẳng kém đàn ông. Tam hợp Mệnh- Quan- Tài hưởng trọn bộ Thái Tuế nên luôn hướng thượng, đầy tư cách và lòng tự tôn vào chính mình. Bà gặp thiệt thòi ở thế “thiên thời” : mệnh Thủy khắc được Hỏa – là hành của tam hợp Mệnh (Dần – Ngọ- Tuất); về “địa lợi” cũng vậy, mệnh Thủy khắc Hỏa – là cung Mệnh tại Ngọ. Tiếc rằng, với người mệnh Vô chính diệu như bà, sự khắc chế ấy lại mang đến nhiều xung đột, đau khổ trong tâm tưởng và sự vinh hoa nếu có cũng không bền. Điểm đặc sắc làm nên con người và số phận của bà chính là cung Mệnh và cung an Thân – cùng gặp cách Vô chính diệu. Với cung mệnh tại Ngọ, được Thái Dương tại Dần và Thái Âm ở Tý (đều đắc cách) chiếu lên, gọi là cách “Nhật Nguyệt chiếu hư không” thì chỉ có “danh” mà không cầu “lợi”, nhiều phần hư mà ít phần thực. Nhưng về tinh thần, đó là cách hiếm có, cao sang mà trí tuệ, được đánh giá cao trong môn Tử vi, như câu “song Thiên Nhật Nguyệt sáng soi” của nhà Lý học tài danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dẫu vậy, cái “được” của người Vô chính diệu, nếu có cũng chẳng bền, ứng vào câu: “Phi bần, tắc yểu, tam vô tự”. Bà chẳng nghèo, cũng có đến 5 người con cả trai lẫn gái, nên đành chịu phận yểu mệnh lúc 49 tuổi và phải sống tha hương nơi xứ người.

Bà có mệnh Thủy, vừa được hưởng trí tuệ, lòng bao dung từ sao Thái Dương, nhưng đặc biệt hợp với sao Thái Âm là sao Thủy trực chiếu bản mệnh. Cùng với các sao Thiên Đồng, Cự Môn đắc cách chiếu, sắc đẹp của bà càng rực rỡ từ tuổi thành niên, với vẻ kiêu sa, đài các nhưng tròn đầy, thùy mị của người con gái Á Đông. Vận số của đời bà sang trang vào năm Quý Dậu (1933) khi được gặp và lập tức chiếm trọn trái tim của Hoàng đế Bảo Đại. Tiểu vận năm ấy ở cung Dậu, được cả “thiên thời” (trong tam hợp Kim là Tỵ- Dậu- Sửu), cả “địa lợi” vì cung Dậu (Kim) cùng tương sinh Thủy mệnh của bà. Tiểu vận này nhị hợp với cung Phu (chồng), vì có bộ “Thất Sát- Phá Quân- Tham Lang” hội cùng sao Mộ, Phục Binh nên hai bên cảm mến nhau kiểu “tình yêu sét đánh”. Cuộc tình này nên vợ chồng nhờ bộ Tam Hóa (Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Quyền) và song Lộc cùng hội chiếu vào tiểu vận năm này. Năm Giáp Tuất (1934), ngay sau lễ cưới linh đình, bà được tấn phong Hoàng Hậu. Đây là một biệt lệ vì với 12 đời vua Nguyễn trước kia, các bà vợ chỉ được phong tước Vương phi, cũng chỉ được truy phong Hoàng Hậu khi đã qua đời. Tuy vậy, cuộc hôn phối cũng đã có một khúc mắc và gặp nhiều sự phản đối, do bà là người theo đạo Thiên Chúa, mà đức Vua lại theo đạo Phật. Tòa Thánh Vatican đã không cho phép ai giữ đạo riêng của người ấy, nếu muốn cưới bà thì vua Bảo Đại phải cải đạo. Họ đã vượt qua tất cả để đến với nhau mặc dù sau đó Hoàng Hậu bị Giáo Hoàng Pius rút phép thông công. Cho đến khi Giáo Hoàng kế nhiệm lên ngôi mới tha phạt vạ bà, nhưng buộc các Hoàng Tử, Công Chúa con bà đều phải theo đạo Thiên Chúa. Phải chăng khúc mắc này là do có sao Triệt án ngữ giữa hai tiểu vận năm Quý Dậu (cung Điền – sự nghiệp) và Giáp Tuất (cung Phúc Đức) của đời bà ?

Lần đầu tiên, triều đình nhà Nguyễn có một bà Hoàng Hậu xuất thân Tây học, như mang đến vẻ tươi trẻ, văn minh của Tây phương; đối lập với sự già cỗi, cổ hủ, phép tắc lề luật từ xưa của chốn cung đình. Trong vai trò Đệ nhất phu nhân, bà đã nhiều lần cùng đức Vua tiếp kiến các nhà ngoại giao, các Nguyên thủ quốc gia hay thăm viếng nước ngoài. Trong các cuộc gặp với Thống chế Tưởng Giới Thạch, quốc vương Campuchia, Lào…, bà đã để lại ấn tượng đặc biệt với các vị quốc khách nhờ vẻ đẹp “quốc sắc thiên hương” của mình; nhất là sự tinh tế, thanh lịch, khéo léo và khả năng nói tiếng Pháp quá hoàn hảo trong các cuộc giao tiếp ngoại giao.

Những tháng năm thăng trầm cùng lịch sử

Tuy Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại cùng là dân Tây học, cùng độ tuổi và những sở thích “lạ” với thời ấy như: thể thao, du lịch, dã ngoại hòa với thiên nhiên; nhưng tính cách của họ lại trái ngược nhau. Bảo Đại làm vua gần hai chục năm nhưng ít quan tâm đến thế sự, tính cách hời hợt, thiếu quả đoán, dễ dao động, lại ham vui chơi hưởng lạc. Trái lại, Hoàng hậu luôn ý thức được vị thế và bổn phận của mình với đất nước, thể hiện bằng những suy tư và hành động tích cực: bà tổ chức và tham gia công tác xã hội – từ thiện ở các cô nhi viện, trường nữ sinh Đồng Khánh, dự lễ phát thưởng cho học trò giỏi ở Huế, đề xuất bổ sung môn Nữ công gia chánh vào chương trình trung học…Là một người Công giáo, bà có ảnh hưởng lớn trong việc xóa đi những ngăn cách thù hận, gây lại hòa khí giữa Hoàng tộc nhà Nguyễn và các chức sắc đạo Thiên Chúa vốn là vấn đề xung khắc rất gay cấn từ lịch sử hàng trăm năm trước. Với sự thông minh, khôn ngoan và tình yêu của mình, hẳn là bà cũng có những tác động tích cực không nhỏ đến công việc và các quyết định thời ấy của đức Vua. Đó là vào các năm giữa các đại vận tại cung Tỵ (15- 24 tuổi) và nhất là cung Thìn (25- 34 tuổi), với bà là đều được “thiên thời”. Với cung Tỵ, trong tam hợp Kim (Tỵ- Dậu- Sửu) sinh mệnh Thủy, có bộ “Tử Vi- Thất sát đồng lâm”; với cung Thìn, trong tam hợp Thủy (Thân- Tý- Thìn) đồng hành mệnh, được bộ “Thiên Cơ- Thiên Lương” đắc cách đóng.

Từ năm Quý Dậu, sau đúng một giáp (12 năm) kể từ ngày gặp vua Bảo Đại, năm Ất Dậu đã xảy ra những biến cố đặc biệt, không chỉ riêng với bà mà cả Hoàng tộc nhà Nguyễn. Trong bối cảnh chính trị rối ren, ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenotre ký với Pháp năm 1884, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, khôi phục sự thống nhất và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, ông chỉ định học giả Trần Trọng Kim làm Thủ tướng, thành lập chính phủ gồm các nhân sỹ, trí thức có uy tín và đặt lại quốc hiệu là: Đế quốc Việt Nam. Chính quyền này chỉ tồn tại được gần 5 tháng và trước tối hậu thư của phong trào Việt Minh, vua Bảo Đại đã quyết định thoái vị bằng bức điện gửi ra Hà Nội: … “Trước giờ phút quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh mọi quyền lợi để cho sự đoàn kết được thành tựu...”. Bằng sự ảnh hưởng với chồng, phải chăng câu nói nổi tiếng: “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ...” trong bản “ Tuyên ngôn thoái vị” thời ấy cũng là suy nghĩ và tấm lòng của bà đối với đất nước ?
Đến nay, người dân xứ Huế vẫn truyền nhau câu chuyện: Cuối năm 1945, khi “tuần lễ vàng” khai mạc, bà cũng đến dự. Bà ăn mặc rất trang trọng, lại đeo rất nhiều đồ vàng bạc châu báu, khác hẳn lúc thường ở trong cung, làm mọi người cứ ngạc nhiên xì xào. Đến khi được mời lên ủng hộ đầu tiên, bà từ từ cởi bỏ toàn bộ số đồ trang sức để quyên góp hết, khi ấy mọi người mới hiểu ra. Bà đã nhận lời mời của Việt Minh làm chủ tọa tuần lễ vàng ở Huế, kêu gọi quyên góp được tới 925 lạng vàng và nhiều gạo thóc, quần áo, chăn màn cho những người đói nghèo và trẻ mồ côi.
Những tháng năm sau đó, buồn chán trước thế sự đa đoan cùng sự bỏ bê của ông chồng cựu Hoàng, bà mang đàn con sang Pháp nuôi dạy và sống những ngày cuối đời nơi xứ người. Ở một vùng đồi quê có tên là Chabrignac cách Paris gần 500 km, bà sống sung túc nhưng âm thầm cô độc, cũng hòa đồng và thân thiện với người dân bản xứ. Chẳng mấy ai ở đó biết bà đã từng là một Hoàng hậu danh giá của nước Việt Nam xa xôi. Rồi đến tháng 9 năm Quý Mão 1963, bệnh tim mãn tính của bà ngày càng nặng. Đó là vì bà đến tiểu vận ở cung Mão (âm Mộc), mệnh Thủy phải sinh xuất nên sức khỏe suy kiệt dần, lại gặp sao Tuyệt, Kiếp Sát cùng sát tinh Đà La, trong tam hợp Thiên Không, ứng với lẽ luân hồi “sắc sắc, không không” của nhà Phật. Bà đã ra đi lặng lẽ trong cô đơn, cả chồng con và những người thân đều không có mặt. Âu cũng là một kiếp người tài hoa mà bạc phận.
Thân phận ấy như đã vận vào câu thơ: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen...” trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Được cảm ơn bởi: ĐàLinh2809
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Long Đức đã viết: 11:57, 24/11/15 Không rõ được lá số này có đúng hay không, nhưng với cung Phụ Mẫu này cũng tốt đấy chứ.

Trong Tử Vi có 3 bộ cát tinh là Khôi Việt, Tả Hữu, Xương Khúc, thì cung Phụ Mẫu này thu gom tất cả. Ngoài ra được bộ Phủ Tướng. Cung Phụ Mẫu còn có Song Hỉ. Giáp Long Phượng.
Khúc Vũ đã viết:Bả Nam phương là con một..
Phải không đó!
thầy Nhất Hạnh Tử vi có đăng lá số bà này mệnh Phá quân ở Thân ( cung con Khỉ)

ngày giờ ngày xưa ko rõ đúng hay ko, ko ai biết chính xác 100% được, toàn gọt số...rồi lâu dần mặc định là lá số này.
Đầu trang

Hi Du
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1788
Tham gia: 22:27, 14/05/23

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi Hi Du »

Cung Phụ mẫu là Phủ Tướng hội lộc đấy em!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Rainbowlight
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 963
Tham gia: 21:31, 12/05/21

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi Rainbowlight »

Hi Du đã viết: 22:55, 29/07/23 Cung Phụ mẫu là Phủ Tướng hội lộc đấy em!
cả xương khúc, khôi việt, tả hữu, đào hồng hỷ đủ bộ luôn
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Soi cung phụ mẩu của Nam Phương hoàng hậu

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Rainbowlight đã viết: 23:21, 29/07/23
Hi Du đã viết: 22:55, 29/07/23 Cung Phụ mẫu là Phủ Tướng hội lộc đấy em!
cả xương khúc, khôi việt, tả hữu, đào hồng hỷ đủ bộ luôn
LS độ chính xác cao tới mức nào ko ai rõ đc, chung quy lại là gọt số thôi ( nguồn giờ sinh ko biết lấy ở đâu ra)

Bà này thọ 50 tuổi

Theo wkipedia thì bà này Nam Phương (chữ Hán: 南芳皇后; 4 tháng 12 năm 1914 – 16 tháng 9 năm 1963) là hoàng hậu của Hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn, đồng thời là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Việc được tấn phong hoàng hậu sau ngày cưới khiến cho bà trở thành một trong ba vị hoàng hậu nhà Nguyễn mang tước vị Hoàng hậu (皇后) ngay khi còn sống (các bà khác là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu - chính thất của Gia Long và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - chính thất của Tự Đức). Riêng bà Lệ Thiên Anh là trường hợp đặc biệt, với danh phận hoàng tẩu của tân quân Hiệp Hòa được tôn huy hiệu Khiêm Hoàng hậu (謙皇后) theo cố mệnh của tiên đế Dực Tông. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất theo đạo Công giáo trong lịch sử Việt Nam. Bà đã có công đề xướng việc thành lập và mở các trường học thuộc Dòng Đức Bà (Congrégation de Notre-Dame) tại Việt Nam vào năm 1935. Trên thực tế, qua việc Bảo Đại thoái vị hoàng đế năm 1945 để trở thành một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì tất nhiên bà Nam Phương cũng mất đi tước vị hoàng hậu. Dù vậy, những người mộ mến và tôn kính bà vẫn gọi là "Nam Phương hoàng hậu".
Tập tin đính kèm
360px-Portrait_of_Empress_Nam_Phuong_during_her_Wedding_Day,_1934.jpg
360px-Portrait_of_Empress_Nam_Phuong_during_her_Wedding_Day,_1934.jpg (62.18 KiB) Đã xem 220 lần
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”