Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Chia sẻ các loại tài liệu, sách, phần mềm
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
anhtiendo
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1465
Tham gia: 17:30, 03/03/12
Đến từ: Lại Thượng

Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi anhtiendo »

Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Nguồn tuvilyso.net
Msg 194 of 229: Đã gửi: 11 August 2009 lúc 9:25pm | Đã lưu IP Thiên Kỳ Quý
Bài này trích tặng anh Vân Từ và quý vị tham khảo cho vui.

===============
Người VN thường tin vào khoa Tử Vi hơn các khoa toán số khác, vì cho rằng khoa Tử Vi đã dựa trên một nền căn bản khoa học hơn. Cha mẹ mỗi khi sinh con, thường vội đi nhờ chấm số Tử Vi ngay. Có người thường thủ sẵn lá số Tử Vi của mình hay của người thân trong túi và khi có cơ hội để tìm hiểu môn này một cách thấu đáo và chính xác. Có người chỉ đọc một số tạp thư bày bán trên thị trường, học thuộc lòng một số câu phú, ngũ hành, và âm dương nói trong đó, đã vội coi mình như là kẻ đã nắm được chân lý và là "sư phụ" về khoa Tử Vi. Sự thật, lá số Tử Vi có biểu tượng toàn thế cuộc đời của con người trên đó không?

Lúc đi cải tạo về, tôi (tác giả) bị quản chế đến hai năm, không thế làm gì cả, cứ mò tới các nơi có sách toán số để xem chơi. Nhờ một cơ may, được tiếp xúc với một Chưởng Môn của phái Nam Tông về khoa Tử Vi, được cho xem sách, nghe giảng về cấu trúc của lá số Tử Vi, một khoa đã được khởi công nghiên cứu từ thời Đông Tấn (thế kỷ thứ 3) và phải sau 10 thế kỷ mới được san định lại, tôi (tác giả) thấy rằng những cái mình học trong các sách bán trên thị trường chẳng có nghĩ lý gì, vì đó chỉ là tạp thư. Cách trình bày trong những sách đó hoàn toàn có tính cách phiến diện. Dùng những loại sách đó thì chỉ có thể đoán vài chuyện lăng nhăng chơi mà thôi.

Lúc đầu, khoa này được dùng để chọn người ra làm quan, nên là một thứ mật thư của triều đình. Sau những sự thăng trầm của các triều đại, di sản của khoa Tử Vi bị di chuyển ra khỏi triều đình và trở thành di sản của các tông phái. Mỗi tông phái đều giữ những kinh nghiệm của tông phái mình như một thứ gia bảo, không cho người ngoài sao chép lại. Những loại sách trên thị trường như Tử Vi Đại Toàn hay Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chỉ là những thứ do các môn sinh ghi chép lại khi nghe giảng dạy nên thường không đầu không đuôi, đoạn được đoán mất, về sau cứ chuyền tay và sao đi chép lại mãi thanh ra tam sao thất bổn.

Hai bộ sách mà tôi (tác giả) có dịp biết được là bộ "Tập Nguyên Yếu Chỉ" của Cao Xữ Dị gồm 218 tập và bộ Huyền Môn Khai Niệm của Thiệu Khang Tiết gồm 46 tập. Bộ Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chỉ dày bằng một tập trong 218 tập của Cao Xữ Dị mà thôi. Cao Xữ Dị và Thiệu Khang Tiết là hai nhà triết học và huyền học trứ danh của Trung Hoa, thuộc phái Nam Tông. Phái Bắc Tông thiên về thực hành hơn. Trần Đoàn thuộc phái Bắc Tông. Ông có san định lại Khoa Tử Vi cho phái Bắc Tông, nhưng không để lại bộ sách nào cả. Bộ Tử Vi Đẩu Số toàn thư không phải do Trần Đoàn biên soạn mà do các môn sinh của Trần Đoàn nhớ và chép lại nên rất lủng củng và thiếu sót. Cứ theo như các chính thư cho biết thì khoa Tử Vi được xây dựng trên thuyết Tam Tài của Trung Hoa, gồm Thiên Địa Nhân. Lá số Tử Vi chỉ mới biểu hiện cho phần Thiên định mà thôi. Phải đối chiếu với phần Địa định (môi trường) và phần Nhân định (nhân tướng và tâm tướng) nữa mới đoán được.

Chính vì không nắm vững căn bản của khoa Tử Vi nên nhiều người đã thắc mắc rằng nếu số Tử Vi mà đúng thì những người sinh cùng năm tháng với Sihanouk phải làm vua như Sihanouk. Tại sao chỉ một mình Sihanouk làm vua mà những người khác không làm vua? Biết được căn bản khoa Tử Vi như đã nói trên thì có thể trả lời một cách dễ dàng: Có lá số như Sihanouk về phần Thiên định, tức về lá số mà thôi, còn phần Địa định (hoàn cảnh gia đình và xã hội) và Nhân định (nhân tướng và tâm tướng) khác với Sihanouk, làm sao làm vua được?

Các nhà đoán số Tử Vi thường hay đọc phú Tử Vi lên rồi đoán. Khi thấy một bà tới xem số, bấm lá số thấy có sao Hồng Loan ở cung Mệnh liền lẩm nhẩm trong miệng câu phú "Hồng Loan cư Mệnh chủ nhị phu", rồi phán: bà này có hai chồng! Bà ta mừng rỡ trở về, nhưng đợi mãi chẳng thấy thằng chồng "mắc dịch" gặp tai bay vạ gió nào cả, suốt ngày cứ phây phây. Chử xiên chửi xỏ hoài mà hoài mà nó vẫn cứ cười khì khì, làm sao mà đi kiếm thằng khác ngon hơn như ông thầy đã nói đây? Dứt gánh ra đi thì thị tụi nhỏ trong nhà nó la rầy. Thế thì phú Tử Vi nói sai chăng?

Thật sự thì trong chính thư, dưới mỗi câu phú đều có phần ghi chú đầy đủ. Người có sao Hồng Loan cư Mệnh phải có mặt như thế nào, mông đít ra sao và hoàn cảnh như thế nào mới nhị phu, chớ không phải ai có sao Hồng Loan thủ Mệnh đều là nhị phu cả. Vì các tạp thư không có phần ghi chú về Địa định và Nhân định nên thầy đoán trật dìa. Vã lại, trong các tạp thư bán trên thị trường, số phú đoán chỉ có trên dưới 300 câu. Trong khi chỉ ba vòng Tràng Sinh, Lộc Tồn và Thái Tuế cũng đã tạo ra 960 chính cách. Tính cả biệt cách và phá cách cũng phải trên 4.000 câu. Không nắm vững toàn bộ làm sao đoán đúng được?

I. Cấu Trúc Lá Số

Các nhà huyền học uyên bác Trung Hoa đã dựa vào Dịch Lý, Phật Học, Thiên Văn, Nhân Tướng và thực nghiệm để dựng nên cấu trúc của lá số Tử Vi. Nhìn lên lá số chúng ta thấy có 12 ô vuông. Trên mỗi ô vuông và ở giữa lá số có ghi loạn xà ngầu bằng những danh từ bí hiểm.

Những ô vuông này có ý nghĩa gì?

Các nhà huyền học và thuật số đã xây dựng khoa Tử Vi Đẩu Số bằng một cơ cấu mà qua đó, dựa vào vũ trụ quan và nhân sinh quan của Đông Phương, có thể nhìn thấy được cuộc đời của từng con người qua một tiến trình được Mệnh danh là "tiến trình Hoàn, Giải, Đoạn nghiệp" (trả nghiệp củ, giải nghiệp rồi đoạn nghiệp), vì thế trên lá số bao gồm cả tiền kiếp, hiện kiếp lẫn hậu kiếp. Các nhà huyền học đã hình dung tiến trình đó qua các sao và các cung sau đây:

- Sao Tuyệt: đặc trưng cho nghiệp luận hữu. Nhìn cung có sao Tuyệt có thể luận công tội của một người trong tiền kiếp.

- Cung Phúc Đức: đặc trưng cho nghiệp thụ hữu. Nhìn cung Phúc Đức có thể luận ra những gì mà một người phải lãnh nhận do hậu quả của những hành động trong tiền kiếp để lại.

- Cung Mệnh: đặc trưng cho nghiệp thể hữu. Nhìn cung Mệnh có thể luận ra những gì mà một người phải lãnh nhận do hẩu quả của những hành động trong tiền kiếp để lại.

- Sao Đẩu Quân: đặc trưng cho nghiệp cá hữu. Nhìn cung có sao Đẩu Quân có thể luận ra phần nghiệp thuộc cá nhân một người.

- Sao Thái Tuế: đặc trưng cho nghiệp cộng hữu. Nhìn cung có sao Thái Tuế có thể luận ra các nghiệp dòng họ, gia đình và xã hội tạo nên. Cái nghiệp mất nước năm 1975 là một cái nghiệp cộng hữu. Đó là vận nước đến lúc mạt. Nghiệp cộng hữu rất khó đoán, vì phối hợp với các khoa mới đoán được. Bình thường, chúng ta chỉ có thể luận về tính nặng nhẹ của cộng nghiệp mà thôi.

- Cung Điền Trạch: đặc trưng cho nghiệp tồn hữu. Nhìn vào cung Điền có thể thấy ở đó bảng kết toán cuộc đời. Cung Điền tốt báo hiệu một hậu vận tốt.
Được cảm ơn bởi: boluclag, mít trộn, dath, nhanai_ng, dragon83, truongapd, clicknuaclickmai, Fuk_Barca, alibaba2012, shit_8, 1000click000
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhtiendo
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1465
Tham gia: 17:30, 03/03/12
Đến từ: Lại Thượng

TL: Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi anhtiendo »

Hai bộ sách mà tôi (tác giả) có dịp biết được là bộ "Tập Nguyên Yếu Chỉ" của Cao Xữ Dị gồm 218 tập và bộ Huyền Môn Khai Niệm của Thiệu Khang Tiết gồm 46 tập. Bộ Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chỉ dày bằng một tập trong 218 tập của Cao Xữ Dị mà thôi. Cao Xữ Dị và Thiệu Khang Tiết là hai nhà triết học và huyền học trứ danh của Trung Hoa, thuộc phái Nam Tông. Phái Bắc Tông thiên về thực hành hơn. Trần Đoàn thuộc phái Bắc Tông. Ông có san định lại Khoa Tử Vi cho phái Bắc Tông, nhưng không để lại bộ sách nào cả. Bộ Tử Vi Đẩu Số toàn thư không phải do Trần Đoàn biên soạn mà do các môn sinh của Trần Đoàn nhớ và chép lại nên rất lủng củng và thiếu sót. Cứ theo như các chính thư cho biết thì khoa Tử Vi được xây dựng trên thuyết Tam Tài của Trung Hoa, gồm Thiên Địa Nhân. Lá số Tử Vi chỉ mới biểu hiện cho phần Thiên định mà thôi. Phải đối chiếu với phần Địa định (môi trường) và phần Nhân định (nhân tướng và tâm tướng) nữa mới đoán được.

Thật sự thì trong chính thư, dưới mỗi câu phú đều có phần ghi chú đầy đủ. Người có sao Hồng Loan cư Mệnh phải có mặt như thế nào, mông đít ra sao và hoàn cảnh như thế nào mới nhị phu, chớ không phải ai có sao Hồng Loan thủ Mệnh đều là nhị phu cả. Vì các tạp thư không có phần ghi chú về Địa định và Nhân định nên thầy đoán trật dìa. Vã lại, trong các tạp thư bán trên thị trường, số phú đoán chỉ có trên dưới 300 câu. Trong khi chỉ ba vòng Tràng Sinh, Lộc Tồn và Thái Tuế cũng đã tạo ra 960 chính cách. Tính cả biệt cách và phá cách cũng phải trên 4.000 câu. Không nắm vững toàn bộ làm sao đoán đúng được?

Tôi xin highlight mấy dòng trên để các bạn nắm được vấn đề nhanh hơn. Thật không biết cám ơn bác TKQ thế nào. Người nào đó tự nghiên cứu mà có chút thành tựu chẳng qua cũng như Thạch Phá Thiên đọc được Thái Huyền Kinh trên Hiệp khách đảo mà thôi.
Được cảm ơn bởi: dragon83, truongapd, clicknuaclickmai, Fuk_Barca, alibaba2012, shit_8, shit_final, 1000click000
Đầu trang

HoaCai01
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 261
Tham gia: 13:40, 13/06/09

TL: Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi HoaCai01 »

Bài viết ở trên chứa nhiều sai lầm quá, làm tôi phải vào đây đính chánh vì sợ rằng hậu học cứ tưởng miếng ngói lóng lánh là miếng ngọc .

1. Tác giả bài viết trên có lẽ không phải là Thiên Kỷ Quý (TKQ) vì người này còn trẻ (thua HoaCai01 chừng 12 tuổi) giao du đã lâu, không hề biết TKQ bị đi học tập và bị cưỡng chế, vì thế có lẽ tác giả là 1 người khác ?

2. Trần Đoàn đúng thuộc Bắc Tông tức phái nguyên thuỷ vì Trần Đoàn sư tổ là nguời sáng tác ra khoa Tử Vi chứ không phải là người san định như Khổng Phu Tử san định (sửa chữa, hiệu đính cho rõ nghĩa) Kinh Dịch vốn là tác phẩm của Chu Văn Vương .

3. Nam Tông là đám lý số gia phía Nam Trung Quốc thường thêm thắt, chế biến nên có rất nhiều sao lạ (ví dụ như Chỉ Bối, Âm Sát ..) được gia nhập vào các sao cơ bản của Tử Vi chính thống thường chừng 100 sao trở lại. Có 1 lá số Tử Vi do Nam Tông an vị lên đến 133 sao !

Cho rằng Tử Vi Nam Tông là Tử Vi giang hồ tức Tử Vi hàng chợ cũng đúng và cho là TỬ Vi Bắc Tông là Tử Vi cung đình cũng đúng luôn (vì ngày trước Tử Vi bị giới hạn truyền tay, chỉ dành cho cấp lớp có biệt quyền như vua chúa, hoàng thân, đạo sĩ cấp cao).

Trần Đoàn đã chết lâu xa lắc từ đời Tống, mãi đến đời Minh danh của ông về môn Tử Vi mới được đời biết đến nhiều, như vậy Trần Đoàn lấy cớ gì để san định các thứ râu ria của Tử Vi Nam Tông vì mãi về sau cả mấy trăm năm, các bói toán gia tha hồ sáng chế các sao mới để phù hợp với tình hình và yeu cầu.

Gần đây, khoảng 1 ngàn năm sau cái chết của Trần Đoàn, vài lý số gia đề nghị bỏ bớt các sao, chỉ giữ lại một ít để việc chuẩn đoán dễ dàng hơn và lý số gia nắm được mạch chánh của 1 lá số !

Tôi không muốn phê bình bài viết thêm vì chưa chắc gì tôi đã đúng 100% nhưng tôi tin tác giả của bài này không có cao siêu như chúng ta thường phong thần phong thánh cho 1 nhân vật ưa phóng đại mà kỹ thuật bói lúc đúng lúc sai (đôi khi ăn gian).
Sửa lần cuối bởi HoaCai01 vào lúc 08:42, 28/06/12 với 2 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: tigerstock68, anhtiendo, nhanai_ng, truongapd
Đầu trang

HoaCai01
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 261
Tham gia: 13:40, 13/06/09

TL: Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi HoaCai01 »

Nhờ một cơ may, được tiếp xúc với một Chưởng Môn của phái Nam Tông về khoa Tử Vi, được cho xem sách, nghe giảng về cấu trúc của lá số Tử Vi, một khoa đã được khởi công nghiên cứu từ thời Đông Tấn (thế kỷ thứ 3) và phải sau 10 thế kỷ mới được san định lại, tôi (tác giả) thấy rằng những cái mình học trong các sách bán trên thị trường chẳng có nghĩ lý gì, vì đó chỉ là tạp thư. Cách trình bày trong những sách đó hoàn toàn có tính cách phiến diện. Dùng những loại sách đó thì chỉ có thể đoán vài chuyện lăng nhăng chơi mà thôi.

Trần Đoàn thuộc thế kỹ 10 là người có công lớn nhất cho môn Tử Vi khi ông tổng hợp và hình thành cơ cấu tổng quát với hầu hết các sao tiêu biểu được dùng cho tới ngày hôm nay trong 1 lá số Tử Vi như chúng ta đã biết.

Vấn đề an Đại Hạn từ mệnh hay không từ mệnh là 1 điều tranh chấp từ lâu nhưng không quan trọng vì đại đa số các lý số gia Đài, Cảng, Trung Hoa Lục Địa và VN đều an DH tại Mệnh (trong khi có dư luận cho rằng Bắc Tông an DH khởi từ Bào hay Phụ Mãu(1) Nên nhớ đọc sách của Trần Đoàn, chúng ta không thấy sư tổ chỉ định an DH như thế nào mới đúng. Vì vậy chớ vin vào sự khác biệt về cách an DH để quên trọng tâm của việc học Tử Vi tức là nắm được các nguyên lý cơ bản rồi tùy theo căn cơ và duyên phận mà lý số gia có thể đi sâu hơn với mức độ chính xác cao hơn.

(1) Trần Đại Sỹ tức hậu duệ sáng chói của Tử Vi Đông A thuộc Bắc Tông nguyên thủy, trong 1 cuốn sách Tử Vi của ông, có viết về cách an DH khởi từ Bào hay Phụ tức khác với cách an DH của Bắc Tông nhưng ông Trần không cho biết cách nào đúng hơn. Nhưng chính trong sách đó, ông có ghi lại rất nhiều lá số tuổi Tý với các chi tiết nghiệm lý phải an DH từ Mệnh mới đúng (như vậy chính ông Trần cũng không coi kỹ các lá số của các thân chủ ông !!!)
Được cảm ơn bởi: gaibacon, anhtiendo, nhanai_ng, truongapd, hoavan004
Đầu trang

HoaCai01
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 261
Tham gia: 13:40, 13/06/09

TL: Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi HoaCai01 »

Quá trình lịch sử của môn Tử Vi

Trước Trần Đoàn, hệ thống bói toán của Trung Quốc không có gì nổi trội về khoa lý số (lý = lý lẽ, biện chứng, số = sự sắp đặt, cũng có nghĩa là con số), cho tới khi xuất hiện của Tử Bình và Tử Vi là 2 môn lý số siêu việt dùng để tiên đoán vận mệnh của 1 con người .

Mệnh = cung mệnh và cung an Thân trong lá số Tử Vi, còn trong lá số Tử Bình, chính là Trụ Ngày.

Số phận con người bao gồm Mệnh Vận tức con người di chuyển và biến thiên theo các cung hạn (Tử Vi) hay các vận chuyển của Can Chi tính từ Trụ Tháng (Tử Bình).

Trước Trần Đoàn, các sao cơ bản đã có sẳn như Hồng Diễm (tức Đào Hoa) ...nay Trần Đoàn sư phụ hệ thống hóa các sao có sẳn và thêm vào 1 số sao (ví dụ như sao Tử Vi ...). Ba vòng Tam Tài của lá số Tử Vi bao gồm Thái Tuế, Lộc Tồn, Tràng Sinh không thấy khác biệt gì với cách bố trí của lá số Tử Bình.

Ngày trước các lý số gia của Bắc Tông nguyên thủy tức hệ sinh ra từ tổ sư giỏi dỡ ra sao thì chúng ta chỉ đọc các câu truyện có tính huyền thoại như Trần Đoàn ký ước với 2 vị vua Tống lúc còn nhỏ tuổi chưa lên ngôi hay giai thoại của phái Trần Đông A xem là tông phái nổi tiếng của môn Tử Vi của Trung Hoa truyền vào Việt Nam đời Trần với ba lần chiến thắng quân Mông Cổ (nhà Nguyên) mà sự ứng dụng Tử Vi chọn hiền tài, bậc lương đống trung cang ắt đã diệu kỳ đóng góp 1 phần trong chiến tích lừng lẫy .

Sự phát triển của khoa Tử Vi trong 1 thời gian rất dài cả ngàn năm, có vẽ không rõ nét và mạnh mẽ như thời Trần Đoàn khai sáng, thậm chí còn bị thui chột vì chánh sách độc tài của các chính quyền chuyên chế (TQ sau 1949 và VN sau 1975). Nhưng cái gì của Cesar thì phải trả lại cho Cesar: Trào lưu trở lại mệnh lí học lại rầm rộ phát triển kể từ khi Mao nằm xuống và VN cũng từ từ đổi mới sau 1989 (Liên Xô sụp đổ), riêng tại Đài Loan và Hương Cảng là 2 xứ tương đối tự do nên đây là đất dụng võ và tung hoành của các nhà nghiên cứu lý số mệnh học trong vòng 40 năm qua.

Những gì cho là Bắc Tông và Nam Tông xem như không đáng kể. Các câu Phú thỉnh thoảng dùng những chữ riêng biệt cho Tông này chứ qua Tông kia thì không đúng (ví dụ cách an sao hay tên của sao).

Thường thì các tông phái ngày nay tự đề cao danh tính theo địa phương, theo cách vận dụng trong lý giải, thậm chí dùng cả tên mình làm nhãn hiệu cầu tòa (registered trademark).

Phái Trung Châu
Phái Nhất Diệp Tri Thu
Phái Tam Hợp
Phái Tư' Hóa
Phái Thiên Lương, phái Trần Đông A (tức TỬ Vi Bắc Tông nguyên thủy)
Phái Phúc Tông
Phái Tử Vân và Phái Liễu Cư Sĩ
Phái Tự Hóa không rõ có thể xem là 1 phái không vì ông Chính Huyền Sơn Nhân trùng lá số với nhạc sĩ Quảng Nam (với tác phẩm Mười Năm Tình Cũ, mệnh thân Cơ Lương tại Sửu Mùi)

và còn nhiều phái khác không cách gì liệt kê và mô tả cho đủ và đúng, ví dụ như lý số gia Vui Vui dùng cách tính Mệnh Chủ và Thân Chủ để định 1 ấn bản cho 1 người dùng chung 1 lá số với nhiều người khác. Đâu khác gì Phái Treo Sao tức định được 1 hay 2-3 sao trong lá số Tử Vi để dùng sao đó làm chánh yếu trong suy xét tốt xấu của 1 lá số.

Gần đây nhất có 2 phái đình đám từ Hải Phòng: Phái do Tiên Ông truyền dạy kiến thức trong giấc ngũ và Phái do Thánh Nhân đào tạo !

HC01
Được cảm ơn bởi: gaibacon, dath, anhtiendo, nhanai_ng, Bình Minh 1368
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tranminhngoctk28
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 273
Tham gia: 14:02, 17/02/20

Re: Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi tranminhngoctk28 »

Đánh dấu để đọc đã hehe
Đầu trang

JamesNguyen2018
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 143
Tham gia: 04:23, 23/10/22

Re: TL: Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi JamesNguyen2018 »

=))
HoaCai01 đã viết: 10:23, 28/06/12 Quá trình lịch sử của môn Tử Vi

Trước Trần Đoàn, hệ thống bói toán của Trung Quốc không có gì nổi trội về khoa lý số (lý = lý lẽ, biện chứng, số = sự sắp đặt, cũng có nghĩa là con số), cho tới khi xuất hiện của Tử Bình và Tử Vi là 2 môn lý số siêu việt dùng để tiên đoán vận mệnh của 1 con người .



Mệnh = cung mệnh và cung an Thân trong lá số Tử Vi, còn trong lá số Tử Bình, chính là Trụ Ngày.

Số phận con người bao gồm Mệnh Vận tức con người di chuyển và biến thiên theo các cung hạn (Tử Vi) hay các vận chuyển của Can Chi tính từ Trụ Tháng (Tử Bình).

Trước Trần Đoàn, các sao cơ bản đã có sẳn như Hồng Diễm (tức Đào Hoa) ...nay Trần Đoàn sư phụ hệ thống hóa các sao có sẳn và thêm vào 1 số sao (ví dụ như sao Tử Vi ...). Ba vòng Tam Tài của lá số Tử Vi bao gồm Thái Tuế, Lộc Tồn, Tràng Sinh không thấy khác biệt gì với cách bố trí của lá số Tử Bình.

Ngày trước các lý số gia của Bắc Tông nguyên thủy tức hệ sinh ra từ tổ sư giỏi dỡ ra sao thì chúng ta chỉ đọc các câu truyện có tính huyền thoại như Trần Đoàn ký ước với 2 vị vua Tống lúc còn nhỏ tuổi chưa lên ngôi hay giai thoại của phái Trần Đông A xem là tông phái nổi tiếng của môn Tử Vi của Trung Hoa truyền vào Việt Nam đời Trần với ba lần chiến thắng quân Mông Cổ (nhà Nguyên) mà sự ứng dụng Tử Vi chọn hiền tài, bậc lương đống trung cang ắt đã diệu kỳ đóng góp 1 phần trong chiến tích lừng lẫy .

Sự phát triển của khoa Tử Vi trong 1 thời gian rất dài cả ngàn năm, có vẽ không rõ nét và mạnh mẽ như thời Trần Đoàn khai sáng, thậm chí còn bị thui chột vì chánh sách độc tài của các chính quyền chuyên chế (TQ sau 1949 và VN sau 1975). Nhưng cái gì của Cesar thì phải trả lại cho Cesar: Trào lưu trở lại mệnh lí học lại rầm rộ phát triển kể từ khi Mao nằm xuống và VN cũng từ từ đổi mới sau 1989 (Liên Xô sụp đổ), riêng tại Đài Loan và Hương Cảng là 2 xứ tương đối tự do nên đây là đất dụng võ và tung hoành của các nhà nghiên cứu lý số mệnh học trong vòng 40 năm qua.

Những gì cho là Bắc Tông và Nam Tông xem như không đáng kể. Các câu Phú thỉnh thoảng dùng những chữ riêng biệt cho Tông này chứ qua Tông kia thì không đúng (ví dụ cách an sao hay tên của sao).

Thường thì các tông phái ngày nay tự đề cao danh tính theo địa phương, theo cách vận dụng trong lý giải, thậm chí dùng cả tên mình làm nhãn hiệu cầu tòa (registered trademark).

Phái Trung Châu
Phái Nhất Diệp Tri Thu
Phái Tam Hợp
Phái Tư' Hóa
Phái Thiên Lương, phái Trần Đông A (tức TỬ Vi Bắc Tông nguyên thủy)
Phái Phúc Tông
Phái Tử Vân và Phái Liễu Cư Sĩ
Phái Tự Hóa không rõ có thể xem là 1 phái không vì ông Chính Huyền Sơn Nhân trùng lá số với nhạc sĩ Quảng Nam (với tác phẩm Mười Năm Tình Cũ, mệnh thân Cơ Lương tại Sửu Mùi)

và còn nhiều phái khác không cách gì liệt kê và mô tả cho đủ và đúng, ví dụ như lý số gia Vui Vui dùng cách tính Mệnh Chủ và Thân Chủ để định 1 ấn bản cho 1 người dùng chung 1 lá số với nhiều người khác. Đâu khác gì Phái Treo Sao tức định được 1 hay 2-3 sao trong lá số Tử Vi để dùng sao đó làm chánh yếu trong suy xét tốt xấu của 1 lá số.

Gần đây nhất có 2 phái đình đám từ Hải Phòng: Phái do Tiên Ông truyền dạy kiến thức trong giấc ngũ và Phái do Thánh Nhân đào tạo !

HC01
Đọc ko hiểu gì về các môn phái khác nhau ra sao bác ạ
Đầu trang

wwwbinh179
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 119
Tham gia: 20:50, 22/01/13

Re: Nguồn gốc tử vi - by Thiên Kỷ Quý

Gửi bài gửi bởi wwwbinh179 »

Tài liệu ở Việt Nam khó mà luận biết được tử vi hình thành như nào quá. Duy chỉ biết cuốn tử vi đầu tiên đề tên Ngài Trần Đoàn. Ở đạo giáo khả năng là mới rõ hơn, Hi Di Trần Đoàn được gọi là lão tổ trong đạo giáo tu hành ở núi Hoa Sơn, Thiểm Tây, Trung Quốc. Còn được đời sau gọi là ông tiên ngủ, là người sáng tạo ra cách thiền ngủ, được cho là đã đắc đạo thành tiên, là đạo sĩ nổi tiếng trong giới tu hành.

Ở trong giới tu hành đạo giáo, nếu không có thành tựu thì không thể trở thành lão tổ đáng kính đc, ngài không chỉ nhờ môn tử vi mà nổi tiếng đâu. Cho nên việc một người hoá tiên sáng tạo ra một khoa tử vi cũng rất có khả năng cao, thiết nghỉ là trong môn phái của ngài sẻ có ghi chép lại thôi, mà ngoài giang hồ lưu truyền tên tuổi ngài nếu không đúng sự thật thì đạo giáo sẻ đính chính ngay. Luận cứ như vậy thì môn tử vi là do ngài sáng lập ra rồi.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Thư viện”