SAO ĐÀ LA

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Trả lời bài viết
panda83
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3093
Tham gia: 19:59, 16/07/16
Đến từ: Châu Phi

SAO ĐÀ LA

Gửi bài gửi bởi panda83 »

khong luan tu vi trong thread nay

SAO ĐÀ LA
http://xemtuvi.xyz/sao-da-la
Sao Đà La cùng với Sao Kình Dương hợp thành bộ Kình Đà được ví như bộ đôi sát thủ trong tay sở hữu Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm. Sức mạnh thật khủng khiếp. Nếu ở vị trí tốt đẹp, sáng sủa thì cũng ẩn tàng hiểm nguy.

Đặc điểm Sao Đà La

- Phương vị: Bắc Đẩu tinh
- Tính: Âm
- Hành: Kim
- Loại: Sát Tinh
- Chủ về: Sát phạt
- Tên gọi tắt: Đà

Vị trí Đà La ở các Cung

- Đắc Địa: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Hãm Địa: Tý, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi.

Đà La cũng là một trong những Sát Tinh hạng nặng nằm trong nhóm lục sát tinh, bao gồm: Kình Dương, Đà La, Địa Kiếp, Địa Không, Hỏa Tinh, Linh Tinh. Đà Là với Kình Dương thường được an cách nhau 1 cung, kẹp Lộc Tồn ở giữa. Vì vậy còn Kình Dương và Đà La còn nằm trong bộ Kình Đà.

Đà La ở Cung Mệnh

Ý nghĩa tướng mạo, ngoại hình, tính cách

+ Cung Mệnh có Đà La tọa thủ, nên thân hình cao dài, hơi gầy, da xám, lông tóc rậm rạp, mặt thô, răng xấu, mắt kém.

+ Đà đắc địa là người can đảm, dũng mãnh, nhưng thâm trầm, có mưu cơ, thủ đoạn.

+ Đà hãm địa là người hung bạo, gian hiểm, độc ác và dâm dật trong mình thường có tỳ vết hay có nhiều rỗ sẹo.

+ Nếu sao Đà La tọa thủ trong cung Vô Chính Diệu (như trường hợp Cung Mệnh Vô Chính Diệu và Cung Phụ Mẫu Vô Chính Diệu của lá số mẫu) được gọi là cách Hung Tinh độc thủ hoặc Đà La độc thủ.

+ Đà hãm địa gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, nhất là Hỏa, Linh, Không, Kiếp, Kỵ, Hình thật là chung thân cùng khổ cô đơn, phải lang thang phiêu bạt, lại hay đau răng, đau mắt, thường mắc kiện cáo, tù tội, mắc những tai nạn khung khiếp, nếu chân tay không bị thương tàn và nếu mắt không có tật, tất không thể sông lâu được.
Những Bộ Sao Tốt

+ Đà La gặp Lực, Quyền ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi là người có quyền hành, được nhiều người kính phục.

Những Bộ Sao Xấu

+ Đà La gặp Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp, Thất Sát, Hóa Kỵ: Đạo tặc, gian phi, giết người, cướp của.

+ Đà La, Thiên Riêu, Hóa Kỵ ở liền cung thì bị họa vô đơn chí.

+ Đà La gặp Hỏa, Linh, Không, Kiếp, Kỵ, Hình là người có số ăn mày, yểu, gian phi, vào tù ra khám.

Đà La Ở Cung Phụ Mẫu
Cha mẹ và con cái đều không hợp tính nhau.
Đà La, ThấtSát, không được ở gần cha mẹ.
Đà La, Tham Lang, cha mẹ hoang đàng, chơi bời, hoặc cha mẹ làm nghề cao lâu tửu quán, thủ công mỹ nghệ. - Đà La, Liêm Trinh, gia đình túng thiếu hoặc làm nghề vất vả, hay mắc tai nạn về kiện tụng hoặc có nhiều bệnh tật.

Đà La Ở Cung Phúc Đức
Đà La ở Dần, Thân vô chính diệu: Phúc thọ, gặp may suốt đời, họ hàng quý hiển cả văn lẫn võ.
Nếu Đà La thêm Tuần, Triệt: Trở thành xấu.

Đà La Ở Cung Điền Trạch
Dù có tổ nghiệp của cha mẹ để lại cũng không được thừa hưởng, nội bộ gia đình hay có chuyện phiền muộn, lục đục, phải đi xa mới có.
Đà La, Kình Dương, Đại Hao, Tiểu Hao, vô điền sản.

Đà La Ở Cung Quan Lộc
Đà La, Thiên Mã: Bôn ba, quân nhân.
Đà La, Tả Phù, Hữu Bật, Hóa Lộc, Hóa Quyền ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi: Rất hiển đạt về võ nghiệp.
Đà La, Kình Dương, Liêm Trinh, công danh hay gặp sự không may, lôi thôi bận lòng.

Đà La Ở Cung Nô Bộc
Nếu có sao chính tinh tốt thì bạn bè, người làm, người giúp việc đắc lực, nếu có sao chính tinh xấu, hãm địa, thì hay bị làm ơn nên oán.

Đà La Ở Cung Thiên Di
Ra ngoài hay gặp tai nạn, chết ở xa nhà, luôn luôn gặp sự phiền lòng, tiền bạc dễ bị rủi ro.

Đà La Ở Cung Tật Ách
Trong người hay có tì vết, bị bệnh kín, đau mắt, ruột, gan, dạ dày, bệnh trĩ.
Đà La gặp Nhật, Nguyệt, Kỵ: Đau mắt nặng, có thể lòa.
Đà La, Phượng Các: Cứng tai, điếc tai.

Đà La Ở Cung Tài Bạch
Kiếm tiền trong lúc náo loạn, cạnh tranh một cách dễ dàng nhanh chóng. Nhưng nếu Đà La gặp thêm sao Địa Không, Địa Kiếp, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Hóa Kỵ, có bao nhiêu cũng hết, dễ có tai nạn vì tiền, phá tán.

Đà La Ở Cung Tử Tức
Đà La gặp Không, Kiếp, Hỏa (Linh): Con ngổ ngược, du đãng, yểu tử, có tật, ngớ ngẫn.
Đà La gặp Hóa Kỵ: Muộn con trai.

Đà La Ở Cung Phu Thê
Vợ chồng bất hòa, xung khắc, hay gây gỗ, cãi cọ lôi thôi.
Đà La gặp Thiên Riêu, Thất Sát, Hỏa, Linh: Đàn bà giết chồng.
Đà La, Khốc Hư (hay Linh Hỏa): Vợ chồng xung khắc.
Đà La, Thái Tuế: Sai ngoa, khắc khẩu, ngồi lê đôi mách.

Đà La Ở Cung Huynh Đệ
Anh chị em không hợp tính nhau hoặc hai giòng.
Anh chị em có người tàn tật, phiêu bạt, chết non.

Đà La Khi Vào Các Hạn
Đà La, Thiên Hình hay Đà La ở Thìn, Tuất: Có ngục hình.
Đà La, Không, Kiếp: Tổn tài, bệnh tật, bị lừa gạt.
Đà La, Thái Tuế, Hóa Kỵ: Bị tai tiếng, kiện tụng, cãi vã.
Đà La, Thiên Mã: Thay đổi, bôn ba, quân nhân thì phải đánh Nam dẹp Bắc, chinh chiến lâu ngày.
Đà La, Lưu Đà: Tai họa khủng khiếp, nhất là khi gặp thêm Thất Sát đồng cung.

-------------------------------------------------------

Sức mạnh hai sao Kình Dương Đà La trong Tử vi
http://tuvisomenh.com/suc-manh-hai-sao- ... rong-tu-vi
Sau bộ Không Kiếp, đến bộ Kinh Đà (Kình Dương, Đà La). Cũng như Không Kiếp có đắc địa mới ăn. Kình Dương, Đà La chỉ ăn ở các cung đắc địa. Và phải có chính tinh chỉ huy. Như Phá Quân cùng với Không Kiếp đắc địa thì ăn lớn, Kình phải có Thất Sát mới ăn to. Kình, Đà đứng hai bên Lộc Tồn, cho nên không có trường hợp đồng cung. Chiếu thì lại không ăn to. Phải đóng ngay tại Mạng hoặc tại cung mà thôi. Cho nên cần phần biệt các trường hợp riêng rẽ.

sao kình dương, đà la

TRƯỜNG HỢP KÌNH DƯƠNG

Ai cũng biết rằng có cách Hình, Sát thì oai hùng. Hình là Thiên Hình. Sát là Thất Sát. Được cách Hình Sát tại Mạng thì phát công danh lớn, thường về võ nghiệp.

Kình, Sát (Kình Dương, Thất Sát) cũng được hưởng như Hình, Sát (vì Kình đóng vai hình)

Về cách này, xin chú ý :

– Kình phải đóng tại Mạng cùng với Sát mới được.
– Hoặc là Mạng có Thất Sát, thì đến Đại Vận có Kình là ăn. Nếu chỉ gặp Đại Vận có Kình chiếu thì cũng hưởng, nhưng kém hơn
– Phải là Thất Sát mới chỉ huy được Kình, tức là mới vận dụng được Kình. Trong bộ Sát, Phá, Tham chỉ có Sát mới chỉ huy được Kình, còn các sao khác kém hơn, không đủ sức chỉ huy.
– Kình phải đắc địa tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì mới có ảnh hưởng tốt.

Kỳ trước, chúng tôi đã ghi rằng bộ Phá Quân, Không Kiếp đắc địa rất mạnh. Bộ Thất Sát, Kình cũng mạnh, nhưng kém hơn bộ Phá Quân, Không Kiếp. Nhưng kinh nghiệm lại cho biết rằng bộ Sát, Kình tuy ảnh hưởng kém mạnh, nhưng lại hay hơn bộ Phá Quân, Không Kiếp, là vì nó “phù hẳn”, chứ không “tráo trở” không phù mạnh rồi hạ xuống.

Nếu không có Thất Sát

Mệnh phải có Thất Sát, mới vận dụng được Kình.
Nhưng nếu không có Thất Sát, thì có Phá Quân cũng tạm được, nhưng ảnh hưởng tốt kém Thất Sát.

Họa hại vì Kình

Kình Dương kị các tuổi : Dậu, Tuất, Hợi.

Ba tuổi đó đến Đại vận có Kình Dương là gặp họa hại, phải coi chừng.
Ba tuổi đó, Mạng có Kình Dương, cũng phải coi chừng những họa hại.


TRƯỜNG HỢP ĐÀ LA

Đà La đắc địa tại : Dần, Thân, Tị, Hợi, ở cung Mạng vô chính diệu, không có Tuần Triệt là Đà La độc thủ, rất anh hùng. Tức là cho đương số phát mạnh, phát lớn, phần nhiều về võ nghiệp. Nhưng phải là người Kim Mệnh hay Thủy Mệnh thì mới ăn; chứ người Hỏa thì lại không được.

Trong trường hợp trên, Đà La độc thủ đã trở thành chính tinh, rực rỡ, cho nên phải không có Tuần Triệt tại đó mới được, có Tuần Triệt lại hỏng mất cách hay.

TRƯỜNG HỢP XẤU CỦA ĐÀ LA

Đà La ở hai cung Thìn, Tuất đóng vai trò La Võng chi địa.

Không phải cứ hai cung Thìn, Tuất là Thiên La, Địa Võng, tức là lưỡi trời ràng buộc các đương số, phải có Đà La đóng đó mà Đà La là lưới trời, thì hai cung đó mới là hai cung lưới trời trói buộc. Do đấy đừng thấy Mạng đóng tại Thìn Tuất mà bảo rằng Mạng bị ràng buộc. Mạng tại Thìn Tuất, mà có Đà La thì mới bị ràng buộc (phải Đà La ngay cung Mạng, chứ Đà La chiếu sang Mạng cũng không sao)

Đà La là lưới tại Thìn, Tuất thì các sao khỏe ở đấy như như Tử-Tướng, Phá Quân bị trói lại, không thi thố được nữa. Những sao yếu, hiền lại không bị Đà La trói buộc.

Cũng như Kình đóng vai trò của Thiên Hình, Đà đóng vai trò của Hóa Kị.

CÁCH AN KÌNH, ĐÀ

Theo kinh nghiệm của cụ Thiên Lương, cách an Kình Đà có hơi khác các sách, nhưng hợp lý ở chỗ phân biệt Âm, Dương.

Kình, Đà ở hai bên có Lộc Tồn, và theo nguyên tắc “Tiền Kình, hậu Đà”. Nhưng hướng trước sau phải tuỳ theo người tuổi Âm hay tuổi Dương. Như tuổi Âm thì an theo chiều ngược lấy chiều đó rồi, thì Kình đi trước cung có Lộc Tồn, và Đà La đi sau cung có Lộc Tồn. Vì dụ tuổi Ất Mùi, Lộc Tồn ở Mão thì Kình ở Dần, Đà La ở Thìn.. Tuổi Dương thì theo chiều Dương, và theo chiều đó, như tuổi Giáp Dần, Lộc Tồn ở Dần, thì Kình ở Mão, Đà La ở Sửu.

Theo cách an đó, nhớ là Kình Lực luôn luôn đi với nhau. Chỗ nào có Lực Sĩ là có Kình Dương.

---------------------------------------------------------------

Luận về Kình Dương – Đà La
https://trannhatthanh.wordpress.com/tag/da-la/

Kình Dương, Đà La trong khoa Tử Vi là hai sát tinh đi đôi như Linh Hỏa, cùng với Linh Hỏa thành bộ “tứ sát”. Nhưng Kình Đà có nhiều khác biệt với Hỏa Linh. Hỏa Linh mang đến phiền nhiễu, Kình Đà đem lại tổn thất.

Khi hội tụ đủ bộ tứ sát lại đoán khác và gặp Địa Không Địa Kiếp lại đoán khác. Kình Dương hóa khí là “Hình”, Đà La hoá khí là “Kỵ”. Hình từ Kình Dương biểu hiện sự phá hoại lực, có thể gây ra thất bại, có thể gây ra thị phi sau khi đã thành công. Kỵ từ Đà La biểu hiện ngăn trở trì trệ, có thể tạo nên những khó khăn bất ngờ, có thể khiến cho đương sự vào mê hồn trận. Phá hoại lực của Kình Dương thường rõ ràng dễ nhận thấy. Ngăn trở trì trệ của Đà La thường ngấm ngầm quỷ quyệt.

Kình Dương phá hãm ví như một chân tiểu nhân. Đà La phá hãm ví như ngụy quân tử. Bởi vậy khi Kình Dương hội Hỏa Tinh gây thành sức mạnh phản kháng như cách “Mã đầu đới tiễn” nơi cung Ngọ, vượt qua những khó khăn gian tân mà đến với thành công.

Nhưng nếu Đà La hội với Hỏa Tinh lại thành ra thứ trở ngại không vượt được rồi thất bại. Hung họa đến từ Kình Đà xem như thế còn tùy thuộc vị trí chúng đứng và hội tụ với sao nào để mà tìm ra đầy đủ ý nghĩa.

Kình Dương là một tình trạng phát triển thái quá. Còn mang tên gọi khác là “dương nhẫn” đầu mũi gươm xung kích tiền phong. Kình Dương vào Mệnh làm việc xông xáo, không do dự, đã quyết thì làm. Sở đoản của Kình Dương là khó tiếp thụ ý kiến người khác, hiếu thắng, cao ngạo, ăn nói sắc nhọn dễ gây thù oán. Khuynh hướng cực đoan, tình cảm yêu với hận rõ ràng ân với oán phân minh.

Đà La ngược lại, làm việc âm thầm, gan góc, tiến chậm nhưng không ngừng tiến, không vội vã nhưng không phải không có phản ứng mau. Thường nuốt để bụng và cực kỳ cố chấp, khả năng nhẫn nại cao

Đến đây ta hãy bàn về vị trí của sao Kình Dương. Kình Dương bao giờ cũng đứng trước Lộc Tồn gọi bằng Tiền Kình Hậu Đà. Không thể đặt ngược vị trí của nó thành Tiền đà Hậu Kình

Như trên đã nói Dương nhẫn là một tình trạng phát triển cao độ. Giáp Lộc đóng Dần thì sự phát trểin cao độ của Giáp Mộc phải vào mộc cung là Mão. Bính Hỏa Lộc tại Tỵ thì tình trạng phát triển mạnh cũng phải ở nơi cung hỏa Dương nhẫn tất phải đóng Ngọ.

Ất mộc Lộc tại Mão thì dương nhẫn Thìn là thủy mộc khố. Đinh Kỷ Lộc ở Ngọ thì Dương nhẫn đóng Mùi hỏa khố. Tân kim Lộc tại Dậu thì Dương nhẫn đóng Tuất kim khố…
Sách Tinh Bình Hội Hải viết “Giáp Lộc đáo Dần, Mão vi Dương nhẫn, Ất Lộc đáo Mão, Thìn vi Dương nhẫn…” Lộc tiền nhất vi vi “Nhẫn” vi vạn vật chi lý giai ố cực thịnh. Lộc quá Nhẫn sinh công thành đương thoái, bật thoái tắc quá việt kỳ nhân (Nghĩa là trước Lộc Tồn một cung là Dương nhẫn bởi lẽ cái lý của vạn vật không thuận được với tình trạng thái qua, Lộc lên cực điểm thành hoại, công thành rồi hay từ tồn lại, cứ tiếp tục quá khích tất sẽ bại.

Ở số Tử Bình không có sao Đà La, nhưng Dương nhẫn rất quan trọng. Tử vi căn cứ vào lý luận trên, không cách gì mà đổi ra tiền Đà hậu Kình, đổi như vậy lý ngũ hành mất đất đứng.

Lấy trường hợp tuổi Bính Mậu có Đồng Âm tọa thủ tại Mệnh, Đồng Âm ấy được Kình Dương mới hay, nếu như lại sao Đà La nằm chềnh ềch ở đây thật khôi hài. Câu phú Thiên Đồng Thái Âm cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương. Phải tiền Kình tuổi Bính Mậu mới có Dương nhẫn tại Ngọ được.

Kình Dương đắc địa thủ Mệnh thân tài chắc chắn, xương lớn nhưng không lộ cốt. Kình Dương hãm thân tài gầy guộc xương lộ da như cam sành. Kình Dương hợp với các cung mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) vì mộ cung có khả năng thuần hóa được tính phát triển quá mức dủa sao này. Kình dương ở mộ tuy đắc địa nhưng vẫn phải có cuộc đời phiêu lưu bôn ba ly hương và xa cách người thân.

Kình Dương đóng vào tứ bại địa (Tí Ngọ Mão Dậu) nếu không kết hợp thành một cách riêng biệt như hội hợp với Đồng Âm, tính chất hình khắc nặng hơn, đáng ngại nhất là Dậu rồi đến Mão.

Riêng với nữ Mệnh có Kình Dương dù miếu địa cũng phải xem là “mỹ trung bất túc” vì nữ mệnh đều an định êm đềm trong đời là chủ yếu. Kình Dương gặp Nhật Nguyệt trai khắc vợ, gái khắc chồng. Kình Dương gặp Liêm Trinh Hỏa Tinh ắt có ám tật hoặc tứ chi bị thương.

Sách vở Trung Quốc có mấy câu đáng để ta suy ngẩm: Thiên Tứơng hãm phùng Dương Mẫn, nữ nhân thi lụy nghĩa là nam mạng Thiên Tướng đóng hãm địa gặp sao Kình Dương thường bị đàn bà làm khổ (vì tình mà khổ). Hồng Loan Dương Nhẫn vì tình đoạn trường nghĩa là số gái Hồng Loan gặp Kình Dương dễ đi vào cảnh buồn đoạn trường vì tình.

Đà La thủ Mệnh biểu hiện qua đôi mắt lớn, lồi, đắc địa ánh mắt từ tường, hãm ánh mắt mờ đục, răng dễ bị hư nếu vào hãm địa. Đà La đắc địa ở các cung mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) làm việc giỏi dắn, dám làm và thành công.
Đà La hãm nơi Dần Thân Tỵ Hợi tính giảo quyệt ưa phá hoại, cô đơn. Đà đắc địa tứ mộ can đảm thâm trầm, lắm mưu mô thủ đoạn.

Đà la gặp Riêu Cái Tuế ở Mệnh có tật nói ngọng, nóilắp. Đà hãm gặp Linh hỏa Không Kiếp Kỵ Hình, đau yếu tật nguyền dễ lâm vào cùng khốn.

Đà La Kình Dương hội Thất Sát thường gặp tai hoạ lớn. Đà gặp Thiên hình ở vận hạn đưa đến kiện tụng, ẩu đả. Đà gặp Hỏa ở vận hạn đau ốm. Đà gặp Thiên Mã tại Mệnh rất không ngoan nhưng cũng rất mưu mô.

Đà La Sửu Mùi tốt nhất, thứ đến Mùi, Thìn vượng địa, Tuất bình hòa. Đà La hội với Tham Lang dễ biến thành con người ham mê chơi bời rượu chè.

Đà La gặp Hỏa Tinh hay bị thương tật hoặc bệnh lâu không khỏi. Đà La Mệnh, Kình Dương Thân thì hình khắc dữ dội hơn nữa

Đà La vào Tật ách có bệnh phổi, xuất huyết ở phổi, mặt có sẹo, tê thấp, bệnh ngứa làm lột da. Kình Đà vào cung Tật ách của số nữ phải để phòng bệnh bướu tử cung đưa đến giải phẩu

Kình với Đà kể về mặt hung họa tác hại ngang nhau. Nhưng với Kình thì rõ rệt, mọi người có thể biết. Còn với Đà La thì ngấm ngầm ít ai hay. Đó là điểm khác biệt giữa Kình với Đà cũng như “Hỏa Minh Linh Ám” vậy.

Đà La đứng bên Tham Lang khi Tham Lang ở cách ‘phiếm thủy đào hoa” tức Tham Lang đóng Hợi có thể đưa đến tình trạng “mê hoa luyến tửu dĩ vong nhân” chết vì trác táng do nghèo hay bệnh.

Đà La đứng với Tham Lang ở Dần cách gọi bằng “phong lưu thái trượng” lại là con người hào hoa phong nhã dễ bị lừa gạt bởi đam mê, không trác táng. Cách “phiếm thủy đào hoa” với “phong lưu thái trượng” khác nhau như vậy.
Kình Đà có một cách nhất định gây họa hại, ấy là khi Lộc Tồn đứng với hóa Kị, đương nhiên Kình Đà hiệp Mệnh, cổ nhân gọi bằng cách Kình Đà hiệp Kị. Cách này đưa đến cái họa bần bệnh giao gia (vì bệnh tật mà nghèo túng, đã nghèo túng còn bệnh tật). Sao Lộc Tồn đứng với Hóa Kị như thế thật xấu.

Kình Đà cũng không hợp với Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, nhưng Kình Đà mà hiệp sao Thiên Tướng hạm thì họa hại mạnh hơn hết. Cách Tham Hỏa là cách tốt nhưng có Đà Kình vào hỏng đi.

Cự Môn Kình Dương không hại lắm, hể có thêm Hỏa Tinh vào thì phiền. Nhưng Kình đắc địa đứng với Hỏa lại hay.
Ngoài ra không phải cứ thấy Kình Đà xuất hiện là tuyệt đối xấu. Kình Đà hung hiểm nhưng mặt khác nó cũng tạo nên điều cát lợi mạnh mẽ không kém

Đà La đứng với sao Thái Âm tại Mệnh, số nữ tính dục cực vượng thịnh đến mức loại dâm bất kể Thái Âm đắc địa hay hãm địa. Trường hợp hãm thì loạn kèm theo tiện, trường hợp đắc sang trọng phong lưu

Có một thuyết cho rằng Kình Dương tượng trưng bộ sinh thực khí của đàn ông và Đà La tượng trưng bộ sinh thực khí của đàn bà. Từ thuyết này mà Thái Âm Đà La mới loạn dâm, ý chí sức mạnh tình dục lên đến cực điểm. Cổ nhân không nhắc đến sự kiện Kình Dương gặp sao nào thì sức mạnh tình dục vượng, dĩ nhiên không phải là Thái Dương rồi.

Qua kinh nghiệm cho thấy Kình Đà vào Mệnh cung thường là con người thông minh. Kình Đà đi cùng Xương Khúc khiến cho cái chất văn của Xương Khúc tăng lên gấp bội. Như vậy thì Kình Đà liên quan tới sức mạnh tình dục là đúng.

Qua phân tâm học của Frued thì sức mạnh tình dục (pulsion sexuelle) đưa lên cao thành văn chương, đẩy xuống thấp thành trác táng, truy hoan. Đà La đứng cùng Thiên Hình Đào Hoa vì tình mà mang họa cũng là bởi sự liên quan đến tình dục nói trên.

Kình Đà còn một cách cục khác mà sách Tử Vi Đẩu Số không nói riêng ra là: Kình Dương độc thủ và Đà La độc thủ. Mệnh không có chính tinh (mệnh vô chính diệu) có Đà Kình tọa thủ là Kình Đà độc thủ.

Kình Dương độc thủ có thể ở Tí Ngọ Mão Dậu có thể ở Thìn Tuất Sửu Mùi. Kình Dương độc thủ chỉ tốt khi nó đứng ở Thìn Tuất Sửu Mùi và Sửu Mùi đẹp hơn Thìn Tuất, còn Tí Ngọ Mão Dậu kể là xấu gây hung họa.

Kình Dương độc thủ vào số trai hợp cách hơn số nữ. Đà La độc thủ vào số nữ hợp cách hơn số trai. Tuy nhiên số nữ mà Kình Đà độc thủ theo quan niệm của người xưa đều không coi như một cách cục tốt đẹp. Thời bây giờ thân phận nữ đã khác đi nhiều thì Đà La độc thủ được kể như cách cục hay nhưng không xem là tốt .

Tại sao hay mà không tốt? Hay chỉ khả năng giỏi dắn, thành công khi toan tính việc gì. Nhưng không tốt vì cuộc sống bôn ba thăng trầm gay go quyết liệt, thiếu an định êm đềm. Kình Dương độc thủ với nam mạng hễ đã thành công lớn vượt thiên hạ, nhưng lúc chưa đạt vất vả và gian lao cũng dữ dội. Kình Dương độc thủ vào binh nghiệp, kinh doanh lớn, chính trị để sáng tạo sự nghiệp.
Đà La độc thủ với nam mạng đắc địa sự thành công thường không qua chánh đạo mà hễ đã bại thì xuống đến tận cùng, cơ sự nghiệp mất, thanh danh cũng tiêu luôn. Trong khi Kình Dương độc thủ có bại vẫn giữ được danh thơm.

Số nữ Đà La độc thủ đắc địa có thể thành công to, nhưng tình duyên dang dở, bất mãn và luôn luôn là con người cô đơn vì quá giảo quyệt nên bị xa lánh. Đà La độc thủ chỉ tốt khi đứng cung Thìn Tuất Sửu Mùi, độc thủ Dần Thân Tỵ Hợi kể như xấu.

Những câu phú về Kình Dương Đà La:

– Kình Dương cư Tí Ngọ Mão Dậu hãm địa, tác họa hưng ương hình khắc thậm
(Kình Dương đóng Tí Ngọ Mão Dậu gây ra tai họa hình khắc)

– Kình Dương nhập miếu gia cát, phú quí thanh dương
(Kình Dương miếu địa gặp cát tinh, giàu sang dương thanh)

– Kình Dương Hỏa Tinh hãm vi hạ cách
(Kình Dương đứng cùng Hỏa Tinh ở hãm địa là hạ cách)

– Kình Dương thủ mệnh, Thất Sát Phá Quân xung chủ hình khắc

– Dương Đà Hỏa Linh phùng cát phát, hung tắc kị
(Dương Đà Hỏa Linh với cát tinh phấn phát thêm hung tinh rất xấu)

– Kình Dương đối thủ tại Dậu cung, tuế điệt Dương Đà Canh mệnh hung
(Kình Dương đóng Thiên Di, gặp hạn lưu Kình Đà người tuổi Canh nguy biến)

– Dương Đà hiệp Kị vi bại cục
(Kình Dương Đà La hiệp Hóa Kị là cách thất bại)

– Kình Dương trùng phùng lưu niên, Tây Thi vẫn mệnh
(Kình Dương mệnh gặp lưu niên hạn Kình Dương Tây Thi uổng mạng)

– Dương cư Đoài Chấn, lục Mậu lục Giáp phúc nan toàn
(Kình Dương xung chiếu Mệnh tư Dậu hoặc Mão, người tuổi Mậu Giáp cuộc đời lắm tai ương)

– Kình Dương gặp Âm Đồng (Tí hay Ngọ) thêm Phượng Các, Giải Thần uy danh lừng lẫy

– Dương Đà Quan Phủ ư hãm địa loạn thuyết chi nhân
(Mệnh có Kình Đà hãm địa đứng bên Quan Phủ ưa nói bậy, nói quá kỳ thực, nói lung tung)

– Dương Linh tọa mệnh, lưu niên Bạch Hổ tai thương
(Mệnh Kình Dương Linh Tinh, vận lưu niên gặp Bạch Hổ tai họa)

– Thân nội Tuế phùng Đà Kị mạc đạo phồn hoa
(cung Thân có Thái Tuế đi với Đà La Hóa Kị là người thô lỗ quê mùa)

– Tật Ách kiêu Đà Nhẫn phản mục tật sầu
(cung Tật Ách bị Kình Đà dễ đau mắt)

– Đà La lâm phụ vi, bất tu Quả Tú diệc tăng bi
(Phu cung xuất hiện sao Đà hãm không cần Quả Tú cũng thành chia xa)

– Mệnh Dương Đà gia Kiếp thọ giảm
(Mệnh Kình Đà thêm Địa Kiếp không thọ hung)

– Kình Hư Tuế Khách gia lâm, mãn thế đa phùng tang sự
(Mệnh Kình Dương, Thái Tuế, Điếu Khách hội tụ cuộc đời lắm tang tóc buồn rầu)

– “Luận Mệnh tất suy tính thiện ác
Cự Phá Kình Dương tính tất cương”

(Cự Môn Kình Dương, Phá Quân Kình Dương tính tình cứng rắn)

– Dương Nhẫn bất nghi Nhật Nguyệt bệnh tật triền miên
(Kình Dương gặp Nhật Nguyệt lâm bệnh trong người hoặc có bệnh lưu cứu không khỏi)

– Riêu Đà Kị kế giao họa vô đơn chí
(Mệnh hội tụ Diêu, Đà, Kị lận đận tai ương hoài)

– “Đà Kị Nhẫn thủ ư Phu vị
Hại chồng con chước quỉ ghê thay”

– “Dương Hình Riêu Sát cung Phu
Lại gia Linh Hỏa vợ lo giết chồng”

– “Dương Đà bệnh ấy phòng mòn
Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu hiềm”

– “Đà ngộ Kị chẳng lành con mắt
Kỵ phùng Dương mắt hẳn thanh manh”

– “Đà Không lâm thủ Điền Tài
Luận rằng số ấy sinh lai nghèo hèn”

– “Dương Nhẫn phùng Tuyệt Linh chốn hãm
Công cù lao bú mớm như không”

(Cung Tử Tức có Tuyệt Linh Tinh và Dương Nhẫn, khó nuôi con, hoặc con cái có cũng bằng không)

– “Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà
Vận phùng năm ấy đậu hoa phải phòng”

– “Tứ hung ngộ quí nơi Thân Dậu
Đến Phật Đài cầu đảo mới xong”

(Vận đến Dậu Kình Đà Hỏa Linh gặp Tử Vi, Thiên Phủ phải làm việc thiện để mà tránh tai họa)

– “Đào Hồng mặt mũi xinh tươi
Kỵ, Hình, Đà, Nhẫn là người tật thương”

– “Thái Dương đóng chốn thủy cung
Gặp Kình hay Kỵ yểu vong hoặc mù”

(Thái Dương ở Hợi Tí Kị Hình. Theo kinh nghiệm thì chỉ bị tật ở mắt, mắt kéo màng, chứ không phải yểu vong với mù)

– “Hỏa Dương Tham Tướng Tị cung
Hoặc là tứ mộ nổi danh tướng tài”

– “Sát Phá Liêm Tham lâm vào
Kình Đà Kị ấy trách nào bạo hung”

– “Ngọ cung tam Hóa hợp Kình
Người sinh Bính Mậu biên đình nổi danh”

– “Dương Linh thủ Mệnh mấy ai
Lại gặp Bạch Hổ họa tai đao hình”

– “Kị Đà Thái Tuế họp bài
Cảnh đời nào được mấy người thong dong”

– “Tuế Đà Cự Kị vận nghèo
Một thân xuống thác lên đèo chẳng yên”

– “Kiếp Không Hình Kị Đà Dương
Gian nan bệnh tật mọi đường khảm kha.”

– “Phủ Đà Tuế đóng Tỵ cung
Cuồng ngôn loạn ngữ nói rông tháng ngày”

– “Hình Kình cư Ngọ đồng gia
Sát Kiếp lại chiếu ắt là ngục trung”

– “Thìn Tuất Thất Sát xem qua
Hình Kình hội ngộ ắt là đảo điên”

– “Nguyệt hãm Đà Hổ Tuế xung
Hại thay điềm mẹ thoát vòng trần gian “

– “Dương Đà Thất Sát phải hay
Chiếu thủ Thân Mệnh tháng ngày khổ đau”

(Tâm tư không mấy vui, bi quan)

– “Mấy người đông tẩu tây trì
Phá Quân Thiên Việt hợp về Kình Dương”

– “Thất Sát hãm thật đáng kinh
Vận niên gặp phải lưu Kình sợ thay”

– “Kỵ Liêm Phá Vũ xấu xa
Giáp cùng Không Kiếp Kình Đà sao nên”

– “Hóa Kị thi rớt lắm khi
Dương phùng Kiếp Sát học gì cho xong”

– “Đà Tham tửu sắc la đà.
Tuế Đà miệng lưỡi ắt là sai ngoa”

(Đà La Tham Lang vào Thê ăn chơi. Tuế Đà vào Thê cung vợ chua ngoa)

– “Dương Đà Kỵ Nhật Nguyệt xung
Chim cưu thói ấy vợ chồng chán nhau”

(Dương Đà Kị vào cung Phối vợ chồng khó ăn ở trọn vẹn)

– “Kình Dương mà gặp Thiên Hư
Hữu sinh vô dưỡng âu lo một đời “

(Kình Dương Thiên Hư ở cung tử tức)

– “Kình Đà Không Kiếp Khốc Hư
Sinh con điếc lác ngẩn ngơ thêm buồn “

– “Đà Không nghèo khó tai ương
Lưỡng hao tài tán bốn phương thêm phiền”

(Đà La Thiên Không ở cung Tài Bạch)

– “Đà La độc thủ tốt sao
Phúc cung chánh diệu đệ bào tiệm hưng”

(Đà La độc thủ ở cung Huynh Đệ không bị các hung sát tinh khác)

– “Đà La Không Kiếp án ngăn
Đẹp gì trong họ ắt rằng suy hao
Hỏa Linh hình khắc cô đơn
Kình Đà cha mẹ cùng con bất đồng”

(Kình Đà đóng vào cung Phụ Mẫu mà là Kình Đà hãm địa)

– Kình Dương Tham Lang đồng cung tại Ngọ thủ mệnh uy chấn biên cương
(Kình Tham đóng Ngọ có quyền có thế)

– Kình Dương Nhật Nguyệt đồng cung nam khắc thê nhi nữ khắc phu
(Kình Dương đứng cùng Thái Âm Thái Dương, trai khắc vợ gái khắc chồng)

– Kình Dương Mão Dậu thủ Mệnh yểu triết hình thương
(Mệnh đóng Dậu Mão có Kình Dương thủ hay bị tai nạn)

– Kình Dương thủ mệnh, Hóa Kị Kiếp Không xung phá ly tổ khắc thân
(Kình Dương thủ Mệnh nơi đất hãm gặp Kị Hỏa Linh xung phá lưu lạc cô đơn)

– Kình Đà Linh Hỏa phùng cát phát tài, hung tắc kị
(Kình Đà Linh Hỏa đắc địa, gặp sao tốt thì phát bị hung lại kém hay)

– Kình Dương trùng phùng lưu niên hung
(Kình Dương ở đại hạn, lưu niên gặp Kình Dương là hung)

– Đà La hội Nhật Nguyệt Kị tinh nam nữ đa khắc, hữu mục tật
(Đà La đứng với Hóa Kị và Nhật Nguyệt khắc vợ khắc chồng, bị tật nơi mắt)

– Đà La hãm hội Cự Môn Thất Sát hình khắc lục thân
(Đà La đóng hãm cung gặp Cự Môn Thất Sát khó gần người thân).
Được cảm ơn bởi: công chúa mùa thu
Đầu trang

panda83
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3093
Tham gia: 19:59, 16/07/16
Đến từ: Châu Phi

Re: SAO ĐÀ LA

Gửi bài gửi bởi panda83 »

https://trannhatthanh.wordpress.com/tag/kinh-da/

Các quan điểm khác nhau về cách an sao Kình Đà
Cách thứ nhất căn cứ vào vị trí của Lộc Tồn, ta an Kình Dương tại cung đứng trước Lộc Tồn và Đà La tại cung đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Đà). Ví dụ Lộc Tồn tại Mão thì Kình Dương tại Thìn, Đà La tại Dần (theo chiều kim đồng hồ thì Đà La, Lộc Tồn, Kình Dương)

Cách thứ hai là cách an cụ Thiên Lương đề ra căn cứ vào Âm Dương: Dương Nam Âm Nữ thì Kình trước Lộc Tồn, Đà sau Lộc Tồn, Âm Nam Dương Nữ thì Đà an trước Lộc Tồn, Kình an sau Lộc Tồn, nghĩa là có khác biệt với cách thứ nhất trong trường hợp Âm Nam Dương Nữ. Theo cách an này thì Kình Dương có thêm vị trí là Dần Thân Tỵ Hợi

Cách thứ ba một số người an Kình Đà theo âm dương tuổi, tuổi Dương thì Kình trước Đà, tuổi Âm thì Đà trước Kình. Cách an này cho rằng Lộc Tồn là vị trí Lâm Quan của vòng Trường Sinh của Thiên Can, Đà La là vị trí Quan Đới và Kình Dương là vị trí Đế Vượng (Dương Nhận). Thiên Can Dương thì Trường Sinh đi thuận, Âm thì Trường Sinh đi nghịch. Ví dụ Giáp dương Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Hợi, thuận khởi, Quan Đới tại Sửu, Lâm Quan tại Dần, Đế Vượng tại Mão nên Kình an tại Mão, Đà tại Sửu. Ât âm Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Ngọ, nghịch khởi, Quan Đới tại Thìn, Lâm Quan tại Mão, Đế Vượng tại Dần nên Kình an tại Dần, Đà tại Thìn. Với cách an này thì cũng có sự khác biệt so với cách thứ nhất nếu là tuổi Âm thì Kình an tại Dần Thân Tỵ Hợi và Đà an tại Thìn Tuất Sửu Mùi. Cách an này của các người nghiên cứu Tử Bình sáng tạo ra, hoàn toàn không có trong sách vở Tử Vi truyền dạy. Về vị trí Lộc Tồn thì người viết cũng cho là vị trí Lâm Quan của vòng Tràng Sinh an theo Thiên Can, nhưng Kình Đà trong Tử Vi có phải là vị trí của Quan Đới hoặc Đế Vượng của Thiên Can Năm hay không thì chưa chắc vì thực tế trong Tử Bình có sử dụng một số tên gọi giống như sao của Tử Vi nhưng ý nghĩa hoặc cách sử dụng thì không hoàn toàn giống hẳn

Nhận định
Theo cách an sao Kình Ðà của cụ Thiên Lương thì Kình Dương và Lực Sĩ (Lực Sĩ thuộc vòng Bác Sĩ, không phải thuộc vòng Lộc Tồn như nhiều người ngộ nhận) phải cư đồng cung. An cách nầy hoàn toàn không có cơ sở vững chắc vì sách vở dạy an Kình Dương đứng trước Lộc Tồn, Ðà La đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Ðà). Thật ra địa bàn nếu ta vẽ đúng đắn thì phải dùng vòng tròn, chứ không phải dùng hình chữ nhật, và như vậy thì hiểu vị trí trước sau căn cứ theo chiều một chiều duy nhất có ý nghĩa hơn (giống như trường hợp Thái Tuế luôn luôn an theo chiều thuận, không phân biệt âm dương). Chú ý rằng Kình Ðà không phải là bộ sao của Lộc Tồn, mà là bộ sao được an theo vị trí tương đối đối với Lộc Tồn. Nếu quả thật Kình Dương và Lực Sĩ luôn luôn đồng cung thì phải được sách vở ghi lại để dễ nhớ và kiểm tra cách an sao, giống như trường hợp Bác Sĩ và Lộc Tồn luôn luôn đồng cung, hoặc Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung đã được các sách vở ngày xưa ghi nhận. Hơn nữa đọc phú ta không bao giờ thấy Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi và cũng chẳng thấy đề cập đến đắc hãm của Kình tại vị trí này. Nếu quả thật Kình an tại đây thì phải đề cập đến đắc hãm, hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của nó, vì hai sao này là hung tinh, sự khác biệt về đắc hãm đưa đến lời giải khác nhau hoàn toàn. Nếu không phân biệt đắc hãm thì làm sao giải chính xác được. Có câu phú nói lên đắc hãm hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của Kình như:
Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)
hoặc:
Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,
Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)
Phú đã nêu được hai trường hợp khác biệt nhau hoàn toàn thì làm sao thiếu sót không có câu phú nào đề cập đến vị trí Dần Thân Tỵ Hợi được
Thật ra rải rác có vài câu phú phải giải thích theo lối an thứ hai hoặc ba mới hợp lý như:
Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,
Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)
Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập
Tham ngộ Dương Đà cư Hợi Tí, danh vi phiếm thủy đào hoa (20, TTL)
(Tham cư Hợi, Tí gặp Kình Đà ví như hoa đào trôi nổi trên nước, ý nói chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi. Theo TTL thì ghi gặp Kình hay Đà đồng cung và ghi như vậy thì phải an Kình luôn luôn đồng cung với Lực Sĩ, còn nếu theo nguyên tắc tiền Kình hậu Đà thì phải giải là Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương, Tham Lang cư Hợi gặp Đà La)

Thật ra khi nghiên cứu về phú thì có câu phú sai sót, trật lất thành ra theo quan điểm người viết trong trường hợp này không khả tin, trừ khi là được đề cập đến nhiều trong nhiều sách vở
Bộ Kình Ðà rất quan trọng, an không đúng thì giải nhiều trường hợp sẽ sai. Quan điểm của người viết là Kình luôn đi trước Đà, theo lời của tiền nhân để lại: tiền Kình hậu Ðà

Đặc điểm về cách an sao
Kình Đà đứng cách nhau một cung thành ra không có tư thế nhị hợp, tam hợp, xung chiếu với nhau. Nếu có đủ bộ thì là vị trí chiếu, và nên nhớ Đường Phù luôn luôn bị Kình Đà chiếu
Kình Dương không cư tại Tứ Sinh là Dần Thân Tỵ Hợi, còn Đà La không an ở Tứ Chính là Tí Ngọ Mão Dậu. Do đó Mã gặp Đà đồng cung hoặc xung chiếu chỉ xảy ra tại hai cung Tỵ Hợi cho tuổi Đinh Kỷ Quí, còn Mã gặp Kình thì chỉ tại vị trí tam hợp
Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt
Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Thái Tuế
Các tuổi Giáp, Ất, Canh, Tân thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương nghịch với âm dương của tuổi như tuổi Dương thì Kình Đà an tại cung Âm và như vậy Kình Đà sẽ thuộc tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát hay tam hợp Âm Long Trực của vòng Thái Tuế. Tuổi Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Nhâm Quí thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương cùng với âm dương của tuổi nên Kình Đà thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Long Cái hay tam hợp Tang Tuế Điếu Hư Mã của vòng Thái Tuế (chú ý các bộ hay gặp như Tuế Đà, Tuế Kình, Đà Hoa Cái, Mã Đà, Mã Kình tuổi nào mới có khả năng có)(xin coi thêm vòng Thái Tuế)

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Lộc Tồn
Kình Đà chỉ thuộc vào hai tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (Lực Tấu Đại Hao)hay Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao (Phủ Hỉ Tiểu Hao) của vòng Bác Sĩ
Đà La luôn luôn có Hao, LNVT, Đường Phù (Đà La và Đường Phù xung chiếu, Đà la và Hao, LNVT tam hợp, Hao và LNVT đồng cung)
Đường Phù thì luôn đồng cung với Tấu Thư (Dương Nam Âm Nữ ) hoặc Hỉ Thần (Âm Nam Dương Nữ)
Kình Dương và Đà La thì đồng cung với Lực Sĩ hay Quan Phủ. Dương Nam Âm Nữ thì Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung. Âm Nam Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung
Tấu Thư và Hỉ Thần có đủ bộ Kình Đà tam hợp xung chiếu
LNVT thì đồng cung với Đại Hao hay Tiểu Hao. Dương Nam Âm Nữ thì Tiểu Hao, LNVT đồng cung, Âm Nam Dương Nữ thì Đại Hao, LNVT đồng cung

Dương Nam Âm Nữ
Kình đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (có bộ Kình Lực đồng cung) gọi tắt là bộ Kình Lực – Tấu, Đường Phù – Đại Hao, có Hỉ Thần xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Lực Kình (Hỉ Thần xung) – Tấu Thư, Đường Phù (Quan Phủ, Đà La xung) – Đại Hao (Tiểu Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Tiểu Hao – Hỉ Thần, gọi tắt là bộ Đà Phủ – Tiểu Hao, LNVT – Hỉ, có Tấu Thư, Đường Phù xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Quan Phủ, Đà La (Tấu Thư, Đường Phù xung) – Tiểu Hao, LNVT (Đại Hao xung) – Hỉ Thần (Kình Lực xung)

Âm Nam Dương Nữ
Kình đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao, gọi tắt là bộ Kình Phủ – Hỉ Đường Phù – Tiểu Hao, có Tấu Thư xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Kình Dương, Quan Phủ (Tấu Thư xung) – Hỉ Thần, Đường Phù (Đà Lực xung) – Tiểu Hao (Đại Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Đại Hao – Tấu Thư (có bộ Đà Lực đồng cung), gọi tắt là bộ Đà Lực – Đại Hao, LNVT – Tấu, có Đường Phù Hỉ Thần xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Đà La Lực Sĩ (Hỉ Thần, Đường Phù xung) – Đại Hao, LNVT (Tiểu Hao xung) – Tấu Thư (Quan Phủ, Kình Dương xung)

Tóm lại
Dương Nam, Âm Nữ thì Đường Phù Tấu Thư đồng cung, Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung, Tiểu Hao, LNVT đồng cung
Âm Nam Dương Nữ thì Đường Phù, Hỉ Thần đồng cung, Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung, Đại Hao, LNVT đồng cung

Mệnh có Kình hay Đà thủ thì sẽ có Tiểu Hao hoặc Đại Hao tại Quan hoặc Tài. Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ lược về bộ Song Hao:
song hao đã viết: Nhiều người cho rằng Song Hao đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu nhưng VVT thì cho rằng miếu tại Mão Dậu, vượng tại Tí Ngọ (tuổi Ất, Tân) và Quản Xuân Thịnh cho rằng đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu, Tí Ngọ. Theo kinh nghiệm thì Song Hao Mão Dậu là vị trí tốt nhất của Song Hao

Ý nghĩa
Đây là bộ sao hao bại tinh, chủ sự hao tán, tiêu tan, gây ra sự ly tán, xa cách, hoang hủy, hao hụt tài lộc. Tiểu hao thì ít hao hơn Đại Hao. Chính vì nghĩa hao tán mà Song Hao cũng chỉ sự thay đổi (hao tán là quá trình thay đổi). Tại Tài thì hao tán tiền tài do ăn xài phung phí, gặp dịp phải tiêu xài luôn, khó mà cầm của hoặc để dành, từ đó không thể giàu đươc. Ở Quan thì hao tán nghề nghiệp nghĩa là hay thay đổi nghề nghiệp, quan trường không bền vững, không ổn định, hoặc trong nghề nghiệp phải hay thay đổi đi lại luôn, làm việc có tính chất lưu động. Hao đi với tài tinh (Hóa Lộc, Vũ Phủ, Lưu Lộc Tồn) thì hao tài, đi với quyền tinh (như Hóa Quyền) thì làm hao tán quyền hành, giảm thiểu uy quyền, đi với văn tinh thì làm giảm khoa bảng, đi với hao tinh (như Phá Quân) thì tăng thêm sự hao tán, đi với phúc tinh thì giảm phúc, đi với hung sát tinh thì tăng thêm tính hung hãn chủ sự hao tài tốn của vì bệnh tật, tai họa, hình thương, bị cướp giật hoặc cô đơn, bần hàn, nghèo… Trừ khi đắc địa thì giảm thiểu tác động xấu xa của nó, tuy vẫn hao tán nhưng cũng mang kết quả khá tốt, đặc biệt về tài lộc thì có vào có ra chứ không túng thiếu, nếu miếu địa tại Mão Dậu thì rất tốt, tại vị trí này thì thủ tại Quan Lộc tốt hơn tại Mệnh Thân rất nhiều. Song Hao chỉ đẹp và đắc dụng khi đồng cung với Cự Môn tại Tý Ngọ và đồng cung với Cự Cơ tại Mão Dậu. Song Hao hãm địa rất kỵ ở cung Tài (Điền, Phúc) vì bản chất của nó là hao tán, đóng ở đâu thì giảm cái tốt ở cung đó. Một số người cho rằng Song Hao có khả năng làm giảm tác họa của Thiên Không và Tuần Triệt thì làm nghịch đảo nghĩa của Đại Tiểu Hao, ví dụ Đại Hao gặp Tuần Triệt thì vào nhiều hơn ra

Song Hao là hao tinh, chỉ đồng cung với Cự Cơ Mão Dậu và Cự Môn Tí Ngọ là tốt đẹp nhất, chủ sự giàu có, hoặc đóng tại cung Tật thì bệnh tật mau khỏi, còn kỳ dư kết hợp với bất cứ sao nào cũng bất lợi. Đi với Phá Quân, Hao gia tăng tính chất hao tán của sao này
Cự, Cơ ở Tí Ngọ Mão Dậu gặp Song Hao thì có quyền uy rất lớn. Cự Cơ Mão Dậu gặp Song Hao là cách phú hữu lâu dài. (Chú ý với cách an sao thì chỉ có tuổi Đinh, Kỷ và Quí mới có Song Hao Mão Dậu ). Cự hay Cơ Tí Ngọ gặp Song Hao đồng cung cũng là cách phú

Song Hao tại Mão Dậu thì như các dòng nước chảy về phương Ðông, rất sợ gặp Hóa Lộc đồng cung (đây là trường hợp Thái Âm đồng cung với Hao Hóa Lộc) chủ tán tài, hao tán tiền bạc (P) và rất thích gặp Cự Cơ đồng cung. Tuổi Đinh, Kỷ, Quí mới có Song Hao Mão Dậu

Song Hao gặp Sát tinh thì hay mắc tai nạn về dao súng (TTL)
Song Hao Hỏa, Linh thì bị ghiền, ví dụ ghiền á phiện (TTL)
Hao Kiếp thì cô đơn, bần hàn, Mệnh có quí tinh thì làm nên nhưng không bền
Song Hao, Hình, Kiếp thì hay mất trộm hoặc bị thương
Song Hao ngộ Hình hay Kiếp, Sát thì hạn gặp thì hao tài, ốm đau (ĐL)
Hao, Quyền Kiếp Không hội họp thì không được thượng cấp sử dụng vì bị người gièm pha nói xấu
Hao Kỵ thì vất vả, túng thiếu (NPL, P)
Song Hao, Hóa Kỵ, Mộc Dục thì phải mổ (HC)
Song Hao gặp Lộc, Vũ hay Phủ thì hao tài (ĐL)
Song Hao Phá Quân thì túng thiếu
Song Hao gặp Mã Riêu thì tình như đáy giếng, hoang tàn, rong chơi phá tán tổ nghiệp (VVT)
Song Hao Đào Hồng thì tốn tiền vì nhân tình, vì gái, ở cung Tài càng rõ (NPL)

Hao Tham đồng cung hay xung chiếu: TTL cho rằng Mệnh Hao thủ gặp Tham Lang đồng cung hay xung chiếu thì hiếu sắc, dâm dật nhưng kín đáo, ví như chôn dấu dâm tình ở đáy giếng

Tử Vi tại cung Ngọ thì kỵ gặp Đại Hao, Tiểu Hao và sát tinh (như Không Kiếp, Kình Đà, Hình Kỵ) và rất tốt khi gặp Khôi Khoa thì có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế
Đế tọa Ly cung (Tử Vi tại cung Ngọ) kỵ phùng Hao, sát (sát tinh), hạnh ngộ Khôi Khoa (mừng gặp Khôi Khoa) hữu tài phụ chính (có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế) (9)

Thiên Lương tại cung Tỵ gặp Song Hao và sát tinh thì đề phòng tai nạn về đao thương súng đạn (13, TTL)

Mệnh có Phá Quân hay Thất Sát rất sợ gặp Hao, Việt, Hỏa Tinh, Hình hội họp, về già khó tránh được tai nạn khủng khiếp (25, TTL)

Song Hao Tỵ Hợi gặp Cự Môn đồng cung thêm Sát, Hình: đàn bà thì bần yểu (P)
Nữ Lương thủ Mệnh phúc dầy,
Hao, Hình, Kiếp, Sát một bầy tai ương (AB)

Tài hay Quan Lộc có Song Hao và Hóa Kỵ hội họp thì phú quí không bền vững (B168)

Quan Lộc
Hao, Quyền thì người dưới khinh ghét, công danh kém hèn (ĐL)
Quan Lộc có Phá hãm địa gặp Kình Dương, Hao, Linh thì ly tổ, bôn ba xứ người đi ăn xin (22)
Quan (hay Mệnh) có Song Hao, Hóa Quyền gặp Cự Môn hay Vũ Khúc thì làm quan trấn thủ biên cương (5, P). NMB thì ghi Song Hao Mão Dậu gặp Cự Môn hay Vũ Khúc có Hóa Quyền tại Quan Mệnh thì được phong trấn thủ ở phương xa ) (B37) (Tuổi Giáp Canh Vũ Phá Tỵ Hợi, tuổi Đinh Cự Cơ Mão Dậu, tuổi Kỷ Vũ Sát Mão Dậu, tuổi Tân Cự Môn Tí Ngọ và tuổi Nhâm Vũ Tướng Dần Thân thì có Song Hao gặp Hóa Quyền)

Cung Tài
Song Hao tối kỵ cư Tài, Điền thì tán nhiều tụ ít, khó giàu có
Song Hao Không Kiếp thì vô điền sản (ĐL)
Tài (hay Phúc Đức) có Hao gặp Kiếp thì cô độc và nghèo hèn
Song Hao, Hỏa Linh thì mắc nghiện, nếu không cũng say mê cờ bạc phá tán rất nhiều tiền của (TTL)
Song Hao, Đào, Hồng thì tốn tiền vì chuyện trai gái. Thường hay bị bồ bịch nhân tình bòn của, lợi dụng để kiếm tiền (TTL)
Hao Phá Quân hay Hao Tuyệt thì phá sản

Các trường hợp cần kiểm tra về Song Hao
NMB, TVT có câu phú như sau:
Đại Hao lâm Quan Phủ Lưu Nghị tôn thất (thuộc giòng họ vua) chi du hồ (hu hồ) (3, B86)
Nghĩa là Đại Hao gặp Quan Phủ thì như Lưu Nghi có họ với vua cũng bị hình phạt roi vọt. Thực chất Đại Hao và Quan Phủ không hội họp (tam hợp, xung chiếu) với nhau. Chỉ có vị trí Tấu Thư luôn có Quan Phủ xung chiếu và Đại Hao tam hợp và vị trí Tiểu Hao luôn có Đại Hao xung và Quan Phủ tam hợp thì mới có bộ Quan Phủ Đại Hao. Câu phú này đáng ngờ về tính chính xác vì qua kiểm nghiệm vị trí Tấu Thư và Tiểu Hao không có xấu như vậy

TVT có câu phú cho rằng tuổi Ất Tân hạn gặp Hao, Kiếp Sát, Đào Hồng thì phải đề phòng người làm phản, nếu gặp Khoa hay Thiên Phủ thì không sao (6)

Hai câu phú được giải dưới đây cho rằng Hao gặp Phục Binh (của vòng Bác sĩ), điều này chẳng bao giờ xảy ra:
Song Hao, Lộc, Quyền, Kiếp, Hỏa Tinh tại Tài mà Thân cư Tài thì buôn bán kinh doanh thành công, gặp thêm Phục Binh (???), Kình Dương thì đề phòng hỏa hoạn (P)
Thân cư Tài gặp Song Hao Lộc Quyền hội họp thì buôn bán mà trở nên giàu có nhưng nếu bị Kình Phục (???) xâm phạm thì phải đề phòng hỏa hoạn không nên buôn bán hoa quả hay thóc gạo(10)
Phân tích phối hợp của Kình Đà với các sao an theo Can năm sinh (tuổi Canh an Khôi Việt tại Ngọ Dần, Lưu Hà tại Thân)
(Chú ý các bộ sao trên được viết theo qui ước sao đồng cung cách nhau bằng dấu phẩy, các cung tam hợp cách nhau bởi dấu gạch ngang, thứ tự theo chiều kim đồng hồ,)
Kình, Đường Phù và Hao (không đồng cung với LNVT) tam hợp với nhau

Kình tại Thìn (tuổi Ất) có Kình, Thiên Quan – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Khôi – Lưu Hà xung (bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà)
Kình tại Tuất (tuổi Tân) có Kình – Việt, Đường Phù – Khôi, Thiên Trù, Hao (bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù)
Kình tại Sửu (tuổi Quí) có Kình Triệt – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao (bộ Kình Triệt, Việt, Phúc)
Kình tại Mùi tuổi Đinh có Kình – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Triệt (bộ Kình, Khôi, Phúc)
Kình tại Mùi tuổi Kỷ có Kình – Đường Phù – Hao
Căn cứ trên thì Kình tại Thìn tốt nhất, kế đến tại Tuất, Mùi rồi Sửu
Ngoại trừ Kình tại Mùi, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí (tuổi Nhâm) có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc xung (bộ Kình Phúc)
Kình tại Ngọ tuổi Bính có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Thiên Trù xung (bộ Kình, Phúc, Thiên Trù)
Kình tại Ngọ tuổi Mậu có Kình, Thiên Trù – Đường Phù – Hao – Triệt xung (bộ Kình, Thiên Trù)
Kình tại Mão (tuổi Giáp) có Kình – Thiên Quan, Thiên Việt, Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt xung (Bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà)
Kình tại Dậu (tuổi Canh) có Kình – Đường Phù – Hao

Chú ý tại bất cứ vị trí của Kình thì chỉ có Kình tại Thìn đồng cung với Thiên Quan, còn lại thì Quan Phúc Khôi Việt chỉ ở vị trí chiếu
Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ, Tuất mới có Thiên Trù, chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà La tại Dần (tuổi Ất) có Đà – Thiên Trù, Hao, LNVT, Triệt – Lưu Hà – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà)
Đà tại Thân (tuổi Tân) có Đà – Hao, LNVT – Việt, Đường Phù xung (bộ Đà Việt)
Đà tại Tỵ tuổi Đinh có Đà, Thiên Trù – Việt, Hao, LNVT – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc, Thiên Trù)
Đà tại Tỵ tuổi Kỷ có Đà – Thiên Quan, Hao, LNVT, Triệt – Đường Phù xung (bộ Đà, Thiên Quan gặp Triệt)
Đà tại Hợi (tuổi Quí) có Đà – Khôi, Hao, LNVT – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc)

Đà tại Thìn tuổi Bính có Đà, Triệt – Hao, LNVT – Thiên Phúc, Thiên Trù – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù)
Đà tại Thìn tuổi Mậu có Đà – Hao, LNVT – Đường Phù xung
Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan – Hao, LNVT, Triệt – Thiên Phúc – Đường Phù xung (bộ Đà, Quan Phúc)
Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi – Thiên Trù, Hao, LNVT – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt – Thiên Quan, Việt, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt)
Đà cư Mùi (tuổi Canh) có Đà Triệt – Thiên Quan, Hao, LNVT – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Thiên Quan)

Tại bất cứ vị trí của Đà, chỉ có Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan đồng cung và Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi đồng cung, còn lại Đà không dồng cung với Quan Phúc Khôi Việt
So sánh vị trí xấu tốt của Kình Đà trong mối tương quan với các sao an theo Can năm sinh
Kình tại Thìn Tuất Sửu Mùi
Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt
Kình tại Thìn tốt nhất (có bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà), kế đến tại Tuất (có bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù), Mùi tuổi Đinh (có bộ Kình, Khôi, Phúc), Kình tại Mùi tuổi Kỷ, rồi Sửu (có bộ Kình Triệt, Việt, Phúc) (VVT ghi là tuy nói Thìn Tuất Sửu Mùi thì Kình Dương hùng, nhưng chỉ có hợp cách cho người tuổi Ất Kình ở cung Thìn là miếu địa, và tuổi Tân Kình ở cung Tuất là hưởng trọn cách Kình Dương)
Ngoại trừ Kình tại Mùi tuổi Kỷ, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí Ngọ Mão Dậu
Kình cư Dậu xấu nhất, kế đến cư Ngọ tuổi Mậu (có bộ Kình, Thiên Trù), kế đến Kình cư Tí (có bộ Kình Phúc) và Kình tại Ngọ tuổi Bính (có bộ Kình, Phúc, Thiên Trù). Kình tại Mão (có bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà) đỡ xấu nhất
Kình tại Ngọ tuổi Mậu và Kình tại Dậu không có sao Khôi Việt Quan Phúc, tại các vị trí khác hoặc tuổi khác thì sẽ có Thiên Phúc chiếu

Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ tuổi Bính, Kình tại Tuất mới có Thiên Trù. Chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà tại Dần Thân Tỵ Hợi
Đà tại Tỵ tuổi Đinh và Đà tại Hợi tốt nhất. Đà tại Dần tốt hơn tại Thân
Đà tại Dần (có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (có bộ Đà Việt), Tỵ (có bộ Đà, có Thiên Quan gặp Triệt), Hợi (có bộ Đà, Khôi Việt, Phúc) luôn luôn có ít nhất một trong bốn sao Khôi, Việt, Quan, Phúc

Đà La tại Thìn Tuất Sửu Mùi
Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt
Đà tại Sửu (có bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt) tốt nhất, kế đó tại Tuất (có bộ Đà, Quan Phúc), Đà tại Thìn tuổi Bính (có bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù), Mùi (có bộ Đà Triệt, Thiên Quan), Đà tại Thìn tuổi Mậu
Ngoại trừ Đà tại Thìn tuổi Mậu, Đà La tại Thìn Tuất, Sửu, Mùi luôn luôn có ít nhất một trong hai sao Quan, Phúc

Kình Đà dễ có sự xuất hiện của các sao Quan Phúc (Thiên Quan, Thiên Phúc) Khôi Việt, do dó thiết tưởng chung ta cũng nên bàn qua đặc tính của bốn sao trên, nhất là trên phương diện giải họa

Quan Phúc

Quan Phúc là hai phúc thiện tinh, chủ cứu khổn phò nguy, chủ gia tăng phúc thọ, giải trừ bệnh tật tai họa, hung nguy, đi với ác sát tinh không có hại, cư tại cung nào cũng chế khắc giải trừ bớt tai nạn họa hại, hội với sao nào cũng tốt cả. Hai sao này đóng đâu thì đem lại sự lành, sự thiện, là cứu khổ cứu nạn ở đó, gặp hạn xấu thì có thánh thần hoặc ân nhân giúp đỡ, tọa thủ tại Mệnh, Thân, Phúc, Thiên Di, Tật Ách rất hợp. Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng (có Giải Thần),
Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung

hoặc
Quí nhân bất nhập Quí hương nan giải hung tinh chi hoạch nhiễu (17)
(Mệnh Thân có hung tinh quấy nhiễu nếu không có Thiên Quan, Thiên Phúc quí nhân hội họp tất không giải trừ được tai ương họa hại)

Khả năng giải họa của Quan Phúc:
Khả năng giải họa sẽ mạnh nếu thủ đồng cung, trường hợp chiếu thì giảm đi nhiều
Không giải nổi Địa Không Đà La hãm địa đồng cung cho dù là có đủ bộ Quan Phúc, nhưng nếu có thêm Thiên Giải thì giải được
Đủ bộ và nhất là khi kết hợp với Thiên Giải có khả năng giải được Địa Không, Linh Tinh hãm địa
Hai sao Quan Phúc đồng cung thì giải rất mạnh bộ Hình Riêu Không Kiếp, một sao thì không giải hết được
Giải mạnh một sao Địa Không hoặc Địa Kiếp nếu tọa thủ đồng cung
Không giải hết bộ Hỏa Linh hãm địa hội họp
Giải rất mạnh bộ Hình Riêu, nhưng không giải nổi Hình Riêu Cô Quả hội họp
Không giải nổi Thiên Không, nhất là Thiên Không tại Tứ Mộ
Không giải được sự thị phi đố kỵ do Cự Kỵ gây ra, giảm được xấu xa do Hóa Kỵ gây ra
Không giải được Thiên Tướng hay Tướng Quân gặp Tuần hay Triệt
Giải được hình khắc, hiếm muộn, cô đơn, hiếm hoi do Cô Quả gây ra, giải được cách hiếm muộn do Lộc Tồn gây ra, nhất là đi với Tả Hữu
Không giải được sự cô đơn do Đào Hồng Cô Quả gây ra
Không giải nổi cách đa phu do Đào Hồng gây ra, không giải nổi cách đa phu do Thiên Không Hóa Kỵ Hồng Loan gây ra, cho dù có đủ bộ
Không giải nổi tật về mắt (cận thị) do Thái Âm Hóa Kỵ Đà La gây ra

---------------------------

Kình Đà và Tam Hóa

Kình cư Mão, Đà cư Mùi (tuổi Giáp) thì tốt đẹp cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có đủ tam hóa Khoa Quyền Lộc
Kình cư Thìn Đà cư Dần (tuổi Ất) thì khá tốt đẹp cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền, Kỵ
Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Bính) thì tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền
Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Đinh) thì khá tốt cho bộ Cơ Đồng Cự tại Âm cung vì có Khoa Kỵ Quyền
Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Mậu) thì tạm tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Kỵ Quyền
Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Kỷ) thì khá tốt cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có Quyền Lộc
Kình cư Dậu, Đà cư Mùi (tuổi Canh) thì khá tốt cho Nhật Nguyệt Sửu Mùi (có Khoa Lộc), Vũ Tham cư Sửu (có Tam Hóa), Âm Dương Lương tại Dương cung (có Khoa Lộc)
Kình cư Tuất, Đà cư Thân (tuổi Tân) thì tốt cho cách Cự Dương tại Dương cung (có Quyền Lộc)
Kình cư Tí, Đà cư Tuất (tuổi Nhâm) được phân Hóa Lộc cho Lương, Quyền cho Tử Vi và Kỵ cho Vũ Khúc
Kình cư Sửu, Đà cư Hợi (tuổi Quí) thì cách Sát Phá Tham hoặc Sát Phá Liêm Tham đều có bộ Hóa Lộc, Hóa Kỵ
Tóm lại chúng ta thấy rằng bộ Tử Phủ Vũ Tướng khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì khó có được một sao Khoa, Quyền, Lộc. Bộ Sát Phá Liêm Tham khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì chỉ có tuổi Giáp là tốt đẹp, tuổi Kỷ khá tốt và tuổi Quí thì tạm được, còn lại cũng hiếm gặp một sao của tam hóa
Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì có thể nói dễ gặp các sao Hóa, đặc biệt các tuổi Ất, Bính, Mậu trong đó Bính Mậu đẹp hơn Ất vì không bị Kỵ xâm nhập
Nhìn chung thì Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham gặp Kình, Đà trong tam hợp thì khó gặp một sao tam hóa trong khi Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật thì dễ gặp hơn, đặc biệt là Cơ Nguyệt Đồng Lương
Sự tốt đẹp gia tăng khi các chính tinh sáng sủa và nhất là tránh được Hóa Kỵ xâm nhập. Hóa Quyền có thể giải một phần xấu của Hóa Kỵ. Nhận định bên trên chưa xét đến đắc hãm của chính tinh . Nói chung đã có Kình Đà xâm nhập (tam hợp xung chiếu) thì thiếu hẳn Lộc Tồn, nếu gặp được Lộc, Quyền, Khoa thì tốt đẹp hơn là không gặp nhiều

---------------------------------------

Kình Đà với Không Kiếp

Mệnh có Kình hay Đà gặp Địa Kiếp thì giảm thọ. TVT cho rằng Kiếp là Địa Kiếp hay Kiếp Sát. Trong tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát dễ có Đào Hồng thành ra chính Đào Hồng kết hợp với Địa Kiếp thì giảm thọ
Mệnh Kình, Đà gia Kiếp giảm thọ (43, TTL)

Đà La Địa Kiếp hãm hội họp mà còn gặp Linh Tinh thi rất xấu:
Đà La Địa Kiếp (hãm) chiếu phương,
Linh Tinh lại gặp bất tường chẳng sai (12)

Có Đà La Địa Kiếp mà gặp Thiên Giải thì giải được, cũng được yên:
Đà Kiếp trùng lâm hạnh Thiên Giải nhi khả cứu (36)
Kiếp Đà hai gã khả ưu,
Gặp sao Thiên Giải đảo cầu lại yên
QXT thì lại ghi như sau:
Kiếp Không nhị vị khả ưu,
Gặp sao Thiên Giải nhẽ cầu lại yên (QXT)

Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu thì chết non:
Nhan Hồi yểu tử do hũu Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ Mệnh (19)
Nhan Hồi yểu tử do hữu Kiếp Không Đào Hồng Đà Linh thủ Mệnh (8, TTL)

Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng có Kình Dương hãm địa lại gặp Sát Phá nữa thì sự hung càng mạnh:
Sát Phá hỉ trợ Kình Dương (B72)

Mệnh Kiếp Thân không gặp Hồng Loan và Kình Dương, nếu Mệnh có chính tinh thì tiền vận vất vả, nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp thì suốt đời được hưởng phúc giàu sang hơn người
Mệnh Kiếp Thân không nhi giao Hồng Nhận (gặp Hồng Loan và Kình Dương) ư tuế Mệnh lạc chính tinh tiền đồ đa khổ (tiền vận vất vả) nhi hữu Âm Dương Đế diệu Mệnh Thân (nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp), chung niên phúc hoạnh sinh tài (20)

Kiếp Không Phục Binh gặp Kình thì là kẻ côn đồ ăn cướp
Kiếp Không Phục Binh phùng Dương Nhận (Kình Dương) lộ thượng cướp đồ (10)
Thật ra thì Phục Binh không tam hợp xung chiếu với Kình vì Phục Binh nằm trong tam hợp Long Phi Phục của vòng Bác Sĩ


-----------------------------------------------


Kình, Đà với bộ Thái Tuế, Hóa Kỵ
(tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình hay Đà)

Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ
Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Kình hay Đà hãm gặp Quan Phù (chú ý Quan Phù, Thái Tuế tam hợp) thì ăn nói hồ đồ, lung tung, không đâu vào đâu
Dương Đà Quan Phù ư hãm địa, loạn thuyết chi nhân (11)

Thái Tuế gặp Kình Đà dễ bị mang tiếng thị phi khẩu thiệt, bị vạ miệng, mở miệng ra thì tai nạn tới. Đà La gặp Thái Âm thì dâm loạn:
Thái Tuế ngộ Dương Đà đa chiêu khẩu thiệt (28)
Dương Đà Tuế lâm vào khẩu thiệt,
Còn Đà La ngộ Nguyệt loạn dâm (HC 173)
Dương Đà bệnh ấy phòng mòn,
Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu nàn
Dương, Riêu bệnh ghẻ phòng môn
Tuế, Đà loạn thuyết xuất ngôn chiêu nàn
Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ
Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Mệnh có Xương Khúc tọa thủ gặp Thái Tuế Kình Dương hội họp thì có tài lý luận, ngụy biện, thường là luật sư. Tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình Dương hội họp :
Xương Khúc học lực, phùng Tuế Dương thiên tác tụng sư (17, B67)

Mệnh an tại Dần Thân có Tuế Đà tọa thủ đồng cung (tại Dần có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (tại Thân có bộ Đà Việt) thì hay bị tai tiếng và thưa kiện, hình ngục
Tuế Đà thiết kỵ ư Dần Thân (27)

Thân có Thái Tuế thủ gặp Kỵ Đà (bộ Tuế Đà Kỵ) thì gian nan vất vả hoặc gặp tai nạn khó tránh khỏi hoặc khó lòng ở chốn phồn hoa, đô thị. Có người cho rằng hạn gặp thì có nghĩa như vậy. Nguyễn Mạnh Bảo, TVT thì cho là kẻ quê mùa ngu độn:
Kỵ Đà Thái Tuế Thân cung,
Khỏi nạn nào được thung dung mấy người (43)
Kỵ Đà Tuế cung Thân gia hội,
Dễ mấy người được khỏi gian nan
Kỵ Đà Thái Tuế hợp bài,
Cảnh đời nào được mấy ai thanh nhàn
Thân nội Tuế phùng Đà Kỵ mạc đạo phồn hoa (B69, 25)

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì nghèo túng, bôn ba kiếm sống cũng chẳng đủ ăn lại phải đề phòng về tai nạn sông nước
Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,
Qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)

Vận gặp Tuế Đà Kỵ Sát Hao thì phải đề phòng sóng to gió lớn
Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,
Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (B110)

Kỵ Đà Riêu đi liền ba cung thì gặp nhiều tai nạn hoặc gặp tai họa bất thường, còn Khoa Quyền Lộc đi liền ba cung thì phúc đến dồn dập:
Liên châu Tam Hóa phước lai,
Kỵ Đà Riêu kế (đi liền với nhau) họa tai bất thường
Khoa Quyền Lộc liên châu nhiều phúc,
Kỵ Đà Riêu thấy cũng nhiều tai (B114)

Hóa Kỵ tại hai cung Hợi Tí được một số người cho là miếu địa, nhưng nếu gặp Kình Dương thì lại hóa thành xấu:
Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,
Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)
Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập

-----------------------------------

Kình Dương tại hạn

Kình Dương thủ hạn tế suy tường
Tứ Mộ sinh nhân, miễn họa ương
Nhược ngộ Tử Vi, Xương, Phủ hội
Tài cung hiển đạt, phúc du trường

Thiên La, Địa Võng ngộ Kình Dương
Nhị hạn xung hề họa hoạn nhung (tai họa nhiều như giặc)
Nhược thị Mệnh chung chủ tinh nhược (chính diệu tại cung Mệnh xấu, VTL)
Định giao nhất tật mộng hoàng lương (phú quí không bền) (VTL bị bạo bệnh chết)

Kình Dương gia sát, tối vi hung
Nhị hạn lưu giao lạc hãm cùng
Khắc tử, hình phu, mãi điền ốc
Đồ lưu (tù tội) phiếm phối khứ tòng nhung (bỏ chồng) (QXT)

Đà La nhập hạn ca
Hạn ngộ Đà La, sự diệc đa,
Tất nhiên nhẫn nại yếu khiêm hòa (mọi sự phải ôn hòa)
Nhược vô cát chiếu đồng tương hội (VTL, cát diệu lai tương hội)
Tu giao nhất mộng nhập nam kha (hạn chết) (QXT)

Giáp Thân giáp Mệnh hữu Đà, Dương (Kình),
Hỏa, Linh, Không, Kiếp hựu lai thương, (bị xụp đổ VTL)
Thiên Lộc bất phùng sinh vượng địa (rơi vào hãm địa VTL)
Hình thê, khắc tử, bất vi lương (vất vả vợ con) (QXT)

Hạn gặp Không Kiếp, Hình Kỵ, Kình Đà thì bị bệnh tật hoặc có nhiều lo lắng hoặc gian nan
Không Kiếp, Hình Kỵ, Dương Đà,
Gian nan bịnh tật, mọi đường lo âu (23)

Hạn gặp Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà thì đề phòng bị bệnh đậu mùa hoặc bị rổ mặt
Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà,
Vận phùng năm ấy đậu hoa phải phòng (37)

Hạn gặp Kình Đà Hoa Cái thì đề phòng bị bệnh đậu mùa
Kình Dương Hoa Cái ngộ Đà,
Vận phùng năm ấy, đậu hoa phải phòng (QXT)
Kình Dương, Hoa Cái ngộ Đà,
Hạn hành năm ấy đậu hoa phải phòng
Đào Hồng Hoa Cái ngộ Đà,
Hạn hành năm ấy đậu ma phải phòng (VT)
(bị lên đậu)

TVT cho rằng hạn đến cung Thân Dậu có Tử Phủ gặp Tứ Hung thì phải làm nhiều điều phước thiện mới qua khỏi tai ương. Cần xét lại lời giải thích này
Tứ Hung (bốn sao hung tinh là Kình Đà Không Kiếp) ngộ Quí (Quí Tinh) nơi Thân Dậu, đến phật đài cầu đảo mới xong (38)

Mệnh có Kình Linh mà hạn gặp Lưu Bạch Hổ thì tai nạn tang thương rất xấu
Dương (Kình Dương) Linh (Linh Tinh) tọa Mệnh, lưu niên Bạch Hổ tai thương (19)

Kình Dương đới thủ tại Dậu cung,
Tuế tấu Dương Đà Canh Mệnh hung (21)
Giải: TVT giải rằng Mệnh tại Dậu có Kình tọa thủ, tuổi Canh, Lưu Kình Dương lại gặp Kình Đà cố định thì tối hung, rất xấu.

Dương Đà lưu niên Linh (Linh Tinh) Phá (Phá Quân) điền tu ban lãng nhật Kình Hỏa vi hạ cách (21)
Giải: TVT giải rằng Mệnh có Kình Hỏa đồng cung hạn gặp Linh Phá Kình lưu niên thì phải sa sút nghèo hèn hoặc bị cách chức hay giáng chức. Cần xét lại câu phú

Hạn có Kình hãm địa gặp Lưu Kình hãm địa thì phải tự tử mà chết.
Kình Dương trùng phùng Lưu Dương (Lưu Kình) Tây Thi hạn quyên thân (22)
Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ thì đề phòng thú dữ cắn:
Hổ, Đà, Kỵ, Nhận toan tân,
Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn (QXT)
Hổ Đà Dương Kỵ tân toan,
Ngựa đá, chó cắn lại khôn tránh nào (VT)
Vận bởi gặp Nhận, Hình, Đà, Hổ,
Phải ngừa loài hùm chó mới yên (B111)
Câu phú dưới đây ghi là Nhật vì lầm lẫn Dương là Thái Dương thay vì Dương là Kình Dương:
Hổ Đà Kỵ Nhật toan tân, Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì thì nghèo túng ba đào không yên, có người cho là phải đề phòng về tai nạn sông nước
Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,
Một thân xuống thác lên đèo chẳng yên
Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,
Qua sông vượt bể ba đào chẳng yên
Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,
qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)
Tuế Đà Sát Kỵ vận nhiêu,
Qua sông vượt bể lẽ nào nên đi (VT)
Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,
Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (đề phòng sóng to gió lớn) (B110)
Kỵ, Đà, Sát, Ách liền theo (tại cung Tật Ách),
Qua sông vượt bể ba đào chớ đi (QXT)

Ngán thay Lộc Mã cùng lưu,
Dương Đà Kỵ Nhật mắt đau phải phòng (22)
Giải: Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã gặp Kình Đà Hóa Kỵ Thái Dương thì phải đề phòng bệnh đau mắt

Hạn có Cự Môn gặp sát tinh, Đà La, Linh Tinh hội họp thì bị rất xấu, Mệnh yếu thì dễ chết

Tuổi Giáp Kỷ Mệnh có cách Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Đồng, Xương, Tấu Thư, Kình Dương hội họp thì tiền bạc hưng vượng, phúc thọ dồi dào:
Giáp Kỷ Nhân Đế cách hoan phùng kiêm hữu Đồng, Xương, Thư (Tấu Thư), Nhận (Kình Dương) hạn phùng (hạn gặp) tài tăng phúc tiến (90)

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang thì mẹ chết
Nguyệt phùng Đà, Kỵ, Hổ, Tang, thân mẫu trân trối nan toàn thọ mệnh (27)

Lưu Bang bị ép vào ở đất Trung vì hạn đến cung Thìn Tuất gặp Âm Dương Kiếp Không Kình hội hợp
Lưu Bang (Hán Cao Tổ) cam nhập Bao Trung do hữu Âm Dương giao huy La Võng Kiếp Không Dương nhận hạn đáo (28)

Hạn gặp Thất Sát Kình Dương Linh Tinh và Lưu Bạch Hổ thì phải gian nan về hình ngục
Thất Sát Dương (Kình Dương) Linh, lưu niên Bạch Hổ (hạn gặp Bạch Hổ), hình ngục tai truân (26)

Tuổi Ngọ Mệnh an tại Mão Dậu có Thất Sát thủ hay chiếu, tiểu hạn gặp Kình Dương thì khó thoát chết
Thất Sát thủ chiếu, tuế hạn Kình Dương (tiểu hạn có Kình Dương) Ngọ sinh nhân (tuổi Ngọ) Mệnh an Mão Dậu chủ hưng vong (29)

Thân phùng Sát Phá Liêm Tham, hạn lâm Ðịa Võng (cung Tuất) Hình Khôi sát diệu (sát tinh) Kỵ Ðà xâm nhập, thục gia trướng nội Dục Ðức mệnh vong (Trương Phi bị ám sát trong trướng) (33)

Vũ, Tham Thìn, Tuất, Mậu Canh Dương nữ vô hạnh hữu tài, Kiếp Không hung kiến hữu phùng Hà (Lưu Hà) Nhận (Kình Dương) vận lâm, Mệnh vị nan toàn (10)
Giải: Nữ nhân tuổi Mậu hay Canh có Vũ hoặc Tham Lang tại Thìn, Tuất thì khá giả có tiền bạc nhưng thiếu đức hạnh, hạn gặp Kiếp, Không, Lưu Hà, Kình Dương thì khó thoát chết.
Tuổi Mậu thì Tham Lang tại Thìn có Hóa Lộc Đà La đồng cung, có Hao LNVT tam hợp chiếu, Tham Lang tại Tuất Hóa Lộc, Đường Phù đồng cung, Thiên Trù Hao, Kình Đà hãm chiếu. Vũ Khúc tại Thìn có Đà đồng cung, Hóa Lộc Đường Phù Hao LNVT chiếu và Vũ Khúc tại Tuất có Hóa Lộc, Thiên Trù Kình Đà hãm chiếu.
Tuổi Canh Tham Lang tại Thìn đồng cung với Quốc Ấn Lưu Hà, có Lộc Tồn Hóa Quyền chiếu, Tham tại Tuất có Hóa Quyền Lưu Hà Quốc Ấn Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù chiếu, Vũ Khúc tại Thìn có Quyền, Quốc Ấn Lưu Hà, Lộc Tồn tam chiếu, Vũ Khúc tại Tuất có Quyền đồng cung, Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù Quốc Ấn Thiên Trù Lưu Hà chiếu

Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi thì đề phòng súc vật bị dịch chết
Tang Môn Mã Nhận (Kình Dương) Hợi cung,
Hạn phùng năm ấy bò trâu chẳng lành (7)
Đầu trang

sunnysunflower
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 244
Tham gia: 15:10, 17/06/14

Re: SAO ĐÀ LA

Gửi bài gửi bởi sunnysunflower »

Cám ơn bạn về bài viết rất chi tiết và bổ ích. Mình thêm 1 tí từ nghiệm lý của chính lá số của mình, đà la quan lộc thì đúng là bận tâm và phiền lòng vì sự nghiệp rất nhiều, thêm thiên không thì đổi nghề tè le.
Đầu trang

thamlangff
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1715
Tham gia: 14:28, 08/08/19

Re: SAO ĐÀ LA

Gửi bài gửi bởi thamlangff »

panda83 đã viết: 04:09, 03/12/16 https://trannhatthanh.wordpress.com/tag/kinh-da/

Các quan điểm khác nhau về cách an sao Kình Đà
Cách thứ nhất căn cứ vào vị trí của Lộc Tồn, ta an Kình Dương tại cung đứng trước Lộc Tồn và Đà La tại cung đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Đà). Ví dụ Lộc Tồn tại Mão thì Kình Dương tại Thìn, Đà La tại Dần (theo chiều kim đồng hồ thì Đà La, Lộc Tồn, Kình Dương)

Cách thứ hai là cách an cụ Thiên Lương đề ra căn cứ vào Âm Dương: Dương Nam Âm Nữ thì Kình trước Lộc Tồn, Đà sau Lộc Tồn, Âm Nam Dương Nữ thì Đà an trước Lộc Tồn, Kình an sau Lộc Tồn, nghĩa là có khác biệt với cách thứ nhất trong trường hợp Âm Nam Dương Nữ. Theo cách an này thì Kình Dương có thêm vị trí là Dần Thân Tỵ Hợi

Cách thứ ba một số người an Kình Đà theo âm dương tuổi, tuổi Dương thì Kình trước Đà, tuổi Âm thì Đà trước Kình. Cách an này cho rằng Lộc Tồn là vị trí Lâm Quan của vòng Trường Sinh của Thiên Can, Đà La là vị trí Quan Đới và Kình Dương là vị trí Đế Vượng (Dương Nhận). Thiên Can Dương thì Trường Sinh đi thuận, Âm thì Trường Sinh đi nghịch. Ví dụ Giáp dương Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Hợi, thuận khởi, Quan Đới tại Sửu, Lâm Quan tại Dần, Đế Vượng tại Mão nên Kình an tại Mão, Đà tại Sửu. Ât âm Mộc thì Tràng Sinh khởi tại Ngọ, nghịch khởi, Quan Đới tại Thìn, Lâm Quan tại Mão, Đế Vượng tại Dần nên Kình an tại Dần, Đà tại Thìn. Với cách an này thì cũng có sự khác biệt so với cách thứ nhất nếu là tuổi Âm thì Kình an tại Dần Thân Tỵ Hợi và Đà an tại Thìn Tuất Sửu Mùi. Cách an này của các người nghiên cứu Tử Bình sáng tạo ra, hoàn toàn không có trong sách vở Tử Vi truyền dạy. Về vị trí Lộc Tồn thì người viết cũng cho là vị trí Lâm Quan của vòng Tràng Sinh an theo Thiên Can, nhưng Kình Đà trong Tử Vi có phải là vị trí của Quan Đới hoặc Đế Vượng của Thiên Can Năm hay không thì chưa chắc vì thực tế trong Tử Bình có sử dụng một số tên gọi giống như sao của Tử Vi nhưng ý nghĩa hoặc cách sử dụng thì không hoàn toàn giống hẳn

Nhận định
Theo cách an sao Kình Ðà của cụ Thiên Lương thì Kình Dương và Lực Sĩ (Lực Sĩ thuộc vòng Bác Sĩ, không phải thuộc vòng Lộc Tồn như nhiều người ngộ nhận) phải cư đồng cung. An cách nầy hoàn toàn không có cơ sở vững chắc vì sách vở dạy an Kình Dương đứng trước Lộc Tồn, Ðà La đứng sau Lộc Tồn (tiền Kình hậu Ðà). Thật ra địa bàn nếu ta vẽ đúng đắn thì phải dùng vòng tròn, chứ không phải dùng hình chữ nhật, và như vậy thì hiểu vị trí trước sau căn cứ theo chiều một chiều duy nhất có ý nghĩa hơn (giống như trường hợp Thái Tuế luôn luôn an theo chiều thuận, không phân biệt âm dương). Chú ý rằng Kình Ðà không phải là bộ sao của Lộc Tồn, mà là bộ sao được an theo vị trí tương đối đối với Lộc Tồn. Nếu quả thật Kình Dương và Lực Sĩ luôn luôn đồng cung thì phải được sách vở ghi lại để dễ nhớ và kiểm tra cách an sao, giống như trường hợp Bác Sĩ và Lộc Tồn luôn luôn đồng cung, hoặc Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung đã được các sách vở ngày xưa ghi nhận. Hơn nữa đọc phú ta không bao giờ thấy Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi và cũng chẳng thấy đề cập đến đắc hãm của Kình tại vị trí này. Nếu quả thật Kình an tại đây thì phải đề cập đến đắc hãm, hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của nó, vì hai sao này là hung tinh, sự khác biệt về đắc hãm đưa đến lời giải khác nhau hoàn toàn. Nếu không phân biệt đắc hãm thì làm sao giải chính xác được. Có câu phú nói lên đắc hãm hoặc có câu phú ám chỉ đến vị trí xấu tốt của Kình như:
Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu phi yểu chiết nhi hình thương (2, TTL)
hoặc:
Kình cư Thìn Tuất Sửu Mùi,
Tam phương cát chiếu, một đời giầu sang (AB332)
Phú đã nêu được hai trường hợp khác biệt nhau hoàn toàn thì làm sao thiếu sót không có câu phú nào đề cập đến vị trí Dần Thân Tỵ Hợi được
Thật ra rải rác có vài câu phú phải giải thích theo lối an thứ hai hoặc ba mới hợp lý như:
Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,
Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)
Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập
Tham ngộ Dương Đà cư Hợi Tí, danh vi phiếm thủy đào hoa (20, TTL)
(Tham cư Hợi, Tí gặp Kình Đà ví như hoa đào trôi nổi trên nước, ý nói chơi bời hoang đãng, cuộc đời chìm nổi. Theo TTL thì ghi gặp Kình hay Đà đồng cung và ghi như vậy thì phải an Kình luôn luôn đồng cung với Lực Sĩ, còn nếu theo nguyên tắc tiền Kình hậu Đà thì phải giải là Tham Lang cư Tí gặp Kình Dương, Tham Lang cư Hợi gặp Đà La)

Thật ra khi nghiên cứu về phú thì có câu phú sai sót, trật lất thành ra theo quan điểm người viết trong trường hợp này không khả tin, trừ khi là được đề cập đến nhiều trong nhiều sách vở
Bộ Kình Ðà rất quan trọng, an không đúng thì giải nhiều trường hợp sẽ sai. Quan điểm của người viết là Kình luôn đi trước Đà, theo lời của tiền nhân để lại: tiền Kình hậu Ðà

Đặc điểm về cách an sao
Kình Đà đứng cách nhau một cung thành ra không có tư thế nhị hợp, tam hợp, xung chiếu với nhau. Nếu có đủ bộ thì là vị trí chiếu, và nên nhớ Đường Phù luôn luôn bị Kình Đà chiếu
Kình Dương không cư tại Tứ Sinh là Dần Thân Tỵ Hợi, còn Đà La không an ở Tứ Chính là Tí Ngọ Mão Dậu. Do đó Mã gặp Đà đồng cung hoặc xung chiếu chỉ xảy ra tại hai cung Tỵ Hợi cho tuổi Đinh Kỷ Quí, còn Mã gặp Kình thì chỉ tại vị trí tam hợp
Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt
Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Thái Tuế
Các tuổi Giáp, Ất, Canh, Tân thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương nghịch với âm dương của tuổi như tuổi Dương thì Kình Đà an tại cung Âm và như vậy Kình Đà sẽ thuộc tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát hay tam hợp Âm Long Trực của vòng Thái Tuế. Tuổi Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Nhâm Quí thì Kình Đà luôn luôn đứng tại cung có âm dương cùng với âm dương của tuổi nên Kình Đà thuộc tam hợp Tuế Phù Hổ Long Cái hay tam hợp Tang Tuế Điếu Hư Mã của vòng Thái Tuế (chú ý các bộ hay gặp như Tuế Đà, Tuế Kình, Đà Hoa Cái, Mã Đà, Mã Kình tuổi nào mới có khả năng có)(xin coi thêm vòng Thái Tuế)

Đặc điểm kết hợp Kình Đà với các sao vòng Lộc Tồn
Kình Đà chỉ thuộc vào hai tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (Lực Tấu Đại Hao)hay Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao (Phủ Hỉ Tiểu Hao) của vòng Bác Sĩ
Đà La luôn luôn có Hao, LNVT, Đường Phù (Đà La và Đường Phù xung chiếu, Đà la và Hao, LNVT tam hợp, Hao và LNVT đồng cung)
Đường Phù thì luôn đồng cung với Tấu Thư (Dương Nam Âm Nữ ) hoặc Hỉ Thần (Âm Nam Dương Nữ)
Kình Dương và Đà La thì đồng cung với Lực Sĩ hay Quan Phủ. Dương Nam Âm Nữ thì Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung. Âm Nam Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung
Tấu Thư và Hỉ Thần có đủ bộ Kình Đà tam hợp xung chiếu
LNVT thì đồng cung với Đại Hao hay Tiểu Hao. Dương Nam Âm Nữ thì Tiểu Hao, LNVT đồng cung, Âm Nam Dương Nữ thì Đại Hao, LNVT đồng cung

Dương Nam Âm Nữ
Kình đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (có bộ Kình Lực đồng cung) gọi tắt là bộ Kình Lực – Tấu, Đường Phù – Đại Hao, có Hỉ Thần xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Lực Kình (Hỉ Thần xung) – Tấu Thư, Đường Phù (Quan Phủ, Đà La xung) – Đại Hao (Tiểu Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Tiểu Hao – Hỉ Thần, gọi tắt là bộ Đà Phủ – Tiểu Hao, LNVT – Hỉ, có Tấu Thư, Đường Phù xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Quan Phủ, Đà La (Tấu Thư, Đường Phù xung) – Tiểu Hao, LNVT (Đại Hao xung) – Hỉ Thần (Kình Lực xung)

Âm Nam Dương Nữ
Kình đồng cung với Quan Phủ và thuộc tam hợp Quan Phủ – Hỉ Thần – Tiểu Hao, gọi tắt là bộ Kình Phủ – Hỉ Đường Phù – Tiểu Hao, có Tấu Thư xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Kình Dương, Quan Phủ (Tấu Thư xung) – Hỉ Thần, Đường Phù (Đà Lực xung) – Tiểu Hao (Đại Hao, LNVT xung)

Đà đồng cung với Lực Sĩ và thuộc tam hợp Lực Sĩ – Đại Hao – Tấu Thư (có bộ Đà Lực đồng cung), gọi tắt là bộ Đà Lực – Đại Hao, LNVT – Tấu, có Đường Phù Hỉ Thần xung
Tư thế phối chiếu của ba cung như sau (ghi theo chiều kim đồng hồ):
Đà La Lực Sĩ (Hỉ Thần, Đường Phù xung) – Đại Hao, LNVT (Tiểu Hao xung) – Tấu Thư (Quan Phủ, Kình Dương xung)

Tóm lại
Dương Nam, Âm Nữ thì Đường Phù Tấu Thư đồng cung, Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung, Tiểu Hao, LNVT đồng cung
Âm Nam Dương Nữ thì Đường Phù, Hỉ Thần đồng cung, Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung, Đại Hao, LNVT đồng cung

Mệnh có Kình hay Đà thủ thì sẽ có Tiểu Hao hoặc Đại Hao tại Quan hoặc Tài. Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ lược về bộ Song Hao:
song hao đã viết: Nhiều người cho rằng Song Hao đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu nhưng VVT thì cho rằng miếu tại Mão Dậu, vượng tại Tí Ngọ (tuổi Ất, Tân) và Quản Xuân Thịnh cho rằng đắc địa tại Dần Thân, Mão Dậu, Tí Ngọ. Theo kinh nghiệm thì Song Hao Mão Dậu là vị trí tốt nhất của Song Hao

Ý nghĩa
Đây là bộ sao hao bại tinh, chủ sự hao tán, tiêu tan, gây ra sự ly tán, xa cách, hoang hủy, hao hụt tài lộc. Tiểu hao thì ít hao hơn Đại Hao. Chính vì nghĩa hao tán mà Song Hao cũng chỉ sự thay đổi (hao tán là quá trình thay đổi). Tại Tài thì hao tán tiền tài do ăn xài phung phí, gặp dịp phải tiêu xài luôn, khó mà cầm của hoặc để dành, từ đó không thể giàu đươc. Ở Quan thì hao tán nghề nghiệp nghĩa là hay thay đổi nghề nghiệp, quan trường không bền vững, không ổn định, hoặc trong nghề nghiệp phải hay thay đổi đi lại luôn, làm việc có tính chất lưu động. Hao đi với tài tinh (Hóa Lộc, Vũ Phủ, Lưu Lộc Tồn) thì hao tài, đi với quyền tinh (như Hóa Quyền) thì làm hao tán quyền hành, giảm thiểu uy quyền, đi với văn tinh thì làm giảm khoa bảng, đi với hao tinh (như Phá Quân) thì tăng thêm sự hao tán, đi với phúc tinh thì giảm phúc, đi với hung sát tinh thì tăng thêm tính hung hãn chủ sự hao tài tốn của vì bệnh tật, tai họa, hình thương, bị cướp giật hoặc cô đơn, bần hàn, nghèo… Trừ khi đắc địa thì giảm thiểu tác động xấu xa của nó, tuy vẫn hao tán nhưng cũng mang kết quả khá tốt, đặc biệt về tài lộc thì có vào có ra chứ không túng thiếu, nếu miếu địa tại Mão Dậu thì rất tốt, tại vị trí này thì thủ tại Quan Lộc tốt hơn tại Mệnh Thân rất nhiều. Song Hao chỉ đẹp và đắc dụng khi đồng cung với Cự Môn tại Tý Ngọ và đồng cung với Cự Cơ tại Mão Dậu. Song Hao hãm địa rất kỵ ở cung Tài (Điền, Phúc) vì bản chất của nó là hao tán, đóng ở đâu thì giảm cái tốt ở cung đó. Một số người cho rằng Song Hao có khả năng làm giảm tác họa của Thiên Không và Tuần Triệt thì làm nghịch đảo nghĩa của Đại Tiểu Hao, ví dụ Đại Hao gặp Tuần Triệt thì vào nhiều hơn ra

Song Hao là hao tinh, chỉ đồng cung với Cự Cơ Mão Dậu và Cự Môn Tí Ngọ là tốt đẹp nhất, chủ sự giàu có, hoặc đóng tại cung Tật thì bệnh tật mau khỏi, còn kỳ dư kết hợp với bất cứ sao nào cũng bất lợi. Đi với Phá Quân, Hao gia tăng tính chất hao tán của sao này
Cự, Cơ ở Tí Ngọ Mão Dậu gặp Song Hao thì có quyền uy rất lớn. Cự Cơ Mão Dậu gặp Song Hao là cách phú hữu lâu dài. (Chú ý với cách an sao thì chỉ có tuổi Đinh, Kỷ và Quí mới có Song Hao Mão Dậu ). Cự hay Cơ Tí Ngọ gặp Song Hao đồng cung cũng là cách phú

Song Hao tại Mão Dậu thì như các dòng nước chảy về phương Ðông, rất sợ gặp Hóa Lộc đồng cung (đây là trường hợp Thái Âm đồng cung với Hao Hóa Lộc) chủ tán tài, hao tán tiền bạc (P) và rất thích gặp Cự Cơ đồng cung. Tuổi Đinh, Kỷ, Quí mới có Song Hao Mão Dậu

Song Hao gặp Sát tinh thì hay mắc tai nạn về dao súng (TTL)
Song Hao Hỏa, Linh thì bị ghiền, ví dụ ghiền á phiện (TTL)
Hao Kiếp thì cô đơn, bần hàn, Mệnh có quí tinh thì làm nên nhưng không bền
Song Hao, Hình, Kiếp thì hay mất trộm hoặc bị thương
Song Hao ngộ Hình hay Kiếp, Sát thì hạn gặp thì hao tài, ốm đau (ĐL)
Hao, Quyền Kiếp Không hội họp thì không được thượng cấp sử dụng vì bị người gièm pha nói xấu
Hao Kỵ thì vất vả, túng thiếu (NPL, P)
Song Hao, Hóa Kỵ, Mộc Dục thì phải mổ (HC)
Song Hao gặp Lộc, Vũ hay Phủ thì hao tài (ĐL)
Song Hao Phá Quân thì túng thiếu
Song Hao gặp Mã Riêu thì tình như đáy giếng, hoang tàn, rong chơi phá tán tổ nghiệp (VVT)
Song Hao Đào Hồng thì tốn tiền vì nhân tình, vì gái, ở cung Tài càng rõ (NPL)

Hao Tham đồng cung hay xung chiếu: TTL cho rằng Mệnh Hao thủ gặp Tham Lang đồng cung hay xung chiếu thì hiếu sắc, dâm dật nhưng kín đáo, ví như chôn dấu dâm tình ở đáy giếng

Tử Vi tại cung Ngọ thì kỵ gặp Đại Hao, Tiểu Hao và sát tinh (như Không Kiếp, Kình Đà, Hình Kỵ) và rất tốt khi gặp Khôi Khoa thì có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế
Đế tọa Ly cung (Tử Vi tại cung Ngọ) kỵ phùng Hao, sát (sát tinh), hạnh ngộ Khôi Khoa (mừng gặp Khôi Khoa) hữu tài phụ chính (có tài phò tá nguyên thủ, kinh bang tế thế) (9)

Thiên Lương tại cung Tỵ gặp Song Hao và sát tinh thì đề phòng tai nạn về đao thương súng đạn (13, TTL)

Mệnh có Phá Quân hay Thất Sát rất sợ gặp Hao, Việt, Hỏa Tinh, Hình hội họp, về già khó tránh được tai nạn khủng khiếp (25, TTL)

Song Hao Tỵ Hợi gặp Cự Môn đồng cung thêm Sát, Hình: đàn bà thì bần yểu (P)
Nữ Lương thủ Mệnh phúc dầy,
Hao, Hình, Kiếp, Sát một bầy tai ương (AB)

Tài hay Quan Lộc có Song Hao và Hóa Kỵ hội họp thì phú quí không bền vững (B168)

Quan Lộc
Hao, Quyền thì người dưới khinh ghét, công danh kém hèn (ĐL)
Quan Lộc có Phá hãm địa gặp Kình Dương, Hao, Linh thì ly tổ, bôn ba xứ người đi ăn xin (22)
Quan (hay Mệnh) có Song Hao, Hóa Quyền gặp Cự Môn hay Vũ Khúc thì làm quan trấn thủ biên cương (5, P). NMB thì ghi Song Hao Mão Dậu gặp Cự Môn hay Vũ Khúc có Hóa Quyền tại Quan Mệnh thì được phong trấn thủ ở phương xa ) (B37) (Tuổi Giáp Canh Vũ Phá Tỵ Hợi, tuổi Đinh Cự Cơ Mão Dậu, tuổi Kỷ Vũ Sát Mão Dậu, tuổi Tân Cự Môn Tí Ngọ và tuổi Nhâm Vũ Tướng Dần Thân thì có Song Hao gặp Hóa Quyền)

Cung Tài
Song Hao tối kỵ cư Tài, Điền thì tán nhiều tụ ít, khó giàu có
Song Hao Không Kiếp thì vô điền sản (ĐL)
Tài (hay Phúc Đức) có Hao gặp Kiếp thì cô độc và nghèo hèn
Song Hao, Hỏa Linh thì mắc nghiện, nếu không cũng say mê cờ bạc phá tán rất nhiều tiền của (TTL)
Song Hao, Đào, Hồng thì tốn tiền vì chuyện trai gái. Thường hay bị bồ bịch nhân tình bòn của, lợi dụng để kiếm tiền (TTL)
Hao Phá Quân hay Hao Tuyệt thì phá sản

Các trường hợp cần kiểm tra về Song Hao
NMB, TVT có câu phú như sau:
Đại Hao lâm Quan Phủ Lưu Nghị tôn thất (thuộc giòng họ vua) chi du hồ (hu hồ) (3, B86)
Nghĩa là Đại Hao gặp Quan Phủ thì như Lưu Nghi có họ với vua cũng bị hình phạt roi vọt. Thực chất Đại Hao và Quan Phủ không hội họp (tam hợp, xung chiếu) với nhau. Chỉ có vị trí Tấu Thư luôn có Quan Phủ xung chiếu và Đại Hao tam hợp và vị trí Tiểu Hao luôn có Đại Hao xung và Quan Phủ tam hợp thì mới có bộ Quan Phủ Đại Hao. Câu phú này đáng ngờ về tính chính xác vì qua kiểm nghiệm vị trí Tấu Thư và Tiểu Hao không có xấu như vậy

TVT có câu phú cho rằng tuổi Ất Tân hạn gặp Hao, Kiếp Sát, Đào Hồng thì phải đề phòng người làm phản, nếu gặp Khoa hay Thiên Phủ thì không sao (6)

Hai câu phú được giải dưới đây cho rằng Hao gặp Phục Binh (của vòng Bác sĩ), điều này chẳng bao giờ xảy ra:
Song Hao, Lộc, Quyền, Kiếp, Hỏa Tinh tại Tài mà Thân cư Tài thì buôn bán kinh doanh thành công, gặp thêm Phục Binh (???), Kình Dương thì đề phòng hỏa hoạn (P)
Thân cư Tài gặp Song Hao Lộc Quyền hội họp thì buôn bán mà trở nên giàu có nhưng nếu bị Kình Phục (???) xâm phạm thì phải đề phòng hỏa hoạn không nên buôn bán hoa quả hay thóc gạo(10)
Phân tích phối hợp của Kình Đà với các sao an theo Can năm sinh (tuổi Canh an Khôi Việt tại Ngọ Dần, Lưu Hà tại Thân)
(Chú ý các bộ sao trên được viết theo qui ước sao đồng cung cách nhau bằng dấu phẩy, các cung tam hợp cách nhau bởi dấu gạch ngang, thứ tự theo chiều kim đồng hồ,)
Kình, Đường Phù và Hao (không đồng cung với LNVT) tam hợp với nhau

Kình tại Thìn (tuổi Ất) có Kình, Thiên Quan – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Khôi – Lưu Hà xung (bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà)
Kình tại Tuất (tuổi Tân) có Kình – Việt, Đường Phù – Khôi, Thiên Trù, Hao (bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù)
Kình tại Sửu (tuổi Quí) có Kình Triệt – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao (bộ Kình Triệt, Việt, Phúc)
Kình tại Mùi tuổi Đinh có Kình – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù – Hao, Triệt (bộ Kình, Khôi, Phúc)
Kình tại Mùi tuổi Kỷ có Kình – Đường Phù – Hao
Căn cứ trên thì Kình tại Thìn tốt nhất, kế đến tại Tuất, Mùi rồi Sửu
Ngoại trừ Kình tại Mùi, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí (tuổi Nhâm) có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc xung (bộ Kình Phúc)
Kình tại Ngọ tuổi Bính có Kình – Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Thiên Trù xung (bộ Kình, Phúc, Thiên Trù)
Kình tại Ngọ tuổi Mậu có Kình, Thiên Trù – Đường Phù – Hao – Triệt xung (bộ Kình, Thiên Trù)
Kình tại Mão (tuổi Giáp) có Kình – Thiên Quan, Thiên Việt, Đường Phù – Hao – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt xung (Bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà)
Kình tại Dậu (tuổi Canh) có Kình – Đường Phù – Hao

Chú ý tại bất cứ vị trí của Kình thì chỉ có Kình tại Thìn đồng cung với Thiên Quan, còn lại thì Quan Phúc Khôi Việt chỉ ở vị trí chiếu
Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ, Tuất mới có Thiên Trù, chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà La tại Dần (tuổi Ất) có Đà – Thiên Trù, Hao, LNVT, Triệt – Lưu Hà – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà)
Đà tại Thân (tuổi Tân) có Đà – Hao, LNVT – Việt, Đường Phù xung (bộ Đà Việt)
Đà tại Tỵ tuổi Đinh có Đà, Thiên Trù – Việt, Hao, LNVT – Khôi, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc, Thiên Trù)
Đà tại Tỵ tuổi Kỷ có Đà – Thiên Quan, Hao, LNVT, Triệt – Đường Phù xung (bộ Đà, Thiên Quan gặp Triệt)
Đà tại Hợi (tuổi Quí) có Đà – Khôi, Hao, LNVT – Việt, Thiên Phúc, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Phúc)

Đà tại Thìn tuổi Bính có Đà, Triệt – Hao, LNVT – Thiên Phúc, Thiên Trù – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù)
Đà tại Thìn tuổi Mậu có Đà – Hao, LNVT – Đường Phù xung
Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan – Hao, LNVT, Triệt – Thiên Phúc – Đường Phù xung (bộ Đà, Quan Phúc)
Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi – Thiên Trù, Hao, LNVT – Thiên Phúc, Lưu Hà, Triệt – Thiên Quan, Việt, Đường Phù xung (bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt)
Đà cư Mùi (tuổi Canh) có Đà Triệt – Thiên Quan, Hao, LNVT – Đường Phù xung (bộ Đà Triệt, Thiên Quan)

Tại bất cứ vị trí của Đà, chỉ có Đà tại Tuất (tuổi Nhâm) có Đà, Thiên Quan đồng cung và Đà tại Sửu (tuổi Giáp) có Đà, Khôi đồng cung, còn lại Đà không dồng cung với Quan Phúc Khôi Việt
So sánh vị trí xấu tốt của Kình Đà trong mối tương quan với các sao an theo Can năm sinh
Kình tại Thìn Tuất Sửu Mùi
Kình cư Sửu luôn luôn bị Triệt
Kình tại Thìn tốt nhất (có bộ Kình Khôi Việt Quan Phúc Lưu Hà), kế đến tại Tuất (có bộ Kình, Khôi Việt, Thiên Trù), Mùi tuổi Đinh (có bộ Kình, Khôi, Phúc), Kình tại Mùi tuổi Kỷ, rồi Sửu (có bộ Kình Triệt, Việt, Phúc) (VVT ghi là tuy nói Thìn Tuất Sửu Mùi thì Kình Dương hùng, nhưng chỉ có hợp cách cho người tuổi Ất Kình ở cung Thìn là miếu địa, và tuổi Tân Kình ở cung Tuất là hưởng trọn cách Kình Dương)
Ngoại trừ Kình tại Mùi tuổi Kỷ, các vị trí khác (Thìn, Tuất, Sửu) thì luôn có ít nhất hai sao trong bốn sao Khôi Việt Quan Phúc

Kình tại Tí Ngọ Mão Dậu
Kình cư Dậu xấu nhất, kế đến cư Ngọ tuổi Mậu (có bộ Kình, Thiên Trù), kế đến Kình cư Tí (có bộ Kình Phúc) và Kình tại Ngọ tuổi Bính (có bộ Kình, Phúc, Thiên Trù). Kình tại Mão (có bộ Kình, Việt, Quan Phúc, Lưu Hà) đỡ xấu nhất
Kình tại Ngọ tuổi Mậu và Kình tại Dậu không có sao Khôi Việt Quan Phúc, tại các vị trí khác hoặc tuổi khác thì sẽ có Thiên Phúc chiếu

Kình ít khi gặp Thiên Trù và Lưu Hà: chỉ có Kình tại Ngọ tuổi Bính, Kình tại Tuất mới có Thiên Trù. Chỉ có Kình tại Mão, Thìn mới có Lưu Hà &n bs p; &n bs p;

Đà tại Dần Thân Tỵ Hợi
Đà tại Tỵ tuổi Đinh và Đà tại Hợi tốt nhất. Đà tại Dần tốt hơn tại Thân
Đà tại Dần (có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (có bộ Đà Việt), Tỵ (có bộ Đà, có Thiên Quan gặp Triệt), Hợi (có bộ Đà, Khôi Việt, Phúc) luôn luôn có ít nhất một trong bốn sao Khôi, Việt, Quan, Phúc

Đà La tại Thìn Tuất Sửu Mùi
Đà tại Mùi và Đà tại Thìn cho tuổi Bính thì bị Triệt
Đà tại Sửu (có bộ Đà, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà với Thiên Phúc, Lưu Hà bị Triệt) tốt nhất, kế đó tại Tuất (có bộ Đà, Quan Phúc), Đà tại Thìn tuổi Bính (có bộ Đà Triệt, Phúc, Thiên Trù), Mùi (có bộ Đà Triệt, Thiên Quan), Đà tại Thìn tuổi Mậu
Ngoại trừ Đà tại Thìn tuổi Mậu, Đà La tại Thìn Tuất, Sửu, Mùi luôn luôn có ít nhất một trong hai sao Quan, Phúc

Kình Đà dễ có sự xuất hiện của các sao Quan Phúc (Thiên Quan, Thiên Phúc) Khôi Việt, do dó thiết tưởng chung ta cũng nên bàn qua đặc tính của bốn sao trên, nhất là trên phương diện giải họa

Quan Phúc

Quan Phúc là hai phúc thiện tinh, chủ cứu khổn phò nguy, chủ gia tăng phúc thọ, giải trừ bệnh tật tai họa, hung nguy, đi với ác sát tinh không có hại, cư tại cung nào cũng chế khắc giải trừ bớt tai nạn họa hại, hội với sao nào cũng tốt cả. Hai sao này đóng đâu thì đem lại sự lành, sự thiện, là cứu khổ cứu nạn ở đó, gặp hạn xấu thì có thánh thần hoặc ân nhân giúp đỡ, tọa thủ tại Mệnh, Thân, Phúc, Thiên Di, Tật Ách rất hợp. Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng (có Giải Thần),
Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung

hoặc
Quí nhân bất nhập Quí hương nan giải hung tinh chi hoạch nhiễu (17)
(Mệnh Thân có hung tinh quấy nhiễu nếu không có Thiên Quan, Thiên Phúc quí nhân hội họp tất không giải trừ được tai ương họa hại)

Khả năng giải họa của Quan Phúc:
Khả năng giải họa sẽ mạnh nếu thủ đồng cung, trường hợp chiếu thì giảm đi nhiều
Không giải nổi Địa Không Đà La hãm địa đồng cung cho dù là có đủ bộ Quan Phúc, nhưng nếu có thêm Thiên Giải thì giải được
Đủ bộ và nhất là khi kết hợp với Thiên Giải có khả năng giải được Địa Không, Linh Tinh hãm địa
Hai sao Quan Phúc đồng cung thì giải rất mạnh bộ Hình Riêu Không Kiếp, một sao thì không giải hết được
Giải mạnh một sao Địa Không hoặc Địa Kiếp nếu tọa thủ đồng cung
Không giải hết bộ Hỏa Linh hãm địa hội họp
Giải rất mạnh bộ Hình Riêu, nhưng không giải nổi Hình Riêu Cô Quả hội họp
Không giải nổi Thiên Không, nhất là Thiên Không tại Tứ Mộ
Không giải được sự thị phi đố kỵ do Cự Kỵ gây ra, giảm được xấu xa do Hóa Kỵ gây ra
Không giải được Thiên Tướng hay Tướng Quân gặp Tuần hay Triệt
Giải được hình khắc, hiếm muộn, cô đơn, hiếm hoi do Cô Quả gây ra, giải được cách hiếm muộn do Lộc Tồn gây ra, nhất là đi với Tả Hữu
Không giải được sự cô đơn do Đào Hồng Cô Quả gây ra
Không giải nổi cách đa phu do Đào Hồng gây ra, không giải nổi cách đa phu do Thiên Không Hóa Kỵ Hồng Loan gây ra, cho dù có đủ bộ
Không giải nổi tật về mắt (cận thị) do Thái Âm Hóa Kỵ Đà La gây ra

---------------------------

Kình Đà và Tam Hóa

Kình cư Mão, Đà cư Mùi (tuổi Giáp) thì tốt đẹp cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có đủ tam hóa Khoa Quyền Lộc
Kình cư Thìn Đà cư Dần (tuổi Ất) thì khá tốt đẹp cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền, Kỵ
Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Bính) thì tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Hóa Lộc, Quyền
Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Đinh) thì khá tốt cho bộ Cơ Đồng Cự tại Âm cung vì có Khoa Kỵ Quyền
Kình cư Ngọ, Đà cư Thìn (tuổi Mậu) thì tạm tốt cho bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tại Dương cung vì có Kỵ Quyền
Kình cư Mùi, Đà cư Tỵ (tuổi Kỷ) thì khá tốt cho bộ Sát Phá Liêm Tham tại Âm cung vì có Quyền Lộc
Kình cư Dậu, Đà cư Mùi (tuổi Canh) thì khá tốt cho Nhật Nguyệt Sửu Mùi (có Khoa Lộc), Vũ Tham cư Sửu (có Tam Hóa), Âm Dương Lương tại Dương cung (có Khoa Lộc)
Kình cư Tuất, Đà cư Thân (tuổi Tân) thì tốt cho cách Cự Dương tại Dương cung (có Quyền Lộc)
Kình cư Tí, Đà cư Tuất (tuổi Nhâm) được phân Hóa Lộc cho Lương, Quyền cho Tử Vi và Kỵ cho Vũ Khúc
Kình cư Sửu, Đà cư Hợi (tuổi Quí) thì cách Sát Phá Tham hoặc Sát Phá Liêm Tham đều có bộ Hóa Lộc, Hóa Kỵ
Tóm lại chúng ta thấy rằng bộ Tử Phủ Vũ Tướng khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì khó có được một sao Khoa, Quyền, Lộc. Bộ Sát Phá Liêm Tham khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì chỉ có tuổi Giáp là tốt đẹp, tuổi Kỷ khá tốt và tuổi Quí thì tạm được, còn lại cũng hiếm gặp một sao của tam hóa
Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương khi có Kình hay Đà trong tam hợp thì có thể nói dễ gặp các sao Hóa, đặc biệt các tuổi Ất, Bính, Mậu trong đó Bính Mậu đẹp hơn Ất vì không bị Kỵ xâm nhập
Nhìn chung thì Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham gặp Kình, Đà trong tam hợp thì khó gặp một sao tam hóa trong khi Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật thì dễ gặp hơn, đặc biệt là Cơ Nguyệt Đồng Lương
Sự tốt đẹp gia tăng khi các chính tinh sáng sủa và nhất là tránh được Hóa Kỵ xâm nhập. Hóa Quyền có thể giải một phần xấu của Hóa Kỵ. Nhận định bên trên chưa xét đến đắc hãm của chính tinh . Nói chung đã có Kình Đà xâm nhập (tam hợp xung chiếu) thì thiếu hẳn Lộc Tồn, nếu gặp được Lộc, Quyền, Khoa thì tốt đẹp hơn là không gặp nhiều

---------------------------------------

Kình Đà với Không Kiếp

Mệnh có Kình hay Đà gặp Địa Kiếp thì giảm thọ. TVT cho rằng Kiếp là Địa Kiếp hay Kiếp Sát. Trong tam hợp Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát dễ có Đào Hồng thành ra chính Đào Hồng kết hợp với Địa Kiếp thì giảm thọ
Mệnh Kình, Đà gia Kiếp giảm thọ (43, TTL)

Đà La Địa Kiếp hãm hội họp mà còn gặp Linh Tinh thi rất xấu:
Đà La Địa Kiếp (hãm) chiếu phương,
Linh Tinh lại gặp bất tường chẳng sai (12)

Có Đà La Địa Kiếp mà gặp Thiên Giải thì giải được, cũng được yên:
Đà Kiếp trùng lâm hạnh Thiên Giải nhi khả cứu (36)
Kiếp Đà hai gã khả ưu,
Gặp sao Thiên Giải đảo cầu lại yên
QXT thì lại ghi như sau:
Kiếp Không nhị vị khả ưu,
Gặp sao Thiên Giải nhẽ cầu lại yên (QXT)

Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu thì chết non:
Nhan Hồi yểu tử do hũu Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ Mệnh (19)
Nhan Hồi yểu tử do hữu Kiếp Không Đào Hồng Đà Linh thủ Mệnh (8, TTL)

Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng có Kình Dương hãm địa lại gặp Sát Phá nữa thì sự hung càng mạnh:
Sát Phá hỉ trợ Kình Dương (B72)

Mệnh Kiếp Thân không gặp Hồng Loan và Kình Dương, nếu Mệnh có chính tinh thì tiền vận vất vả, nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp thì suốt đời được hưởng phúc giàu sang hơn người
Mệnh Kiếp Thân không nhi giao Hồng Nhận (gặp Hồng Loan và Kình Dương) ư tuế Mệnh lạc chính tinh tiền đồ đa khổ (tiền vận vất vả) nhi hữu Âm Dương Đế diệu Mệnh Thân (nhưng nếu được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp), chung niên phúc hoạnh sinh tài (20)

Kiếp Không Phục Binh gặp Kình thì là kẻ côn đồ ăn cướp
Kiếp Không Phục Binh phùng Dương Nhận (Kình Dương) lộ thượng cướp đồ (10)
Thật ra thì Phục Binh không tam hợp xung chiếu với Kình vì Phục Binh nằm trong tam hợp Long Phi Phục của vòng Bác Sĩ


-----------------------------------------------


Kình, Đà với bộ Thái Tuế, Hóa Kỵ
(tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình hay Đà)

Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ
Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Kình hay Đà hãm gặp Quan Phù (chú ý Quan Phù, Thái Tuế tam hợp) thì ăn nói hồ đồ, lung tung, không đâu vào đâu
Dương Đà Quan Phù ư hãm địa, loạn thuyết chi nhân (11)

Thái Tuế gặp Kình Đà dễ bị mang tiếng thị phi khẩu thiệt, bị vạ miệng, mở miệng ra thì tai nạn tới. Đà La gặp Thái Âm thì dâm loạn:
Thái Tuế ngộ Dương Đà đa chiêu khẩu thiệt (28)
Dương Đà Tuế lâm vào khẩu thiệt,
Còn Đà La ngộ Nguyệt loạn dâm (HC 173)
Dương Đà bệnh ấy phòng mòn,
Tuế Đà vạ miệng xuất ngôn chiêu nàn
Dương, Riêu bệnh ghẻ phòng môn
Tuế, Đà loạn thuyết xuất ngôn chiêu nàn
Khôi Việt Đà Kỵ thì tài giỏi nhưng không gặp thời, thường là ẩn sĩ
Khôi Việt văn khoa (là sao Văn Tinh khoa bảng) ngộ Đà Kỵ thiên vi dật sĩ (19, B67)

Mệnh có Xương Khúc tọa thủ gặp Thái Tuế Kình Dương hội họp thì có tài lý luận, ngụy biện, thường là luật sư. Tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có Thái Tuế Kình Dương hội họp :
Xương Khúc học lực, phùng Tuế Dương thiên tác tụng sư (17, B67)

Mệnh an tại Dần Thân có Tuế Đà tọa thủ đồng cung (tại Dần có bộ Đà, Việt, Phúc, Thiên Trù, Lưu Hà), Thân (tại Thân có bộ Đà Việt) thì hay bị tai tiếng và thưa kiện, hình ngục
Tuế Đà thiết kỵ ư Dần Thân (27)

Thân có Thái Tuế thủ gặp Kỵ Đà (bộ Tuế Đà Kỵ) thì gian nan vất vả hoặc gặp tai nạn khó tránh khỏi hoặc khó lòng ở chốn phồn hoa, đô thị. Có người cho rằng hạn gặp thì có nghĩa như vậy. Nguyễn Mạnh Bảo, TVT thì cho là kẻ quê mùa ngu độn:
Kỵ Đà Thái Tuế Thân cung,
Khỏi nạn nào được thung dung mấy người (43)
Kỵ Đà Tuế cung Thân gia hội,
Dễ mấy người được khỏi gian nan
Kỵ Đà Thái Tuế hợp bài,
Cảnh đời nào được mấy ai thanh nhàn
Thân nội Tuế phùng Đà Kỵ mạc đạo phồn hoa (B69, 25)

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì nghèo túng, bôn ba kiếm sống cũng chẳng đủ ăn lại phải đề phòng về tai nạn sông nước
Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,
Qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)

Vận gặp Tuế Đà Kỵ Sát Hao thì phải đề phòng sóng to gió lớn
Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,
Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (B110)

Kỵ Đà Riêu đi liền ba cung thì gặp nhiều tai nạn hoặc gặp tai họa bất thường, còn Khoa Quyền Lộc đi liền ba cung thì phúc đến dồn dập:
Liên châu Tam Hóa phước lai,
Kỵ Đà Riêu kế (đi liền với nhau) họa tai bất thường
Khoa Quyền Lộc liên châu nhiều phúc,
Kỵ Đà Riêu thấy cũng nhiều tai (B114)

Hóa Kỵ tại hai cung Hợi Tí được một số người cho là miếu địa, nhưng nếu gặp Kình Dương thì lại hóa thành xấu:
Nay Hợi Tí hai cung Thủy ấy,
Đã Kỵ tinh đừng thấy Kình Dương (Hóa Kỵ ở hai cung Thủy là Hợi Tí không nên gặp Kình Dương) (B104)
Chú ý là Kình không an tại cung Hợi trừ khi chấp nhận cách an sao thứ hai hoặc ba đã đề cập

-----------------------------------

Kình Dương tại hạn

Kình Dương thủ hạn tế suy tường
Tứ Mộ sinh nhân, miễn họa ương
Nhược ngộ Tử Vi, Xương, Phủ hội
Tài cung hiển đạt, phúc du trường

Thiên La, Địa Võng ngộ Kình Dương
Nhị hạn xung hề họa hoạn nhung (tai họa nhiều như giặc)
Nhược thị Mệnh chung chủ tinh nhược (chính diệu tại cung Mệnh xấu, VTL)
Định giao nhất tật mộng hoàng lương (phú quí không bền) (VTL bị bạo bệnh chết)

Kình Dương gia sát, tối vi hung
Nhị hạn lưu giao lạc hãm cùng
Khắc tử, hình phu, mãi điền ốc
Đồ lưu (tù tội) phiếm phối khứ tòng nhung (bỏ chồng) (QXT)

Đà La nhập hạn ca
Hạn ngộ Đà La, sự diệc đa,
Tất nhiên nhẫn nại yếu khiêm hòa (mọi sự phải ôn hòa)
Nhược vô cát chiếu đồng tương hội (VTL, cát diệu lai tương hội)
Tu giao nhất mộng nhập nam kha (hạn chết) (QXT)

Giáp Thân giáp Mệnh hữu Đà, Dương (Kình),
Hỏa, Linh, Không, Kiếp hựu lai thương, (bị xụp đổ VTL)
Thiên Lộc bất phùng sinh vượng địa (rơi vào hãm địa VTL)
Hình thê, khắc tử, bất vi lương (vất vả vợ con) (QXT)

Hạn gặp Không Kiếp, Hình Kỵ, Kình Đà thì bị bệnh tật hoặc có nhiều lo lắng hoặc gian nan
Không Kiếp, Hình Kỵ, Dương Đà,
Gian nan bịnh tật, mọi đường lo âu (23)

Hạn gặp Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà thì đề phòng bị bệnh đậu mùa hoặc bị rổ mặt
Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà,
Vận phùng năm ấy đậu hoa phải phòng (37)

Hạn gặp Kình Đà Hoa Cái thì đề phòng bị bệnh đậu mùa
Kình Dương Hoa Cái ngộ Đà,
Vận phùng năm ấy, đậu hoa phải phòng (QXT)
Kình Dương, Hoa Cái ngộ Đà,
Hạn hành năm ấy đậu hoa phải phòng
Đào Hồng Hoa Cái ngộ Đà,
Hạn hành năm ấy đậu ma phải phòng (VT)
(bị lên đậu)

TVT cho rằng hạn đến cung Thân Dậu có Tử Phủ gặp Tứ Hung thì phải làm nhiều điều phước thiện mới qua khỏi tai ương. Cần xét lại lời giải thích này
Tứ Hung (bốn sao hung tinh là Kình Đà Không Kiếp) ngộ Quí (Quí Tinh) nơi Thân Dậu, đến phật đài cầu đảo mới xong (38)

Mệnh có Kình Linh mà hạn gặp Lưu Bạch Hổ thì tai nạn tang thương rất xấu
Dương (Kình Dương) Linh (Linh Tinh) tọa Mệnh, lưu niên Bạch Hổ tai thương (19)

Kình Dương đới thủ tại Dậu cung,
Tuế tấu Dương Đà Canh Mệnh hung (21)
Giải: TVT giải rằng Mệnh tại Dậu có Kình tọa thủ, tuổi Canh, Lưu Kình Dương lại gặp Kình Đà cố định thì tối hung, rất xấu.

Dương Đà lưu niên Linh (Linh Tinh) Phá (Phá Quân) điền tu ban lãng nhật Kình Hỏa vi hạ cách (21)
Giải: TVT giải rằng Mệnh có Kình Hỏa đồng cung hạn gặp Linh Phá Kình lưu niên thì phải sa sút nghèo hèn hoặc bị cách chức hay giáng chức. Cần xét lại câu phú

Hạn có Kình hãm địa gặp Lưu Kình hãm địa thì phải tự tử mà chết.
Kình Dương trùng phùng Lưu Dương (Lưu Kình) Tây Thi hạn quyên thân (22)
Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ thì đề phòng thú dữ cắn:
Hổ, Đà, Kỵ, Nhận toan tân,
Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn (QXT)
Hổ Đà Dương Kỵ tân toan,
Ngựa đá, chó cắn lại khôn tránh nào (VT)
Vận bởi gặp Nhận, Hình, Đà, Hổ,
Phải ngừa loài hùm chó mới yên (B111)
Câu phú dưới đây ghi là Nhật vì lầm lẫn Dương là Thái Dương thay vì Dương là Kình Dương:
Hổ Đà Kỵ Nhật toan tân, Hùm thiêng chó dữ giữ thân cho toàn

Hạn gặp Tuế Đà Kỵ Cự thì thì nghèo túng ba đào không yên, có người cho là phải đề phòng về tai nạn sông nước
Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,
Một thân xuống thác lên đèo chẳng yên
Tuế Đà Cự Kỵ vận nghèo,
Qua sông vượt bể ba đào chẳng yên
Tuế Đà Kỵ Cự vận nghèo,
qua sông vượt biển ba đào chẳng yên (34)
Tuế Đà Sát Kỵ vận nhiêu,
Qua sông vượt bể lẽ nào nên đi (VT)
Tuế Đà Kỵ Sát cùng Hao,
Vận này phải tránh ba đào cuồng phong (đề phòng sóng to gió lớn) (B110)
Kỵ, Đà, Sát, Ách liền theo (tại cung Tật Ách),
Qua sông vượt bể ba đào chớ đi (QXT)

Ngán thay Lộc Mã cùng lưu,
Dương Đà Kỵ Nhật mắt đau phải phòng (22)
Giải: Lưu Lộc Tồn, Lưu Thiên Mã gặp Kình Đà Hóa Kỵ Thái Dương thì phải đề phòng bệnh đau mắt

Hạn có Cự Môn gặp sát tinh, Đà La, Linh Tinh hội họp thì bị rất xấu, Mệnh yếu thì dễ chết

Tuổi Giáp Kỷ Mệnh có cách Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Đồng, Xương, Tấu Thư, Kình Dương hội họp thì tiền bạc hưng vượng, phúc thọ dồi dào:
Giáp Kỷ Nhân Đế cách hoan phùng kiêm hữu Đồng, Xương, Thư (Tấu Thư), Nhận (Kình Dương) hạn phùng (hạn gặp) tài tăng phúc tiến (90)

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang thì mẹ chết
Nguyệt phùng Đà, Kỵ, Hổ, Tang, thân mẫu trân trối nan toàn thọ mệnh (27)

Lưu Bang bị ép vào ở đất Trung vì hạn đến cung Thìn Tuất gặp Âm Dương Kiếp Không Kình hội hợp
Lưu Bang (Hán Cao Tổ) cam nhập Bao Trung do hữu Âm Dương giao huy La Võng Kiếp Không Dương nhận hạn đáo (28)

Hạn gặp Thất Sát Kình Dương Linh Tinh và Lưu Bạch Hổ thì phải gian nan về hình ngục
Thất Sát Dương (Kình Dương) Linh, lưu niên Bạch Hổ (hạn gặp Bạch Hổ), hình ngục tai truân (26)

Tuổi Ngọ Mệnh an tại Mão Dậu có Thất Sát thủ hay chiếu, tiểu hạn gặp Kình Dương thì khó thoát chết
Thất Sát thủ chiếu, tuế hạn Kình Dương (tiểu hạn có Kình Dương) Ngọ sinh nhân (tuổi Ngọ) Mệnh an Mão Dậu chủ hưng vong (29)

Thân phùng Sát Phá Liêm Tham, hạn lâm Ðịa Võng (cung Tuất) Hình Khôi sát diệu (sát tinh) Kỵ Ðà xâm nhập, thục gia trướng nội Dục Ðức mệnh vong (Trương Phi bị ám sát trong trướng) (33)

Vũ, Tham Thìn, Tuất, Mậu Canh Dương nữ vô hạnh hữu tài, Kiếp Không hung kiến hữu phùng Hà (Lưu Hà) Nhận (Kình Dương) vận lâm, Mệnh vị nan toàn (10)
Giải: Nữ nhân tuổi Mậu hay Canh có Vũ hoặc Tham Lang tại Thìn, Tuất thì khá giả có tiền bạc nhưng thiếu đức hạnh, hạn gặp Kiếp, Không, Lưu Hà, Kình Dương thì khó thoát chết.
Tuổi Mậu thì Tham Lang tại Thìn có Hóa Lộc Đà La đồng cung, có Hao LNVT tam hợp chiếu, Tham Lang tại Tuất Hóa Lộc, Đường Phù đồng cung, Thiên Trù Hao, Kình Đà hãm chiếu. Vũ Khúc tại Thìn có Đà đồng cung, Hóa Lộc Đường Phù Hao LNVT chiếu và Vũ Khúc tại Tuất có Hóa Lộc, Thiên Trù Kình Đà hãm chiếu.
Tuổi Canh Tham Lang tại Thìn đồng cung với Quốc Ấn Lưu Hà, có Lộc Tồn Hóa Quyền chiếu, Tham tại Tuất có Hóa Quyền Lưu Hà Quốc Ấn Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù chiếu, Vũ Khúc tại Thìn có Quyền, Quốc Ấn Lưu Hà, Lộc Tồn tam chiếu, Vũ Khúc tại Tuất có Quyền đồng cung, Khôi Việt Thiên Phúc Thiên Trù Quốc Ấn Thiên Trù Lưu Hà chiếu

Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi thì đề phòng súc vật bị dịch chết
Tang Môn Mã Nhận (Kình Dương) Hợi cung,
Hạn phùng năm ấy bò trâu chẳng lành (7)
Đầu trang

Ngày xanh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1625
Tham gia: 21:47, 15/07/19

Re: SAO ĐÀ LA

Gửi bài gửi bởi Ngày xanh »

Đà la có bao giờ an tại vị trí tứ chính đâu mà gọi hãm địa. An sao còn trật thì độ tin cậy sao cao???
Đầu trang

thanh163
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 628
Tham gia: 15:58, 28/05/17

Re: SAO ĐÀ LA

Gửi bài gửi bởi thanh163 »

Kình dương, đà la mộc dục đi chung với nhau thì gặp tai nạn mổ may sao có thiên quan thiên phúc giải thần không thì hoạ sát thân, số phận thật long đong, không biết 12 năm nữa bị lặp lại chuyện này
Đầu trang

Suchio
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 154
Tham gia: 14:30, 18/12/18

Re: SAO ĐÀ LA

Gửi bài gửi bởi Suchio »

Em đồng tình với quan điểm sao Đà La chính là vị trí Nhận hay Đế vượng của các Âm Can chứ không phải là vị trí Quan Đới; nên Đà La đắc ở Dương Can và hãm ở Âm Can; vòng tràng sinh của Âm Can nghịch khởi, Nhận đứng sau Lộc tồn 1 cung :D
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”