Hệ mặt trời

Các bài viết học thuật về môn thiên văn, lịch pháp
Trả lời bài viết
Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

Hệ mặt trời

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Hệ Mặt Trời
(nguồn http://lyhoclythuyet.blogspot.com)
06-06-2009


Các hành tinh của Hệ Mặt Trời

[IMG=left]http://4.bp.blogspot.com/_kLk4VVq_nnQ/S ... 0border="0[/img]

1-Thuỷ tinh:
Cách mặt trời 58 triệu km, có khối lượng bằng 0,05 khối lượng trái đất nhưng là hành tinh có khối lượng riêng lớn nhất trong hệ mặt trời. Thuỷ tinh quay quanh mặt trờihết 88 ngày và quay quanh trục hết 58 ngày đêm trái đất.
2-Kim tinh:
Cách mặt trời 108 triệu km, có khối lượng bằng 0,82 khối lượng trái đất và bán kính xích đạo bằng 0,95 bán kính xích đạo trái đất. Một năm sao Kim dài bằng 225 ngày đêm trái đất và một ngày của nó dài từ 20-24 ngày đêm trái đất.
3-Hoả tinh:
Cách mặt trời 228 triệu km. Sao Hoả có hai vệ tinh đều nhỏ hơn mặt trăng của trái đất. Khối lượng của nó bằng 0,12 khối lượng trái đất, nó tự quay quanh trục theo chu kì 24h37mn và quay quanh mặt trời hết 687 ngày đêm trái đất.
4-Mộc tinh:
Là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời với bán kính xích đạo =11,3 lần của trái đất. Mộc tinh cách xa MT hơn TĐ 5,2 lần. Nó quay quanh MT 1 vòng hết 12 năm nhưng 1 ngày chỉ có 9h50mn.
5-Thổ tinh:
Cách MT 9,5 lần khoảng cách TĐ-MT, sao thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệvớib bán kính xích bđạo lớn hơn trái đất 9,5 lầnvà khối lượng bằng 95 lần khối lượng trái đất.
Thổ tinh quay quanh MT hết 30 năm TĐ và 1 ngày đêm sao Thổ dài 10h
6-Thiên vương tinh:
Cách MT hơn TĐ 19,2 lần, có bán kính lớn gấp 4 lần bán kính TĐ , được phát hiện năm 1781 .Một nămsao Thiên vương tinh bằng 84 năm TĐ và một ngày dài 10h49mn. Một năm có 72 ngàn ngày đêm
7- Hải vương tinh:
được phát hiện vào năm 1846, cách xa MT hơn TĐ 30 lần, có kích thước tương đương sao thiên vương và khối lượng bằng 17,2 lần khối lượng TĐ. Một năm sao hải vương dài băng 165 năm TĐ và một ngày đêm ở đây dài 15h
8- Sao Diêm vương:
Cách MT 39,37 u.a, được phát hiện vào năm 1930. Sao DV tự quay quanh trục hết 6 ngày đêm TĐ và một năm dài bằng 247 năm TĐ. Bán kính hành tinh này là 1140 km, có tỷ trong bằng 2. Diêm vương tinh được bao phủ bởi một lớp vật chất nănmg hơn nước đá, chủ yếu là methane trắng, ngoài ra còn có N2 và CO dưới dạng băng hà, trọng lực ở đây chỉ bằng 1/380 của TĐ.
Sao diêm vương có một vệ tinh duy nhất là Charon phát hiện năm 1978 , cách hành tinh mẹ 19640km và có bán kính 590km.


Các nhà khoa học đã tìm hiểu được gì về hệ mặt trời ?


Phải đến tháng 8 năm 1986, Voyager 2, con tàu thăm dò liên hành tinh do Mỹ phóng đi vào năm 1977, mới bắt đầu gửi về trái đất những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về Hải Vương tinh, hành tinh thứ 8 troCác nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm lực đẩy ở Pasadena, bang California, đã tìm thấy rất nhiều dữ liệu kinh ngạc trong khi tìm hiểu những bức ảnh do Voyager 2 gửi về. Đầu tiên, màu sắc của Hải Vương tinh đã làm sửng sốt các nhà khoa học. Đó là một quả cầu xanh lơ nhạt với vài đốm mây trắng. Thứ hai, trục quay của hành tinh này nghiêng một góc, cho thấy nó có nhân bên trong lỏng, nóng rực và từ trường mạnh.

[IMG=left]http://3.bp.blogspot.com/_kLk4VVq_nnQ/S ... 0border="0[/img]Căn cứ vào dữ liệu và hình ảnh do tàu Voyager gửi về từ vùng biên Thiên vương tinh năm 1986, cũng như thông tin trên sao Mộc và sao Thổ do con tàu này gửi về trước đó, con người đã có thể nhìn sâu hơn vào hệ mặt trời theo cách hoàn toàn khác trước đây.
Tuy nhiên, liệu chúng ta có phải là những người đầu tiên quan sát các hành tinh xa nhất trong thái dương hệ?
Nhà ngôn ngữ học và sử học Zachariah Sychin tin rằng dữ liệu từ tàu Voyager đơn giản chỉ xác nhận lại những dự đoán của ông được công bố đầu tiên trong cuốn sách có tựa đề Hành tinh thứ 12, xuất bản năm 1976.
Sychin cũng tin rằng dữ liệu thu được từ tàu thăm dò thống nhất với các văn bản của người Sume cổ - những văn bản được viết ra 6.000 năm trước. Nền văn minh Sume nổi lên ở vùng Lưỡng Hà (một phần Iraq ngày nay) khoảng 4.000 năm trước Công nguyên. Theo Sychin, người Sume đã phát minh ra bánh xe, lò luyện đất nung và hệ thống tưới tiêu. Quan trọng hơn, họ đã phát minh ra các khái niệm cơ bản về thiên văn học.
Họ sử dụng chữ viết hình nêm để mô tả các phát hiện của mình lên những cái bàn đất sét, các bức tượng nhỏ và những thanh lăn bằng đá, bằng cách khắc ngược những biểu tượng và hình vẽ. Ảnh thật được tạo ra khi người ta lăn các thanh đá này lên đất sét mềm.
Sychin đã nghiên cứu những bài viết về nền văn minh Sume trong hơn 30 năm qua. Một ngày kia, ông tìm thấy một thanh lăn hiếm hoi trong một bảo tàng ở Tây Berlin. Ngoài hình ảnh một vị thần đang đưa cái cày cho con người, thanh lăn còn thể hiện một họa đồ đáng kinh ngạc về bầu trời, cho thấy các hành tinh với mặt trời ở trung tâm. Tổng cộng, đồ họa này chứa 12 hành tinh, trong đó bao gồm cả mặt trời và mặt trăng.
Sychin đã kinh ngạc khi nhìn thấy bức ảnh về Thiên Vương tinh mà tàu Voyager 2 gửi về hồi tháng 1 năm 1986. Bản mô tả của người Sume về hành tinh này - mash.sig, nghĩa là "xanh lục sáng" - phù hợp gần như hoàn toàn với bức tranh màu hơi lục của Thiên Vương tinh trên màn hình tivi. Bản dịch của Sychin về mô tả của người Sume "hum.ba", đọc là "thực vật đầm lầy".
Ông tin rằng điều đó chứng tỏ sự có mặt của loại vật liệu nửa lỏng được khám phá trên Hải Vương tinh 3 năm sau đó. Người Sume coi Thiên Vương tinh như anh em sinh đôi của Hải Vương tinh. Dữ liệu thu được bởi tàu thăm dò dường như xác nhận quan điểm này. Không giống với Thiên Vương tinh, màu của Hải Vương tinh là xanh lơ. Hành tinh này có từ trường mạnh, một khối nhân nửa lỏng nóng bỏng và nhiều nước.
Câu hỏi ở đây là: bằng cách nào người Sume có thể biết những điều trên ở vào thời điểm mà kính thiên văn lẫn vệ tinh đều chưa ra đời?
Sychin khẳng định ông có thể trả lời câu hỏi này. Theo ông, người Sume nhận được những lời khuyên bí mật từ những người xa lạ sống trên hành tinh Nibiru - hành tinh thứ 12 nằm giữa Mộc tinh và Hoả tinh. Những người này được cho là đến thăm trái đất sau mỗi chu kỳ 3000 năm.
"Có thể thấy điều đó trong những văn bản bao gồm cả các thần thoại về Anki và trái đất", Sychin nói.
Andy Cheng, một nhà nghiên cứu trong nhóm liên lạc với tàu Voyager thứ hai, thừa nhận rằng có nhiều sự tương đồng giữa hai hành tinh "sinh đôi" Hải Vương và Thiên vương tinh. Tuy nhiên, ông tin rằng bất kỳ hành tinh nào (trừ trái đất) đều không thể tồn tại sự sống nếu nó nằm trong hệ mặt trời, bởi khi đó khoảng cách của nó sẽ là quá gần hoặc quá xa để sự sống có thể được nuôi dưỡng.
Cũng theo Cheng, thanh lăn của người Sume cổ có thể chỉ chứa hình ảnh cách điệu hoá của những vì sao ngẫu nhiên nào đó mà không ám chỉ một biểu đồ chính xác về bầu trời. Francesca Roshberg-Halton, một chuyên gia hàng đầu về người Sume tại Đại học Notre Dame, thì bình luận nặng nề hơn: "vô giá trị". "Các ký tự hình nêm có thể được phiên mã theo một cách thái quá. Đôi khi, một số nhà giải mã có kinh nghiệm còn làm mọi chuyện rối lên. Chẳng có gì giống như vậy là thiên văn học của người Sume cả", bà nói.
Cũng theo Roshberg-Halton, nghiên cứu của Sychin đã mắc phải vài sai lầm. "Người Sume chỉ biết đến 7 hành tinh trong đó có mặt trời và mặt trăng. Vì thế, 12 hành tinh là điều vô ích. Ngôi sao sáng nhất ở tâm của bức tranh cũng không phải là mặt trời, mà là sao Kim", bà nói. ng hệ mặt trời. Nhưng trước đó 6.000 năm, người Sume cổ "đã biết điều đó".

Mặt trời và hệ mặt trời được cấu tạo như thế nào ?

[IMG=left]http://3.bp.blogspot.com/_kLk4VVq_nnQ/S ... 0border="0[/img]Mặt Trời là một ngôi sao ở trung tâm của hệ Mặt Trời. Hành tinh Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, cũng như các thiên thể khác bao gồm các hành tinh khác, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi và bụi.
Trong khoa học, các ngôi sao sơ cấp mà các vật thể khác quay xung quanh nó được gọi là mặt trời, và các ngôi sao trong một hệ nhiều sao cũng được nói đến như là các mặt trời của các thiên thể trong hệ thống đó.





Cấu trúc Mặt Trời


Mặt Trời gần như là một khối cầu hoàn hảo, với độ dẹt vào khoảng 9 phần triệu (chủ yếu là do lực hấp dẫn của sao Mộc), điều này có nghĩa là đường kính theo hai cực sai lệch nhiều nhất so với đường kính theo xích đạo là khoảng 10 km. Có điều này vì hiệu ứng ly tâm của Mặt Trời tạo ra bởi sự tự quay là 18 triệu lần yếu hơn lực hấp dẫn bề mặt của nó (tại xích đạo), mặt khác tốc độ quay của Mặt Trời khá chậm, một vòng hết khoảng 25 ngày tại xích đạo và khoảng 35 ngày tại hai cực.
Mặt Trời không có ranh giới rõ ràng như ở các hành tinh có đất đá. Ngược lại, mật độ các khí giảm dần xuống theo quan hệ số mũ theo khoảng cách tính từ tâm Mặt Trời. Bán kính của Mặt Trời được đo từ tâm tới phần rìa ngoài của quang quyển.

Con người đã có những quan niệm như thế nào về hệ mặt trời ?

Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, gồm 8 hành tinh chính quay xung quanh, 7 trong số các hành tinh này có vệ tinh riêng của chúng, cùng một lượng lớn các vật thể khác gồm cac hành tinh lùn (như Diêm Vương Tinh), tiểu hành tinh, sao chổi, bụi và plasma.

Hệ mặt trời từ trong ra ngoài, gồm Mặt Trời và các hành tinh là Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
Ba hành tinh lùn là Ceres, Diêm Vương Tinh và Eris (được chính thức xếp loại hành tinh lùn kể từ tháng 8 năm 2006).
Ngoài cùng là Vòng đai Kuiper và Đám Oort.

Các hành tinh còn có các vật thể bay quanh chúng như các vệ tinh tự nhiên, các vòng đai của vài hành tinh (như vành đai Sao Thiên Vương, vành đai Sao Thổ, ...), các vệ tinh nhân tạo. Các tiểu hành tinh cũng có các vệ tinh của chúng.
Xen kẽ giữa các hành tinh có các thiên thạch và bụi cùng các sao chổi. Ngoài ra còn có nhật quyển (heliosphere), cấu trúc lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, được tạo thành từ ảnh hưởng của từ trường quay của Mặt Trời trên plasma, gọi là gió Mặt Trời, choán đầy không gian trong hệ Mặt Trời. Nó hình dạng hình cầu với giới hạn ngoài cũng chính là giới hạn của Hệ Mặt Trời.

Vệ tinh

Một vệ tinh tự nhiên (hay vệ tinh thiên nhiên, hay còn gọi là mặt trăng khi không viết hoa), có thể là bất kỳ một vật thể tự nhiên nào quay quanh một hành tinh hay tiểu hành tinh. Thuật ngữ vệ tinh tự nhiên cũng có thể được dùng để chỉ một hành tinh quay quanh một ngôi sao, như trong trường hợp Trái Đất và Mặt Trời.

Mặt trăng là gì ?

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

[IMG=left]http://2.bp.blogspot.com/_kLk4VVq_nnQ/S ... 0border="0[/img]Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km[1], tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng–Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.



Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966[1], Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng.


Con người đặt chân lên mặt trăng vào lúc nào ?


Người đầu tiên lên mặt trang là: Neil Amstrong, phi hành gia người Mỹ trong phi vụ Apollo 11 năm 1969.


Vân tinh là gì ?


Trong Ngân Hà và các thiên hà khác có rất nhiều những vệt mờ mờ như sương mù đủ màu sắc. Đó là những đám mây bụi và khí khổng lồ được gọi là tinh vân. Các tinh vân thường tập trung thành những giải hẹp, dày từ 400-900 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng = 9.460 tỷ km), nằm dọc theo mặt phẳng của Ngân Hà.


Vì sao Sao hỏa được gọi là hành tinh đỏ ?


Sao hỏa la mot hành tinh không phát sáng và phát nhiệt . Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy đó là kết quả của sự phản chiếu ánh sáng mặt trời . Nham thạch của sao hỏa chứa nhiều sắt , dưới tác dụng của phong hóa các nham thạch này biến thành cát , sắt trong nham thạch bị oxy hóa thành oxit sắt có màu đỏ . Bề mặt sao hỏa rất khô cho nên cát buị trên sao hỏa dễ bị gió thổi tung len , thậm chí có thể trở thành bão cát . Chính vì các cơn bão cát thường xuyên xãy ra liên tục và lặp đi lặp lại như vậy làm cho khắp bề mặt sao hỏa hầu như chỗ nào cũng phủ đầy bụi oxit sắt . Kết quả là bề mặt sao hỏa có màu đỏ . Dưới ánh sáng mặt trời , trong không gian ban đêm từ trái đất nhìn lên sao hỏa có màu đỏ.


Thiên thạch là gì ?

[IMG=left]http://3.bp.blogspot.com/_kLk4VVq_nnQ/S ... 0border="0[/img]
Thiên thạch là vật thể từ khoảng không vũ trụ rơi xuống trái đất. Thiên thạch có thể là đá (chứa silicate), có thể là kim loại (chủ yếu là sắt, có một ít nickel, cobalt….), có thể gồm cả đá lẫn kim loại. Một thiên thạch rơi xuống bang Texas (Mỹ) năm 1998 có dấu vết của nước, khiến các nhà khoa học nghĩ rằng có thể có nước trên các hành tinh thuộc hệ Mặt trời. Ngày 30–6–1908, một thiên thạch rơi xuống vùng Siberia (Nga) tỏa ra một năng lượng tương đương một vụ nổ nhiệt hạch nhân (thermonuclear explosion) 10 megaton, tàn phá khoảng 2000km2 rừng. Một thiên thạch khác rơi xuống bán đảo Yucatan (Mexico) tạo ra bụi bặm và khí độc nhiều đến nỗi che khuất ánh sáng mặt trời trên một vùng rộng lớn trong nhiều tháng trời, thậm chí trong vài năm, khiến cho khí hậu trái đất thay đổi rất nhiều. Các nhà khoa học cho đó là nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của giống khủng long (dino–saur). Hầu hết các thiên thạch đều bốc cháy khi rơi vào thượng tầng khí quyển, chỉ một số rất ít rơi xuống mặt đất, do đó chúng ta không nên quá lo âu trước tai họa “từ trên trời rơi xuống” này



Sao chổi có cấu tạo và quỹ đạo chuyển động như thế nào ?

Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.

Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.

Sao chổi là gì?

Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.

Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ. Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.

Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.

Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được phát hiện quay trở lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.

Sao chổi bắt nguồn từ đâu?

Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.

Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi, nhưng cũng vì những chuyến ghé thăm rất gần mặt trời đó mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.

Mỹ đã phóng tàu vũ trụ Deep Impact vào sao chổi Temple 1 để nghiên cứu nhân của nó. Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng sẽ có được những thông tin về hệ mặt trời của chúng ta với cấu tạo hóa học đầu tiên của sự sống.

Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Nó gồm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc, ánh sáng tỏa xung quanh là các sợi chổi. Lõi kết hợp với sợi tạo thành đầu chổi, còn đuôi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi mà có được khi nó đi ngang qua mặt trời. Những cơn gió mặt trời đã thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Có chiếc đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km.

Ngay từ thế kỷ 18, Isaac Newton đã cho rằng sao chổi là vật thể đang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất, nó cung cấp độ ẩm cho trái đất - điều kiện để duy trì sự sống của muôn loài. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ hấp dẫn và đầy bí ẩn còn chưa được khám phá.

Khoa học hiện đại và sao chổi

Hàng loạt các chuyến thám hiểm để tìm hiểu về thiên thể này đã được thực hiện. Các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nga, Mỹ hay châu Âu đã vào cuộc, nhưng sao chổi vẫn là một bí mật với con người. Năm 2001, tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly để tìm hiểu về cấu trúc của nó, hay tàu Stardust đã được phóng vào sao chổi Wild 2 để thu thập các hạt bụi để phục vụ nghiên cứu. Dự kiến năm 2014, tàu Rosseta sẽ đưa hẳn một trạm nghiên cứu lên bề mặt sao chổi Churyumov-Gerasimenko.

Không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh trên bầu trời mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Ở bất kỳ một hành tinh nào, sao chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....

Theo các nhà khoa học, hằng ngày, trái đất phải hứng chịu hàng chục các mảnh thiên thạch nhỏ hay bụi từ vũ trụ, nhưng chỉ có những mảnh thiên thạch lớn như sao chổi mới nguy hiểm đối với trái đất của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà khoa học luôn tính toán để trái đất tránh xa những vụ va chạm như vậy. Một tên lửa đẩy có mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá vỡ hoặc làm chệch quỹ đạo bay của sao chổi.

Ông K.Harpher, thuộc NASA cho biết, mặc dù được cấu tạo từ carbonic, metan, nước đóng băng, các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó. Hạt nhân sao chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh, nhờ thế nó bốc hơi các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km, tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng mặt trời mà khi ta nhìn từ trái đất sẽ thấy nó là một vết sáng giống hình cái chổi. Một điều gây ngạc nhiên nữa cho giới khoa học là thiên thể này còn phát ra tia X, đó là do sự tương tác giữa gió mặt trời và sao chổi.

Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đáp.


Isaac Newton đã miêu tả sao chổi như một vật thể rắn chắc nén đặc. Nói một cách khác, nó là một dạng hành tinh chuyển động theo quỹ đạo rất méo, đến từ mọi phương với một mức độ tự do cao, giữ nguyên chuyển động ngay cả khi đi qua giữa các hành tinh; các đuôi của chúng là các luồng hơi mỏng phát ra từ phần đầu, tức hạt nhân của sao chổi, bùng cháy hay bị đun nóng bởi năng lượng từ Mặt Trời. Sao chổi cũng gợi ý cho Newton một kết luận dường như là tất yếu sự về sự bảo toàn của nước và hơi ẩm trên hành tinh: từ những hạt nuớc và hơi ẩm, sinh ra các cây cỏ, chúng tăng trưởng khi hút nước, đến lúc chết và thối rữa, chúng trở thành đất khô. Như vậy đất khô sẽ ngày càng nhiều lên, còn độ ẩm luôn giảm đi, đến một lúc sẽ bay hơi hết, nếu không có nguồn nào cung cấp. Newton cho rằng nguồn cung cấp này đến từ sao chổi, làm nên nguồn sống tinh tế nhất cho không khí, cần thiết cho sự sống và sự tồn tại của mọi loài.


Vì sao gọi là sao chổi Haley ?

[IMG=left]http://4.bp.blogspot.com/_kLk4VVq_nnQ/S ... 0border="0[/img]Sao chổi Halley, tên được đặt chính thức là 1P/Halley một sao chổi được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, là một sao chổi có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 76 năm. Nó là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ. Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người[1]. Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.

Được đăng bởi NXQ
Được cảm ơn bởi: tuetvnb
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Thiên văn”