Tại sao Xương Khúc khởi từ Thìn Tuất

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Trả lời bài viết
logbasex
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 13
Tham gia: 20:25, 07/05/21

Tại sao Xương Khúc khởi từ Thìn Tuất

Gửi bài gửi bởi logbasex »

1. Hai cung Thìn Tuất
  • Như đã biết thì Tý Ngọ Mão Dậu là tứ chính (Bắc Nam Đông Tây theo hệ quy chiếu dựa trên mặt phẳng Hoàng Đạo) trong đó trục Tý Ngọ luôn hướng thẳng về sao Bắc Cực hay nói cách khác là trục này là trục tung vuông góc với mặt phẳng Hoàng Đạo, còn trục Mão Dậu thì song song với mặt phẳng Hoàng Đạo (Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng chứa đường đi biểu kiến của Mặt Trời). Sửu Mùi Thìn Tuất cũng chỉ 4 hướng Bắc Nam Đông Tây nhưng đi theo hệ quy chiếu của Trái Đất chứ không phải theo mặt phẳng hoàng đạo, trong đó trục Sửu Mùi tương ứng với trục quay của Trái Đất (hai trục Sửu Mùi và Tý Ngọ lệch nhau 23 độ 27') còn trục Thìn Tuất thì song song với đường xích đạo của Trái Đất.
2. Tại sao Khúc Xương khởi ở Thìn Tuất?
  • Giả thuyết đầu tiên chính là Khúc Xương là công cụ đo bóng của Nhật Nguyệt, Thái Dương được nhìn thấy muộn nhất ở cung Thìn vào ngày Đông Chí, an Văn Khúc vị trí đầu tiên ở Thìn, theo chiều thuận . Thái Dương lặn muộn nhất vào ngày Hạ Chí, an Văn Xương ở vị trí đầu tiên ở cung Tuất, theo chiều nghịch.
  • Theo nguyên lí tự quay của Trái Đất, vào Xuân Phân và Thu Phân thì ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với đường xích đạo tức trục Thìn Tuất nên ngày và đêm ở đây bằng nhau, thời gian xuất hiện và biến mất của Mặt Trời ở đây cũng tương tự nhau. Tuy nhiên vào ngày Đông Chí, ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với Chí Tuyến Nam nằm ở dưới đường xích đạo nên vào ngày Đông Chí mặt trời mọc muộn nhất và cũng lặn sớm nhất. Vào ngày Hạ Chí thì ngược lại (Cái này không có animation thì hơi trừu tượng, tuy nhiên bạn cứ tưởng tượng tại cùng một điểm quan sát, đường đi của Mặt Trời trên bầu trời vào ngày Hạ Chí sẽ cắt ngang bầu trời một hình bán nguyệt có độ cao lớn nhất, sau đó là Xuân/Thu phân và tiếp theo là Đông Chí).
  • Không chỉ Xương Khúc mà Tả Hữu và Long Phượng đều khởi từ Thìn Tuất theo lý thuận nghịch. Như đã biết với ngũ hành tam hợp cục, Thìn là mộ địa của Thủy khí, Tuất là mộ địa của Hỏa Khí, Thủy và Hỏa biến động không ngừng, nên Khúc Xương chủ về Dịch Mã, biến động, Tả Hữu chủ về vất vả, bôn ba. Khúc khởi ở Thìn lên đến Mùi là cực điểm, Xương khởi ở Tuất lên đến Mùi là cực điểm, từ đó ta có thể thấy, vị trí giao hội của Xương Khúc cũng là vị trí giao hội của Nhật Nguyệt, bởi Nhật Nguyệt "giao nhau" thì sinh Tứ Tượng cho nên Xương Khúc hay Nhật Nguyệt Sửu Mùi đều mang dâm tính. Đỉnh điểm là khi Thiên Cơ giao hội Xương Khúc thủ cung An Thân (Hình ảnh của một cơ thể đang giao hoan).
3. Tổng Kết
  • Như đã nói ở trên, nếu giả thuyết Xương Khúc là công cụ đo bóng Nhật Nguyệt là chính xác, thì Xương Khúc chỉ là trợ tinh, y như Tả Hữu, nhưng là trợ tinh cấp cao, vượt qua tất cả mọi phụ tinh khác, sánh ngang Khoa Quyền Lộc Kị vì có mặt trong bảng an Tứ Hóa. Gặp cát phù cát gặp hung phù hung.
  • Đặc điểm của Xương Khúc là trí nhớ tốt, chăm chỉ. Thầy dạy thế nào học thế ấy thì Xương Khúc rất mạnh, Khoa Khôi Việt không thể sánh bằng, tuy nhiên bảo Xương Khúc nghiên cứu cái gì mới thì chịu chết, bởi tư duy Xương Khúc ăn theo lối mòn, mang nặng tuyến tính. Điều này thì Xương Khúc phải chịu thua một bộ sao an theo giờ khác là Không Kiếp. Nếu Xương Khúc là điểm hài hòa trong tư duy thì Không Kiếp là điểm cực. Do đó mà Xương Khúc gặp Phủ Tướng là một cách cục được khen nhiều vì nhấn mạnh tính ổn định, khó có được sự bứt phá.
Được cảm ơn bởi: Ngày xanh, NguyenTrungTuan
Đầu trang

ktsminhvuong
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 147
Tham gia: 15:28, 23/02/15

Re: Tại sao Xương Khúc khởi từ Thìn Tuất

Gửi bài gửi bởi ktsminhvuong »

Một giả thuyết, góc nhìn rất hay. Bạn mở rộng thêm một chút kiến thức về giải thuyết logic này được không. Cám ơn
Đầu trang

logbasex
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 13
Tham gia: 20:25, 07/05/21

Re: Tại sao Xương Khúc khởi từ Thìn Tuất

Gửi bài gửi bởi logbasex »

Cảm ơn bạn. Bạn muốn mở thêm về điểm nào?
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”