lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
Trả lời bài viết
tranthanhlam
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1184
Tham gia: 17:17, 05/05/16

lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi tranthanhlam »

Chúng ta khỗ đau là do chính chúng ta tạo ra,do lỗi lầm mà tạo ra lỗi lầm ,lỗi lầm ở chính ngay trong chính mình..do tâm của chúng ta không được thường xuyên gội rửa.
Đau khỗ của chúng ta không phải do một ai ban phát hay là một sự trừng phạt của một thế lực không rõ nào khác,cũng không phải do một thế lực nào khác ngoài bản thân ta tạo ra hay trói buộc.
Tựa như một con trâu hay con bò,chúng bị người ta lấy cọng dây xỏ vào cái mũi ,rồi phần đầu cọng dây còn lại bị buộc chặt vào gốc cây khiến cho con bò đó bị dính chặt nơi cái cây đó..
Con người thì tức nhiên phải khác con trâu ,con bò ,khác ở chỗ con bò ,con trâu thì bị người ta trói buộc ,không có năng lực phản kháng..còn chúng ta thì lại tự tạo ra cọng dây buộc lấy chính mình bằng lòng tham muốn ,đầu cọng dây còn lại thì được buộc vào của cải ,ruộng vườn ,con cái ,nữ nhân ,bà con, v.vv, cái này của tôi ,cái kia của tôi ,tạo ra nhiều cái ngã như vậy ,khiến cho tâm của con người không thể an vui ,giải thoát được .
Đau khỗ do chúng ta tạo ra và đau khỗ cũng sẽ bị đoạn trừ,mất đi bởi chính chúng ta..
Nếu chúng ta chính là nguyên nhân tạo ra đau khổ cho mình,thì cũng có thể tự mình tạo ra con đường diệt khổ.
Quan trọng là chính bản thân ta phải biết điểm mấu chốt,đau khổ sanh ra từ đâu ? ,rồi từ đó hiểu rõ ràng những thứ tạo ra nó,khi đã hiểu rõ ràng con đường đi dẫn đến đau khỗ thì ta có thể từ trong nó hướng tâm của chúng ta về một đích đến khác tốt đẹp hơn.
Đầu trang

tranthanhlam
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1184
Tham gia: 17:17, 05/05/16

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi tranthanhlam »

Kinh về Dục ( lòng ham muốn )
Người nào luôn ao ước có được điều gì đó mà trong lòng đang ham muốn
Nếu các điều đang ham muốn đó trở thành hiện thực hoặc được thành tựu
Chắc tâm ý của người đó luôn nãy sinh sự vui mừng hân hoan.
Do ta đạt được những gì mà mình đã ao ước ,ngóng trông bấy lâu nay.
Nếu như người nào có những điều đang ham muốn ấy
Họ nuôi dưỡng chúng bằng sự ước ao ,muốn cho những ham muốn đó được ngày càng sinh sôi lớn mạnh.
Nhưng nếu lòng ham muốn ấy ,không thể thành tựu hoặc không thể tồn tại theo ý ta mong cầu ,thì sao ??.
Chắc đến lúc ấy ,người đó sẽ khỗ sở chẳng khác nào như mũi tên bắn đâm trúng vào chỗ đang bị đau.
Nếu như có người biết được ,thấy được sự khỗ đau do lòng ham muốn mang lại.
Biết được sự cám dỗ của lòng ham muốn đó.
Chẳng khác nào như đưa chân tránh khỏi miệng của con rắn độc kề bên.
Với những sự nhớ nghĩ đúng đắn như vậy,sẽ giúp cho ta tránh ,vượt thoát qua được
Những ưa thích xiềng xích trói buộc ta ở giữa đời này
...
Người nào bỏ bê chính mình,ham thích đắm chìm trong những điều ham muốn.
Như ruộng đất , vàng , gia súc ,người nô tỳ ,nữ nhân ,người thân hay bà con
Tựa như một người không còn tý sức lực nào
Họ bị những ham muốn ấy đánh bại ,khiến họ phải cúi đầu cho các ham muốn ấy sai khiến.
Những điều không may,tai họa sẽ giày xéo lên chính họ. ( vì lòng ham muốn mà gây ra lỗi lầm )
Và khỗ đau luôn bước theo họ tựa như chiếc bóng không rời lấy chủ nhân của nó.
Như một chiếc thuyền đã bị vỡ nát,như con người ta bị chính lòng ham muốn của mình đánh bại.
Nước sẽ tràn ngay vào thuyền,đau khổ sẽ ùa ngay vào chính họ.
Đầu trang

tranthanhlam
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1184
Tham gia: 17:17, 05/05/16

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi tranthanhlam »

Kinh Hang Động
..
Lòng ham muốn ,sự mong cầu kiếm tìm ở nơi này ,nơi kia,ở thứ này ,thứ kia chính là điểm mấu chốt khiến sanh ra nhiều duyên hại từ nó.
Người nào bị những thú vui ở đời trói buộc
Họ rất khó có thể tự mình giải thoát.
Cũng không thể có một ai ở giữa đời này
Đến để giải thoát cho người ấy được.
Người mà luôn cầu cạnh việc đã qua
Cũng như luôn mong chờ những việc chưa tới
Họ tham lam ,luôn chìm sâu trong lòng ham muốn
Những lòng ham muốn ở hiện tại cũng như là ở tương lai.
Người nào tham lam ,đắm chìm trong lòng ham muốn
Thì trí tuệ của họ luôn bị buộc chặt trong những điều mê mờ ,tăm tối

Người nào hà tiện chỉ biết giữ của ,chẳng dám san sẻ cho ai ,hay tham lam không biết điểm dừng chân.
Đưa tâm mình vào nơi không đúng đắn
Khi họ rơi vào những đau khổ
Họ buồn rầu trong lòng ,chỉ biết than van và khóc lóc.
Và khi ấy sau khi đã chết
Tương lai của họ sẽ như thế nào ?
Đầu trang

thanhmai8558
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 742
Tham gia: 18:37, 31/12/19

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi thanhmai8558 »

Khi 6 can tiep xuc voi canh, thi de bi nhiem ...
Nam mo Phat
Nam mo Phap
Nam mo Tang
Đầu trang

dunglanchin
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2878
Tham gia: 21:51, 22/02/19

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi dunglanchin »

Theo Đức Phật , hạnh phúc về vật chất là không thực tế và chỉ mang tính tam thời . Bởi lẽ điều không phản ánh chính xác ý nghĩa thực sự của cuộc sống và hạnh phúc .
Nếu ai đã biết về luật nhân quả , ắt sẽ hiểu những gì ta có hôm nay là từ cái nhân khi xưa .
Cũng theo đó , chỉ cần còn ở trong vòng luân hồi , ta vẫn có thể tạo ác nghiệp .
Do đó , Ngài muốn khuyên răn chúng sinh một lần nữa hãy nhanh chóng tu tâm .
Ngài mong chúng sinh có thể buông bỏ tà niệm , hướng đến giác ngộ .
SIDDHAM RASU .
Đầu trang

tranthanhlam
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1184
Tham gia: 17:17, 05/05/16

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi tranthanhlam »

-------- Tứ Diệu Đế ------
.
Tôi nghe như vầy : Sau khi Đức phật thành đạo được vài ngày.Ngài tìm lại 5 vị từng cùng mình khỗ hạnh năm xưa.
Khi ngài gặp các vị đó,các vị ấy có thái độ không hoan hỷ khi nhìn thấy ngài.Vì họ cho là Đức phật đã từ bỏ lối tu khỗ hạnh,nhận thức ăn cúng dường.
Không còn xứng là đồng hạnh như họ nữa.khi ấy là ở vườn lộc uyển , xứ Isipatana , gần Benares.Ngài dạy năm vị ấy như sau:
Này các tỳ khưu,có hai cực đoan mà người xuất gia phải tránh :
1. Sự đắm say,buông mình,xõa mình trong các dục , tìm kiếm dục lạc chỗ này ,chỗ kia là thấp hèn , thô bỉ , phàm phu ,không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhơn và là vô ích.
2. Sự tự hành khỗ mình với lối tu khỗ hạnh,ép xác , đọa đầy xác thân là vô ích ,không phải phẫm hạnh của bậc thánh nhơn theo đuổi
Này các tỳ khưu , từ bỏ cả hai cực đoan ấy , ta đã chứng ngộ con đường Trung đạo , do Như lai chánh giác ,tác thành mắt , tác thành trí , đưa đến an tịnh , thắng trí ,giác ngộ ,niết bàn.
Và thế nào là con đường Trung đạo , do Như lai chánh giác ,tác thành mắt ,tác thành trí , đưa đến an tịnh , thắng trí , giác ngộ , niết bàn ?
Đó là con đường Thánh đạo tám nghành , tức : Chánh tri kiến , chánh tư duy , chánh ngữ , chánh nghiệp , chánh mạng , chánh tinh tấn , chánh niệm và chánh định.
Này các tỳ khưu , đó là con đường Trung đạo ,do Như lai chánh giác , tác thành mắt ,tác thành trí , đưa đến an tịnh ,thắng trí , giác ngộ , niết bàn.
Hỡi này các tỳ khưu , bây giờ là chơn lý cao thượng về sự khổ ,tức khỗ thánh đế :
Sanh là khỗ , già là khỗ , bệnh là khỗ , chết là khỗ ,sầu ,ưu , bi ,khỗ , não là khỗ , oán mà gặp là khỗ ( sống chung với người mình không thương là khỗ ) , ái mà xa là khỗ ( yêu thương mà lìa xa là khỗ ) ,cầu không được là khỗ , gặp cảnh trái ý nghịch lòng là khỗ .Tóm lại chấp thủ ( níu giữ ) năm uẫn là khỗ.
Đây là Thánh đế về khỗ tập , này các tỳ khưu , chính là ái ( ưu thích ) này đưa tái sanh câu hữu với hỷ và tham ,tìm cầu hỷ lạc chỗ này , chỗ kia , tức : dục ái , hữu ái ,phi hữu ái.
Đây là Thánh đế về Khỗ diệt , này các tỳ khưu , chính là ly tham ,đoạn diệt , không còn tàn dư khát ( khao khát ) ái( ưa thích ) ấy , sự quăng bỏ ,sự từ bỏ , giải thoát , không có chấp trước.
Đây là con đường đưa đến diệt khỗ , này các tỳ khưu , chính là con đường Thánh đạo tám nghành , tức : Chánh tri kiến , chánh tư duy , chánh ngữ , chánh nghiệp , chánh mạng , chánh tinh tấn , chánh niệm và chánh định.
Đây là Thánh đế về khỗ , này các tỳ khưu , đối với các pháp từ trước đến nay , Ta chưa từng được nghe , nhãn sanh , trí sanh , tuệ sanh , minh sanh , quang sanh. Đây là thánh đế về khỗ , các ông cần phải liễu tri.
Đây là Thánh đế về khỗ tập , này các tỳ khưu , đối với các pháp từ trước đến nay ,Ta chưa từng được nghe , nhãn sanh , trí sanh , tuệ sanh , minh sanh , quang sanh. Đây là thánh đế về khỗ tập , cần phải đoạn diệt.
Đây là Thánh đế về khỗ diệt , này các tỳ khưu , đối với các pháp từ trước đến nay , ta chưa từng được nghe , nhãn sanh , trí sanh , tuệ sanh , minh sanh , quang sanh. Đây là thánh đế về khỗ diệt , cần phải chứng ngộ.
Đây là Thánh đế về con đường đưa đến khỗ diệt , đối với các pháp từ trước đến nay , ta chưa từng được nghe , nhãn sanh ,trí sanh , tuệ sanh , minh sanh , quang sanh . Đây là thánh đế về con đường đưa đến khỗ diệt , các ông cần phải tu tập.
Cho đến khi nào , này các tỳ khưu , trong bốn thánh đế này với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy ,đã thật khéo an tịnh ở nơi ta.
Cho đến khi ấy , ta mới chứng tri đã chánh giác vô lượng chánh đẳng giác .Tri kiến khởi lên nơi ta như sau : '' bất động là tâm giải thoát của ta ,đây là đời sống cuối cùng , không còn tái sanh nữa ''.
Đức phật thuyết giảng như vậy , chúng năm tỳ khưu hoan hỷ , tín thọ lời ngài dạy.
Trong khi lời dạy này được tuyên bố ,tôn giả Kondanna khởi lên Pháp nhãn thanh tịnh , không cấu uế như sau : "Phàm sự gì được tập khởi , tất cả pháp ấy đều bị đoạn diệt ''.
Rồi Đức phật thốt lên lời cảm hứng như sau : '' chắc chắn đã giác hiểu là Kondanna , chắc chắn đã giác hiểu là Kondanna''.
Được cảm ơn bởi: vn007
Đầu trang

tranthanhlam
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1184
Tham gia: 17:17, 05/05/16

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi tranthanhlam »

Kinh Thắng Trận
.
Hoặc là đi hay đứng
Hoặc là ngồi hay nằm
Hoặc co tay , duỗi chân
Như vậy , thân dao động.
Ràng buộc với xương gân
Trét thoa với da thịt
Thân được da che đậy
Như thật không thấy rõ
Trong một bụng chứa đầy
Cục gan , và bọng Đới
Quả tim và buồng phổi
Cả thận , và tỳ tạng
Nước mũi , và nước miếng
Mồ hôi , và nước mỡ
Máu , và nước khớp xương
Mật , và bạch huyết cầu
Từ chín nguồn nước này
Bất tịnh luôn luôn chảy
Từ mắt , đồ bẩn chảy
Từ tai , đồ bẩn chảy
Nước mũi từ lỗ mũi
Từ miệng , có khi chảy
Chảy mật , và niêm dịch
Từ thân ,mồ hôi bẩn.
Trong đầu thật trống rỗng
Chứa đầy những óc , não
Bị vô minh dắt dẫn
Kẻ ngu nghĩ tịnh sạch
Khi bị chết nằm xuống
Phồng lên , và xanh bầm
Quăng bỏ trong nghĩa địa
Bà con không đoái hoài
Chó , dã can đến ăn
Chó sói ,các côn trùng
Quạ , diều hâu đến ăn
Còn có hữu tình khác.
Được nghe lời phật dạy
Tỷ kheo có trí tuệ
Vị ấy liễu tri thân
Thấy thân đúng như thật
Đây thế nào , kia vậy
Kia thế nào , đây vậy
Đối với thân trong ngoài
Từ bỏ mọi lòng dục.
..
Thân này với hai chân
Bất tịnh và hôi thối
Đầy xác chết , chảy nước
Lại được giữ ,nâng niu.
Với thân thể như vậy
Ai lại nghĩ đề cao
Hay khinh miệt người khác
Trừ kẻ không thấy gì.
Được cảm ơn bởi: thanhmai8558
Đầu trang

thanhmai8558
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 742
Tham gia: 18:37, 31/12/19

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi thanhmai8558 »

Nam mo a di da Phat.
Day la quan tu thi..
Đầu trang

tranthanhlam
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1184
Tham gia: 17:17, 05/05/16

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi tranthanhlam »

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, Lộc Mẫu giảng đường. Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà mẹ của Migàra khả ái và dễ thương bị mệnh chung. Và Visàkhà mẹ của Migàra, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, thật sáng sớm đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàra, đang ngồi một bên:

- Này Visàkhà, Bà từ đâu đến, với áo ướt đẫm, với tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy?

- Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, con đến đây sáng sớm như vậy.

- Này Visàkhà, Bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và là cháu của Bà không?

- Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và cháu của con.

- Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày?

- Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày, chín... tám... bảy.. sáu... năm... bốn... ba.. hai. Bạch Thế Tôn có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, Sàvatthi không có thoát được số người bị chết!

- Bà nghĩ thế nào, này Visàkhà? Như vậy Bà có khi nào được khỏi vải bị ướt, hay tóc khỏi bị ướt không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế Tôn, số nhiều như vậy về con và về cháu!

- Này Visàkhà, những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có trăm sự đau khổ! Những ai có chín mươi người thân yêu, những người ấy có chín mươi sự đau khổ! Những ai có tám mươi người thân yêu, những người ấy có tám mươi sự đau khổ! Những ai có bảy mươi.. có sáu mươi... có năm mươi... có bốn mươi... có ba mươi.. có hai mươi... có mười.. có chín... có tám... có bảy..có sáu.. có năm... có bốn... có ba... có hai... có một người thân yêu, những người ấy có một sự đau khổ. Những ai không có người thân yêu, những người ấy không có sự đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu, không có tham đắm, không có ưu não.

8. Sầu, than và đau khổ,
Sai biệt có ở đời,
Duyên thân ái, chúng có,
Không thân ái, chúng không,
Do vậy, người an lạc,
Người không có sầu muộn,
Là những ai ở đời,
Không có người thân ái,
Do vậy ai tha thiết,
Ðược không sầu, không tham,
Chớ làm thân làm ái,
Với một ai ở đời.
Đầu trang

trangross
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1010
Tham gia: 07:29, 09/03/13
Đến từ: Vietnam

Re: lời dạy chân chánh của phật thích ca mâu ni

Gửi bài gửi bởi trangross »

tranthanhlam đã viết: 11:34, 12/11/21 Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, Lộc Mẫu giảng đường. Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà mẹ của Migàra khả ái và dễ thương bị mệnh chung. Và Visàkhà mẹ của Migàra, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, thật sáng sớm đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàra, đang ngồi một bên:

- Này Visàkhà, Bà từ đâu đến, với áo ướt đẫm, với tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy?

- Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, con đến đây sáng sớm như vậy.

- Này Visàkhà, Bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và là cháu của Bà không?

- Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và cháu của con.

- Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày?

- Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày, chín... tám... bảy.. sáu... năm... bốn... ba.. hai. Bạch Thế Tôn có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, Sàvatthi không có thoát được số người bị chết!

- Bà nghĩ thế nào, này Visàkhà? Như vậy Bà có khi nào được khỏi vải bị ướt, hay tóc khỏi bị ướt không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế Tôn, số nhiều như vậy về con và về cháu!

- Này Visàkhà, những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có trăm sự đau khổ! Những ai có chín mươi người thân yêu, những người ấy có chín mươi sự đau khổ! Những ai có tám mươi người thân yêu, những người ấy có tám mươi sự đau khổ! Những ai có bảy mươi.. có sáu mươi... có năm mươi... có bốn mươi... có ba mươi.. có hai mươi... có mười.. có chín... có tám... có bảy..có sáu.. có năm... có bốn... có ba... có hai... có một người thân yêu, những người ấy có một sự đau khổ. Những ai không có người thân yêu, những người ấy không có sự đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu, không có tham đắm, không có ưu não.

8. Sầu, than và đau khổ,
Sai biệt có ở đời,
Duyên thân ái, chúng có,
Không thân ái, chúng không,
Do vậy, người an lạc,
Người không có sầu muộn,
Là những ai ở đời,
Không có người thân ái,
Do vậy ai tha thiết,
Ðược không sầu, không tham,
Chớ làm thân làm ái,
Với một ai ở đời.
Hello Lam "hấp"... long time no see :D Lam vẫn như xưa, vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng :D
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”