Bầu trời đêm xuân

Các bài viết học thuật về môn thiên văn, lịch pháp
Trả lời bài viết
thiện vũ long
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 770
Tham gia: 12:22, 02/04/09
Đến từ: 0343383368
Liên hệ:

Bầu trời đêm xuân

Gửi bài gửi bởi thiện vũ long »



Mời các bạn quan sát bầu trời đêm xuân !

Phía Bắc
Dưới thấp của chân trời Bắc - Tây Bắc, xuất hiện chòm sao Cassiopeia (Cassiopée - Tiên Hậu) có dạng một chữ W và rất dễ nhận thấy. Bằng cách kéo dài cạnh cuối cùng của chữ W ra thêm khoảng 5 lần về bên phải, bạn có thể tìm thấy Alderamin, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Cepheus (Tiên Vương). Một nơi khác gần đó, về phía Tây của Cassiopeia, bạn có thể thấy chòm sao Perseus với 2 sao sáng nhất là Mirfak và Algol. Tiến về gần Thiên đỉnh, bạn sẽ thấy chòm sao con gấu lớn (Ursa Major).
Bạn sẽ tìm thấy sao Bắc Cực (Pollaris) trong chòm sao gấu nhỏ (Ursa Minor) bằng cách kéo dài ra 5 lần đường dây rọi tạo bởi 2 ngôi sao sáng nhất của chòm sao Gấu lớn. Chòm Gấu nhỏ có phần còn lại nằm cao hơn và nghiêng về bên phải của sao Pollaris.
Con rồng Draco là một chòm sao hết sức rắc rối. Cái đầu của nó là một tam giác nhỏ có các ngôi sao nghiêng về phía Bắc - Tây Bắc. Một bộ phận nhỏ nữa của nó nằm gần thiên đỉnh, toàn bộ con rồng đó trải dài suốt vùng thiên cầu qua 2 con gấu lớn và nhỏ (Ursa Major và Ursa Minor).
Khoảng không nằm giữa Gấu nhỏ và Cassiopeia, Perseus và Người đánh xe (Auriga) được chiếm chỗ bởi chòm sao con hươu cao cổ (Camelopadalis) - một chòm sao rất khó xác định hết các ngôi sao do chúng sáng rất yếu.
Hình ảnh
Phía Đông:
Dưới thấp của chân trời Đông Bắc có ngôi sao sáng Deneb, sao sáng nhất (Principal Étoile) của chòm sao Cygnus (Cygne - Thiên Nga). Phía trên, bên phải có một ngôi sao còn sáng hơn, đó là sao Vega, ngôi sao thuộc chòm Lyra (đàn Lyre - Thiên Cầm). Đây cũng là những ngôi sao xuất hiện trên bầu trời của mùa hè.
Sau Vega, Ngôi sao sáng nhất của vùng trời này là Acturus trong chòm sao Người Chăn Bò (Bootes - Mục phu). Người ta có thể thấy nó ở gần hướng Đông Nam, trong khoảng giữa chân trời và thiên đỉnh. Người ta cũng có thể phát hiện ra nó bằng cách kéo dài phần cong của cạnh dưới của chòm sao Gấu Lớn về phía Nam.
Giữa sao Acturus và chân trời Đông, bạn có thể thấy chòm sao Bắc Miện (Corona Borealis) cùng với chòm sao có hình người anh hùng Hercules. Con rắn và người giữ nó (Serpens và Ophiuchus) cũng có thể thấy được ở vùng thấp hơn, phía Đông Nam của chúng là các ngôi sao của chòm sao Cái cân (Libra - Thiên Bình)
Hình ảnh
Phía Nam:
Gần điểm xuân phân thời gian này, chòm sao rõ nhất là con sư tử Leo. Ta có thể thấy nó với ngôi sao sáng nhất Regulus, ngoài ra còn có ngôi sao sáng Denebola tạo thành cái đuôi của con sư tử.
Rất xa về phía trái, hướng Nam - Đông Nam, có một ngôi sao sáng ánh sáng màu xanh trắng tên là Spica, thuộc chòm sao Virgo (Trinh nữ). Giữa Leo, Virgo và Bootes là chòm Coma Berenices (Mái tóc của Berenices). Vào những đêm có nhiều ánh sáng, bạn khó có thể nhìn thấy chòm sao này bằng mắt thường vì những ngôi sao của nó sáng rất yếu.
Đáng kể nhất là chòm sao Hydra (Trường xà), chiếm tới khoảng 100 độ (nó là chòm sao chiếm nhiều diện tích nhất trên thiên cầu), sao sáng nhâtc ảu nó là Alphard, rát dễ tìm thấy ở hướng Tây Nam, bên phải, phía dưới của sao Regulus (chòm Leo), các ngôi sao khác của nó nằm hoàn toán phía dưới xích đạo trời, và những ngôi sao cuối cùng của cái đuôi Trường Xà nằm ở phía Đông Nam, phía dưới một chút của chòm Libra.
Bạn cõ thể tìm thấy một cách khá dễ dàng 4 ngôi sao rất nổi bật tạo nên chòm sao con quạ (Corvus), nằm bên phải , phía dưới sao Spica. Phía bên kia, bạn có thể thấy 2 chòm sao là Crater (cái cốc) và Sextans (kính lục phân), chúng là những chòm sao khá gọn và nằm ngay dưới của con sư tử Leo.
Dưới Thiên Đỉnh một chút về hướng của chân trời Đông Nam, bạn có thể thấy được vài ngôi sao trong chòm sao chó săn (Canne Venaticies)
[/font][/size]
Hình ảnh
Phía Tây:
Bạn sẽ thấy một số ngôi sao của bầu trời mùa đông trên bầu trời phía Tây. Trước hết là Sirius - sao sáng nhất của chòm sao Con Chó Lớn (Canis Major) và cũng là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Thấp hơn chút nữa về phía chân trời Tay, bạn có thể thấy một số ngôi sao sáng của chòm sao Orion (Thợ Săn/ Lạp Hộ), điển hình nhất là sao Beltelgeuse
Trong những điều kiện tốt, bạn có thể phát hiện ra gần chân trời Tây Bắc sao Aldebaran, sao sáng nhất của chòm sao Con Bò Mộng (Taurus - Kim Ngưu), cũng như những ngôi sao tạo thành những cái "sừng" của con bò này.
Cao hơn một chút ở phía Tây Bắc, xuất hiện ánh sáng của một ngôi sao rất sáng tên là Capella, ngôi sao sáng nhất củachòm sao Người Đánh Xe (Auriga / Ngự Phu). Xa hơn về phía trái của sao này là chòm sao Cặp Song Sinh (Gemini - Song Tử) với 2 sao sáng nhất của nó là Castor và Pollux. Bên trái phía dưới là con chó nhỏ Canis Minor, ta sẽ thấy sao Procyon. Khoảng không giữa Castorr - Pollux và Regulux được chiếm chỗ bởi chòm sao Con Cua (Cancer).
Phía trên của Cancer, vào những ngày trời đẹp, người ta còn thấy một chòm sao nữa, đó là con mèo rừng Lynx.
Hình ảnh
[/size]
Đầu trang

lame3
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 586
Tham gia: 09:32, 26/08/09

TL: Bầu trời đêm xuân

Gửi bài gửi bởi lame3 »

Nhìn mỏi mắt mới thấy chòm sao Orion. Chòm sao Orion- hay còn gọi là Hiệp sĩ cầm kiếm là chòm sao dễ nhìn thấy nhất và được nhìn thấy từ nhiều nơi trên Trái Đất nhất. Ngày xưa em hay ngồi cả đêm ngắm chòm sao này chuyển động. Dễ nhận ra bởi vì chòm sao này có 3 ngôi sao thẳng hàng nhau tăm tắp. Hê hê hoá ra Gemini gần Orion như thế, vậy chắc mình cũng đã từng nhìn thấy nó rồi ^^!
Đầu trang

lame3
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 586
Tham gia: 09:32, 26/08/09

TL: Bầu trời đêm xuân

Gửi bài gửi bởi lame3 »

Chòm sao sáng nhất thống trị bầu trời ban đêm vào tuần này xuất hiện ở phía nam vào khoảng 9 giờ tối (giờ địa phương). Đó không phải chòm sao nào khác mà chính là chòm sao Thợ săn Orion. Nhưng chính xác thì ông ấy là ai?
Tương tự như trường hợp của vị thần Hec-quyn vĩ đại, hình ảnh của Orion gắn liền với các nền văn hóa cổ đại, hiện thân trong những anh hùng dân tộc, chiến binh và á thần. Thế nhưng, ngược lại với Hec-quyn, người được ghi danh với những seri thành tựu rực rỡ, Orion lại chỉ là một nhân vật mờ hồ trong bóng tối với chúng ta.
Những câu chuyện thần thoại cổ đại về Orion tồn tại rất nhiều nhưng cũng rất lộn xộn khiến chúng ta gần như không thể lựa chọn ra câu chuyện đáng tin. Ngay cả nguồn gốc của cái tên Orion cũng mơ hồ, mặc dù một số học giả cho rằng nó có mối liên hệ với cái tên Hy Lạp “Arion”, có nghĩa là chiến binh. Tuy nhiên, tất cả đều nhất trí rằng Orion là người thợ săn vĩ đại nhất trên thế giới, ông ấy luôn được mô tả qua những vì sao với cái dùi cui giương cao bằng tay phải.
Bên cánh tay trái là tấm da của một con sư tử lớn mà ông săn được, ông vung nó trước mặt Kim Ngưu Taurus đang nhăm nhe hạ gục ông.
Nơi những vì sao ra đời
Dưới vành đai ba ngôi sao nổi tiếng của Orion chắc chắn là một trong những vật thể đẹp kỳ lạ nhất trên bầu trời: Tinh vân Great Orion Nebula. Dường như nó bao quanh ngôi sao nằm giữa của bộ ba mờ nhạt hơn nằm theo đường thằng tạo nên hình chiếc gươm của người thợ săn.
Tinh vân không thể nhìn được bằng mắt thường, bản thân ngôi sao cũng hơi mờ nhạt. Chúng ta có thể quan sát nó bằng ồng nhòm loại tốt và kính viễn vọng nhỏ, nó sẽ hiện thân là một đám sương mờ màu xanh xám rực rỡ bao quanh ngôi sao. Với kính viễn vọng cỡ lớn hơn, chúng ta sẽ thấy nó dưới dạng một đám mây vĩ đại phát sáng khác thường.
Hình ảnh
Chòm sao Orion (Ảnh : io81.com)
Tinh vân phát ra một loại ánh sáng cực quang nhờ huỳnh quanh từ phóng xạ tia cực tím mạnh của bốn ngôi sao nóng bị vướng bên trong nó. Edward Emerson Barnard (1857-1923), nhà thiên văn học thuộc Đài quan sát Yerkes, đã từng nhận xét rằng tinh vân khiến ông nhớ tới một con dơi ma quái khổng lồ; ông luôn luôn trải nghiệm cảm giác ngạc nhiên mỗi khi nhìn thấy nó.
Tinh vân Great Orion Nebula là một đám mây cực lớn chứa đầy khí bụi loãng phát sáng, nó nằm cách chúng ta khoảng 1.600 năm ánh sáng, với chiều ngang khoảng 30 năm ánh sáng (lớn gấp đường kính của toàn bộ hệ mặt trời 20.000 lần). Các nhà vật lý học thiên thể hiện nay tin rằng vật thể này chính là “lò ấp sao” – khối hỗn loạn nguyên thủy mà từ đó quá trình hình thành sao được tiến hành.
Với màu sắc sống động
Một trong những niềm vui thú khi ngắm sao chính là việc phát hiện và thưởng ngoạn màu sắc đa dạng của những vì sao trên bầu trời đêm. Chính những màu sắc này mang lại bằng chứng bằng mắt trực tiếp giải thích sự biến đổi của nhiệt độ tinh tú.
Đối với chòm sao Orion, Beteguese màu hung đỏ và Rigel màu hơi xanh mang lại sự tương phản màu sắc tuyệt vời nhưng chúng ta vẫn có thể phát hiện ra những màu sắc khác. Hãy nhìn vào Aldebaran có màu hơi vàng cam và Pollux vàng nhạt. Nằm khá tách biệt so với nhòm mùa đông là chim ruồi Arcturus lấp lánh, nó thường được coi là ngôi sao mùa xuân nhưng hiện nay vào giữa đông nó xuất hiện vào khoảng 10.30 đến 11 giờ tối và nhanh chóng tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời đông bắc.
Ngay cả khi bạn quan sát những màu sắc tinh tú này, bạn có nhận thấy rằng chúng chỉ có thể nhận ra được nhờ vào những ngôi sao sáng nhất? Đó là vì chức năng sinh lý của đôi mắt, cụ thể hơn, các cảm biến màu sắc trong võng mạc – tế bào hình nón – không nhạy với ánh sáng mờ. Dưới tia sáng mờ ảo tế bào hình que trên võng mạc sẽ làm nhiệm vụ. Nhưng độ nhạy sáng lớn của tế bào hình que lại bị bù lại bằng sự mù màu sắc của chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn thấy tất cả các ngôi sao mờ có màu trắng.
Tuy nhiên nếu chúng ta ngắm sao bằng ống nhòm hay kính viễn vọng, độ sáng đã được phóng đại của các ngôi sao sẽ kích thích tế bào hình nón giúp mắt ta phát hiện ra màu sắc của chúng.
G2V Star (Theo Space)


link http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tr ... ng-vi.aspx



Lạp Hộ, nguyên tên gốc là Orion (nhân vật giỏi săn bắn trong thần thoại Hy Lạp), được dịch sang tiếng Hán thành Lạp Hộ, nghĩa là Thợ Săn, là một chòm sao nổi bật, có lẽ được biết nhiều nhất trên bầu trời. Các sao sáng nhất của nó nằm trên xích đạo trời và được quan sát từ khắp mọi nơi trên thế giới, làm cho chòm sao này được biết đến tương đối rộng rãi.



(Theo wikipedia)
Đầu trang

muonhoacungPhat
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 63
Tham gia: 05:22, 17/12/09

TL: Bầu trời đêm xuân

Gửi bài gửi bởi muonhoacungPhat »

;;)
Đầu trang

thuythu_mattrang
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 43
Tham gia: 17:23, 09/01/10

TL: Bầu trời đêm xuân

Gửi bài gửi bởi thuythu_mattrang »

Khó nhìn wá mình tìm mãi chẳng thấy :D
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Thiên văn”