CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Các bài viết học thuật về tử vi
HoaCai01
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 261
Tham gia: 13:40, 13/06/09

TL: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi HoaCai01 »

Tôi thật sự không tiếc công của tôi nhưng hiện giờ tôi phải dưỡng mệnh .

Đọc bài của Mr Tuệ cho thấy sự cứng ngắc và đơn điệu vì cả người WB và Tuệ như thế khó lòng nhìn thấy cái hay của người khác . Tuphasonghanh và ngoalong, theo tôi còn đi xa được nữa, trong khi quí vị chấp vào kinh kệ tôn sùng tiền nhân quá đáng để quanh quẩn trong 1 cái khung vô hình .


tuphasonghanh đã viết:Tử vi tầm mới học, tập toẹ mới tách lẻ sao ra luận. Cách luận chém đinh chặt sẳt này thực ra chỉ để tham khảo.
Tử vi là phép hội sao, là sự tương tác các sao tạo ra cách cục tốt hay xấu. Cự môn không tự nó xấu nó có cả mặt tốt xấu. Cốt lõi đóng tại đâu? hội với sao nào, từ đó phát huy mặt tốt xấu ra sao.

Nếu câu phú trên nói cự môn khó hưởng tổ nghiệp e là còn có lý.


Hehe.... nhưng khổ nỗi, cái người "tập tọe" "chém đinh chặt sắt" ấy lại là Trần Đoàn và Thái Thứ Lang đấy tuphasonghanh ạ.

Chúng ta đang trên đường đi phân tích để tìm dấu vết của tiền nhân, tất cả đều có nguyên do, chứ những tổ sư và danh sư như trên không ai lại đi buông 1 câu ngớ ngẩn thế làm gì. Từ từ hãy kết luận đúng sai, trước tiên cứ nghiên cứu đi đã, làm sáng tỏ cái ý của tiền nhân đi đã.

Lão Hoa Cái mà khen ai thì cũng phải biết nhể

Không thấy lão quay lại đây đàm luận tiếp nhỉ... chán!

1 câu phú "phá đãng tổ nghiệp" phải chăng dùng chữ Phá đã sai ? Không có, không hưởng sao gọi là phá ?

Rồi lại cho rằng Cự Môn cư Thìn Tuất thì Điền Sản tầm thường nhỏ bé .

Hồ sơ Đinh Hợi tôi mang lên tại sao nhà to cửa rộng ? Dĩ nhiên là vì tuổi Đinh mới như thế . Vậy 1 câu phú có thể đúng đa phần nhưng có lúc sai bét. Nói chi đến dùng chữ sai.

1. Phước Duyên đăng bài của tiền bối (có lẽ phái Thiên Lương) khen DH Thái Tuế xứng ý vừa lòng . Tôi có 1 Case, tuổi Bính Thìn, vào DH cung Thìn, gặp Kiếp + Tuế đồng cung, gia Kỵ đóng Tý nên như cái mền rách (học hành bị đuổi 2 lần, bị thưa kiện), khốn khổ vô cùng .

Như vậy KK là phản đề của Tứ Linh, nhất là Thái Tuế bị xâm phạm, sách ghi thường là Chết !

2. Hai bài viết trong cuốn Tử Vi Vựng Tập Bình Chú xoáy quanh cách Tham + Địa Kiếp cho là bất lương lưu manh tột độ, làm cho tôi nhớ lại 2 người thân quen xưng tu hành, mệnh thân Liêm Tham KK, rất ích kỹ, giả dối, tham lam mà miệng nói nhân nghĩa (ảnh hưởng của Quan Phúc Khôi Việt). Có nhiều chuyện thối tha tôi biết được mà muốn ói !

Tại sao không là Tham Lang + Địa Không, tại sao không là Tử Vi + Kiếp, Phá + Kiếp ? Hay là kết hợp với các sao sát khác như Hoả Linh Kình Đà ?

Phải chăng Tham Lang phải đồng độ với Kiếp thì mới là gian ác, nếu Kiếp đóng cung Quan thì sao ? Dùng 1 lá số quá quen như thủ túc thân tình thì nam Kỷ Sửu mệnh Tham Lang tại Tý, Địa Kiếp đóng Quan đâu thấy ích kỹ gì cả !

Nói tóm lại 1 câu Phú như đao pháp chém chuối tưởng là đúng thì hãy coi chừng.

Nói tóm lại, bản chất của Cự Môn có giống 1 phần như Thiên Đồng tức linh động biến hoá nhưng Cự nghiên về tranh đấu, bôn ba vì vậy cư Điền khá bất lợi nhưng một khi được kỳ cách (ví dụ tuổi Đinh / Tân) thì Cự hết còn ám để trở thành 1 Obama hùng biện biết tuỳ cơ ứng biến khôn khéo linh động vi` có Thiên Đồng biến hoá . Nếu Cự cư Điền trong trường hợp Đinh / Tân thì đúng là Bạch Thủ thành gia nhưng lúc đó Cự cần phải ở Thìn Tuất thì sự Cùng Tất Biến sẽ giúp sự thành công càng ngoạn mục và li kỳ.

Không phải lúc nào sách đúng 100%, thậm chí có chỗ sai, người đời sau đọc ghi nhận nhưng đừng vội tin. Có thể tổ sư Trần Đoàn sống dậy sẽ hiệu đính cho đúng hơn chăng ?

Ngay cả ghi "Cự Môn cư Điền vô tổ nghiệp" có lẽ đúng hơn, nhưng tôi không dám chắc, nói chi đến gặp khách hàng dám phang " Cô phá hại tổ nghiệp" ?

Lạ lùng nhất là thái độ của các cư sĩ ôm bí cấp cho rằng đây là cái của tổ mình ôm vào dịch ra là chân lý, rồi cứ phải biện minh rối rít .

Hãy biện chứng thế nào là Phá tổ nghiệp 1 cách rõ ràng . Không hưởng tổ nghiệp đâu có nghĩa là phá vì tài sản đó truyền cho người khác, không cho mình thì cho là mình phá sao?
Ghi chú 1: ông bạn Tân Mão 1951 tuyên bố ông làm rạng danh cho dòng dõi của ông và cho cả dân tộc VN vì con ông là 1 hiện tượng xuất chúng tại 1 DH Y Khoa nổi tiếng và con ông muốn thành 1 VIP phát minh kỳ tích . Tôi tạm đồng ý mặc dầu thấy chưa đúng nghĩa lắm . Vậy cung Điền mang ý nghĩa gì ? Phải chăng là 1 gia tài để lại cho con cái mình ? Điền tốt tức Tử Tức hưởng . Cung Điền của ông Tân Mão an tại Thân có Cự Dương gia tam Hoá đồng cung . Ghi chú 2: chứ những tổ sư và danh sư như trên không ai lại đi buông 1 câu ngớ ngẩn thế làm gì.SƯ phụ Vương lúc tắm phải cởi trần, lúc ra sân khấu phải quay cuồng . Ông ta cho rằng Tử Vi là Âm Thổ ! Có đúng không ? Chẳng lẽ ông siêu quần hơn đại đa số các lý số gia khác ?
Xin đừng réo gọi tên của tôi nữa. Tôi không còn thích n/c Tử Vi .
Được cảm ơn bởi: PhongKiemXuanThu, pizza_ngon, Mr.Hoang

tuetvnb
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 1502
Tham gia: 12:44, 25/12/08

TL: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi tuetvnb »

hehe... đã 5 năm nay rồi mà tính khí Lão Hoa Cái này vẫn không hề thay đổi. Lão mà không thích n/c tử vi thì khác chi bảo người Nhật bỏ rượu sake!!! :D

Thì đã nói là không xét đúng - sai, mà chỉ là "trích dẫn quan điểm của các nhà, xem họ nhìn nhận như thế nào về Cự Môn" thôi.

Lão có quan điểm của Lão, thì người khác cũng phải có cách nhìn khác chứ.

Nhưng Lão nói đúng, không phải lúc nào Phú cũng đúng, cái đấy thì đã biết từ xưa rồi. Vấn đề còn phải xem xét nhiều hơn nữa, xét đến mọi góc cạnh thì mới có thể kết luận được. Tuy nhiên, về mặt định hướng thì cũng có thể coi nó là một sự gợi ý, để chúng ta xác định phương hướng trước mắt.

Ví như Cự Môn đây, trong Đẩu số Toàn thư viết là "cư điền phá đãng tổ nghiệp", nhưng đấy chỉ là nói riêng cho sao Cự môn cư điền, còn biết bao nhiêu yếu tố chưa được xét đến. Không phải tất cả những người Cự môn cư điền đều phá đãng tổ nghiệp! thiên hình vạn trạng, không ai giống ai, sao có thể túm vào được 1 câu như thế. Nhưng 1 điều mang tính ĐỊNH HƯỚNG khi Cự Môn cư Điền là "xác định là xấu nhiều hơn tốt", để mà từ đó đi tìm các yếu tố khác khẳng định cho chắc mà kết luận.

Thừa nhận với Lão rằng "không có" khác với "phá". Nhưng nói chung thì cũng không ngoài cái tính xấu của Cự Môn khi cư Điền. Đem điều đó mà lắp vào những lá số kia của Lão thì cũng thấy hợp đó chứ?
Được cảm ơn bởi: boluclag

HoaCai01
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 261
Tham gia: 13:40, 13/06/09

TL: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi HoaCai01 »

Ghi chú 3 : đoạn trích từ sách VDTTL theo tôi là chính xác vì sách này tổng hợp các tinh hoa của đời sau n/c tập thành các kinh nghiệm nên lời văn đúng đắn hơn , không hề nói "phá đãng" đọc thấy bi kịch vô cùng . Dĩ nhiên người học hỏi phải đọc thêm các case khác liên quan đến các tuổi đặc thù / các cách cục khác liên hợp với Cự Môn để thành 1 kết quả khác .

Nhưng không thể cho rằng sách này đúng thì câu "Cự Môn phá đãng tổ nghiệp" của tổ Trần Đoàn phải đúng vì Mr Tue cho rằng tiền bối và cổ thư không sai chút nào !

Thừa nhận với Lão rằng "không có" khác với "phá". Nhưng nói chung thì cũng không ngoài cái tính xấu của Cự Môn khi cư Điền. Đem điều đó mà lắp vào những lá số kia của Lão thì cũng thấy hợp đó chứ?

Chúng ta đang phê bình câu Phú cường điệu "phá đãng tổ nghiệp" mang tính sai trái vì chữ dùng không đúng. Hãy tỉnh táo dùng các sách đời sau có tiến bộ hơn nhưng chúng ta lại gặp vấn nạn man thư lạc thuyết vì sự tưởng tượng quá phong phú của con người .

tuetvnb
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 1502
Tham gia: 12:44, 25/12/08

TL: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi tuetvnb »

Ơ, Lão từ từ hãy nói nha...

tuetvnb tôi chưa bao giờ nói rằng câu phú của tổ Trần Đoàn "Phải đúng" "tiền bối và cổ thư không sai chút nào".

Chẳng qua tôi trích dẫn để làm cơ sở cho bước tiếp theo, còn đương nhiên, đâu chỉ có mỗi câu phú đó để nói về Cự Môn cư Điền, chẳng phải đã có hẳn 1 bài phân tích về Cự Môn cư điền đó sao? Nhưng nếu lật ngược vấn đề rằng Cự Môn cư điền thì điền sản phong phú, sung túc thì tôi không ủng hộ.

Nếu nói 1 cách đúng đắn về mặt ngôn ngữ thì "CỰ MÔN BẤT LỢI CHO ĐIỀN TRẠCH", còn bất lợi như thế nào? phá đãng, không có, kiện cáo hay thị phi... đó là phần phải xem xét tiếp.

Còn về vấn đề man thư thì công nhận: chẳng cứ gì sách mới là man thư, mà có rất nhiều quan điểm do người ta bất chợt Ngộ ra rồi cũng thành thuyết, có lẽ nên gọi nó là NGỘ THƯ.
Được cảm ơn bởi: anhtiendo

minhgiac
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 34
Tham gia: 08:45, 20/05/12

TL: Re: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi minhgiac »

anhtiendo đã viết:@minhgiac: Về câu hỏi của bạn mình cũng thấy ngứa ngáy, muốn trả lời.
Theo mình hiểu thì đất tứ mộ là nơi ngũ hành quy nguyên, là nơi mà khí hậu của bốn mùa đang chuyển đổi cho nên không có khí Thiên can vào các vị trí Địa chi đó. Lộc tồn, hay còn gọi là Thiên lộc, là phúc tốt lành, là của cải vật chất nuôi sống người và vạn vật mà không bao giờ cạn kiệt, nó là khí Thiên can của ngũ hành của Trời. Vậy nên Lộc tồn mới không cư tứ mộ là vì lẽ đó. Thiên can khi phối vào 8 vị trí Địa chi thì chỉ có can Giáp - Ất tại Dần – Mão và canh Tân tại Thân – Dậu là hợp cách vì Thiên khí và Địa khí đồng hành với nhau, đấy là khí tốt lành vì nó là tinh khí đồng hành của trời đất phối với nhau, tại các địa chi khác thì tạp khí vì âm dương của Thiên khí và Địa khí không đồng hành và trái ngược nhau. Thế nên mình mới hiểu được lý do tại sao cụ Thiên Lương mới cho rằng chỉ có các tam hợp Dần - Ngọ - Tuất (Giáp); Hợi - Mão - Mùi (Ất); Thân - Tý - Thìn (Canh); Tị - Dậu - Sửu (Tân) mới được hưởng Lộc tồn một cách trọn vẹn.

Và khi đã trả lời được câu hỏi tại sao Lộc tồn không cư ở Tứ mộ thì cũng trả lời luôn được tại sao Kình không ở Tứ sinh, Đà không ở Tứ chính.

Vài lời mua vui,
minhgiac cảm ơn sự giải đáp của anh. vâng cũng rất tinh tuý đấy ạ, khakha. nhưng bản thân tôi luôn coi vòng kình đà và thiên không là có hẳn một vòng hẳn hoi và còn là một bí ẩn. vì kình đà luôn kẹp lộc tồn mà người ta lấy lộc tồn làm chuẩn để an kình đà cho dễ mà thôi. cảm ơn anh nhiều!
minhgiac!

HoaCai01
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 261
Tham gia: 13:40, 13/06/09

TL: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi HoaCai01 »

Ghi chú 4:

Phá giống như nghĩa "pha' tán" tức không tụ, dễ thay đổi, thoát ly.

Cung Phúc hay cung các người thân (Nô, Phối, TỬ) gặp Phá Quân sẽ bị cảnh nhân tình không gắn bó .

Pha' = lìa, rời, làm cho mất, không còn

Vậy "phá đãng" trong câu Phú "Cự Môn pha' đãng tổ nghiệp" mang 2 nghĩa

1. Đối với mình, tổ nghiệp bị tán ra, không ban phát cho mình (trong 6 lá số quen biết rõ, chỉ có 1 lá số là phá tán tổ nghiệp là vì vào DH u ám, Kình Kỵ hại Thái Âm, nhưng bất cứ người nào lâm nạn đều được cha mẹ cứu giúp, không cần thiết phải an Cự Môn tại Điền thì cho rằng cách này làm tán sản cha mẹ).

Phá không có nghĩa là phá hoại mà là tán ra, không tụ, nếu dùng ít chữ mô tả thì là "không hưởng".

Cự Môn cư Điền = tài sản của cha ông không truyền cho mình, không tụ vào mình .

2. Đảng = lêu bêu, di chuyển

Xa lìa, tự mình lãng đảng tạo dựng sự nghiệp (chịu ảnh hưởng của Thiên Đồng thay đổi liên miên).

Phá đảng = điền sản không tụ / trụ được từ đời cha ông, sang tới đời mình cũng thế, ngay cả có đẹp cách mấy đi nữa cũng chứa đựng những thứ bất cận nhân tình vì ảnh hưởng của Cự chiếu sang Tử Tức nên con cái xa lia mình để mình không ở gần con vì không hợp ý, không truyền lại của hương hoả cho chúng được .
Được cảm ơn bởi: tuetvnb, BillGates6688

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Re: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

minhgiac đã viết:
vâng, cháu cảm ơn ông!
ở bài viết trên ông có nói là kết hợp ba vòng trang sinh, lộc tồn, thái tếu.
đối với cháu thì cháu quan niệm có 5 vòng tương ứng với ngũ hành là biểu tượng của "NGŨ VĨ" tồn tại trong tử vi.
- VÒNG THÁI TẾU (MỘC TINH)
- VÒNG LỘC TỒN ( THỔ TINH)
- VÒNG TRÀNG SINH ( THỦY TINH)
- VÒNG KÌNH ĐÀ VÀ MỘT SỐ SAO NỮA ( KIM TINH)
- VÒNG THIÊN KHÔNG, THIÊN KIẾP , THIÊN TẶC ( HỎA TINH)
đó là cách luận của cháu, còn vòng tướng tinh, phan án, dịch mã, hoa cái.... thì ai thích dùng thì dùng thôi. còn cháu nghĩ bất cứ ai biết tử vi cũng đều hiểu tầm quan trọng của vị trí thái tếu, và vị trí đẩu quân với chính đương số. còn cháu sử dụng cục để biết sao nào tác động mạnh vào bản thân tùy theo nơi đóng. còn nói về cách cũng vậy, mỗi một cách nào đó, đứng ở vị trí nào đó cũng chỉ một vài tuổi rồi tùy theo sự hội chiếu thế nào mà nói. chứ không thể cứ nhìn thấy tử phủ đồng cung hay tử vi cư ngọ là hoan hô cách tốt, tôi làm quan, tôi giàu có. đó chỉ là sự ngộ nhận mà thôi. cháu giường như không biết đến luật trời và đất đó ạ. còn tam nguyên cháu cũng hiểu tý ty qua môn độn giáp học. cháu hay áp dụng tam nguyên vào để xem cha mẹ khỏe mạnh, thọ yểu thế nào thôi.ngoài ra cháu không biết sử dụng nó làm gì nữa.

còn về âm dương cháu chỉ quan tâm tới sự vận hành và " thuật trường sinh" tức là " ÂM NHU SINH DƯƠNG TRƯỞNG, DƯƠNG NHU SINH DƯƠNG TRƯỞNG" Để ấp dụng " đáo âm dương trong lá số thôi ạ.

Cháu có một câu hỏi này chưa được giải đáp nếu được xin chỉ ông dạy ạ: TẠI SAO LỘC TỒN KHÔNG Ở TỨ MỘ, ĐÀ LA KHÔNG Ở TỨ CHÍNH, KÌNH DƯƠNG KHÔNG Ở TỨ SINH?
cháu cảm ơn ông rất nhiều mong ân đáp của ông.

kính ông, cháu minhgiac!
tuetvnb đã viết:
Đây là topic bàn học thuật, chuyên đề về Cự Môn, nên mọi người cố gắng tập trung vào chủ đề này, đừng có bàn lan man làm loãng mất dòng suy nghĩ của mọi người.

Kính
TUETVNB

Giả sử Minhgiac có 03 anh em trai, trong đó Minhgiacs là con thứ thì có tổ nghiệp để phá tán ??? Hoặc minhgiac là con trưởng, với điều kiện dòng họ 03 đời có "Tổ" và có "Nghiệp", thì minhgiac chỉ có thể phá tán được "nghiệp", làm sao mà nói tới được chữ "Tổ" (?)
Sửa lần cuối bởi Hà Uyên vào lúc 21:34, 17/07/12 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: minhgiac

minhgiac
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 34
Tham gia: 08:45, 20/05/12

TL: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi minhgiac »

nếu bác hoa cái không thấy phiền thì cho cháu hỏi. về cái ý " phá quân" (nô, phối, tử) nếu phá quân đi cùng:
- tuần
- hoá khoa
- nguyệt đức
vậy thì cái " phá tán" ấy còn không ạ. cháu cảm ơn!

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Re: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Hà Uyên đã viết:
Giả sử Minhgiac có 03 anh em trai, trong đó Minhgiac là con thứ thì có tổ nghiệp để phá tán ???

Hoặc minhgiac là con trưởng, với điều kiện dòng họ 03 đời có "Tổ" và có "Nghiệp", thì minhgiac chỉ có thể phá tán được "nghiệp", làm sao mà nói tới được chữ "Tổ" (?)

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: CỰ MÔN NHÀN ĐÀM

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

@ Minhgiac

Tây thì chế Thiên
Đông thì thuận Thiên

Niên chi của Minhgiac thuộc Đông

Nói rằng:

Đã tới tuyệt thì không còn "đối ứng" - năm Bính Tân và Mậu Quý, thì gặp Tuyệt của Thủy cục và Thổ cục

Cho nên:

Chính - Tà đối đãi (đối ứng)
Lạm dụng lẫn nhau
Việc được trước mắt
Thủ đoạn không từ
Thất thời mất thế
Trên dưới đều vậy !

Minhgiac nghiệm lý xem khi gặp Thổ cục và Thủy cục, có nghĩa rằng mệnh ngộ "tuyệt", thì mình thường được quyền chủ động quyết định thay đổi tình huống hay không ?
Được cảm ơn bởi: tuetvnb, PhongKiemXuanThu, pizza_ngon, BillGates6688

Đã khóa

Quay về “Kiến thức tử vi”