PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hiepsimathi_1410
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 99
Tham gia: 11:03, 11/02/09

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi hiepsimathi_1410 »

PHEPMAU đã viết:Cảm ơn tất cả những phản hồi của các em.
Thực ra chị lật lại vấn đề để các em hay tất cả những người đang trên con đường tu học phải luôn tự đặt ra câu hỏi để tinh tấn trên con đường Phật Pháp.
Hiển Mật song tu mới mong thành tựu.Chị chỉ dùng kinh nghiệm tu tịnh độ 22 năm, mật tông 5 năm để chia sẻ với các em rằng bất cứ một pháp tu nào chỉ trông cậy bên ngoài, tìm kiếm bên ngoài đều là ngoại đạo. Nhà Phật định nghĩa rất rõ rằng "ngoài tâm cầu Phật là ngoại đạo ".
Thần thông ấn chứng là những món quà mà chư vị cho ta nhận khi ta dùng tâm thanh tịnh của mình để làm đạo hoằng dương đạo pháp, vô vụ lợi, vô danh vọng.
Chúc các em tinh tấn tu học.
Cảm ơn chị Phép Màu nhiều. Tụi em sẽ mãi ghi nhớ lời chị.
BÁO CÁO NHẬN LỄ LÁ TỨC CẦU TỨC ĐẮC SỐ 88
Dieungo xin cúi đầu đảnh lễ Tổ, Thầy:

Được sự cho phép của Tổ, Thầy. Ngày 13/12/2011 lúc 11h hơn con đã tiến hành làm lễ nhận lá TCTĐ 88. Trước khi nhận con ngồi trì chú cho được tịnh tâm. Khi trì được chừng nửa chuỗi đầu tiên con thấy lực gia trì áp lên người làm con lắc đảo theo vòng tròn rất mạnh, đến chuỗi thứ 3 thì bất ngờ gia trì lực điều khiển đưa xâu chuỗi choàng lên cổ, hai tay cầm lễ vật để trong bao thư dâng lên đầu lắc rất mạnh khi con khấn danh hiệu đức Thượng Đế, chư vị Thầy, Tổ trong siêu hình và danh hiệu Tổ, Thầy và tâm nguyện xin làm đạo giúp người hữu duyên.
Dưới gia trì lực con thấy mình nhao về phía trước nằm sấp trên nền nhà đảnh lễ. Sau đó thu người lại và quỳ xuống đảnh lễ chung quanh. Rồi sau đó gia trì lực lại điều khiển con làm rất nhiều những động tác yoga, đầu cứ chúi xuống còn hai chân thì dựng đứng như trồng cây chuối vậy mà làm nhẹ như không chẳng khó khăn gì vì con có tập yoga bao giờ đâu nên mới đầu hơi run. Sau đó con cứ nhào lộn lăn trên nên nhà được một lúc thì con có lực cho quỳ sát đất bò đến chỗ để lá phép để lễ vật lên bàn và vươn tay cầm lấy lá phép.. Sau đó hai tay cầm lá phép xoa lên mặt lên đầu và khắp người, rồi bắt ấn vẽ linh phù lên lá phép sau đó quỳ xuống dập đầu 3 lạy để lễ ta chư vị.
Sau khi làm những động tác như vậy xong gia trì lực đẩy con lùi về sau quỳ gối và được ấn tâm: "con mang sách bút lại đây".
Con liền lấy bút và tập vở ra thì bất chợt xuất hiện một dòng chảy gia trì lực rất mạnh tràn ngập tâm thức:

Tặng trò:


Họa phúc luân phiên
Dòng đời biến chuyển
Tinh tấn học hành
Đi sâu đạo pháp
Cơ trời thông tỏ
Phút giây ngộ nhập
Đắc đạo thành tiên
Chỉ một bước chân
Vượt qua ngàn cõi
Trên cao Chư vị
Tổ Thầy chứng minh
Vượt qua cơ hàn
...



Nguồn đọc thêm: http://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic ... z2AZ33auaM
Được cảm ơn bởi: phuongmtt47
Đầu trang

nkqcdnttsk50
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 62
Tham gia: 10:01, 06/01/12

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi nkqcdnttsk50 »

Em cảm ơn Chị PHEPMAU! rất nhiều
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Re: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

PHEPMAU đã viết:
nkqcdnttsk50 đã viết:Kính Chào Chị PHEPMAU!
Em rất cảm thông những điều mà Chị đang quan tâm và lo lắng trong bước đường tu đạo này. Thật ra khi chưa đủ duyên hội tụ và liễu ngộ ra Sự Thức Tỉnh đó. thì những câu hỏi đó sẽ luôn theo Chị và làm phiền tâm tưởng Chị, khiến Chị mất dần niềm tin và loạn trí trong đó} Cảm ơn em về những điều đã chia sẻ, nhưng chỗ này em hơi chủ quan:( cái chị đang muốn nói ở đây là cùng chia sẻ trong tu học theo pháp môn nhà Phật. Qua những câu vu vơ chị hỏi ấy, chị muốn em hãy hỏi mình để tự tìm câu trả lời.
Pháp Phật có tới 84000 pháp môn, tùy căn cơ và duyên từng người mà tu học. Mục đích chính là để phá vô minh dẹp ái thủ là gốc của sinh lão bệnh tử đạt đến giải thoát. Cho nên dù tu tịnh hay mật thì cái quan trọng là tìm ra cái cách để định tâm mình. Khi tâm phẳng lặng bình an thì mọi pháp sẽ thông.

Nếu chúng ta cứ đọc nhiều về những thần thông ấn chứng mà không có một người thầy hữu hình dẫn dắt sẽ không thể tiến tu ( chưa nói đến thầy vô hình). Để tu học được thành công, chị nghĩ đầu tiên phải
-tin sâu vào luật nhân quả
-tin sâu tất cả những kinh sách đã được phổ truyền ...
Nhờ sự tin sâu đó mà thân tâm thường hằng tụng trì nghĩ nhớ đến Phật pháp. Hãy thường hỏi tại sao, bởi vì càng hỏi càng nghĩ sẽ càng ngộ ra.
Tất cả chúng sinh đều có Phật tính- hãy tìm đi chắc chắn sẽ thành công.
Chào bạn ! Theo suy nghĩ riêng của mình, mỗi pháp môn của chư Phật đều có cái vi diệu nhưng mục đích cuối cùng vẫn là loại bỏ ba phiền não tham sân si, dù là hành giả mật, tịnh hay thiền thì bạn đều phải giữ ngũ giới và tu tập Tứ niêm xứ. Việc hành thiền minh sát là vô cùng quan trọng, khi đi biết đi, khi đứng biết đứng, khi nằm biết nằm, khi ngồi biết ngồi,
khi yêu, khi ghét , buồn..đều biết., khi nóng lạnh đều biết, khi có một vọng tưởng nổi lên ta biết và buông xả, ta trở về ngôi nhà tâm của mình. Đó là điều quan trọng, nếu bạn tu hành mà chỉ cầu thần thông bạn sẽ dễ vào ma đạo lúc nào không biết, các pháp môn còn tùy thuộc căn cơ mỗi người, nhưng chúng ta phải lấy mình làm trung tâm, nếu mình không thực hành tự giải thoát thì ai sẽ giải thoát cho mình. Dù là thiền, tịnh hay mật đều phải tu giới định huê. Khi xưa đức phật thích ca trước khi thành Phật đã từng tu tới tầng thiền thứ tám, thiền vô sắc giới mà ngài còn nhận ra phiền não vẫn còn,
cuối cùng đức phật đã tu tập Tứ Niệm Xứ mà thành đạo dưới gốc cây bồ đề, Nếu ko tu tập tứ niệm xứ thì chỉ một vọng tưởng nỗi lên đã làm tâm ta chao đảo, hành động đảo điên rồi
Còn bạn muốn thực tâm tu tập phật pháp thì cần lấy tứ niêm xứ đê giác sát lấy lăng nghiêm để giác ngộ. Chúc bạn tinh tấn
Được cảm ơn bởi: hiepsimathi_1410
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Về: KINH TỨ NIỆM XỨ

LỜI KHAI THỊ

Tư tưởng Tứ Niệm Xứ tức là ý kiến Tứ Niệm Xứ ví như hộp vàng là quý lắm mà bây giờ được Phật diễn giảng, lời Phật ví như châu ngọc. Do đó bản Kinh Tứ Niệm Xứ tuyệt hảo về cả chân lý giải thoát cho đến những lời giảng của Phật. Như vậy cả thể lẫn tướng đều tốt đẹp. Thêm một nghĩa nữa, hộp vàng ví với thiện căn phúc đức của dân Kuru, như vậy pháp hợp cơ mới là pháp Diệu.

Phật nói Kinh Tứ Niệm Xứ cũng phải chọn xứ Ku ru, dân chúng ở miền đó có phước đức nên khí hậu tốt, thân có sức khỏe, tâm địa cũng hướng về đường thánh thiện. Cũng như chùa là chỗ từ bi chẳng mong gì hơn là độ tất cả chúng sanh, nhưng người vào chùa Phật dạy phải chọn lọc vì không phải ai cũng lãnh thọ được, bệnh thì không cho thọ giới. Thân khỏe mạnh mới cho thọ giới thành Tăng. Những vị này mới có khả năng thực hiện giới luật của Phật, trách nhiệm gánh vác ngôi Tam Bảo.

Ở đây không nói đến giai cấp thượng lưu mà nói đến giai cấp hạ tầng, họ rất hưởng ứng pháp môn này, bằng cớ giặt áo bên sông hay ngồi bên khung cửi, chỉ bàn luận với nhau về Tứ Niệm Xứ, được hấp thụ tư tưởng giải thoát của Phật. Những người thuộc dòng nô lệ ở Ấn Độ, những người hèn kém nhất, kém giáo dục, kém học vấn, kém mọi mặt trong xã hội mà một khi họ được hấp thụ Tứ Niệm Xứ thì người ta trở nên văn minh. Bởi vì người ta được học Tứ Niệm Xứ, được theo đạo Phật, được khai mở trí tuệ. Cho nên họ đánh giá những người không học Tứ Niệm Xứ là tử thi làm bẩn mặt đất. Tử thi tức là người sống cũng như chết, sống không có ích lợi gì, sống như loài vật, con người vô tích sự, chẳng những vô ích mà còn lời nói hành vi dáng điệu bốc ra xú khí để độc hại cho người xung quanh. Chúng ta cố gắng đừng để đến nỗi ăn cơm của tín thí, sống trong nhà Phật, được học Tứ Niệm Xứ mà lại là tử thi, không biết tu hành, không biết hướng thượng, không biết đưa tâm đi lên. Làm thế nào để mỗi hành động, mỗi lời nói là thơm tho, là hương sen.

Minh bạch có học Tứ Niệm Xứ tức là có phẩm chất của con người. Ngược lại không học Tứ Niệm Xứ tức là không có phẩm chất của con người thì là phẩm chất loài vật, sống như súc vật chỉ lo ăn, có miếng ăn là vồ lấy, cắn xé nhau để mà ăn, lấy miếng ăn để thỏa mãn cái miệng, lo sống qua ngày…rồi dâm dục cho là vui, đó là tướng mạo của loài vật.

Loài người phải có chất liệu khác với loài vật. Cho nên phải giữ đủ năm giới, không sát sanh, không ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, không trộm cắp, không vồ lấy, không cướp của người ta, không dâm dục, không dối trá lừa gạt. Đó là chất liệu của con người. Muốn giữ được năm giới phải có Tứ Niệm Xứ để tiêu trừ ba độc tham sân si. Nếu không tiêu được ba độc tham sân si tức là không có Tứ Niệm Xứ, chỉ có cái vỏ ở bên ngoài, không có thực chất bên trong thì năm giới khó tròn.

Chúng ta học Tứ Niệm Xứ chưa thành Thánh thành Hiền nhưng cũng phải có chất liệu Thánh Hiền. Thầy mong chùa Dược Sư chúng mình học Tứ Niệm Xứ để trở thành một chúng xứng đáng.

Vì sao quán thân bất tịnh, thọ thì khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã mà lại là một giáo pháp vô song có thể khiến chúng ta thoát được luân hồi sanh tử, chứng được tánh vô sanh ?

Một việc ngồi nhận ra thân bất tịnh, mắt ra ghèn, tai ra ráy, mũi ra nước nhớt, miệng ra đờm, trong thân thì phân tiểu, máu tanh… ngồi quán sát như vậy mà lại gọi là một giáo pháp vô song ?

-- Gốc ngu si nhận thân cơm gạo này là mình. Mắt ta, tai ta, mũi ta….cho 6 căn là của ta (cái ngu số 1). Phàm tham thân mình thì lại cho thân người khác là thật, cho nên mới yêu, mới ghét, yêu thành tham, ghét thành sân. Hai độc tham sân chính từ ngu si mà ra. Y cứ vào ngã ái, ngã chấp mà phán đoán sự việc thì làm sao đúng. Chính quán bất tịnh là bài thuốc để tỉnh ra đừng tham đắm thân mình.

-- Cho 6 trần là thật (cái ngu số 2). Vì vậy từ nơi 6 căn lãnh thọ 6 trần mở ra tham, sân, mạn, nghi, tà kiến là căn bản phiền não, gốc khổ của thế gian là ở chỗ ngu ấy. Nay học Tứ Niệm Xứ là thuốc trí tuệ để chữa bệnh ngu si, không si thì làm gì có tham, có sân cho nên đây là giáo pháp vô song. Hết ngu là giác tỉnh, là thành Phật, thành Tổ, chứng được Niết bàn.

Vô song : Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết bàn, không bằng tứ niệm xứ phải không ?

- Những chùa tu theo Đại thừa không có Tứ Niệm Xứ, ở trong lục đục đủ thứ.

Niết bàn : nipbana : không thêu dệt (không tạo nghiệp được an vui giải thoát là Niết-bàn).

Giác có 2 : - Giác sát : học Tứ Niệm Xứ để có giác sát. Giác ngộ : học Lăng Nghiêm để có giác ngộ.

Giác sát : Sát : quan sát thấy rõ. Giác : giác tỉnh. Quan sát thấy rõ những cái hư vọng để buông đi.

Quán bất tịnh để thấy thân này đáng chán, nó không phải mình, buông nó ra, đừng có ngã ái ngã chấp nữa.

Quán thọ thị khổ để biết 6 trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không thật đều là hư vọng để đừng thọ đừng vướng.

Quán tâm vô thường để biết yêu ghét mừng giận thương lo buồn tủi là vọng tâm không thật, buông nó ra.

Hàng ngày nhìn lại mình để buông những cái hư vọng, thế gọi là giác sát.

Giác ngộ : Mượn bộ Lăng Nghiêm như ngọn đèn để khai mở trí tuệ, nhận được tự tánh của mình vô lượng quang, vô lượng thọ bản lai mình sẵn đủ.

Thí dụ : Nghe lời chê, thế nào là giác sát và giác ngộ ?

- Thông thường để ý đến âm thanh, khởi sân, tạo nghiệp sẽ có quả báo. Người giác sát thì tỉnh ra quan sát nếu để sân sai sử sẽ có quả báo nguy hiểm đọa đày. Nếu biết tâm bực bội khởi lên rồi tự tan đi, tỉnh ra thì không tạo nghiệp sẽ không có quả báo khổ ngày mai.

- Người giác ngộ không bận lòng đến tiếng khen chê mà nhận ngay tánh biết nghe.

Tứ Niệm Xứ khai tuệ minh sát : Sát : quán sát, kiểm soát. Minh : sáng, thấy rõ. Tuệ : trí tuệ thấy đúng sự thật. Do quan sát mới khai được tuệ thấy rõ thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã.

Thấm vào bốn oai nghi, hiện hình trong 3 nghiệp thân miệng ý nghĩa là bản chất thân tâm mình phải làm bằng Tứ Niệm Xứ.

Chúng ta phải học thế nào để khiến Tứ Niệm Xứ là chất liệu của tinh thần mình khiến cho mỗi lời nói, mỗi việc làm, mỗi hành động phải là trí tuệ giải thoát. Như thế mới thật là người học Tứ Niệm Xứ. Còn chỉ học ra điều ta biết rồi thì cái học ấy vô ích. Thầy dặn đi dặn lại, phải ăn mới no. Còn làm món ăn để đấy thì không thể no được.

Học Tứ Niệm Xứ, phải thực tập quán bất tịnh, quán hơi thở, quán 3 cái ai có dè, để thấm nhuần vào tư tưởng hằng ngày, mình là Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ là mình, tinh thần hoàn toàn giác tỉnh. Như vậy mỗi lời nói, mỗi việc làm tự nhiên trí tuệ tỏa hương, như thế mới thành một vị Tăng. Nếu không có Tứ Niệm Xứ thì không gọi là Tăng, tổ Trí Giả gọi là cán cờ gỗ để dựng tấm y lên, chỉ có vỏ hình thức. Còn có Tứ Niệm Xứ thì tâm địa của mình hoàn toàn giác tỉnh, tấm y của mình mới có ý nghĩa. Tướng mạo đầu tròn áo vuông thì phải có Tứ Niệm Xứ, phải có trí tuệ giác tỉnh, biết thân bất tịnh, thọ thị khổ đối với trần cảnh bên ngoài bình thản, trong tẩy sạch 3 độc tham sân si. Nếu trong tâm không có sự giác tỉnh thì phiền người này, trách người kia, chán chuyện nọ, đó là Bồ-đề tâm đã bị sa lầy. Nếu trong tâm giác tỉnh thì sẽ hiện lên hình tướng điềm đạm an hòa, cứ thấy mình bây giờ hiện tại an ổn yên vui đó là tướng giải thoát, đó là mình đã có sự giác tỉnh. Cũng như lọ nước hoa, khi mở nút mùi thơm liền tỏa ra. Còn ve đựng mắm tôm, khi mở nút thì mùi mắm tôm nó tỏa ra.

Tâm mình phải là một tấm gương luôn giác chiếu…Tâm của phàm phu, tâm của những người đi ngoài đường kia, tâm của những người chưa được học Tứ Niệm Xứ thì đều là một chuỗi vọng tưởng. Như những con vật chả biết gì, hết vọng tưởng này kéo đến vọng tưởng khác, huyên thuyên hão huyền, nhớ đông nhớ tây, nhớ nam nhớ bắc, cái tâm bị vọng tưởng che phủ. Bây giờ học, sáng suốt nhìn lại mình, tỉnh ra không nhận vọng tưởng là mình, không để cho nó chi phối. Hễ sáng suốt nhìn lại mình thì gọi là giác chiếu. Chiếu như lấy gương soi, mình lại soi mình, soi mình thì vọng tưởng tan đi. Thánh hay phàm chỉ ở một chỗ này thôi.

Giác chiếu : Giác : tỉnh táo không mê. Chiếu : chiếu soi lại mình. Mỗi một vọng tâm nổi lên phải thấy nó, phải biết nó, đừng để nó chi phối.

Nhờ trí minh sát chúng ta tự chủ được mỗi mỗi tâm niệm … Bây giờ không sống bằng tưởng nữa mà sống bằng trí. Có sự giác tỉnh nên gọi là minh (sáng), quan sát nhìn lại mình. Thí dụ cô A nói một lời trái ý, thế là tâm phiền nhọc nổi lên. Bởi vì có giác chiếu nên thấy ngay cái phiền nhọc này là hư vọng. Bản chất mình đâu có muốn phiền, đâu có muốn nhọc nhưng do vọng tập hoặc thấy hoặc nghe một cái gì trái ý thì nó cứ bật lên. Mình giác chiếu soi lại mình, biết ngay đây là vọng tập, chính nó làm cho mình mệt mỏi, chứ cô A có nói 100 câu cũng chẳng làm gì được mình. Lời nói của cô ấy là không khí rung động rồi nó tan đi nhưng tại vọng tâm bực bội khó chịu nổi lên nhận ngay là mình, thế là mình khổ với nó. Cho nên chỉ đổi cái tầm nhìn về phía cô A, thay vì để ý đến câu nói của cô ấy thì quay lại ngó cái tâm mình, hàng phục mình, như thế dễ bao nhiêu. Chứ nói sửa cô A kia thì cả một vấn đề, cho nên mặc người ta, mình cứ lo mình đã. Nếu bao giờ mình giác tỉnh thành Phật rồi, khi mình có khả năng hãy lo sửa người khác, giúp cho người ta tỉnh. Mình hãy lo uống thuốc của Phật và chính mình phải có một cuộc đời an vui giải thoát. Hễ cuộc đời chính mình thực hiện được cái an vui giải thoát ấy thì sau này tự nhiên mình có vốn liếng có tiền của giúp người nghèo dễ lắm. Vậy bây giờ lo cho mình trước đi đã.

Mỗi mỗi hơi thở : Hơi thở với mình lúc nào cũng liền nhau không bao giờ vắng mặt, mình y theo hơi thở tập an định tinh thần vào hơi thở, mỗi hơi thở mình sáng suốt. Cứ như thế tập có thể sáng suốt được lâu dài. Những vị tập tỉ mỉ cẩn thận, người ta sáng suốt từ trong giấc ngủ, cho đến họ tự chủ được trong giấc mơ. Như thế sự tu hành mới là thành công.

Có như vậy mới thanh lọc được những chủng tử vô minh (tham sân si) tập khí từ lịch kiếp kẻ thù không đội trời chung của khách xuất thế. Những ai muốn ra khỏi thế gian, ra khỏi vòng luân hồi sanh tử thì ngay bây giờ chúng ta phải ra khỏi đi, đâu phải đợi đến lúc chết mới ra khỏi. Thế gian ở đâu để mình chui ra khỏi ? - Thế gian ở ngay cái ngu si của mình, cho thân mình là thật (chấp ngã), cho cảnh hiện ở 6 căn sắc thanh hương vị xúc pháp là thật (chấp pháp), đây gọi là tập khí vô minh. Do cái mê ấy chúng ta mới huân tập thói quen, cứ cái gì lợi cho thân mình thì nổi tham thành vọng tưởng về tham, những cái gì không lợi cho thân mình thì nổi sân. Tham sân như cái lò so tự bật ra, mình chưa kịp tỉnh thì nó đã sai miệng nói thân làm. Nên phải lọc sạch chủng tử vô minh. Người muốn ra khỏi thế gian tức là ra khỏi những tập khí vô minh mới là khách xuất thế. Những tập khí ấy còn ở tạng thức thì chúng ta vẫn là kẻ bị kìm hãm trong thế gian. Chúng ta phải học Tứ Niệm Xứ và tha thiết thực hành, làm thế nào cho nó nhiễm vào trong tạng thức. Như trên đã nói thấm vào 4 oai nghi, hiện hình lên 3 nghiệp, toàn thân mình, bản chất của mình phải là trí tuệ giác tỉnh, phải là trí tuệ Tứ Niệm Xứ.

Trước hết phải xa lìa tuyệt đối tư tưởng ái luyến quá khứ : ý thức nhớ mãi. Những kỷ niệm vui vẻ đã đành mà những chuyện buồn rầu khổ sở chúng ta cũng không quên, cứ nhớ để ôn lại. Chuyện bực mình mà vẫn nhớ tới, hồi nhỏ anh mình xử tệ với mình như thế, chị xử tốt với mình như thế… Những chuyện đã qua coi như giấc mộng đã hết, chúng ta nên tập buông bỏ, đừng bận lòng.

Xây dựng vị lai : Các cụ dạy : "Nếu không biết lo xa ắt sẽ có buồn gần", những người biết lo về tương lai là hay là phải sao đây lại bảo là không nên?

- Cuộc đời hiện tại là quả báo của những nghiệp về quá khứ, không phải phút chốc mà xây dựng được. Quá khứ làm lành thì may mắn sẽ tới. Quá khứ làm ác thì vận hạn bệnh hoạn sẽ tới. Hiện tại phải trở về mình, buông những cái hư vọng, sống với chân tâm bản tánh của mình để sáng suốt làm chủ, đừng để vọng tình, vọng tưởng lôi cuốn. Khi đã làm chủ rồi, tỉnh táo biết những việc làm tốt đẹp sẽ ảnh hưởng tương lai, chớ không phải thiết kế sinh tồn lo cho ngày mai được. Nếu mình có phước thì được hưởng. Nếu không phước thì mình xây nhà rồi ngày mai để cho người khác ở. Cho nên đối với quá khứ mình buông xả mà đối với vị lai mình cũng không cần phải xây dựng, cứ trở về an định, chỉ có tánh Phật của mình là sự thật thôi.

- Điểm thứ nhất : đạo Phật chủ trương tin lý nhân quả, cuộc đời hiện tại của chúng ta gặp cái may hay bị cái rủi, đều là quả báo từ kiếp trước. Quả hiện ra là do chúng ta đã gieo nhân từ quá khứ đâu có sửa được, chi bằng sửa soạn ngay cái hiện tại của mình. Cho nên tin chắc cái may rủi đều là nhân quả quá khứ cả, chẳng nên lo. Hãy lo cái nhân hiện tại để tránh quả vị lai.

- Điểm thứ hai : đạo Phật tin cái chân tâm bản tánh của mình, nó là gốc, là bản thể của tất cả. Còn những cảnh hiện lên đều là những cái hư vọng. Chúng ta tập, biết những cái hư vọng bỏ qua đừng bị nó chi phối, tập trở về tự chủ sống với chân tâm bản tánh của mình, đó là hòn đảo vững vàng, là nơi nương tựa quyết định chắc chắn. Còn cảnh bên ngoài đều là những bóng ảnh hiện ở 6 căn chớ không phải sự thật. Cái thật chính là chân tâm bản tánh của mình. Mục đích then chốt của chúng ta học Tứ Niệm Xứ để những cái giả không chi phối được và học bộ Lăng Nghiêm để trở về cái thật. Như thế chúng ta mới đứng vững trong giáo lý của Phật tức là đứng vững trong cái sự bình an hiện tại, đấy là chỗ cần yếu của mình. Còn cái khổ vui, chuyện gì xảy đến, chúng ta cũng biết chỉ là giấc mộng, là bóng ảnh đi qua.

Thí dụ : Khi bị la rầy. Người thế gian ngã ái ngã chấp nên cho là không may, cho là vô phước, người ta buồn. Người tu phải đổi tầm nhìn, nghe tiếng la rầy phải biết là có phước đức mới có thiện tri thức nhắc nhở chỗ sai quấy, đưa mình vào khuôn khổ, đúng pháp đúng luật, mình đã có giác chiếu, giác tuệ thì biết đây là cái may mắn của mình. Như thế giữ được tâm sáng suốt bình tĩnh an vui.

Tin chắc kiếp sống nhân sinh hoàn toàn do nghiệp lực an bài : Tức là đời sống của mình dù quá khứ, dù hiện tại, dù vị lai, thân này trẻ hoặc già, nó khỏe mạnh hay ốm đau, nó gặp may mắn hay hoạn nạn cũng đều là nghiệp báo an bài sẵn rồi. Do nghiệp mà đã thành thân con người, ngay từ lúc vào bào thai cái nghiệp làm người một thời gian nó xếp đặt sẵn.

Bây giờ có cách nào để sửa được nghiệp ấy ? Chỉ cần tiêu nghiệp sẽ hưởng an vui. Nếu gặp việc không may thì biết đây là nghiệp báo quá khứ, cho nên mọi người mới lôi mình ra mà kể xấu. Thế thì biết ngay quá khứ mình cũng đã có những lời nói độc hại, bây giờ nó vang lại. Quả báo tới mình vui vẻ nhận chịu, cứ đường lành đường thẳng mà sống, đừng bận lòng đến những chuyện ở bên ngoài. Như thế một thời gian nó hết hay không hết cũng là việc của nó. Nếu mình là người lành thì vẫn an ổn, chứ không phải vì lời nói của người ta mà mình mất cái an ổn. Mình biết là quả báo của quá khứ thì đừng hờn, đừng phiền, đừng giận, đừng trách, mặc nó, bỏ qua tùy duyên mà sống. Như thế chịu đựng quả báo, rồi quả báo sẽ tan. Cũng chẳng cần chịu đựng vì tiếng nói như gió mà thôi, nó sẽ đi qua, như thế mình bình an. Nếu mình vơ lấy vào tâm mà buồn phiền hay tạo nghiệp thêm, đem lời độc ác hay sự đáo để mà gây chuyện, đó là mình lại gây thêm một cái nhân xấu nữa để kiếp sau lại trả nợ. Bây giờ gặp cái không may hoặc người ta ăn trộm tiền bạc thì biết đây là kiếp trước mình có nợ người ta, nên người ta đến đòi, cho nên bỏ qua không bận lòng. Tin ở lý nhân quả hễ mình làm lành thì cái lành sẽ tới, cứ đứng vững ở trong sự an ổn của mình, cứ tùy duyên tiêu nghiệp, tự mình hưởng an vui. Vì thế tin chắc "khôn không ăn, dại không thiệt chỉ chánh kiến mới giải thoát". Mọi người được giàu có yên vui đây không phải ở chỗ họ khôn mà được. Những người nghèo hèn chịu những cái không may, không phải họ dại mà do nghiệp báo. Những người khi không bị lũ lụt hay bệnh hoạn tại kiếp trước mình gieo nhân xấu nên bị chuyện này chuyện kia. Chung quy ở hai chữ thiện và ác. Hễ lành thì gặp lành, quá khứ mình gieo nhân xấu thì bây giờ cái xấu nó hiện lên, mình sáng suốt biết như thế, an định tinh thần, chịu đựng sự việc rồi nó sẽ đi qua. Đừng gieo thêm cái nhân xấu nữa mà một mực làm điều lành, gieo cái phải. Hễ mình sáng suốt tin lý nhân quả cứ một mực an định tinh thần, sống trong đường đi vững vàng an lành của mình thì những cái không tốt nó sẽ tự đi qua. Tin như thế thì mình giữ vững được tinh thần không lo sợ, không chạy theo những cái hư vọng, sống với sự nghiệp giác tỉnh của mình.

Tại sao Phật gọi tâm tánh hàng ngày của chúng ta là cái mờ mịt rối loạn ? Ý thức một bề sống với những cái mình thấy, mình nghe, mình ngửi, mình nếm, nó y cứ 5 trần là cái không có, là cái hư vọng lại cho là thật để tính toán khôn dại, xây dựng cuộc đời của mình, cuối cùng chỉ có một nấm mồ, thân tan thành đất. Lúc ấy cũng chưa tỉnh đâu, tâm mê muội lại xây dựng giấc mộng khác, thân khác, cảnh khác thế gọi là mờ mịt.

Rối loạn : Vọng tâm dựa vào mắt thấy tai nghe…cho 5 trần là thật nên cả ngày tính toán khôn dại, nhận là tôi yêu, tôi ghét, tôi mừng tôi giận, sống với cái rối loạn ấy. Nay học Kinh phải biết nó là vọng tâm, là vô minh, là ngu si, là cái mờ mịt rối loạn, vọng tưởng khởi lên, biết nó huyễn, đừng nhận nó là mình, bình tĩnh an định mà bình tĩnh thì nó tự tan. Vì thế phải loại trừ hết so đo tính toán của ý thức, chỉ nhắm thẳng vào hiện tại.

Đi đứng thì chú trọng oai nghi : cái chân hiện tại nó đi, thế thì biết chân mình đang đi, chớ không có kiểu chân đang đi trong hiện tại lại nhớ đến 20 năm về trước mình ngồi chơi với em bé ở trước nhà. Bây giờ mình buông hết những cái vọng tập ấy, sáng suốt trong hiện tại chân đang đi biết mình đang đi. Như vậy mình tự chủ, thấy được việc mình đang làm. Việc ấy đáng làm thì làm, không đáng làm thì dừng lại. Ví dụ: Đang đi mà thấy con kiến, thế thì dừng cái chân, bước sang bên cạnh, sáng suốt biết mình đã dừng cái chân, mình đặt cái chân qua bên cạnh để cứu mạng con kiến, như thế mỗi cử chỉ mình sáng suốt. Ở đây học và luyện về cái tâm cho nó sáng suốt, làm chủ cái tâm, không để nó chạy rong, không để nó cuốn mình đi. Làm chủ nghĩa là mình muốn nghĩ cái gì thì tâm nghĩ mới khởi lên. Thân, miệng phải vâng lệnh theo cái tâm. Tâm đây là cái sáng suốt chỉ huy chớ không phải vọng tâm. Tức là cái tỉnh phải chăn cái mê, làm thế nào cho đến hết mê thì thôi như chăn trâu.

Ngồi nằm : Trong lúc ngồi im, nằm im không làm gì cả thì y cứ vào hơi thở. Lâu dần thô tưởng tiêu mòn ngoại trần hết vương : Chúng ta có thói quen con mắt cứ ngó ra ngoài, hễ có cảnh gì là tâm vướng mắc luôn. Những vị tu hành tập đổi lại cái thói quen tốt là buông xả. Lâu dần tức là phải có thời gian luyện tập, tự nhiên có thói quen buông sạch, chuyện bên ngoài ai nói mặc ai, việc gì không cần biết, tâm chú trọng quay về bên trong. Chúng mình rông rỡ cũng là thói quen tập từ vô thuỷ. Bây giờ mình buông thói quen quay ra mà đem ánh sáng tinh thần quay về mình, không bận lòng đến chuyện bên ngoài nữa, soi lại mình, thấy mình biết mình lâu dần thành thói quen, thế là cảnh bên ngoài không vương nữa. Trừ khi ai gọi tới tận nơi thì tuỳ duyên ứng đáp, còn không thì mặc. Một khi thành thói quen quay về mình như thế thì coi như vị này đã tu cao rồi. Thật ra sắc thanh hương vị xúc pháp nó có bận đến mình đâu, nó là cái hư vọng. Nhưng chính mình cứ đem tâm ra mà nắm lấy nó nghĩ ngợi tính toán. Còn bây giờ thành thói quen không vương cảnh bên ngoài nữa thì tự nhiên tâm nghĩ ngợi ấy tan đi.

Buông cảnh bên ngoài sao lại thấy rõ vô thường vô ngã ? Vọng tâm không hề có. Bởi vì trong nó chấp vọng thân, ngoài nó chấp vọng cảnh mới dấy tâm lên thành có vọng tâm. Quán hơi thở mình không nghĩ ngợi gì, cả ngày cứ như thế thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, từ sáng đến chiều an định cái thần, không bận lòng một việc gì mà chỉ có hơi thở là đời sống của mình, hễ không thở là không có đời sống nữa. Cả cái thân, cả cuộc đời mình chỉ

xây dựng ở hơi thở ra vào, lúc bấy giờ người ta trực nhận thẳng, thấy thấu đáo rõ ràng cái nghĩa vô thường, chứ không cần phải như chúng mình cứ ngồi quán, ngồi tưởng.

Thế nào là vô ngã ? Ngồi soi hơi thở thì thấy hơi thở mà sao lại thấy rõ cuộc đời yêu ghét mừng giận là vô ngã ? Tư tưởng tôi thương, tôi lo, tôi buồn, tôi tủi, những cái không có mà mình cứ bám chặt lấy nhận là tôi để mà sống. Cho nên mình cứ khốn khổ với cái hư vọng ấy. Sự thật chỉ có hơi thở ra vào. Nếu hơi thở dừng một cái thì còn chuyện yêu ghét nữa không ? Trên sự thật làm gì có tôi ở đấy, làm gì có ta ở đấy. Vị này ngồi thực tập như thế mới thấy rõ, không cần phải nghĩ ngợi, không cần phải suy tư. Người ta trực giác nhận thẳng chỉ có thở vào thở ra mong manh. Nó là bản thể của cái mừng giận thương lo yêu ghét. Nếu hơi thở dừng lại thì tất cả yêu ghét, cả cuộc đời thành không, rõ ràng là hư vọng, làm gì có ta là chủ nhân ở trong đó. Sự thật rõ ràng mà chúng ta cứ mê muội từ vô thuỷ đến giờ không tỉnh ra được. Chỉ có đức Phật sáng suốt, chẳng những thấy rõ mà ngài có phương pháp biện tài để chỉ cho chúng ta thấy được lý vô thường vô ngã.

Theo Kinh lối tu của đức Thích Ca dạy để ý đến hơi thở, thở ra biết tôi thở ra, thở vào biết tôi thở vào. Thở ra ngắn biết tôi thở ra ngắn, thở vào ngắn biết tôi thở vào ngắn. Nhiều vị quán hơi thở kêu nhức đầu vì máu vận lên đầu.

Ngài Mahashi cũng quán hơi thở nhưng quán ngay ở bụng, vì bụng có sự tướng minh bạch, thấy bụng phồng, thấy bụng xẹp. Như thế đem tâm xuống dưới thì không nhức đầu.

Tránh động thần kinh giao cảm ở tim khiến cho tâm thần dễ an hoà : Theo người Tàu cho sự suy nghĩ ở quả tim, ở tim có giao cảm thần kinh, thần kinh ấy ảnh hưởng quả tim. Vì thở để tâm dưới bụng không động đến thần kinh nên ngăn ngừa được những cảm kích mạnh phát sanh. Cảm kích: Mừng giận thương lo buồn tủi…

Sinh lý : Lý lẽ sinh sống của cơ thể. Theo các ngài thì tu pháp môn này không bị tình cảm lôi cuốn. Vì an định được thần, không động đến thần kinh ở tim, cho nên thân dễ thanh tịnh an hoà.

Trong hàng ức triệu sinh linh: Loài ốc, loài cua, loài tôm, loài tép, loài gà, loài vịt, loài trâu bò, loài chó mèo, loài sâu, loài kiến, loài chim, loài cá…. bao nhiêu các loài mông mênh. Còn các loài mình không trông thấy nữa như quỷ thần, địa ngục mà Phật trông thấy. Những loài ấy cứ sống mù mịt hàng ngàn vạn kiếp, làm sao tỉnh được, làm sao khôi phục trở về chân tâm bản tánh của mình. Thế nên chúng ta được thân người là cái may mắn lắm. Thân người có bộ óc, có khả năng giác tỉnh, đó là nhân tốt. Duyên tốt được gặp Phật pháp. Nếu không nghe Phật pháp thì cũng chẳng biết sử dụng khả năng của mình, cứ sống với vọng tâm, vọng tình, rồi lại theo vọng tâm trôi lăn, kiếp sau đi đường nào ? - Rồi lại rơi vào chỗ tối tăm như loài vật mà thôi.

Chúng ta đủ nhân tốt, đủ duyên tốt để giải thoát, nếu không hết lòng sử dụng cái nhân duyên này làm sao hiện đời có lối ra khỏi cái ngu si của chúng mình, không bị vọng tập vọng tình lôi cuốn. Sở dĩ vọng tâm chuyển động là do mắt thấy, tai nghe hàng ngày, chính là con đường sanh tử, chúng ta phải giác tỉnh dừng bước, nhận lấy tánh Phật, như vậy mới giải thoát.

Hãy cố gắng chuyên cần cầu giới định tuệ để hy vọng đạt đạo quả ngay kiếp sống này : Tại sao lại bảo chúng mình cố gắng ? – Chúng mình ở trong thói quen mắt gặp sắc là vướng ngay, tai nghe tiếng là vướng ngay. Tâm mắc liền hoặc yêu hoặc ghét, thói quen cứ trôi tuột theo con đường sanh tử. Học đây, gấp sách lại, ra khỏi cửa đâu lại vào đấy, cho nên Tổ dạy chúng mình phải cố gắng, thay vì mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, tâm theo cảnh yêu ghét, thói quen trơn tuột đi, bây giờ phải cố gắng lắm lắm, tập thói quen tỉnh ra, từng cái chớp mắt một, từng niệm, từng sát na, từng tích tắc, người nào để ý lắm, cố gắng lắm thì mới vào được việc này, mới đứng dừng lại được. Chuyên cần : Chăm chỉ một việc này thôi, chúng mình nghĩ cả trăm thứ, lòng dạ tơi bời, nó lôi cuốn. Bây giờ phải chuyên giới định tuệ. Giới là quý lắm nhưng vướng mắc là ở cái tâm. Nhờ giới giữ được thân và miệng nhưng cần nhất cái tâm phải tỉnh ra. Từ sáng đến trưa đến chiều đến tối, chuyên một việc này thôi, kỷ luật không nói chuyện rất nghiêm để cho mình quay về việc này. Thói quen của chúng ta hơi có cái gì là ghé tai người bên cạnh xì xào năm bảy tiếng. Cứ như vậy cả đời trôi lăn vào cái hư vọng. Nếu chúng ta không có nếp sống nội quy hàng ngày thì không vào con đường giải thoát này được. Cố gắng chuyên một việc quay về mình, học về mình, điều phục cái vọng tâm của mình, làm chủ lấy mình. Ánh sáng ở mắt, ánh sáng ở tai…. ánh sáng ở 6 căn, mọi khi nó chạy ra ngoài, bây giờ quay nó trở về trong để ngó lại mình.

Hễ có định thì mới có tuệ, có tuệ mới giữ được giới. Có giữ được giới mới an định cái thần, có định rồi mới khai tuệ. Ba phần này phải gắn liền với nhau. Cho nên 3 mà là 1.

Thế nào là đạt đạo quả ? Tu đạo rồi nắm được kết quả. Thế nào là tu đạo? Đạo là con đường đi thành một nếp sống. Vì mình mê muội như người mù không biết lối, cho nên phải có đường đi. Con đường đó là giới định tuệ. Nếp sống của mình hằng ngày có quy củ, có đường lối, theo đường lối ấy để sau này giải hết những lầm mê, những phàm luỵ, những thế gian thì chân tâm bản tánh của mình hiển lộ. Sửa cho sạch những mê lầm là buông vọng tâm, đó là Hiền. Sống với chân tâm bản tánh đó là Thánh. Thế là tu hành đi đến kết quả đúng, không lạc đường. Cho nên từng bước mình phải tỉnh thức nhớ con đường của mình đi, buông được cái vọng tâm, vọng tình, vọng tưởng, buông hết những cái mê muội ấy đi mà sống với chân tánh của mình, thế là đạt đạo quả. Tu để đến lúc lâm chung vãng sanh về cõi Phật đã đành nhưng ngay bây giờ tỉnh ra đừng mê nữa. Thói quen mê cứ nhận vọng tâm là tâm tánh của mình, tôi yêu, tôi ghét, tôi mừng, tôi giận…. Cứ từ con mắt thấy sắc vừa ý thì yêu, trái ý thì giận. Tai nghe âm thanh cứ vừa ý thì yêu, trái ý thì giận. Bây giờ mình phải làm chủ thói quen ấy, đến chùa để tu, để sửa tức là sửa cái thói quen ấy. Ngay lúc mắt thấy tai nghe, 6 căn chạm xúc 6 trần mình phải tỉnh thức chớ không đi theo mừng giận yêu ghét. Tâm mình làm chủ sáng suốt an định vào tánh thấy nghe, vô lượng quang, vô lượng thọ. Tánh ấy đứng lại mãi gọi là vô lượng thọ không sanh không diệt, còn cảnh nó hiện lên rồi tan đi gọi là vô thường.

Theo tông Tịnh Độ thì niệm Nam Mô A Di Đà Phật : Nam mô là quay về không nhận vọng tâm là mình nữa, buông những quá khứ vị lai chỉ sống với hiện tại. Tức là tâm tánh của mình hiện tại đây, mình sống với mình ngay trong hiện tại. Nếu mình nắm lấy cảnh hay, dở, tốt, xấu thì vừa ý thành yêu (tham), trái ý thành giận (sân) thế là mắc vào cảnh rồi. An định ở tánh biết thấy, biết nghe, đây là tánh Phật vô lượng quang, vô lượng thọ. Lại tin đức Phật ở ngay tâm của mình, đang giúp đỡ cho mình tỉnh ra. Bây giờ mỗi việc, mỗi việc mình phải NMADĐP. Buông những cái hư vọng là căn trần thức. Mắt không phải là mắt tôi là căn. Cảnh này hư vọng là trần. Tâm vướng mắc vào cảnh là thức. Quay về sống với tánh vô lượng quang vô lượng thọ là tánh hiển nhiên đang thấy đang biết đây. Tánh này đồng thể với Phật A Di Đà, cho nên đạt đạo quả ngay kiếp sống này, ngay hiện tại mình nắm kết quả này thì mới bảo đảm vững chắc được. Hiện tại mình cứ buông lung thành thói quen nắm lấy cảnh thì lúc lâm chung có bảo đảm là mình nhớ NMADĐP không? Hay lúc lâm chung gặp cảnh gì thì mình bị mắc ngay vào cảnh ấy, thế là đi vào đường luân hồi. Nếu rời cái thân này mà chưa thành thánh hạnh, thế thì vẫn y nhiên ở trong vòng quay tròn trong triền miên sanh tử.

Thế nào gọi là vòng quay tròn? Người ta không nói liên tiếp đường dài, đây nói vòng tròn là có đi lên đi xuống. Nay làm thân gà, mai làm thân chó, mốt làm ông trời, mốt nữa lại xuống địa ngục, cứ như thế nay lên mai xuống, nay xuống mai lên, cứ rập rình hai chữ thiện ác, chúng ta gọi là vòng luân hồi.

Triền miên: thân chúng mình có lúc nào ngừng biến đổi không? Từng sát na, từng tế bào này sanh rồi diệt, tế bào kia sanh rồi diệt, nó biến đổi không giờ phút nào ngừng. Thân mượn đất nước gió lửa, mượn những chất ở bên ngoài, nó không phải mình, thế nên đắp vào nó lại tan ra, đắp vào nó lại tan ra. Kinh Lăng Nghiêm nói : tâm ý của mình thì muốn nắm lấy, giữ lấy. Vì nắm giữ nên nó thành hình nhưng nó là đất nước gió lửa theo nghiệp lực chuyển biến rồi lại tan đi, mình nắm vào nó tan đi cứ thế triền miên. Sanh sanh diệt diệt, gốc ở chỗ vọng tâm nó biến đổi suốt ngày, nó động nó chuyển, cho nên thân ở trong sự chuyển đổi không lúc nào dừng.

Làm thế nào để buông cái thân này ra? Thiết tha làm từ đáy lòng, chứ không phải làm lấy lệ cái vỏ bên ngoài. Chúng ta mê muội từ lúc ở bụng mẹ ra, có thói quen từ lịch kiếp nhận thân thể này là mình. Nếu mải lo cho thân này ấm no, sung sướng khoẻ mạnh….ngày mai nó bệnh, nó già, nó chết, nó bằng đất trả về cho đất, thành ra mình tay không, lúc ấy tinh thần bơ vơ. Cho nên bây giờ phải tỉnh ra biết nó không phải là mình, thân là một vật dụng giả tạm, mình vẫn chăm nom săn sóc nó, để cho nó được bền lâu. Như trên nói "được thân người rất khó không phải dễ", đem hết tinh thần lo học, lo tu, đưa thân tâm vào nếp sống giác tỉnh, hàng ngày lấy giới, lấy định, lấy tuệ mới thật là mình. Muốn buông được cái giả thì mình phải nhận được cái thật (tánh A Di Đà của mình).

Con đường danh lợi của trần gian: Danh: tên: danh giá: tên mình được người ta khen ngợi nêu lên. Lợi: cái gì tốt đẹp cũng muốn cho mình gọi là cầu lợi. Đã có danh thì lợi đi kèm nhau. Người ta đã khen mình quý mình thì cái gì tốt họ để dành cho mình. Thế gian cho 6 trần là thật, chỉ mong cái thân được sung sướng. Nếu còn sống với vọng thân đất nước gió lửa, với vọng cảnh 6 trần tức là cái vọng tâm mê muội. Bây giờ phải nhất định hiểu rành đi con đường ấy là vô minh, tư tưởng ấy là ngu si, cho nên phải buông nó ra. Con đường ấy không phải con đường giác tỉnh, không đưa đến chánh kiến.

Y ly: y vào cái việc xa lìa, xa lìa ngay cái vọng tâm, xa lìa ngay cái tham sân si của mình, chớ không phải xa lìa cảnh bên ngoài. Thứ nhất không phải chỉ xa lìa ở đầu môi đầu mép, đây dặn mình phải thiết tha giác tỉnh mà buông danh lợi ấy xuống, dùng cái y ly là mục tiêu tiến tới.

Ăn mặc, nếp sống hằng ngày…Ngay lúc mình bận áo, vật mình đang dùng đây, còn cũng được mất thì thôi, không bận lòng. Ví dụ: chợt một cái chị em đổ mực vào y mình, cái tấm y đang đẹp mà bị mực đen xì, thế có cau mày bực bội không? Chúng ta có thói quen từ vô thuỷ bám víu vào sự vật của mình, cho nên phải có sự thực tập ngay lúc mình đang ăn ấy mình vẫn xa lìa, biết nó là hư vọng, tập nếp sống thanh cao như vậy. Kinh A Hàm: "giặc cưa chân ông mà tâm ông biến đổi, đó là ông đã suy thoái rồi". Bởi vì mình phải y ly, coi thân này không phải của mình nữa.
Đầu trang

diepxang
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 1
Tham gia: 14:13, 07/02/13

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi diepxang »

Său khi tìm hiểu 1 chút về đạo mật tông tôi cảm nhân như đây là cánh cửa cứu vớt bản thân tôi lúc này.. Xin các bậc tiền bối cứu giúp tôi..xin điểm đạo cho tôi ...đây La sđt 01653357442.. Xin hãy gọi cho tôi ... Hiện tại tôi đang bị cơ hành và nghe được bóng âm qua tai.
Được cảm ơn bởi: hiepsimathi_1410
Đầu trang

hiepsimathi_1410
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 99
Tham gia: 11:03, 11/02/09

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi hiepsimathi_1410 »

diepxang đã viết:Său khi tìm hiểu 1 chút về đạo mật tông tôi cảm nhân như đây là cánh cửa cứu vớt bản thân tôi lúc này.. Xin các bậc tiền bối cứu giúp tôi..xin điểm đạo cho tôi ...đây La sđt 01653357442.. Xin hãy gọi cho tôi ... Hiện tại tôi đang bị cơ hành và nghe được bóng âm qua tai.
Mình đã liên lạc với chị tuy nhiên chị đã được Minh Thiên làm lễ điểm đạo, một người đã không còn thuộc phái thầy già nữa.
Đầu trang

hiepsimathi_1410
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 99
Tham gia: 11:03, 11/02/09

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi hiepsimathi_1410 »

BÁO CÁO BUỔI LỄ THỈNH LÁ TCTĐ ĐẦU NĂM
Con kính đảnh lễ sư Tổ,
Con kính đảnh lễ Thầy,

Con xin kính báo cáo buổi lễ thỉnh lá TCTD đầu năm của con:
Con ra bàn thờ lúc 10h tối ngày 24.02.2013. Sau khi lễ lạy Đức TĐ, chư Phật và Tổ Thầy, con vừa quỳ gối vừa tiến về bàn thờ, gần đến bàn thờ con dừng lại có lực lạy quay 45 độ lạy 2 bên bàn thờ, con được ấn tâm là lạy chư vị độ của con. Khi lên bàn thờ, trong đầu con hiện lên hình ảnh của bông tuyết trắng, con nghe nói là bông tuyết thì vô hình.

Sau đó con có lực lùi lại và lễ lạy tiếp, con lạy rất nhiều và lại tiến lên bàn thờ lần nữa. Con khấn xin chư vị soi sáng và che chở cho con, dẫn dắt để con được học đạo làm đạo lập được nhiều công đức, và con cũng xin chư vị giúp con luôn không ù lỳ lười biếng để đừng uổng phí thời gian, vì con biết thời gian là quý hơn bất cứ thứ gì.
Lúc đó trong tâm con nghe chư vị nói: "phải." Và hỏi con: Biết nó quý là quý thế nào không? Vàng, châu báu hay kim cương đều không quý bằng. Vì kim cương con người có thể dùng tiền để mua nhưng đối với Đạo của trời, được dạy và học như bây giờ thì điều đó phụ thuộc cơ duyên của trời đất nên cực kỳ hiếm, có tiền bao nhiêu cũng không mua được."

Sau đó con nhìn thấy linh ảnh 1 chiếc tàu bằng kim cương đang cập bến, một chiếc tàu lớn và trong suốt. Chư vị ấn tâm cho con rằng người nào có cơ may gặp đạo, được tàu của thánh thần cứu vớt đều ví như cô bé lọ lem được vào hoàng cung, và hiện tại cửa tàu đã đóng hơn 2/3...
...

Read more: Đạo học - Thần bí học - Thần thông học - Diễn đàn vutruhuyenbi.com • View topic - Kính báo cáo buổi lễ thỉnh lá TCTD đầu năm http://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic ... z2Mg7ZV66d
Đầu trang

hiepsimathi_1410
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 99
Tham gia: 11:03, 11/02/09

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi hiepsimathi_1410 »

ĐIỆU MÚA MỞ MÀN CHO THIÊN TAI

Con kính đảnh lễ sư Tổ,
Kính đảnh lễ Thầy,

Con xin kính báo cáo linh ảnh của con tối 02.16.2013:
Con đang chuẩn bị đi ngủ thì trong đầu con bỗng xuất hiện linh ảnh khá rõ 1 vị thần đang múa.
Vị thần đó đứng trên một cái bục ở 1 sân khấu tròn rộng khoảng vài mét, xung quanh sân khấu đó là phố thị sầm uất tại trung tâm một thành phố.
Trang phục của vị thần và điệu múa của vị đó có nét kỳ lạ, trông giống như điệu múa trong các nghi lễ cổ truyền theo tập tục của người dân làng trong các vụ mùa. Có lúc con nhìn thấy vị đó mặc trang phục như một con chim công, có lúc biến đổi thành một người Nhật thời cổ v.v. linh ảnh của vị cứ thay đổi liên tục trong khi vị vẫn đứng múa tại một chỗ.
Một lúc sau thì trên đầu của vị thần xuất hiện mây bay vần vũ và bão tố kéo đến và con được chư vị cho biết linh ảnh con nhìn thấy là buổi lễ mở màn - chư vị sắp ra quân để gây nên hàng loạt thiên tai địa ách, và vị thần đứng múa đó chính là vị Thần nông nghiệp, cho con biết nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Con chỉ thấy đến đó.

Kính báo cáo,
Con Dieuchi,
[*]Bản tin ngày 02.20.2013 Tây Nguyên đến hạn sớm

Read more: Đạo học - Thần bí học - Thần thông học - Diễn đàn vutruhuyenbi.com • View topic - Điệu múa mở màn cho thiên tai http://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic ... z2NDfPIuuC
Đầu trang

hiepsimathi_1410
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 99
Tham gia: 11:03, 11/02/09

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi hiepsimathi_1410 »

BỊ PHẠT
Con kính đảnh lễ Thầy,
Vô Niệm kính chào sư tỷ Triệuthông.
Thưa thầy, suốt đêm qua con đã không thể chợp mắt đến sáng. Con nằm trì chú đến 3 giờ con thấy một cảnh đồi hoang sơ, có 1 người ngoi từ dưới đất lên, tiếp đó là một con mắt mở nhìn con rồi từ từ khép lại và biến mất và 2 chân con mang cảm giác rất nặng, tâm thức con mách bảo con phải quỳ gối lên để trì chú. Khi đó con đã biết mình đã làm điều sai trái, con tự nhìn lại bản thân mình và nhớ lại rằng đã cãi Chư Vị mà đi uống 1 ly cà phê sữa pha rất đậm cà phê vào lúc 9 giờ tối. Theo như trước đây thì việc này như là thông lệ, và con phải uống mới có thể ngủ ngon được. Kể từ khi Chư Vị nhắc nhở, con đã hạn chế rất nhiều đến gần như là bỏ được. Chỉ vì một lần thiếu suy nghĩ, con đã tái phạm.
Con quỳ gối lên và trì chú. Hai tay con chuyển tư thế làm lễ cung kính, sau đó cơ thể con được chuyển lạy tạ tội với đầu dập sát đất (con ở trong tư thế này rất lâu ạ). Con lúc này khấn xin Chư Vị " Con trẻ ngu khờ, lại liên tục mắc lỗi, con xin Chư Vị tha thứ và dạy dỗ con". Liền khi đó con được ấn tâm rằng "tim con mang bệnh mà không biết quý trọng mình lại dùng thứ có hại cho con". Sau đó con tiếp tục quỳ làm lễ tạ lỗi, hai tay thay phiên nhau di chuyển và kết ấn lạ, rồi lại dập đầu tạ lỗi. Đến một lúc lâu sau đó, con được Chư Vị dạy rằng "hãy mang kiến thức của mình phục vụ cho đạo, nhưng phải nhớ làm Phật sự không được thấy mình trong đó". Và con được nhắc rằng dùng internet để làm truyền thông, sử dụng thế mạnh của con để mang những bài giảng của Thầy đến mọi người. Sau đó là trời cũng đã gần sáng, Chư Vị chuyển cho con nằm xuống ngủ được đến đúng 7h30 sáng thì con thức dậy, và con lại được nhắc nhở rằng phải email báo cáo Thầy thật sớm.
Con tự biết bản tánh cứng đầu chưa bỏ được, đã nhọc lòng Chư Vị, nhọc lòng Thầy rất nhiều. Con xin cúi đầu đảnh lễ tạ lỗi cùng Thầy.
Vô Niệm kính bút.
Read more: Đạo học - Thần bí học - Thần thông học - Diễn đàn vutruhuyenbi.com • View topic - Bị phạt http://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic ... z2NhEdDRZl
Đầu trang

hiepsimathi_1410
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 99
Tham gia: 11:03, 11/02/09

TL: PP TU MẬT đơn giản mà nhiệm màu

Gửi bài gửi bởi hiepsimathi_1410 »

Kính Lễ Tổ,Thầy.
Kính huynh Oneway

Trong thời gian vừa qua con có những bài học sau đây:
Thứ nhất: trong một lần chăm mẹ đang bị đau yếu, con tranh thủ trì chú buổi trưa. Mẹ con đang nằm ngủ tự nhiên nói có cảm giác mệt, hơi khó thở một chút và mẹ tự đứng dậy đi từ từ ra ngoài lan can ngồi cho đỡ mệt. Bình thường mẹ con đi rất khó khăn, con nghĩ chắc trưa nắng mẹ mệt, chắc ngồi ngoài cho mát tý cũng ko sao đâu. Con trì chú tiếp, thì mẹ con lại cứ rên mệt, và khóc mếu máo nói là gọi anh chị về nhà gấp… Lúc này con chẳng dám nghĩ ngợi gì lung tung, con tính xin dừng trì chú để ra xem mẹ thế nào? Thì tự nhiên con được chư vị gia trì lực tay vẫn cầm chuỗi, đứng dậy đi thẳng ra phía mẹ, không nói gì, hai tay có lực rần rần ấn huyệt sau lưng mẹ và xoa lưng thật mạnh. Sau đó ấn các huyệt trên đỉnh đầu, ấn vào trước ngực. Cầm hai chân vẽ phù dưới lòng bàn chân, và đánh mạnh 1 cái vào lòng bàn chân, tiếp đến tay phải con kiết ấn chỉ thẳng ngay ngực trái của mẹ vẽ phù 3 lần và xoa nhè nhẹ. Xong xuôi tự nhiên hai tay con chấp lễ mẹ như vái chào giơ ngón cái số 1 nghĩa là xong và nói vài câu tiếng lạ. Mẹ con hỏi con là nói gì không hiểu? Con cũng trả lời lại, con cũng không hiểu? Con đâu có nói chư vị tá khẩu nói đó, thế là con liền hỏi mẹ thấy trong người như thế nào, mẹ con nói thấy đỡ mệt rất nhiều, không mệt nữa và tự đi vô nằm ngủ tiếp.

Thứ hai: sáng sớm ngày 20/12/2012 trong khi đang còn ngáy ngủ, tự nhiên con nghe chư vị nói chuyện với con, lần này khác với những lần trước, nội dung như sau:
Con phải cố gắng tu học, chỉnh sửa thân tâm, con còn suy nghĩ mông lung, nóng tính, bồng bột, còn hay ăn nói cẩu thả.
Con mới hỏi là chư vị là ai?
Chư vị trả lời: Ta là vị độ của con, ta luôn ở trong con, ta là... ta là… cười HA.. HA.. HA. Ta luôn che chở cho con, con là con trai mà ta luôn ấp ủ, bao bọc bao lâu nay, ta ở cấp cao trên Thiên đình.
Con hỏi tiếp: xin vị cho con có cơ hội được điểm đạo – lập công đức
Chư vị trả lời: Làm đạo là phải có duyên, khi duyên đến thì chư vị sẽ cho con luôn có cơ hội làm đạo, và những ai có duyên họ sẽ gặp gỡ được con.

Chư vị nói tiếp: con có hỏi gì nữa không?
Con hỏi tiếp: Xin vị giúp đỡ cho con công việc, con lo sợ công việc không ổn định? không có việc gì để làm lo toan cho gia đình?
Chư vị nói: Không ai có thể làm nhiều việc cùng 1 lúc, cuộc đời con sẽ gặp nhiều trắc trở, sóng gió, khó khăn, nhưng con sắp vượt qua hết rồi, gia đình con sẽ có cuộc sống thanh bình, đầy đủ, con đừng lo sợ, con hãy nhớ phải cố gắng tu học, vì con đã có chúng ta rồi, hãy cứ an tâm tu học, nhớ đó.
Con nói tiếp: Vị nói với con nhiều quá, làm sao con nhớ hết để viết bài báo cáo
Chư vị trả lời: Con hãy cố hồi tưởng lại... và nói con phải nhớ cố gắng tu học, phải nhớ đó,
Thế là con tỉnh ngủ dần dần, tối lại con tranh thủ viết lại trong sổ học đạo, con sợ quên mất...
...

Read more: Đạo học - Thần bí học - Thần thông học - Diễn đàn vutruhuyenbi.com • View topic - Trang Đạo Tu Học Của Triệu Minh http://vutruhuyenbi.com/forum/viewtopic ... 283#p21283" target="_blank#ixzz2QM0YMihw
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”