Sách Trung Dung mỗi tuần

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Trả lời bài viết
Minh Di
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 00:02, 21/05/12

Sách Trung Dung mỗi tuần

Gửi bài gửi bởi Minh Di »

Dịch giả: Đoàn Trung Còn. Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Bài tựa
Cũng như sách Đại Học, sách Trung Dung nguyên trong bộ Lễ Ký. Đến đời nhà Tống, vào khoảng thế kỷ 11, 12 mấy nhà nghiên cứu Nho giáo mới gom Đại Học, Trung Dung, với Luận Ngữ, Mạnh Tử mà làm thành bộ Tứ Thư.
Sách Trung Dung tất cả 33 chương, có hai phần:
A. Phần thứ nhất từ chương 1 đến chương 20 là phần chính. Ấy là những lời lẽ cao siêu, thâm thúy của đức Thánh Khổng dạy chư môn đệ tử về cái đạo lý Trung Dung khiến cho người thường: Tổn, Dưỡng, Tinh, Sát cái tâm, thường giữ nó ở mức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Như vậy được thì hòa với vạn vật, hạp với lòng trời mà mình trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn vậy.
B. Phần thứ hai từ chương 21 đến chương 33 là phần phụ, chứa những ý kiến của ông Tử Tư giải cho người ta hiểu cái đạo Trung Dung cho minh bạch thêm.

Tích sách Trung Dung ra thế nào? Đức Khổng Tử là bậc khéo xét mình, lúc nào cũng giữ cho tâm ý, lời lẽ và hành động đều được trung chánh, thuận hòa. Ngài thường đem những lẽ đạo ấy mà dạy chư đệ tử. Trong các vị này, ông Tăng Tử được sở truyền nhiều hơn hết. Đến chừng ông Tăng Tử đi dạy học trò, thì ông lại đem thuyết Trung Dung mà truyền cho ông Tử Tư. Ông này là cháu nội đức Thánh Khổng, tên là Cấp, con ông Bá Ngư. Ông Tử Tư bèn chép thành sách, có phụ thêm ý kiến của mình.
Học thuyết của Đạo Trung Dung rất cao, rộng. Nhà tu học phải nghiệm xét theo đó mà hành mãi. Cho đến bậc Thánh nhơn mà hành còn chưa hết thay! Học thuyết ấy có phần giống với lý Trung Đạo của nhà Phật. Đức Phật Thích Ca từng khuyên tín đồ tránh xa hai lối cực đoan: Đừng sa ngã vào nơi dục lạc mà hại thân thể; đừng khư khư chịu khổ - hạnh mà hại tâm trí; lúc nào ý kiến, lời nói, việc làm, đời sống, cuộc tinh tấn, ý niệm và ý định đều phải giữ cho chơn chánh, từ hòa. Như vậy được ắt sẽ thành Thánh, thành Phật. Đức Thánh Khổng dạy đệ tử nên tránh xa cái sự thái quá và sự bất cập, đừng để cái tâm chênh lệch qua nẻo tà, ác, tham lam; phải cố gắng theo những đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đặng giữ mình và xử đời. Như vậy được, ắt trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn
Vậy thì, bởi thuyết Trung Dung và Trung Đạo, hai bậc Thầy Tổ gần với nhau; mà những hàng môn của hai Giáo cũng có lắm phần hạp với nhau trong sở hành nữa vậy.

Kính tựa: Đoàn Trung Còn
Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
Đầu trang

Minh Di
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 00:02, 21/05/12

TL: Sách Trung Dung mỗi tuần

Gửi bài gửi bởi Minh Di »

TRUNG DUNG

Tử Trình Tử viết: "Bất thiên chi vị trung; bất dịch chi vị dung. Trung giả, thiên hạ chi chính đạo; dung giả, thiên ha chi định lý. Thử thiên nãi Khổng môn truyền thọ tâm pháp; Tử Tư khủng kỳ cửu nhi sai giả, cố bút chi ư thơ, dĩ thọ Mạnh Tử. Kỳ thơ thủy ngôn nhứt lý; trung tán vi vạn sự; mạt phục hạp vi nhứt lý. Phóng chi, tắc di lục hạp (1), quyện chi, tắc thối tàng ư mật. Kỳ vị vô cùng, giai thật học giã. Thiện độc giả ngoạn sách, nhi hữu đắc yên; tắc chung thân dụng chi, hữu bất năng tận giả hỹ".
-----
Dịch

Thầy Trình Tử nói rằng: "Hễ cái tâm không chênh bên này, không lệch bên kia, ở được mức giữa thì gọi là Trung; Còn như giữ thường thường một mực, không hay dời đổi thì kêu là Dung. Trung là con đường ngay mà tất cả mọi người đều phải theo; Dung là cái lẽ sẵn định, nó quản trị tất cả mọi người. Thiên "Trung Dung" này vốn là môn tâm pháp mà đức Khổng Tử dạy chư đệ tử, mấy vị này mới truyền nối cho môn đệ của mình. Ông Tử Tư, cháu nội đức Khổng, môn đệ của ông Tăng Tử (ông này là học trò ruột của đức Khổng), sợ rằng về sau lâu đời người ta sẽ làm sai lạc pháp môn, bèn chép thành sách và giao truyền cho ông Mạnh Tử.
Sách này ở đoạn đầu (chương đầu), giảng ròng một lý một mà thôi; Ở đoạn giữa, phân giải ra muôn việc; Ở đoạn sau rốt (chương 33), lại hiệp trở lại một lý. Đạo Trung Dung, nếu mở ra, nó phổ cập khắp cả vũ trụ; bằng thâu lại, nó sẽ ở yên một cách kín đáo huyền bí trong tâm. Cái ý vị nó vô cùng vô tận, toàn là những điều thiệt học. Nhưng ai hay xem sách này mà ra sức suy xét, chiêm nghiệm, ắt sẽ được lý đạo Trung Dung. Được rồi, mình đem ra mà thiệt - hành trọn cả đời cũng chẳng hết".

(1) Lục hạp: Trời, Đất, Đông, Tây, Nam, Bắc.
Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang, battrisau27
Đầu trang

tunava
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 4
Tham gia: 20:10, 14/04/13

TL: Sách Trung Dung mỗi tuần

Gửi bài gửi bởi tunava »

Làm được như vậy thì khỏi đọa vào tam ác đạo vậy
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Văn hóa - Cổ học”