HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ VỊ TRÍ CỦA DƯƠNG NHẪN

Các bài viết học thuật về tử vi
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ VỊ TRÍ CỦA DƯƠNG NHẪN

Gửi bài gửi bởi lytranle »


HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ VỊ TRÍ CỦA DƯƠNG NHẪN ?

Dương Nhẫn còn có tên là Kình Dương. Về vị trí của Dương Nhẫn,Tam Mệnh Thông Hội xác định : Trước Lộc một Thần là Dương Nhẫn ( sau Dương Nhẫn một Thần là Lộc ).

Thiên Can Lộc Vị Dương Nhẫn
Giáp Dần Mão
Ất Mão Thìn
Bính Tỵ Ngọ


Đinh Ngọ Mùi
Mậu Tỵ Ngọ
Kỷ Ngọ Mùi
Canh Thân Dậu
Tân Dậu Tuất
Nhâm Hợi
Quý Tý Sửu
[img]file:///C:\Users\Thu\AppData\Local\Temp ... age001.gif[/img]

Với 5 Can Dương thì Dương Nhẫn đóng tại Tứ Chính ( Tý Ngọ Mão Dậu ), còn 5 Can Âm thì Dương Nhẫn tại Tứ Mộ ( Thìn Tuất Sửu Múi ).

Tam Mệnh Thông Hội không định nghĩa, chỗ Đế Vượng là Dương Nhẫn.

+ Thiệu Vĩ Hoa , trong “Dự Đoán theo Tứ Trụ” nói : Trước Lộc một ngôi là Đế Vượng và chỗ Nhật Can Đế Vượng là Kình Dương. Vì vậy, Kình Dương của Can Âm lấy trước Lộc một ngôi tức cho Đế Vượng ( trang 327).
Thiệu Vĩ Hoa cho rằng, nơi Nhật Can Đế Vượng là Dương Nhẫn
+ Lý Hư Trung chỉ khẳng định mà không giải thích : Đế Vượng còn gọi là Dương Nhẫn ( Lý Hư Trung Mệnh Lý, tr.225 ).
+ Hiệp Kỷ Biện Phương Thư ( Quyển 8 ) cũng chẳng có lập luận gì : Lâm Quan thời đương thịnh, mà Đế Vượng thì thái quá, vì thế, Lộc Mệnh Gia lấy Lâm Quan là Lộc mà Đế Vượng là Nhẫn.
+ Thiệu Vĩ Hoa, cũng chẳng có luận lý gì, Ông chỉ dẫn ra một số Cổ Thư để khẳng định : lấy Thìn Tuất Sửu Mùi làm Cung Kình Dương là không đúng. Kình Dương chỉ xuất hiện tại nơi Đế Vượng của Ngũ Hành .
Thiệu Vĩ Hoa dẫn Sách “ Bát Tự Thần Toán “ ,nói : Trước Lộc một ngôi là chỗ Đế Vượng”. Vì vậy , ta nên hiểu rằng : Kình Dương của Năm Can Âm nên lấy trước Lâm Quan một ngôi tức chỗ Đế Vượng.
Thiệu Vĩ Hoa và Tác Giả của những câu trích dẫn trên đã hiểu không đúng chữ “trước”, nên đã sai khi xác định Dương Nhẫn.
Trước, sau là căn cứ theo vận trình sinh tử của Ngũ Hành. Vân trình của các Thiên Can Dương đi theo chiều thuận : Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, … , còn các Can Âm chuyển vận theo chiều ngược lại : … Suy, Đế Vượng, Lâm Quan, Quan Đới, …
Do đó, với Thiên Can Dương, thì trước Lâm Quan là Đế Vượng, nên Kình Dương tại Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Nhưng với các Thiên Can Âm thì trước Lâm Quan không phải là Đế Vượng mà là Quan Đới, do đó, Kình Dương tại Tứ Mộ : Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Vậy, nếu nói rằng, Kình Dương luôn đóng tại Đế Vượng là không đúng. Phải xác định vị trí của Dương Nhẫn theo Tam Mệnh thông Hội mới đúng. Đúng vì còn có thêm những lập luận sau đây :
1/ Có luận điểm rõ ràng.
2/ Cách xác định vị trí của Dương Nhẫn nhất quán với cách an Sao Kình Dương trong Tử Vi.
Trong Tử Vi, Kình Dương luôn đứng trước Lộc Tồn một Cung. Lộc Tồn chính là Thiên Lộc (Lâm Quan). Vòng Lộc Tồn (Bác Sĩ) có thể an theo hai chiều ngược nhau. Do đó, Kình Dương có thê rơi vào các Cung Mộ.
3/ Âm Dương là hai mặt đối lập của nhau, khi nội hàm của chúng biểu hiện ra ngoài ắt sẽ xuất hiện những tín hiệu khác nhau.
Lấy ví dụ :
+ Can Dương Giáp : Lộc tại Dần, Kình ở Mão. Mão tàng Ất. Như vậy, tại nơi Kình Dương của Can Dương đóng có Kiếp Tài.
+ Can Âm Ất : Lộc tại Mão, giả sử Kình ở Dần. Dần tàng Giáp. Như vậy, tại nơi Kình Dương của Can Âm đóng cũng có Kiếp Tài .
Nhận xét : Kình Dương của Can Dương và Kình Dương của Can Âm không có sự khác nhau
nào cả, chúng hoàn toàn giống nhau.
+ Nếu lấy Kình Dương của Ất là Thìn, Thìn tàng Ất. Như vậy, tại nơi Kình Dương của Can Âm đóng có Ngang Vai (Tỷ Kiên).
Lúc này, ta thấy, Kình Dương của Can Dương và Kình Dương của Can Âm có sự khác nhau chút ít – Vì chúng được phát sinh từ hai Can Dương , Âm khác nhau, tức là sự khác nhau của tính Âm Dương được lộ ra.
Kết luận :
Cần xác định vị trí của Dương Nhẫn (Kình Dương) theo luận điểm của Tam Mệnh Thông Hội, tức là phải định vị Dương Nhẫn (Kình Dương) theo Bảng đã được giới thiệu ở trên.
Xin mời Quý Bạn cùng luận bàn thêm.
Kính chào Thân Ái
LyTranLe
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”