Bầu trời đêm hè

Các bài viết học thuật về môn thiên văn, lịch pháp
Trả lời bài viết
thiện vũ long
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 770
Tham gia: 12:22, 02/04/09
Đến từ: 0343383368
Liên hệ:

Bầu trời đêm hè

Gửi bài gửi bởi thiện vũ long »

Phía Bắc
Dưới thấp gần chân trời Bắc, người ta vẫn có thể thấy sao Capella, ngôi sao sáng nhất (principal étoile) của chòm sao Người Đánh Xe (Ngự Phu - Auriga), đây là ngôi sao duy nhất của "Lục Giác Mùa Đông" (Hexagone d'hiver - gồm Capella, Castor, Procyon, Aldebaran, Rigel và Sirius) xuất hiện vào mùa này và nó cũng là ngôi sao không bao giờ lặn.
Phía bên phải của Capella, Bắc và Đông Bắc là chòm Perseus, cao hơn một chút là chữ W rất lớn của Cassiopeia và cao hơn nữa là Cepheus.
Phía Tây Bắc là con Gấu Lớn (Ursa Major) mà cái đuôi của nó lái cao về bên trái. Sự kéo dài cái đuôi đó 5 lần về phía phải sẽ kết thúc bằng việc bạn đến được với sao Bắc Cực Pollaris. Phần còn lại của con gấu nhỏ nằm về phía trên bên trái của ngôi sao này.
3 ngôi sao rất sáng tạo nên cái đầu của con rồng Draco nằm gần thiên đỉnh (zenith) hơn so với mùa xuân, phần còn lại của nó lúc đầu hướng về phía chòm sao Cepheus, sao đó uốn cong về phía trái và lượn qua con Gấu nhỏ (Ursa Minor)
Trong vùng trời nằm giữa 2 sao Pollaris và Capella, có sự hiện diện của chòm sao Hươu Cao Cổ (Camelopadalis)
Hình ảnh

Phía Đông:
Ở hướng chính Đông, bạn sẽ thấy hình vuông lớn của chòm sao Pegasus mọc lên cao. Pegasus có nhiều sao trong đó 4 ngôi sao sáng nhất chính là 4 ngôi sao tạo thành hình vuông này, và một số ngôi sao ở xa hơn về bên phải. Ở gần hình vuông này, một số ngôi sao nối lại với nhau thành chòm sao Andromeda, và về bên trái một đoạn khá dài nữa khi bạn kéo dài một cạnh của Andromeda ra, bạn sẽ gặp sao Mirfak, sao sáng nhất của chòm sao Perseus.
Giữa hình vuông của Pegasus và chòm sao Cepheus là sự hiện diện của chòm sao Lacerta (con thằn lằn)
Thấp hơn ở phía Đông Nam là chòm sao Capricornus mọc lên khá muộn và một vài ngôi sao của Aquarius (người mang bình - Bảo bình)
Hình ảnh

Phía Nam:
Những ngôi sao sáng nhất của những chòm sao xuất hiện trên thiên cầu vào mùa hạ là 3 ngôi sao thuộc về "Tam Giác Mùa Hạ" (Triangle d'été). Vào thời đại của chúng ta, khi quan sát, chúng ta không thấy chúng nằm gần Trung Thiên (Trung tuyến trời) như trước kia, tuy nhiên vào mùa hạ chúng cũng mọc khá cao trên chân trời Nam và Đông Nam.
Ngôi sao nằm ở góc nhọn nhỏ nhất của Tam Giác Mùa Hạ là Altair, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Aquila (Đại Bàng), nó nằm ở phía bên trái của đôi cánh Đại Bàng và là bên phải của cái đuôi.
Gần Thiên Đỉnh hơn, ta thấy ngôi sao sáng nhất của chòm sao Lyra (Thiên Cầm), đó là sao Vega, nó cũng chính là ngôi sao sáng nhất trong 3 ngôi sao của tam giác mùa hạ. Bạn có thể nhận ra chòm sao này khi xác định được ngôi sao Vega (sao sáng nhất của vùng trời Đông Bắc), phía dưới một chút của ngôi sao Vega này là 4 ngôi sao nhỏ và yếu hơn, chúng lập thành một hình bình hành và hình bình hành đó cùng với sao Vega chính là lập thành chòm Lyra.
Deneb, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Thiên Nga Cygnus, là ngôi sao lập thành góc lớn nhất của tam giác này. Con Thiên Nga dường như khá mềm mại, có một cái cổ rất dài kéo về bên phải. Albireo, ngôi sao tạo thành cái đầu của nó, hướng về một con đường chạy qua giữa Altair và Vega.
Người ta cũng có thể mô tả về chòm sao Cygnus này như một chữ thập, một số người gọi nó là chữ thập phương Bắc (Croix du Nord) mà một cạnh của nó kéo dài từ Albireo đến Deneb và cạnh òn lại là đường nối sải cánh của con Thiên Nga.
Nằm giữa Cygnus và Aquila, bạn có thể thấy 2 chòm sao nhỏ là Mũi Tên - Sagitta và Con Cáo Con - Vulpecula. Phía bên trái của sao Altair, bạn có thể thấy chòm sao mang hình một con cá heo (Delphinus) và phía dưới về phía Pagasus là chòm sao Con Ngựa Nhỏ Equulus. Nếu bạn kéo dài đôi cánh của con Đại Bàng về bên phải, bạn sẽ đi qua chòm sao Scutum (Lá Chắn)
Thấp hơn nữa, gần chân trời Nam - Đông Nam, có sự toả sáng của 8 ngôi sao chính của chòm sao Sagittarius (Cung thủ). Một bộ phận của con Bọ Cạp (Scorpius - Scorpion) có thể thấy ở rất gần chân trời với ngôi sao sáng nhất phát ra ánh sáng đỏ.
Vùng trời phía Nam và Tây Nam ở phần giữa và phần cao có sự chiếm chỗ của Serpens và Ophiuchus, còn Hercules thì ở gần Thiên đỉnh hơn.
Hình ảnh

Phía Tây:
Bạn vẫn thấy ở hướng này một bộ phận các ngôi sao của bầu trời mùa xuân.
Phía Tây và Tây Nam, bạn sẽ thấy một ngôi sao sáng đỏ nằm khá cao, đó là sao Acturus của chòm sao Auriga (Ngự Phu / Người đánh xe). Phía trên cái đầu của con rắn Serpens, bạn có thể lại thấy chòm sao Corona Borealis (Bắc Miện) với ngôi sao Perle - sao sáng nhất của chòm sao này.
Thấp hơn nữa, gần chân trời Tây và Tây Nam là chòm sao Virgo (trinh nữ) cùng với ngôi sao sáng nhất của nó. Các phần khác của chòm sao này không thấy được vào thời gian này.
Nằm giữa Virgo và Scorpius là Libra (cái cân)
Phía trên chân trời Tây - Tây Bắc, vẫn còn có thể có cái đuôi của Leo và ngôi sao tạo thành nó - Denebola. Bên trái phía trên, bằng việc đi về phía ngôi sao Acturus, bạn sẽ thấy các ngôi sao mờ của chòm sao Corona Borealis. Cao hơn, tiến về phía phần cong cái đuôi của chòm sao Ursa Major (con Gấu Lớn), bạn sẽ bắt gặp chòm sao Canne Venatici (chó săn)
Gần chân trời Tây Bắc là con mèo rừng Lynx
Hình ảnh
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Thiên văn”