VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Các bài viết học thuật về môn tứ trụ (tử bình, bát tự)
can_spacy_77
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1634
Tham gia: 14:59, 19/12/11
Đến từ: Sài Gòn

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi can_spacy_77 »

Thưa chú VULONG

Tử bình lấy cả Can Chi của Đại vận để xem. Không phải là Can trọng hay Chi trọng mà phối hợp cả Can và Chi để luận đoán. Lấy các Thần trong tứ trụ phối với Chi đại vận để xem sự vượng suy của các thần. Từ đó xem thần nào vượng hay suy để luận đoán.

Trong tứ trụ nếu dụng thần ở địa chi mà đến đại vận dụng thần đắc Can thì rất tốt. còn kỵ thần đắc Can thì đại hung. Nếu Dụng thần trong tứ trụ ở Thiên Can mà đến vận Chi đại vận tàng hỷ dụng thì lúc này dụng thần có gốc phải kể là đại cát. Nếu kỵ thần mà có gốc ở Chi đại vận thì đại hung.

Một thần trong tứ trụ là kỵ thần nhưng đến đại vận mà thần đó suy bại ở Chi đại vận thì sẽ được tốt. Ngược lại dụng thần suy ở Chi vận thì lại xấu. Chi đại vận và can đại vận đều quan trọng như nhau. Việc xem Chi đại vận và phân biệt xung khử, xung hung, xung vượng, xung khai, hợp hóa, bán hợp, ám hợp....Đều quan trọng cả. Đó là những tiêu chí để xem xét vân đó là tốt hay xấu. Can đại vận để xem về sự đắc Can, thông gốc hay xung, khắc hợp trong bát tự, và để xem phối hợp Can và Chi đại vận.

Luận tứ trụ lấy các thần trong tứ trụ phối với Chi đại vận, chứ sao lại lấy Can phối với hỷ kỵ trong tứ trụ được? Chi đại vận cũng giống như lệnh tháng thứ 2. Nó được xem là lênh tháng hậu thiên so với lệnh tháng tiên thiên trong bát tự. Việc phối hỷ kỵ trong tứ trụ với Chi đại vận được rất nhiều phái dùng, trong đó có cả truyền thống và Manh Phái. Không có cơ sở để lấy Can Đại vận phối với bát tự. Thực tế phải lấy Can đại vận xem sự vượng suy ở Chi đại vận mới đúng.

Việc xem trọng cả Can Chi để phối hợp trong luận đoán mới có được một kết quả chính xác, còn việc chỉ lấy Can hoặc Chi làm trọng thì luận đoán dễ sai lầm, râu ông này cắm cằm bà kia.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

can_spacy_77 đã viết:Thưa chú VULONG

Tử bình lấy cả Can Chi của Đại vận để xem. Không phải là Can trọng hay Chi trọng mà phối hợp cả Can và Chi để luận đoán. Lấy các Thần trong tứ trụ phối với Chi đại vận để xem sự vượng suy của các thần. Từ đó xem thần nào vượng hay suy để luận đoán.

Trong tứ trụ nếu dụng thần ở địa chi mà đến đại vận dụng thần đắc Can thì rất tốt. còn kỵ thần đắc Can thì đại hung. Nếu Dụng thần trong tứ trụ ở Thiên Can mà đến vận Chi đại vận tàng hỷ dụng thì lúc này dụng thần có gốc phải kể là đại cát. Nếu kỵ thần mà có gốc ở Chi đại vận thì đại hung.

Một thần trong tứ trụ là kỵ thần nhưng đến đại vận mà thần đó suy bại ở Chi đại vận thì sẽ được tốt. Ngược lại dụng thần suy ở Chi vận thì lại xấu. Chi đại vận và can đại vận đều quan trọng như nhau. Việc xem Chi đại vận và phân biệt xung khử, xung hung, xung vượng, xung khai, hợp hóa, bán hợp, ám hợp....Đều quan trọng cả. Đó là những tiêu chí để xem xét vân đó là tốt hay xấu. Can đại vận để xem về sự đắc Can, thông gốc hay xung, khắc hợp trong bát tự, và để xem phối hợp Can và Chi đại vận.

Luận tứ trụ lấy các thần trong tứ trụ phối với Chi đại vận, chứ sao lại lấy Can phối với hỷ kỵ trong tứ trụ được? Chi đại vận cũng giống như lệnh tháng thứ 2. Nó được xem là lênh tháng hậu thiên so với lệnh tháng tiên thiên trong bát tự. Việc phối hỷ kỵ trong tứ trụ với Chi đại vận được rất nhiều phái dùng, trong đó có cả truyền thống và Manh Phái. Không có cơ sở để lấy Can Đại vận phối với bát tự. Thực tế phải lấy Can đại vận xem sự vượng suy ở Chi đại vận mới đúng.

Việc xem trọng cả Can Chi để phối hợp trong luận đoán mới có được một kết quả chính xác, còn việc chỉ lấy Can hoặc Chi làm trọng thì luận đoán dễ sai lầm, râu ông này cắm cằm bà kia.
Chào can_spacy_77!

Trước khi trả lời bài viết của bạn tôi muốn bạn cho biết sự suy luận của tôi trong bài viết trên ("Đại Vận Can trọng hơn Chi") là sai hay đúng.
(Xin nhắc là bài viết này mục đích chỉ để hiểu nội dung đoạn mà người Bình Chú đã giảng giải là đúng hay sai mà thôi.)

Thân chào.
Đầu trang

can_spacy_77
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1634
Tham gia: 14:59, 19/12/11
Đến từ: Sài Gòn

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi can_spacy_77 »

VULONG đã viết:Đại Vận Can trọng hơn Chi

Sau đây là bằng chứng để khẳng định xét Đại Vận phải lấy Can của đại vận làm trọng (tức Can đại vận có tính chất quyết định tốt xấu nhiều hơn Chi đại vận).

“Chương 25 - Luận Hành Vận“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ được đăng bên trang web “Tử Bình - Mệnh Lý“.

Ngay đoạn đầu tiên của chương này sách đã viết:

Nguyên văn (do tác giả là Trầm Hiếu Chiêm viết):

Phương pháp luận Vận và xem Mệnh cũng không khác nhau. Xem Mệnh lấy can chi Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh, còn thủ Vận thì lại lấy can của Vận phối với hỷ kỵ Bát Tự. Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong Mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay kỵ, cát hung phân rõ ra“.

Rõ ràng đoạn này tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã khẳng định : “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“, nghĩa là đại vận chỉ lấy Can chứ không lấy cả Chi như xem Mệnh : “Xem Mệnh lấy Can Chi (trong) Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh“. Tác giả còn nói rõ hơn “Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ“, tức chữ này đã là Can đại vận rồi thì còn đâu chữ thứ hai mà động chạm tới Chi đại vận nữa cơ chứ.

Vậy mà Từ Lạc Ngô đã bình (giảng giải):

“Từ chú thích :
…….Riêng Vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương“.

Tức người bình muốn nói là : “Xét Vận phải lấy Chi của Vận làm trọng“.

Điều này rõ ràng người bình đã trắng trợn thay đổi ý của tác giả từ “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“ thành “lấy Chi của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“.

Vậy thì tại sao đến tận bây giờ người ta vẫn hầu như chỉ tin là khi xét đại vận thì phải lấy Chi làm trọng ?
Qua bài viết tôi thấy chú có ý theo Đại Vận nên lấy Can làm trọng, Chi là thứ yếu. Bài viết của chú tôi nói là sai. Và Trần Hiếu Chiêm, Từ Lạc Ngô cũng không đúng nốt. Việc luận mệnh vận mà không hiểu về mệnh lý, cứ đưa ra những lý thuyết thiếu sót và sai lầm dễ đưa người học đến hoang tưởng. Lý do vì sao sai thì tôi đã viết một số chổ để nói Can và Chi đều quan trọng.

Tôi không biết trình độ của chú tới đâu nhưng việc đưa ra lý do và ví dụ về Đại vận Can trọng hay Chi trọng thì tôi cũng biết là chú còn nhiều chổ phải tháo gỡ. Việc 2 tác giả viết gì thì đó là việc của họ. Nhưng vấn đề là chú phải khẳng định như đinh đóng cột là xem Đại vận thì phải xem như thế nào? Không thể lấy một ý kiến của người này, người khác rồi tin vào đó để cho lý thuyết tử bình trở nên rối loạn.

Tôi trong luận đoán Can và Chi đều trọng như nhau. Tuỳ từng bát tự mà luận cho đúng. Ngay như Thiệu Vĩ Hoa cũng chưa hiểu hết được mệnh lý, cứ như theo sách của Thiệu Vĩ Hoa thì luận nhiều bát tự sẽ phạm sai lầm lớn.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

can_spacy_77 đã viết:
Qua bài viết tôi thấy chú có ý theo Đại Vận nên lấy Can làm trọng, Chi là thứ yếu. Bài viết của chú tôi nói là sai. Và Trần Hiếu Chiêm, Từ Lạc Ngô cũng không đúng nốt. Việc luận mệnh vận mà không hiểu về mệnh lý, cứ đưa ra những lý thuyết thiếu sót và sai lầm dễ đưa người học đến hoang tưởng. Lý do vì sao sai thì tôi đã viết một số chổ để nói Can và Chi đều quan trọng.

Tôi không biết trình độ của chú tới đâu nhưng việc đưa ra lý do và ví dụ về Đại vận Can trọng hay Chi trọng thì tôi cũng biết là chú còn nhiều chổ phải tháo gỡ. Việc 2 tác giả viết gì thì đó là việc của họ. Nhưng vấn đề là chú phải khẳng định như đinh đóng cột là xem Đại vận thì phải xem như thế nào? Không thể lấy một ý kiến của người này, người khác rồi tin vào đó để cho lý thuyết tử bình trở nên rối loạn.

Tôi trong luận đoán Can và Chi đều trọng như nhau. Tuỳ từng bát tự mà luận cho đúng. Ngay như Thiệu Vĩ Hoa cũng chưa hiểu hết được mệnh lý, cứ như theo sách của Thiệu Vĩ Hoa thì luận nhiều bát tự sẽ phạm sai lầm lớn.
Rất cám ơn những lời góp ý thật sự chân thành của bác.

Qua mấy dòng mà bác viết tôi cũng đủ nhận thấy trình độ về Tử Bình của bác đã đạt tới mức đại cao thủ rồi.

Đúng ra thì nội dung bài viết trên tôi chỉ muốn chứng minh cho mọi người biết người Bình (người giảng giải) sai ý mà tác giả đã viết chứ không phải tôi đòi hỏi mọi người trả lời ý của tác giả và ý của người bình chú thì ai là đúng ai là sai.

Bài viết trên của tôi là một trong các bằng chứng mà tôi đã tìm ra TỪ CÁC SÁCH CỔ khi muốn chứng minh rằng xét Vận phải lấy Can đại vận làm trọng cho dù đa số mọi người đang cho rằng xét Vận phải lấy Chi đại vận làm trọng (còn một số khác thì 5 năm đầu của đại vận lấy Can đại vận làm trọng còn 5 năm sau thì lấy Chi đại vận làm trọng). Tôi muốn chứng minh điều này bởi vì nó là một trong các điều cơ bản mà tôi đã sử dụng để xây dựng lên "Phương Pháp tính Điểm Hạn" trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi.

Phương pháp luận của tôi (mà theo ngôn ngữ phổ thông của làng Tử Bình)"Vượng Suy Pháp" còn phương pháp luận của bác cũng vậy hay là "Cách Cục Pháp" ; "Manh Phái"... ? Sở dĩ tôi hỏi như vậy là bởi vì trước khi tranh luận (giả dụ như về nội dung bài viết trên của bác), hoặc trao đổi học thuật với ai tôi đều muốn biết người đó theo trường phái Tử Bình nào.

Thân chào.
Đầu trang

can_spacy_77
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1634
Tham gia: 14:59, 19/12/11
Đến từ: Sài Gòn

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi can_spacy_77 »

Đó là phương pháp của chú. Tôi tham khảo sách của nhiều phái, tôi chắt lọc trong các sách xem cái nào tốt, cái nào không tốt. Chứ tôi không xem nặng nhẹ phái nào riêng biệt. Tôi đã đọc sách của Manh Phái, Cách cục cũng có, sách Tích Thiên Thủy, tam mệnh thông hội, uyên hải tử bình, mệnh lý chỉ yếu, Đoàn Kiếm Nghiệp, Thiệu Vĩ Hoa...

Tôi biết có sách lấy 5 năm đầu lấy Can, 5 năm sau lấy chi. Nhưng tôi khẳng định cái này không đúng, vì trong luận đoán phải luận song hành Can và Chi. Đối với Manh Phái việc phối hợp Can và Chi rất quan trọng.

Tôi đã thấy cái Vượng Suy Pháp của chú rồi. khi nào thì một bát tự cần luận theo Cách Cục, khi nào thì cần Vượng Suy? đó là điều quan trọng. Vấn đề nữa là phải phối hợp giữa Cách Cục và Vượng Suy. Luận theo Cách Cục mà không để ý đến Vượng Suy hoặc Vượng Suy mà không để ý đến Cách Cục thì cũng dễ sai lầm.

Sách thì có cả đống sách nhưng đọc sách chắt lọc thì lại là một vấn đề. Ví dụ như sách Thiệu Vĩ Hoa, lấy Tài làm vợ, quan sát làm chồng. tứ trụ không có tài thì nghèo, không có quan sát thì khó chồng...Nhưng thực tế thì rất nhiều trường hợp không có tài lại rất giàu, không có tài mà vợ con vẫn rất tốt, thậm chí lại song toàn nữa. Không có quan sát mà chồng con bình thường. Hay là Thương Quan gặp Quan thì theo Thiệu Vĩ Hoa vội cho là xấu nhưng có những bát tự Thương Quan gặp Quan lại đại phát...

Nếu chú dùng Can đại vận làm trọng thì khi luận đoán sẽ có sai sót. Dùng Chi đại vận làm trọng mà không để ý đến Can lại càng sai hơn. Cho dù chú dùng phương pháp gì đi nữa. Tôi luận Đại Vận xem trọng cả Can và Chi như nhau. Đó là vấn đề thông khí của hỷ kỵ trong tứ trụ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2127
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Cao thủ như nhiều như mây , thấp thủ xin chủ top cho ghé mắt học hỏi .
Cám ơn chủ top nhiều ! ;;)
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

can_spacy_77 đã viết:Đó là phương pháp của chú. Tôi tham khảo sách của nhiều phái, tôi chắt lọc trong các sách xem cái nào tốt, cái nào không tốt. Chứ tôi không xem nặng nhẹ phái nào riêng biệt. Tôi đã đọc sách của Manh Phái, Cách cục cũng có, sách Tích Thiên Thủy, tam mệnh thông hội, uyên hải tử bình, mệnh lý chỉ yếu, Đoàn Kiếm Nghiệp, Thiệu Vĩ Hoa...

Tôi biết có sách lấy 5 năm đầu lấy Can, 5 năm sau lấy chi. Nhưng tôi khẳng định cái này không đúng, vì trong luận đoán phải luận song hành Can và Chi. Đối với Manh Phái việc phối hợp Can và Chi rất quan trọng.

Tôi đã thấy cái Vượng Suy Pháp của chú rồi. khi nào thì một bát tự cần luận theo Cách Cục, khi nào thì cần Vượng Suy? đó là điều quan trọng. Vấn đề nữa là phải phối hợp giữa Cách Cục và Vượng Suy. Luận theo Cách Cục mà không để ý đến Vượng Suy hoặc Vượng Suy mà không để ý đến Cách Cục thì cũng dễ sai lầm.

Sách thì có cả đống sách nhưng đọc sách chắt lọc thì lại là một vấn đề. Ví dụ như sách Thiệu Vĩ Hoa, lấy Tài làm vợ, quan sát làm chồng. tứ trụ không có tài thì nghèo, không có quan sát thì khó chồng...Nhưng thực tế thì rất nhiều trường hợp không có tài lại rất giàu, không có tài mà vợ con vẫn rất tốt, thậm chí lại song toàn nữa. Không có quan sát mà chồng con bình thường. Hay là Thương Quan gặp Quan thì theo Thiệu Vĩ Hoa vội cho là xấu nhưng có những bát tự Thương Quan gặp Quan lại đại phát...

Nếu chú dùng Can đại vận làm trọng thì khi luận đoán sẽ có sai sót. Dùng Chi đại vận làm trọng mà không để ý đến Can lại càng sai hơn. Cho dù chú dùng phương pháp gì đi nữa. Tôi luận Đại Vận xem trọng cả Can và Chi như nhau. Đó là vấn đề thông khí của hỷ kỵ trong tứ trụ.
Quả thực là tôi đang linh cảm rằng bác đang tiến tới một "Phương Pháp Tổng Hợp" (có thể gọi tắt là "Tổng Hợp Pháp") thì phải? Bởi vì trong khi nghiên cứu về Tài Quan Ấn (tức phát Tài, phát Quan) tôi vẫn đang bế tắc chưa tìm ra được một ý tưởng nào có thể đưa số điểm vào để Cân Đo Đong Đếm xem người đó phát mạnh đến cỡ nào như tôi đã thành công trong việc đưa số điểm vào để Cân Đo Đong Đếm tai họa nặng nhẹ ra sao (đó là "Phương Pháp Tính Điểm Hạn" trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi).

Với dự đoán các tai họa thì không thể không dùng "Vượng Suy Pháp" bởi vì với "Phương Pháp Tính Điểm Hạn" (mà trong đó lấy Can đại vận làm trọng) tôi đã chứng minh được môn Tử Bình là một môn Khoa Học giống như các môn Khoa Học của phương Tây 1 + 1 = 2. Hy vọng bác bớt chút thời gian đọc qua phương pháp này của tôi xem tôi nói có chính xác hay không?

Thân chào.
Được cảm ơn bởi: anhlinhmotminh
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

can_spacy_77 đã viết:Đó là phương pháp của chú. Tôi tham khảo sách của nhiều phái, tôi chắt lọc trong các sách xem cái nào tốt, cái nào không tốt. Chứ tôi không xem nặng nhẹ phái nào riêng biệt. Tôi đã đọc sách của Manh Phái, Cách cục cũng có, sách Tích Thiên Thủy, tam mệnh thông hội, uyên hải tử bình, mệnh lý chỉ yếu, Đoàn Kiếm Nghiệp, Thiệu Vĩ Hoa...

Tôi biết có sách lấy 5 năm đầu lấy Can, 5 năm sau lấy chi. Nhưng tôi khẳng định cái này không đúng, vì trong luận đoán phải luận song hành Can và Chi. Đối với Manh Phái việc phối hợp Can và Chi rất quan trọng.

Tôi đã thấy cái Vượng Suy Pháp của chú rồi. khi nào thì một bát tự cần luận theo Cách Cục, khi nào thì cần Vượng Suy? đó là điều quan trọng. Vấn đề nữa là phải phối hợp giữa Cách Cục và Vượng Suy. Luận theo Cách Cục mà không để ý đến Vượng Suy hoặc Vượng Suy mà không để ý đến Cách Cục thì cũng dễ sai lầm.

Sách thì có cả đống sách nhưng đọc sách chắt lọc thì lại là một vấn đề. Ví dụ như sách Thiệu Vĩ Hoa, lấy Tài làm vợ, quan sát làm chồng. tứ trụ không có tài thì nghèo, không có quan sát thì khó chồng...Nhưng thực tế thì rất nhiều trường hợp không có tài lại rất giàu, không có tài mà vợ con vẫn rất tốt, thậm chí lại song toàn nữa. Không có quan sát mà chồng con bình thường. Hay là Thương Quan gặp Quan thì theo Thiệu Vĩ Hoa vội cho là xấu nhưng có những bát tự Thương Quan gặp Quan lại đại phát...

Nếu chú dùng Can đại vận làm trọng thì khi luận đoán sẽ có sai sót. Dùng Chi đại vận làm trọng mà không để ý đến Can lại càng sai hơn. Cho dù chú dùng phương pháp gì đi nữa. Tôi luận Đại Vận xem trọng cả Can và Chi như nhau. Đó là vấn đề thông khí của hỷ kỵ trong tứ trụ.
Chào bác can_spacy_77!

Vừa qua tôi mất quá nhiều thì giờ vì cái chuyện "Hạt của Chúa" bên "Lý Học Phương Đông" nên nay mới quay lại mong muốn bác dùng cách luận của bác (mà tôi muốn gọi đó là "Tổng Hợp Pháp" để phân biệt với "Cách Cục Pháp""Vượng Suy Pháp") phản biện bài viết sau đây của Hoàng Đại Lục:

Đây là ví dụ số 2 trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên bản nghĩa“ của Hoàng Đại Lục (trong "Chương 2 - Luận dụng thần biến hóa"):

“2 - Chúng ta lại xem mệnh người thứ hai, một nam mệnh là:
Tài ............kiếp.............. nhật........thương
Mậu Tuất - Giáp Dần - ngày Ất Sửu - Bính Tý

Đại vận: ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ/ kỷ mù̀i

Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế. Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên. Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền.

Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận Mậu Ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ có chữ ngọ mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm“.

Hy vọng qua bài luận của bác tôi có thể tìm ra được ý tưởng đưa số điểm vào để dự đoán phát tài và phát quan như tôi đã từng thành công đưa được số điểm vào để dự đoán tai họa nặng nhẹ ra sao qua "Phương Phương Pháp Tính Điểm Hạn" của tôi.

Rất mong sớm được đọc bài luận của bác.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Chào bác can_spacy_77!

Chà... năm cũ sắp qua còn năm mới sắp đến mà đợi để được đọc bài phản biện của bác về ví dụ số 2 của Hoàng Đại Lục... vẫn chưa thấy tăm hơi đâu cả, chắc tôi cố gắng đợi đến "Mùa Quýt Sang Năm" ?

Vì quá tò mò nên tôi cố gắng dành ít thời gian lục lọi tìm các bài viết của bác trên các trang web bói toán gần đây thì có một số nhận xét về bác như sau:

1 - Ý các bài viết của bác nhìn chung là nói chung chung, tổng quát (như bài viết của bác về trình độ học thuật của tôi)... mà không phân tích đi sâu vào từng chi tiết sự việc cụ thể nào cả (chính vì vậy mà tôi đã đề nghị bác phản biện ví dụ 2 của Hoàng Đại Lục ở trên) cho nên người đọc khó nhận định được trình độ của người viết đã đạt tới mức độ nào.

2 - Nếu bác sinh ở các đầu 3; 4 hay 5 mà đã có tới trên 2 hay 3 chục năm nghiên cứu Tử Bình thì cái chuyện khen hay chê mọi người không có gì là lạ lẫm cả nếu như đã chỉ ra chỗ đúng hay sai của người đó ra sao (cho dù sự chỉ dẫn này thực tế là sai - cho nên tôi mới đề nghị bác phản biện ví dụ 2 ...). Ở cái đầu này thì những người quân tử ít chê bai người khác còn khi phải chê bai thì trước khi chê bai họ thường thường phân tính cho người đó biết chỗ đúng chỗ sai ra sao...

3 - Còn nếu bác mới sinh ra ở đầu 8 thì cho dù có tới trên 10 năm nghiên cứu Tử Bình để đọc được khá nhiều sách về các trường phái Tử Bình (từ Cổ tới Kim) như bác cho biết thì bác cũng chỉ là một người "Cưỡi Ngựa Xem Hoa" mà thôi (tôi dám kết luận như vậy bởi vì qua các bài viết của bác tôi thấy bác không hề có một ý tưởng nào mới mẻ cả mà vẫn hoàn toàn dập khuôn những giọng điệu của các sách mà bác được đọc), nên ở cái tuổi này khen chê người khác thường là một điều lỗ bịch mà nên khiêm tốn thì hơn.

Không biết những điều nhận xét trên của tôi có đúng hay sai, xin bác cho ý kiến phản hồi.

Chân chào.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Một giả thiết mới về xác định điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm

Sau đây là ví dụ 146 trong chương 25 : “Luận Hành Vận“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô:

146 – Như mệnh của Hoàng Đô Đốc:

Kỷ……………….Kỷ………………Giáp ………………….Bính
Mùi……………..Tị………………...Dần.......................Dần


Các đại vận: Mậu Thìn / Đinh Mão / Bính Thìn / Ất Sửu / Giáp Tý / Quý Hợi / Nhâm Tuất

Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có Hỏa nhiều thì gặp tai họa bị cháy thiêu. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp. Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy“.


Rõ ràng tác giả viết: “Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần“ nên tác giả kết luận: “Nhật Nguyên quá vượng“, nghĩa là Thân quá vượng. Bởi vì tác giả tin vào câu mà các cổ nhân để lại là : “3 can không bằng 1 chi Lộc Nhận“ mà ở đây Dần là chi Lộc của Giáp (tức Giáp ở trạng thái Lộc tại Dần).

Chính vì cái câu “Bất Hủ“ không thể sai được này nên cho dù thực tế cho biết qua 4 vận “Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp“, tức là can chi đều theo phương Thủy Mộc nên có theo trường phái Can trọng hay Chi trọng đều phải kết luận Thủy và Mộc của Tứ Trụ này phải là hỷ dụng thần, tức Tứ Trụ này Thân phải nhược. Chính vì vậy tác giả không còn cách nào khác đành phải “Đẽo, Gọt“ cho nó phù hợp với Thân Vượng như sau:

Đầu tiên tác giả cho rằng : “Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy“, có nghĩa tác giả cho rằng Thân vượng mà có Thực Thương thì Thân càng vượng càng đẹp, tức là theo tác giả thì Tứ Trụ này có Thân vượng vẫn có thể lấy Tỷ Kiếp làm hỷ dụng thần cho dù Tứ Trụ này không phải ngoại cách, rõ ràng đây là một điều ngụy tạo Trắng Trợn. Chưa hết tác giả còn cho rằng: “Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết…“ trong khi Hỏa nắm lệnh còn có Bính thấu và được Mộc sinh. Nói chung chúng ta thấy tác giả thỏa sức “Đẽo, Gọt“ cứ như xung quanh không có ai cả ấy.

Điều này đủ để chứng minh câu “3 can không bằng 1 chi Lộc Nhân“ là sai. Vậy thì “Phương Pháp Xác Định Thân Vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi liệu có thể giải đáp để cho thực tế phù hợp với ví dụ này hay không?

Theo phương pháp của tôi thì sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này như sau:
Hình ảnh

Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng (vì Thân Mộc lớn hơn Hỏa trên 1 điểm vượng). Nếu điểm vượng trong vùng tâm của Hỏa chỉ cần tăng thêm 0,09 đv thì Tứ Trụ này sẽ trở thành Thân Nhược, vì lúc đó Mộc có 19,04 đv không lớn hơn Hỏa 1 đv (Hỏa có 17,96 + 0,09 = 18,05 đv).

Chỉ cần dừng ở đây cũng đủ để chứng minh Tứ Trụ này có Thân chỉ hơi vượng chứ không như sách đã kết luận “Nhật Nguyên quá vượng“. Theo lý thuyết của tôi thì Chi ở trạng thái Lộc hay Nhận chỉ được thêm 4,05 hay 4,3 đv nên nếu can ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt thì chi Lộc hay Nhận của nó cũng không thể gấp 3 lần can được còn nếu can được lệnh hoặc ở trạng thái suy hay bệnh thì chi Lộc hay Nhận không thể gấp 2 lần can được.

Nhưng còn để cho Tứ Trụ này phù hợp với thực tế thì ta cũng phải “Đẽo, Gọt“ như thế nào để cho Thân phải nhược một cách hợp lý chứ không thể “Gọt, Đẽo“ mà lại “Trắng Trợn“ như sách này được.

Từ trước tới nay tôi mới tìm thấy các ví dụ chứng minh được can chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh được cho nhau cũng như điểm vượng của Kiêu Ấn trong vùng tâm có thể sinh được ½ đv của nó cho Thân chứ chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh được Chi sinh được cho Chi cũng như Can có thể sinh được cho Can.

Tương tự như can chi cùng trụ có thể sinh được cho nhau thì ở ví dụ này ta thấy Dần trụ ngày có Dần bên cạnh là trụ giờ trợ giúp nên ta có thể đưa ra giả thiết nó cũng có thể sinh được cho Tị là trụ tháng ở ngay bên cạnh một số đv nào đó là hợp lý.

Để đơn giản ta đưa ra giả thiết :

Nếu 1 chi A trong Tứ Trụ có chi bên cạnh là B mang hành sinh cho nó hay giống nó (cho dù chi B ở trong hợp hóa hay không hóa, nếu đã hóa thì hành mới và hành cũ đều có tính chất giống nhau) mà chi A lại có thể sinh được cho chi C bên cạnh nó thì điểm vượng trong vùng tâm của hành chi C sẽ được thêm ít nhất 0,09 đv (để đơn giản ta lấy 0,1 đv) chỉ khi chi A và C không bị khắc gần hay trực tiếp hay ở trong hợp (trừ khi Chi chủ khắc trực tiếp ở trong hợp).


(Vì ở đây mà lấy điểm vượng của chi Dần trụ ngày sinh cho điểm vượng của Tị trụ tháng thì phức tạp mà chưa chắc đã đúng.)

Nếu sử dụng giả thiết này thì Hỏa có 17,96 đv + 0,09 đv = 18,05 đv. Theo lý thuyết của tôi thì với số điểm này Thân chỉ có 19,04 không lớn hơn Hỏa 1 đv nên Thân không thể được coi là vượng được và dĩ nhiên như vậy thì Kiêu Ấn, Tỷ Kiếp phải là hỷ dụng thần của Tứ Trụ này nên nó phù hợp với thực tế của ví dụ này.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tứ trụ”