Tử bình chân thuyên bình chú

Các bài viết học thuật về môn tứ trụ (tử bình, bát tự)
VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Tử bình chân thuyên bình chú

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Chương 24 : Luận Vợ Con

Nguyên văn:Phàm luận việc cát hung trong mệnh thì (sự, việc) càng gần với con người thì ứng nghiệm càng linh ứng. Phú quý bần tiện, các việc liên quan đến bản thân thì không nói rồi; đến phần Lục thân như vợ phối duyên với mình, con là hậu duệ thì càng thiết thân với mình. Cho nên xem mệnh (thấy) vợ con, đề cương (nguyệt lệnh) đắc lực, hoặc niên can hữu dụng thì luận về cha mẹ, vốn thân ta sinh ra từ đó - đều có ứng nghiệm; cho nên, đề cương đắc lực hoặc niên can hữu dụng đều chủ phụ mẫu song toàn. Còn tổ tông, anh chị em thì không ứng nghiệm lắm.

Từ chú thích:
Vận mệnh cát hung thuộc phần lợi hay hại của bản thân. Phú quý bần tiện, tiến thoái thuận nghịch, là các việc gắn bó với mình, cho nên đều có thể từ trong Bát tự mà suy ra. Vợ con, bổng lộc đều quan hệ lợi hại đến bản thân, cùng chung vinh nhục với ta nên đều suy đoán được. Nếu mai sau vật đổi sao dời, cha con riêng rẽ, chồng vợ không chung sức thì lợi hay hại đều không liên quan đến nhau nữa, tức lúc đó đoán cát hung khó mà linh nghiệm, ví như con quý hiển mà cha hèn, vợ giàu còn chồng nghèo,.. là không chung mưu cầu cuộc sống thì không thể suy đoán, đồng thời quan hệ giữa lợi hại và các mối lệ thuộc vẫn có thể thấy rõ. Lý lẽ của mệnh cũng đúng như vậy, xưa nay chẳng thấy bất đồng. Năm là tổ tiên để xem tổ nghiệp sang hèn, xuất thân tốt xấu; huynh đệ hỗ trợ hữu ích hay làm liên lụy gây hại,... đều thấy được. Nếu phận ai nấy lo, mỗi người đều toan tính riêng phần mình thì khó mà suy đoán được. Điều này chính là gần cận thì ứng nghiệm còn xa rời thì khó đoán.

Nguyên văn:
Lấy vợ (cung Thê) để luận, thấy đóng ở đất Tài Quan thì ứng với vợ hiền đức quý hiển; nhưng cũng có khi đóng ở Tài Quan mà vợ bất lợi; phùng Thương Nhận mà thê trái lại tốt, sao vậy? Đây là do nguyệt lệnh dụng thần phối thành hỷ kị. Giả như thê cung tọa Tài là tốt, nhưng Ấn cách gặp nó trái lại thành chẳng đẹp. Thê tọa Quan là cát, nhưng Thương Quan gặp nó thì sao có thể tâm đầu ý hợp? Thê đóng Thương Quan là hung, nhưng Tài cách gặp nó là Thương quan sinh Tài; Sát cách gặp nó là chế Sát thì trái lại vợ chỉ nội trợ. Thê tọa Dương Nhận là hung, trong tứ trụ các cách Tài Quan Sát Thương đã thành cách cục, còn nhật chủ lại vô khí, thì lúc này chỉ nhờ được Nhận để giúp nhật chủ thì vợ lại hợp với chồng, hết hung. Cho nên các lý đó không nên chấp nhất (phải áp dụng một cách linh động).

Từ chú thích:
Ấn cách tức là Thân nhược lấy Ấn làm Dụng thần. Bất luận nguyệt lệnh có phải là Ấn thụ hay không, nếu nhật chi lâm Tài thì với ta là bất lợi, ngược lại thì mới đẹp. Thương Quan là dụng thì kị thấy Quan tinh, khi Thê cung tọa Quan như vác nặng mà chạy thì sao có thể thuận ý được? Tuy nhiên, mùa đông kim thủy Thương Quan, thê cung gặp Quan lại là điềm tốt (xem tiết Phối khí hậu đắc thất). Việc dùng hỷ kị để phối hợp không nên câu chấp, Thê cung tọa Thương Quan, mà Tài cách Sát cách gặp nó trái lại tốt đẹp; Thê cung tọa Dương Nhận mà Thân nhược thì gặp nó ngược lại thành tốt, cái lý của nó tương tự nhau. Tóm lại, thê cung là Hỉ thần thì cát, còn là Kị thần thì hung; Tài là Hỉ Thần thì tốt, là Kị thần là xấu. Dùng lý này tham đoán thì không mảy may sai sót được.

Nguyên văn:
Đã xem cung Thê thì nay xem đến sao Thê (vợ). Sao Thê là Tài đứng trên can (Tài thấu lộ lên trên). Thê thấu mà thành cách, như các trường hợp Quan cách thấu Tài, Ấn nhiều phùng Tài, Thực Thương thấu Tài làm dụng, tức đóng ở chổ vô dụng thì cũng chủ vợ nội trợ. Thê thấu mà phá cách, như các loại Ấn khinh Tài lộ, Thực Thần/ Thương Quan (cách), thấu Sát phùng Tài, tức đóng nơi hữu dụng nhưng cũng cần đề phòng hình khắc. Lại có trường hợp thê thấu thành cách, hoặc thê cung hữu dụng lại đóng nơi hình xung, thì khó tránh cảnh vợ đẹp nhưng khó sống đến bạc đầu. Có trường hợp thê tinh lưỡng thấu, Chính/ Thiên tài tạp xuất, chẳng phải một chồng mà nhiều vợ đấy sao? Cũng cần phải đề phòng hình khắc.

Từ chú thích:
"Thê thấu thành cách" nghĩa là Tài thấu lộ ra can làm hỷ dụng thần. Như Quan cách thấu Tài lấy Tài sinh Quan làm dụng; Ấn trọng thấu Tài, lấy Tài tổn Ấn làm dụng; Thực Thương thấu Tài, Thực Thương sinh Tài làm dụng. Các loại này đều mượn Tài để thành cách, cho dù nhật chi, vốn là cung thê, không có hỷ dụng thần cũng chủ nội trợ đắc lực, lúc này Tài là Thê tinh (sao vợ).

"Tài thấu phá cách" như các trường hợp Thân nhược dụng Ấn mà gặp Tài phá, Thực Thần chế Sát mà kiến Tài hóa Thực sinh Sát,... tức là thần khí nhật chi hữu dụng, cũng đề phòng hình khắc, vì lý do đó Tài là Kị thần.

Lại có trường hợp Tài tinh đóng bên dưới thấu can thành cách, thì cung Thê hay sao Thê đều tốt cả. Còn như phùng hình xung, ví dụ trường hợp Tý xung, Mậu Tý là nhật tọa Tài gặp phải Ngọ xung là tượng khó sống bên nhau trọn đời.

Còn như Thiên chính Tài tạp xuất, ắt hẳn Tài vượng Thân khinh thì Tài là Kị thần, nếu không có Tỉ Kiếp phân đoạt cũng chủ khắc vợ. Đây là cần phải hỷ kị phối hợp thể định, không thể cứng nhắc được.

Nguyên văn:
Bàn về phần Tử tức, cũng phải xem cung phận và sao Tử tức thấu ra hỷ kỵ, lý lẽ đánh giá hơi giống với luận Thê. Song khi xem về tử tức, ca quyết Trường Sinh Mộc Dục cũng phải đọc thuộc, như :

"Trường sinh tứ tử trung tuần bán,
Mộc dục nhất song bảo cát tường,
Quan đới lâm quan tam tử vị,
Vượng trung ngũ tử tự thành hành,
Suy trung nhị tử bệnh trung nhất,
Tử trung chí lão một nhi lang,
Trừ phi Dưỡng thủ tha chi tử,
Nhập Mộ chi thời mệnh yểu vong,
Thụ khí vi Tuyệt nhất cá tử,
Thai trung đầu sản dưỡng cô nương,
Dưỡng trung tam tử chỉ lưu nhất,
Nam tử cung trung tử tế tường"

"Trường Sinh bốn con, trung tuần còn một nửa
Mộc Dục hai con đều cát tường
Quan Đới, Lâm Quan đều có ba con
Đế vượng được năm con
Suy có hai con, Bệnh có một con
Tử đến già cũng không có con trai, trừ khi nhận nuôi con người khác
nhập Mộ là lúc Mệnh yểu vong
Tuyệt một con
Thai sinh con gái đầu lòng
Dưỡng ba con chỉ còn lại một
nam tử trong cung tử tế tường"

Từ chú thích:
Quan Sát là sao con cái (Tử tinh), chi giờ là cung phận của Tử tức. Phối hợp hỷ kỵ gần giống với luận vợ, nhưng cũng có điều cần chú ý, xét Quan cần kiêm xét Tài, xem Sát cần kiêm xem Thực, đây là bàn đến Thân cường. Trường hợp Thân nhược cần xem có hay không có Ấn thụ, cho nên Trích Thiên Tủy lấy Thực Thương làm con, Tài làm vợ, Tài vượng ám sinh Quan Sát, cho dù Tứ trụ không thấy rõ Tử tinh cũng ắt hẳn nhiều con, tương tự như Thực Thương sinh Tài cách, v.v... Quan Sát vượng mà vô chế hóa, Thân khinh mà Tài vượng phá Ấn cũng không có con, cho nên luận vợ con, đều cần xem xét phối hợp linh hoạt, cứ cứng nhắc lập luận thì không đúng. [Xem thêm Trích Thiên Tủy - tiết Lục Thân].

Trường Sinh Mộc Dục ca cũng chính là Trường Sinh Mộc Dục của Quan Sát. Như cho giờ làm Quan Sát lâm Trường sinh ứng với có bốn con; ý của câu "trung tuần còn một nửa" nghĩa là thời điểm nắm lệnh đã thoái rồi, ví dụ như (tháng) Dần là Trường sinh Bính Mậu, sau trung tuần (từ ngày 11 đến 20 tháng Dần), Giáp mộc nắm lệnh, Bính Mậu thoái khí cho nên số con giảm còn nửa. Mộc Dục thì hai con, giống sau trung tuần tháng Dần; Quan Đới Lâm Quan thì ba con; Đế vượng năm con; Thai là con gái, Dưỡng là ba trai còn một. Ca quyết này đoán năm con là tối đa, trai hay gái nhiều, hoặc vài chục con thì lấy gì định? Dùng sinh vượng suy hay bại của hỷ dụng mà đoán nhiều hay ít con; dùng thành bại hay cứu ứng mà quyết có con hay không con. Phép đoán là như thế cả chứ không phải cổ nhân dối gạt gì cả.

Nguyên văn:
Phép luận Trường Sinh dùng dương mà không dùng âm, như ngày Giáp Ất chỉ dụng Trường Sinh Canh kim, cục Tị Dậu Sửu thuận số mà không dùng Tân kim nghịch số cục Tý Thân Thìn. Tuy sách có nói Quan là con gái còn Sát là con trai, nhưng rốt cuộc không thể lấy Giáp dùng Canh con trai mà dùng dương cục, còn Ất dùng Tân con trai mà dùng âm cục. Cho nên mộc là nhật chủ không cần hỏi Giáp hay Ất, đều lấy Canh là con trai, Tân là con gái, lý đó tự nhiên đều ở Quan Sát, có ứng nghiệm không?

Từ chú thích:
Thập can tức Ngũ Hành, chỉ có Ngũ Hành Trường Sinh mà không có Thập can Trường Sinh. Gọi dương Trường Sinh và âm Trường Sinh chính là do hậu nhân chẳng hiểu nguyên lý mà đơm đặt suy đoán. Gọi Quan là con gái, Sát con trai chính là dương can là nam, âm can là nữ. Lấy Giáp làm ví dụ thì Tân Quan là nữ, Canh Sát là nam. Nếu là Ất thì Canh Quan là năm, Sát là nữ, không thể lầm được. [ Mời xem lại tiết Thập can âm dương sinh khắc ].

Nguyên văn:
Cho nên khi cầm bát tự, muốn xem con cái trước tiên phải xem chi giờ. Như sinh ngày Giáp Ất thì xem quan hệ Canh kim ở cung nào, hoặc đóng ở sinh vượng, hoặc đóng tử tuyệt thì ít nhiều đã biết được số, sau đó phối với can giờ là Tử tinh. Như Tài cách mà can giờ thấu Thực, Quan cách mà can giờ thấu Tài đều gọi là can giờ hữu dụng (có dụng thần), chủ có con quý hiển, nhưng không nhiều lắm. Nếu lại gặp sinh vượng tất con trẻ quấn quít quanh chân, khó mà lượng được. Nếu can giờ không tốt, Tử tinh thấu phá cục, nghĩa là phùng Tài vượng khó khăn đường con cái, nếu gặp tử tuyệt thì khó có hy vọng. Phép luận vợ con này chỉ mang tính khái quát.

Từ chú thích:
Thời can hữu dụng tức xem thập thần thấu lên ở can giờ là hỷ là dụng tức hữu dụng, không nhất định phải là (thấu) Quan Sát. Dùng sinh vượng tử tuyệt của Quan Sát để giả định về số con, sau nữa xem thêm can giờ hỷ dụng đây là phép đoán linh hoạt và đặc thù không câu chấp. Dưới là mệnh của đại vương Vương Hiểu Lại (1886-1967), rất đông con:

143 - Bát tự: Bính Tuất / Tân Sửu / Nhâm Ngọ / Mậu Thân

Đại vận: Nhâm Dần - Quý Mão - Giáp Thìn - Ất Tị - Bính Ngọ - Đinh Mùi - Mậu Thân - Kỷ Dậu

Mậu thổ Thất Sát, thấu ra can giờ, thổ cư trung ương, ký sinh ở Dần Thân, nên Thân cũng là sinh địa của thổ. Trường Sinh ca quyết luận có bốn con. Bính Tân tương hợp, Nhâm thủy thông nguồn, Thân vượng chống được Sát, còn ngày Nhâm tọa Ngọ, "Lộc Mã đồng hương", chọn Tài sinh Sát làm Dụng thần. Thời can hữu dụng, là tượng nhiều con; Tài là hỷ thần, cũng là tượng vợ đắc lực. Song từ ca quyết có gấp đôi lên cũng chỉ được tám con, còn Vương Quân có hơn 30 người con, thì xem theo cách nào đây?


Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Tử bình chân thuyên bình chú

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Chương 25 : Luận Hành Vận

Nguyên văn:Phương pháp luận vận và xem mệnh cũng không khác nhau. Xem mệnh lấy can chi tứ trụ phối với hỷ kị nguyệt lệnh, còn thủ vận thì lại lấy can của vận phối hỷ kị Bát tự. Cho nên ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay là kỵ, cát hung phân rõ ra.

Từ chú thích:
Phú quý xác định ở mệnh, còn cùng đường hay hanh thông là ở vận, mệnh ví như hạt giống cây, còn vận như thời tiết làm hoa nở hay hoa rụng. Tuy mệnh tốt mà không gặp thời, như anh hùng không có đất dụng võ, ngược lại cũng có bát tự bình thường mà vận bổ trợ được khiếm khuyết mệnh cục thì cũng có thể thừa cơ quật khởi. Thế mới nói "Mệnh tốt không bằng vận tốt". Phương pháp xem mệnh thủ dụng có lẽ không ngoài các phương pháp Phù Ức, Khử Bệnh, Thông Quan, Điều Hậu, Trợ Vượng ( xem tiết Luận Dụng thần ). Phối hợp thủ vận cũng là trợ cái hỷ dụng của mình, bổ khuyết cái bất túc của mình, thành bại biến hóa, tổng thể là như nhau, nguyên văn hết sức rõ ràng không rườm rà. Riêng vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương.

- Như: Canh Thân Tân Dậu, Giáp Dần Ất Mão, hành can chi giống nhau, không có gì để nói.

- Như: Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Dần, Đinh Mão, mộc hỏa đồng khí, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Thân, Quý Dậu, kim thủy đồng khí, là hỷ hay là kỵ thì tổng thể như nhau.

- Như: Bính Tý Bính Thân, hỏa không thông gốc, Canh Dần Tân Mão, kim bất thông căn, thì lực của can nhỏ còn lực phương mạnh. Lúc này, can là hỷ thì phúc không đủ, là kỵ thì cái hại cũng không lớn.

Cho nên xem đại vận cần phải hợp luận cả 10 năm, không thể chỉ lấy ra một chữ hỷ kỵ, rồi đoán kiểu thầy bói xem voi, gọt chân cho vừa giày.

Nguyên văn:
Hỷ là gì? Tức là trong mệnh được thập thần giúp ích nhưng thủ đắc được nó ta phải tìm cách trợ giúp cho nó có lực. Như trường hợp Quan cách dùng Ấn để chế Thương, mà vận trợ Ấn; Tài sinh Quan mà thân khinh, mà vận trợ thân; Ấn cách mà kèm theo Tài tưởng là kị, mà vận gặp được Kiếp tài; Thực đới Sát để thành cách, Thân khinh mà vận gặp Ấn, Sát trọng mà vận trợ Thực; Thương Quan bội Ấn, mà vận hành Quan Sát; Dương Nhận dụng Quan, mà vận trợ Tài hương; nguyệt Kiếp dụng Tài, mà vận hành Thương Thực. Các loại như thế đều là mỹ vận.

Từ chú thích:
Hỉ thần hoặc Dụng thần của mệnh được trợ giúp ở vận thì vận đó là một vận tốt. Quan cách kiến Thương là kị, dụng Ấn chế Thương để khử bệnh. Hành vận trợ Ấn nghĩa là, như mộc là Ấn, mà hành vận Đông phương Giáp Ất.

Như Ấn lộ Thương tàng, Quan Sát vận cũng tốt. Thương lộ Ấn tàng, kỵ gặp Quan Sát, mà gặp Tài vận phá Ấn là tối kị.

Thân nhược dụng Ấn, kèm theo Tài là kỵ, vận hành Kiếp tài khử được bệnh. Thân cường Ấn vượng, hỷ Tài tổn Ấn, ắt hẳn vận Tài tốt đẹp, và kị vận Kiếp tài.

Thực Thần đới Sát, Thân nhược gặp khắc tiết lẫn lộn, vận gặp Ấn thụ, chế Thương hóa Sát trợ thân, chỉ một vận Ấn mà đạt được cả ba mục đích nên tốt đẹp; nếu Thân cường Sát vượng, lấy Thực chế Sát làm dụng, lúc này lại hỷ hành vận Thực Thương.

Thương Quan bội Ấn, nguyệt lệnh Thương Quan, Nhật nguyên giữ Ấn, Ấn lộ thông căn, vận hành Quan Sát sinh cho Ấn thụ nên là mỹ vận, nhưng nếu Ấn tàng Thương lộ thì lại kị gặp Quan Sát. Hơn nữa, Thương Quan thái vượng, vận hỷ Tài hương tiết khí Thương quan, Tứ trụ tuy bội Ấn mà không thành dụng thì không thể lấy việc gặp Quan Sát làm đẹp được.

Dương Nhận dụng Quan Sát, mà nguyên cục Nhận vượng thì hỷ hành Tài hương sinh cho Quan Sát, nếu Nhận khinh mà Quan Sát trọng, ắt phải trợ Nhận. Nguyệt Kiếp dụng Tài, chỉ có Thực Thương là đẹp, nếu hành Tài vận, cần nguyên cục tứ trụ có Thực Thương mới được, tức mang ý thông quan.

Đây chỉ là đại khái, xem thêm ở "Bát cách thủ vận" (chọn đường đi thích hợp cho bát cách) thì rõ.

Nguyên văn:
Kị là gì? Trong mệnh có kị tức là tồn tại yếu tố chống lại ta. Như Chính quan vô Ấn mà hành vận Thương; Tài không thấu Thực mà hành vận Sát; Ấn thụ dụng Quan, mà vận hợp Quan; Thực thần đới Sát mà vận hành Tài; Thất sát có Thực chế mà vận gặp Kiêu; Thương quan bội Ấn mà vận hành Tài; Dương nhận dụng Sát mà vận gặp Thực; Kiến Lộc dụng Quan mà vận gặp Thương. Các loại như thế đều là bại vận cả.

Từ chú thích:
Dụng thần hoặc Hỉ Thần cần được sinh trợ hoặc làm vượng lên, mà hành vận ức nó tức là nghịch vận. Như Chính quan làm dụng, lấy Tài sinh Quan làm hỷ, mà vận hành Thực Thương, nếu nguyên cục có Ấn thì còn có thể hồi khắc Thực Thương nhằm bảo hộ Quan tinh, còn như vô Ấn thì Dụng thần bị thương.

Tài không thấu Thực, nghĩa là trụ có Thực thần mà không thấu chi. Vận hành Thất sát, nếu thấu Thực Thương, còn có thể hồi khắc nhằm bảo hộ Tài, không thấu thì Thực sinh Tài mà không chế Sát, làm cho Sát tiết Tài khí và còn công thân.

Ấn thụ dụng Quan, tức là nguyệt lệnh Ấn thụ mà thấu Quan tinh, lấy Quan để sinh Ấn. Vận hợp Quan như Giáp sinh Tý nguyệt, thấu Tân làm dụng, mà vận hành Bính hỏa; Bính sinh Mão nguyệt, thấu Quý làm dụng, mà vận hành Mậu thổ. Hợp khử Quan tinh, là phá cách.

Thực thần đới Sát, nghĩa là nguyệt lệnh Thực thần mà can hiện ra Sát. Vận hành Tài địa thì Tài hóa Thực để sinh Sát. Thất sát Thực chế là nguyệt lệnh Thất sát, chọn Thực chế Sát làm dụng. Vận hành đất Kiêu thì Kiêu đoạt Thực nhằm bảo hộ Sát, đều là phá cách.

Nguyệt lệnh Thương quan, Thân cường dụng Tài, Thân nhược bội Ấn (đeo Ấn hộ vệ). Dụng Tài mà đi gặp đất Kiếp tài, cũng như bội Ấn mà vận gặp Tài phá Ấn đều là phá dụng.

Dương nhận dụng Sát, kiến Lộc dụng Quan, đều là do nhật nguyên quá vượng chọn Quan Sát ức chế Lộc Nhận làm dụng, vận gặp Thực Thương, khử đi Quan Sát thì Lộc Nhận vì quá vượng mà tổn thương thân.

Tóm lại, thủ vận và xem mệnh không phải là hai phương pháp khác nhau, Nhật nguyên là chủ, phù hợp với nhu yếu của mình là Dụng thần, còn trợ cho nhu yếu của mình là Hỷ thần, hành vận trợ hỷ dụng thần là vận tốt, chống lại nó là vận xấu.

Nguyên văn:
Tưởng như có hỷ dụng mà thực ra là kị thần, là thế nào? Như Quan gặp Ấn vận, mà bản mệnh hợp mất Ấn, hoặc như Ấn gặp Quan vận, mà bản mệnh dụng Sát.

Từ chú thích:
Thường khi thủ vận tất phải chiếu cố thập thần trong tứ trụ, mới có thể định hỷ kị, thế mới nói là: "...ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục...". Quan gặp Ấn vận mà bị bản mệnh hợp mất, như ngày Giáp mộc, tháng Tân Dậu, năm Mậu Thìn, hành vận Quý thủy là Ấn, hình thành Mậu Quý hợp, chuyển [Ấn] thành thương Quan tinh. Dụng Quan tinh thì dùng Tài Ấn phụ trợ, còn như dụng Tài sinh Quan lại kị Ấn vận, do tiết khí của Quan, không nhất định phải bị hợp. Dụng Ấn gặp Quan vốn là cát vận, nhưng nguyên mệnh là Sát trọng Thân khinh, cách cục dụng Ấn hóa Sát tức lấy Ấn Kiếp phù cho thân là điều tốt, nhưng lại gặp vận Quan Sát đều chẳng thích hợp, chứ không chỉ luận Quan Sát hỗn tạp.

Nguyên văn:
Tưởng như gặp kị thần mà lại thành hỷ, là thế nào? Đó là, giả như Quan gặp Thương vận mà mệnh thấu Ấn; Tài hành Sát vận, mà mệnh thấu Thực.

Từ chú thích:
Dụng Quan tinh thì Thương quan là kị, nếu nguyên cục thấu Thực thần, thì có thể sinh Tài chế Sát, không ngại vận Quan Sát. Dụng Tài tinh thì Thất sát là kị, nếu nguyên cục thấu Thực thần, thì có thể sinh Tài chế Sát, không sợ gặp đất Quan Sát. Tuy không phải là vận tốt nhưng có "giải thần", chính là gặp hung hóa cát.

Nguyên văn:
Lại như "hữu hành Can nhi bất hành Chi" (hành vận được Can mà không được Chi), là sao ? Đó là: giả như Bính sinh tháng Tý, năm Hợi, gặp (vận) Bính Đinh thì giúp đỡ thân mệnh, gặp (vận) Tị Ngọ thì xung .

Từ chú thích:
Bính sinh tháng Tý, năm Hợi, Nhâm Quý thủy nắm lệnh thừa vượng, hành vận Bính Đinh là Tỉ Kiếp giúp Thân, hành vận Tị Ngọ, hỏa thất lệnh, là suy thần xung vượng, phản thành gia tăng thủy thế, chính là "hành vận được Can mà không được Chi".

Nguyên văn:
Lại hành vận được Chi mà không được Can là thế nào? Như Giáp sinh tháng Dậu, Tân kim thấu nhưng nếu Quan hãy còn nhược, gặp Thân Dậu thì Quan được gốc thêm chắc, gặp Canh Tân thì hỗn Sát, trùng Quan [Quan mạnh quá hóa thành ma quỷ hại mình].

Từ chú thích:
Đây là ý cần phân biệt vượng nhược của Quan tinh. Nếu Quan tinh nhược, vận đến Tây phương Thân Dậu là Quan tinh đắc địa, gặp Canh Tân làm hỗn Sát trùng Quan, dễ gây hỗn tạp. Nếu Quan tinh vượng thì Thân Dậu Canh Tân đều là kị cả. Lại cần phải biện thấu và không thấu, nếu Quan tinh nhược, tàng chi mà không thấu chi, vận gặp Tân là Quan tinh thấu thanh, không phải là trùng Quan.

Nguyên văn:
Lại có trường hợp cùng loại ngũ hành can mà không thể song hành là thế nào? Đó là giả như Đinh sinh tháng Hợi mà năm thấu Nhâm Quan, gặp Bính thì giúp thân, gặp Đinh thì hợp Quan.

Từ chú thích:
Hợp Sát là hỷ, hợp Quan là kị. Như Bính sinh tháng Hợi, thấu Nhâm là Sát, gặp Bính giúp thân, gặp Đinh hợp Sát, tuy đều là cát vận mà không giống nhau, bởi Bính chỉ trợ thân còn Đinh hợp Sát là quyền. Đinh sinh tháng Hợi, thấu Nhâm là Quan, gặp Bính giúp thân còn gặp Đinh hợp Quan là kị. Đinh sinh tháng Hợi thấu Nhâm lại thấu Mậu, là Quan tinh ngộ Thương, gặp Nhâm là Thương quan kiến Quan, gặp Quý thì hóa Thương làm Kiếp, chẳng những giúp thân mà còn giải tai ách cho Quan tinh. Có lẽ những trường hợp này cũng chưa đầy đủ và chi tiết, cần phải quan sát nguyên cục can chi Nhật chủ hỷ kỵ mà định.

Nguyên văn:
Lại có trường hợp cùng loại ngũ hành chi mà không thể song hành là thế nào? Như Mậu sinh tháng Mão, năm Sửu, gặp Thân thì tự tọa Trường-sinh, gặp Dậu thì sẽ hội Sửu thành Thương-quan.

Từ chú thích:
Biến hóa của chi so với Thiên can phức tạp hơn, như ví dụ trên Mậu sinh tháng Mão, sinh vào Tý, gặp Thân thì hội thành thủy sinh Quan, gặp Dậu thì thương khắc Quan tinh; Đinh sinh tháng Dậu gặp Ngọ là đất Lộc và Kiếp tài, gặp Tị thì sẽ thành Tài cục; Đinh sinh tháng Dậu năm Thìn, Thìn Dậu vốn có thể hợp kim mà lại sinh Tài, vận gặp Tý, Tý Thìn gặp nhau khởi thủy cục, phản thành tiết Tài khí. Nguyên văn này cũng chưa đầy đủ và chi tiết.

Nguyên văn:
Lại cùng là tương xung mà phân ra hòa hoãn và cấp thiết là sao vậy? Xung niên nguyệt thì cấp thiết, xung nhật thời thì hòa hoãn.

Từ chú thích:
Không thể nói vỏn vẹn một câu như thế mà rõ được, thực ra xung đề cương nguyệt lệnh có vai trò quan trọng, ngoài ra xung các trụ khác thì bình thường; xung hỷ dụng cũng quan trọng, còn xung các chổ không phải dụng thì lại bình thường. Lại phải phân biệt tính chất chi xung, bởi thế tứ sinh Dần Thân Tị Hợi xung nhau cần coi trọng, do khí hãy còn yếu ớt, gặp xung thì tan tác; Tý Ngọ Mão Dậu khí chuyên và vượng, khi xung thì thành hay bại tùy theo cục mà định; còn Thìn Tuất Sửu Mùi là như anh em bạn bè xung khắc nhau, không lấy làm quan trọng. Cho nên Trích Thiên Tủy mới nói "sinh phương phạ động khố nghi khai, bại địa phùng xung tử tế suy" (tứ sinh sợ động, tứ khố cần được xung mở, tứ bại địa gặp xung phải cẩn thận suy tường).

Nguyên văn:
Lại có khi cùng xung nhau mà phải phân nặng nhẹ là thế nào? Vận vốn đẹp mà gặp xung thì bình thường, vận vốn kị còn xung (hỷ) thì phải quan tâm.

Từ chú thích:
Xung khắc cần xem hỷ hay kị, vận hỷ mà xung kị thì bình thường, vận kị mà xung hỷ thì phải lấy làm quan trọng. Hơn nữa cần coi xét lưu niên, giả sử đại vận tuy là hỷ và lưu niên cùng xung cũng không tốt.

Nguyên văn:
Lại có trường hợp gặp xung mà không xung, tại sao vậy? Như trường hợp Giáp dụng Dậu làm Quan, hành vận Mão thì xung, trong mệnh nếu có Tị Dậu hội nhau thì xung vô lực; niên chi Hợi Mùi, thì gặp Mão là hội nhau mà không xung nguyệt Quan.

Từ chú thích:
Gặp xung mà không xung là vì có hội hợp giải xung. Giáp dụng Dậu Quan, nguyên cục có Tị Sửu, thì Quan tinh hội cục, Mão xung vô lực; nguyên cục có Hợi hoặc Mùi, vận đến Mão thì tam hợp hội cục thành ra không xung. (Đọc thêm phần: hình xung hội hợp giải pháp).

Nguyên văn:
Lại có trường hợp một xung mà thành lưỡng xung là tại sao? Như Ất dụng Thân Quan, hai Thân cùng không xung một Dần, vận lại gặp Dần, thì vận và bản mệnh hợp thành nhị Dần, xung nhị Thân.

Từ chú thích:
Nói lưỡng Thân không xung một Dần thì không thể tin hết được. Xung vốn bao gồm cả khắc, Dần tức là Giáp, Canh tức là Thân, Giáp gặp lưỡng Canh, chẳng phải khắc nhau sao? Đặc biệt lưỡng Thân một Dần, khí bất chuyên, ví như lưỡng Canh một Ất, là đố hợp (hai Canh đố kị nhau vì cùng hợp một Ất) cũng thành ra bất chuyên, vận lại gặp Ất, thì mỗi Canh hợp với một Ất mà thành ra tình chuyên. Xung cũng như thế, vận gặp thêm Dần, nhân nhất xung mà dẫn tới lưỡng xung (Đọc thêm phần: hình xung hội hợp giải pháp).

Đây đều là các phương pháp quan trọng, nhằm chuẩn bị cho chương các cách thủ vận sẽ đề cập chi tiết, tỉ mỉ hơn.


(hết chương 25).

Hy vọng có ai đăng giúp tiếp các chương còn thiếu từ 26 đến 37
còn các chương từ 38 đến 48 tôi sẽ đăng.
.
Tôi xin chân thành cám ơn trước.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Tử bình chân thuyên bình chú

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Nick Hjmama vừa cho tôi biết toàn bộ cuốn sách này có ở chủ đề "Mục Lục Tử Bình Chân Thyên Bình Chú" bên trang web "Kim Tử Bình" (cứ nhấn con chuột vào các chương là có ngay chương đó).
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Tử bình chân thuyên bình chú

Gửi bài gửi bởi VULONG »

.........................
Sửa lần cuối bởi VULONG vào lúc 21:12, 27/01/14 với 1 lần sửa.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Tử bình chân thuyên bình chú

Gửi bài gửi bởi VULONG »

VULONG đã viết: :-bd Một giả thiết mới về xác định điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm

Sau đây là ví dụ trong “Chương 37 : Luận Thực Thần“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô:

??? – Như mệnh của Hoàng Đô Đốc:

Kỷ...............Kỷ................Giáp...... ..........Bính
Mùi..............Tị..................Dần..... ...........Dần

Các đại vận: Mậu Thìn / Đinh Mão / Bính Thìn / Ất Sửu / Giáp Tý / Quý Hợi / Nhâm Tuất

Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có Hỏa nhiều thì gặp tai họa bị cháy thiêu. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp. Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy“.

Theo phương pháp của tôi thì sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này như sau:

Hình ảnh

Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng (vì Thân Mộc lớn hơn Hỏa trên 1 điểm vượng). Nếu điểm vượng trong vùng tâm của Hỏa chỉ cần tăng thêm 0,09 đv thì Tứ Trụ này sẽ trở thành Thân Nhược, vì lúc đó Mộc có 19,04 đv không lớn hơn Hỏa 1 đv (Hỏa có 17,96 + 0,09 = 18,05 đv).

Từ trước tới nay tôi mới tìm thấy các ví dụ chứng minh được can chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh được cho nhau cũng như điểm vượng của Kiêu Ấn trong vùng tâm có thể sinh được ½ đv của nó cho Thân chứ chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh được Chi sinh được cho Chi cũng như Can có thể sinh được cho Can.

Tứ Trụ này không thể thuộc ngoại cách vì:

1 - Nếu là cách Mộc độc vượng thì Mộc phải nắm lệnhMộc phải là hành thống trị trong Tứ trụ, đằng này Mộc không nắm lệnh và chỉ ngang ngửa với Tài. Vậy thì làm sao có thể thành cách Mộc độc vượng được.

2 - Nếu là cách Tòng Nhi (tức Tòng Thực Thương) thì hành vận Kiêu ẤnẤt Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất phải xấu, đằng này cả 4 vận đều đẹp.

3 - Nếu cho là Tòng Tài thì lại càng sai vì Thân và Tài ngang ngửa với nhau (mỗi bên đều có 3 can chi và cùng không nắm lệnh, Thổ có ưu thế hơn Mộc do được lệnh nhưng lại bị khắc bởi Mộc nên thành hòa).

Kết hợp với tác giả đã cho biết tất cả 4 vận Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi và Nhâm Tuất) đều rất đẹp đã khẳng định Thân của Tứ Trụ này phải nhược. Bởi vì Thân nhược thì mới cần đến sự sinh trợ của Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (khi nó không phải là ngoại cách).

Hoàn toàn tương tự như lý thuyết của tôi đã tìm ra là Can Chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh cho nhau được. Cụ thể như ví dụ này thì Dần trụ giờ có Dần bên cạnh là trụ ngày cùng hành nên Dần trụ giờ có thể sinh được cho Bính cùng trụ 1/3 đv của nó (còn nếu chi bên cạnh mà mang hành sinh cho nó thì nó có thể sinh được cho Bính cùng trụ ½ đv của nó) chỉ khi Dần và Bính trụ giờ không bị khắc gần hay cùng bị hợp. Do vậy chúng ta không có lý do gì mà không thể ứng dụng lý thuyết này cho Chi sinh cho Chi.

Nếu ứng dụng giả thiết này cho Chi thì ta thấy Dần trụ ngày có Dần trụ giờ cùng hành ở bên cạnh nên nó có thể sinh được 1/3 đv của nó cho Tị trụ tháng cũng ở bên cạnh nó vì Dần trụ ngày và Tị trụ tháng không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp.

Nếu như vậy thì Dần trụ ngày sinh được cho Tị trụ tháng (4,05 + 4,83).1/3 đv = 2,96 đv. Do vậy Tị có 10 đv được nhận thêm 2,96 đv thành 12,96 đv. Tị không bị can chi nào khắc nên khi đi vào vùng tâm chỉ bị giảm 2/5 đv còn 12,96.3/5 đv = 7,78 đv. Như vậy hành Hỏa trong vùng tâm có tới (11,96 + 7,78) đv = 19,74 đv.

Dĩ nhiên Tị trụ tháng có Dần trụ ngày mang hành sinh cho nó thì nó cũng có thể sinh được ½ đv của nó cho Mùi trụ năm vì Tị và Mùi không bị khắc gần, trực tiếp hay ở trong hợp (Mùi chỉ bị khắc xa bởi 2 Dần). Mùi có 10 đv nhận được ½ đv của Tị là (10 + 2,96).1/2 đv = 6,48 đv thành 16,48 đv. Điểm vượng của Mùi bị giảm 1/5 đv do Dần khắc cách 1 ngôi, 1/10 đv do Dần trụ giờ khắc cách 2 ngôi và khi đi vào vùng tâm bị giảm thêm ½ đv nữa còn 16,48.4/5 . 9/10 . 1/2 đv = 5,93 đv. Do vậy điểm vượng trong vùng tâm của Thổ là (5,93 + 5,13 +6,67) đv = 17,73 đv.

Thân Mộc có 19,04 đv, Hỏa có 19,74 đv. Thân của Tứ Trụ này là nhược vì nó không lớn Hỏa 1 đv, do vậy nó đã hoàn toàn phù hợp với thực tế của ví dụ này.

Để kiểm tra giả thiết này tôi đã Lọ Mọ tính lại gần 300 ví dụ mẫu trong sách của tôi thì thấy không một ví dụ nào trong các ví dụ này mà Thân hay dụng thần của chúng thay đổi. Do vậy tôi có thể nói rằng đây là ví dụ đầu tiên đã chứng minh được Chi có thể sinh được cho Chi như Can và Chi cùng trụ có thể sinh được cho nhau.

Còn Can có thể sinh được cho Can hay không thì ta đành phải chờ đợi và hy vọng sẽ lại may mắn tìm được 1 ví dụ tương tự như ví dụ này.

Đừng có ai Ngớ Ngẩn mà tin rằng khi tác giả đã khẳng định “Nhật Nguyên quá cường vượng …cần được tiết tú….“ , lại cho rằng tác giả lấy Kiêu Ấn là Thủy để điều hầu nên 4 vận Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mới đẹp như vậy. Ở đây Thân quá cường vượng mà Thủy là Kiêu Ấn mà lấy Thủy điều hầu thì không phải ngũ hành sinh hóa hữu tình nữa mà thành ngũ hành sinh hóa Thất Tình (tức càng xấu hơn là không điều hầu). Bởi vì khi đó Tứ Trụ không còn nóng nữa mà mát mẻ nên ngũ hành thoải mái sinh phù và khắc nhau (nếu sinh hóa dẫn đến những điều đẹp thì gọi là Hữu Tình còn sinh hóa dẫn đến những sự xấu thì nói cho là Vô Tình hay Thất Tình). Do vậy nếu Thân nhược thì vô cùng tốt đẹp vì Kêu Ấn (Thủy) áp chế Hỏa để sinh cho Thân, Thân trở nên vượng hơn sẽ thắng được Tài (tức kiếm được tiền, vợ…) rồi Tài nhiều sẽ sinh Quan, tức là đẹp đủ đường trong khi nếu Thân vượng thì hoàn toàn ngược lại. Kiêu Ấn (Thủy) chế ngự Hỏa để sinh Thân, Thân đã vượng không được xì hơi lại còn được sinh nên càng vượng hơn sẽ kiếp Tài, dẫn đến hao tài tốn của, hình khắc vợ con (vì Thân quá cường vượng thì Tỷ Kiếp lúc này không cần phải liên kết với Thân mới thắng được Tài nữa mà mạnh ai người đó tranh đoạt Tài với nhau và với Thân nên cực xấu là như vậy).
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tứ trụ”