Tử vi viên trên bầu trời Bắc cực

Các bài viết học thuật về môn thiên văn, lịch pháp
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

Tử vi viên trên bầu trời Bắc cực

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Sưu tầm được trên wiki tinh đồ tử vi viên, cóp nhặt lên đây cho mọi người tham khảo.

Hình ảnh
Ảnh gốc (cỡ lớn) xem tại: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/v ... vivien.png

Chú thích


1. Thiên Thương (天枪/槍); 2. Bắc Đẩu (北斗); 3. Văn Xương (文昌); 4. Nội Giai (內阶/階); 5. Nội Trù (內廚); 6. Tử Vi Hữu Viên (紫微右垣); 7. Truyền Xá (传/傳舍); 8. Thiên Câu (天钩/鉤); 9. Thiên Trù (天廚); 10. Thượng Thư (尚书/書); 11. Thiên Sàng (天床); 12. Bắc Cực (北极/極); 13. Đại Lý (大理); 14. Âm Đức (阴/陰德); 15. Lục Giáp (六甲); 16. Ngũ Đế Nội Tòa /Tọa (五帝內座); 17. Cống (杠); 18. Hoa Cái (华/華蓋); 19. Tử Vi Tả Viên (紫微右垣); 20. Ngự Nữ (御女); 21. Thiên Trụ (天柱); 22. Tứ Phụ (四輔); 23. Câu Trần (勾陈/陳).
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Tử vi viên trên bầu trời Bắc cực

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Chòm sao Bắc đẩu (Sao "cái gáo" ở phía bắc)

Hình ảnh
Sao Bắc Đẩu gồm bẩy ngôi sao chính (nằm trong chòm Đại Hùng Tinh):

Tên sao (phương tây) Ký hiệu theo Bayer (tên thiên văn) Tên
Hán Việt(Tinh quân)
Tên Trung Quốc Tên Việt Nam Cấp sao biểu kiến Khoảng cách ly
Dubhe α UMa Thiên Xu (Tham Lang) 天枢 Bắc Đẩu 1 1,8 m 124
Merak β UMa Thiên Toàn/ Tuyền (Cự Môn) 天璇 Bắc Đẩu 2 2,4 m 79
Phecda γ UMa Thiên Cơ/ Ky (Lộc Tồn) 天玑 Bắc Đẩu 3 2,4 m 84
Megrez δ UMa Thiên Quyền (Văn Khúc) 天权 Bắc Đẩu 4 3,3 m 81
Alioth ε UMa Ngọc Hoành/ Thiên Hành (Liêm Trinh) 玉衡 Bắc Đẩu 5 1,8 m 81
Mizar ζ UMa Khai Dương/ (Vũ Khúc) 开阳 Bắc Đẩu 6 2,1 m 78
Alkaid η UMa Dao Quang (Phá Quân) 摇光 Bắc Đẩu 7 1,9 m 101
Alcor Phụ tinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Tử vi viên trên bầu trời Bắc cực

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Sao Bắc cực



Sao Bắc cực là tên gọi cho ngôi sao nằm gần thiên cực trên thiên cầu bắc, phù hợp nhất cho nghề hàng hải ở bắc bán cầu. Ngôi sao phù hợp nhất hiện nay là sao Polaris trong chòm sao Tiểu Hùng[1] .
Sao Bắc cực trong lịch sử đã được các nhà thám hiểm, hàng hải, người đi rừng sử dụng để xác định vĩ độ của họ trên Trái Đất. Từ một điểm bất kỳ trên bán cầu bắc, giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc cực (cao độ của nó) là bằng vĩ độ của người quan sát trên Trái Đất. Ví dụ, người quan sát nhìn thấy sao Bắc cực nằm cách chân trời 30°, thì người quan sát đang có mặt tại vĩ tuyến 30°.
Polaris có độ sáng biểu kiến là 1,97m. Khoảng 3000 TCN, sao Thuban trong chòm sao Thiên Long nằm gần thiên cực bắc nên được coi là sao Bắc cực. Với cấp sao biểu kiến 3,67 m, sao Bắc cực khi đó mờ hơn sao Bắc cực ngày nay khoảng năm lần. Ngôi sao sáng Vega trong chòm sao Thiên Cầm sẽ trở thành sao Bắc cực vào khoảng năm 14.000.
So sánh với các ngôi sao sáng nhất: sao Thiên Lang (tiếng Anh: Sirius) −1,46 m, Mặt Trời −26,8m.
Hiện tại, không có Sao Nam cực có lợi ích giống như Polaris; ngôi sao mờ σ Octantis nằm gần thiên cực nam nhất. Tuy nhiên, chòm sao Nam Thập Tự hay còn gọi là sao Nam Tào, chỉ thẳng tới nam cực của thiên cầu.

Không nên nhầm sao Bắc cực với sao Bắc đẩu.

Hình ảnh

Đặc điểm


Sao Polaris rất gần thiên cực, nên nó hầu như không chuyển động biểu kiến trên bầu trời đêm. Ngược lại các thiên thể khác trong các chòm sao cận thiên cực bắc như thể xoay quanh sao Polaris. Vì thế sao Polaris là ngôi sao định hướng cho người đi biển, đi rừng vào ban đêm. Từ thời cổ đại sao Polaris đã có mặt trong các bảng chỉ dẫn cổ xưa của người Assyria.
Polaris nằm cách thiên cực khoảng 1°, vì thế nó thực ra quay quanh thiên cực bắc trên một đường tròn nhỏ với đường kính khoảng 2° trên thiên cầu.
Mặc dù Shakespeare đã viết rằng I am as constant as the northern star (Tôi bất biến giống như sao Bắc cực), nhưng Polaris sẽ không phải mãi mãi là sao Bắc cực. Do hiện tượng tuế sai, cách đây vài nghìn năm các sao Thuban hay Vega (hay sao Chức Nữ đã là sao Bắc cực. Vào khoảng năm 2100, Polaris sẽ đến gần thiên cực khoảng 0,5°.

Định vị Polaris


Sao Polaris có thể tìm thấy trên hướng nối từ sao Merak (β UMa) tới sao Dubhe (α UMa) trong chòm sao Đại Hùng), là hai ngôi sao ở phần cuối của cái gàu (tưởng tượng) của chòm sao này. Polaris cũng có thể tìm thấy trên hướng trung tâm của chòm sao Tiên Hậu, có hình ảnh chữ W méo.
Tiếng tăm của Polaris hay sao Bắc cực đã làm nhiều người hiểu nhầm nó là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Polaris là một ngôi sao biến đổi Cephea, có cấp sao biểu kiến khoảng 2,01m, đứng khoảng thứ 51 trên bầu trời. Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Bắc Bán cầu (trừ Mặt Trời) là sao Thiên Lang, Sirius. Xem thêm Danh sách các sao sáng nhất.
Polaris cách Trái Đất khoảng 431 năm ánh sáng (132 pasec), lấy theo số đo của vệ tinh Hipparcos. Nó là một sao siêu khổng lồ F7 (Ib) hoặc là sao khổng lồ sáng (II), với hai sao đồng hành nhỏ hơn: sao đồng hành xa F3 V - thuộc chuỗi chính cách xa khoảng 2000 AU và sao đồng hành gần hơn trên quỹ đạo với bán trục chính khoảng 5 AU. Các sao chuỗi chính là thuộc về quần thể II (biến thiên cepheid), tức là các xung do hoạt động của nó làm cho độ sáng của nó biến đổi theo chu kỳ một cách đều đặn. Vào khoảng năm 1900, Polaris có độ sáng nằm trong khoảng từ 8% sáng hơn đến 8% tối hơn so với độ sáng trung bình của nó (±0,15 độ sáng biểu kiến) với chu kỳ 3,97 ngày. Vào năm 2005, các biến số này sẽ là khoảng ±2%. Nó cũng sáng hơn 15% (tính trung bình) so với thời điểm năm 1900; chu kỳ cũng dài hơn khoảng 8 giây mỗi năm kể từ năm 1900.
Các nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Science cho rằng ngày nay Polaris 2,5 lần sáng hơn so với thời kỳ Ptolemy quan sát nó. Nhà thiên văn học Edward Guinan cho rằng điều này là một tỷ lệ thay đổi đáng kể và nói rằng "Nếu điều đó là sự thật, thì các thay đổi này 100 lần lớn hơn so với những điều mà người ta dự đoán theo các học thuyết hiện nay về sự tiến hóa sao".
Hiện nay không có sao Nam cực thực sự. Ngôi sao nhìn thấy bằng mắt thường gần nhất với cực nam của bầu trời là ngôi sao mờ Sigma Octantis, đôi khi còn gọi là Polaris Australis. Tuy nhiên, chòm sao sáng Nam Thập Tự chỉ thẳng tới cực nam của bầu trời.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Tử vi viên trên bầu trời Bắc cực

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Đối chiếu các tinh đồ trên thì Sao Bắc cực chính là sao trong chòm Câu trần. Chòm Tiểu hùng tinh bao gồm 1 phần của chòm Câu trần và 1 phần của chòm Bắc cực
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Thiên văn”