Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Các bài viết học thuật về môn thiên văn, lịch pháp
Hình đại diện của thành viên
binhlq
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 07:30, 03/08/09

Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi binhlq »



Từ trước đến giờ chúng ta nhập tâm đứng đầu 12 con giáp là Tý, khởi đầu một ngày mới là giờ Tý, nhưng có thể thấy những nghi vấn sau.
Một năm mới bắt đầu từ tháng 1 còn gọi là tháng Dần.
Thực tế 12 giờ đêm (giờ Tý) , cũng như 12 giờ trưa (giờ Ngọ) là giờ chính giữa đêm và giữa ngày. Thời điểm chuyển từ ngày cũ sang ngày mới hay đêm sang ngày phải là giờ Sửu. Bình minh một ngày mới trong giờ Dần. Như vậy giờ đầu tiên của một ngày mới phải là giờ Dần.
Ngày đầu tiên trong lịch Julius, khời đầu cho việc tính can chi của ngày là ngày Giáp Dần, với Giáp đứng đầu hàng Can.
Trong tranh Đông Hồ, đại diện cho ngũ hành là năm con hổ.
Với những nghi vấn trên, hoàn toàn có thể 12 con giáp phải tính là Dần-Mão-Thìn-Tị-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi-Tý-Sửu.
Đầu trang

binbinbush
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 893
Tham gia: 14:10, 09/03/09

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi binbinbush »

Tết ngày xửa xừa xưa người ta lấy tháng Tý (tháng Một âm khác tháng Giêng âm) nhưng bất cập vì ở chính giữa mùa Đông quá lạnh lẽo nên sau chuyển sang lấy tháng Giêng lập xuân ấm áp để tổ chức Tết. Bạn đọc lại lịch sử có thể gỡ rối những thắc mắc trên và nhất là đỡ bị "phát minh" nhầm.

Thân ái,
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Bàn về lịch pháp thì còn nhiều điều phải nói lắm. Nhưng có thể tóm tắt như sau:

Khởi nguyên ban đầu, người ta dùng tháng đầu năm là tháng Tý gọi là "tháng đầu kiến Tý" gọi tắt là "kiến Tý". Tương ứng trong thiên văn thì đuôi của chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phương Tý. Các tháng sau cứ tuần tự theo 12 địa chi. Sử cũ ghi: " Thời Hoàng Đế kiến Tý, đời Hạ kiến Dần, đời Ân kiến Sửu, đời Tần kiến Hợi, đời Hán theo Tần đến năm 103 Tr.CN nhằm năm Mậu Dần mới đổi sang kiến Dần. Trước đời Hạ và suốt đời chu thì kiến Tý. Lý do để đổi sang kiến Dần vì người ta quan niệm đầu năm là khởi đầu của sự sinh sôi tức mùa xuân nên tháng đầu năm là tháng hết tuyết ở vùng trung du Hoàng Hà.

Xét về giờ, người ta thường lấy giữa ngày (lúc mặt trời đứng bóng) là mốc thiên văn. Truy ngược lại đối xứng là giờ phân ngày. Vì vậy giờ phân ngày là giờ Tý. Theo lý thuyết thì Dương bắt đầu từ Tý và phát triển (thể hiện) khi đến Dần. Về thiên văn thì qua giờ Tý mặt trời đã vượt qua nửa Đông của bán cầu, mặc dù vẫn ẩn dưới đường chân trời. Khi tới Dần mới hừng sáng ở đường chân trời (bắt đầu biểu hiện dương khí) và đạt cực đại khi đến Ngọ.

Vết tích còn tồn tại đến ngày nay về việc tháng đầu năm là tháng Tý còn rất nhiều trong phương pháp làm lịch và văn hóa dân gian của Việt Nam:

1. Tháng Tý là tháng bao giờ cũng phải chứa ngày Đông Chí và phải được tính là mốc để tính năm âm lịch và phép tính tháng nhuận. Nếu từ Đông chí này sang Đông chí kia có 13 sóc (ngày mồng 1) thì năm đó có tháng nhuận. Tháng nhuận không được phép vào 3 tháng Tý, Sửu, Dần.

2. Dân gian Việt Nam gọi tháng Tý = tháng 11 là "Tháng một", tháng tiếp theo là "Tháng Chạp". Đến tháng 1 lại gọi là tháng Giêng tức riêng vì đã có tháng một rồi. Nguyên do là sự ảnh hưởng của Nhà Hán đổi lịch sang tháng đầu kiến Dần nên các tháng trong năm phải đổi theo. Nhưng người Việt vốn quen với lệ từ thượng cổ nên vẫn gọi tên 3 tháng đầu theo cách riêng của mình.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
binhlq
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 07:30, 03/08/09

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi binhlq »

Rất cám ơn vì được giải thích rất tỉ mỉ. Xong tất cả các thông tin chúng ta có hiện nay đều lấy theo lịch sử Trung Quốc, mà nhiều nhất theo thời Tam hoàng Ngũ đế (khoảng 3000 năm trước CN). Thuyết âm dương ngũ hành, lịch pháp thiên văn cổ có từ trước đó rất nhiều, đây còn là một khoảng trống lịch sử đầy nghi vấn, và ngay các học giả Trung hoa cũng không thống nhất được với nhau.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi nncuong »

binhlq đã viết:Rất cám ơn vì được giải thích rất tỉ mỉ. Xong tất cả các thông tin chúng ta có hiện nay đều lấy theo lịch sử Trung Quốc, mà nhiều nhất theo thời Tam hoàng Ngũ đế (khoảng 3000 năm trước CN). Thuyết âm dương ngũ hành, lịch pháp thiên văn cổ có từ trước đó rất nhiều, đây còn là một khoảng trống lịch sử đầy nghi vấn, và ngay các học giả Trung hoa cũng không thống nhất được với nhau.
Việc nghi vấn và không thống nhất là vấn đề khác. Còn vì nó không rõ ràng mà sáng tạo gán ghép lại là vấn đề khác. Không giống các môn khác, việc ghi chép về lịch pháp là khá rõ ràng và thống nhất. Vì ngoài để tính thời gian, mục đích của nhà làm lịch còn là tính thời điểm nhật - nguyệt thực. Tính sai nhà làm lịch có thể bị chém đầu và lịch pháp là của nhà vua ban hành, nên không có chuyện sáng tạo để bán sách dạo được :D
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
binhlq
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 07:30, 03/08/09

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi binhlq »

(Tiếp...)
Dù sao nghi vấn là quyền của hậu thế. Ta trao đổi vấn đề tiếp.
1. Tháng Tý là tháng bao giờ cũng phải chứa ngày Đông chí. Ngày đông chí là điểm cực đại của mùa đông, do vậy không thể nào là tháng đầu mùa xuân, hay đầu năm. Dù các hoàng đế Trung Hoa có áp đặt thì như Khổng tử nói bốn mùa vẫn luân phiên vận hành không đổi thay. Tết thực chất là đọc chệch của từ Tiết chỉ tiết Lập xuân. Vào tiết Lập xuân lấy đầu tháng trăng âm lịch chính là Tết Nguyên đán cổ truyền.
2. Khổng tử hẳn có lý do khi đổi ngày Tết vào tháng Dần.
3.
nncuong đã viết:Xét về giờ, người ta thường lấy giữa ngày (lúc mặt trời đứng bóng) là mốc thiên văn. Truy ngược lại đối xứng là giờ phân ngày. Vì vậy giờ phân ngày là giờ Tý. Theo lý thuyết thì Dương bắt đầu từ Tý và phát triển (thể hiện) khi đến Dần. Về thiên văn thì qua giờ Tý mặt trời đã vượt qua nửa Đông của bán cầu, mặc dù vẫn ẩn dưới đường chân trời. Khi tới Dần mới hừng sáng ở đường chân trời (bắt đầu biểu hiện dương khí) và đạt cực đại khi đến Ngọ.
Dương bắt đầu giờ Tý, tức giờ Tý âm cực thịnh hay còn gọi là Thái Âm, khi đó dương mới bắt đầu sinh, khi hình thành thì có tên gọi là Thiếu Dương, tương ứng vào giờ Dần. Giờ Ngọ tương ứng Thái Dương và Thiếu Âm vào giờ Thân.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Tranh luận cho vui nhỉ. Nhưng cần làm rõ:

1. Tôi chưa khi nào nói tháng Tý buộc phải là mùa xuân hay đầu năm cả. Mà chỉ nói tháng đầu năm sau này nên chọn vào mùa xuân. Mùa mang tính thời tiết vì nó theo sự xoay vần của trái đất quanh mặt trời. Còn tháng là cơ số đếm thời gian. Hai đại lượng mùa và tháng không hoàn toàn tương ứng, vì có năm nó lệch nhau do tháng nhuận. Phạm trù tháng và phạm trù đầu năm không đồng nhất. Nó thay đổi từng thời kỳ theo sự ấn định của từng triều đại.

2. Tôi chưa bao giờ nhắc và nghe thấy ông Khổng Tử đặt ra lệ tháng Dần là đầu năm cả. Như đã nói: việc ban hành lịch là việc của Vua và ban lịch quốc gia. Ông Khổng Tử rất nổi tiếng về các thuyết nhân sinh quan chứ chưa bao giờ là nhà toán học tính lịch pháp cả. Cũng chưa bao giờ là quan to của một triều đại nào đó để đủ quyền hạn ban hành lịch pháp cả. Ngay cả Kinh Dịch, cuốn sách được coi là có tính khoa học và toán học, ông cũng chỉ là người biên tập lại chứ không nhận mình là người tạo ra nó.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
binhlq
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 07:30, 03/08/09

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi binhlq »

Đúng vậy, đây là diễn đàn trao đổi học thuật mà.
Tôi xin làm rõ hai vấn để trên như sau:
1. Vì một năm có 12 tháng ứng với 12 con giáp, chúng ta đang bàn luận xem tháng nào được coi là tháng đầu năm. Có thể thấy các triều đại Trung Hoa tự xưng là thiên tử có thể áp đặt tiết lệnh bốn mùa nên tùy tiện đặt tết (tiết) đầu năm vào các tháng khác nhau. Song đầu năm luôn bắt đầu trong tiết lập xuân, ứng với tháng 1 (Dần).
2. "Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.[2] Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.[1]
"
Trích nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt" target="_blank
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Câu truyện bác binhlq nói đến là kinh truyện rồi. Còn tôi đang nói đến sách làm lịch. Họ vẫn coi tháng đầu tiên của năm để tính lịch là tháng Tý tức tháng 11 là tháng chứa ngày Đông Chí, nhưng năm thời tiết thì lấy mùa xuân làm đầu năm nên đổi qua tháng Dần làm đầu năm. Lịch pháp có năm Âm Lịch tính theo vầng trăng, năm dương lịch tính theo mặt trời, năm thời tiết tính theo tiết khí, còn có cả năm thiên văn nữa. Do thời tiết ảnh hưởng lớn nhất đến nhân sinh nên người ta chọn năm thời tiết làm cơ bản để chỉnh nhuận cho cả năm dương lịch và năm âm lịch để ra hệ thống âm dương lịch như hiện nay.
Cái hệ can chi của người Á Đông có chắc rất lâu rồi, mãi đến đời Nhà Minh thì Châu Âu mới ảnh hưởng tới phương pháp tính lịch của TQ. Vì bác nói lịch Julius ảnh hưởng tới hệ can chi nên thấy có hứng để bàn thôi :D
Số ngày Julius đã được dựa trên chu kỳ Julius đề xuất bởi Joseph Scaliger năm 1583, vào thời lịch Gregory mới xuất hiện
Định nghĩa ngày Julius có rất muộn khi mà phương pháp tính lịch của người Á Đông đã gần như hoàn thiện. Thời kỳ này sách vở ghi chép rất rõ ràng, không có kiểu truyền khẩu và truyền thuyết.

Còn tranh Đông Hồ có tranh ngũ hành là Ngũ Hổ thì lại mang tính tín ngưỡng thờ phụng. Tranh Ngũ Hổ còn được biết đến với tranh Ngũ Hổ Hàng Trống. Nhờ vào tranh này, mà chú Thiên Sứ đã phát kiến ra Hậu Thiên Lạc Việt. Không biết bác binhlq có theo logic này không ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
binhlq
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 07:30, 03/08/09

TL: Tý hay Dần đứng đầu 12 con giáp?

Gửi bài gửi bởi binhlq »

"
Lịch Julius, hay như trước đây phiên âm từ tiếng Pháp sang là lịch Juliêng, được Julius Caesar giới thiệu năm 46 TCN và có hiệu lực từ năm 45 TCN (709 ab urbe condita). Nó đã được lựa chọn sau khi có sự tư vấn của nhà thiên văn người Alexandria là Sosigenes và đã được thiết kế để gần đúng với năm chí tuyến, đã được biết ít nhất là từ thời Hipparchus. Nó có các năm thường 365 ngày được chia thành 12 tháng, và ngày nhuận được thêm vào tháng Hai sau mỗi 4 năm. Vì thế năm Julius trung bình dài 365,25 ngày.
"
Trích nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_Julius" target="_blank
Lãnh tụ thiên tài La Mã Julius Caesar đã giới thiệu và ban hành lịch này mang tên ông. Cũng có nghi vấn lịch sử là lịch này có nguồn gốc Ai-cập. Khi nền văn minh Ai-cập sụp đổ một phần được truyền sang Hy Lạp làm thành đế chế Hy Lạp sau này, một phần lưu lạc sang Ấn độ mà có thể truyền tận Đông Nam Á, sau đó đến Trung Quốc. Sosigenes là nhà thiên văn người Alexandria - thành phố lớn thứ 2 của Ai-cập. Một cách ngẫu nhiêu hoặc do nguồn gốc từ đây mà ngày Julius 0 chuẩn ngày 1-1-4713 trước CN, ngày Julius 1 (ngày đầu tiên) tính theo hệ can chi là ngày Giáp Dần (có thể tham khảo âm dương lịch của Hồ Ngọc Đức). Hầu hết các cơ sở tính âm lịch đều có thể dựa trên lịch Julius.
Còn trong tranh Đông Hồ logic của tôi cũng khá tương đồng với bác Thiên Sứ. Quan điểm là rất nhiều minh chứng lịch sử được lưu truyền lại trong dân gian. Là con cháu của người Việt, mang trong mình gien di truyền của người Việt thì phải cảm nhận được tiếng nói từ xa xưa của ông cha.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Thiên văn”