Bàn về La Hầu và Kế Đô.

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

Bàn về La Hầu và Kế Đô.

Gửi bài gửi bởi apollo »

I. La Hầu.

Trong chiêm tinh học Vệ Đà, La Hầu được nhìn nhận như là một a-tu-lahay một con quỷ cố gắng biến bất kỳ lĩnh vực nào mà ông kiểm soát thành hỗn loạn, thần bí và tàn nhẫn. Ông gắn liền với thế giới của biểu lộ vật chất và dục vọng trần tục; và của sự phát triển ngẫu nhiên, không kiểm soát không có hiểu biết. La Hầu là một karaka hay chỉ thị về danh vọng thế giới, sự tham lam, tri thức cao, mánh khóe, hành vi ám ảnh, kẻ ngoại lai, dịch bệnh, mất trí và sức ỳ. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách, La Hầu có thể trở thành phương tiện trong củng cố sức mạnh của cá nhân và chuyển hóa ngay cả kẻ thù mạnh nhất thành bạn bè.
La Hầu gắn liền với những điều sau: màu là khói, kim loại là chì và đá quý là hessonit màu vàng mật ong. Nguyên tố của nó là khí và hướng là tây nam.
Trong Phật giáo, La Hầu là một trong krodhadevatas (thần linh cảm khiếp sợ).
II.Kế Đô
Trong chiêm tinh học Vệ Đà, Kế Đô đại diện cho các tập hợp nghiệp cả tốt lẫn xấu, có các ảnh hưởng tinh thần và siêu nhiên. Kế Đô gắn liền với hóa thân Matsya(hóa thân Cá) của thần Vishnu. Kế Đô biểu hiện cho sự tiến triển tinh thần trong tinh luyện vật chất thành tinh thần và được cho là có cả tác dụng xấu lẫn tốt, do nó gây ra nỗi đau đớn và mất mát, và trong cùng thời gian đó chuyển một con người dần dà thành một vị thần. Nói cách khác, nó gây ra mất mát về vật chất nhằm đạt được một cách nhìn nhận mang tính tinh thần nhiều hơn trong một con người. Kế Đô là một karaka hay chỉ thị về tri thức, sự hiểu biết, không còn sự quyến luyến, khả năng tưởng tượng, cái nhìn xuyên suốt, sự xáo trộn và các khả năng tâm linh. Kế Đô được cho là mang tới sự thành công cho gia đình người mộ đạo, loại bỏ các hiệu ứng của vết rắn cắn và bệnh tật phát sinh ra từ ngộ độc. Vị thần này đảm bảo một sức khỏe tốt, sự giàu có và gia súc cho những người thờ phụng ông. Kế Đô là chúa tể của 3 nakshatra hay ba cung Mặt Trăng: Ashvini, Maghavà Mula.
III. La hầu và Kế đô có thật hay không
Thế kỷ I, Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Hoa, cùng với Phạn lịch, trong đó hai thiên thể che lấp mặt trời, mặt trăng được gọi là Rahu và Kethu. Người Trung Hoa phiên âm là La Hầu và Kế Đô. Hai “Sao” này tối đen, rất lớn và chỉ che lấp mặt trời mặt trăng chứ không che bất cứ thiên thể nào khác.

Trong chiêm tinh học Trung Hoa, La Hầu (羅喉) và Kế Đô (計都) là hai hư tinh trong thất chánh tứ dư, với thất chánh là Thái Dương, Thái Âm, Thái Bạch, Mộc Đức, Thủy Diệu, Vân Hán, Thổ Tú còn tứ dư bao gồm Nguyệt Bột, Tử Khí, La Hầu và Kế Đô. Thực chất La Hầu và Kế Đô chỉ là hai giao điểm trên hoàng đạo và bạch đạo (tương ứng là giao điểm của các đường di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng trên thiên cầu).

Đây là hai thiên thể không có thực. Trước kia, khi thấy mặt trời, mặt trăng bị che lấp tối đen, người Trung Hoa cho rằng do một giống quái vật khổng lồ ăn mất, tạo ra Nhật thực và Nguyệt thực (quái vật gấu ăn mặt trời, quái vật chó sói ăn trăng – có lẽ do hiện tượng chó sói tru đêm trăng tròn, mà nguyệt thực chỉ xảy ra vào đêm trăng tròn).

Các chiêm tinh gia khi xưa quan sát nhật thực,nguyệt thực cho rằng tồn tại hai thiên thể, một che lấp mặt trời gọi là La Hầu, một che lấp mặt trăng gọi là Kế Đô. Về La Hầu, Kế Đô, một khi đã che được Mặt trăng và Mặt trời, thế nhưng chúng lại không che bất kỳ một thiên thể nào khác, vì vậy người Trung Hoa cho đó là thiên thể kì lạ, là khắc tinh của riêng Mặt trời, mặt trăng. Và vì vậy La Hầu và Kế Đô vẫn có một vị trí nhất định trong hệ thống thiên thể, đặc biệt trong việc xem bói. Theo quan niệm của triết học phương Đông mặt trời biểu tượng cho người nam, mặt trăng biểu tượng cho người nữ cho nên mới có câu "Nam La Hầu, Nữ Kế Đô" ý chỉ sao La Hầu chỉ tác hại đối với nam giới và ngược lại.

(tham khảo Wikipedia và WCAC)
Được cảm ơn bởi: giangmy, le chi hai
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
giangmy
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 106
Tham gia: 10:46, 02/06/09

TL: Bàn về La Hầu và Kế Đô.

Gửi bài gửi bởi giangmy »

hay quá...
Đầu trang

Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

TL: Bàn về La Hầu và Kế Đô.

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

Thời còn Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, sách Hán Nôm của Học viện được chia thành nhiều phân kho, tương ứng với nhiều ký hiệu xếp giá, tiêu chí cho nhiều loại sách khác nhau, trong đã có:

- Phân kho A dành cho số tác phẩm chữ Hán do người Việt Nam soạn thảo.
- Phân kho AB dành cho số tác phẩm chữ Nôm do người Việt Nam soạn thảo.
- Phân kho AC dành cho số tác phẩm Hán Nôm của người nước ngoài do ta sao chép hoặc in lại để dùng.

Sau ngày Thư viện Khoa học xã hội (TVKHXH) thành lập (1967), bên cạnh số sách mang các ký hiệu A, AB, AC... do EFEO trao lại, Thư viện này (nay là Viện Thông tin Khoa học xã hội) đã lập thêm một số phân kho mới cho các sách Hán Nôm sưu tầm được từ 1958 trở về sau, trong đã có:

- Phân kho VH (b, v, t) dành cho số tác phẩm chữ Hán do người Việt Nam soạn thảo (tương đương phân kho A của EFEO).
- Phân kho VN (b, v) dành cho số tác phẩm chữ Nôm do người Việt Nam soạn thảo (tương đương phân kho AB của EFEO).
- Phân kho HV (v) dành cho số tác phẩm Hán Nôm của người nước ngoài do ta sao chụp hoặc in lại để dùng (tương đương phân kho AC của EFEO)

Những hạn chế về mặt kiến thức, những trục trặc về mặt kỹ thuật trong công tác phân loại, vào sổ cái, biên mục, xếp giá; những sơ hở trong công tác bảo quản dẫn tới sự đánh tráo phần ruột một số cuốn sách quý v.v..

Trong thư tịch sách quý mà đã được dịch, có hai cuốn Cổ thư, mục "Cửu tinh đồ tượng" có bàn về Thất chính Tứ dư, đó là hai cuốn sách:

441. Vạn pháp chỉ nam Vân Thủy Sa di (TQ) soạn. AC.653 (in 1660); AC..653 bis (in 1847); AC.293 (in 1894)

459. Vân lôi kinh: AC.1 (vt)

Em Tho.
Đầu trang

Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

TL: Bàn về La Hầu và Kế Đô.

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

"Cửu tinh đồ tượng - Vạn pháp chỉ nam Vân Thủy Sa Di" viết:

- La tinh là dư khí Hỏa của phương Nam, được gọi là La Hầu tinh, gốc là Dư khí ở phương Nam Bính - Đinh, là nô tỳ của Hỏa tinh, cùng giúp cho Ly - Bính - Đinh ở ngôi sáng, có thể sinh Thổ mà chế Kim, lại có thể đốt Mộc của Thái dương và cùng Độ che lấp, mà mặt Trời bị ăn. Thường cùng với địa Vĩ tinh nối nhau. Mỗi ngày ước đi lùi 3 phân 11 sao. Âm Dương phân (60/2, Giáp Tý - Giáp Ngọ, Em Tho chú) lấy Qúy Tị 1953, ngày mồng 1 tháng Giêng, từ cung Ngọ, tú Liễu khởi hành.

Em Tho.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Bàn về La Hầu và Kế Đô.

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Chưa thấy Em Tho nói về công thức tính.

Lấy theo lịch Julius là ngày 1/1 năm 4713 Tr.CN tương ứng với sao Nguy thuộc cung Tý.
Được cảm ơn bởi: Em Tho
Đầu trang

Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

TL: Bàn về La Hầu và Kế Đô.

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

Cửu tinh đồ tượng viết

Kế tinh cũng là Dư khí của Thổ tinh ở Trung ương, Kế tinh là Kế đô tinh, cũng được gọi là Địa vĩ tinh, trấn ở Mậu Kỷ, vượng ở Tứ ngung, có thể sinh Kim mà làm hao mòn Hoả, lại có thể khắc Thuỷ. Thái âm cùng độ thì thường bị che lấp, bị ăn. Thường cùng với Thiên đẩu tinh đối nhau. Mỗi ngày đi lui chừng 3 phân 11 sao. Lấy năm Quý Tị (Giáp Ngọ) làm mốc, thì ngày mồng 1 tháng Giêng, từ cung Tý tú Nữ, tính từ Độ đầu tiên khởi hành.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”