NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 3 ) )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 3 ) )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 3)
Lý Trần Lê
25/ 8/2012



b/ Luật Lữ ( còn gọi là Luật Lã )
Khi Thiên Hạ đã thái bình thịnh trị, Hoàng Đế ( Thế kỷ 26 trước CN ) lệnh cho Nhạc Sư LINH LUÂN xây dựng Âm Luật để sáng tác được nhiều Nhạc Phẩm ,chế tạo Nhạc Khí để diễn tả cảnh Thái Hòa của Đất Nước trước Muôn Dân.
Linh Luân nhận thấy rằng, chỉ có Ngũ Âm thôi thì Âm Nhạc quá đơn điệu, nghèo nàn và nếu độ cao của các Âm không theo một chuẩn mực xác định thì không thể đồng ca, hòa tấu với nhau được. Do đó, việc đầu tiên là phải tạo ra được các Âm Mẫu. Để tạo ra những Âm mẫu, ngày nay ta có Diapason và các thiết bị điện tử đo tần số dao động của Âm, còn ở thời kỳ cổ xưa đó, Linh Luân dùng các ống trúc có kích thước xác định ( về độ to nhỏ, dài ngắn ) để tạo ra những Âm Mẫu. Khi thổi vào những ống trúc đó, chúng sẽ phát ra những âm cao thấp trầm bổng khác nhau ( Giống như sợi dây đàn, dây càng lớn và dài thì âm càng trầm, dây càng ngắn và nhỏ thì âm càng cao ). Lưu Linh chọn ra 12 Âm từ 12 ống trúc đã được xác định kích thước để làm Âm mẫu, rồi sắp xếp chúng thành hai loại theo tiêu chí Âm Dương : 6 Âm có tính Dương gọi là Dương Luật và 6 Âm có thuộc tính Âm gọi là Âm Lữ. Dương Luật và Âm Lữ gọi chung là Luật Lữ (Luật Lã) .
12 Âm của Luật Lữ lại được cho tương ứng với 12 Địa Chi.
a / 6 Âm thuộc Dương Luật là :
[blockquote][blockquote] 1/ Hoàng Chung : Ứng Chi - Tháng 11. 2/ Thái Thốc : Ứng với Chi Dần - Tháng Giêng. 3 / Cô Tẩy : Ứng với Chi Thìn - Tháng Ba. 4/ Nhuy Tân : Ứng với Chi Ngọ - Tháng Năm. 5/ Di Tắc : Ứng với Chi Thân - Tháng Bảy. 6/ Vô Dịch ( Vô Xạ ) : Ứng với Chi Tuất - Tháng Chín.[/blockquote][/blockquote]

b/ 6 Âm thuộc Âm Lữ là :
[blockquote][blockquote] 1/ Lâm Chung : Ứng với chi Mùi - Tháng Sáu 6 . 2/ Nam Lữ : Ứng với Chi Dậu - Tháng Tám. 3/ Ứng Chung : Ứng với Chi Hợi - Tháng Mười. 4/ Đại Lữ : Ứng với Chi Sửu - Tháng Chạp. 5/ Giáp Chung : Ứng với Chi Mão - Tháng Hai. 6/ Trọng Lữ : Ứng với Chi Tỵ - Tháng Tư.[/blockquote][/blockquote]

Như vậy, Dương Luật ứng với các Chi Dương, Âm Lữ tương ứng với các Chi Âm.
c/ Độ cao của Âm
Độ cao của Âm được Linh Luân căn cứ theo Âm phát ra từ những ống trúc đã được xác định về độ lớn nhỏ, dài ngắn . Ở đây chỉ giới thiệu độ dài ngắn của ống trúc :

Hoàng Chung : Ống trúc dài 9 thốn,
Đại Lữ : Ống trúc dài 8 thốn 3 phân
Thái Thốc : -- 8 thốn
Giáp Chung : -- 7 thốn 4 phân
Cô Tẩy : -- 7 thốn 1 phân
Trọng Lữ : -- 6 thốn 5 phân
Nhuy tân : -- 6 thốn 2 phân
Lâm Chung : -- 6 thốn
Di Tắc : -- 5thốn 5 phân
Nam Lữ : -- 5 thốn 3 phân
Vô Dịch ( Vô Xạ ) : -- 4 thốn 8 phân
Ứng Chung : -- 4 thốn 6 phân.

Chú ý : Độ cao của các Âm nói trên thuộc Âm Giai Cung – Âm Cung là Âm Chủ.

Xếp xen kẽ 12 Âm của Hệ Luật Lữ, ta được một Hệ Thống 12 Âm có CAO ĐỘ tuần tự từ thấp đến cao như sau :

Hoàng Chung - Đại Lữ - Thái Thốc - Giáp Chung - Cô Tẩy - Trọng Lữ - Nhuy Tân - Lâm Chung - Di Tắc - Nam Lữ - Vô Dịch ( Vô Xạ ) - Ứng Chung.
Nếu sắp xếp 12 Âm đó trên một vòng tròn thì ta dễ thấy các Âm đó được xếp tuần hoàn theo chu kỳ 12 Âm.

Hình 1

Hình 1.JPG
Hình 1.JPG (58.08 KiB) Đã xem 2324 lần
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”