NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 7 )

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 7 )

Gửi bài gửi bởi lytranle »

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 7 )
Lý Trần Lê
25/8/2012


Chuyển sang vòng 2 bắt đầu từ Ô thứ 31 – Cặp Giáp Ngọ - Kim Thượng Nguyên , Trọng Kim , Nhuy Tân của Thương.
Chú ý rằng, Tại Thổ Hạ Nguyên của vòng 1 : Ô số 53 – Bính Thìn - Quý Thổ - Cô Tẩy của Cung; Ô tiếp theo là Ô 54 : Đinh Tỵ - vẫn là Quý Thổ là Trọng Lữ của Cung. Tại đây kết thúc vòng 1. Ta không nói là Thổ Hạ Nguyên chuyển giao cho Kim Thượng Nguyên . Vì từ Ô 53 – Bính Thìn, đếm cách 8 ta lại trở về Ô số 1 – Giáp Tý, chứ không chuyển tiếp đến Ô số 31 – Giáp Ngọ.
Việc Nạp Âm VÒNG 2 bắt đầu tại Ô 31Giáp Ngọ - Dương Luật băt đầu từ Nhuy Tân của Thương.
Cũng tương tự như ở vòng 1, cộng liên tiếp 8 vào 31 ( lấy modulo 60 ), ta được một dãy số cách 8, trong dó, kể từ số đầu, cứ 3 Số thuộc một Tam Nguyên của Hành theo thứ tự :
Hành Kim : 31 – 39 – 47. Số đầu : số 31 – Giáp Ngọ - Kim Thượng Nguyên, Trọng Kim, Nhuy Tân của Thương . Số giữa : 39 – Nhâm Dần – Kim Trung Nguyên, Mạnh Kim, Thái Thốc của Thương. Số cuối : 47 – Canh Tuất – Kim Hạ Nguyên, Quý Kim, Vô Dịch của Thương.
Kim Hạ Nguyên – Ô 47 ( Quý Kim, Vô Dịch của Thương ) chuyển giao cho Hỏa Thượng Nguyên : Ô 55 – Mậu Ngọ : Trọng Hỏa , Nhuy Tân của Chủy.
Bộ ba Tam Nguyên của 5 hành Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ lần lượt l2 : [ 31 – 39 – 47 ] , [ 55 – 3 – 11 ] , [ 19 – 27 - 35 ] , [ 43 – 51 – 59 ] , [ 7 – 15 – 23 ]. Tiếp tục đếm cách 8 : 23 + 8 = 31 : Trở lại Giáp Ngọ. Lập luận tương tự như trên, ta có Bảng Tiểu Kết Vòng 2. Cũng có nhận xét như ở Bảng 7.
BẢNG TIỂU KẾT VÒNG 2




Bảng 8
Bảng 8.JPG
Bảng 8.JPG (85.14 KiB) Đã xem 2355 lần

( Các mũi tên màu đỏ biểu diễn quá trình chuyển giao )
Kết hợp Bảng 7 vả Bảng 8 thành một Bảng ta được Bảng Lập Thành Lục Thập Hoa Giáp.


Thời điểm chuyển giao Ngũ Hành -- Âm :
Mỗi Hành phải đi hết một Tam Nguyên thì mới chuyển giao cho Hành tiếp theo , chỉ có Hạ Nguyên của Hành ( tức Quý của Hành ) mới “được phép ” chuyển giao cho Thượng Nguyên của Hành sau (Trọng của Hành sau ). Thượng Nguyên đảm trách quá trình tiếp nhận. Thượng Nguyên và Trung Nguyên không có chức năng chuyển giao cho Hành sau.
GHI NHỚ : Bảng phân công trách nhiệm :
1/ Thượng Nguyên ( Trọng ) : Có trách nhiệm :
+ Tiếp nhận sự chuyển giao Ngũ Hành và Âm
( Trừ Giáp Tý và Giáp Ngọ).
+ Cách 8 sinh Trung Nguyên ( Mạnh )
2/ Trung Nguyên ( Mạnh ) : Có trách nhiệm :
+ Cách 8 sinh Hạ Nguyên ( Quý ).
3/ Hạ Nguyên ( Quý ) : Có trách nhiệm :
+ Cách 8 chuyển giao việc Nạp Âm
cho Thượng Nguyên của Hành sau.
( Trừ cặp Bính Thìn và Bính Tuất ).

Cũng tức là : Cô Tẩy của Âm trước bàn giao cho Hoàng Chung của Âm sau (ở vòng 1 ), Vô Dịch của Âm trước bàn giao cho Nhuy Tân của Âm sau ( ở vòng 2 ).
Ví dụ :
Tam Nguyên của Hành Kim ở Vòng 1 là : Giáp Tý – Nhâm Thân – Canh Thìn. Trên Bảng 60 Giáp Tý, đó là các ô số 1 , số 9 và số 17 . Ô số 17 – Canh Thìn - là Kim Hạ Nguyên ( Quý Kim, Cô Tẩy của Thương ). Kim Hạ Nguyên ( cũng là Cô Tẩy của Thương ) “ có trách nhiệm bàn giao ” cho Hỏa Thượng Nguyên là Mậu Tý – ở ô số 25 – đó là Trọng Hỏa, Hoàng Chung của Chủy. Vậy là, Hành Kim chuyển giao “ Quyền Lực ” cho Hành Hỏa tại Ô 25 – Mậu Tý, chứ không phải ở Ô số 3 – Bính Dần.
Tương tự như vậy cho các Hành khác : Giáp Thìn - Hạ Nguyên của Hỏa – ô 41 – bàn giao cho Thượng Nguyên của Mộc – Nhâm Tý- ô 49. Hạ Nguyên của Mộc là Mậu Thìn – Ô số 5 – bàn giao cho Thương Nguyên của Thủy là Bính Tý – ô 13 – Đó là Trọng Thủy, Hoàng Chung của Vũ. …
Như vậy , thứ tự sinh con và chuyển giao Ngũ Hành của Phép Nạp Âm không theo thứ tự của các cặp Can Chi ghi trong Bảng 60 Giáp Tý.
Có Tác Giả đã nhầm như sau : Trên Bảng 60 Giáp Tý, cặp Giáp Tý và Ất Sửu có Hành Kim, Kim chuyển sang cho Hỏa ở Bính Dần-Đinh Mão - Đúng rồi ! Hỏa này lại chuyển sang Mộc ở Mậu Thìn-Kỷ Tỵ – Đúng rồi ! Rồi Mộc chuyển sang Thủy , nhưng ở trong Bảng này, tiếp theo Mậu Thìn-Kỷ Tỵ là Canh Ngọ-Tân Mùi có Hành Thổ chứ không phải là Hành Thủy ! Trái ngoe ! Vậy là Thẩm Quát sai rồi !!!
Tác Giả trên đã nhầm về thời điểm chuyển giao và chức năng chuyển giao của Hành.
+ Giáp-Tý và Ất-Sửu thuộc Kim Thượng Nguyên, “ Cách 8 sinh Con ” : Con của chúng là Nhâm Thân ở Ô số 9 – Đó là Kim Trung Nguyên - Mạnh Kim – Di Tắc của Thương . Bính Dần không phải là con của Giáp Tý - Ất Sửu. Hỏa Bính Dần không phải do Kim của Giáp Tý - Ất Sửu chuyển giao , vì Thượng Nguyên không có trách nhiệm chuyển giao . Kim Hạ Nguyên mới “được phép ”bàn giao . Kim Hạ Nguyên đóng tại Ô 17 : Canh Thìn – Quý của Kim – Cô Tẩy của Kim. Nó bàn giao cho Hỏa Thượng Nguyên ở Ô 25 – Mậu Tý, chứ không phải bàn giao cho cặp Bính Dần ( Hỏa ) ở Ô sổ 3. Hỏa ở Ô số 3 này – Bính Dần - là Mạnh Hỏa là Con của Hỏa Thượng Nguyên ở Ô 55: Mậu Ngọ -Nhuy Tân của Chủy.
+ Con của Bính Dần-Đinh Mão không phải là Mậu Thìn mà là Giáp Tuất Ô số 11 – Quý Hỏa. Mạnh Hỏa của Bính Dần “ không được phép” chuyển giao cho Mộc ở Mậu Thìn. Mậu Thìn Mộc là Con của Mạnh Mộc ở Ô 57 : Canh Thân. Còn Mộc của Mậu Thìn là Quý Mộc- là Mộc Hạ Nguyên, nó sẽ chuyển giao cho Thủy Thượng Nguyên ở Ô 13 : Bính Tý. Vậy thì, tiếp theo Mậu Thìn là Bính Tý chứ không phải là Canh Ngọ. Còn Canh Ngọ là Trọng Thổ - Thổ Thượng Nguyên – do Quý Thủy – Thủy Hạ Nguyên ở Ô 59 : Nhâm Tuất – bàn giao cho.


Tôi (LTL) nghĩ rằng :
Hai cặp Can Chi cùng Ngôi vị, ví dụ Giáp Tý và Ất Sửu, mặc dầu đã được gán cho cái tên là vợ chồng, nhưng chúng không thể sinh ra con là Can Chi được ( không thấy luật lệ nào nói thế) . Vả lại, có Luật Thú Thê nào lại quy định sau 8 năm mới được sinh con ? Quá vô lý !
Vậy thì, chỉ có thể là Âm sinh ra Âm mà thôi : Thẩm Quát đã nói như vậy (6).Hoàng Chung cách 8 sinh Di Tắc (10), Di Tắc cách 8 sinh Cô Tẩy. Cô Tẩy lại chuyển sang Hoàng Chung của một Âm Giai tiếp theo ( 6 ), (10 ).
Âm sinh Âm là hiện tượng có thật.
Vật chất dao động tạo ra âm thanh. Khi Âm đã phát ra thì nhiều Âm có thể hòa vào nhau tạo ra âm mới. Chẳng hạn, ba âm Đồ-Mi-Sol tạo nên hợp âm Đô Trưởng, nghe mạnh mẽ, khác với từng âm đơn lẻ đó. Khi gẩy vào dây Đàn Bầu, Âm mà ta nghe được không phải là một âm đơn mà là một tổ hợp của rất nhiều Âm , gồm Âm cơ bản và vô số những âm bồi. Âm cơ bản do cả sợi dây tạo ra, Âm bồi do từng phần của sợi dây tạo ra. Khi một sợi dây dao động thì từng phần nhỏ của sợi dây ( 1/2 sợi dây, 1/3 sợi dây, 1/5 sợi dây … ) cũng đồng thời dao động theo hình SIN và cũng tạo ra Âm thanh, những Âm này được gọi là Âm Bồi. Chỉ có Âm cơ bản thôi thì Âm nghe rất thô. Âm cơ bản hòa hợp với Âm bồi, tạo nên một Âm có Âm sắc rất đẹp, có sức quyến rũ lòng người : “ Làm thân con gái chớ nghe Đàn Bầu !”. + Khi đồng thời kéo mạnh Archet lên hai dây của cây Đàn Violon, những Ngệ sĩ Vĩ Cầm có thính giác tinh tường thường nghe thấy 3 Âm chứ không phải hai , Âm thứ ba này thấp hơn hai Âm kia.
+ Khi bấm các phím trên cùng một sợi dây đàn, ta được những Âm khác nhau, theo nguyên tắc của Âm Luật :
Ví dụ :
a/ Trong Âm Giai Đô Trưởng ( CM ) :

Re = 9/8 Đô , Mi = 5/4 Đô , Fa = 4/3 Đô , …
+ Trong Luật Lữ : Khi đã có Âm Hoàng Chung – nó được lấy làm Âm Mẫu ( Diapason ) , rồi căn cứ theo Âm Luật là “ Tam phân tổn ích , cách bát tương sinh ” để xác định các âm khác . Độ cao của Âm được xác định theo độ to nhỏ dài ngắn của ống Trúc. Ống càng nhỏ và càng ngắn thì Âm càng cao, ống càng to và càng dài thì Âm càng trầm. Ví dụ :
Hoàng Chung : Ống Trúc dài 9 thốn,
Đại Lữ : Ống Trúc dài 8 thốn 3 phân
Thái Thốc : Ống Trúc dài 8 thốn
Giáp Chung : Ống Trúc dài 7 thốn 4 phân, …


Vậy thì, thay vì nói Giáp Tý - Ất Sửu sinh Nhâm Thân, ta nói : Hoàng Chung của Thương sinh Di Tắc của Thương.

Ở vòng 1 : Hoàng Chung ( Trọng ) sinh Di Tắc ( Mạnh )
Di Tắc sinh Cô Tẩy ( Quý )
Cô Tẩy chuyển giao cho
Hoàng Chung của Âm sau.
Ở vòng 2 : Nhuy Tân ( Trọng ) sinh Thái Thốc ( Mạnh )
Thái Thốc sinh Vô Dịch ( Quý )
Vô Dịch chuyển giao cho
Nhuy Tân của Âm sau.

10/ Thượng Sinh ( Sinh Trên ), Hạ Sinh ( Sinh Dưới ) ( 20a, 20b )
Cứ mỗi cặp Can Chi Dương lấy vợ là cặp Can Chi Âm cùng ngôi vị , cách 8 sinh con. Ta chỉ cần để ý đến cặp Can Chi Dương là đủ để tính toán. Mỗi cặp Can Chi Dương chỉ ứng với một Âm duy nhất của Luật Lữ. Vậy ta sẽ nói cách 8 sinh con theo Luật Lữ.
Nhìn vào Hình 1, ta thấy rằng : Từ Tý đến Tỵ, Khí Dương phát triển, còn từ Ngọ đến Hợi thì Khí Âm tăng dần. Tức cũng là từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ Khí Dương tăng, từ Nhuy Tân đến Ứng Chung Khí Âm tăng.
Quan hệ cách 8 sinh con được biểu hiện trên Hình 1 như sau :
@ Ứng với Vòng 1, ta có :
Hoàng Chung là Thượng Nguyên ( Trọng của Hành ).
Di Tắc là Trung Nguyên ( Mạnh của Hành ).
Cô Tẩy là Hạ Nguyên ( Quý của Hành ).
Theo ngôn ngữ của Luật Lữ, ta nói :
Hoàng Chung sinh ra Di Tắc ( 10 )
Di Tắc sinh Cô Tẩy.
Cô Tẩy chuyển giao sang Hoàng Chung của Âm sau.
@ Ứng với Vòng 2 , ta có :
Nhuy Tân là Thượng Nguyên ( Trọng của Hành ).
Thái Thốc là Trung Nguyên ( Mạnh của Hành ).
Vô Dịch là Hạ Nguyên ( Quý của Hành ).
Theo ngôn ngữ của Luật Lữ, ta nói :
Nhuy tân sinh Thái Thốc
Thái Thốc sinh Vô Dịch
Vô Dịch chuyển giao cho Nhuy Tân của Âm sau.

a/ Hạ Sinh ( Sinh dưới ) ( 20a ).
Theo quan hệ tương sinh, Âm Hoàng Chung và Âm Thái Thốc ở trên nửa vòng bên trái – Khí Dương - lần lượt sẽ sinh ra : Di TắcVô Dịch thuộc nửa vòng tròn bên phải, thuộc phần Khí Âm.
Ta nói :
Hoàng Chung hạ sinh Di Tắc ( 9 )
Thái Thốc hạ sinh Vô Dịch.
b/ Thượng sinh ( sinh trên ) (20b) .
Ta cũng chỉ xét quan hệ tương sinh : Âm Nhuy TânDi Tắc ở trên nửa vòng tròn bên phải – Khí Âm - lần lượt sinh ra Thái ThốcCô Tẩy thuộc nửa vòng tròn bên trái, thuộc phần Khí Dương.
Ta nói :
Nhuy Tân thượng sinh ra Thái Thốc.
Di Tắc thượng sinh ra Cô Tẩy.
Chú ý :
1/ Âm Dương Luật chỉ sinh ra Âm Dương Luật.
2/ + Các Âm thuộc gia đình của Hoàng Chung thì nằm trên đỉnh của tam giác đều mà Hoàng Chung là một đỉnh.
+ Các Âm thuộc gia quyến của Nhuy Tân thì nằm trên đỉnh của tam giác đều khác mà Nhuy Tân là một đỉnh.
+ Tất cả các Âm này đều thuộc Dương Luật và đều nằm trên một Lục giác đều có Hoàng Chung, Nhuy Tân là đỉnh. Hai Âm này đối xứng nhau qua tâm vòng tròn.

Quan hệ sinh trên và sinh dưới biểu hiện trên Bảng 60 Hoa Giáp :
Trên Bảng Lục Thập Hoa Gíáp, những cặp Can Chi thuộc Miền Khí Dương nằm trên các cột từ Tý đến Tỵ , những cặp Can Chi thuộc Miền Khí Âm nằm trên các cột từ Ngọ đến Hợi.
Ta chỉ cần xét quan hệ tương sinh của các cặp Can chi Dương là đủ .
+ Những cặp Can Chi nằm trên cột Tý và cột Dần là Hạ sinh.
+ Những cặp Can Chi nằm trên cột Thân và cột Tuất là Thượng sinh.
( Những cặp Can Chi nằm trên các cột Thìn và cột Tuất là chuyển giao ).
( Còn tiếp )
Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”