Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi phonglan »

Từ xưa đến nay, mỗi khi chuẩn bị làm việc gì quan trọng, người ta đều cậy thầy thợ xem ngày giờ tốt xấu ra sao, sau chọ lấy ngày tốt, giờ tốt để tiến hành công việc. Nhưng trong thực tế có nhiều việc nếu đợi đến ngày tốt, giờ tốt mới làm thì lại bị nhỡ việc. Vì vậy, trong quá trình thực hiện phải biết tòng quyền, nghĩa là phải biết linh động vận dụng cho hợp với hoàn cảnh, đó chính là phép quyền biến. Vận dụng phép quyền biến là tùy theo thời cơ, hoàn cảnh cụ thể mà ứng biến cho phù hợp. Sau đây toi xin giới thiệu một số phép quyền biến trong những việc cụ thể. Mong các thành viên của Diễn đàn bổ sung thêm.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, little_tiger165, TrungThienDia, thienlongchat, hung_105, thanh5603, Cự Môn, Tử Phủ, TDQ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi phonglan »

1. Phép quyền biến trong xuất hành:
Có việc phải đi xa nhưng vướng phải ngày xấu, không thể đợi đến ngày tốt mới đi, phải chọn giờ tốt để xuất hành. Nhưng nếu đợi giờ tốt thì lại bị nhỡ tâu, xe thì phải chọ hướng tốt mà đi. Nhưng nhà ở thành phố chỉ có mỗi một cửa ra đường không có thếm cửa khác để lựa chọn thì ta phải chọn phép quyền biến. Trong việc xuất hành phép quyền biến này có tên gọi là thuật "Tứ tung, ngũ hoành".
Thuật tứ tung ngũ hoành là: Trước khi xuất hành đứng nghiêm trước cổng chắc lưỡi đúng 36 lần, rồi dùng ngón tay trỏ vạch trong không khí bốn đường dọc (tứ tung); rồi vạch tiép 5 đường ngang (ngũ hoành); vạch xong niệm thần chú cầu xin thần linh phù hộ ngăn trừ tà ma ác quỷ quấy nhiễu dọc đường, giúp đi đường bình an, hoàn thành tốt công việc, trở về an lành. Niệm xong quyết tâm bước chân ra đi, trong vòng 200 bước đầu tiên không được không được quay đầu lại.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, Anha, Cự Môn, TDQ, nganhaphamle
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi phonglan »

2. Quyền biến trong xây dựng nhà cửa:
Khi mọi việc chuẩn bị đẻ xây nhà đã xong nhưng vì chủ nhà lại rơi vào tuổi Kim lâu, hoặc chọn được ngày tốt nhưng lại không hợp với mệnh của người chủ sự... Những khi đó phải dùng phép quyền biến

trong xây dựng nhà cửa.
Phép quyền biến trong xây nhà là mượn (nhờ) người hợp tuổi, không vướng kim lâu để đứng ra làm chủ giúp mình trong khấn vái thần linh. Khi làm nhà xong lại biện lễ, báo cáo lại với gia thần, gia tiên để hợp thức hóa về mặt âm.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, Cự Môn, TDQ, nganhaphamle
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi phonglan »

3. Phép quyền biến trong hôn lễ:

Khi đón dâu về nhà chồng, thông thường phải đúng giờ hoàng đạo, nhưng có thể do đường xá xa xôi, ách tắc giao thông, tầu xe trục trặc… nên cô dâu về đến nhà đã quá mất giờ đã định; hoặc vì điều kiện hoàn cảnh cụ thể buộc phải làm hôn lễ vào những tháng phụ mẫu... Khi đó phải áp dụng phép quyền biến trong hôn lễ.
Sử dụng phép quyền biến trong hôn lễ là cha, mẹ chú rể tạm lánh mặt ít phút (sang nhà hàng xóm, ra sau nhà… miễn là tránh không để cô dâu và đoàn nhà gái thấy mặt ở trong nhà lúc họ bước vào). Đợi đến khi đoàn đưa, rước dâu đã yên vị trong nhà thì bố mẹ chồng mới trở về và tiếp khách bình thường.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, little_tiger165, vnpttq, Cự Môn, TDQ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi phonglan »

4. Phép quyền biến trong an táng
- Thừa hung mai táng có nghĩa là thừa lúc vận đen (chẳng có thể đen hơn) , nhân lúc vừa mới mất thì đem chôn ngay không cần lập hướng, khai sơn, không cần chọn ngày, chọn giờ, chỉ cần làm lễ, xong trong ngày chôn rồi đợi đến ngày thanh minh đắp đất thêm cho mộ và làm lễ tạ mộ.
- Thừa loạn mai táng: (mai táng lúc các thổ thần đang bận rộn) chôn cất mai táng người chết trong khoảng sau tiết Đại hàn 5 ngày cho đến trước tiết Lập xuân, từ 23 tháng chạp đến 29, hoặc 30 tết, có thể mai táng ngay không cần chọn ngày vì khi đó các thần bận rộn. Vả lại cũng không thể để người mất đến sau tết mới đem chôn, như vậy còn đem lại vận xấu hơn là sự quở trách của các thần mấy ngày trước tế.
Được cảm ơn bởi: Cự Môn, TDQ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi phonglan »

5. Phép quyền biến còn thể hiện ở cách chọn ngày một cách linh động. Thực tế bất cứ ngày nào cũng đền có sao tốt và sao xấu. Nên phải tùy việc dự định làm để xem và chọn ngày. Miễn là ngày được chọn không xấu cho việc mình định làm. Trừ khi xấu quá thì bó không làm vào ngày đó. Nếu xấu vừa và không thể thực hiện việc định làm vào ngày khác được thì tìm cách chế hóa như đối chiếu thêm ngũ hành sinh khắc ra sao? ngày đó thuộc trực gì, ngày có sao gì thuộc bộ sao nhị thập bát tú để định luận tốt xấu.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, Cự Môn, TDQ
Đầu trang

songngoc
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 75
Tham gia: 14:11, 29/03/10

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi songngoc »

Rất hay, nhưng có một số điểm mình thắc mắc bạn giải thích dùm nhé:
- Phép quyền biến trong xây nhà là mượn (nhờ) người hợp tuổi, không vướng kim lâu để đứng ra làm chủ giúp mình trong khấn vái thần linh. Khi làm nhà xong lại biện lễ, báo cáo lại với gia thần, gia tiên để hợp thức hóa về mặt âm: có sách viết rằng mỗi một người đều có vong hợp với mình theo (có thể bà cô, ông mãnh, bà cô tổ...) để phù hộ, giúp đỡ mình phần âm. Khi người được mượn tuổi khi đưng ra khấn vái thần linh (ngày động thổ, đổ mái, cất nóc...) thì vong theo người đó hiểu rằng phần đất, nhà đó thuộc về người được mượn tuổi. Khi làm nhà xong biện lễ, báo cáo lại với gia thần, gia tiên để hợp thức hóa ... nhưng chỉ giải quyết về thủ tục phần dương thôi; còn phần âm rất khó. Do vậy, khi vong thuộc người chủ nhà theo chủ về nghự tại phần đất đó thường vong của người được mượn tuổi không cho vào ... vì vậy, nhiều người khuyến cáo tránh mượn tuổi người khác xây nhà.

- Sử dụng phép quyền biến trong hôn lễ là cha, mẹ chú rể tạm lánh mặt ít phút (sang nhà hàng xóm, ra sau nhà… miễn là tránh không để cô dâu và đoàn nhà gái thấy mặt ở trong nhà lúc họ bước vào). Đợi đến khi đoàn đưa, rước dâu đã yên vị trong nhà thì bố mẹ chồng mới trở về và tiếp khách bình thường: Theo tục lệ thì mẹ chồng không bao giờ đi đón con dâu và thường tránh mặt khi đón dâu về nhà chồng; còn bố chồng thường đi đón dâu. Như vậy, nếu Đoàn đón dâu có bố chồng thì sao (đừng giải thích là bố chồng đứng ngoài chưa vào vội, khác với phép quyền biến); còn mẹ chồng chẳng cần phép quyền biến cũng không có mặt lúc cô dâu vào nhà.

Thuần Vu Khôn (một nhà biện thuyết nước Tề) hỏi : «Theo lễ giáo, nam nữ thụ thụ bất thân, nay chị dâu đang chới với dưới nước, ta có đưa tay cứu vớt không ?» Mạnh-tử trả lời : «Thấy chị dâu sắp chết đuối mà không cứu thì không phải là người. Đưa tay ra cứu là phép quyền biến vậy.


Đầu trang

khachinh
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 18:16, 27/05/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi khachinh »

Chào bạn phonglan !
Tôi muốn nêu ra trường hợp mà đam cưới lại rơi vào tháng mà chàng rể khắc bố mẹ cô dâu, thì quyền biết ra sao?

hay là lúc đón râu đoàn nhà trai đến thì bố mẹ cô râu phải đi sơ tán, rồi về sau như bạn nêu trên.

Chuyện quyền biến bạn nêu trên thì bạn đã được áp dụng chưa? nếu đã áp dụng thì được bao nhiêu phần trăm.

Tạm biệt, chúc bạn vạn sự cát tường.
Đầu trang

Lão Nông
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 408
Tham gia: 18:05, 05/01/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi Lão Nông »

phonglan đã viết:1. Phép quyền biến trong xuất hành:
Có việc phải đi xa nhưng vướng phải ngày xấu, không thể đợi đến ngày tốt mới đi, phải chọn giờ tốt để xuất hành. Nhưng nếu đợi giờ tốt thì lại bị nhỡ tâu, xe thì phải chọ hướng tốt mà đi. Nhưng nhà ở thành phố chỉ có mỗi một cửa ra đường không có thếm cửa khác để lựa chọn thì ta phải chọn phép quyền biến. Trong việc xuất hành phép quyền biến này có tên gọi là thuật "Tứ tung, ngũ hoành".
Thuật tứ tung ngũ hoành là: Trước khi xuất hành đứng nghiêm trước cổng chắc lưỡi đúng 36 lần, rồi dùng ngón tay trỏ vạch trong không khí bốn đường dọc (tứ tung); rồi vạch tiép 5 đường ngang (ngũ hoành); vạch xong niệm thần chú cầu xin thần linh phù hộ ngăn trừ tà ma ác quỷ quấy nhiễu dọc đường, giúp đi đường bình an, hoàn thành tốt công việc, trở về an lành. Niệm xong quyết tâm bước chân ra đi, trong vòng 200 bước đầu tiên không được không được quay đầu lại.
Có thể chọn ngày/giờ xuất hành theo sao Thiên Mã. Mã là con ngựa, ngày / giờ mà có ngựa chì xuất hành hanh thông nhanh chóng. Tuy nhiên, Mã mà ngộ Triệt hay Tuần thì cũng phiền.
Giả sử tháng này là tháng Mậu Dần. Tháng Dần thì ngày Thân là ngày có Mã. Mậu Dần thuộc Giáp Tuất, nên Tuần đóng ở Thân - Dậu, nếu tháng Mậu Dần mà chọn ngày Thân để xuất hành e chừng không được thuận lợi lắm.
Vấn đề quyền biến ở đây là: Vận dụng câu Niên Hảo bất như Nguyệt hảo; Nguyệt hảo bất như Nhật hảo; Nhật hảo bất như Thời hảo. Đại loại là trọng về giờ nhất, thứ đến mới chọn đến ngày.
Cho nên ngày Thân tháng Mậu Dần (tháng Giêng) chọn giờ xuất hành không gặp Tuần triệt, không gặp Kiếp Sát, không gặp Phá Toái hoặc Lục Sát tinh, thì vẫn chọn được.
Được cảm ơn bởi: Avatenna, hachien, TDQ
Đầu trang

khachinh
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 18:16, 27/05/09

TL: Phép quyền biến trong việc chọn ngày chọn giờ

Gửi bài gửi bởi khachinh »

4. Phép quyền biến trong an táng
- Thừa hung mai táng có nghĩa là thừa lúc vận đen (chẳng có thể đen hơn) , nhân lúc vừa mới mất thì đem chôn ngay không cần lập hướng, khai sơn, không cần chọn ngày, chọn giờ, chỉ cần làm lễ, xong trong ngày chôn rồi đợi đến ngày thanh minh đắp đất thêm cho mộ và làm lễ tạ mộ.

Tôi nghe đoạn này rợn hết cả tóc gáy đó bạn phong lan à, nếu có chắc là chết đột tử thôi chứ các trường hợp khác thì chắc bạn cũng không giám Phép quyền biến trong an táng đúng không bạn?
Vậy thì đoạn này bạn phải viết sao đây? cho mọi người đỡ rợn tóc gáy nổi gia gà lên nha.
Bây giờ là thế kỷ văn minh rồi người chết phải để 24h rồi mới được an táng, trừ trường hợp bất khả kháng thôi.

Tạm biệt chờ hồi âm của bạn.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”