SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM

Gửi bài gửi bởi lytranle »

BÀN VỀ SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM.
(Tiếp theo Bài Nguyên Lý Nạp Âm )
Thành Phố Hồ Chí Minh , ngày 20/10/2012
Lý Trần Lê
A/ Về cách đặt tên cho Ngũ Hành Nạp Âm .
I/ Việc đặt tên cho các Hành Nạp Âm
Thiệu Vĩ Hoa ( Nhà Dịch Học Danh Tiếng Trung Quốc hiện nay ), trong Sách “ Dự đoán theo Tứ Trụ ” và Sách “ Chu Dịch với Dự Đoán Học ”, đã viết :
“Trong Bảng 60 Giáp Tý, căn cứ nguyên tắc gì để nạp Âm Ngũ Hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới Học Thuật của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn ’’ .
Vậy là, Người đặt Tên cho Ngũ Hành Nạp Âm và cả những Người sử dụng Ngũ Hành Nạp Âm đã không hiểu được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm.
Thế thì, làm sao mà xác định được tính chất của Ngũ Hành Nạp Âm ?
Đã không hiểu được tính chất của Ngũ Hành Nạp Âm thì làm sao mà sử dụng chúng đúng đắn được ?
Vậy , các Vị Tiền Bối đã dựa vào những tiêu chí nào để xác định Tính Chất của các Hành Nạp Âm và đặt Tên cho chúng ?
30 Hành Nạp Âm đã được Nhà Dịch Học Đào Tông Nghi đặt Tên , xác định Tính Chất và đã được in trong Sách HKBPT của Mai Cốc Thành, Bản dịch, Tập 1, từ trang 115 .
Dưới đây là một số Tên trong các số đó :
1/ Hải Trung Kim : Giáp Tý-Ất Sửu là Hải Trung Kim.
Tý thuộc Thủy lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thủy, kiêm Kim tử ở Tý, Mộ ở Sửu. Thủy vượng mà Kim tử mộ, vì vậy mà đặt là Hải Trung Kim.
2/ Kiếm Phong Kim : Nhâm Thân- Quý Dậu là Kiếm Phong Kim.
Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim lâm quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu. Kim đã sinh vượng thì thành cương vậy, Kim thì vượt hơn ở Kiếm Phong. Vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim.
3/ Giản Hạ Thủy : Bính Tý- Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy.
Thủy vượng ở Tý, suy ở Sửu. Vượng mà lật lại là Suy, thì không có thể là Giang Hà được. Vì vậy đặt là Giản Hạ Thủy.
4/ Ốc Thượng Thổ : Bính Tuất- Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ.
Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là Thiên Môn, Hỏa đã đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt tên là Ốc Thượng Thổ.
5/ Tang Chá Mộc : Nhâm Tý- Quý Sửu gọi là Tang Chá Mộc.
Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Kim ( ? ), Thủy mới Sinh Mộc, Kim thì phạt Mộc. Vì vậy đặt là Tang Chá Mộc.
6/ Thiên Thượng Hỏa : Mậu Ngọ- Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa.
Ngọ là đất vượng Hỏa, Mộc ở trong Mùi lại phục sinh. Tính Hỏa cháy ở trên Trời, lại gặp sinh địa. Vì vậy đặt tên là Thiên Thượng Hỏa.

II/ Nhận xét về cách đặt tên của Đào Tông Nghi :
Chú ý : Tôi sẽ gọi những cái Tên của Hành Nạp Âm do Đào Tông Nghi đặt ra là những Tên Truyền Thống và gọi mỗi Hành của Ngũ Hành ( Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim ) là Hành Gốc.
Một vài ký hiệu : => : Sinh trợ cho ; =< : khắc xuất.

Qua những câu trích dẫn trên, ta thấy rằng, có thể mô tả công thức “chế tác” ra Tên Gọi và Tính Chất của Ngũ Hành Nạp Âm của Đào Tông Nghi như sau :
Hinh SK1.JPG
Hinh SK1.JPG (10.57 KiB) Đã xem 8720 lần

Trong đó :
+ A , B là một cặp Can Chi ; A’ , B’ là cặp Can Chi tiếp theo, tức cặp Can Chi cùng Ngôi Vị ( ví dụ Giáp-Tý , Ất-Sửu ) .
+ Ký hiệu v trộn lẫn các thành phần vào nhau ( ví như trộn gạo và đậu với nhau rồi giữ nguyên mà không có sự “ xào xáo ” nào cả ).
+ Ký hiệu
Hình SK 5.JPG
Hình SK 5.JPG (7.79 KiB) Đã xem 8716 lần
”:ở đây muốnnói rằng , chỉ dùng suy diễn thuần túy để rút ra kết luận.
+ ΩSản Phẩm được rút ra sau quá trình suy diễn thuần túy .
Ω được Đào Tông Nghi gọi là Ngũ Hành Nạp Âmđược đặt cho một cái Tên mới , ví như Hải Trung Kim chẳng hạn .
Nhận xét rằng :
1/ Ở đây, Ω vẫn chỉ là một Hành Gốc nào đó, không có sự biến đổi về chất.
2/ Trong ( 1 ) hoàn toàn thiếu vắng một nhân tố quan trọng, đó là Âm được nạp vào.
Tự vấn :
Nói về Nạp Âm mà không có Âm thì sao gọi là Nạp Âm được ?
Âm là thành phần quan trọng bậc nhất trong quy trình sản sinh ra Hành Nạp Âm, mà lại không có Âm thì sản phẩm “ được sinh ra đó là cái gì ?
Ω thực chất chỉ là một Sản Phẩm rút ra từ suy diễn, từ tư duy chủ quan -duy ý chí, nó vẫn chỉ là một Hành Gốc của Ngũ Hành ( 水 金 火 土) không hề thay đổi về chất. Cớ sao nó lại có thể tự biến thành Thiên Thượng Hỏa, Đại Hại Thủy, Tang Chá Mộc , … ?
Ngoài ra, ta biết rằng, Ngũ Hành vô cùng khái quát và trừu tượng. Tính chất của Ngũ Hành vô cùng tinh tế , uyển chuyển và biến hóa vô cùng , bởi vậy, không thể mô tả Ngũ Hành bằng những hình tượng mang “ Tính vật chất “ đơn giản và tường minh được, ví như Thiên Thượng Hỏa, Đại Hải Thủy, KIếm Phong Kim, …
Tóm lại :
Những cái Tên do Đào Tông Nghi nêu lên và cả những Tính chất của Ngũ Hành do Ông luận ra không có mối liên hệ gì tới Nguyên Lý Nạp Âm.
Bởi vậy, có thể kết luận rằng :
+ Những cái Tên của Ngũ Hành do Đào Tông Nghi nêu lên không phải là Tên của các Hành Nạp Âm, chúng không Đại Diện cho các Hành Nạp Âm.
+ Những Tính Chất của Ngũ Hành do Đào Tông Nghi luận ra không phải là Tính Chất của các Hành Nạp Âm . ( * )
( Xin xem tiếp phía dưới sẽ rõ thêm điều khẳng định này ).

Còn theo Nguyên Lý Nạp Âm thì quy trình sản sinh ra Hành Nạp Âm phức tạp hơn nhiều.
Có thể mô tả quy trình sinh hóa của Hành Nạp Âm như sau :
Hình SK2.JPG
Hình SK2.JPG (12.66 KiB) Đã xem 8720 lần

Trong đó :
+ A,BA’,B ’ là hai cặp Can Chi cùng Ngôi Vị.
Hình SK3.JPG
Hình SK3.JPG (59.97 KiB) Đã xem 8720 lần
+ Các ký hiệu :
^ ,~, ^ dùng để chỉ rằng có sự hòa hợp và hóa hợp Ngũ Hành của hai cặp Can Chi với Khí của hai Âm được nạp vào trong quy trình Nạp Âm để tạo nên Thành Phẩm mới. ( Có thể ví như : Trộn Nếp với Đậu rồi tác động theo một cơ chế nào đó, được Thành Phẩm mới là Rượu , hay như Na và Cl hóa hợp thành Muối Ăn, H và O hóa hợp thành Nước nguyên chất ).
+ α là Thành Phẩm Mới , mới hoàn toàn về chất, là kết quả tất yếu và khách quan của Nguyên Lý Nạp Âm , không có sự tác động chủ quan của Con Người vào quá trình biến hóa đó . α có thể không có mặt trong các cặp Can Chi thành phần, nhưng nó phải có mặt trong các Âm được nạp vào.

Ví dụ :
+ Cặp Can Chi Giáp- được nạp Âm Hoàng Chung của THƯƠNG ( Âm cơ bản của Hành ) và được α là Hành KIM . Kim không có mặt trong Giáp và Tý. αlà Kim Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Trọng Kim. Chưa có Tên gọi riêng cho α , Đào Tông Nghi gọi nó là Hải Trung Kim.
Tạm gọi như vậy, vì Đào Tông Nghi chỉ có Ω chứ Ông chưa biết đến α .
+Cặp Can Chi Canh金- Thânđượcnạp Âm Di Tắc của GIỐC ( Âm cơ bản của 木) và được Hành MỘC. α= Mộc ( Mộc không có mặt trong金), là Mộc Trung Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Mạnh Mộc. Nó chưa có Tên gọi riêng, Đào Tông Nghi gọi nó là Thạch Lựu Mộc.
+ Cặp Can Chi Bính - Ngọ được nạp Âm Nhuy Tân của VŨ ( Âm cơ bản của ) được Hành THỦY. α = Thủy ( Thủy không có mặt trong) , là Thủy của Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Hai , là Trọng Hỏa. Đào Tông Nghi gọi nó là Thiên Hà Thủy.
+ Cặp Can Chi Mậu - Tý được nạp Âm Hoàng Chung của CHỦY ( Âm cơ bản của ) được Hành HỎA. α = Hỏa ( Hỏa không có mặt trong ), là Hỏa Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất , là Trọng Hỏa. Đào Tông Nghi gọi nó là Tích Lịch Hỏa.
+ Cặp Can Chi Canh - Ngọ được nạp Âm Nhuy Tân của CUNG ( Âm Cơ bản của 土) được Hành THỔ. α = Thổ ( Thổ không có mặt trong金 và火),là Thổ Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Hai, là Trọng Thổ. Đào Tông Nghji gọi là Lộ Bàng Thổ.

KẾT LUẬN :
1 Œ/ α trong ( 2 ) mới đích thực là Hành Nạp Âm, mới là Đại Diện chính thức của Hành Nạp Âm.
2 / Tính chất của Hành Nạp Âm α được quyết định bởi tính chất của Âm được nạp vào , còn Tính Chất Ngũ Hành của các cặp Can Chi thì đã bị mờ nhòa, chúng bị hòa nhập vào trong α.
Nói đến Tính Chất của Ngũ Hành Nạp Âm là phải nói đến Tính Chất của α . ( Chứ không phải là của Ω trong ( 1 ) ).
Nhưng vì Con nhà Tông không giống Lông cũng giống Cánh cho nên một số tính chất không cơ bản nào đó của Hành Nạp Âm α có thể được suy ra từ Ngũ Hành của các cặp Can Chi AB và A’B’.
Ž/ Hễ nói tới cặp Can Chiphải nói tới Hành Nạp Âm của chúng .
Do đó, nếu muốn tìm hiểu Tính Lý của mỗi cặp Can Chi thì phải nghiên cứu tính chất của Hành Nạp Âm của chúng chứ không phải là nghiên cứu Ngũ Hành riên g lẻ của Can , Chi .
Vì nói đến CAN-CHI là nói đến THIÊN-ĐỊA , ta nhớ tới Quẻ Thiên Địa Bĩ
Hình SK3.JPG
Hình SK3.JPG (59.97 KiB) Đã xem 8720 lần
. Bĩ thì Dương ở trên đi lên, Âm ở dưới đi xuống. Âm Dương không giao nhau được , bế tắc , cùng đường. Đó là mối quan hệ “ Ông Chằng, bà Chuộc” Một Tổ hợp chỉ có 1 Can và 1 Chi , theo thứ tự đó, thì chằng làm nên tích sự gì.
Muốn cho Âm Dương giao thoa hòa hợp với nhau cần có “ Tác Nhân ”, đó là Âm. Khi Âm đã được nạp vào thì cặp Can Chi không còn nguyên trạng, chúng đã bị biến hóa Bây giờ chỉ còn Hành Nạp Âm của chúng mà thôi.
( Từ đây, ta hiểu rõ thêm những điều khẳng định ( * ) trên ).

III / Hiểu được Nguyên Lý Nạp Âm ta biết thêm nhiều điều mới lạ .
Œ / Nguyên Lý Nạp Âm đã đưa đến cho Ngũ Hành Nạp Âm những đặc tính mới lạ mà Ngũ Hành Gốc không có - Điều này xưa nay ta chưa từng biết.
Ta thường nghe những câu như :
Lưỡng Thổ thành Sơn . Lưỡng Thổ, Thổ tuyệt ;
Lưỡng Thủy thành Giang . Lưỡng Thủy, Thủy kiệt
Một số Tác Giả có nhắc đến những câu như thế , nhưng không giải thích được tại sao có hiện tượng đó và cũng không chỉ ra được khi nào thì hiện tượng đó xẩy raxẩy ra ở đâu. Cho nên họ đã không sử dụng được điều hiểu biết đó hoặc nếu có dùng đến thì cũng chẳng biết đúng sai ra sao, sinh ra “ nói đại”.
Chẳng hạn như, có không ít người đã phán chắc nịch rằng, Nam Nữ có Mệnh là Lộ Bàng Thổ Thành Đầu Thổ thì không thể kết duyên với nhau được vì “Lưỡng Thổ Thổ tuyệt(!?).
- Thật đáng thương cho đôi Bạn Trẻ, đây lại là “ Lưỡng Thổ thành Sơn ” !
Ngược lại, nhiều người lại hết lời khích lệ cho cặp Hôn Nhân Thạch Lựu Mộc Tùng Bách Mộc vì cảm thấy rằng “Lưỡng Mộc thành Lâm (!?).
-Tiếc thay, trường hợp này lại là “ Lưỡng Mộc , Mộc chiết “ .

Vậy những tình huống như thế này được giải thích ra sao ?
Từ Nguyên Lý Nạp Âm ta biết được rằng, đó là hiện tượng sinh và khắc cùng xẩy ra trong cùng một Hành Gốc. Hiện tượng này chỉ xẩy ra giữa các Hành Nạp Âm với nhau mà thôi còn trong Ngũ Hành Gốc thì không có.
Ta chỉ có thể hiểu được điều này sau khi đã hiểu rõ Nguyên Lý Nạp Âm .
Nhắc lại vài nét quan trọng của Nguyên Lý Nạp Âm.
Nội dung chủ yếu của Nguyên Lý Nạp Âm là :
Cách 8 sinh con ”.
Nguyên lý này chỉ xảy ra trong phạm vi từng Tam Nguyên và trong cùng một Hành Gốc.
Mỗi Hành Gốc có hai Tam Nguyên. Tam Nguyên Thứ Nhất gồm những cặp Can Chi mà Địa Chi lần lượt là TÝ – THÂN – THÌN ( hoặc Sửu - Dậu - Tỵ ). Tam Nguyên Thứ Hai gồm các cặp Can Chi mà Địa Chi là NGỌ - DẦN - TUẤT ( hoặc Mùi – Mão - Hợi ).
1/ Trong mỗi Tam Nguyên, các Hành Nạp Âm có quan hệ tương hợp, tương sinh với nhau ( do “Nguyên Lý cách 8 sinh con” ), không có quan hệ tương khắc, đó là :
+ Hành Thượng Nguyên sinh ra Hành Trung Nguyên,
+ Hành Trung Nguyên sinh ra Hành Hạ Nguyên.
+ Cả 3 Hành này cùng thuộc một Tam Hợp của các Địa Chi:
a/ Hoặc Thân – Tý – Thìn ( Tỵ - Dậu – Sửu ) : Trong Tam Nguyên Thứ Nhất.
b/ Hoặc Dần – Ngọ - Tuất ( Hợi – Mão – Mùi ) : Trong Tam Nguyên Thứ Hai.
ai.
Vì vậy, lúc này thì Lưỡng Thổ thành Sơn. Lưỡng Thủy thành Giang “…

2/ Quan hệ giữa hai Tam Nguyên :
Tam Nguyên Thứ Nhất có Tam Hợp THÂN-TÝ- THÌN ( Tỵ-Dậu-Sửu ) .
Tam Nguyên Thứ Hai có Tam hợp DẦN-NGỌ-TUẤT ( Hợi –Mão-Mùi ) .
Hai Tam hợp này đối xung nhau, từng cặp Địa Chi xung khắc nhau :
Tý =< Ngọ
Thân =< Dần
Thìn =< Tuất ,
Các cặp Địa Chi xung khắc nhau thì các Hành Nạp Âm tàng chứa trong các Địa Chi đó cũng xung khắc nhau.
Lúc này thìLưỡng Mộc Mộc chiết ” , “ Lưỡng Thổ, Thổ tuyệt ; Lưỡng Thủy, Thủy kiệt ” .
( Xin xem tiếp phần dưới ).

/ Nguyên Lý Nạp Âm đưa đến những điều trái ngược với những hiểu biết Truyền Thống của chúng ta .
Những hệ quả được trực tiếp suy ra từ Nguyên lý Nạp Âm cho chúng ta thấy rằng, những vấn đề mà xưa nay ta thường gọi là Ngũ Hành Nạp Âm thì bây giờ chúng ta hiểu ra rằng, chúng không phải là những Kiến thức của Phép Nạp Âm, chúng chẳng dính dáng gì đến Nạp Âm cả. Từ đó, chúng ta khẳng định được rằng, những quan niệm về Ngũ Hành Nạp Âm và các mối quan hệ của chúng mà chúng ta đã biết và vận dụng hàng ngàn năm nay là không chuẩn xác, cần nghiêm túc xem xét lại .
1/ Những cái Tên Truyền Thống do Đào Tông Nghi nêu lên không phải là Tên của các Hành Nạp Âm, chúng không Đại Diện cho các Hành Nạp Âm.
2/ Những Tính Chất của Ngũ Hành do Đào Tông Nghi luận ra không phải là Tính Chất của các Hành Nạp Âm .
3/ Không thể suy ra Tính Chất của Hành Nạp Âm từ những cái Tên Truyền Thống của Đào Tông Nghi .
4/ Không thể từ những cái Tên Truyền Thống của Đào Tông Nghi suy diễn ra mối quan hệ của các Hành Nạp Âm.
5/ Trong các Môn Ngành nghiên cứu về Mệnh Lý , không nên lấy Hệ thống Tên Truyền Thống của Đào Tông Nghi ( Ví như : Hải Trung Kim , Tích Lịch Hỏa , Giản Hạ Thủy , ) đặt Tên cho Nhân Mệnh , Niên Mệnh.
Bởi vậy,
a/ Không thể hiểu là :
+ Ngũ Hành Nạp Âm Thiên Thượng Hỏa của cặp Can Chi Mậu Ngọ là Lửa Trời, có sức mạnh tàn phá ghê gớm.
+ Ngũ Hành Nạp Âm Đại Hải Thủy của cặp Can Chi Nhâm Tuất là Biển nước khổng lồ vô biên, sẵn sàng nhấn chìm và cuốn trôi mọi thứ.
+ Ngũ Hành Nạp Âm của Bính Tý là Giản Hạ Thủy , là cái khe nước tý tẹo, vô tích sự.
+ Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Thìn là Phú Đăng Hỏa , là Ngọn đèn lay lắt trước gió , là Mệnh chết yểu.
b/ Không thể nói rằng :
+ KIếm Phong Kim sẽ băm nát Bạch Lạp Kim.
+ Không có Thủy nào có thể khắc được Thiên Thượng Hỏa.
+ Nếu Mệnh Nam là Hải Trung Kim và Mệnh Nữ là Kiếm Phong Kim , hay Mệnh Nữ là Đại Khê Thủy và Mệnh Nam là Thiên Hà Thủy ,
thì không thể kết hôn với nhau được vì “ Lưỡng Kim , Kim khuyết “, “ Lưỡng Thủy , Thủy kiệt “.
( Thực ra, theo Nguyên Lý Nạp Âm thì hai cặp Nam Nữ đó là những cặp hôn nhân đẹp : Vừa tương sinh, vừa tương hợp ).
+ Cũng không thể áp dụng tùy tiện Quan Niệm Truyền Thống “ Nhất Gái hơn Hai, Nhì Trai hơn Một ” ( Vấn đềnày được giải thích ở mục sau ). …
Ž/ Cần có cái nhìn mới vế Ngũ Hành Nạp Âm.
Con Đường tìm kiếm và tích lũy Tri Thức của Loài Người là Con Đường đầy chông gai trắc trở, trên đó là những chuỗi dài những Phủ Định và Phủ Định. Cái Mới phủ định Cái Cũ, thay thế Cái Cũ. Nhưng Cái Mới luôn luôn bị Cái Cũ kìm hãm, chống đối – Cụ thể là bị những con người bảo thủ, giáo điều ; những tín đồ mê muội của Cái Cũ công kích quyết liệt, đấu tranh dai dẳng. Nhiều khi Tác Giả của Cái Mới phải trả giá bằng cả Sinh Mệnh.
Nhận ra cái mới, chấp nhận cái mới và ủng hộ cái mới là điều xưa nay vốn không dễ dàng.
+ Thời Hy Lạp Cổ Đại, những Quan Điểm của Aristoteles ( 384-322 , Trước CN ) được xem như Kinh Thánh.
Aristoteles đã nói thì Muôn Dân phải nghe. Ai chống đối, hoặc chỉ cần tỏ thái độ hoài nghi thì đều bị Pháp Luật trừng trị.
Mãi gần 20 Thế Kỷ sau, Galileo Galilei (1564-1642) mới đánh đổ được một số Quan Điểm của Aristoteles.
+ Môn Hình Học Phi Euklid hiện nay là Nền Tảng Toán Học của nhiều Ngành Khoa Học Hiện Đại. Nhưng khi mà Lobashevski công bố phát minh của mình thì lập tức ông bị xem là người điên, bị cách chức Hiệu Trưởng Trường Đại Học, bạn bè xa lánh – Vì Ông đã “ quậy phá ” Nhà Hình Học Vĩ Đại của Nhân Loại - Euklid.
Sau khi Ông mất, phải đợi thêm 20 năm nữa mới có một số rất ít Nhà Toán Học đầu tiên hiểu được Ông .
+ Để chuyển đổi được nhận thức từ Thuyết “ Địa Tâm ” sang Thuyết “Nhật Tâm ”, Loài Người đã phải trải qua suốt những “ Đêm dài Trung Cổ ”.
Vẫn vang vọng đâu đây câu nói : “ Trái Đất vẫn quay ! ”.
+ Những người cuồng tín kiểu xưa kia bây giờ chỉ lác đác, do đó khi Einstein đánh vào Thành Trì Vật Lý Cổ Điển của Newton bởi Thuyết Tương Đối của mình thì Thế Giới Vật Lý tuy có choáng váng nhưng đã bình tĩnh đón nhận Einstein.
Về Nguyên Lý Nạp Âm .
N ếuNguyên Lý Nạp Âm là ĐÚNG ( Tôi tin là ĐÚNG ) thì Đội Ngũ các Nhà Dịch Học, Các Nhà Lý Số cần bình tâm , khách quan và sáng suốt nhìn lại toàn bộ Hệ Thống Ngũ Hành Nạp Âm . Từ đó có những sự điều chỉnh hợp lý hệ thống Lý Thuyết của các Môn Ngành Mệnh Lý.
Đó là việc lâu dài. Lắm gian truân ! ...

IV/ Sử dụng các Tên Gọi Truyền Thống của Ngũ Hành Nạp Âm
Đặt tên cho một đối tượng nhằm nêu bật được Bản ính của nó quả không dễ, bởi vậy, người ta thường đặt bằng những hư từ như a, b, c ; α , β , γ …
Các Hành Nạp Âm chính thống chưa có tên gọi riêng, trong khi đã có một hệ thống Tên Gọi do Đào Tông Nghi đặt ra. Vậy ta có thể sử dụng Hệ Tên Gọi Truyền Thống đó để đặt Tên cho các Hành Nạp Âm. Nhưng chỉ dùng để gọi Tên thôi, loại bỏ nội dung của chúng đi.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, khi gọi các Hành Nạp Âm - Mệnh bằng những cái Tên Truyền Thống đó thì cũng rất dễ gây ra những điều ngộ nhận. Chằng hạn như :
+ Với cái Tên Thiên Thượng Hỏa, thì bất cứ ai cũng đã quen nghĩ rằng, chẳng có Thủy nào mà khắc được Hỏa trên Trời , chớ có dại mà đụng đến Lửa Trời !
Từ đó lại suy diễn ra rằng, người có Mệnh là Thiên Thượng Hỏa là người bất khả xâm phạm. Được luận giải như vậy, nên những người này trở thành những kẻ ngạo mạn, xem “Trời bằng vung ”, sống vô tổ chức, vô kỷ luật, tự tung tự tác.
+ Hay như, người có mệnh là Giản Hạ Thủy, thì bị luận rằng, Giản Hạ Thủy là cái khe nước nhỏ. Mà đã là cái khe nước nhỏ thì làm nên trò trống gì, tưới được mấy cái cây, ai dám uống thứ nước đó, ai thèm để mắt đến cái khe nước tí xíu ấy mà làm gì ! Từ đó gây cho những người này tâm lý bi quan, tự ty, thiếu tinh thần phấn đấu, thiếu ý chí vươn lên.
Nếu nắm được Nguyên Lý Nạp Âm thì ta dễ thấy ngay rằng, những lời luận giải như vậy là sai lầm và nguy hiểm. Vì, Thiên Thượng Hỏa chẳng phải là Thần Linh của Sức Mạnh và Giản Hạ Thuỷ chẳng hề bé nhỏ chút nào.
Cái mà ta thường gọi là Thiên Thượng Hỏa thực chất là Hỏa Thượng Nguyên của Tam nguyên thứ hai cùa Hành Hỏa, là Trọng Hỏa, là cái có được sau khi đã nạp âm Nhuy Tân của Chủy cho cặp Can Chi Mậu Ngọ.
Thiên Thượng Hỏa chẳng phải là Lửa Trời , nó ở ngay xung quang chúng ta thôi.
Mệnh “ Thiên Thượng Hỏa ”cũng không phải là “Thành Lũy bất khả xâm phạm ”. Nó bị “ Tích Lịch Hỏa ” khắc kịch liệt. ( Theo cơ chế Tam hợp đối xung trong cùng một Hành Gốc ).
Ngoài ra, Thiên Thượng Hỏa còn bị Thủy khắc. Đó là Trọng Thủy – Thủy Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, tức là Thủy được sinh ra sau khi đã nạp Âm Hoàng Chung của Vũ cho cặp Can Chi Bính Tý.
Thủy trong Tý, Hỏa trong Ngọ. Tý Ngọ đối xung và Thủy khắc Hỏa, nên Thủy này khắc Thiên Thượng Hỏa rấ mãnh liệt.
Nói đến đây, tức chỉ dừng tại đây, thì chắc rằng chúng ta dễ chấp nhận điều giải thích trên.
Nhưng nếu nói trắng ra rằng, cái Thủy này chính là cái mà ta thường gọi là Giản Hạ Thủy, tức là : Giản Hạ THủy khắc Thiên Thượng Hỏa rất mãnh liệt!
Lúc này, nếu ai đó còn bị ám ảnh bởi hình tượng của cái Tên gọi, thì chắc sẽ nổi máu “ Không Kiếp “ mà rằng : “ Điên ! Mấy giọt nước ở dưới cái khe tí xíu kia mà dám ngó mặt lên cái bầu lửa sôi sùng sục trên Chín Tầng Mây ? To gan ! Khùng ! Tàm bậy tàm bạ !
( Còn tiếp )
PS :
Bài viết tiếp theo :
B/ Luận bàn về Hợp, Sinh, Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm.
C/ Bàn về Mệnh Số. Tìm người Hôn Phối




Được cảm ơn bởi: Lão Nông, phaquan89
Đầu trang

lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

TL: SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM

Gửi bài gửi bởi lytranle »

Kính thưa Quý Vị.
Vì đã đưa quá nhiều ký hiệu vào bài viết nên việc post bài trở nên quá phức tạp. Do đó đã có sự nhầm lẫn. Sau câu :
" Vì nói đến CAN CHI là nói đến THIÊN ĐỊA, ta nhớ tớ Que Bĩ " bị thừa 8 câu. Đề nghị Quý Bạn bò giúp.
Quẻ Bĩ đã không post lên được. Đó là Quẻ mà Ngoại Quái là CÀN và Nội Quái là KHÔN.
Xin trân trọng cảm ơn.
LýTranLe.
Được cảm ơn bởi: phaquan89
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”